Chương 9

Dịch giả: NGUYỄN VĂN QUANG
Chương XII
GÁNH NẶNG

    
hứ hai tuần sau đã phải lên lớp. Khoảng năm giờ chiều thứ bảy, một phụ nữ ở lâu đài ùa vào sân trường. bà đến báo cho tôi biết rằng ở Xablonnie đã có một bé gái ra đời. Thiếu phụ đẻ rất khó. Chín giờ tối, cụ Gale phải nhờ đến bà đỡ ở Prêvơrănggiơ. Nửa đêm, gia nhân lại phải thắng ngựa đi tìm bác sĩ ở Viecdông. Bác sĩ phải dùng đến các dụng cụ bằng sắt. Cô bé bị thương ở đầu, la thét rất nhiều, nhưng xem ra còn đầy sức sống. Yvon de Gale hiện rất suy sụp, nhưng nàng đã chịu đau và chống chỏi phi thường.
Bỏ công việc đấy, khoác vội cái áo khoác khác, dù sao cũng hài lòng về những tin vừa nhận, tôi chạy theo bà đầy tớ đến tận Xablonnie. Sợ rằng một trong hai sinh mạng bị thương chưa thiếp đi được, tôi thận trọng leo lên cái cầu thang gỗ hẹp dẫn lên tầng hai. Tại đấy, mặt nàng mệt mỏi, nhưng hớn hở, cụ Gale mời tôi vào căn buồng đang đặt tạm chiếc nôi buông màn chung quanh.
Tôi chưa bao giờ bước vào môt ngôi nhà vừa có một em bí sinh ra, ngay cả ban ngày. Đối với tôi, chuyện ấy sao àm kỳ lạ bí hiểm và tốt đẹp! Âu là một buổi tối tuyệt đẹp – một buổi tối mùa he thực thụ - đến nỗi cũ Gale không ngại mở cái cửa sổ hướng ra sân. Đứng gần tôi và chống cùi tay lên khung cửa sổ, vẻ mệt nhọc và sung sướng, cụ kể lại câu chuyện hồi đêm; và vừa chăm chú lắng nghe, tôi vừa mơ hồ cảm thấy có người là đang có mặt cùng với chúng tôi trong phòng…
Từ dưới tấm màn, bỗng nổi lên tiếng thét, nhỏ thôi nhưng chối tai và dồn dập mãi… Cụ Gale nói thầm với tôi.
- Cháu đau vì vết thương ở đầu đấy!
Như cái máy, tôi hiểu cụ đã làm thế từ sáng và quen tay, cụ Gale bắt đầu đu đưa cái nôi nho nhỏ.
- Cháu lại cười rồi – cụ bảo – và mút tay nữa cơ. Nhưng anh chưa thấy cháu nhỉ?
Cụ vén hé màn lên và tôi nhìn thấy một cái mặt bé xíu, đỏ hỏn và phì ra, một cái sọ dài và biến dạng vì các dụng cụ của ông bác sĩ.
- Chẳng sao đâu – cụ Gale nói – Ông bác sĩ bảo rằng nó khắc tự khỏi, đâu sẽ vào đấy… Anh giơ một ngón tay cho cháu xme nào, chau sẽ nắm chặt ngay…
Tôi như phát hiện ra một thế giới mình chưa hề biết. Lòng tôi rộn ràng một niềm vui kỳ diệu và mới mẻ…
Cụ Gale thận trọng mở cái cửa vào phòng người mẹ. Nàng không ngủ.
- Anh có thể vào – cụ nói.
Nàng nằm dài thườn thượt, bộ mặt phừng phừng như đang lên cơn sốt giữa bộ tóc hoe vang buông xõa hai bên. Vẻ mệt lử, nàng mỉm cười giơ hai tay ra cho tôi. Tôi chúc mừng nàng. Bằng một giọng hơi khàn, với vẻ thô bạn không quen – cái thô bạo của một người từ chiến trận trở về.
- Cám ơn anh. Nhưng người ta đã làm cho cháu bị thương – nàng mỉm cười đáp.
