Hồi 10
Một Sự Hiểu Lầm

Lưu Tam Thái thực ra chẳng phải sợ gì khi bị nghi ngờ là đồng cánh với bọn Quan Sơn Nguyệt. Chẳng qua, y muốn đóng vai kẻ bàng quan, ít nhất cũng trong lúc này để mong tìm cách hòa giải song phương đi đến chỗ quá khích. Y nghĩ, nếu bên kia thấy y đứng chung với bên này thì khi nào y nói cho bên này mà bên kia chịu nghe, dù y nói phải?
Mọi sự việc trên đời, nếu có thất bại, phần lớn do thiên kiến mà ra cả. Có thiên kiến là nông nổi, do nông nổi mà hành động kém sáng suốt, thường thường sai lầm.
Bây giờ, y thấy song phương khai chiến thực sự lại ác liệt, y vội lướt tới, đưa cao tay khoát nhanh gọi gấp:
– Các vị đừng lầm! Xin song phương cùng dừng tay lại, có lời gì cứ nói với nhau, giải thích cho nhau hiểu! Cần chi phải động thủ?
Quan Sơn Nguyệt thản nhiên như thường.
Một thiếu phụ áo đen chừng như nóng nảy hơn các người kia, cao giọng nói:
– Trưởng Hoa! Tiểu tử đó là ai thế?
Bà ấy hỏi, chẳng phải hỏi về Quan Sơn Nguyệt mà chính là bà hỏi Lưu Tam Thái, bởi y vừa lên tiếng giải hòa song phương.
Quan Sơn Nguyệt không tỏ thái độ như thế nào, chính bà lại nóng biết Lưu Tam Thái can thiệp với tư cách gì, với lý do gì?
Vừa giao đấu với Trương Thanh, Âm Trưởng Hoa vừa nhìn thoáng qua Lưu Tam Thái, điểm phớt một nụ cười, đáp:
– Hắn là Thất Tinh Đao Lưu Tam Thái đấy, tại đất Lương Châu hắn cũng có chút danh phận! Nơi đó người ta cho hắn là một bá chủ địa phương. Mọi sự tranh chấp tại đó đều do hắn phán quyết!
Lưu Tam Thái thẹn đỏ mặt, nhưng thẹn mà tức chứ chẳng phải thẹn mà khiêm nhượng. Y biết rõ Âm Trưởng Hoa mỉa mai y, cho rằng y xưng hùng xưng bá tại Lương Châu, y hay gánh vác việc người. Như vậy, nàng cho rằng y là người thích sanh sự, và rất có thể sự tình hôm nay, nàng cũng cho là y tạo nên!
Y phẫn nộ thấy rõ, nghiêm sắc mặt, cao giọng đáp:
– Âm cô nương. Tại hạ bất quá là một tiểu tốt vô danh đứng trong hàng ngũ khách giang hồ, có oai vọng gì đâu, cô nương nói thế hẳn mỉa mai tại hạ rồi đó!
Âm Trưởng Hoa bất cố, mặc y nói chi thì nói, không buồn cãi vả.
Thiếu phụ áo đen cười lạnh, hất hàm nạt:
– Bước đi chỗ khác gấp! Ai cho phép ngươi can dự vào hành động của bọn ta?
Đã cố ý xử nhũn, đã quyết tâm đem lại hòa khí giữa song phương, người ta chẳng những không tiếp nhận thiện chí của y trái lại còn tỏ thái độ ngạo mạn, chẳng xem y ra quái gì. Lưu Tam Thái dù kiên nhẫn đến đâu cũng không tránh khỏi nổi giận.
Giữa song phương, nếu có cảm tình với một bên, bên đó hẳn là phía Quan Sơn Nguyệt rồi, tuy không cảm tình với bọn Âm Sơn Phái, Lưu Tam Thái cũng chẳng muốn sanh mối bất hòa. Bây giờ, người ta phủ nhận y hết sức sỗ sàng, chán chường thì y còn ngại gì mà không ra mặt đứng hẳn về cánh Quan Sơn Nguyệt?
Lập tức, y rút soạt thanh Thất Tinh Đao giắt nới lưng, cầm tay, thanh đao từng giúp y tạo một thế đứng giữa dòng đời. Y ngẩng cao mặt nhìn sang thiếu phụ, từ từ bước tới, trầm nghiêm giọng hỏi:
– Bà là người chi trong Âm Sơn Phái?
Thiếu phụ khinh thường y thấy rõ, không buồn nhìn đến nửa mắt. Dĩ nhiên, bà không đáp.
Âm Trưởng Hoa cười lạnh cất tiếng:
– Lưu Tam Thái! Ngươi đúng là một kẻ hữu danh vô thực! Lạm xưng là anh hùng tại dất Cam Lương thế mà đến cả mẫu thân ta, ngươi cũng chẳng nhận ra!
Âm Sơn Phái là một danh từ mới, chứ trước kia thì phái đó lấy cái tên là Vô Cực, dựa vào tuyệt kỹ «Vô Cực Kiếm Pháp» mà thành danh. Cho nên, thỉnh thoảng, Lưu Tam Thái cũng gọi là Vô Cực Phái. Y không tưởng thiếu phụ áo đen đó lại là Âm Tố Quân, Chưởng môn nhân Vô Cực Phái.
Y không biết cũng phải, bởi Âm Tố Quân không thường xuất ngoại, hầu hết hào kiệt trên giang hồ chẳng một ai biết mặt bà. Đương nhiên, y cũng chưa từng gặp bà lần nào. Y giật mình, hơi chùn lòng. Bao nhiêu khí khái vừa bộc lộ, y vội thu lại, rồi cung kính vòng tay thốt:
– Thì ra phu nhân là Âm Chưởng môn! Tại hạ biết mình là một tiểu tốt vô danh, từ bao lâu nay, giữ ý không dám làm điều chi đắc tội với quý phái, lịnh ái làm Âm Trưởng Hoa cô nương từng dừng chân tại khách sạn của tại hạ, tại hạ vẫn một mực ân cần nghinh tiếp. Thiết tưởng tại hạ đối xử với người trong quý phái như vậy, kể cũng tất tình rồi, phu nhân không nên buông lời phủ phàng như vậy, đối với tại hạ...
Âm Tố Quân nhướng cao đôi mày:
– Thế ta phải ăn nói với ngươi như thế nào?
Giọng nói của bà vừa lạnh, vừa mỉa mai.
Lưu Tám Thái đã quyết định lấy thái độ đối lập rồi, vẫn phải rùng mình. Tuy nhiên, y không thể đổi tư thế được, chọn vị trí rồi là phải giữ đúng vị trí đó. Y nghiêm giọng đáp:
– Chưởng môn là người có thân phận cao trong võ lâm, Chưởng môn là hàng cao thủ thượng đỉnh trên giang hồ. Thiết tưởng dù sao phu nhân cũng nên theo quy củ mà dùng cái sáo thông thường, tuy không thành thật, song cũng nhã hơn!
Âm Tố Quân cười lạnh:
– Ta không là người trong vũ lâm, ta không là khách giang hồ, bình sanh không thích xuôi ngược bôn ba khắp hang cùng ngõ hẻm, tìm chút lợi, chút danh, cho nên ta chẳng biết thế nào là quy củ giang hồ. Cứ như sự việc vừa diễn tiến, thì chừng như ta có tội với Lưu đại anh hùng. Chẳng hay, đắc tội như vậy thì ta phải làm sao chuộc tội?
Bà cuồng ngạo quá chừng!
Ai nghe giọng nói đó của bà mà chẳng bực tức? Dù có ngán bà đến đâu, con người quá bực tất phải nổ. Thà liều nổ, chết sướng hơn là sống mà không tiêu hóa nổi sự khinh miệt của bà.
Nếu Lưu Tam Thái có là gỗ, là đất, y vẫn bị khích động như thường. Y khoa thanh Thất Tinh Đao một vòng, đoạn cao giọng thốt:
– Vô Cực Kiếm Phái nào phải là một danh môn, chánh phái chi đó mà phu nhân cao mặt? Tại hạ bất quá lấy lễ độ đối xử với đời, tại hạ kính nể phu nhân là vì lễ độ, chứ nào phải vì khiếp sợ đâu mà phu nhân được thể khinh thường tại hạ?
