Hồi 62
Hận Tràn Vũ Trụ

Đợi mãi, không nghe Quan Sơn Nguyệt nói gì, Lý Trại Hồng dùng cái dịu để khích động chàng hơn là lấy lời nghiêm trách cứ:
– Mẫu thân của công tử xử sự rất phân minh, ân ra ân, oán ra oán, lúc sanh tiền cũng như khi tử hậu, tại sao xông tử không tưởng nghĩ đến bà?
Quan Sơn Nguyệt vô cùng thống khổ:
– Lưu Ảo Phu là con của Lưu Dật Phu, thì cái việc báo cừu cho Lưu Dật Phu phải do Lưu Ảo Phu mới hợp lý...
Lý Trại Hồng cười lạnh:
– Giả như Lưu Ảo Phu bảo công tử đưa hắn đến gặp Ôn lão bà, thì công tử có đáp ứng chăng?
Quan Sơn Nguyệt chỉnh sắc mặt:
– Tại hạ có thể đáp ứng. Bởi, việc làm của hắn có lý do chính đáng.
Lý Trại Hồng «hừ» một tiếng:
– Cái lý do của tôi còn chánh đáng hơn, công tử ạ. Bởi vì, việc là việc của lịnh đường, mà tôi là người thụ ủy của lịnh đường. Bà chọn tôi làm, chứ không chịu ủy thác cho Lưu Ảo Phu. Chứ nếu bà chọn Lưu Ảo Phu, thì bà đâu có đòi hỏi được chôn chung mộ với phụ thân công tử? Bà cũng có thể đòi hỏi được chôn chung chỗ với Lưu Dật Phu lắm chứ! Cho nên, bà không muốn cho Lưu Ảo Phu làm cái việc báo thù, bà nhận thấy chính bà phải đàm đương mới hợp tình, hợp lý, không làm được thì bà chọn người khác mà giao phó, nhất định không chọn Lưu Ảo Phu. Vả lại, biết đâu chừng Lưu Ảo Phu chẳng đổ trút cho bà rồi nặng lời mai mỉa bà?
Nàng tiếp hỏi:
– Giao phó việc trả thù cho Lưu Ảo Phu, bà phải do hắn mang xác bà về tận mộ phần của phụ thân hắn, chôn chung. Điều đó, công tử có chịu chăng?
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu:
– Không chịu là cái chắc, Tiên Tử ơi. Tuy nhiên, tại hạ biết, mẫu thân tại hạ không đòi hỏi sự đó.
Lý Trại Hồng mỉm cười:
– Bởi thế, bà không để cho Lưu Ảo Phu báo thù. Trên danh nghĩa, bà là vợ của Lưu Dật Phu, thì vợ phải trả thù cho chồng. Báo được thù chồng, là trách nhiệm của bà đối với người quá cố tròn vẹn.
Quan Sơn Nguyệt «hừ» một tiếng:
– Thì mẫu thân tôi đã nuôi dưỡng Lưu Ảo Phu nên người rồi đó, như vậy cái trách nhiệm của mẫu thân chưa tròn vẹn sao?
Lý Trại Hồng lắc đầu:
– Công tử không hiểu lịnh đường một cách sâu xa! Nuôi dưỡng con côi là bổn phận của người mẹ, không thể lầm lẫn bổn phận với trách nhiệm được. Cái trách nhiệm thực sự của người vợ là phải báo thù chồng, tự mình báo thù cho chồng, không làm được việc báo thù là không thể nhắm mắt mà về cùng tổ tôn nơi chín suối. Chưa làm được mà chết, thì bà có thể giao phó cho người khác làm thay. Trong việc chọn lựa người ủy thác, hẳn bà có đắn đo, suy xét kỹ. Sở dĩ bà không bảo Lưu Ảo Phu làm thay bà, là vì bà có quan niệm của bà, và cái quan niệm đó, tôi vừa giãi bày cho công tử rõ, bằng mọi giá, chúng ta phải tôn trọng quan niệm của bà.
Quan Sơn Nguyệt nhìn xác mẹ, đôi mắt của bà chưa khép hẳn chừng như bà còn hi hí ra đó, để chờ sự quyết định của chàng, rồi mới nhắm mắt buông xuôi hoàn toàn, cho hồn về âm cảnh, mang theo niềm tin là những ý nguyện chưa tròn sẽ nhờ người làm được tròn.
Giang Phàm đổ lệ nhòa đôi mắt, bước tới chen vào:
– Sao Quan đại ca chưa nói? Nói đi cho bá mẫu an hồn...
Lý Trại Hồng cười lạnh:
– Lịnh đường đối xử với công tử, kể ra rất trọn tình mẫu tử, giả như bà ủy thác việc đó cho công tử, công tử có cự tuyệt chăng? Giả như lúc lâm chung bà yêu cầu công tử...
Quan Sơn Nguyệt quỳ xuống, đổ lệ như mưa, hướng về Nguyệt Hoa phu nhân, rên rỉ:
– Mẹ! Xin mẹ tha thứ cho con! Con không thể giúp làm tròn ý nguyện của mẹ! Chẳng những sự tình liên quan đến Ôn lão bà, mà còn liên qua đến sư phụ của con. Hồn mẹ có linh thiêng xin xét lại cho con! Mẹ ơi! Mẹ có thể bảo con chết, mẹ có thể bảo con làm bất cứ việc gì, song mẹ đừng buộc con phải trái đạo làm người, mẹ đừng bắt con phải chỉ ra địa phương đó!
Lý Trại Hồng thở dài:
– Thế thì thôi vậy. Tôi sẽ hộ tống thi hài của phu nhân, về tận Đại Ba Sơn chôn chung mộ với Lưu Dật Phu.
Nàng than với hồn phu nhân:
– Cúc tỷ ơi! Tiểu muội không ngờ Cúc tỷ hạ sanh một người con như vậy...
Quan Sơn Nguyệt lại nhìn các mẹ, rồi chàng cởi chiếc áo ngoài của bà, quấn kín xác, bế nơi tay, toan bước đi, song còn nói vội:
– Lý Tiên Tử đợi một chút, tại hạ còn xem qua...
