Chương 9

Dịch giả: NGUYỄN VĂN QUANG
Chương VII
NGÀY CƯỚI

    
  y là một thứ năm đầu tháng hai, một chiều thứ năm lạnh giá, đẹp trời, gió lồng lộng thổi. Đã ba giờ rưỡi, rồi bốn giờ… Trên các hàng rào sát các làng, các đồ giặt trải phơi từ giữa trưa đã khô trong gió lùa. Trong nhà, lửa trong phòng ăn chiếu lên một loạt đồ chơi trẻ em sáng bóng. Chơi đùa đã mệt, đứa bé ngồi bên mẹ nó đòi kể cho nghe ngày cưới của mẹ nó.
Những ai không muốn hạnh phúc chỉ việc leo lên gác thương và chờ cho đến tối, nghe bao đợt gió rền rĩ như những tiếng khóc than người chết đuối; chỉ việc đi ra ngoài đường, và gió sẽ quật cái khăn họ đang quàng nơi cổ vào miệng họ như một cái hôn bất ngờ cháy bỏng khiến họ òa khóc. Còn ai yêu hạnh phúc, thì đã có, bền một con đường ngầu bùn, căn nhà của gia đình Xablonnie mà anh bạn cao kều Môn của tôi đã đi vào cùng Yvon de Gale, người đã trở thành vợ anh từ trưa.
Thời gian đính hôn kéo dài năm tháng. Thời gian ấy thật êm đềm, cuộc thoáng gặp đầu tiên sóng gió bao nhiêu thì thời gian đính ước thanh bình bấy nhiêu. Môn đến Xablonnie luôn luôn, khi bằng xe ngựa, khi bằng xe đạp. Mỗi tuần trên hai lần, ngồi khâu hay đọc sách bên khung cửa sổ rộng nhìn ra đầm và rừng thông, tiểu thư Gale đột ngột trông thấy lướt nhanh qua tấm ri-đô cái bóng cao lêu đêu của anh, bởi vì bao giờ anh cũng đến bằng cái lối ngoặt anh từng đi ngày trước. Nhưng đó chỉ là lời bóng gió – ngầm thôi – mà anh gợi nhớ về quá khứ. Dường như hạnh phúc đã ru ngủ được nỗi giày vò kỳ lạ trong anh.
Nhiều sự kiện nhỏ đáng được ghi lại trong năm tháng ấy. Tôi đã được bổ nhiệm làm giáo viên ở Xanh Bơnoađê Săng. Xanh Bơnoađê Săng không phải một làng. Đấy chỉ là tập hợp nhiều trang trại rải rác trên đồng, trường học thì hoàn toàn biệt lập trên một gò đất lớn bên đường. Tôi sống khá trơ trọi. Nhưng đi bộ qua đồng thì chỉ cần bốn mươi lăm phút là đến được Xablonie.
Đơlusơ hiện ở nhà chú hắn, một ông chủ thầu nghề nề ở Viơ Năngxây. Chẳng bao lâu nữa, hắn sẽ là ông chủ. Hắn thường đến thăm tôi. Do tiểu thư Gale van vỉ, giờ đây Môn tỏ ra rất đáng yêu với hắn.
Điều đó giải thích vì sao hắn và tôi còn đang lang thang vào bốn giờ chiều, khi khách dự cưới đã về cả.
Lễ cưới tiến hành thật lặng lẽ vào giữa trưa trong ngôi nhà thờ nhỏ cũ kỹ của gia đình Xablonnie mà người ta không phá đi. Nhà thờ nằm trên sườn quả đồi tiếp theo và bị rừng thông che khuất một nửa.
Sau một bữa trưa ăn vội, mẹ của Môn, ông Xơren và bà Mili, bác Phlorăngtanh và những khách khác đã leo lên xe. Chỉ còn lại Giacxmanh và tôi.
Chúng tôi tha thẩn ở bìa các cánh rừng sau nhà Xablonnie, trên bờ vùng đất hoang mênh mông, vị trí xứa của tòa lâu đài nay đã bị phá đổ. Không muốn thú nhận, mà cũng chả hiểu vì sao, cả hai chúng tôi đếu hết sức bồn chồn khắc khoải. Chúng tôi cố gắng gạt và quên đi bằng cách vừa đi vẩn vơ vừa chỉ cho nhau những hang thỏ cái, những vệt thỏi đực vừa vạch ra trên cát như những luống cày tí hon… một bẫy chim giăng sẵn… dấu vết của một tay săn trộm… nhưng chỉ vô ích… Dù đi hướng nào, sau cùng chúng tôi vẫn quay về bìa khu rừng thưa, từ đấy, có thể phát hiện ra căn nhà đóng chặt, lặng tờ…
Bên dưới cái cửa sổ lớn mở ra rừng thông, có một cái ban-công bằng gỗ bị cỏ dại nằm rạp trước gió mọc lấn cả lều. Một chút ánh sáng le lói như một ngọn lửa phản chiếu lung linh trên kính cửa sổ. Thỉnh thoảng, một bóng người lướt qua. Khắp xung quanh, trong vườn rau, trên các cánh đồng lân cận, trong ngôi nhà duy nhất còn lại trong khu nhà phụ là sự tĩnh mịch và cô liêu. Các tá điền đã đến lâu đài ăn mừng hạnh phúc của các vị chủ.
Chốc chốc, gió ẩm ướt mang nước mưa phả ướt mặt chúng tôi và đem đến chỗ chúng tôi tiếng đàn pi-a-nô chìm nghỉm trong im lặng. Đằng kia, trong ngôi nhà đóng cửa, có ai đó đang chơi đàn. Tôi dừng chân và lặng lẽ lắng nghe từ xa vọng tới, thoạt đầu đó như một tiếng người run rẩy, không dám ca lên niềm vui của mình… Đó như tiếng cười của một cô bé đã lạc mất hết đồ chơi trong phòng mình bày ra trước mặt cậu bạn. tôi cũng nghĩ đến niềm vui pha chút ngượng nghịu của một phụ nữ đã mặc chiếc áo dài đẹp đem khoe mọi người, mà không hiểu mình có khóc lên không… Bản nhạc mà tôi không biết nay cũng là một câu kinh, một lời thỉnh cầu được hưởng niềm hạnh phúc không quá tàn nhẫn, một lời chúc và như một sự quỳ gối trước hạnh phúc…
Tôi tự nhủ: “Rốt cuộc, họ được hạnh phúc rồi. Môn đang ở đấy, bên tiểu thư…”
Biết như thế, chắc chắn như thế, vậy là đã đủ cho một đứa trẻ trung hậu như tôi mãn nguyện.
Đúng lúc đấy, đang hoàn toàn chìm đắm trong suy tư, mặt ướt gió đồng và sương biển, tôi cảm thấy có người nắm lấy vai tôi.
- Nghe kìa! – Giacxmanh thì thào.
Tôi nhìn hắn. Hắn ra hiệu không được động đậy, và chính hắn, đầu nghiêng đi, lông mày nhíu lại, hắn gióng tai nghe ngóng….