uốt mùa đông bắt đầu từ ngày mồng 9, đó là những ngày cuối cùng của một năm. Người Bắc Kinh rất chú ý đến ngày Đông chí. Người ta đã nói là: "Tiết Đông chí có tầm cỡ như một năm". Hàng năm vào lúc này con dâu về nhà thăm bố mẹ, cần phải về ngay nhà chồng để đón thần Hỉ, làm cơm tết, gói bánh chẻo, thớt băm thịt kêu ầm cả phố. Bạn bè thân thiết xách làn mang cặp lồng, có người cưỡi lừa, có người ngồi xe, có người ngồi kiệu, có người đi bộ luôn luôn ở trên đường, tặng nhau các đồ ăn điểm tâm, nhất là một cái tết lửa hồng náo nhiệt. Nhưng năm Khang Hy thứ 61 đã gặp phải tuyết nhiều cực kỳ lạnh giá. Hầu như từ lúc tháng Mười giao thời đến nay, trời không được tạnh ráo. Gió tây bắc cuồng bạo cuốn tung tuyết đi, từng hòn từng cục một vón lại, xoáy lại, bay đi, không hết thì rơi xuống, mọi người nếu không cần phải ra ngoài cửa thì không ra ngoài cửa, có thể ở nhà được thì không đi. Chỉ khổ những người buôn bán nhỏ, những người làm đường mạch nha, những người bán gạo đông xuân, những người ủ rượu hoa, những người đưa sữa đặc, những người đánh cá ao; trên đường phố ngay một bóng ma cũng không thấy, thì buôn bán ở đâu? Người già đều nói: "Đây là ông trời đang khóc, Khang Hy lão Phật gia muốn về phía tây rồi, trong khắp thiên hạ cần để tang." Từ trong nội đình, tin tức truyền ra ngày một tồi tệ hơn. Cũng giống như tin đồn, mắt của Khang Hy đã không nhìn thấy gì, lúc tỉnh lúc mê, đã hoàn toàn không thể quản lý được nhiệm vụ, sự việc. Các nhà khách ở các tự, viện gần Sướng Xuân viên chen chúc đầy những thị lang, thượng thư của sáu bộ; tổng đốc, tuần phủ của các tỉnh và các phủ huyện bị tuyết ngăn cách ở bên ngoài kinh sư, đều ở trong các lều lán chuyên dựng lên cho họ, ngày ngày đi vào vấn an nhưng ngày ngày đều không được gặp hoàng thượng. Tuy nhiên bên trong bên ngoài, lúc nào cũng có thể gặp được Khang Hy, chỉ có một người là Trương Đình Ngọc. Ông ta đã vất vả đến nỗi vừa gầy vừa khô, hai mắt quầng thâm, đã mất đi phong độ ung dung nói năng hàng ngày bình thường, lời nói của ông ta vừa gấp lại vừa nhanh, đi đứng đều như lâng lâng. Ngày 13 tháng Mười một, Trương Đình Ngọc trong thư phòng đã tiếp mấy quan lớn ngoại tỉnh, đứng trao đổi vài câu về nhiệm vụ cấp bách, lại nói rằng: - Các anh em bận thì nên ít đến tiếp. Các vị lão huynh tạm thời không cần phải về. Hoàng thượng đã hơi ơn, chắc còn chỉ ý gì đấy! - Nói xong lại đến phòng đọc sách. Bảy hoàng tử là Dận Chỉ, Dận Hữu, Dận Tự, Dận Đường, Dận Ngã, Dận Đào, Dận Ngộ đều ngồi ở bên trong, thấy Trương Đình Ngọc đi vào, vội vàng đều đứng cả lên. Dận Chỉ hỏi rằng: - Hoành Thần, có chỉ ý gì không? Trương Đình Ngọc mắt đảo một