- 7 -

     riều đình nhà Thanh tìm cách hòa hoãn cho đến khi tổ chức được một đoàn quân tinh nhụê để có thể đương đầu tự vệ. Nhưng chưa có kế hoạch chỉnh đốn binh mã. Một vấn đề trọng đại, sự tồn vong cả một quốc gia, vượt khả năng một ông vua quen sống an nhàn, hưởng thụ, ông lo lắng quá, mất ăn mất ngủ. Sự thanh bình bị một cuồng lực đe dọa. Cái gì sẽ thắng: Cuồng bạo hay ôn hòa?
Tình thế mỗi ngày một nguy ngập, ông vua cuống cuồng lo sợ không biết xoay sở cách nào trong lúc bối rối, ông nghĩ đến nhờ thần lực để phù trợ. Ông xuống chiếu tái lập một cổ lễ đã bỏ từ đời nhà Minh; nhân tiết thanh minh thiết lập trai đàn cúng lễ liệt vị Tiên đế hoàng triều. Trai đàn thiết lập trong một ngôi đền rất cổ xưa, tọa lạc một nơi rất rộng, có những cây thông cổ thụ hàng mấy trăm năm, thân cây vặn vẹo, ngả nghiêng trải qua mưa gió của thời gian. Không có tiếng chim muông, về mùa xuân chỉ có đàn hạc trắng đến làm tổ, đẻ trứng trên cây, sang thu đàn chim lại bay đi.
Hoàng thượng cùng các thân vương, đình thần đến làm lễ. Giờ hành lễ, một giờ trước rạng đông, sương mù dày đặc, nhìn không rõ mặt. Hai hôm trước ngày lễ, người ta lấy ở thư viện hoàng gia những bài vị của các Tiên vương nhà Thanh. Dưới bóng hàng thông dày đặc che phủ không một tia sáng lọt qua, trong đền ngoài sân tối đen, bọn thái giám phải thắp những ngọn đèn lồng lớn.
Lễ nghi đã sữa soạn xong chỉ còn chờ thiên tử đến hành lễ. Ngày hôm trước ông vua phải trai giới không ăn, không uống, không ngủ. Trong ba ngày toàn dân không được ăn thịt, ăn tỏi, dầu, mỡ, rượu và ca hát. Các tòa án đóng cửa ba hôm liền, không một vụ án nào được đem ra xét sử.
Trong khi trời còn tối đất, viên quan coi về phẩm vật cúng tế, báo cáo đã giết mấy con vật làm lễ, huyết để vào một chiếc chậu, đem chôn cùng với long. Các thân vương bá cáo bài văn tế đã làm xong, bài văn tế mà thiên tử đọc trước bàn thờ các vị Tiên vương, cầu xin cho triều đại được thịnh trị, toàn dân được an cư lạc nghiệp.
Khi bài văn tế được đọc xong thì trời vừa sáng, những con chim bồ câu trắng ngủ dưới mái hiên đình thức dậy. Xào xạc bay lượn trên những ngọn thông, những cây nến đã tắt. Gió thổi, bụi, cát bay xoắn ốc tròn trong đền dưới ánh sáng vàng nhạt mặt trời mới mọc. Xa giá hồi loan, hoàng thượng trở về hoàng cung. Dân gian lại tiếp tục công việc thường nhật, tin tưởng thiên tử đã làm lễ cầu an, xin trời phật, các Tiên đế hộ trì cho trăm họ an lạc.
Cuộc tế "Giao" Thiên Địa, Tiên vương, nhân tiết thanh minh đầu xuân để xin ơn trên phù hộ cho quốc thái dân an, hoàng thượng vững lòng nên đến tháng sáu âm lịch để tránh mùa hè nóng bức ở thành kinh, hoàng thượng quyết nghị đem lưỡng cung và triều đình đi nghỉ mát ở Di Hòa cung.
Đã lâu nhà vua đi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhưng công việc quốc gia đa đoan, không sao đi được.
Hoàng thượng vẫn sợ khi vắng ngài ở kinh thành, bọn giặc người Hán nổi lên chiếm hoàng thành hay bọn người Tây phương, đột nhiên kéo hạm đội, chiến thuyền lên phía Bắc, như họ đã từng dọa nhiều lần. Nhưng những biến cố nguy kịch đó hiện nay không có, mà ví dù viên tổng đốc Lưỡng Quảng có gửi những tờ phúc trình khẩn cấp về tình thế thì kế hoạch đã hoạch định sẵn là chính sách trường kỳ, kéo dài thời gian, lúc này án binh bất động.