Lý Trại Hồng không ngăn trở, song chàng không đi đâu cả. Thấy thế, Lý Trại Hồng vạch phần áo che mặt của phu nhân, bảo:
– Công tử xem đôi mắt của phu nhân kìa, đôi mắt vẫn chưa khép lại! Bà còn nuối níu một cái gì, bà còn hận một cái gì...
Khích thích cực độ, Quan Sơn Nguyệt rút đoạn kiếm gãy, toan đâm mạnh vào ngực mình.
Giang Phàm lập tức vung tay, hất đoạn kiếm, gắt:
– Đại ca định làm gì chứ?
Quan Sơn Nguyệt rít lên:
– Tại hạ nói ra, là không giữ tròn đạo nghĩa mà không nói ra thì không tròn đạo hiếu, làm người hỏng cả nghĩa lẫn hiếu, thì còn sống làm chi, Giang Phàm ơi, đừng cản trở tại hạ.
Giang Phàm khóc thét lên:
– Đại ca chết rồi tôi làm sao?
Quan Sơn Nguyệt cùng khóc to:
– Tại hạ tự chiếu cố lấy mình còn chưa xong, làm sao chiếu cố đến cô nương được?
– Quan đại ca!
Nhưng, nàng sững sờ, cấp tốc dừng chân lại ngay.
Nàng dừng chân đột ngột, nàng sững sờ, chẳng khác nào đang chạy rồi bị con beo trắng chận đường. Bởi, Quan Sơn Nguyệt lúc đó, giương tròn mắt nhìn nàng, nhìn như một người xa lạ, bình sanh chưa hề gặp nhau lần nào.
Trương Thanh nghe con tim nhói lên, qua phút giây sửng sốt lại bước tới, nắm tay chàng, khóc thành tiếng:
– Quan đại ca! Đại ca lành thương thế rồi phải không? Tại sao đại ca không quan tâm đến tiểu muội?
Quan Sơn Nguyệt rút tay về, chỉ nhìn nàng chứ không nói tiếng nào. Ánh mắt của chàng ngơ ngơ ngác ngác như chẳng hề nhận ra nàng là ai.
Trương Thanh càng khóc lớn hơn.
Trời! Trải qua bao nhiêu gian khổ, vượt ngàn dặm đưa chàng đến đây, tìm danh sư chữa trị độc cho chàng từ cái chết trở về cái sống. Làm tất cả cho chàng, để đánh đổi được cái gì? Một sự lạnh nhạt đến hãi hùng! Chàng đáp lại cho nàng sau bao nhiêu vất vả vì chàng như vậy đó sao? Chàng đáp lại tình nàng trong mấy năm dài chung sống bên cạnh nhau như vậy đó sao?
Bành Đại Nương thức tỉnh nàng ngay:
– Tiểu cô nương! Đừng gây dao động cho hắn. Cô nương không trông thấy đôi mắt của hắn sao? Hắn còn nhìn gì được nữa, mà có nhận hay không nhận ra cô nương?
Trương Thanh giật mình, nhìn kỹ đôi mắt của Quan Sơn Nguyệt. Đôi mắt lờ đờ, mất thần thấy rõ. Nàng nghĩ, có thể chàng mất luôn mọi tri giác khác.
Một con người mất cả tri giác còn có phản ứng gì trước mọi tiếp xúc? Con người đó, tuy còn biết đi, đứng, biết ăn... song có khác gì hình gỗ?
Trong khi đó, nữ lang áo hồng lạnh lùng nhìn Bành Đại Nương, gằn từng tiếng:
– Bành Cúc Nhân! Ngươi to gan lắm đấy! Sư phụ ta đã mấy phen cho ngươi biết cái ý của người là chẳng bao giờ chấp nhận cho ngươi đưa nàng kia vào cốc. Tại sao ngươi cãi lời sư phụ ta? Ai cho phép ngươi tự tung tự tác thế chứ?
Bành Đại Nương «hừ» một tiếng:
– Ta làm việc gì, ta chịu trách nhiệm về việc đó, không ai mượn ngươi can dự vào!
Trương Thanh nghi quyết nữ lang là Khổng Linh Linh. Nàng hấp tấp hỏi:
– Khổng tiểu thơ! Quan đại ca của tôi làm sao thế này?
Đúng như nàng đoán, nữ lang chính là Khổng Linh Linh.
Khổng Linh Linh cười lạnh một tiếng:
– Ngươi không thấy chi hết sao, lại còn phải hỏi ta? Rành rành trước mắt ngươi đó mà?
Trương Thanh dù ngu xuẩn đến đâu cũng nhận ra ác cảm trong giọng nói của Khổng Linh Linh. Tuy nhiên, nàng cố nhẫn nại, trầm tĩnh thốt:
– Tôi hỏi, là hỏi về tình huống của chàng, tôi muốn biết chàng có hy vọng khôi phục nguyên trạng hay không...
Khổng Linh Linh cười lạnh:
– Ngươi là chi của hắn, lại tỏ ra qua quan tâm như vậy?
Trương Thanh giật mình. Nàng phải đáp làm sao đây?
Bành Đại Nương gỡ rối cho nàng, bà điểm nụ cười lạnh, đáp thay:
– Nàng là vị hôn thê của thiếu niên đó. Vợ quan tâm đến chồng là lẽ đương nhiên!
Khổng Linh Linh biến sắc mặt, cao giọng hỏi dồn:
– Có chắc như vậy không?
Trương Thanh đỏ mặt. Đành rằng, nàng yêu Quan Sơn Nguyệt, nàng nuôi mộng trở thành vợ chàng. Cái ý nghĩ đó đã đến với nàng trong mấy năm qua, chứ chẳng phải mới đây. Như vậy là nàng rất quen với tiếng vợ, tiếng chồng, thế mà giờ đây, Bành Đại Nương nói đến cái việc nàng đã nghĩ đến từ lâu, nàng vẫn thấy thẹn như thường. Tuy sự thực là thế, dù chưa thành hôn, dù chưa được Quan Sơn Nguyệt chánh thức đáp ứng, nó vẫn là sự thực.