Nếu phu nhân cứ tưởng mình siêu việt, trên hẳn đồng đạo, thì tại hạ sẵn sàng lãnh giáo bậc kỳ tài!
Bây giờ, Quan Sơn Nguyệt mới chen vào câu chuyện. Chàng cười lạnh gọi Lưu Tam Thái:
– Lưu huynh! Vừa rồi, Lưu huynh khuyên tại hạ nên dùng lẽ phải mà giảng giải với nhau, không nên động thủ. Sao bây giờ Lưu huynh lại sôi động tính khí như thế?
Tuy chàng không trông thấy rõ mặt mày của Lưu Tam Thái lúc đó, vì đêm dù có trăng sao song hai người đứng cách xa xa, bóng tối cũng che khuất tầm mắt phần nào chàng vẫn hiểu rõ, gương mặt của Lưu Tam Thái hẳn đang nổi gân xanh chằng chịt.
Đúng vậy, y phẫn nộ cực độ, hét lớn:
– Tại hạ dù là kẻ bất tài, song đường đường cũng là một nam nhân, vóc cao bảy thước, há đi chịu nhục trước mặt một nữ nhân sao? Lấy cái lý mà giảng, họ không nghe, chỉ còn có cách là phải dùng biện pháp mạnh mà thôi!
Âm Tố Quân trầm gương mặt, lạnh lùng gọi:
– Nhị muội đâu? Gã đó ăn nói ngông cuồng, phạm thượng, gã cho rằng vóc cao bảy thước, vậy nhị muội hãy bước ra, chặt bớt một vài thước xem nào!
Một thiếu phụ đứng cạnh bà, cũng vận y phục đen, khẽ «vâng» một tiếng đoạn nhít động đôi vai, thân hình lập tức bay vọt tới. Đồng thời gian, bà ta quét qua một đường kiếm ngang chân Lưu Tam Thái.
Lưu Tam Thái vung tay, hoành đao vòng xuống thấp, quét trả lại.
Đao và kiếm chạm nhau, một tiếng «soảng» vang lên. Đao và kiếm còn nguyên vẹn, chẳng thanh nào gãy, kiếm ở tại chỗ, đao bật dội trở lại.
Lưu Tam Thái lùi hai bước. Như vậy là nội lực của y kém hơn thiếu phụ.
Tuy đánh ra một kiếm, đẩy bật đối phương lùi về phía hậu, thiếu phụ đó vẫn chưa hài lòng. Bà quyết phạt cụt đôi chân Lưu Tam Thái, song đánh hụt thành tức bực, bà «hừ» một tiếng, lập tức lướt theo.
Không đợi bà xuất thủ, Lưu Tam Thái khoa đao một vòng ngăn chận bà liền, không cho bà đến gần.
Nhưng, thiếu phụ quả là tay kiếm tuyệt luân, cùng một lúc, xuất phát hơn bốn chiêu. Tuy nhiên, Lưu Tam Thái hóa giải được hết.
Đứng bên ngoài, Âm Tố Quân thấy thiếu phụ chưa chiếm được tiên cơ, bà trầm giọng thốt:
– Trong vòng mười chiêu trở lại, nếu nhị muội không hạ được gã đó thì đừng mang họ Âm nữa, cho khỏi hổ mặt ta!
Thiếu phụ chấn động thần oai, vung kiếm vùn vụt. Bà nhập nội, quét kiếm hất thanh đao của Lưu Tam Thái bật ra ngoài, đồng thời dùng tay kia, chỉa thẳng một ngón điểm nhanh vào bên trên đầu gối y.
Lưu Tam Thái chưa kịp xoay tay đao trở lại phản công, bỗng nghe nhói ở đùi, chân nhũn lại, không còn tự chủ được nữa, ngã xuống.
Thiếu phụ cười lạnh, thu kiếm lui về, đứng bên cạnh Âm Tố Quân.
Âm Tố Quân bật cười khanh khách:
– Lưu đại anh hùng! Cái vóc bảy thước, sao chẳng dựng đứng nó lên, cho thiên hạ thấy nó cao như thế nào, lại co quắp mà nằm vạ trên mặt đất để làm gì chứ? Thân vóc đó xấu xí lắm sao mà phải thun lại nhỏ hẹp như sợ người trông thấy?
Lưu Tam Thái vừa thẹn vừa giận, thẹn đến tức uất người, song giận thì làm gì được ai, khi tài nghệ của y còn quá kém?
Thẹn quá thành quẩn trí, bất thình lình, y hoành đao, chong mủi ngay yết hầu. Y quyết tự sát.
Không tự sát thì còn làm gì hơn? Y không thể tiêu hóa nổi sự nhục nhã này và ngồi đó mà nghe những lời châm chích mỉa mai của đối phương.
Thanh đao nhít động, ánh đao chớp lên...
Vừa lúc đó, một đạo kình lực lướt ngang qua mặt y, mũi đao dịch ra ngoài, thanh đao bị đoạt mất. Đồng thời gian, một bàn tay nắm vào lưng áo y, nhấc bổng y lên, bàn tay kia vừa đoạt đao, buông đao xuống, đập vào gối y hai lượt.
Lưu Tam Thái nghe nhói khắp thân mình, đang bất động vì bị điểm huyệt, y cử động được liền. Bất giác, y quay đầu nhìn lại.
Thì ra, người ngăn chận y tự sát và giải huyệt cho y chính là thiếu phụ đồng hành với Quan Sơn Nguyệt.
Lưu Tam Thái biết bà tên là Bành Cúc Nhân, Quan Sơn Nguyệt và Trương Thanh xưng hô bà là Bành đại nương, song y chẳng biết công lực của bà như thế nào.
Bây giờ, y mới nhận thức, bà cũng có vũ công cao siêu vô tưởng. Nếu không phải là tay thượng đỉnh, khi nào bà can thiệp kịp thời ngăn chận y tự diệt?
Bành Cúc Nhân nhặt thanh Thất Tinh Đao lên, trao cho Lưu Tam Thái rồi chỉnh nghiêm sắc mặt, thốt:
– Tài nghệ kém người, bại là cái chắc! Bại vì tài nghệ kém, nào phải là một sỉ nhục? Cứ mỗi lúc bại là mỗi lần nông nổi tìm cái chết như vậy thì còn gì là dũng khí của nam nhân? Phàm ai muốn đi đến thành công cũng trải qua thất bại cả, con đường cầu tiến có biết bao nhiêu chướng ngại vật? Mỗi cái thất bại làm một chướng ngại vật đó, phải vượt mọi chướng ngại mới đến cái đích mong muốn.
Nuôi tinh thần cầu tiến mà nông nổi với mỗi cái thất bại, cho bại là nhục thì còn đi đến đâu được?
Lưu Tam Thái đã thẹn vì nhục bại, bây giờ càng thẹn với cái ý đoản của mình! Nông nổi như vậy thì còn mặt mũi nào chen đứng giữa dòng đời?
Tuy nhiên, sự can thiệp của Bành Cúc Nhân, lời quở trách của bà, đều hàm ẩn cái ý xây dựng, y tỏ vẻ khuất phục, tiếp nhận thanh đao, đứng lặng đầu cúi xuống.
Lão nhìn Quan Sơn Nguyệt, mỉm cười, tiếp:
– Công tử muốn chụp thêm vài lượt nữa chăng? Nếu muốn xin công tử cứ tự tiện, bởi công tử sẽ giúp lão phu phát tài luôn.
Quan Sơn Nguyệt sôi giận, cho rằng lão phu chèo đò khinh chàng thái quá.
Chàng toan phát tác, quyết trừng trị sự ngạo mạn của lão.
Nhưng Lạc Tiểu Hồng bật cười hì hì, hỏi:
– Như tôi đây, tôi muốn chụp cổ tay lão trượng, lão trượng có cho không?
Và nếu lão trượng bằng lòng, thì tôi phải trả bao nhiêu bạc cho mỗi cái chụp.
Quan Sơn Nguyệt biết nàng đã nhận ra lão chèo đò là một người có bản lãnh phi phàm, nên muốn thử tài. Chàng định ngăn trở, sợ nàng thất bại, song một ý miện phát sanh, chàng bất động, chờ xem sự việc như thế nào.