Một buổi chiều trăng tròn, Từ Hy với dáng điệu thướt tha, kiều diễm, mồm chúm chím cười, một nụ cười làm mê hoặc, ngây ngất người khác đến bảo ông vua:
- Hoàng thượng cho thần thiếp đi phò giá. Gió đồi núi trong lành rất thích hợp để thân thể khang cường.
Ông vua này cần phải tĩnh dưỡng, bồi bổ để phục hồi khí lực. Ông bị bệnh tê liệt trong năm năm nay, nhiều khi ông không thể đi được. Lúc đi ông phải vịn vào hai vai thái giám, làm như hai chiếc nạng. Ông không thể giơ cao hai bàn tay khỏi đầu. Nửa người về phía trái hoàn toàn bị tê liệt, cử động vô cùng khó khăn, nặng nề. Được một người đàn bà trẻ đẹp như để sưởi tấm thân đau đớn, bệnh hoạn, an ủi được phần nào, nên khi nghe nàng nói đi nghỉ mát để thân thể được tráng kiện, ông nghe ngay. Ông xuống chiếu cho tổ chức cuộc thừa lương trong một tháng nữa. Cung điện Viên Minh cách xa kinh thành 13 cây số.
Tuy dáng điệu uy nghi, đường đường một bà thái hậu song Từ Hy còn ít tuổi, có thanh niên tính, nên nghĩ đến chuyện đi ngao du miền sơn cước, trong lòng vô cùng thích thú, sung sướng. Sự thực, nàng không thích những cung điện đồ sộ, nguy nga, cổ kính, khắc khổ, số phận đã đem nàng đến giam hãm ở đó, nàng muốn có những tư thất riêng biệt, có những mảnh vườn xinh xinh, không ai biết tới, một nơi vắng vẻ, tĩnh mịch, để tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi xa lánh những chuyện về quốc gia đại sự. Nàng nuôi ở trong cung một con chó cái, con chó này đã đẻ một lũ chó con, nàng chăm nom, tiêu khiển cũng như những con chim rất đẹp, đủ màu sắc, nuôi trong lòng. Tính nàng thích những con vật sống tự do theo thiên nhiên bay nhảy. Nàng bắt chước tiếng kêu con dế, thường đậu trên ngón tay nàng, và nàng tập bắt chước tiếng hót chim họa mi thường bay lượn trên đầu nàng. Nàng thích những con vật đó, chúng cũng mến nàng. Thỉnh thoảng, nàng đặt con ngồi trên đùi, hai mẹ con ngồi nhìn những chú vịt con mới nở, hay những con cho nhảy nhót, nô đùa. Những lúc đó tiếng cười của bà Tây cung rất hồn nhiên, các thể nữ phải mỉm cười, lấy quạt che mồm. Từ Hy không để ý người nào chê cười hay chỉ trích, nàng rất hồn nhiên như những con vật nàng đang đùa với chúng. Tuy chu vi cấm thành rộng lớn đến sáu cây số vuông, Từ Hy vẫn thấy bực bội, nàng muốn ra Viên Minh nàng vẫn thường nghe nói nơi đó, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Viên Minh, một nơi thừa lương, đã được xây cất cách đây hàng mấy thế kỷ, gần một suối nước chảy bất tận, nước trong suối rất mát, hương vị ngọt, người ta mệnh danh là Suối Ngọc. Vườn Viên Minh trước khi bị giặc tàn phá, hai thế kỷ sau, dưới triều tiên đế Khang Hy. Được trùng tu dưới triều vua Càn Long, một khu vườn bát ngát, có bề rộng, có bề sâu, có những chiếc cầu bằng cẩm thạch bắt ngang qua sông, do những rất tinh xảo được kén chọn vào làm. Vua Càn Long rất vinh dự Viên Minh, cảnh vật thiên nhiên lại được bàn tay con người tô điểm, một nơi thừa lương lộng lẫy, hùng vĩ.
Vua Càn Long nghe nói vua nước Pháp ở một xứ nào xa xôi, có những hoa viên rất đẹp, vua có hỏi những nhà truyền giáo và những nhà ngoại giao Pháp. Hồi đó các vua nhà Thanh giao hảo với người Tây Phương vì không hiểu dã tâm của họ. Khi vua Càn Long nghe các cố đạo tả cảnh những lâu đài, cung điện của vua nước Pháp, Càn long cũng muốn lập nên cung điện theo kiểu đó. Các nhà truyền giáo muốn lấy lòng vua Càn Long đem ở Ýở Pháp sang những họa đồ các cung điện vua, chúa Âu Châu. Vua Càn Long chọn lựa những kiểu mẫu hợp ý. Khi vua Càn Long băng hà, cung điện đóng cửa.
