Phần I: Về An Thái
Chương 52

Tháng Mười một năm Nhâm Dần (1782) cả gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh dùng thuyền trốn vào Qui Nhơn tị nạn. Một lần nữa, lịch sử vừa đưa đẩy vừa thu hút về đây những tay cơ hội xông xáo và tài ba nhất của thời đại.
Thuyền của Nguyễn Hữu Chỉnh cặp bến Thị Nại vào lúc xế trưa. Quan sở tại khi nghe Chỉnh xưng là một quan võ nhà Trịnh, từ Nghệ An đi thẳng vào đây, đoán biết tầm quan trọng của nội vụ, vội sai ngựa trạm cấp báo về kinh thành. Ngay sáng hôm sau, đích thân vua Thái Đức dùng ngựa xuống cửa Thị Nại để gặp Nguyễn Hữu Chỉnh. Hơn bảy năm đã trôi qua, kể từ ngày Chỉnh mang ấn kiếm của nhà Trịnh vào Qui Nhơn cho anh em Nguyễn Nhạc! Nhưng giữa vua Thái Đức và Nguyễn Hữu Chỉnh có một tình quyến luyến đặc biệt chỉ có giữa những kẻ đồng thanh khí. Họ gặp nhau có một lần, thế mà gặp nhau lại sau bảy năm, họ cùng có cảm tưởng như vừa mới nâng ly chúc thọ nhau hôm qua. Nhà vua quên hết nghi lễ, chạy đến ôm chầm lấy Nguyễn Hữu Chỉnh, miệng hỏi rối rít:
- Trời ơi, mới đến hả? Đi đường có bình yên không?
Nguyễn Hữu Chỉnh gỡ tay Nguyễn Nhạc, cung kính hạ thấp người xuống vái chào nhà vua. Nhạc càng thích thú hơn, cười to và bảo:
- Chỉ vẽ chuyện. Ta với chú mà, khách sáo ích gì! Gia quyến vẫn thường chứ?
Nguyễn Hữu Chỉnh đưa mắt về phía cái nhà lá hiện gia đình đang tạm trú nắng, chậm rãi thưa:
- Tâu Hoàng thượng, thần đã mang cả gia đình vào đây.
Vua Thái Đức ngạc nhiên, nhưng ông kịp trấn tĩnh ngay. Ông biết bên trong còn có nhiều điều tối mật không nên đối đáp công khai giữa đám quần thần và lính hầu đông đảo thế này. Nhà vua cười rất tự nhiên, bảo Chỉnh:
- Ông là một tay chơi hơn hẳn thiên hạ có khác. Đi sứ mà mang theo cả gia đình để thăm cho biết xứ mán mọi của chúng tôi. Được rồi, xin mời cả phu nhân lẫn các cô cậu lên thăm Hoàng đế thành của vua Tây Sơn. Thấy có gì thô lậu, xin đừng cười nhé. Không thể ví với cái phong lưu của chốn ngàn năm văn vật được đâu!
Nguyễn Hữu Chỉnh đỏ mặt vì bối rối và sung sướng. Quên cả địa vị mình, vua Thái Đức còn buộc Nguyễn Hữu Chỉnh phải dẫn Nhà vua đến tận cái chòi tranh để gặp mặt "thím và các cháu". Nhà vua ra lệnh đoàn tùy tùng xếp đặt để rước gia đình Nguyễn Hữu Chỉnh lên kinh thành trước. Phần Nhà vua và Nguyễn Hữu Chỉnh sẽ dùng ngựa thong thả theo sau, "nhân tiện hướng dẫn cho sứ nhà Trịnh biết qua phong cảnh của Qui Nhơn".
Họ ghìm ngựa đi thong thả sóng đôi bên nhau, và đến lúc thuận tiện nhất, vua Thái Đức mới hỏi Chỉnh:
- Bắc Hà có biến chăng?
Nguyễn Hữu Chỉnh khâm phục sự nhanh trí của Nguyễn Nhạc, chỉ biết gật đầu. Nhà vua lại hỏi:
- Người như chú mà phải thất thế sao?