Lão chèo đò nhìn thoáng qua nàng, cười nhẹ, gật gù:
– Đúng là hôm nay lão phu đại phát tài! Không ngờ làm ăn quần quật luôn ngày lẫn đêm, vẫn không nuôi sống nổi một thân cũng tưởng phải chết già với túng thiếu nghèo khổ, bỗng nhiên thần tài chiếu cố, dung ruổi các vị mang tiền đến cho! Quý hóa quá!
Lạc Tiểu Hồng «hừ» một tiếng:
– Đừng nói dông dài. Lão trượng muốn đòi bao nhiêu tiền mỗi cái chụp, cứ nói.
Lão chèo đò cười hắc hắc:
– Được bàn tay ngọc của cô nương mó vào cổ tay lão phu, là một điều đại hạnh, khi nào lão phu lại dám đòi tiền? Trên thế gian này, có ai nỡ làm hao tốn cho người đẹp chứ?
Lạc Tiểu Hồng cười nhạt:
– Vậy thì tôi xin đa tạ lão trượng.
Câu nói vừa buông dứt cánh tay liền vung lên, bàn tay phất nhanh, nàng quất ngọn roi vào cổ tay của lão chèo đò.
Lão chèo đò biến sắc, toan rút tay về, nhưng không còn kịp nữa, đầu roi quấn vào cổ tay đến mấy vòng. Lập tức lão vươn cánh tay xa rồi vận công lực gặt mạnh xuống. Gặt như vậy, nếu đường roi còn thẳng, thì phải sút mấy vòng quấn.
Nói là đường roi, chứ thật ra chính là đường dây lưng đỏ của Lạc Tiểu Hồng, khi nàng vung lên, đường dây thẳng ra, nàng sử dụng nó như một ngọn roi.
Biết trước thế nào lão chèo đò cũng làm như vậy để cho đầu dây vuột khỏi tay. Lạc Tiểu Hồng chùng sợi dây, thành ra cái gặt của lão chèo đò chẳng kéo thẳng đường dây, và các vòng quấn không hề sút.
Nhận định cái gặc tay của lão chèo đò đi trọn đà rồi, lập tức Lạc Tiểu Hồng kéo đường dây cho thẳng lại như cũ. Nàng vẫn giữ cho đầu dây quấn vào cổ tay đối phương như thường.
Lão chèo đò hét lên một tiếng, vung tay kia đánh ra một chưởng bất chấp tánh cách hèn hạ của hành động.
Quan Sơn Nguyệt bất bình, lập tức vung chưởng nghinh đón chưởng kình của lão chèo đò. Đánh ra chưởng đó, Quan Sơn Nguyệt vận dụng toàn công phu nội lực bởi chàng thừa hiểu đối phương là một tay không vừa, tuy dùng toàn lực mà chàng cũng chưa chắc gì chống đỡ nổi một chưởng của lão. Do đó, chưởng phát ra rồi, chàng không dám đứng nguyên tại chỗ, cấp tốc đảo bộ nhảy sang một bên.
Nhưng, chẳng rõ tại sao, chưởng lực của lão chèo đò hết sức tầm thường, chẳng những Quan Sơn Nguyệt không nghe một phản lực nào khi song chưởng chạm vào nhau, trái lại kình đạo của chàng còn đánh bật lão về phía hậu của lão vừa ngả xuống lái thuyền, hai tay chỏi nhanh xuống sàn, tung bỗng người lên không, lộn đi một vòng, vọt luôn ra dòng sông rơi xuống kêu «ùm» một tiếng.
Cổ tay của lão còn vướng đường dây lưng của Lạc Tiểu Hồng. Nàng cũng còn nắm vững một đầu, đường nhiên nàng bị giật theo lão, ngã chúi tới, nếu Quan Sơn Nguyệt không nhanh tay đón ngang hông nàng ôm chặt giữ lại, nàng đã phải bay theo xuống dòng sông với lão rồi.
Lão chèo đò rơi xuống nước, bọt trắng ngời ánh trăng bắn lên tứ tung, khi bọt tan sóng lặng rồi, lão cũng mất dạng luôn.
Cũng may, đầu dây kia lúc đó, chẳng rõ tự nhiên sút ra, hay do lão chèo đò mở, thành lỏng lẻo, Lạc Tiểu Hồng bị Quan Sơn Nguyệt ôm chặt, chàng siết vòng tay hơi mạnh, giật cánh tay của Lạc Tiểu Hồng về, đường dây theo tay nàng được rút trở lại.
Với diễn tiến vừa qua con thuyền chao động mạnh, suýt đắm, ba con ngựa trên thuyền hoảng sợ, hí vang rền, vó chồm chồm, chực phóng xuống dòng sông.
Lưu Tam Thái và Quan Sơn Nguyệt vội đưa tay giữa ngựa của họ song chậm một giây, cả hai con đã vọt mình đi rồi.
Chỉ còn lại một con ngựa có sắc lông đỏ của Lạc Tiểu Hồng đứng nguyên tại chỗ.
Hai con ngựa xuống nước, bọt trắng bắn lên, bọt tan, ngựa cũng chìm luôn, chẳng thấy tăm dạng.
Con thuyền lắc lư một lúc, rồi bình ổn lại như cũ.
Lúc đó, Quan Sơn Nguyệt vẫn còn giữ Lạc Tiểu Hồng trong một tay, chàng lỏng cánh tay, đẩy nhẹ nàng ra xa xa.
Chàng hứng nàng, ôm nàng giữ lại cho nàng khỏi nhào luôn, chàng buông nàng ra, sự va chạm xác thịt đó không gây một cảm giác nào nơi chàng, thần sắc chàng thản nhiên như thường. Nhưng Lạc Tiểu Hồng thì khác, mặt nàng bừng đỏ, ánh mắt chớp nhanh mấy lượt. Hơi cúi đầu một chút, nàng ấp úng:
– Đa... đa tạ ngươi... Quan...
Nàng muốn thay đổi cái tiếng ngươi chăng? Nàng sẽ gọi Quan Sơn Nguyệt bằng danh từ nào? Quan huynh đài? Quan đại ca? Quan thiếu hiệp? Quan Lệnh chủ? Nhưng, nàng buông lỏng, chẳng ai biết nàng định chọn danh từ nào.
Dù sao cái chuyển hướng đó cũng có lợi cho Quan Sơn Nguyệt, bởi cả hai đi dần đến chỗ thân mật hơn. Và, khi nào có sự thân mật giữa họ, Quan Sơn Nguyệt mới mong tìm hiểu được những gì muốn hiểu, về lai lịch nàng về Huyết La Sát, mẫu thân nàng.
Quan Sơn Nguyệt bạo dạn hơn, quăng cho nàng một cái phao cứu nguy:
– Tại hạ lớn tuổi hơn cô nương, cô nương cứ gọi là Quan đại ca đi, như vậy là hợp lý lắm!
Lạc Tiểu Hồng lại đỏ mặt một lần nữa, gầm đầu thấp hơn một chút nữa, rồi cũng ấp úng như:
– Quan... đại ca... tiểu muội đa tạ... đại ca!
Quan Sơn Nguyệt hân hoan vô cùng. Chàng toan thốt một câu, bỗng mặt nước sôi động, bọt trắng bắn cao, nước xịt lên thành vòi. Theo vòi nước xịt, lão chèo đò hiện ra, lão đang ngồi trên lưng một con ngựa. Lão cao giọng hỏi:
– Cái vị tiểu cô nương dùng roi kia, chứ Lạc Hành Quân là chi của cô nương?
Lạc Tiểu Hồng không do dự:
– Mẫu thân của tôi đó. Lão trượng hỏi để làm gì?
Lão chèo đò cao giọng:
– Hay quá! Chung quy rồi lão phu cũng tìm được bà! Ngờ đâu bà ấy lại ở vùng này với con gái!
Lạc Tiểu Hồng còn ngây thơ quá chưa rõ lão chèo đò cao giọng thốt như vậy là có ý tứ gì, lão là thân hay thù, đáng lẽ nàng phải dè dặt, trái lại nàng còn chỉ luôn chỗ cư trú:
– Nhà tôi ở cách bến đò bên bờ đối diện độ năm dặm, lão trượng có thể hỏi bất kỳ ai trong vùng người ta sẽ chỉ Tịch Dương Biệt Trang cho mà tìm đến.