Đang nuôi mộng, nàng có thể phủ nhận lời tuyên bố của Bành Đại Nương chăng? Phủ nhận là đi ngược lại nguyện vọng của nàng, điều đó hẳn nàng không thể làm rồi! Còn thừa nhận? Tựa vào đâu, nàng dám thừa nhận một việc lớn lao? Vả lại hôn nhân là điều tối trọng trong một đời người, hôn nhân không thể được thừa nhận đơn phương, trừ khi có sự đồng ý của đối phương.
Không phủ nhận, không thừa nhận, nàng thừ người ra đó.
Bành Đại Nương một lần nữa giải nạn cho nàng. Bà nhếch nụ cười mỉa hỏi:
– Điều đó có quan hệ gì đến ngươi, sao ngươi muốn đi sâu vào đời tư của kẻ khác?
Chừng như Khổng Linh Linh sôi giận về Trương Thanh nhất là sau khi Bành Đại Nương tuyên bố như vậy. Nàng sôi giận, phải tìm cách phát tiết niềm phẫn nộ đó.
Chưa kịp trút nó lên đầu Trương Thanh, nàng lại bị Bành Đại Nương móc xéo, bất giác hét to:
– Bành Cúc Nhân! Ngươi ỷ trượng vào đâu lại dám buông những lời như thế với ta?
Bành Đại Nương cũng nổi giận:
– Câm ngay! Ngươi là cái quái gì, dám có thái độ khinh miệt đối với ta? Ta vì nể trọng Tuyết Lão Thái Thái, nên thường thường nhẫn nhịn, để cho ngươi có chút mặt mày, ngươi tưởng là mình cao quý lắm sao? Cho ngươi biết, đến thân phụ ngươi kia, gặp ta rồi còn phải nghiêng mình tỏ vẻ cung kính, chẳng hề dám gọi đến tên ta. Ngươi nên xét lại cái bé nhỏ của ngươi, khép mình trong khiêm cung từ tốn, có như vậy mới hưởng lộc lâu dài đó, cô bé ngu!
Khổng Linh Linh biến sắc mặt trắng nhợt, chỉ tay thẳng vào mặt Bành Đại Nương rít lên:
– Phi Thiên Dạ Xoa Bành Cúc Nhân! Đừng đem sự việc giang hồ hống hách dọa khiếp ta. Ta chỉ biết, ngươi chỉ xứng đáng làm một tên nô lệ cho sư phó ta, đã là tỳ bộc của sư phó ta, ngươi phải tuân theo mạng lịnh của ta. Ta ra lịnh cho ngươi rời ngay nơi này!
Nàng gằn từng tiếng:
– Ta bắt buộc ngươi ly khai ngay nơi này ngay, ngươi có nghe không?
Bành Đại Nương trầm giọng:
– Tại đây, không một ai ra lịnh đối với ta, trừ Tuyết Lão Thái Thái!
– Chiêu thứ hai, chém áo thay người, đó là tôi đáp lại cái công dưỡng dục, công ân tôi đáp đủ, giữa tôi và bà cầm như dứt hẳn rồi đó bà nhé. Chiêu thứ ba mới đúng là chiêu Báo Hận, chiêu ôm cái hận nghìn đời, nó phải nặng nề và ác độc, bà ghi nhớ cho! Chiêu Báo Hận sẽ giải tỏa mối trường hận bà ơi!
Nguyệt Hoa Phu Nhân như điên tiết, vọt lên, Hoàng Diệp kiếm chớp sáng, kiếm quang tỏa rộng lấp lánh như ngàn lá rung rinh. Kiếm quang cuốn tới bao quanh Lưu Ảo Phu.
Mọi người tại cục trường đều bị tình thế thu hút mất tâm thần, không ai lưu ý đến Tạ Linh Vận. Y thừa dịp đó len lén rút lui ẩn mình.
Rồi tiếng kiếm vang lên, Lưu Ảo Phu đã phản công.
Thật là khốc liệt! Một cuộc chiến hãi hùng vì hai mẹ con đều lợi hại, và hy hữu vì một cuộc chiến hãi giữa hai mẹ con!
Song phương tương trì với nhau một lúc. Nguyệt Hoa Phu Nhân luôn luôn tiến công, song không làm sao đánh thủng bức tường tử quang của Lưu Ảo Phu.
Mà Lưu Ảo Phu cũng chưa xuất phát chiêu thứ ba như hắn đã cảnh cáo, hắn chỉ lo phòng thủ quanh mình.
Hắn chưa muốn xuất phát chiêu đó, hay kiếm quang của Nguyệt Hoa Phu Nhân dồn ép sát quá hắn không thi thố gì được?
Quan Sơn Nguyệt nôn nóng, không thể đứng bên ngoài nhìn mãi, hú lên một tiếng lớn, vung kiếm theo thế Bạch Hồng Quán Nhật đánh vào.
Vầng tử quang đột nhiên mở rộng như cơn bão quét dài, thoạt tiên quét tạt vầng hồng quang của Nguyệt Hoa Phu Nhân, sau đó mới cuốn về vầng bạch quang.
Một tiếng xoảng vang lên, thanh Bạch Hồng của Quan Sơn Nguyệt bị tiện đôi, chỉ còn một đoạn ngắn trong tay chàng.
Chàng bị chấn động khỏi vị trí ngoài nửa trượng.
Búi tóc trên cao bị Tử Sinh kiếm tiện lìa, phần tóc còn lại bung xòe ra, Nguyệt Hoa Phu Nhân có vẻ xác xơ vô cùng, bà đứng nguyên tại chỗ bất động.
Thanh Hoàng Diệp kiếm vẫn còn nơi tay, tay bà hạ thấp xuống gần như buông thõng, mũi kiếm dí sát mặt đất. Máu chảy từ vết thương nơi hông, máu đẫm ướt phần dưới y phục theo chân loang ra đất đọng thành vũng.
Lưu Ảo Phu lăm lăm thanh Tử Sinh kiếm trong tay, gương mặt hắn có phần nào dịu lại. Hắn như mơ màng, như se thắt, nửa còn ở thực tại, nửa mông lung.