Lòng tự ái bị xúc phạm, Chỉnh vội đáp:
- Tâu Hoàng thượng, thần lấy làm xấu hổ vì bao năm trôi qua mà vẫn lận đận vì công danh. Đến nay chỉ mới là một viên quan nhỏ.
Vua Thái Đức cười, châm biếm:
- Chớ cho điều thiện nhỏ mà không làm. Chính chú đã nói như thế mà!
Nguyễn Hữu Chỉnh cười gượng, rồi tiếp:
- Sau khi Việp Quận công qua đời, thần bị một tai vạ tầy đình suýt nguy đến tính mạng. May mắn là về sau gỡ được, lại được Quận Huy tin dùng.
Nhà vua lại cười hóm hỉnh, nheo mắt hỏi Chỉnh:
- À, Quận Huy! Ta nhớ rồi! Nhà Chúa đau yếu dật dờ, hắn còn dám "tòm tem" với Tuyên phi nữa không?
Nguyễn Hữu Chỉnh cau mày khó chịu, nghiêm mặt đáp:
- Đấy chỉ là những lời đồn đãi của kẻ ác tâm, Hoàng thượng chớ nên tin. Quan Chánh đường (Huy Quận công Hoàng Đình Bảo) nắm giữ nhiều uy quyền, nên dĩ nhiên có lắm kẻ thù. Nhưng quan Chánh đường vừa bị bọn kiêu binh tam phủ giết chết rồi.
Vua Thái Đức giật mình gò ngựa đứng lại, hỏi lớn:
- Quận Huy bị giết, tất có đại biến. Thế Trịnh Sâm thế nào?
Nguyễn Hữu Chỉnh cũng dừng ngựa lại, đáp:
- Đầu đuôi cũng do nhà Chúa. Vì mê nhan sắc của Tuyên phi, nhà Chúa phế trưởng lập thứ, điều đó chắc Hoàng thượng đã rõ.
- Vâng, ta đã biết từ lâu.
- Vây cánh của Trịnh Tông khá đông nên Đặng Tuyên phi phải nhờ đến tài cán của Huy Quận công. Do đó kẻ xấu mới được dịp đồn đãi. Nhà Chúa vừa nhắm mắt nằm xuống...
Nhạc thảng thốt hỏi:
- Trịnh Sâm đã chết rồi à?
- Tâu Hoàng thượng, vâng. Chúa đã quy tiên hôm 13 tháng Chín vừa qua.
- Sâm chết, tất nhiên phe trưởng với phe Tuyên phi không thể đội trời chung. Vì sao phe Tuyên phi lại thua?
Nguyễn Hữu Chỉnh rơm rớm nước mắt, giọng lạc đi:
- Vì Trịnh Tông đút lót ve vãn cho bọn lính tam phủ làm loạn. Chúng hẹn nhau kéo đến vây phủ đường, hò reo quát tháo ầm ĩ đòi giết Quận Huy và Tuyên phi để lập Tông lên ngôi Chúa. Quận Huy lãnh bảo kiếm nhà chúa cưỡi voi ra dẹp, nhưng chúng nó đông đúc ô tạp quá. Cuối cùng...
Vua Thái Đức gật đầu, tiếp lời Chỉnh:
- Ta hiểu rồi. Đám quân ô hợp đó sẽ kéo nhau đi phá nhà những ai chúng cho là phe đảng của Quận Huy. Nhưng chú ở tận nơi biên địa, sợ gì?
Nói xong, vua Thái Đức cười ha hả ra vẻ đắc chí. Nhà vua thúc cho ngựa đi tiếp. Nguyễn Hữu Chỉnh vội theo sát bên Nhà vua. Thấy Chỉnh bối rối, lo sợ, vua Thái Đức an ủi:
- Ta nói đùa đấy thôi. Rõ ràng Trời đã thu góp tất cả hiền tài đưa về hải thu góp tất cả tài sản vô chủ, không được cho lọt vào tay bọn vô lại và kẻ tham lam, thu góp thứ gì phải có sổ sách ghi chép phân minh, thứ nào xếp theo thứ đó, chờ xử lý của nhà vua.