Tôi phải cáo lui ngay cho nàng khỏi mệt.
Chiều hôm sau, chủ nhật, tôi hối hả, gần như hí hửng, đi đến Xablonnie. Ở cửa đính một biển nhỏ, khiến tôi đã giơ tay lên nhưng không gõ:
Xin đừng gọi cửa.
Tôi không đoán nổi có chuyện gì. Tôi gõ khá mạnh. Tôi nghe bên trong có tiếng chân rón rén chạy ra. Một người tôi không quen, và đấy là ông bác sĩ ở Viecdông, mở cửa:
- Chuyện gì thế, thưa ông? – tôi hấp tấp hỏi.
- Suỵt! Suỵt! – ông thì thầm thật khẽ, vẻ bực bội – Đứa bé đêm nay sắp chết. Mẹ cháu yếu lắm rồi.
Quá sửng sốt, tôi nhón chân theo ông lên tần ghai. Cháu bé đang thiếp đi trong nôi trông nhợt nhạt và trắng bệch, như một em nhỏ đã chết. Bác sĩ đang nghĩ cách cứu cháu. Còn người mẹ, ông không khẳng định điều gì… Ông giải thích từng thôi dài với tôi như với người bạn duy nhất của gia đình. Ông nói về bệnh tụ máu trong phổi, bệnh sung huyết. Ông không chắc, và do dự…
Cụ gale đi vào, lơ láo, run rẩy, mới hai ngày mà già sọm đi đến phát sợ.
Cụ dẫn tôi vào phòng mà như không biết đang làm gì. Rồi cụ thì thào với tôi:
- Phải làm sao cho nó không hoảng. Bác sĩ đã lệnh phải thuyết phục nó rằng cháu bé vẫn bình an.
Mặt đỏ bừng như đẫm máu, Yvon de Gale vẫn nằm thượt trên giường, đầu ngữa ra như hôm qua. Hai má và trán đỏ bầm, đôi mắt thỉnh thoảng lại trợn trừng như một người tắt thở, nàng chống lại cái chết một cách dũng cảm và dịu dàng không bút nào tả xiết.
Nàng không nói được, nhưng giơ cho tôi một bàn tay nóng bỏng như lửa, với biết bao tình thân khiến tôi suýt òa ra nức nở.
- Đó, đó… - cụ Gale nói rất to, vui vẻ một cách đáng rợn, như kiểu người điên – Anh xem, mặt em đâu đến nỗi, ốm thế đã ăn thua gì!...
Tôi không biết đáp ra sao, nhưng vẫn nắm lấy bàn tay nóng bỏng đến đáng sợ của người mẹ trẻ đang hấp hối.
Nàng muốn ráng sức nói gì đấy với tôi, muốn yêu cầu tôi điều gì đó, nàng đưa mắt về phía tôi rồi về phía cửa sổ, như thể ra hiệu cho tôi ra ngoài tìm người nào đó… Nhưng bỗng một cơn tức thở kéo đến; một thoáng cầu cứu tôi một cách thảm thiết. Đôi mắt lơ xinh đẹp của nàng trợn trừng lên; hai má và trán nàng sạm đi; nàng khẽ giẫy dụa, tìm cách nén cho đến cùng nỗi tuyệt vọng và hoảng hốt của mình. Người ta nhào đến – bác sĩ và mấy phụ nữ - với một túi oxy, khăn mặt và chai lọ; trong khiu đó, cúi xuống bên nàng, cụ Gale thét lên – thét lên như chưa chi nàng đã xa cụ - bằng một giọng khàn đặc run rẩy.
- Đừng sợ, Yvon. Chẳng là gì đâu. Con không phải sợ.
Rồi cơn nghẹt thở dịu đi. Nàng đã thở được chút đỉnh, nhưng cổ vẫn khò khè, mặt trắng dã, đầu ngửa ra, đem hết sức nhưng vô hiệu ít nhất là trong phút này để tìm cách nhìn và nói với tôi, để thoát ra khỏi cái vực xoáy mà nàng đã rơi vào.