Là con người, tự nhiên hắn phải có cái tâm, cái tâm đó dù sao thì cũng chưa chết khi con người chưa chết. Bất quá cái tâm đóng kín lại, không chịu tiếp nhận những thứ cảm tình gây xót xa cho hắn. Hắn đóng kín con tim trước tình mẫu tử, hắn hận mẹ, nhưng hắn có thể tự tay giết mẹ chăng?
Thú vật cũng chưa vô luân như thế, thì hắn không nao nao lòng sao được khi hắn vung kiếm chém bay tóc mẹ, chém đứt áo mẹ, rồi lại khơi chảy dòng máu mà hắn chính là một giọt của dòng máu đó? Nhưng hắn mơ màng như vậy được bao lâu? Hắn có hối hận chăng?
Chỉ biết là hiện tại hắn không lướt lên giết mẹ luôn, như hắn đã tuyên bố.
Giang Phàm biến sắc mặt xanh dờn, nàng giận hơn là kinh hãi. Sống trong Thiên Xà Cốc, nàng hầu như chẳng mảy may ý thức về nhân tình, nhưng quanh nàng còn có loài vật, và loài vật vẫn quấn quít mẹ con. Thì nàng cũng hiểu sự liên quan giữa mẹ và con phần nào chứ. Cho nên hành động của Lưu Ảo Phu làm nàng sôi giận. Nàng hét to:
– Tiểu Ngọc đâu? Cắn chết tên súc vật kia cho ta!
Tiểu Ngọc nhích động thân hình ngay. Nó vừa vọt tới, Lưu Ảo Phu đã đề phòng trước, vung kiếm quét ngang liền.
Tiểu Ngọc lạng mình qua một bên, thun lại rồi phóng tới định ngoạm nơi cổ tay hắn.
Trong khi đó Quan Sơn Nguyệt cũng vung kiếm đánh vào. Nhưng chàng thay đổi ý kiến ngay, thay vì chém vào đầu Lưu Ảo Phu chàng lại chặt xuống cánh tay cầm kiếm của hắn. Bởi chàng thấy con Tiểu Ngọc đã ngoạm trúng cổ tay hắn, và chỉ trong giây phút thôi nếu chất độc ngấm vào người hắn thì hắn phải chết, do đó chàng chặt đứt cánh tay hắn để ngăn chận chất độc truyền vào.
Cánh tay đứt, kiếm rơi, Quan Sơn Nguyệt nhặt thanh Tử Sính kiếm trao qua tay kia cho Lưu Ảo Phu, rồi bảo:
– Ngươi đi đi! Sở dĩ ta chặt đứt cánh tay ngươi là để ngăn ngừa chất độc của rắn, chứ ta không có ác ý với ngươi đâu dù ngươi đã táng tận thiên lương rồi.
Chàng tiếp luôn:
– Ngươi cứ đi chữa trị vết thương, khi nào lành rồi ngươi cứ tìm ta, mình sẽ giải quyết vấn đề.
Lưu Ảo Phu trừng mắt nhìn Quan Sơn Nguyệt một phút, rồi đưa tay còn lại tiếp nhận thanh kiếm, không nói một tiếng nào quay mình bước đi.
Giang Phàm giật mình, hỏi gấp:
– Sao đại ca làm thế? Tại sao lại cứu hắn? Đã cứu rồi lại còn phóng thích hắn nữa?
Quan Sơn Nguyệt không đáp lời nàng, bước đến bên Nguyệt Hoa Phu Nhân, thốt qua nghẹn ngào:
– Mẹ! Con...
Máu vẫn còn chảy mạnh từ vết thương xuống đất, nhưng chừng như phu nhân không nghe đau đớn gì cả. Cái xác của bà còn đó mà hồn bà đã hướng về đâu đâu.
Nghe Quan Sơn Nguyệt gọi, bà bừng tỉnh lại quay nhìn chàng, đưa tay xoa trên đầu chàng, dịu giọng thốt:
– Con! Mẹ đâu có trách con. Ảo Phu dù sao cũng còn một điểm nhân tánh, mẹ muốn con từ nay tha thứ cho nó luôn.
Bà đứng đó, Quan Sơn Nguyệt quỳ xuống mặt đất, chàng nép đầu vào gối của bà, bật khóc.
Nguyệt Hoa Phu Nhân tiếp:
– Con! Hứa với mẹ đi con! Vĩnh viễn tha thứ cho Ảo Phu. Làm như mẹ vậy con nhé.
Quan Sơn Nguyệt ngẩng mặt lên nhìn mẹ qua màn lệ:
– Con xin hứa với mẹ.
Nguyệt Hoa Phu Nhân điểm một nụ cười, nụ cười của bà là đóa hoa nở mùa Đông. Bà tiếp luôn:
– Bản tính của Ảo Phu cũng thiện lương lắm, chỉ vì nó bị ảnh hưởng của cha nó, chỉ vì Phi Tràng đã sớm cho nó những ý tưởng đen tối ngay từ lúc nó còn nhỏ.
Chả trách tâm tính của nó lệch lạc ít nhiều. Con không nên hận cá nhân nó, mà phải hiểu tận ngọn nguồn, khoan dung cho nó. Nó...
Bà chao chao người, sức bà kiệt quệ quá, song bà cố gượng đứng vững, thở mệt mấy hơi, đoạn tiếp:
– Chẳng những con dung thứ cho nó, mà con còn phải phù trì, phải dìu dắt làm sao cho nó đi vào con đường trở thành một chánh nhân. Tuyệt đối ngăn chận nó hiệp đoàn với bọn bại hoại.
Bây giờ bà đuối sức lắm rồi, không còn gượng được nữa, phải ngã xuống.
Quan Sơn Nguyệt sẵn kề cận đó, chàng đưa tay đỡ bà.
Bà bảo:
– Rút đoạn kiếm gãy nơi hông mẹ ra đi con!
Quan Sơn Nguyệt kêu lên:
– Không được đâu mẹ, cứ để đó không đến nỗi nào nguy đến tánh mạng.
Thương thế của mẹ còn cứu chữa được mà...