Lão chèo đò vẫn cao giọng:
– Cô nương về Biệt Trang, cho bà ấy hay, là ngày mai, đúng giờ ngọ, lão phu sẽ đến tận nơi, bái phỏng.
Nghe câu đó, Lạc Tiểu Hồng biết ngay đối tượng thuộc thành phần nào trong giang hồ rồi, và lão ấy sẽ đến gia trang của nàng với thái độ nào.
Không chịu kém, nàng cũng cao giọng đáp lại:
– Là người có liên quan với nhau, lại có công tìm kiếm nhau qua bao nhiêu tháng rộng năm dài, biết được tin tức rồi, là cứ đến, đến hôm nay được tiếp đón hôm nay, đến ngày mai, ngày kia, vẫn có người sẵn sàng tiếp đón. Chẳng những mẫu thân tôi sẵn sàng mà dì tôi cũng sẵn sàng, nếu cần, tôi cũng sẵn sàng luôn.
Nếu tôi không lầm, thì lão trượng chính là Hồ Hải Dị Tẩu có đúng vậy chăng?
Lão chèo đò sửng sốt. Một lúc lâu lão gật gù, thét:
– Được rồi! Lão phu sẽ đến! Lão phu nhất định phải đến. Cô nương cứ bảo mọi người chuẩn bị sẵn sàng đi nhé!
Lão thúc gối vào hông ngựa, ngựa quay mình, thuận theo dòng nước trôi đi.
Quan Sơn Nguyệt hấp tấp hỏi:
– Lạc cô nương nhận ra lão ta?
Lạc Tiểu Hồng lắc đầu:
– Làm gì tiểu muội nhận ra lão? Đại ca không thấy sao, thoạt đầu tôi cứ tưởng lão là một bằng hữu của mẹ tôi, do đó tôi chỉ chỗ ở liền. Về sau, khi lão ước hẹn gặp mẹ tôi, tôi mới nhận thức ra lão ta tìm mẹ tôi vì ác ý chứ không vì thiện cảm. Mẹ tôi từng đề cập đến danh hiệu của một lão nhân, cũng như hình dáng của lão ấy, có chỗ giống với lão chèo đò này, do đó tôi độ chừng, bất ngờ mà trúng. Lão ta là con người bại hoại nhất trần đời, hơn nữa, lại là một đại cừu nhân của gia đình tôi đấy. Từ bao lâu nay, ngày ngày, mẹ và dì tôi hằng mong đợi lão đến, đến để một lần giải quyết những gì còn đọng lại, dứt khoát vĩnh viễn.
Quan Sơn Nguyệt động tính hiếu kỳ, hỏi:
– Lão ấy có mối thù gì với gia đình lịnh đường?
Lạc Tiểu Hồng lắc đầu:
– Tại sao có mối thù, tôi cũng không hiểu được. Chỉ biết là từ ngày tôi lớn khôn, mẫu thân tôi luôn luôn dặn dò tôi phải lưu ý đến một người có hình dáng như lão. Đồng thời, mẫu thân tôi cũng truyền dạy một đường roi, khắc chế lão ta nếu bất ngờ tôi gặp lão. Tôi cố công luyện tập đường roi đó, hiện nay, cũng được thuần thục lắm rồi.
Quan Sơn Nguyệt hỏi gấp:
– Có phải là đường roi hiền muội vừa thi triển?
Lạc Tiểu Hồng lộ vẻ đắc ý, gật đầu.
Quan Sơn Nguyệt tiếp luôn:
– Vũ công của lão ta kỳ bí quá chừng, như có vẻ tà quái, ngu ca chụp tay lão, dùng toàn lực bóp mạnh, thế mà lão chẳng việc gì, chẳng những thế, lão còn có cách làm cho chưởng lực của ngu ca tan biến mất...
Lạc Tiểu Hồng cười nhẹ:
– Cũng may, lão ta bị đầu roi của tôi quấn trúng vào cổ tay chứ nếu không thì lão đã có làm gì ca ca rồi, và ca ca không còn bình an mà cười nói nữa!
Quan Sơn Nguyệt kinh hãi, hỏi:
– Tại sao?
Lạc Tiểu Hồng thu đường dây lại, đưa đầu dây cho Quan Sơn Nguyệt và Lưu Tam Thái xem, rồi nàng bấm nhẹ nơi chỗ cầm.
Liền theo đó, có hai mũi nhọn, như châm, song lớn hơn châm ló ra, nếu không lưu ý tất không thấy được.
Nàng ngưng bấm, hai mũi châm thụt vào đường dây, rồi nàng bấm đi bấm lại mấy lượt, cho cả hai xem kỹ.
– Đó là một tuyệt kỹ của mẹ tôi, chế biến ra, trị lão ta. Năm xưa lão thất bại nơi tay mẹ tôi, cũng vì tuyệt kỹ đó. Bây giờ, lão bị tôi đánh một lần nữa, hẳn lão không biết tại sao mình bị đánh trúng dễ dàng, và vật gì đã gây thương thế nơi lão.
Hai mũi châm đó, trúng vào cổ tay lão, làm công lực của lão giảm sút đi một phần, do đó lão không dám hùng hổ đối phó với tôi, lão gờm tôi, hẳn cũng phải buông tha luôn ca ca.
Rồi nàng tiếp:
– Mẹ tôi có nói lão ấy luyện một bí công có cái tên là «Tiên Thiên Hổn Văn Vân Nhứ Khí Công», biến thân thể lão như một vật bằng những đường dây đánh lại, rắn chắc, không một loại vũ khí nào, không một công lực nào làm gì lão nổi, trừ ra phải dùng những mũi châm nhỏ, đâm qua kẽ hở của những đường dây mới làm tổn thương đến lão được. Quan đại ca phải biết, kẽ hở của một vật thể bằng những đường dây kết lại, nhỏ như thế nào!
Quan Sơn Nguyệt lo lắng:
– Hai mũi châm đó, có tẩm độc chăng?
Câu hỏi đó làm Lạc Tiểu Hồng không vui. Nàng trầm giọng đáp:
– Đã có cái tên Linh Xà Tiên Pháp, thì làm gì châm có tẩm độc? Nếu châm tẩm độc, tất phải gọi tiên pháp là Độc Xà chứ?
Quan Sơn Nguyệt lại hỏi:
– Nếu châm không tẩm độc, thế tại sao chạm vào cổ tay địch, mũi châm có thể làm suy giảm công lực của địch?
Lạc Tiểu Hồng «hừ» một tiếng:
– Quan đại ca học võ, mà lại có thể hỏi một câu như vậy à? Mũi châm chạm trúng mạch môn, ảnh hưởng đến khí huyết, bao nhiêu chân khí địch dồn tụ, bị cái chạm đó, phát tiết ra hết, địch đang mạnh, mất cả chân khí dĩ nhiên phải trở thành yếu như thường.
Quan Sơn Nguyệt trố mắt:
– Khí huyết ở tại cổ tay sao?
Lạc Tiểu Hồng gật đầu:
– Riêng lão ta thì vậy. Lão ta khác hẳn với tất cả mọi người cho nên tiên pháp đó...
Quan Sơn Nguyệt chận lời:
– Thì sao?
Lạc Tiểu Hồng «xì» một tiếng:
– Thì tiên pháp đó hiệu nghiệm với hai mũi châm, chứ sao? Nếu gặp một đối thủ khác, tôi phải dùng đấu pháp khác, riêng về lão ta, tôi phải áp dụng cách đó. Cho nên, mẫu thân tôi đặc chế ra đường roi này, là cốt để đối phó với một lão ấy thôi.
Chẳng rõ để đe dọa Quan Sơn Nguyệt và Lưu Tam Thái hay nàng nói thật, nàng tiếp:
– Tôi nói hiệu nghiệm, là với cái chủ ý chế ngự hoàn toàn địch thủ, chứ chẳng phải cố tâm sát hại. Đường roi đó, chạm vào cổ tay lão, lão chỉ bị suy giảm công lực thôi, chứ nếu chạm vào cổ tay của bất cứ người nào khác, thì hiệu nghiệm mất công lực không thành vấn đề nữa, hơn thế, người đó phải mất mạng luôn. Cho nên, đường roi, mẫu thân tôi có dặn, chỉ nên sử dụng đối với mỗi một lão ta, ngoài ra đừng khinh thường sử dụng với những người khác, sợ làm chết mạng người.