Người kế vị vua Càn Long (Vua Nhân Tôn) thích ở nhiệt Hà (Jehol). Ở đó cũng xây cất cung điện rất nguy nga. Ông vua này bị sét đánh chết vào một mùa hè có cơn giông tố. Vua Nhân Tôn lập thế tử lên kế vị tức là vua Đạo Quang thân phụ kim thượng Hàm Phong. Vua Quang Đạo tính tằn tiện, không muốn hao tổn công quỹ, nên về mùa nóng không đưa quần thần lên thừa lương ở Viên Minh.
Cuộc khởi hành lên Viên Minh, được tổ chức vào một buổi sáng mùa hạ lúc trời chưa sáng rõ trước sự hân hoan của mọi người. Tất cả đình thần, văn võ, bá quan, cung tần, mỹ nữ ở hai cung, các thân vương đều được đi theo hộ giá. Sáng hôm đó đẹp trời, đường đi ẩm ướt có sương mai. Từ Hy dậy rất sớm, ăn vận thuờng phục để đi về vùng quê, đồ trang sức, nàng chỉ đeo có chuỗi hạt traị.. Nàng sửa soạn xong đã lâu vua mới thức dậy.
Vào giờ mão, xe chuyển bánh, cuộc khởi hành bắt đầu. Đi đầu có năm lá cờ ngũ hành, cờ tiết mao, phủ việt, các thân vương, hoàng tộc, ngự lâm quân cưỡi ngựa dưới quyền chỉ huy Nhung Lữ cưỡi con ngựa bạch đi đầụ.. Tiếp theo là võng Từ Hy, có thái tử và người vú em. Tiếp theo là võng bà Đông cung (Từ An) rồi đến ngọc liễn vua ngự. Hai bà hoàng hậu này không nhìn mặt nhau đã hai tháng nay. Sáng hôm đó Từ Hy nhìn thấy nét mặt ốm yếu xanh xao của bà Đông cung, Từ Hy hối hận đã quá vô tình, nguyện từ nay thắt lại tình chị em.
Suốt dọc đường, đám rướt đi qua, có cắm cờ đuôi theo, như báo hiệu cho dân chúng biết giờ hoàng thượng đi qua, cấm chỉ đàn ông, đàn bà, con nít đến những quãng đường có cắm cờ. Đám rước đi qua những đường phố, cửa đóng im ỉm, không một bóng người qua lại, hoàn toàn phẳng lặng, không một tiếng động.
Khi đến Viên Minh, Từ Hy truyền làm bánh ngọt, bánh mặn, pha trà xanh, thứ trà bà ưa dùng, bà tắm rửa, mặt bộ đồ mát bằng lụa rồi đi nằm. Gió đêm ở đây mát rượi, hây hẩy, bà lạ chổ không sao ngủ được.
Bà đứng tựa cửa sổ nhìn ra ngoài, trong khi các viên chức tùy tùng, đi đường mệt mỏi, ngủ đã lâu. Chỗ cung nàng ở xây trên một mõm đất cao hơn trường thành, đứng ở đó có thể nhìn bao quát dãy núi ở xa dưới ánh trăng soi. Cảnh vật êm đềm, yên tĩnh, không khí mát rượi, ánh trăng khi tỏ, khi mờ, tâm hồn bà thư thái, thấy thiu thỉu buồn ngủ. Dưới bóng trăng thanh, gió đưa thoang thoảng mùi hoa huệ, tiếng ve sầu kêu ra rả trước mùa. Bà cảm thấy tinh thần sảng khoái, những chuyện chiến tranh, nhiễu loạn, tạm gác một bên, thân tâm thư thái do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Bên tay mặt cạnh cung bà là cung Vân Phi, cung bà thái hậu Từ An.
