Phần 5

Thú chơi chữ ở Pháp quả là phổ biến. Có lần gặp một nhà ngôn ngữ nổi tiếng, tôi hỏi ông cho biết thú vui đó nảy sinh từ đâu, vào thời nào mà có tác dụng châm biếm sâu sắc như thế.
13. Từ sân vận động “Công viên các Hoàng tử” bước ra cổng, anh bạn Bungary nói tiếng Pháp cùng tôi tiếp tục so sánh về nước Pháp với nước Anh…
- Nói chung, - bạn tôi nói - Anh và Pháp có nhiều chỗ giống nhau. Như trong bóng đá, cả hai nước đều sử dụng những danh thủ nước ngoài. Nếu đội tuyển Pháp, các siêu sao như Zidane, Desailly, Viera, Henry đều có gốc ngoại, thì ở Anh, anh xem, một câu lạc bộ lớn như Chelsea, hiện chỉ có mình Dennis Wise mang quốc tịch Anh.
- Chỉ giống nhau trong bóng đá thôi! - tôi nói.
- Ồ, cả trong ngôn ngữ nữa chứ!- bạn Bun phân tích. Không những ở Paris, nhiều nơi khác, nhất là lên vùng Calais, anh sẽ nghe người ta mở miệng ra đều xen tiếng nọ, xọ tiếng này. (Anh bạn dẫn ra một loạt câu ví dụ, tôi quên ghi).
Biết anh là người Bungari hóm hỉnh, sinh ở gần Làng Cười Gabrovo, tôi kể anh nghe chuyện tôi viết tặng làng cười của anh để phân tích sự khác nhau trong lối đùa của các dân tộc. Anh tỏ ra thích thú và cuối cùng kết luận:
- Thực ra, về tính vui đùa thì Anh và Pháp cũng có chỗ khác nhau. Dù hai chữ "Humour" và "Humor" cùng một gốc, nhưng cái dí dỏm của người Anh thường là ở chỗ bịa ra chuyện. Ngược lại, cái hóm của người Pháp lại ở chỗ bình luận câu chuyện đó. Một người Anh cho rằng bò điên từ Pháp lây sang. Chính ông ta thấy người Pháp xua một con bò xuống đường ngầm biển Manche chạy sang London!... Nghe vậy, ông người Pháp cười đáp lại: “Đúng, hôm ấy, tôi cũng thấy chính ông đứng bên kia gầm, đuổi con bò ấy quay lại Pháp. Và khi con bò tới nơi, nó Hello chúng tôi và tự giới thiệu mình là khách du lịch...”
...
15. Thú chơi chữ ở Pháp quả là phổ biến. Có lần gặp một nhà ngôn ngữ nổi tiếng, tôi hỏi ông cho biết thú vui đó nảy sinh từ đâu, vào thời nào mà có tác dụng châm biếm sâu sắc như thế.
- Nó nảy sinh từ trí thông minh, nhưng cũng do nhu cầu ứng xử cấp bách - nhà ngôn ngữ đáp.
Theo ông, nó phát sinh từ Pháp vì ngôn ngữ Pháp trong sáng, từ vựng đa âm, dễ chơi…
Tuy đã hiểu nhưng tôi vẫn chưa thông. Nếu chỉ vì thế thì tiếng Việt đơn âm mà sao cũng dễ chơi chữ. Phải tìm đúng nguồn gốc của nó.
Lần này, gặp một người Anh nói tiếng Pháp, tôi muốn tham khảo ý kiến ông ta.
Để dễ phân tích, tôi kể với ông câu chuyện nhà báo Hữu Ngọc cho biết: Có lần, Thủ tướng nước Anh và Thủ tướng Pháp vào cuộc đàm phán. Thủ tướng Anh mất bình tĩnh, nổi cáu:
- Ở Pháp, nói chung các ngài chủ yếu là cao sang. Nhưng các ngài hãy dè chừng, từ cao sang đến kệch cỡm chỉ có một bước (un pas) mà thôi!
Lập tức, thủ tướng Pháp trả lời: 
- Vâng đúng thế, chỉ có bước Calais (ý nói chỉ cách một quãng eo biển Pas de calais).
Nghe chuyện trên, ông người Anh nói tiếng Pháp này, mỉm cười nói:
- Thú vị đấy, nhưng cần kể lại từ đầu.
- Nghĩa là thế nào, thưa ông?
- Nghĩa là câu chuyện phiếm nào cũng có gốc của nó. Anh nên nhớ, xứ sở sương mù của Bernard Shaw và cái Humor của dân Anh đâu chịu kém dân Pháp. Theo tôi, chơi chữ ở truyện trên, có nguồn gốc từ khi dân hai nước buôn bán với nhau. Chuyện hai công ty nọ cãi nhau, không ký được hợp đồng. Giám đốc công ty người Pháp nói:
- Văn bản của ngài thảo ra còn thiếu cụ thể (Clear-plan). Đây, mời ngài xem bản dự thảo tiếng Pháp chúng tôi.
Ông giám đốc công ty Anh xem xong vui vẻ đáp:
- Quả có thế. Nhưng nếu tôi đặt bút ký vào bản Clear-plan của ngài thì các ngài sẽ… vớ bở! (Clear-up).