Sợ Quan Sơn Nguyệt và Lưu Tam Thái không hiểu rành, nàng tiếp luôn:
– Lão ấy có môn công đặc biệt, nên dù bị châm đâm trúng mạch môn, chỉ kém giảm công lực chứ không chết. Những người khác, không có môn công đặc biệt đó, tất phải chết. Tuy nhiên cũng còn do nơi tôi có cho hai mũi châm ló ra hay không. Quan đại ca và Lưu huynh hẳn đã thấy, chính Lưu huynh cũng bị đầu dây quấn cổ tay như lão, mà có sao đâu? Đó là do tiểu muội không xuất phát hai mũi châm. Chứ ngược lại thì hiện giờ Lưu huynh đã ra ma rồi!
Lưu Tam Thái giật mình, thầm nghĩ rất may, nếu nàng có ý sát hại y thì y mất mạng rồi!
Quan Sơn Nguyệt cười nhẹ:
– Tuy chọn ngoại hiệu Huyết La Sát, nghe ra ghê gớm quá, lịnh đường thực ra là một người giàu từ tâm, đánh kính lắm. Có từ tâm mới biết trọng sanh mạng con người, có lương thiện mới luôn khuyến cáo hiền muội dè dặt gây nguy hại cho người khác!
Lạc Tiểu Hồng cũng cười:
– Tôi nghĩ mãi, chẳng hiểu tại sao mẫu thân tôi lại ưng một danh hiệu nặng mùi tử vong như thế, mẫu thân thì đã vậy, dì tôi cũng chẳng khác chút nào, dì tôi cũng có một ngoại hiệu ghê gớm không kém!
Nàng nhìn thoáng qua Quan Sơn Nguyệt và Lưu Tam Thái đoạn tiếp:
– Quan đại ca và Lưu huynh có biết không, dì tôi xưng là Cốt Ma Thần đó!
Nghe một ngoại hiệu như thế, chắc ai ai cũng phải mất ngủ mấy đêm liền!
Quan Sơn Nguyệt giật mình.
Dù chưa thấy mặt, thấy tài, chàng cũng ước đoán được Huyết La Sát và Cốt Ma Thần là những nhân vật thượng đỉnh trong vũ lâm. Những nhân vật như vậy, rất hiếm có trên giang hồ, thế tại sao chàng chẳng hề nghe ai nói đến?
Còn Hồ Hải Dị Tẩu nữa! Lão ấy cũng chẳng phải tay vừa, hẳn xưa kia lão phải có một thời oanh liệt, gây mưa tạo gió khắp nơi.
Bỗng nhiên, đêm nay, chàng lại được biết thêm ba người ngoài cái số mà chàng hoặc có tiếp xúc, hoặc nghe sư phụ đề cập đến.
Họ là những ai? Họ cam sống âm thầm tại một nơi, hẳn phải có một lý do gì, và cái lý do đó phải quan trọng lắm, nên họ cố tránh mọi tiếp xúc với thế nhân.
Chứ chẳng phải như những kỳ nhân, sau những ngày dài đầy sóng gió trên giang hồ, chán nản mọi cuộc đấu tranh, tìm nơi quy ẩn, mong tìm an nhàn để hưởng chuỗi ngày thừa. Không, họ không quy ẩn để tìm thong dong, tự tại, họ tránh đời vì một lý do nào đó!
Và, cứ theo khẩu khí của Lạc Tiểu Hồng, thì những đoạn tình cừu ân oán của họ chưa dứt khoát. Bao lâu nay, họ chờ nhau, họ tìm nhau, mãi đến ngày giờ này, họ mới biết tung tích của nhau.
Sự im lặng của họ trong nhiều năm tháng trôi qua, chỉ là lượn sóng ngầm, cục than hồng vùi dưới lớp tro dày. Bây giờ sóng ngầm đã trôi lên mặt nước, cục than hồng kia cũng nhờ gió quét bay tro mà chưởng ra. Rồi sóng đùa, rồi than cháy, cuộc đụng chạm giữa họ trong nay mai sẽ hãi hùng vô tưởng!
Chàng thầm nghĩ:
“Ta phải làm sao tìm hiểu sự tình giữa họ mới được! Biết đâu sự tình của họ chẳng liên quan trọng đại với toàn cuộc vũ lâm?”.
Chàng nhìn Lạc Tiểu Hồng, hỏi:
– Lịnh đường không thích bôn tẩu trên giang hồ nữa, tại sao người lại ưng ý một danh hiệu rùng rợn như thế?
Lạc Tiểu Hồng lắc đầu:
– Làm sao tôi hiểu được ý tứ của mẹ? Cho đại ca biết luôn, trong gia đình tôi, chẳng ai gọi ai bằng tên thật, mà chỉ xưng hô với nhau bằng ngoại hiệu thôi.
Còn người dượng của tôi nữa, cũng có cái ngoại hiệu ghê gớm không kém!
Dượng tôi là Xú Sơn Thần tuy lấy chữ Xú đặt cho ngoại hiệu, song con người thì chẳng xấu chút nào. Cho rằng dượng tôi là một mỹ nam tử, cũng không quá đáng, bất quá tuổi tác đã cao vậy thôi.
Lại thêm một nhân vật kỳ lạ nữa!
Huyết La Sát! Cốt Ma Thần! Xú Sơn Thần! Cả ba đứng về một phía đối lập với Hồ Hải Dị Tẩu!
Quan Sơn Nguyệt càng suy nghĩ, càng tin cền đại sư câm và điếc. Tại Võ Đang Sơn, lão lấy trộm pho kiếm quyết bí truyền của phái đó, ngoài ra còn dụng độc sát hại vị Chưởng môn là Thiên Cơ đạo trưởng. Lão còn làm nhiều điều tai hại cho các môn phái khác, song ta chưa liên lạc được với các môn phái đó nên chưa rõ sự tình chính xác. Hiện tại tất cả các môn phái đều cho người phân tán khắp sông hồ để tìm lão. Mọi người đều lộ vẻ phẫn hận, do đó ta có thể hiểu những việc lão đã làm nhất định là không tốt rồi.
Trương Thanh đưa tay che mặt, hét to:
– Bà bịa chuyện! Bà nói xấu Gia gia tôi! Bà ăn nói hồ đồ quá! Gia gia tôi chẳng khi nào có những hành động như vậy!
Âm Tố Quân lạnh lùng:
– Ngươi không tin? Muốn biết rõ ràng, ngươi cứ đến Thiếu Lâm Tự và Võ Đang Sơn mà hỏi!
Trương Thanh tức quá, khóc lớn, vừa khóc vừa gào:
– Đi chứ! Tự nhiên tôi phải đi, bà khỏi bảo!
Quan Sơn Nguyệt chỉnh nghiêm sắc mặt:
– Việc gì phải vội, Trương muội? Ngu ca từng sống chung với Truong lão bá qua nhiều năm, lẽ nào không biết tâm tánh của người nào? Nhất định chẳng bao giờ lão bá làm những điều đó! Ngu ca nhận thấy, trong sự tình có chỗ khả nghi, mà dù cho quả thật có những việc như vậy đi nữa, thiết tưởng nân nhân không thể nhiều như vậy. Bất quá, một vài gia đình hay một vài môn phái thọ hại rồi một truyền ra mười, mười truyền ra trăm khiến tất cả ai cũng đề cao cảnh giác.
Khi tất cả đề phòng rồi, người mưu hại còn mong gì hại ai được nữa?
Âm Tố Quân cười lạnh:
– Nói như thế ngươi cũng có lý, song ngươi quên rằng Trương Vân Trúc là con người thâm hiểm, cái chỗ lợi hại của lão ta là vẫn hạ thủ đoạn được như thường dù thiên hạ có phòng bị chu đáo đến đâu. Huống chi, ta đặt một giả thuyết, lão ấy có mưu đồ hèn hạ, thức nhiên lạo thực hiện gấp đôi mưu đồ đó, trước khi phong thanh đồn đãi đi khắp nơi. Do đó, còn ai phòng bị kịp thời?