vòng trong nhà, hỏi: - Tứ da đâu? Dận Ngã cười nói rằng: - Ông bận quá đến mức hồ đồ rồi. Anh ấy không phải là đã đến Thiên đàn cầu phúc cho hoàng thượng rồi sao? - Ta biết rồi, nhưng cũng phải đến đây. Trương Đình Ngọc lấy đồng hồ ra xem, đi ra ngoài cửa chân bước lên bậc đá, vẫy tay gọi một thái giám, bảo rằng: - Ngươi bảo thượng thư của bộ Hộ qua hai khắc 1 đến gặp ta. - Nói xong mới quay người đi vào, nói rằng: - Hoàng thượng vừa mới có chỉ ý, tuyết to như thế này, bảo bộ Hộ phát lương thực cho phủ Thuận Thiên, chu đáo giúp cho những nhà bần hàn không có cái ăn, cần đến từng hộ mà xem. Ngoài ra còn nói là lấy ba triệu đồng bạc trong số tiền của Hải quan qua nước Xiêm La (Thái Lan) mua gạo, năm nay bên họ gạo rẻ. Bên Thập tứ da thúc quân lương, cũng phải phát gấp... Lúc này, còn có người xin ý kiến tăng phụ cấp cho các quan chức, thật sự thành đàn ong rối loạn đốt vào đầu! Dận Tự cười nói rằng: - Đã nhiều ngày nay chúng ta đều ở ngoài Đạm Ninh vái một cái rồi đi về, trong lòng thật là không yên. Nay chỉ ý nhiều như thế này, nghĩ đến tinh thần của a-ma tất phải tốt hơn nhiều... Dận Ngã cũng nói: . - Đúng. Đệ cũng muốn gặp hoàng a-ma. Tiế0px;'>
Dận Chân ngửa mặt lên nghĩ một chút rồi than phiền: - Đáng tiếc là Âm hòa thượng không cùng ta rời khỏi Kinh; có ông ta ở bên thì cần gì đến các ông phải rồng rồng, rắn rắn bố trí theo ta. Ta nghĩ rằng đã đi vi hành, đem đông người như vậy... Ông nói chưa hết lời thì Khảm Nhi vội vàng quay người lại, nói: - Từ đây đến đập Cao Gia phải mất một ngày đường, qua đập Cao Gia là vùng đất bằng phẳng; đó đều là nơi có người ở, và Khảm Nhi xin bảo đảm là lão da sẽ không xảy ra chuyện gì đâu! Dận Chân cười nói: - Đúng vậy, ở một nơi đất cằn nghìn dặm, mà lại vừa qua một trận nước lớn, thì làm sao có bọn giặc cỏ cướp đường được? Chúng ta cẩn thận một chút là được thôi! Đới Đạc, Cao Phúc Nhi thấy thế chưa được ổn lắm, nhưng bẩm tính của Dận Chân là lời đã nói ra thì người dưới không thể không vâng theo, nên họ đều không nói lại nữa. Hai người làm như đi tiểu tiện ra xa bàn mật với nhau một lúc, quyết định Cao Phúc Nhi sẽ đem theo mấy người hộ vệ đi xa xa phía sau để bảo vệ ngầm Dận Chân. Bàn định rồi, hai người mới yên tâm quay về. Sáng sớm hôm sau, Dận Chân đem theo Cẩu Nhi và Khảm Nhi, dắt theo một con la khỏe thồ hành lý, một con ngựa để Dận Chân cưỡi, đem theo một con cáo đã bắn chết trên đường đi hôm quạ, rồi rời khỏi đội tải lương. Họ ngược Hoàng Hà, theo đường cũ ngoằn ngoèo đi về phía tây. Dận Chân trên ngựa, phóng tầm mắt nhìn ra xa, ông thấy những gò cát liên tiếp không dứt, chạy thẳng mãi tới chân trời; những làn gió hun hút