Không nhất định phải là ngày mai, bà chờ hôm nào trong lòng thật thư thái, bà sẽ sang chơi nhà người chị họ, bà thái hậu Từ An, nối lại tình giao hảo. Nghĩ cũng thấy lạ, hai chị em lúc mhỏ sống chung nhà ở phố Hàng Thiết, giờ đây lại gần nhau, cùng chung một chồng. Ngồi miên man suy nghĩ, bà liên tưởng đến Nhung Lữ, nhớ lại một lần đã bốn mắt gặp nhau, đột nhiên trong lòng thấy muốn nghe tiếng chàng, muốn có chàng ở bên cạnh lúc này thì thích quá. Làm sao nàng không cho gọi chàng đến, nói là để hỏi han, bàn bạc một việc gì? Nhưng biết lấy cớ gì để gọi chàng đến. Cố tìm một lý do, bà sực nghĩ đến lời hứa với mẹ, kiếm một tấm chồng cho em. Như thế, lý do rất vững chắc, xác đáng, một câu chuyện như vậy cần phải bàn bạc với một người trong họ. Nàng có thể nói rõ với tên thái giám Lý Liên Anh không cần giấu giếm:
"Ta có một việc nhà cần phải giải quyết về lời ta hứa với mẹ ta. Ta muốn thảo luận với người anh họ, viên quản ngự lâm quân.
Trăng thanh, gió mát, trong không khí phảng phất mùi hương thơm ngát, trong lòng phơi phới, nàng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc. Giữa khung cảnh thần tiên như thế này, người ta có thể làm được một việc gì khác thường.
Nàng buồn ngủ, leo lên giường nằm, xung quang các thể nữ đã ngủ, trãi đệm xuống nền nhà.
Sáng hôm sau, trời quang đãng, tuy không có gió rất mát trời, đêm qua, mưa ở mạn Bắc xa xa, Từ Hy thấy xung quanh, mọi việc như khác lạ, nàng hí hửng sung sướng như một đứa trẻ nhỏ. Nàng muốn đi xem tất cả cùng một lúc:cung điện, lâu đài, hồ nước, dòng sông uốn khúc, vườn hoa, đình tạ. Lại ở trong cung điện có bao nhiêu thứ tàng trữ từ hai thế kỷ nay của các vua chúa hoàng triều. Có hàng trăm ngàn tấm lụa, những bọc lớn lông thú ở Tây Bá Lợi Á, những đồ vật kỳ diệu của các nước Tây phương, những cống phẩm của Tây Tạng, Thổ Nhĩ Kỳ, Cao Ly, Nhật bản và các tiểu quốc chư hầu nhờ ơn thiên tử bảo hộ. Người ta cũng thấy đồ gỗ rất đẹp, những sản phẩm rất quý của các tỉnh miền Nam, những đồ trang trí bằng ngọc, bạc, vàng, những lọ cắm hoa bằng vàng có gắn những viên đá quý của Ấn Độ.
Theo lệnh thiên tử, chiều chiều gánh hát của hoàng triều diễn tuồng. Lần đầu khi vừa được tuyển vào cung, Từ Hy được coi tuồng thỏa thích, nàng đã đọc nhiều sách những tiểu thuyết lịch sử, nghiên cứu về hội họa, những bản văn cổ, nhưng khi nhìn lên sân khấu, thấy những nhân vật xuất hiện trước mắt bằng da, bằng thịt. Nàng tưởng tượng như đang cùng sống với các bà hoàng, bà chúa xa xưa. Khi tan hát, nàng đi ngủ, thấy lòng buồn khi coi một vỡ tuồng buồn, lòng thấy vui khi coi một vở tuồng vui, nhưng dù buồn hay vui nàng rất thích thú.
Tất cả những kho tàng chồng cất ở Viên Minh, nàng thích nhất là Bảo Quốc thư viện. Tiên đế Càn Long đã mất bao nhiêu công để thu thập những cổ thư từ 4000 năm. Nhà vua sai bọn nho sĩ sưu tầm, sao lục những cổ thư, rải rác khắp trong nước, kết tinh lại thành một kho tàng vô cùng có giá trị. Để đề phòng các giặc giã hay hỏa hoạn phá hủy, người ta chép mỗi cuốn sách làm hai bản, một bản lưu trong thư viện hoàng gia ở hoàng thành, một bản để ở thư viện Bảo Quốc Viên Minh. Từ Hy chưa được coi những cuốn cổ thư, vì những bản lưu trữ ở trong hoàng thành, trong cung Văn khế quốc bảo, mỗi năm chỉ đem ra một lần, nhân ngày lễ văn học. Những bậc đại nho đọc, trích lục và bình giải để hoàng thuợng thưởng lãm. Vua Thế tổ (Tần Thủy Hoàng) cách đây 1800 năm, dùng chính sách bạo ngược phần thư khanh nho (đốt sách, chôn sống học trò) hũy diệt nền văn hóa cổ để dễ bể cai trị. Để bảo toàn những khuôn vàng, thước ngọc của Khổng phu tử được lưu truyền mãi mãi cho hậu thế, nên Tứ Thư và Ngũ Kinh được khắc vào đá, cát trong cung Văn Hiến, các cửa ra vào bao giờ cũng đóng kín.