Muốn thi hành cho đúng lệnh, cần phải có một đội ký lục đông đảo thạo việc và tuyệt đối liêm khiết. Thời bình tìm cho ra số người ấy còn khó huống chi thời loạn. Và lạ lùng thay, Lợi vẫn vượt qua được cuộc thử thách!
Ba năm mang gông đã giúp cho Lợi những kinh nghiệm quý báu. Trước cuộc thử thách quyết định cả tương lai của đời anh, Lợi tự buộc mình đổi tính. Không ba hoa lắm lời, Lợi lặng lẽ, kín đáo, âm thầm lo liệu công việc của mình. Lợi cũng cố biến mình thành tấm gương của liêm khiết. Bánh trái hoa quả quý lạ mang từ bên Tàu sang, rượu trà hảo hạng ê hề, chất đống, nhưng tuyệt đối Lợi không chạm đến. Anh chỉ ăn khẩu phần dành cho mình, dùng cái bát sành đã mẻ để uống thứ trà dở quân lính vẫn quen uống. Những người làm việc với Lợi lấm lét nhìn Lợi để cố đoán trong lòng Lợi nghĩ gì, muốn gì. Họ không đoán ra. Họ chỉ thấy sau một ngày làm việc cực nhọc, đóng cửa kho lại, Lợi ngồi rung đùi, lâu lâu mỉm cười một mình: Lợi đang ngây ngất vì một niềm hoan lạc còn lớn hơn cả sự chiếm hữu vàng bạc, của cải. Anh cười khoái trá vì kẻ đã đẩy anh đến cửa ngục, buộc anh mang gông suốt mấy năm đằng đẵng đã bị chết chém dưới lưỡi gươm Hòa nghĩa. Lợi thầm nghĩ, đúng là trời cao có mắt!
°

*

Lãng từ Cần Thơ về mang tin Nguyễn Ánh đã trốn ra đảo Phú Quốc. Vua Thái Đức nhận tin vui với một nụ cười chua chát trên môi. Cuộc tấn công Gia Định lần này có quá nhiều chuyện đáng buồn: quân số hao hụt trầm trọng qua hai trận ác liệt ở sông Ngã Bảy và sông Ngã Tư, cái chết bi thảm của Phạm Ngạn, cảnh thây chất đống trên các phố xá Gia Định, không khí u ám và oi bức của những chiều ảm đạm, sức khỏe giảm sút của nhà vua... Gần như vua Thái Đức không còn thiết gì nữa. Cho nên khi Long Nhương Tướng quân tính đến kế hoạch tổ chức hành chánh và bố phòng lâu dài ở Gia Định, nhà vua gạt đi. Nguyễn Huệ ngỡ ngàng hỏi anh:
- Thế khi đại binh ta rút về, Gia Định được giao cho ai trấn giữ?
Nhà vua đáp bằng giọng mệt nhọc:
- Ai chẳng được. Tên Chủng còn có manh giáp nào đâu mà sợ! Cứ giao cho tên tướng Đông sơn đã quy hàng chúng ta đó. Hắn tên gì?
- Dạ tên Đỗ Nhàn Trập. Nhưng tin hắn sao được!
Nhà vua cười nhẹ, bảo em:
- Tại sao không tin được. Hắn là tướng Đông sơn, tức là tay chân của Đỗ Thành Nhân. Tên Chủng giết Đỗ Thành Nhân, trở thành kẻ thù của hắn rồi. Bây giờ quân Đông sơn lại giết Tống Phước Thiêm cánh tay phải của Chủng, thì Chủng cũng xem hắn là kẻ thù. Hắn còn đường nào khác, ngoài con đường theo về Qui Nhơn.
Nguyễn Huệ vẫn còn thắc mắc, hỏi thêm:
- Vậy ta giao cho hắn bao nhiêu quân?
Nhà vua suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Không quá ít để đủ chống lại đám tàn quân của tên Chủng, cũng không quá nhiều để hắn nổi lòng tham, tự lập thành một cơ đồ riêng biệt. Chú cho hắn hai nghìn quân.