Nguyệt Hoa Phu Nhân lắc đầu:
– Không hy vọng đâu con! Đoạn kiếm đâm rất chuẩn, cắt đứt mạch máu của mẹ. Vết thương thì chữa được, song mạch máu đứt, mẹ cũng chết như thường.
Con cứ rút ra đi. Mẹ cần nói với con mấy câu cuối cùng.
Bà bảo thế chứ Quan Sơn Nguyệt nỡ nào làm y theo lời bà.
Chàng không dám làm thì bà làm. Bà đưa hai ngón tay, cố vận tàn lực kẹp đoạn kiếm dài độ nửa thước, giật mạnh. Đoạn kiếm theo tay bà vừa ra khỏi vết thương thì máu cũng vọt theo. Máu chảy như xối. Bà lại đưa tay án nơi vết thương ngăn chận bớt máu chảy, tay kia bà cầm đoạn kiếm trao cho Quan Sơn Nguyệt, rồi thốt:
– Cầm lấy, con. Khi nào Lưu Ảo Phu trở lại tìm con, hay con đi tìm nó, con nhìn đoạn kiếm mà nhớ đến mẹ, mẹ chết trong trường hợp nào, trước khi chết mẹ nói gì với con.
Bây giờ máu đã lên đến miệng bà, bà phun ra mấy búng.
Quan Sơn Nguyệt hấp tấp ôm bà, giữ chắc trong vòng tay, chàng bật khóc lớn trong khi bà từ từ tán thất tri giác, bàn tay bà lỏng lẻo, đoạn kiếm gãy rơi xuống đất.
Đứng bên ngoài, Lý Trại Hồng, Giang Phàm, và Linh Cô thẫn thờ, cảnh tượng trước mắt làm cho họ đau buồn đến lặng người như chết.
Nguyệt Hoa Phu Nhân chết! Bà không chết vì thanh Tử Sinh kiếm mà lại chết vì đoạn kiếm gãy của thanh Bạch Hồng kiếm, thanh kiếm của Quan Sơn Nguyệt! Thế là nghĩa làm sao?
Họ đau buồn vì cảnh nồi da xáo thịt mẫu tử tương tàn, nhưng họ không khỏi hoang mang vì nguyên nhân cái chết của phu nhân. Không ai hiểu tại sao đoạn kiếm gãy đó lại đâm vào hông phu nhân. Dù họ hiện diện tại cục trường theo dõi cuộc chiến giữa một mẹ hai con, họ cũng chẳng nhận thức kịp, bởi người trong cuộc động tác quá nhanh.
Tiếng khóc của Quan Sơn Nguyệt làm cho cả ba nàng càng thương tâm hơn.
Một lúc sau, Linh Cô từ từ bước tới, nắm cánh tay chàng khuyên:
– Không nên quá bi lụy, công tử, có khóc lắm sự việc cũng đã rồi. Khóc không làm sống lại được người chết. Người sống còn phải giữ gìn sức khỏe để làm những việc mà người chết chưa làm xong. Điều cần hơn hết hiện tại là mai táng thi hài phu nhân...
Lý Trại Hồng cũng bước tới, nối lời:
– Quan công tử hãy giao di thể của lịnh đường cho tôi, tôi cũng đau buồn như công tử trước cái chết của phu nhân, công tử chỉ mất mẹ, còn tôi...
Đang bi thương cực độ, nghe Lý Trại Hồng nói thế Quan Sơn Nguyệt cũng phải giật mình.
Chàng chưa hỏi gì, Lý Trại Hồng lại tiếp:
– Chắc công tử không hiểu rõ tôi định nói gì. Tôi cần giải thích cho công tử biết. Tôi, là ngoại nhân, không thể sánh với công tử được là người thân của phu nhân, trên phương diện cảm tình công tử là người thiết cận của phu nhân. Nhưng công tử ơi, phu nhân là mẹ của công tử, mất phu nhân công tử mất một người mẹ.
Mà mất một người mẹ, dù sự ly cách đó có thê thảm đến đâu chung quy rồi công tử cũng nguôi ngoai, công tử vẫn sống được. Chứ còn tôi, mất phu nhân là tôi mất hẳn chỗ nương tựa, một con người mất chỗ nương tựa có khác nào sống gượng mà chết trong khi còn phải tại dựng một sự nghiệp gì. Thì cái ảnh hưởng gây nên do cái chết của phu nhân rất nặng đối với tôi. Bởi thế tôi mới dám nói rằng người thương tâm nhất về sự ra đi của phu nhân chính là tôi vậy!
Quan Sơn Nguyệt ngây người ra, chừng như chàng chưa được hiểu rõ lắm.
Lý Trại Hồng tiếp:
– Công tử biết không, Long Hoa Hội là nơi tôi nương tựa, tôi an vui ngày tháng trong sự ấp ủ ấm dịu của Lâm sư tỷ. Từ sau ngày Long Hoa Hội vỡ tan, ly khai Thần Nữ Phong tôi như cánh bèo trôi giạt mặc cho gió đùa sống cuốn, đã là cánh bèo thì còn mong gì có bến đỗ? May thay tôi gặp lịnh đường, lịnh đường đối xử với tôi hết sức tốt đẹp, người không quảng mình thuộc hàng tiền bối xem tôi như một tiểu muội, tận tâm chiếu cố đến tôi. Người còn ước hẹn với tôi là sau khi giông tố qua rồi, giang hồ bình tịnh trở lại, người và tôi sẽ sống chung dưới một mái nhà. Ngờ đâu, bỗng dưng phu nhân lại tiếp nhận một kết cuộc bi thảm như thế này! Phu nhân chết, an thân cho phu nhân. Cái mộng đơn giản của tôi và phu nhân cuối cùng cũng vẫn là mộng, dù bất cứ ai cũng có thể thực hiện cái mộng đó!
Quan Sơn Nguyệt khích động vô cùng.
Hướng qua Lý Trại Hồng, chàng quỳ xuống cung kính thốt:
– Lý Tiên Tử! Dù sao Tiên Tử cũng là bậc trưởng thượng của tại hạ, giả dĩ Tiên Tử cùng mẫu thân tại hạ kết tình hữu nghị rất thâm hậu, tuy nay mẫu thân tại hạ quá cố, song còn tại hạ đây. Tại hạ xin nhìn nhận Tiên Tử là dì và sẵn sàng...