Bà «hừ» một tiếng, tiếp luôn:
– Khi sự việc được truyền đi khắp sông hồ thì nạn nhân của lão đã nhiều rồi.
Vả lại lão đã đạt được mục tiêu chánh, dù lão có ngưng lại những hành động dã man cũng chả sao bởi những người chưa bị lão hãm hại có thể bảo là chẳng quan trọng gì. Lão đâu cần tận diệt toàn thể võ lâm?
Bà kết luận:
– Hãm hại một số người quan trọng, đủ cho lão lắm rồi, lão có thể biệt tích với niềm thỏa mãn trọn vẹn!
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu:
– Khó tin lắm bà! Nếu sự thực đúng như lời bà nói. Tại sao suốt đoạn đường dài, bọn tại hạ chẳng nghe một khách giang hồ nào đồn đãi?
Âm Tố Quân bỉu môi:
– Việc làm của Trương Vân Trúc, có liên quan đến sự bí mật của các môn phái, trừ những vị Chưởng môn, Trưởng phái ra, hàng môn đệ còn ai dám tiết lộ?
Do đó, các ngươi không nghe khách giang hồ nói đến là lẽ tự nhiên!
Bà giải thích thêm:
– Riêng về cá vị Chưởng môn, Trưởng phái nạn nhân, họ vốn là những người thận trọng, khi nào họ gặp ai cũng tiết lộ sự tình trong phải cả chứ? Cho nên, rất ít người được biết.
Quan Sơn Nguyệt hỏi:
– Nếu là ít người biết, sao bà được biết?
Âm Tố Quân cười nhẹ:
– Nhờ ta có tiếp xúc thân mật với một vài đại môn phái, các vị Chưởng môn không ngần ngại cho ta biết những gì đã xảy ra trong môn phái họ.
Quan Sơn Nguyệt trầm giọng hỏi tiếp:
– Riêng trong Vô Cực Kiếm Phái của bà có những tổn thất gì?
Âm Tố Quân do dự một chút, đoạn nghiến răng nói:
– Tổn thất trong phái của ta rất nặng nề, hơn cả những môn phái khác!
– Mất pho kiếm quyết? Mất lịnh phù, tín hiệu? Hay châu báu ngọc ngà gì?
Âm Tố Quân bật cười ghê rợn:
– Kiếm quyết của Vô Cực Phái gồm hai quyển, người trong họ Âm tập luyện theo sự chỉ dẫn trong quyển hạ, chỉ có Chưởng môn mới tập luyện theo quyển thượng. Quyển thượng gồm tám chiêu kiếm tuyệt độc, bất truyền, làm sao lão trộm được quyển thượng chứ? Luận về giá trị, quyển thượng quý hơn quyển hạ nhiều, nếu lão muốn trộm thì phải trộm quyển thượng, khi nào lão lại nhắm vào quyển hạ? Nhưng ta vẫn còn giữ quyển thượng.
Quan Sơn Nguyệt hấp tấp hỏi:
– Vậy quý phái tổn thất như thế nào?
Âm Tố Quân căm hờn:
– Trạm cuối cùng của lão là Âm Sơn. Từ lâu, ta chưa hề gặp mặt lão, song ta từng nghe giang hồ truyền thuyết lão là một bậc đại hiệp đáng kính nhất trên đời này. Do đó, ta hết lòng nghinh tiếp lão. Ngờ đâu...
Bà phẫn nộ cực độ, cơn giận làm bà uất nghẹn, bắt buộc phải bỏ dở câu nói.
Trương Thanh nóng nảy hỏi:
– Gia gia tôi đã làm gì?
Âm Tố Quân nghiến răng:
– Lão lợi dụng niềm tin của ta, dụ dỗ và gian dâm con gái của ta làm Âm Lệ Hoa, sau đó lại làm nó điên luôn!
Quan Sơn Nguyệt sững sờ, ngây người một lúc lâu, thốt:
– Việc đó... chắc không thể có như vậy đâu bà! Trương tiền bối khi nào lại...
Âm Tố Quân gằn giọng chận lời:
– Vô Cực Kiếm Phái gồm toàn nữ nhân, chỉ có lão là nam nhân độc nhút hiện diện trên Âm Sơn. Lúc đó, nếu không phải lão thì còn ai nữa? Thoạt tiên, ta cũng không nghi lão. Mãi đến lúc sau này ta gặp các vị Chưởng môn hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang nghe họ thuật chuyện, ta mới tin quyết là chính lão làm điều bại hoại đó.
Trương Thanh khóc thét lên, vừa khóc vừa gào:
– Bà nói oan! Bà hồ đồ! Làm gì có việc như vậy!
Gương mặt của Âm Tố Quân biến trắng nhợt, bà trầm giọng gọi:
– Trưởng Hoa! Dẫn em gái ngươi đến đây!
Âm Trưởng Hoa «vâng» một tiếng, đoạn bước đến đám thiếu nữ áo đen dẫn ra một nàng, nàng đó có nhan sắc cực kỳ xinh đẹp, tuổi độ mười bảy mười tám, đôi mắt thoạt láo liên, thoạt đứng tròng, tỏ rõ một con người điên dại.
Trông thấy thiếu nữ điên, Âm Tố Quân sôi giận, quắc mắt nhìn Trương Thanh, cao giọng:
– Chắc ngươi cũng biết ít nhiều về y thuật. Vậy ngươi hãy bước đến xem qua tình trạng của con gái ta, để biết rõ cái tài hại người của cha ngươi!
Trương Thanh đưa tay áo lau ngấn lệ nơi mắt, bước nhanh đến trước thiếu nữ điên, nhìn thần sắc thiếu nữ một chút, rồi lấy tay vạch mắt nàng, xem rất kỹ, lại cầm tay nàng nghe mạch. Sau đó, Trương Thanh quay nhìn Bành Cúc Nhân, trầm giọng gọi:
– Đại nương ơi! Cho tôi một hoàn «Băng Xạ Toàn Mạng Tán» đi!
Bành Cúc Nhân trầm nghiêm gương mặt từ lúc đầu, nghe nàng bảo thế, lập tức mở bao, lấy chiếc bình bằng ngọc, mở luôn nút, trút ra một hoàn thuốc, đoạn bước tới trao cho Trương Thanh.
Trương Thanh nhét vội hoàn thuốc vào miệng Âm Lệ Hoa.
Âm Tố Quân hấp tấp hét lên:
– Ngươi cho nó uống thuốc gì đó?
Bành Cúc Nhân trầm giọng đáp thay Trương Thanh:
– Ngươi yên trí, không phải là độc dược đâu!
Trương Thanh lại dùng tay chà sát khắp mình Âm Lệ Hoa, đoạn nàng lùi ra xa hai bước, đứng chờ kết quả. Gương mặt nàng lộ rõ vẻ khẩn trương.
Quan Sơn Nguyệt cũng lo lắng cho nàng, thấy từng thớ thịt trên mặt nàng giật mạnh, vội hỏi:
– Trương muội làm sao thế?
Trương Thanh cất giọng u buồn đáp:
– Hoàn thuốc cứu nàng tỉnh lại, thì...
Nàng không còn một điểm nhỏ nghị lực nói nốt những tiếng cuối cho tròn câu.
Nàng không nói, Quan Sơn Nguyệt cũng hiểu được, và chàng nghe một áp lực đè nặng lên tâm tư. Nàng không nói nốt, chàng cũng không nói gì. Chàng chỉ bước tới, đứng cạnh nàng như tỏ vẻ dù sao thì nàng đừng quá lo ngại, bởi đã có chàng ở bên cạnh, chàng đủ sức bảo vệ nàng.
Chờ! Chờ một cái gì mà mình không hoàn toàn tin tưởng sẽ đến đúng với ý muốn, chờ với sự khẩn trương trầm trọng trong lòng, là một điều rất khó chịu.
Thời gian chờ đợi. Dù mau, mỗi một phút giây trôi qua, sao nó lâu hơn một ngày, một tháng!
Rồi thì cái cuối cùng cũng phải đến.