cuốn theo bụi cát mù trời, rồi thì sương mù dày đặc, và những tường xiêu, vách đổ bị lấp trong những cồn cát chỉ còn lộ ra nóc nhà. Đây đó không còn thấy những thôn xóm có người ở, càng đi càng thấy hoang vắng, khiến người ta nảy sinh ra cảm giác rất lạnh lẽo. Dận Chân tuy nói là lên phía thượng lưu để xem đê điều, kỳ thực ông đã hiểu rằng, từ đập Cao Gia đi về phía đông; miền này nhiều năm đã bị nước lũ ngập tràn, các bày tôi giỏi trị thủy như Cận Phụ, Trần Hoàng khi còn sống xây dựng các công trình thủy lợi; tất cả đều sớm đã không còn gì nữa! Ông có một tâm sự: nghe Cao Phúc Nhi nói Tiểu Lộc còn một người con của ông sinh với cô, giờ đây nó vẫn sống ở trấn Hà Lí ở gần phía trái của đập Cao Gia. Hiện nay về đường tử tức, ông rất vất vả, bốn người con ông thì một người đã chết non; Hoằng Thời, Hoằng Trú, Hoằng Lịch thì vẫn còn chưa lên đậu (48). Nếu quả thật đúng như Cao Phúc Nhi đã nghe biết về nói lại, thì đứa bé đó rất bụ bẫm, lại đương lên đậu, nay nếu ông bỏ nó thì quả là một việc đáng tiếc! Cẩu Nhi, Khảm Nhi đang trong thời kỳ thơ ấu, đang độ tuổi vô tư, thơ ngây, phóng khoáng; mặc dầu chúng có thông minh lanh lợi nhưng hành động thì không được như lòng ông mong muốn! Trên đường, chúng nào dắt la, đuổi ngựa; nào đá cầu, đánh trận giả; đuổi nhau vui đùa, không biết mệt là gì, rồi lúc thì chạy nhảy như khỉ, giẫm đạp luôn chân, cứ tưởng chừng với chúng thì không ngọn cỏ nào còn sống nổi; chẳng mấy lúc chúng chịu yên chân, yên tay. Dận Chân có hai đứa tiểu nhi đó, cũng đỡ buồn tẻ trên đoạn đường dài. Xem ra thì chỉ còn khoảng mười dặm nữa là đến Hà Lí trang. Lúc đó đã quá giờ Thân, xa xa trên một gò cao, có nhiều lùm cây tạp, nhà cửa xen lẫn nhau, bầu trời dần tối đen, mặt trời lặn khi đó giống như một cái nồi úp ngược trên bãi cát. Vì chỗ này là ngã ba của Hoàng Hàổi dòng về phía bắc, đâu đó còn có thể nghe thấy tiếng réo ầm ĩ của nó. - Lão da...? - Khảm Nhi thấy Dận Chân nhìn chằm chằm về phía trước không động đậy gì, nét mặt buồn không ra buồn, vui không ra vui, thì không hiểu ra sao. - Các ngươi chẳng phải là muốn biết câu chuyện ta kể, về sau như thế nào sao? - Giọng của Dận Chân nặng nề, làm cho người nghe thấy trong lòng buồn rũ rượi. - Ở đây không có ai, ta nói thật điều này, Tiểu Lộc đã chết ở phía trước, dưới cây hồng già... Hai đứa trẻ trợn mắt, hình như chúng không nhận ra Dận Chân vì sắc mặt ông bỗng nhiên trắng bệch. Một lát sau, Khảm Nhi mới nói: - Trời ơi! Thì ra vị hoàng tử trong chuyện kể đó là lão da ư? Cẩu Nhi ngập ngừng hỏi: - Bà ấy... bà ấy vì sao mà chết... chết ạ? Dận Chân không đáp, đưa mắt nhìn kỹ chạc cây hồng già, rồi ông bước lên