So với số tuổi, chàng gọi như vậy cũng quá đáng phần nào, song lời tục thường nói «nhất tuế vi huynh tam tuế vi thúc», huống chi nàng hơn chàng nhiều tuổi. Vả lại, phàm là dì thì chưa hẳn là cần phải có tuổi suýt soát với mẹ người cháu, thì giờ đây chàng nhìn nhận nàng là dì cũng hợp lý, cái phần quá đáng đó có thể chăm chước được như thường.
Chàng không buông dứt câu, Lý Trại Hồng cũng hiểu được chàng muốn nói gì. Lý Trại Hồng tiếp nhận di hài của Nguyệt Hoa Phu Nhân từ tay Quan Sơn Nguyệt trao qua, sau đó nàng nắm tay chàng kéo chàng đứng lên, đoạn thở dài đáp:
– Tôi cao hứng lắm, công tử. Có một người thân như công tử thì cái nguyện bình sanh của tôi cũng được thỏa lắm rồi. Nhưng nếu công tử nhận là cháu thì tôi e không ổn lắm. Bởi tôi toan nói với công tử một chuyện rất khó khăn... tôi sợ rằng dù công tử có hảo ý đến đâu cũng không thể đáp ứng.
Quan Sơn Nguyệt hỏi gấp:
– Việc chi, Tiên Tử?
Lý Trại Hồng trầm ngâm một chút, rồi tiếp:
– Tôi với lịnh đường từng thuận khẩu nhận nhau là tỷ muội. Trong chuyến đi này, chừng như lịnh đường dự liệu là mình không còn thọ được bao lâu nữa cho nên ủy thác mọi hậu sự cho tôi. Nếu bà chết đi thì tôi thay bà lo liệu những việc đó. Chẳng những bà ủy thác việc tâm tình, bà còn giao phó cho tôi chiếu quản năm người đệ tử còn lại đó, chắc công tử cũng biết năm vị thị giả tại Đại Ba Sơn chứ...
Quan Sơn Nguyệt lắc đầu:
– Điều đó có đáng ngại gì đâu mà Tiên Tử phải thắc mắc? Tại hạ sẽ nói cho năm người đó biết, họ sẽ tuân phục Tiên Tử như tuân phục mẫu thân tôi ngày trước.
Lý Trại Hồng lại lắc đầu:
– Vấn đề không phải như vậy, bởi các vị đó đã hiểu rồi. Chính lịnh đường gọi họ đến trước mặt tôi bày tỏ cái ý của bà cho họ rõ.
Quan Sơn Nguyệt hỏi:
– Thế thì việc gì?
Lý Trại Hồng nghiêm sắc mặt:
– Cái điều gây thắc mắc cho tôi là nguyên nhân cái chết của phu nhân. Tôi xin hỏi công tử, tại sao phu nhân chết?
Quan Sơn Nguyệt đã ngưng khóc một lúc, nghe Lý Trại Hồng nhắc đến cái chết của mẹ, chàng bật khóc trở lại. Chàng chưa đáp, lại hỏi ngược:
– Tại sao Tiên Tử muốn biết nguyên nhân đó?
Lý Trại Hồng vẫn giữ vẻ nghiêm nghị:
– Bởi, đó là một điều rất trọng yếu, tôi sẽ bằng vào nguyên nhân đó mà giải quyết hậu sự của phu nhân. Trước khi đến đây, phu nhân có nêu ra hai cách giải quyết hậu sự của bà và hai cách đó tùy thuộc vào nguyên nhân cái chết của bà.
Cho nên tôi cần phải biết để chọn cách thích hợp.
Quan Sơn Nguyệt suy nghĩ một chút:
– Rất có thể mẫu thân tại hạ chết nơi tay tại hạ mà cũng có thể do Lưu Ảo Phu.
Lý Trại Hồng cau mày:
– Nhưng ai mới được chứ? Chẳng lẽ cả hai cùng giết?
Quan Sơn Nguyệt nức nở:
– Tại hạ... Tự nhiên là tại hạ...
Lý Trại Hồng biến sắc mặt.
Quan Sơn Nguyệt lại tiếp:
– Chiêu thứ ba của Lưu Ảo Phu quả thật vô song trên đời, nhưng đánh nhau với mẫu thân tại hạ, hắn không khứng sử dụng. Mãi đến khi tại hạ tham gia cuộc chiến hắn mới mang ra thi thố. Cái ý của hắn là dùng để đối phó với tại hạ, chứ không phải để hạ mẫu thân tại hạ. Vì bà biết đó là một chiêu lợi hại nên lướt tới hứng lấy, đồng thời ngăn chận tại hạ. Kết quả...
Lý Trại Hồng lắc đầu:
– Chính thanh kiếm của công tử đâm vào người phu nhân?
Quan Sơn Nguyệt khóc:
– Phải. Lưu Ảo Phu thâm độc lắm! Thay vì sử dụng luôn chiêu thức đó, hắn rút kiếm về, trong khi tại hạ lỡ bộ phải đâm luôn. Chẳng những thế, hắn hoành thân qua một bên vung Tử Sính kiếm chặt xuống, thanh Bạch Hồng đứt làm hai đoạn, đoạn trong tại hạ thu về kịp, còn đoạn ngoài bay đi luôn. Lúc đó mẫu thân tại hạ đã đứng giữa song phương rồi. Đoạn kiếm bên ngoài vút đi trọn đà...
Lý Trại Hồng rung người:
– Và đâm luôn vào hông phu nhân!
Quan Sơn Nguyệt cuối đầu không đáp.
Lý Trại Hồng khích động mãnh liệt, một lúc lâu, nàng buông miệng thở dài, kêu lên:
– Khó! Thế là khó quá! Ta biết làm sao đây?
Quan Sơn Nguyệt ngẩng mặt:
– Mẫu thân tại hạ ủy thác cho Tiên Tử như thế nào?