- Hai nghìn thì không đủ. Tuy Nguyễn Ánh bị đại bại, nhưng thế lực của hắn trong dân chúng vẫn còn lớn. Hắn lại được Hoa kiều và bọn cố đạo giúp đỡ tận tình. Ta về Qui Nhơn xong chắc chắn hắn lại trở vào đất liền qui tụ bọn tàn binh tiến lên uy hiếp Long Hồ, Gia Định.
Giọng nhà vua trở nên gay gắt:
- Thế ba nghìn có đủ không? Bấy nhiêu quân mà chưa đủ, thì hắn là tên bất tài, đáng bị Chủng nó chém cho một nhát. Để hộ bộ Bá ở lại với tên Trập, cho hai bên vừa giúp đỡ vừa kiềm chế lẫn nhau. Chú chuẩn bị mọi việc thế nào để đầu tháng năm ta rút quân về.
Nguyễn Huệ muốn yêu cầu anh xét lại chính sách đối với Gia Định, nhưng nhìn dáng ngồi uể oải, nét mặt buồn hiu của nhà vua, ông biết có nói cũng vô ích. Ông thở dài, rồi xin phép được về trại.
Lãng lên gặp ông, kể tỉ mỉ cuộc hành trình đến Cần Thơ, cho ông biết thêm ảnh hưởng tai hại của vụ tàn sát Hoa kiều đối với vùng đồng bằng miền tây. Nghe xong, Nguyễn Huệ thở dài, bảo:
- Như vậy là hằng năm ta phải kéo quân vào đây rồi!
Lãng chưa hiểu, nên hỏi:
- Vì sao thế? thưa tướng quân!
Nguyễn Huệ lớn giọng nói:
- Vì ta vào đây chỉ trồng những thứ cây đã ngắt rễ. Ta không bám được vào đất, làm sao sống nổi quá vài tháng. Để rồi cậu xem, về tới Qui Nhơn, chắc chắn ta lại được tin cấp báo Nguyễn Ánh đã mon men về tới Long Hồ hay Ba Giồng. Biết đâu chính Đỗ Nhàn Trập chạy về mang theo tin đó! Rồi không muốn bàn tiếp đến một điều không vui, Nguyễn Huệ xoay câu chuyện hỏi Lãng:
- Vụ hài cốt thế nào?
Lãng đỏ mặt như một người phạm tội, đáp:
- Dạ tôi đã mang về đây.
Huệ ân cần hỏi:
- Cốt còn tốt không?
- Dạ đã bị mục nhiều. Chỗ đó bị úng thủy.
Nguyễn Huệ ân cần căn dặn:
- Cậu cẩn thận. Dân đi biển rất kỵ mang hài cốt lên thuyền. Cậu phải giấu cho thật kỹ, không lại sinh chuyện.

- Mấy đứa cháu con An vẫn thường chứ?
- Dạ. Thằng đầu hơi nghịch, khó dạy.
- Nó mấy tuổi rồi?
- Dạ lên sáu.
- Chóng nhỉ. Mới ngày nào... hôm An lấy chồng... Phải rồi, hôm ấy đúng vào dịp ông Cống Chỉnh mang ấn kiếm vào Qui Nhơn. Bây giờ hắn lại dẫn xác vào. Ta nhớ sau tiệc cưới, thầy và ta có nói chuyện với nhau thật lâu về Cống Chỉnh. Chóng thật. Mới ngày nào...
Lãng mơ hồ đoán Nguyễn Huệ muốn tâm sự với mình về chuyện Cống Chỉnh, nên hỏi:
- Tướng quân... anh vừa gặp Cống Chỉnh chiều hôm nay?
Nguyễn Huệ đáp:
- Phải.
- Ông Cống có đổi khác so với sáu năm trước đây không?
- Vẫn thế. Không... Có khác chứ. Hắn đã bỏ bớt những điều hoa hòe, vì cái thế của hắn khác trước xa lắm. Thăng Long có biến loạn, quận Huy quan thầy của hắn bị bọn lính Tam phủ giết chết. Hắn sợ vạ lây đem vợ con trốn vào đây. Vì thế, chân tướng của hắn lộ rõ hơn.