Có ở lại cũng chẳng ích gì, tôi đành phải bỏ đi. Dĩ nhiên, tôi có thể nấn ná một lúc nữa… Nghĩ thế, tôi thấy tiếc vô cùng. Song tiếc gì? Tôi vẫn còn hy vọng. Tôi tự thuyết phục rằng kết cục chưa gần đến thế đâu.
Trong lúc đi ra bìa rừng thông ở sau nhà, vấn vương tới cái nhìn của người thiếu phụ trẻ quay về phía cửa sổ, tôi dò xét kỹ càng với sự chú ý của một người tuần tiễu hay của một kẻ săn người chiều sâu hun hút của cánh rừng này, nơi ngày xưa Môn đã vuột qua để đến đây, nơi mùa đông vừa rồi anh đã luồn qua để chạy trốn. Ôi, không gì động đậy! Không một bóng tối đáng ngờ, không một cành cây rung rinh! Nhưng dưới kia, về phía lối đi từ Prêvơrănggiơ, tôi nghe thoáng qua một tiếng chuông; một lát sau đã thấy xuất hiện ở chỗ đường ngoặt một đứa trẻ mũ giáo sĩ màu đỏ, áo blu học sinh đi theo một linh mục… Và tôi vừa nuốt nước mắt vừa rời xa.
Hôm sau là ngày tựu trường. Bảy giờ, trong sân trường đã có hai ba đứa trẻ. Tôi dùng dằng mãi vẫn không muốn xuống hay xuất đầu lộ diện. Cuối cùng, khi tôi hiện ra, mở khóa cái phòng học đóng kín đã hai tháng nay đến mốc meo cả, điều tôi sợ nhất trên đời đã đến: tôi thấy em học sinh cao lớn nhất tách khỏi nhóm bạn đang chơi dưới mái nhà chơi và lại gần tôi. Em thưa rằng:
- Thiếu phụ trẻ ở Xablonnie đã qua đời chập tối hôm qua.
Tôi choáng váng và như mụ đi trong đau xót. Giờ phút này, tôi tưởng chừng không sao còn đủ can đảm lên lớp dạy học. Nguyên đi qua cái sân khô cứng torng trường, tôi đã đủ gẫy gập đầu gối rồi. Nàng chết rồi, tôi thấy sao mà nặng nề và cay đắng. Thế gian bỗng trống vắng, kỳ nghỉ hè thế là xong. Hết luôn những cuộc phóng xe không kết quả; chẳng còn lễ hội bí ẩn… Chỉ còn nỗi đau khổ ngày xưa.
Tôi báo với học sinh rằng sáng nay lớp nghỉ học. các em đi về thành từng nhóm nhỏ, báo tiếp cho các em khác trên đồng quê. Còn tôi, tôi đội cái mỹ đen, khoác cái áo dài đàn ông viền vạc mà tôi có, rồi thất thểu đi đến Xablonnie…
… Giờ này tôi đang đứng trước ngôi nhà mà cách đây ba năm chúng tôi đã ra công tìm kiếm. Chính trong nhà này mà Yvon de Gale, vợ của Ôguyxtanh Môn đã ra đi tối qua. Một khác lạ dễ tưởng nó là một nhà thờ nhỏ, bởi vì từ giây phút ấy, nó lặng hẳn đi giữa nơi cô quạnh này.