Lý Trại Hồng trầm ngâm một lúc lâu:
– Phu nhân tiên liệu thế nào cũng phải chết nơi tay con bà. Nhưng bà không nghĩ là chết nơi tay công tử. Bà đinh ninh là chỉ có Lưu Ảo Phu mới nỡ hạ độc thủ với bà.
Linh Cô chen vào:
– Công bằng mà nói, nếu cần trách là nên trách Lưu Ảo Phu. Nếu hắn không động thủ với phu nhân thì sự tình đâu có phát sanh được? Quan công tử chỉ...
Lý Trại Hồng khoát tay:
– Cả hai đều không đáng trách, chỉ đáng trách ý trời thôi. Bây giờ hãy nói đến việc bà ủy thác. Bà luôn luôn hổ thẹn đối với vong hồn Lưu Dật Phu, bà nói rằng nếu bà có chết nơi tay Lưu Ảo Phu thì sự việc cầm như kết liễu ân cừu thanh thủ trọn vẹn. Như vậy chúng ta không nên đề cập đến Lưu Ảo Phu nữa. Chỉ còn một ý nguyện cuối cùng bà chưa thực hiện được, bà nhờ tôi lo liệu cho bà nếu bà chết sớm.
Quan Sơn Nguyệt hấp tấp hỏi:
– Ý nguyện gì? Rất có thể tại hạ...
Lý Trại Hồng lắc đầu:
– Công tử không có thể gì cả. Bởi công tử không làm chi nên việc...
Lý Trại Hồng tiếp:
– Phu nhân muốn được chôn chung mồ với phụ thân công tử. Sống không cùng nhau trắng tóc thì chết cũng phải được trắng xương chung mồ để bổ khuyết cái tình dang dở tại dương gian.
Quan Sơn Nguyệt thốt:
– Đương nhiên mẫu thân tại hạ muốn như vậy là hợp lý. Phụ thân tại hạ nằm tại Hàng Ái Sơn, Đà bá bá biết rõ.
Lý Trại Hồng gật đầu:
– Tôi có nghe phu nhân nói đến nhân vật đó. Bất quá phu nhân muốn làm xong một sự tình rồi sẽ đến Hàng Ái Sơn. Công tử biết là sự gì chăng?
Quan Sơn Nguyệt cau mày:
– Làm sao tại hạ biết được?
Lý Trại Hồng trầm giọng:
– Trước hết tìm sư phụ công tử để nói lời cảm tạ công ơn giáo dưỡng công tử nên người. Sau lại báo thù cho Lưu Dật Phu. Phu nhân muốn tìm người đã đánh trọng thương lão ngày trước.
Quan Sơn Nguyệt kêu lên:
– Có phải...
Lý Trại Hồng gật đầu:
– Sư nương của tôi. Hiện tại bà ở chung một chỗ với sư phụ công tử. Cho nên bà chỉ đi một chuyến là xong hai việc. Và như vậy đó, công tử liệu có làm nổi chăng?
Quan Sơn Nguyệt sững sờ một lúc lâu, sau cùng lẩm nhẩm:
– Chắc là không thể rồi, Tiên Tử! Ôn lão bà đối với tại hạ...
Lý Trại Hồng thở dài:
– Thì tôi đã nói công tử không thể làm mà! Phu nhân cũng biết thế, nên không ủy thác cho công tử.
Quan Sơn Nguyệt nhìn sững nàng:
– Còn Tiên Tử? Tiên Tử làm được sao?
Lý Trại Hồng cười khổ:
– Đối với tôi vấn đề không phải là có thể hay chẳng thể. Ôn lão bà tuy là sư nương của tôi, song giữa nhau chẳng có ân đức gì ràng buộc cả. Mà tôi với phu nhân thì tình nghĩa lại thâm trọng. Phàm kết tình chị em là chỉ để nhờ nhau trong trường hợp như thế này trên đời, dám chết vì bạn, cho bạn lắm đó công tử.
Quan Sơn Nguyệt thốt:
– Tuy nhiên Lâm tiên tử và sư phụ của tại hạ ở đó, họ sẽ...
Lý Trại Hồng chỉnh sắc mặt:
– Họ sẽ không ngăn trở tôi đâu. Phu nhân đã ủy thác cho tôi thực hành ý nguyện thì công tử cũng nên chỉ chỗ cho tôi đến đó. Nếu phu nhân chết nơi tay Lưu Ảo Phu thì sự việc chấm dứt tại đây. Nhưng khổ thay, bà lại chết nơi tay công tử, dù là gián tiếp! Như vậy, tôi phải tuân theo di ngôn của bà và công tử cũng nên giúp tôi làm tròn sự ủy thác đó, cho vong hồn phu nhân được an ủi nơi chín suối.
Quan Sơn Nguyệt thừ người không biết phải nói làm sao.

– Thực tình đệ tử không biết...
Lão ẩu «hừ» một tiếng:
– Câm! Hãy cút đi! Cút luôn vào đơn phòng, nếu ta không gọi ngươi chẳng được ra khỏi nơi đó!
Khổng Linh Linh mất cả vẻ hung hăng, lồm cồm ngồi dậy, rồi đứng lên, bước đi liền.
Trương Thanh trố mắt nhìn sự việc xảy ra hết sức kinh dị. Nàng không tưởng là Tuyết Lão Thái Thái có một người con, người con đó lại là một nữ nhân điên.
Nàng muốn hỏi gì, lại thôi, rồi nhìn lão ẩu bước tới giải huyệt cho Bành Đại Nương.
Bành Đại Nương cử động được rồi, lẩm nhẩm:
– Lão Thái Thái! Tôi...
Lão ẩu khoát tay:
– Khỏi nói chi hết. Ta đã hiểu rồi. Ta không trách ngươi thì được rồi!
Bành Đại Nương trầm gương mặt, nhìn sang Trương Thanh kín đáo vẫy tay, cái ý của bà ta là bảo nàng bước tới đến bái kiến Tuyết Lão Thái Thái.
Trương Thanh không kịp làm gì cả, lão ẩu đả quay mình, bước về phía nữ nhân điên, rồi ngồi xuống bên cạnh bà ấy, vừa xoa nắn vừa thốt:
– Hương nhi! Con có sao chăng? Con rời mật thất, ra đây làm gì, đến nỗi phải bị nàng hạ độc thủ...