Viên Minh, Từ Hy chỉ đọc sách khi nào trời mát hay bà chán ngắm phong cảnh.
Thấm thoắt ở Viên Minh đã ba tuần, tuy bà còn rất nhiều công việc bận rộn nhưng cuộc đua thuyền rồng, ngao du ngắm phong cảnh, chơi với con những đêm vào hầu vua, tuy nhiên hình ảnh Nhung Lữ vẫn canh cánh trong lòng. Hình ảnh chàng như in sâu trong tâm não không thể nào quên được, muốn được trò chuyện, gần gũi chàng.
Một hôm, bà đã chán những thú vui thường ngày ở Viên Minh, bà quyết định thực hiện ý nghĩ, một hoài bão mà bà do dự nay lần mai lữa. Bà ra hiệu bảo Lý Liên Anh đến gần. Người thái giám này lúc nào cũng ở gần bà, như một tên cận vệ. Khi nom thấy ngón tay bà đeo đầy nhẫn ngoắc, anh vội vàng chạy đến, quỳ trước mặt, đầu cúi để nhận chỉ thị.
Bà nói rất rõ, dõng dạc:
- Có một việc làm bà băn khoăn suy nghĩ, là lời ta hứa với mẹ ta về viện hôn nhân của em gái ta. Mấy tháng trời đã trôi qua, ta vẫn chưa thực hiện lời hứa đó. Chắc ở nhà mẹ ta mong lắm. Nhưng ở đây có ai thân thích để ta bàn luận. Hôm qua ta nhớ ra viên quản ngự lâm quân là anh em họ với ta. Chỉ có hắn mới giúp ta được. Mi đi triệu thỉnh hắn vào trình diện ta.
Bà nói mấy lời đó trước mặt các thể nữ. Vì địa vị cao sang, bà làm gì phải minh bạch, không có việc gì gọi là bí mật. Mọi công việc phải làm giữa thanh thiên bạch nhật, mọi người nom và nghe thấy. Ra lệnh cho tên thái giám xong bà lại bệ vệ ngồi trên ngai, một chiếc ngai chạm trổ rất đẹp, cẩn Ngà Diến Điện. Bọn thể nữ nghe mấy lời bà truyền không ai tỏ vẻ ngạc nhiên.
Lý Liên Anh, bây giờ đã biết tính bà chúa, hắn phải tuân lệnh ngay, nếu chậm trễ bà nổi cơn lôi đình, sự nguy hại không thể nào lường. Không ai có thể nghi ngờ những ý nghĩ đen tối, không ai giám nói, giám hỏi. Lý Liên Anh còn nhớ, một hôm đã lâu, hắn được sai đi gọi Nhung Lữ, hắn đã dắt Nhung Lữ đến tận cửa phòng nàng. Khi Nhung Lữ bước vào, cửa phòng đóng kín, Lý Liên Anh đứng với một a hoàn hàng bao nhiêu giờ, chờ ngoài sân.
Chỉ có hai người a hoàn và Lý Liên Anh biết có Nhung Lữ trong phòng nàng. Đến chiều, khi Nhung Lữ ra đi, nét mặt có ý khác, không nói một lời nào, không nhìn người thái giám đứng đó. Đến hôm sau, Yehonala phụng chỉ lên hầu hoàng thượng. Mười tháng sau thế tử chào đời.
Ai biết... Ai có thể biết...?
Nghĩ đến chuyện trước đã được chứng kiến, Lý Liên Anh mỉm cười, hai tay xoa vào nhau, đi gọi Nhung Lữ vào hầu.
Ngày hôm xa xôi đó ở hoàng cung, lần đầu và cũng là lần chót, Từ Hy bí mật tiếp xúc với người anh họ. Sau ngày ấy bà tiếp người anh họ công khai giữa bọn thể nữ. Bà ngồi trên ngai trong một gian phòng rông lớn, bà chờ Nhung Lữ đến, khung cảnh này rất thích hợp. Những tấm tranh lụa treo trên tường, chiếc ngai dựa lưng vào tấm bình phong bằng bạch ngọc, xung quanh có bày những chậu bông, giữa một khung cảnh nguy nga, tráng lệ như thế bà thái hậu vẫn có những phụ tính, bà để ý nhìn con chó đang vờn bốn con mèo nhỏ. Bà ở trên ngai bước xuống, lại gần mấy con vật. Bà thủng thẳng đi khắp gian phòng giữa các thể nữ, khen người này có nước da sáng, người kia có mái tóc uốn đẹp. Khi bà nghe thấy tên giám tiến gần đến kèm theo có tiếng chân người mạnh bạo bước theo, bà vội vàng trở lên ngồi trên ngai, hai chân bắt chéo, hai bàn tay đầy nhẫn, với dáng điệu bệ vệ, uy nghi, bọn thể nữ mỉm cười, lấy quạt che mồm.