Đôi mắt của Âm Lệ Hoa đứng tròng, một lúc sau lại chớp chớp lên được. Có tiếng sôi rột rột trong cổ họng nàng, chừng như nàng nói chi đó, nhưng âm thinh rè rè, chẳng ai nghe rõ là nàng muốn nói gì.
Âm Lệ Hoa chưa nói gì được, nhưng sự thực là nàng đã tỉnh lại rồi.
Trương Thanh đang lo sợ khi nàng tỉnh lại...
Dám phí một hoàn thuốc quý để cứu tỉnh Âm Lệ Hoa, dĩ nhiên Trương Thanh mong mỏi Lệ Hoa tỉnh lại, mong mỏi như vậy nhưng nàng lại sợ lúc Lệ Hoa tỉnh. Chính nàng lại tự mâu thuẫn lấy nàng. Và bây giờ, sự lo sợ của nàng đã thành thực.
Thấy Âm Lệ Hoa tỉnh lại,Trương Thanh rú lên một tiếng đưa hai tay che mặt vừa khóc vừa kêu:
– Quan đại ca ơi, tôi không còn mặt mũi nào sống trên đời! Tôi phải chết, đại ca ơi!
Quan Sơn Nguyệt hết sức bối rối. Trước sự tình, chàng không biết phải ăn nói làm sao!
Âm Lệ Hoa tỉnh lại, nàng sẽ khai ra sự việc đã xảy đến cho nàng. Nếu nàng nhận rằng chính Trương Vân Trúc đã phá hoại cuộc đời nàng thì nàng và Trương Thanh sẽ đối đáp làm sao với Âm Tố Quân?
Trong khi chàng lặng người như tượng gỗ thì Trương Thanh cứ khóc, nàng càng lúc càng khóc to.
Bành Cúc Nhân cũng sững sờ, ngây người tại chỗ.
Bỗng, Trương Thanh buông tay, ngẩng mặt lên, vẻ quả quyết hiện rõ, hét lớn:
– Không! Tôi không tin! Nhất định là Gia gia tôi chẳng hề...
Quan Sơn Nguyệt chặn lời:
– Phải! Ngu ca cũng không tin là Trương lão bá có làm như vậy! Dù sao, nàng ấy cũng đã tỉnh rồi, chúng ta cứ hỏi xem nàng trả lời làm sao cho biết!
Trương Thanh vọt mình tới chụp lấy Âm Lệ Hoa hỏi gấp:
– Tiểu muội ơi! Có một người bại hoại phá hoại cuộc đời của tiểu muội, người đó là ai?
Âm Lệ Hoa mở to đôi mắt ngây dại nhìn Trương Thanh một lúc lâu, lẩm nhẩm:
– Không! Y không phải là con người bại hoại! Y yêu tôi, tôi yêu y, y muốn cưới tôi, tôi muốn lấy y...
Âm Tố Quân kinh hãi, những gì Lệ Hoa vừa nói đúng là ngoài ý tưởng của bà. Bà hét lớn:
– Lệ Hoa! Ngươi điên rồi!
Thì, tự nhiên rồi! Lệ Hoa điên, chính bà đã tuyên bố như thế kia mà! Sao bây giờ bà nói vậy?
Mặc Âm Tố Hoa hét, Trương Thanh hỏi dồn Lệ Hoa:
– Tiểu muội! Cho tôi biết đi! Người đó là ai?
Âm Lệ Hoa ngơ ngác:
– Tôi không biết! Y không nói tên nói họ gì với tôi cả!
Quan Sơn Nguyệt lập tức hướng sang Âm Tố Quân, hỏi:
– Trương tiền bối đã được các vị khoản đãi trọng hậu, lẽ nào các vị không nhận ra?
Âm Tố Quân «hừ» một tiếng:
– Nó có khi nào chường mặt tiếp khách đâu mà nhận ra người nầy hay người khác?
Trương Thanh lại hỏi Âm Lệ Hoa:
– Người đó hình dáng như thế nào?
Âm Lệ Hoa trầm ngâm một lúc lâu, gương mặt nàng lộ vẻ khó khăn vô cùng.
Rồi nàng thở dài, lắc đầu đáp:
– Tôi quên mất rồi! Tôi chẳng biết phải tả làm sao cho đúng hình dạng y, song nếu gặp lại thì tôi biết ngay. Chúng tôi gặp nhau trong bóng tối, bất quá tôi còn nhận thức được y, qua thinh âmhừng như chưa bao giờ thấy mẹ có thái độ đó đối với nàng, Lạc Tiểu Hồng trố mắt, thốt:
– Mẹ nói sao thế? Quan đại ca tuy thuộc giới giang hồ song chẳng giống bất cứ một người nào trong giang hồ, huống chi, bản lãnh lại cao, hóa giải Linh Xà Tiên Pháp của con rất dễ dàng!
Thiếu phụ chớp nhanh đôi mắt, «ạ» khẽ một tiếng, đoạn bà nhìn Quan Sơn Nguyệt kỹ hơn, một lúc lâu, hỏi:
– Được lắm! Ngươi đã tiếp được ngọn roi của Tiểu Hồng lại tìm đến đây, hẳn có ý muốn cùng ta so tài?
Quan Sơn Nguyệt vội đáp:
– Tại hạ nào dám có ý đó, tiền bối! Chỉ vì... qua cuộc đàm thoại với lịnh ái, tại hạ được biết tiền bối là một nhân vật thượng đỉnh trong vũ lâm, bản tính của tại hạ là rất ái mộ bậc hiền tài, nghe nơi nào có cao nhân là tìm đến bái phỏng để tỏ lòng tôn kính, có thế thôi. Mong tiền bối hiểu cho.
Thiếu phụ vẫn lạnh lùng:
– Ta không xứng đáng cho người đời tôn kính, lời khen tặng của ngươi, ngươi hãy lấy lại, cất đâu đó, dành khi nào có gặp người có chân tài, hãy tặng họ, ta không dám nhận đâu.
Bà trầm giọng tiếp nối:
– Từ nhiều năm qua, ta chọn nơi vắng vẻ thanh tịnh này dựng lên ngôi nhà cỏ, cam sống âm thầm, không muốn tiếp xúc với người đời, nhất là hạng người thuộc giới giang hồ. Giả như người không có điều chi chỉ giáo ta, thì xin vô phép vậy, ta mời ngươi đi nơi khác. Bình sanh, ta không thích bị ai phiền nhiễu!
Bà cự tuyệt khách từ phương xa đến, cự tuyệt thẳng thắn, lạnh lùng, bất chấp cái lễ độ khuôn sáo giang hồ.
Bình sanh Quan Sơn Nguyệt chưa hề gặp một nhân vật nào nói năng cộc lốc như thế.
Bà xử sự minh bạch như vậy, Quan Sơn Nguyệt phải đối đáp làm sao?
Thốt xong, bà quay mình, chuẩn bị trở vào trang.
Bà trở vào trang, là đóng cổng trang, bỏ mặc Quan Sơn Nguyệt bên ngoài, cổng trang ngăn đôi người đời và người quy ẩn, bên trong cổng, là vùng cấm địa, chàng vĩnh viễn không được vào, bất cứ ai cũng không được vào, dù chàng được Lạc Tiểu Hồng mời đến, dù chàng đến với hảo ý rõ rệt.
Chàng sửng sốt, đã đành. Lạc Tiểu Hồng cũng sửng sốt không kém chàng.
Sự việc diễn tiến đúng là ngoài ý muốn của nàng. Nàng kêu lên:
– Mẹ! Tại sao mẹ có thái độ đó đối với họ? Chính con mời họ đến đây mà!
Thiếu phụ nạt khẽ:
– Ai bảo ngươi mời? Sao ngươi hồ đồ thế? Đã bao nhiêu lần, ta từng khuyến cáo ngươi, là tuyệt đối không nên tiếp cận người trong giới giang hồ, ngươi tự tiện cãi lời ta, chẳng những thế, ngươi còn toan cưỡng bức ta phải chiều theo ý ngươi nữa rồi! Có lẽ ngươi định vượt ra ngoài sự quản thúc của ta rồi!
