Phần 3

Hoàn cảnh, cách xử sự và cả tính hồn nhiên của Georges khiến tôi có cảm tình ngay với cậu ta khi cùng ngồi xem trận đá bóng. Nhất là, khi cậu ta cho biết rằng “mê bóng đá, nhưng còn bao việc phải quan tâm”.
7. Chúng ta đã bước sang thế kỷ 21, kỷ nguyên của tin học.
Khoa học kỹ thuật sẽ chuyển biến mọi tiến trình lao động, đem hạnh phúc đến cho loài người.
Thăm nước Pháp hiện đại, tôi đã gặp nhiều bạn nghe họ hứng khởi luận bàn vấn đề đó. Nhưng với bà Joséphin nghiêm nghị, thì có chút băn khoăn. Không phải bà băn khăn việc của bà mà băn khoăn hộ cho hai người bạn. Bà bảo tôi:
- Ai mà chẳng mừng và tin vào tương lai công nghệ thông tin. Ở công ty tôi, lớp trẻ nó du học Mỹ, du học Nhật về, toàn là tụi có trình độ cả. Nghe chúng nó đàm đạo, thấy chúng nó xuất hiện trên màn hình tôi thấy mình chỉ là con số không, cứ muốn trẻ lại mà đi học thêm. Nhưng trên thực tế, cũng có kẻ không tin ở khoa học kỹ thuật. Như bà chị họ của tôi, mẹ của thằng Jacques kia, rồi mẹ thằng Pierre nữa, hai đứa con họ đều lãnh đạo công ty, nhưng hễ gặp nhau là hai bà than thở! Đấy chiều qua, chính tai tôi nghe hai bà kêu ca:
- Từ ngày lên chức Tổng giám đốc, thằng Jacques nhà tôi bay suốt! Cả tháng rồi, hết Mỹ qua Úc, giờ còn nằm tít bên Nhật!
- Thằng Pierre nhà tôi cũng thế! - bà kia kêu, vừa ở London nhảy qua Bon, tháng này đã lại nằm ở Damak! Chỉ toàn réo điện thoại về nhà!
Joséphin nói rằng nghe chuyện, bà đã an ủi họ:
- Con các bà bôn ba thế, thấm gì so với triệu phú John Grutzner quanh năm sống ở nước ngoài! Mà các bà lo gì nhỉ? Năm tới, chúng nó sẽ giải quyết việc nhà qua mạng thôi!
Mẹ thằng Jacques bĩu môi:
- Mạng, mạng cho thấy mặt nó đấy, nhưng nó đâu kịp về mà đỡ đần cho vợ nó vừa mới đẻ!
Lúc này, mẹ thằng Pie khập khiễng từng bước, tay đấm lưng:
- Úi chà, lạy Chúa, mạng gì cũng chẳng đỡ cho tôi cái bệnh khớp đang chạy đây này…
8. Hoàn cảnh, cách xử sự và cả tính hồn nhiên của Georges khiến tôi có cảm tình ngay với cậu ta khi cùng ngồi xem trận đá bóng. Nhất là, khi cậu ta cho biết rằng “mê bóng đá, nhưng còn bao việc phải quan tâm”.
Giờ giải lao giữa hai hiệp đấu hôm ấy, nghe tôi kể về mình, Georges cũng hồn nhiên cho biết anh là con trai trưởng một gia đình đông người. Bố anh qua đời sớm. Mẹ anh đi lấy chồng. Mình anh quản ba đứa em cùng cha khác mẹ.
Thật đáng quý khi gặp những người có trách nhiệm với việc nhà như anh. Georges cho biết thêm, trong nhà chỉ có anh là được học đến nơi đến chốn. Tôt nghiệp đại học, đã nộp đơn, sắp được việc tại một công ty. Nhưng anh giải thích - giá như mấy đứa em biết nghe lời thì… càng dễ mê bóng đá hơn!
Hiệp hai bắt đầu.
Không thể hỏi anh thêm gì vì tiếng hò hét cổ vũ xung quanh. Chính Georges cũng là một fan cuồng nhiệt. Trận đấu khá hay. Từng danh thủ Pháp đều được hò hét cổ vũ. Mỗi pha họ có bóng là “Tiến lên Deschamps!”.