Huệ cúi đầu trầm ngâm một lúc lâu. Sau cùng, ông gật gù, hỏi Lãng: - Lãng có biết hôm đám cưới An, thầy đã nói với ta về ông Cống Chỉnh như thế nào không?
Lãng hỏi:
- Cha em nói gì ạ?
- Thầy nghe Cống Chỉnh huyên thuyên biện bác về lẽ thiện ác ở đời, thấy lập luận của hắn hơi giống ý ông Tử Trường trong Sử ký. Chỉ khác một điều ông Tử Trường vì phẫn đời mà hoài nghi lẽ thiện, còn Cống Chỉnh thì trâng tráo xem đời là một canh bạc, kẻ thiện là kẻ thắng. Đấy là "chân lý", là miệng lưỡi của bọn cơ hội. Lãng có biết ba kẻ thù của chúng ta là ai không?
Không chờ Lãng trả lời, Huệ nói:
- Là bọn lưu manh vô lại, bọn thủ cựu cố chấp, và bọn cơ hội. Trong số này bọn cơ hội là kẻ thù nguy hiểm nhất. Vì chúng thông minh hơn bọn vô lại ngu dốt, lại giỏi nịnh nọt luồn cúi hơn bọn cố chấp hẹp hòi. Chúng đổi màu theo hoàn cảnh như da cắc kè, lại được việc. Khó phân biệt được bọn cơ hội ấy với những kẻ có thiện chí và có lý tưởng. Nguy hiểm là ở chỗ đó.
Lãng nhận thấy cần phải biện hộ chút ít cho người vắng mặt, nên nói:
- Nhưng ông Cống Chỉnh chưa tỏ ra dấu hiệu xấu xa phản trắc nào cả! Ông ấy vừa đến đây hôm qua.
Huệ sôi nổi nói:
- Cần gì phải sống với nhau lâu mới biết chân tướng. Cứ nghe cách hắn kể chuyện Bắc Hà, đủ biết! Nhưng thôi, ta tin cậy Lãng nói chuyện cho vui vậy thôi, đừng kể lại với ai khác thêm sinh chuyện. Khi nãy đang hỏi thăm tin tức bên nhà, tự nhiên xoay sang chuyện ông Cống! Con bé sau của An, nghe nói kháu lắm hả?
- Dạ. Giống chị ấy lắm. Nhất là đôi mắt.
Nguyễn Huệ mỉm cười, hỏi thêm:
- Từ hồi ở Gia Định về, Lợi có còn cho An đi buôn hàng xáo nữa không?
- Dạ chị ấy thôi hàng xáo rồi. Kể ra cũng nặng nhọc quá.
Giọng Huệ trở nên ngập ngừng:
- Có còn oán hận ta nữa không?
Lãng vô ý hỏi lại:
- Anh hỏi gì ạ?
Thốt xong, Lãng mới biết mình lỡ lời. Huệ làm như không nghe câu nói của Lãng, nói qua chuyện khác:
- Bên kho vừa cho biết anh Kiên đã xin thôi việc. Vì sao vậy? Lãng bối rối một lúc, rồi đáp:
- Em cũng chẳng biết nói sao nữa. Cái quán ở gần bến tắm ngựa kể ra cũng khá, chị ấy đủ chi tiêu qua ngày. Khỏi lo sinh kế, anh Kiên quay sang tìm hiểu những điều cao xa viển vông, chẳng hạn ta là ai? Sinh ra để làm gì? Có liên quan gì đến vạn vật quanh ta? Thế nào là hạnh phúc? Cuộc đời sẽ đi đâu?
Nguyễn Huệ thích thú, cười ha hả:
- Thật thế à? Anh ấy bao nhiêu tuổi rồi?
- Anh ấy hơn em mười tuổi. Năm nay em hai mươi bảy.