Đó là cái mà buổi sáng tựu trường đẹp đẽ này, vầng mặt trời mùa thu giải quyết đang lướt dưới các cành cây này để lại cho chúng tôi. Làm sao tôi có thể cưỡng lại nỗi đau đang nhói mãi lên trong tim, làm sao tôi kìm nổi nước mắt đang dân trào?! Chúng tôi đã tìm thấy cô gái đẹp. Chúng tôi đã chinh phục được nàng. Nàng là vợ bạn tôi. Tôi yêu nàng bằng một tình bạn sâu thẳm và bí mật không bao giờ nói ra. Tôi ngắm nàng và mãn nguyện như một em nhỏ. Một ngày nào đấy, có thể tôi cưới một cô gái khác, và chính cô ấy là người đầu tiên tôi sẽ thổ lộ nỗi niềm trọng đại của mình…
Người ta để tấm biển nhỏ ở góc cửa, gần cái chuông. Quan tài đã được đem xuống tiền sảnh bên dưới. Trong căn phòng tầng 2, chỉ có thức ăn của đứa bé chào đón tôi… Nàng đây. Hết sốt, chẳng còn vật lộn, hết đỏ mặt, chẳng còn chờ đợi… Chỉ có lặng ngắt và, ấp bông xung quanh, một bộ mặt trắng bệch không cảm xúc đờ ra, một vầng trán chết lộ ra dưới mái tóc râm cứng.
Ngồi xổm trong một góc, quay lưng về chúng tôi, không giầy mà chỉ đi tắt, cụ Gale đang ngang nhạnh lục lọi lung tung trong mấy cái ngăn kéo rút ra từ một cái tủ. Lát lát, với một đợt nức nở rung cả vai, cụ lôi ra một tấm ảnh đã ố vàng của con gái.
Lễ an táng sẽ cử hành vào buổi trưa. Bác sĩ sợ xác chết rữa nhanh, hiện tượng đôi khi xảy ra với những người chết vì bệnh tắc huyết. Vì vậy măt và toàn thân nàng ủ bông tẩm phênôn.
Ăn vận xong cho nàng, người ta mặc vào cho người chết cái áo dài đáng trầm trồ may bằng nhung xanh thẫm điểm xuyến những đốm bạc nhỏ như những ngôi sao, nhưn phải ép bẹp và thu gọn đôi ống tay hình đùi cừu giờ đã hết mốt – lúc muốn đưa quan tài lên, người ta mới nhận ra rằng nó không quay được trong hành lang quá hẹp. Muốn đưa nó lên và hạ xuống, phải ròng dây ngoài cửa sổ vậy… Nhưng, vẫn gập người trên đám đồ cũ trong đó chẳng hiểu tìm thấy những kỷ niệm nào, cụ Gale bỗng xen vào một cách quyết liệt đến phát khiếp, giọng nghẹn ngào, lời nhát gừng vì chen tiếng nấc:
- Ai lại là… quái quỷ… như vậy? Tôi sẽ… bế… cháu… xuống!
Và hẳn cụ sẽ làm y lời, bất chấp tuổi già sức yếu, có thể ngã gục giữa đường hay lăn xuống chân cầu thang cùng con.
Lúc này, tôi tiến lên và làm cái việc duy nhất có thể làm: với sự giúp sức của bác sĩ và một phụ nữ, một tay đỡ lưng người chết, tay kia đỡ chân, tôi nâng nàng lên ngang ngực và ôm chặt lấy nàng. Như ngồi vào cánh tay phải tôi, đôi vai dựa vào cánh tay trái, đầu nàng rũ xuống dưới cằm tôi, nàng đè nặng lên tim tôi một cách khủng khiếp. Tôi từ từ lần xuống từng bậc trên chiếc cầu thang dài dốc đứng, trong khi bên dưới, mọi việc đã xong, mọi người đang đợi.
Mới vài bước, tay tôi đã mỏi nhừ. Với sức đè ấy trên tim, mỗi lúc tôi một khó thở. Níu lấy cái xác chết bất động đang đè nặng, tôi cúi hôn mái đầu của người đàn bà tôi bế trên tay, tôi thở hào hể, và làn tóc xiết bao ao ước của nàng lùa vào miệng tôi – làn tóc chết có mùi vị của đất, cái vị đất và vị tử thần này, sức nặng đè trĩu bên tim này, đó là tất cả những gì còn lại cho tôi từ cuộc phiêu lưu vĩ đại, từ nàng nữa, Yvon de Gale, thiếu nữ được kiếm tìm với bao công sức – được yêu vô chừng vô hạn…