Nữ nhân điên nhờ lão ẩu xoa nắn một lúc, tỉnh lại ngay. Bà buông từng tiếng một, dù bà muốn nói gì đó, trọn câu liền nưng cố gắng mãi cũng thốt đứt đoạn:
– Thanh nhi... Thanh...
Lão ẩu lộ vẽ khích động vô cùng. Bà tiếp:
– Hương nhi! con đã nói được rồi sao? Tốt lắm, con!
Nữ nhân điên cứ gọi mãi hai tiếng Thanh nhi, ánh mắt của bà ươn ướt.
Lão ẩu lại đưa tay áo qua mắt bà, dịu giọng tiếp:
– Hương nhi! con cũng khóc được nữa à?
Bà cung cung kính kính tiếp luôn:
– Tạ ơn Trời Phật, làm cho con gái già bỗng nhiên lại nói được khóc được!
Cầu xin ơn trên phù hộ cho nó, một ngày nào đó, khỏi bịnh. Thật nó đáng thương hại quá chừng!
Nữ nhân điên mấp máy môi, muốn nói gì nữa, song lão ẩu hấp tấp hơn, gọi bà:
– Hương nhi! Con đã nói được như trước rồi, con hãy gọi mẹ đi, mẹ đây con ạ! Hơn hai mươi năm rồi, có khi nào con gọi mẹ một tiếng đâu? Gọi đi con, mẹ đây con!
Nữ nhân lần này thì khóc thật sự, nước mắt chảy ra thật nhiều chứ không ươn ướt như trước. Giọng nói của bà thấp quá, yếu quá, chừng như bà không còn một điểm sinh lực. Nhưng bà, không gọi lão ẩu, lại gọi Trương Thanh:
– Thanh nhi... Thanh nhi...
Lão ẩu gắt nhẹ:
– Mẹ đây, sao con không gọi, con lại gọi ai?
Nữ nhân điên càng khóc lớn:
– Mẹ... Thanh nhi của con... Thanh nhi...
Trương Thanh nghe bà ta cứ gọi tên nàng mãi, nàng hết sức kỳ quái. Nàng muốn hỏi lắm, song nghĩ lại, bà ta có tỉnh hẳn chưa, hay vẫn còn đêm điên dại dại?
Nếu bà còn điên dại, thì nàng hỏi cũng vô ích. Hơn nữa, lão ẩu ở một bên đó, nàng ngại quá, nào dám hỏi han gì?
Bỗng, lão ẩu đưa tay điểm huyệt cho nữ nhân điên hôn mê đi, đoạn bà đứng lên gọi Trương Thanh:
– Bế mẹ ngươi, đi theo ta!
Trương Thanh biến sắc. Mẹ nàng? Nàng tưởng chừng vừa nghe một tiếng sét, nàng không tin là lão ẩu có nói như vậy với nàng. Nàng lẩm nhẩm:
– Mẹ tôi? Mẹ tôi đó sao?
Lão ẩu nổi giận quát to:
– Cha con ngươi đã làm cho thân thể nó ra như vậy, còn chưa vừa lòng sao?
Ta nghĩ tàn độc như bọn ngươi là cùng, dù báo cũng chẳng tàn độc hơn cha con ngươi! Nếu cha ngươi dẫn xác đến đây, ta sẽ xé xác cha ngươi ra thành vạn mảnh cho mà xem!
Trương Thanh sững sờ. Nàng như từ cung trời rơi xuống. Nàng có hiểu gì đâu? Bà ấy nói gì? Tại sao cha con nàng có liên quan đến con gái của bà?
Từ ngày nàng khôn lớn, gia gia nàng cho biết là mẹ nàng mất từ lúc nàng còn thơ ấu. Mẹ đã mất rồi, còn mẹ nào ở tại đây?
Nàng ngây người như pho tượng, đứng đờ tại đó.
Lão ẩu lại quát:
– Sao ngươi thừ người ra đó? Chưa chịu cõng nó đi theo ta? Hay là ngươi hiếm có xấu xí? Nó chẳng đáng là mẹ của ngươi phải không?
Gương mặt của Tuyết Lão Thái Thái biến sắc xanh dờn. Niềm phẫn nộ nơi bà sôi sục cực độ.
Trương Thanh kinh hoàng, hấp tấp cúi xuống, ôm xốc nữ nhân điên, lão ẩu đi trước, nàng bám sát phía hậu. Sau cùng, là Bành Đại Nương, bà cũng lẵng lặng đi theo.
Khi mọi người rời khỏi cục trường, Quan Sơn Nguyệt vẫn còn đứng đó. Đối với mọi diễn tiến chung quanh chàng vừa qua, chàng chẳng hay biết chi cả.
Nhưng, những diễn tiến đó, lại có mối liên quan trọng đại với chàng, sau này...
Bế nữ nhân điên đi theo lão ầu, Trương Thanh nghĩ ngợi miên man về sự tình. Nhiều nghi vấn nổi lên trong tâm tư nàng, nhưng nàng làm sao tìm được những giải đáp?
Vừa suy nghĩ, vừa bước đi, khi nàng ngẩng đầu lên, nàng mới hay là mình đã đến trước một dãy nhà, có nhiều phòng.
Tuyết Lão thái thái bước vào trước, chỉ tay về phía trước giường cây, bảo:
– Đặt mẹ ngươi lên đó, ngồi một bên, canh chừng nó. Ta vào trong biện liệu mấy món thuốc, chữa trị cho nó. Phải nhớ, nó là mẹ của ngươi, ngươi nên dằn lòng chịu khó với nó.
Thốt xong, bà bước đi liền.
Bành đại nương lấy làm lạ, bước tới, hỏi:
– Mẫu thân của cô nương đây sao? Nếu thế thì chẳng hóa ra Tuyết Lão Thái Thái là ngoại tổ mẫu của cô nương sao?
Trương Thanh lắc đầu:
– Thật ra, tôi cũng chẳng biết sự tình như thế nào, đại nương ơi! Từ ngày tôi khôn lớn đến nay, tôi chưa hề thấy mặt Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79