Nét mặt nghiêm nghị, dáng điệu uy nghi, hai con mắt lớn, long lanh, trong khi Nhung Lữ tiến lại gần, mặc bộ đồ quân phục, chiếc áo dài bằng vóc đỏ, quần nhung đen. Hắn tiến lên chín bước, mắt nhìn xuống, đến quỳ trước mặt nàng. Nhung Lữ ngẩng đầu nhìn người mà hắn thầm yêu rồi cúi mặt nhìn xuống.
Từ Hy nói với một giọng êm ái.
- Đã lâu, chưa gặp anh.
- Thưa lệnh bà cũng đã lâu.
Nàng ngồi trên ngai cao ngắm chàng, hai bên mép nhếch một nụ cười.
- Tôi có một việc muốn thảo luận với anh, vì thế tôi cho mời anh đến.
- Xin phụng chỉ lệnh bà.
- Em gái tôi đã đếnn tuổi cặp kê. Chắc anh cũng biết nó. Chắc anh cũng còn nhớ con nhỏ quê mùa, khó tính, lúc nào cũng nhăn nhó...
Nhung Lữ vẫn cúi mặt xuống nói.
- Thưa lệnh bà, tôi nhớ hết, quên làm sao được.
Từ Hy nghe mấy câu nói đó bao hàm bao nhiêu ý nghĩa trong lòng nàng thích lắm.
Ta nói em gái ta đã đến tuổi cặp kê, nó lớn lên, tính nết, hình vóc đã thay đổi, tính nết nó không còn như hồi nhỏ, người nó mảnh dẻ,cặp lông mày cong vút, đẹp như cặp mày của tôị..
Nàng ngửng lấy ngón tay chỉ, vuốt đôi lông mày lá liễu. Ta hứa gã nó với một ông hoàng, anh xem có ai xứng đáng để ta làm mối không? Anh hãy kể cho ta nghe các vị thân vương trong triều.
- Thưa lệnh bà, hạ thần sao có thể biết rõ hơn lệnh bà.
- Anh quen biết hết. Cái gì anh cũng am tường. Tôi chắc ở trong này, người ta có việc gì cũng đến vấn kế anh.
Nói xong, nàng ngồi yên chờ câu trả lời, thấy Nhung Lữ không nói gì, bà quay lại bảo bọn thể nữ:
- Các người hãy đi chỗ khác. Có các người, anh ta không nói gì được. Các người nghe chuyện rồi ngồi lê mách lẻo đi nói khắp tất cả. Thôi các người hãy lui ra để ta nói chuyện.
Bọn thể nữ được lệnh kéo nhau ra hết như một đàn bướm. Từ Hy, mồm mỉm cười, bước xuống ngai. Nhung Lữ vẫn quỳ yên không nhúc nhích, Từ Hy đến gần sờ tay vào vai hắn.
- Đứng lên, anh, không có ai nghe thấy chúng mình nói chyện, người thái giám có hắn ở đây cũng như không, nó như phổng không hiểu biết gì hết.
- Nhung Lữ uể oải đứng dậy, nhưng vẫn đứng cách xa nàng. Hắn khẽ nói:
- Tôi ngại nhất bọn hoạn quan.
- Ai chứ thằng này không đáng ngại. Nếu nó hở ra phản tôi một lời nào, tôi nghiến nát đầu nó như bóp nát một con ruồi.
Nàng vừa nói, vừa làm cử chỉ, xát ngón tay cái ngón tay chỉ.
- Anh ra ngồi đằng kia trên chiếc đôn đá, tôi đứng dậy. Anh không thấy đứng cách xa thế là đủ rồi đấy ư? Anh không phải sợ hãi gì hết. Tôi biết đối với anh cần phải giữ ý tứ. Tôi đã mãn nguyện được như ý, đứa con trai: Thế tử.
Nhung Lữ có vẻ giận giữ nói khẽ:
- Bà nên im không nên nhắc khẽ.
Từ Hy nhìn chàng với hai con mắt ngây thơ.
- Thế nào, nên chọn người nào cho em tôi?
Ngồi ở chiếc mép đôn bà chỉ, hắn suy nghĩ một lúc lâu.