“Hoan hô Zidane! Và chẳng hiểu sao, Georges thích Henry đến thế, luôn miệng “Henry! Sút! Henry, sút!” Ngỡ như có Georges cổ xúy nên Henry ghi bàn mở tỷ số. Và chừng như đội Pháp thắng, càng làm cho Georges vui tràn.
Ra khỏi sân vận động, trên đường trở về, anh bạn cổ động viên kể tiếp với tôi về chuyện nhà.
- Thằng kế cạnh anh, nó làm nghề gì? - tôi hỏi.
- Ấy thằng Guillume. Hướng cho nó theo bước bố tôi nhưng nó trượt hai kỳ thi, giờ vẫn lẹt đẹt học… đấm bốc!
- Còn cậu thứ ba?
- Ồ, lại còn cậu nữa thì có đến bở hơi tai! Là con gái, nó bỏ học lúc 16 tuổi, cứ thích đi làm mẫu thời trang! Mà nào nó có xinh gì cho cam… Mỗi lần mắng nó, cái miệng vẩu nó cứ vênh lên!
Đang đi, bỗng Georges dừng lại nhìn sang phía bãi cỏ, nơi có đông trẻ em đang hò hét.
Anh cất tiêng gọi to “Henry! Henry!” rồi vẫy tay.
Một cậu bé da đen, gầy chừng 10 tuổi chạy tới. Georges giới thiệu với tôi:
- Đấy thằng út, Henry chào bác đi!
Chẳng đáp cũng chẳng chào, thằng bé lao theo quả bóng vừa lăn qua.
- Em út anh học lớp mấy rồi? - tôi hỏi.
- Thằng Henry ấy à?- Georges vẫn vui- Nó theo học “trường bụi”!(lecole buissonnierè), bác thấy ngán không?
9. Theo Hùng Việt, người từng ở Paris lâu năm, thì nước Pháp có vô số danh nhân nổi tiếng, nhưng anh bảo tôi xét trình độ một người Pháp cũng đừng quá căn cứ vào bằng cấp học vị.
- Nửa đời tôi sống bên này - Hùng Việt kể - giao thiệp với đủ các lớp người… Thời còn học ở Nice (một thành phố phía Nam), tôi trọ cạnh một nhà bà giúp việc. Đấy là một người đàn bà mộc mạc, hàng ngày lặng lẽ giúp việc nấu nướng, chăm cây vườn. Thi thoảng, thấy bà cầm sách, đeo kính…
Ngày nào ở trường về tôi cũng gặp bà mỉm cười chào “cậu” (thời tôi còn trẻ ấy mà). Nhưng vì bà ít nói, tôi cũng không biết trò chuyện gì hơn. Dưới mắt dân cùng phố, nhất là với các vị trí thức, bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, ít ai để ý đến bà thường dân này.
Bất ngờ, một hôm từ trường về đến trước ngõ, tôi nghe bà ta to tiếng với một ông hói trán ở gác trên phòng tôi. Hỏi ra mới hay, vì vị giáo sư kia gọi bà là “mụ nhà quê” (campagnarde)… Lúc tôi tới, bà đang đỏ mặt tía tai phản ứng lại vị nọ:
- Vâng, tôi quê mùa còn lịch sự hơn lão đấy, lão trưởng giả ạ!
Sẵn có cảm tình với tôi, nhân dịp bà phân bua:
- Cậu, cậu xem, lão ta có kiêu ngạo hay không! Vâng, tôi ở quê, nhưng cả lối phố này ai mà chẳng trọng tôi. Chỉ riêng lão ta, tự cao, tự đại… Cao gì, khi phải giao dịch với cả thế giới, còn phải dùng từ điển, đúng thế không? Trước vũ trụ bao la, nhà phát minh lớn nào cũng phải nhớ là trán mình hãy còn thấp, đúng thế không? Và cậu, - bà hỏi như thắt vào tôi, là sinh viên văn, cậu là gì, tài thơ như Baudelaire còn ao ước làm chim sơn ca “vút lên trời để nghe cho ra tiếng nói của hoa lá"… nữa là lão ta, cùng quê với tôi, ra đây vung tiền mua bằng tiến sĩ rởm!
- Thế đấy, Hùng Việt kết chuyện - văn hóa Pháp nó thể hiện ở kiến thức đa dạng, ở nhiều người tính nết khác nhau.