vuốt ve, ở đó còn sót lại một mảng vỏ cây bị cháy đen. - Thiêu! Bị thiêu chết! Cẩu Nhi và Khảm Nhi rõ ngay, hai đứa thấy lạnh người, khắp người thấy sởn da gà. - Đúng, cô ấy bị chết thiêu!... Bỗng nhiên trên mắt Dận Chân tràn đầy nước mắt; để kiềm chế một nỗi bi phẫn tràn lên từ toàn thân, ông đã cố gắng để bình tĩnh lại, rồi ông nói: - Khi đó ta đứng ở chỗ này, trong một cái lều vải mắt mở to nhìn... Hai đứa bé kinh hãi đờ người ra, hai đôi mắt chòng chọc nhìn vào mảng vỏ cây cháy sém, đôi tay Khảm Nhi nắm chặt lấy sợi dây cương ngựa, trên mặt Cẩu Nhi không còn có chút ngái ngủ nào nữa; hai bàn tay em bóp vào nhau, đổ mồ hôi lạnh. - Dưới này nguyên là nơi đập lúa, bên kia là một cái hồ, phía nam hồ là những thửa ruộng cao lương chạy tít ra xa. Toàn thân Dận Chân co quắp, khi ông hồi tưởng lại cái đêm kinh khủng ấy: - Khi ấy một mình ta đến Hà Lí trang để tìm Tiểu Lộc, đúng vào lúc dòng họ đang xử cô ấy. Người ta đắp tạm một cái bệ đất ngay dưới cây hồng già này, trên bệ để một cái đèn lồng, và xếp một đống củi, mấy người trong họ tay cầm đuốc đứng ở hai bên. Tiểu Lộc đầu tóc rũ rượi, bị trói cả tay chân đứng ở nơi Khảm Nhi đứng, đầu gục xuống, ta nhìn không rõ sắc mặt. Dưới bệ có hàng nghìn người ngồi đen đặc. Họ đều im lặng không nói gì, tất cả đều nhìn chằm chằm vào nàng, ngay cả một tiếng ho cũng không có! Ta hình như gặp phải cơn ác mộng chỉ biết trừng trừng mắt nhìn nàng. Trước mắt mờ mịt cả, ta chỉ còn nghe thấy tiếng lá cao lương buồn bã lay động, rì rào... Trong mắt Dận Chân chợt lóe lên một ánh lửa ma quái, hai đứa bé chưa hề bao giờ thấy mặt ông lại ghê sợ như vậy, bất giác chúng đều run cả lên. Ngừng một chút, Dận Chân lại nói, tiếng ông sang sng như tiếng kim khí va nhau: - Qua một lúc, một người trông dáng điệu như người quản gia tay cầm quyển tộc phả bước lên trên bệ, ông ta lớn tiếng nói: - Tộc trưởng Ngũ da huấn cáo! Bầu không khí chợt căng thẳng hẳn lên, mọi người cùng ngẩng cả đầu dậy, mấy đứa bé sợ quá phát khóc, nhưng đều bị mẹ chúng ôm chặt vào lòng. Tim ta như muốn nhẩy ra khỏi lồng ngực. Ta nhìn thẳng thấy một ông cụ tay cầm một túi thuốc bằng đồng, rảo bước đi lại trên bệ. Ta đã ở trang trại đó hai tháng, thường ngày ta thấy ông cụ này cử chỉ nho nhã, nét mặt hiền từ, rất được mọi người trong họ kính trọng. Nhưng tối đó, trông cụ lại khác hẳn thường ngày, mặt tái xanh, nét mặt tối sầm nhìn khắp lượt mọi người, hồi lâu ông cụ mới nói: - Thưa các bậc huynh trưởng; cùng các cụ, các bác, và tất cả mọi người trong họ! Vừa rồi tôi đã tuyên cáo với tổ tông, với các vị quản lĩnh các mặt trong họ rất rõ ràng về vụ việc này ở từ đường. Xẩy ra sự việc của Tiểu Lộc tôi cũng rất buồn! Thật ra thì đó là tình cốt nhục mà! Ông cố nội nó là ông anh họ của tôi, chúng tôi đã qua lại thân mật với nhau từ nhỏ. Nói thật lòng, thà rằng tôi chết, chứ tôi không muốn làm hại con cháu ông! Nhưng cổ nhân đã dạy: con đê nghìn dặm cũng vỡ vì tổ kiến! Vì toàn thể dòng họ chúng ta, tôi thấy chỉ còn cách là hạ sát nó!... Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn đầu mối của nước. Thế nào gọi là "liêm"? Tức là làm người sao cho thanh bạch; thế nào gọi là "sỉ"? Tức là phải thiết thực tự trách mình! Nó phạm phải hai điều này, làm cho mọi người phải đau đầu, nhức óc Thế là từ Ban Sái hiền thục đến Tào Nga hiếu nữ, ông cụ nói đến một canh giờ rồi mới lụ khụ xuống bệ trở về chỗ ngồi; sau đó, một tay cụ che mặt, một tay cụ vẫy vẫy: "Lôi con tiện nhân đã làm bại hoại dòng tộc quì lên cột thiêu; để cho nó chuộc tội với tổ tông, thần linh!" Đám đông náo động, những người phụ nữ nức nở, những đứa bé bíu lấy vai mẹ nó khóc náo loạn. - Mẹ, sợ, về nhà đi!... Có những người đàn ông chửi rủa; có người không nói gì hết, chỉ ôm lấy mặt; những bà già thì lầm rầm chắp tay niệm Phật... Mắt trừng trừng nhìn nàng bị trói ném vào đống củi, tim ta như bị rứt ra từng miếng, hai tay ta chống lên định đứng dậy thì có một bàn tay nào đó níu lại; quay đầu lại nhìn, thì ra đó là Cao Phúc Nhi đã ngầm theo ta không biết từ lúc nào. Dưới ánh lửa, mặt cậu ta xanh tái, sụt sịt khẽ nói: - Chủ nhân, đừng, đừng... hoàng thượng biết là không được đâu!... còn lại người (49)... Trong khi Cao nói, ngọn lửa đã bốc cao và đã trùm một mầu đỏ sẫm lên toàn thân Tiểu Lộc... Nàng ngửa mặt lên đờ đẫn nhìn về phía xa, khi đó ta mới nhìn rõ nét mặt của nàng: trắng như bức tượng cung nữ khắc bằng ngọc trong cung nhà Hán..., đầu tóc tả tơi, tán loạn như cánh của quạ đen... Cho mãi đến khi bị thiêu chết hẳn, nàng vẫn chỉ quằn quại một cách đau khổ vô vọng, mà không hề rên rỉ lấy một tiếng, một lời cp đó Dận Đào, Dận Ngộ, mấy hoàng tử cũng xin Trương Đình Ngọc chuyển lời giúp, muốn xin gặp hoàng đế. - Nay để cho các ông như ý muốn. - Trương Đình Ngọc miễn cưỡng cười nói: - Hoàng thượng có chỉ, xin các ông vào đi! Dận Tự trong lòng phấn khởi, đứng dậy, nhưng lại do dự. Bên ngoài tất cả đều ngừng làm, Thành Văn Vận đã tập trung tất cả các tướng, các viên quan võ đóng quân ở Phong Đài lại, chỉ đợi ắt thở là có thể bắt tay ngay vào việc bao vây Sướng Xuân viên, hai vạn binh mã của Long Khoa Đa khống chế Tử Cám Thành không có khó khăn gì. Lúc đó thấy được Khang Hy, biết được thực tình của nhà vua là việc rất tốt. Nhưng Dận Đường, Dận Ngã đều có mặt ở đây. Vạn nhất xẩy ra việc gì