Từ Hy lại hỏi tiếp:
- Bảy người anh em của hoàng thượng, người nào khả dĩ mình có thể chọn được?
Nhung Lữ nói:
- Nhưng dù sao không phải làm lẽ mọn?
Từ Hy nhìn chàng với vẻ ngạc nhiên.
- Tại sao lại không thể được? Chính tôi đây cũng làm lẽ cho đến ngày sinh hoàng nam.
- Làm lẽ vuạ.. Bây giờ lệnh bà đã lên ngôi hoàng hậu. Em gái bà hoang hậu không thể nào làm lẽ dù là làm lẽ một thân vương.
- Nếu thế chỉ còn đệ thất thân vương chưa có vợ. Nhưng hắn không được đẹp trai như mấy người kia, mồm to, nội chỗ hai mắt ti hí như vô thần, mặt nom buồn tẻ. Tôi mong em tôi không như tôi, chú trọng vào khuôn mặt.
Bà nhìn đi chỗ khác, hai con mắt dưới hai hàng lông mi dài, Nhung Lữ cũng quay đầu đi.
- Nét mặt của thân vương Chuân không có gì là ác. Theo ý tôi mặc mày dù sao không đáng kể nhưng đừng có tâm địa ác.
Từ Hy kêu lên:
- Diện mạo, anh không cho là quan hệ hay sao? Đừng tưởng là ông hoàng thế nào cũng được.
Nhung Lữ không phản đối, thủng thẳng nói:
- Diện mạo không, chưa đủ.
Từ Hy nhún vai:
- Được rồi nếu anh ưng thuận thân vương Chuân, tôi biên thơ cho bà bà cụ biết.
Thấy thái độ hờ hững, lãnh đạm của Nhung Lữ, đột nhiên bà nổi cơn tức giận, bà đùng đùng đứng dậy, ngụ ý muốn chấm dứt cuộc hội thảo. Bà nói giọng lững lờ:
- Nếu tôi đoán không nhầm anh đã lập gia đình rồi?
Cùng lúc đó, Nhung Lữ đứng dậy, dáng dấp bình tĩnh, mạnh mẽ.
- Hiện giờ tôi chưa lấy ai.
Đột nhiên bà lại đổi thái độ, mặt mày tươi tỉnh, giọng nói mềm mại như lúc trước.
- Nhưng phải lấy vợ chứ?
Hai tay bà chắp vào nhau, nét mặt trầm ngâm, suy nghĩ.
- Tôi mong anh kiếm vợ, lập gia đình đi.
- Vâng, cái đó cũng chưa gấp.
Hắn cúi đầu chào, lùi lũi đi ra, không nói một lời nào.
Bà đứng yên, không hiểu sao hắn lại nguây nguẩy đi ngay. Hai mắt bà lanh như chim cắt, thoáng nhìn thấy rèm che cửa động đậy. Có người do thám. Bà rón rén bước lại gần, lấy tay kéo mạnh rèm kéo cửa, thấy có bóng người nấp ở phía sau. Đó là người thiếu nữ Mai, con gái viên Tải Thản. Từ Hy hầm hầm, thét lên hỏi:
- Mi đứng làm gì ở đây?
- Người thiếu nữ mặt cúi gầm, sợ quá. Bà gạn hỏi?
- Nói mau, làm sao mi rình mò, dò la ta?
Mai nói rất khẽ như htở không ra hơi:
- Tâu lệnh bà, không phải con rình mò lệnh bà.
- Thế mày rình mò ai? Người con gái im không nói.
- Mày không trả lời tao hả?
Từ Hy nhìn người thiếu nữ, hình dáng như một đứa con nít, sợ quá, co rúm cả người. Bà không nói gì, xoắn hai tay lại, giật mạnh.
- Không phải tao, mày rình mò, mày để ý đến hắn phải không? Mày thấy nó đẹp trai hả? Mày mê nó hả?
Hai bàn tay đeo đầy nhẫn của bà ôm mặt con nhỏ, nó chỉ ngửng nhìn không biết nói sao, không dám tự vệ.
- Từ Hy lại lắc nó thật mạnh.
- Mày dám mê nó hả?
Người thiếu nữ đau quá, khóc thét lên, Từ Hy buông tay ra. Bà kéo tai nó mạnh quá, máu chảy nhỏ giọt ở đôi bông tai.
Với một giọng khinh bỉ, Từ Hy hỏi:
- Mày tưởng dễ thường người ta dễ yêu mày hả?
Người thiếu nữ vừa nói, vừa khóc:
- Thưa lệnh bà, con biết người ta không yêu con. Hắn chỉ yêu có...lệnh bà. Tất cả chúng con ai cũng biết.