Lạc Tiểu Hồng xanh mặt hấp tấp giải thích:
– Trời! Sao mẹ nói thế? Con nào dám trái ý mẹ? Chẳng qua, Quan đại ca không phải tầm thường như bất cứ ai trong giới giang hồ, huống chi tuy còn nhỏ tuổi, Quan đại ca đã có cái danh rất trọng!
Nàng nhìn thoáng qua Quan Sơn Nguyệt đoạn tiếp:
– Mẹ biết không, Quan đại ca là Minh Đà Lệnh Chủ đời thứ hai đó!
Thiếu phụ chừng như có giật mình. Bà quay người lại, đối diện với Quan Sơn Nguyệt như trước, nhìn chàng một lúc hỏi:
– Minh Đà Lệnh Chủ đời thứ hai? Lệnh chủ đời thứ nhất có phải là Độc Cô Minh chăng? Ta chưa hề nghe nói có một Lệnh chủ đời thứ hai mà? Tại sao Độc Cô Minh lại để cho ngươi mang cái danh hiệu đó?
Đến lượt Quan Sơn Nguyệt giật mình. Thế ra bà này biết rõ sự phụ chàng?
Bà là ai, tại sao ngày trước sư phụ chàng không hề đề cập đến bà?
Chàng đáp:
– Lệnh chủ đời thứ nhất, chính là ân sư của tại hạ. Người đã du tiên rồi, vâng theo di ngôn của người, tại hạ thừa kế cái danh hiệu Minh Đà Lệnh Chủ.
Thiếu phụ cười lạnh:
– Độc Cô Minh chết rồi à? Độc Cô Minh chết làm sao được chứ? Tiểu tử, giả như ngươi định lừa ta, thì ngươi lầm! Lầm to đó, tiểu tử!
Quan Sơn Nguyệt lại giật mình lượt nữa. Cái việc ân sư của chàng chết, sao lại có nhiều người không tin như thế? Người thứ nhất, là Bành Cúc Nhân. Bà ấy tuy không nói rõ, song chừng như đinh ninh là ân sư chàng vẫn còn sống trên đời này. Chàng hết sức hoang mang. Bây giờ lại có thêm một người thứ hai, không tin là ân sư chàng đã chết. Thế là nghĩa gì? Hay là thực sự, ân sư chàng chư chết?
Bành Cúc Nhân và Huyết La Sát, ngày trước, có quen biết với ân sư chàng chăng?
Nếu cả hai đều cho rằng ân sư chàng chưa chết, hẳn họ biết hiện tại ân sư chàng đang ở tại địa phương nào. Có biết như vậy, họ mói dám đến quả quyết là ân sư chàng chưa biết. Bành Cúc Nhân úp mở về việc đó, và thoái thác mãi, không chịu chỉ chỗ ở hiện tại của ân sư chàng. Huyết La Sát có chịu chỉ cho chàng biết chăng, nếu chàng hỏi bà ta?
Trầm ngâm một lúc, chàng hỏi:
– Làm sao tiền bối biết là ân sư của tại hạ chưa chết?
Thiếu phụ cười lạnh:
– Biết hay không biết, biết bằng cách nào, tại sao biết, đó là việc của ta, đâu phải bổn phận phải giải thích cho ngươi rõ? Ta không có lý do gì bắt buộc phải thỏa mãn hiếu kỳ của ngươi hay bất cứ ai khác. Cho ngươi biết, nếu lão ấy chết đi, thì cái tin lão ta chết, sẽ đến tai ta trước nhất, trước cả ngươi. Lão giao phó Minh Đà Lệnh cho ngươi, là để được rảnh trí, đến một địa phương nào, đó thôi!
Chàng ướm một câu:
– Tiền bối biết ân sư của tại hạ hiện ở đâu chăng?
Thiếu phụ cười lạnh:
– Lão ta không có nói cho ngươi biết sao?
Quan Sơn Nguyệt tỏ thật:
– Tại hạ đinh ninh là ân sư đã chết, cái ngày mà người lên đường, bỏ tại hạ lại một mình, tại hạ cho rằng người đi tìm một nơi yên tịnh, để rũ sạch nợ trần, do đó, tại hạ không hỏi gì mà người cũng chẳng nói gì. Như vậy, làm sao tại hạ biết...
Thiếu phụ suy nghĩ một chút, đoạn gật đầu:
– Hỏi ngươi như vậy, chứ ta cũng thừa hiểu ngươi chẳng biết chi đâu. Bởi, làm gì Độc Cô Minh có can đảm nói sự thật cho ngươi nghe?
Nhưng, bà chưa đáp đúng câu hỏi của Quan Sơn Nguyệt. Bà chỉ thốt tiếp:
– Thôi, được rồi, vì ngươi là truyền nhân của Độc Cô Minh, ta phá cách tiếp đón ngươi. Vậy hãy theo ta, vào trang.
Lạc Tiểu Hồng không cần hiểu mẫu thân và Quan Sơn Nguyệt nói gì với nhau, nàng chỉ sợ mẫu thân không chấp nhận cho Quan Sơn Nguyệt lưu lại trang thôi. Bây giờ, thấy mẹ chấp thuận rồi, nàng cao hứng vô cùng, vừa cười vừa sà vào lòng Huyết La Sát, kêu rối rít:
– Mẹ tốt quá! Mẹ tốt vô cùng!
Nàng tiếp luôn:
– Mẹ ơi! Ngoài Quan đại ca ra, đêm rồi con còn gặp một người nữa, chính là cái người mẹ thường đề cập đến, và dặn dò con phải đề phòng đó! Con gặp lão ta trên dòng Huỳnh Hà, con tặng luôn lão một ngọn roi, Quan đại ca lại bồi tiếp một chưởng lão phải nhảy xuống sông!
Huyết La Sát biến sắc, hấp tấp hỏi:
– Con đã gặp Hồ Hải Dị Tẩu? Lão ta...
Lạc Tiểu Hồng cười hì hì:
– Đúng là lão, chứ còn ai khác nữa! Hình dáng lão cũng đúng như mẹ và dì mô tả với con đó.
Rồi nàng bĩu môi, tiếp luôn:
– Mẹ và dì cứ cho lão là một tay lợi hại! Hừ! Con xem lão bất quá chỉ là một kẻ giá áo, một túi cơm chẳng có giá trị quái gì!
Huyết La Sát chận lời gấp:
– Đừng nói nhảm, con! Lão ấy có tài hay không rồi con sẽ biết. Bây giờ, con hãy thuật cho mẹ biết, sự tình như thế nào?
Lạc Tiểu Hồng đáp:
– Lão nhảy xuống sông, một lúc sau lại nhô mình lên, nêu danh tánh của mẹ, lại ước hẹn trưa nay, đến đây tìm mẹ. Nhờ vậy con mới chắc chắn là không nhận lầm.
Huyết La Sát biến sắc mặt:
– Thế thì làm sao? Bạch Cốt Ma Thần và Xú Sơn Thần vắng mặt, một mình mẹ đối phó thế nào nổi với lão?
Lạc Tiểu Hồng cười lớn:
– Con biết như vậy lắm, cho nên, lão ta đòi đến đây hôm nay, con lại bảo lão để đến ngày mai hãy đến, cho mình có thời gian thông báo dì và dượng...
Nàng vẫn cười, nhìn thoáng qua Quan Sơn Nguyệt, đoạn tiếp luôn:
– Thực ra, điều đó không cần thiết lắm, bởi có Quan đại ca và con đây chi?
Chúng ta thừa sức đối phó với lão!
Huyết La Sát trừng mắt, gắt:
– Con biết gì mà nói?
Bà khoát tay, giục:
– Sẵn ngựa đó, con đi gấp đi, gọi ngay Bạch Cốt Ma Thần và Xú Sơn Thần đến đây cho mẹ!
Lạc Tiểu Hồng xịu mặt:
– Người ta mới về, còn mệt mẹ lại sai đi nữa! Trong trang chẳng thiếu chi người, sao mẹ không sai khiến?
Huyết La Sát chưa kịp nói gì, bỗng có tiếng cánh chim vỗ trên không, hòa lẫn với tiếng lục lạc vang rền.
Hơn mười con chim câu từ xa bay đến, vầng vầng trên đầu họ.
Lạc Tiểu Hồng vỗ tay reo lên:
– Khỏi cần đi đâu! Dì và dượng đã đến rồi!