thì bên trong không đưa tin ra được, bên ngoài không có người chỉ huy, như vậy thì biết xoay sở thế nào? Đang nghĩ thì thấy Hình Niên đi tới, thúc giục nói rằng: - Chúa thượng gọi các ông đi rồi. Dận Tự bèn nói: - Ở đây chỉ có bảy người, chúng mình đợi đã, chờ các hoàng tử đến đủ hãy đi vào. Trời lạnh như thế này, người đi kẻ đến, hoàng thượng bị cảm gió thì không phải là việc nhỏ. - Đi thôi. - Trương Đình Ngọc tựa như cười mà lại không cười, nhìn Dận Chỉ nói: - Tam da, ông đi đầu các ông khác thứ tự đi theo. Ông ta xưa nay vẫn ôn hòa chấp trung, nay khẩu khí lại quay sang chuyên quyền ngang ngược đến mức không còn có chỗ nào thương lượng nữa. Dận Tự đành phải đi theo phía sau, trong một khoảnh khắc, lòng ông trào dâng một cảm giác bất thường trước sự việc lớn sắp đến. Sắc mặt biến đổi đến mức trắng bệch lạ thường, lúc đang hoảng hốt thì thấy bố vợ và con rể là Kim Ngọc Trạch và Đảng Phùng Ân hai người đang nói chuyện ở dưới Bình Yên đình, vội gọi Đảng Phùng Ân đến nói rằng: - Anh bảo Hà Trụ Nhi trong phủ của tôi một tiếng là chúng tôi cần gặp hoàng thượng, nên cơm trưa cần mang đến đây. Trương Đình Ngọc ở phía trước quay đầu lại nói: - Không cần, nhà bếp của vua hầu hạ hết! Dận Tự nhìn một cái rồi gật gật đầu, tự mình đi. Từ qua tiết tháng Mười đến nay, Long Khoa Đa thay đổi lính đồn trú canh phòng. Ô Tư Đạo và tất cả hộ vệ mộ liêu (bộ hạ) của phủ Tứ bối lặc, bèn lặng lẽ chuyển đến phủ của Thập thất a-ca Dận Lễ. Chu Dụng Thành và người của thư phòng cùng đi với Dận Chân đến Thiên đàn làm lễ tế. Thập thất a-ca đi đến doanh trại. Nhuệ Kiến cũng không có ở nhà, Văn Giác, Tính Âm và Ô Tư Đạo đang ở nhà Tây Hoa của Dận Lễ vây lấy cái lò sưởi tụ tập nói chuyện. Mấy người đều mất ngủ liền mấy đêm, nhìn lên thấy rất tiều tụy, nhưng vẫn không có ý buồn ngủ chút nào. Mấy ngày nay từ nội đình truyền đến đều là những lời đồn đại, nói đi nói lại toàn những vấn đề đã phân tích không biết bao nhiêu lần, đề tài nói chuyện đều là nói chuyện phiếm. Ô Tư Đạo tuy nắm vững, nhưng chỉ ngồi ở bên bếp lò, dùng cái đũa khêu bếp luôn luôn cời tro than, thấy rõ ông ta trong lòng cũng rất căng thẳng không yên. Đang ngồi buồn, Dận Chân và Chu Dụng Thành dắt ngựa chạy như bay trên đất tuyết đến, đi thẳng đến trước cửa nhà Tây Hoa, chủ và tớ mới thở ra hơi nóng, mặt đầy những tuyết. Tính Âm, Văn Giác bỗng "ồ" lên một tiếng đứng dậy, nói rằng: - Thưa Tứ da, có tin gì - Có - Dận Chân cởi cái áo choàng đi vào, thở một hơi rồi ngồi xuống, quầng mắt của ông ta cũng đỏ lên, nhưng thần sắc lại không có chút gì là mệt mỏi. - Hôm nay Vạn tuế da muốn truyền gặp tất cả các hoàng tử. Bọn lão Bát họ đã