Từ Hy không ngờ nó dám trả lời. Đáng lý bà đánh con này một trận nhừ tử về tội mạ ly, vu khống, nhưng trong lòng bà lại thấy thế làm thích thú, bà nên biết nên cười hay cho nó mấy tát để thị uy. Bà nghĩ cần cả hai. Nghe con nhỏ nói thật thà, ngây thơ, bà mỉm cười. Thấy các thể nữ ở ngoài sân thò đầu nhìn vào vì thấy ở trong ồn ào không hiểu chuyện gì, để giữ thể diện bà giang tay tát người thiếu nữ, tuy nghe đôm đốm nhưng không nghe đau đớn gì.
- Muốn sống cút ngay đi không thôi ta giết chết, mày làm tao xấu hổ quá. Tao không muốn nhìn mặt mày.
Bà quay đi, dáng rất yêu kiều, yểu điệu, trèo lên ngai ngồi, mồm hơi mỉm cười. Người thiếu nữ rón rén ra cửa rồi biến mất dạng ở các hành lang.
Từ ngày hôm đó, hình ảnh Nhung Lữ như càng in sâu trong tâm trì Từ Hy. Bà không tiện gọi hắn đến, nhưng bà muốn lập một kế làm sao năng gặp được hắn luôn, mà rất tự nhiên không phải e ngại, che mắt mọi người. Ban ngày, dù đi đâu hay làm gì, đêm ngủ, cựa mình dậy, hình ảnh hắn lúc nào cũng luẩn quẩn trong tâm trí. Nếu bà đi coi hát tuồng, bà hình dung, tưởng tượng như nét mặt chàng xuất hiện trên khuôn mặt các kép đóng trẻ, tiếng nói, tiếng hát của các kép, bà nghe ra tiếng nói, tiếng hát của chàng.
Ngày qua, tháng trọn, suốt cả mùa hè, bà như đã quen sống cảnh thừa lương nhàn hạ, bà lại càng mơ mộng đến cuộc tình ái. Trời như sinh bà ra để yêu thương, ngoài Nhung Lữ bà không thể yêu một người đàn ông nào khác.
Trong những đêm gần ông vua, nhiều khi nàng rất suồng sã, rất đa tình, ông vua rất yên chí tưởng nàng chân thành, thích thú được gần ông, nhưng thực sự nàng chỉ lấy ông làm một hình ảnh để tưởng tượng đến người khác.
Tuy vậy, nàng không phải là một hạng đàn bà chỉ sống trong tưởng tượng, nàng cần phải có sự tiếp xúc thật sự bằng da, bằng thịt. Những mơ mộng tưởng tượng, nàng chuyển sang địa hạt thực tế. Nàng mưu định phong quyền cao chức trọng cho Nhung Lữ có giữ chàng ở gần bên, dùng cái chiêu bài họ hàng, thân thích như một tấm bình phong để thực hiện những mưu đồ xấu xa như một cơn sốt kinh niên. Phải biết rõ những người thù ngịch với mình: Tải Thản cơ mật vụ đại thần, ghen ghét vì phải ở dưới quyền nàng, rồi hai thân vương Đoan Hoa và Túc Thuận. Nàng có một người tâm phúc là An Đắc Hải, viên chưởng quản thái giám. Nàng nheo mày, nhớ người ta đồn hắn không phải thực sự là một hoạn quan, hắn vẫn âm thần tư thông với các cung phi.
Nàng cũng không quên nghĩ đến người thể nữ Mai, con gái Tản Thản, nàng nghĩ không nên gây ác cảm với người thiếu nữ đó. Phải dùng con này như một người tâm phúc. Sao lại không biết lợi dụng mối tình của nó để phụ Nhung Lữ? Sao nàng lại có thái độ hung bạo, ghen tức? Phải tìm cách làm hòa việc đáng tiếc xảy ra hôm nọ. Nàng cho gọi Mai đến, phủ dụ, dỗ dành nó, hứa hẹn khi nào thấy thuận tiện, bà thái hậu sẽ làm mối cho nó lấy Nhung Lữ. Gán ép Nhung Lữ lấy nó có hai điều lợi, có cớ để cất nhắc Nhung Lữ lên một địa vị cao, khi hắn có một địa vị cao, nàng sẽ được gần gũi hơn. Bây giờ nàng đã hiểu, phải tương kế tựu kế mới đạt được mục đích. Nàng phải tìm cách để người yêu của nàng leo lên một địa vị cao, có phần trước.