vào rồi. Vừa mới truyền chỉ, ta nói đến chừng 17 hoàng tử, nay muốn cùng bàn với các ngươi một tí. Dận Lễ vẫn chưa về sao? Thời tiết này thật là xúi quẩy! Ô Tư Đạo ánh mắt bỗng sáng lên, ngay lập tức lại rủ mi mắt xuống, lẩm bẩm nói: - Tất cả? Tất cả a-ca... hà tất phải gặp đủ cả? Tứ da, không nên trách thời tiết, trận tuyết này có lẽ trời ban cho ông đấy! - Hử? - Không xuống tuyết, Vạn tuế da nhất định phải trở về Tử Cấm Thành! - Ô Tư Đạo ngửa mặt lên trời thở một hơi. - Người về thế giới cực lạc, làm sao có thể ở trong hành cung ấy nhỉ? Long Khoa Đa ở trong thành nhiều binh mã như thế, vạn nhất ông ta là cái đảng chết của Bát da thì Tứ da ông phải tìm đường mà trốn đi đó! Văn Giác gật gật đầu, nói rằng: - Hơn nữa nói bây giờ, Vạn tuế da bảo các ông đến, không biết là ý tứ gì? Tứ da không ngại hãy trả lời cho họ một tiếng, Thập thất da chưa về, đợi về rồi cùng đi đến, kéo dài thời gian xem! Ừ... đã đến cái nước này, thời gian cần nắm chắc từng giây từng phút> Ô Tư Đạo cười nhạt nói rhủ Mã ra tiếp khách! Lập tức có hai người ra ngay; một cao, một thấp, họ đều vào khoảng tứ tuần, nét mặt tươi cười; họ ra dắt hai con vật và mang hành lý vào. Ông chủ Mã đi đầu, tay cầm thìa khóa dẫn đường, nói luôn - A di đà Phật! Cái cửa hàng nhỏ này đã hơn nửa tháng nay không có khách trọ, hôm nay lại đến những năm vị. Các vị đến làm nhà hàng thật phấn khởi! Năm người? Cẩu Nhi vừa đi, vừa nghiêng ngó nhìn ngắm, hỏi: - Nhà ngang phía trước đã có người ở rồi ư? Này ông chủ, chúng tôi ở phòng trên có được không? Chủ quán Mã vội nói: - Phòng trên không được sáng sủa lắm, nhưng bố trí ba vị ở đấy thì tốt, phục vụ cũng tiện... Vừa lúc đó, ông ta thấy Khảm Nhi cúi đầu không nói, còn Cẩu Nhi lúc đó thì như con khỉ được tháo xích, chú ta đi lại, nhòm ngó khắp nơi, người đàn ông họ Mã lại nói: - Nhà ngang phía đông có hai ông hiếu liêm trọ, họ cũng mới đến lúc trưa. Xin các vị cứ yên tâm nghỉ ngơi đi đã, đợi một chút sẽ đưa rượu lên, coi như một chút thành tâm của chúng tôi! Vì hôm nay chúng tôi bận việc mua bán nên không mua được thịt, chỉ có mấy món ăn thường thôi, xin các vị vui lòng cho. Vừa dứt lời thì hai vị khách ở nhà phía đông cũng cùng đi ra, một người mặc áo dài kép lót lụa, dáng mặt dài; một người mặc áo kẻ vải trúc lâm đã bợt mầu nhưng mày thanh, mắt sáng; trông rất nho nhã, tuấn tú. Hai người có vẻ như vừa qua Hoàng Hà, đến nhà trọ này lần đầu; hai người nhìn Dận Chân thấy có dáng vẻ thư sinh bất giác đều mỉm cười. Dận Chân vái chào, hỏi - Hai vị có phải trên đường đến Bắc Vi (52) không? - Thưa vâng, bác kia tên là Lý Phất, tôi là Điền Văn Kính... Người mặt dài cười nói tiếp: - Trên đường nghìn dặm toàn là bãi cát, ở nhà trọ thì lại nhàn hạ không có việc gì, nơi đất khách gặp nhau, bạn văn hữu quá ít, nay chúng ta gặp nhau ở đây, cũng coi là duyên phận. Xin hỏi tôn tính, quý hiệu? Các vị cũng đến ứng thí tại phủ Thuận Thiên chăng? Lý Phất tỏ ra hơi dè dặt, Lý nhìn Dận Chân cười, coi như đó là lời chào. Dận Chân do buồn tẻ đã nhiều ngày, nay đến nơi dân cư đông đúc, nên cũng muốn chuyện trò vui vẻ, thấy Điền Văn Kính hỏi cũng chỉ trả lời qua loa: - Tôi cũng chuẩn bị đi Bắc Bình. Qua câu bác vừa nói, gặp nhau ở đây là duyên phận; vậy chút nữa, chúng ta sẽ uống rượu nói chuyện chơi, có được không? Cẩu Nhi vui vẻ nói: - Chúng tôi có một con cáo, có thịt ăn; chúng tôi xin mời các vị! Chẳng mấy chốc đã chuẩn bị xong, Cẩu Nhi đem con cáo ra sân làm thịt, chú cho thịt cáo vào trong cặp sắt nướng, tiếng thịt nướng kêu "lép bép", rồi chú chuẩn bị muối, gừng, tỏi ướp thịt, khiến mùi thơm ngào ngạt tỏa khắp sân! Khảm Nhi đem con Lư Lư lên phòng trên rồi chú sắp đặt hành lý, đặt một chiếc bàn ở giữa nhà; xuốưới bếp nhìn ngắm, thấy có hai hồ rượu đang hâm trên bếp. Sau đó chú lại đi khắp nhà một vòng, rồi đến cạnh Cẩu Nhi nói: - Không biết nhà xí bên đông ở chỗ nào? Trời tối, bây giờ tớ với cậu, ta cùng đi tìm xem cái nhà ấy nó ở đâu? Thấy Mã chủ quán đi tới, Khảm Nhi nói: - Thịt nướng chín rồi, xin mời các vị ăn trước đi; chút nữa rượu hâm nóng, hai chúng tôi sẽ mang chén lên. Chủ quán cười rồi đi. Khảm Nhi theo Cẩu Nhi lướt qua một đoạn chỗ góc tường, thấy nhà xí ở góc tây tường phía nam, bên kia tường là Hoàng Hà gầm réo suốt ngày. Gió từ sông thổi tới, Khảm Nhi bỗng nhiên rùng mình. Cẩu Nhi cười nói: - Sắp đến tháng ba rồi mà cậu vẫn rét à? Khảm Nhi vừa đi tiểu vừa gọi khẽ: - Cẩu Nhi; xì dầu và muối còn lại, một lát nữa thì cậu đưa xuống nhà bếp. Cậu nghĩ cách tráo hai hồ rượu với nhau. Cẩu Nhi cười hỏi: - Làm thế để làm gì? Khảm Nhi vừa buộc dây quần vừa nói - Bảo cậu tráo thì cậu cứ tráo! Xem mặt cậu kìa. Mẹ nó chứ. Tối nay chúng ta trọ phải hắc điếm rồi! -------------- (47) Đồ ăn mặn: ở đây chỉ các thức ăn không có tính kích thích như: tỏi, gừng, hành và các loại thịt. (48) Lên đậu: xưa kia người ta quan niệm rằng một đứa bé có lên đậu thì mới sống và trưởng thành được.an toàn (49) còn lại người: ý nói Tiểu Lục còn để lại đứa con. (dịch từ cụm từ "thanh sơn". Thanh sơn có nghĩa là núi xanh. Nhưng có thành ngữ "lưu đắc thanh sơn tại, bất phạ một sài thiêu". Có nghĩa bóng là: còn người còn của! (50) Năng thần: vị quan có năng lực (51) Ỷ hà lâm phong: nơi dựa vào sông mà có gió mát (52) Bắc vi: chữ "vi" ở đây có nghĩa là cửa "vi"; cửa trường thi.