- Lãng hai mươi bảy rồi à? Mà phải. Chúng ta đã bắt đầu về già cả rồi. Ta ba mươi. Anh Lữ ba mươi hai. Anh Kiên ba mươi bảy. Đến cái tuổi đó coi như đi được quá nửa đường đời, bắt đầu suy nghĩ về nó là phải. Còn Lãng, phải lo chuyện vợ con đi chứ!
Lãng đỏ mặt đáp:
- Xin thú thật với Tướng quân... thú thật với anh là đến bây giờ em vẫn tự thấy mình chưa trưởng thành. Em chưa biết mình muốn gì, cái gì mình bước chân lên đều bập bềnh, chao đảo. Lập gia đình chỉ sợ làm khổ vợ con thôi.
Nguyễn Huệ nhíu mày cố hiểu những lời tâm sự của Lãng mà không hiểu nổi. Huệ hỏi:
- Lãng nói cái gì thế?
Lãng cố gắng giải thích, dù hết sức bối rối, xấu hổ:
- Có lẽ em là một đứa có nhiều trái chứng. Em không thể vững tin được điều gì lâu bền. Có những điều em tưởng là tuyệt đúng, tuyệt đẹp, em xông xáo, có thể liều thân vì nó. Nhưng chẳng bao lâu em thấy mình lầm, rồi lại tìm kiếm một cái tuyệt đúng tuyệt đẹp khác.
Huệ cười, an ủi Lãng:
- Ai mà chẳng thế. Người nào không khao khát đạt cho được cái lý tưởng mà Lãng vừa nói. Dĩ nhiên ít ai toại nguyện, nhưng chính niềm khao khát kia là nền tảng của đạo đức, là động cơ của sự tiến hóa.
- Nhưng em không thể chấp nhận dễ dàng những gì nhiều người chấp nhận. Chẳng hạn... chẳng hạn hồi ở Gia Định anh đã trách Lãng làm phức tạp những điều vốn đơn giản, chỉ thấy những xác chết cháy trên sông Ngã Bảy mà không thấy chiến thắng oanh liệt trước tàu chiến và vũ khí Tây dương. Làm sao được hở Tướng quân? Làm sao được, anh? Đến bây giờ em vẫn chưa quên được cảnh những đống xác ngập phố Sài Côn, và mùi máu tanh trên bến chợ Sỏi. Mỗi lần nhớ đến cảnh ấy tự nhiên trí óc em quay cuồng, như người say rượu. Em biết nếu không nhân đêm nay xin với anh ân huệ này thì ngày mai không tài nào em dám mở miệng. Xin anh cho Lãng được thay đổi công việc. Cho được làm bất cứ việc gì, miễn là khỏi trông thấy cảnh chết chóc. Xác một con người, dù lúc sống cao lớn hay tg vẻ, vườn tược tiêu điều, tiếng khóc át cả tiếng cười đùa của trẻ thơ. Gia Định vùng đất mới liên tiếp là bãi chiến trường đều đều mỗi năm, người dân chưa kịp dựng lại căn nhà vừa cháy đã bắt đầu lo cho chiến cuộc của mùa sau. Những người làm lịch sử ở mọi phe phía tưởng đã chủ động lèo lái lịch sử theo ý chí kiên quyết và lòng dũng cảm của mình. Nhưng chính họ cũng bị các biến cố liên tiếp của lịch sử cuốn đi, đẩy họ vào cơn lốc bạo tàn, kẻ yếu ngã gục, kẻ mạnh qua được cơn thử thách để bàng hoàng nhận thấy sự bất lực rời rã của mình trước các hậu quả khốc liệt của cơn lốc. Họ chùn chân lại, bắt đầu đặt ra các câu hỏi, lo lắng, sốt ruột trước mớ bòng bong phức tạp của thực tại. Họ chịu khó kiên nhẫn nghe ngóng, họ nhũn nhặn, dè dặt hơn. Họ bắt đầu biết nói những câu đại loại như "liệu cơm gắp mắm". Chính đó là tâm trạng của vua Thái Đức sau khi xưng đế năm Mậu tuất (1787), vào thời gian phái bộ Chapman đến Qui Nhơn.
Cuộc thất trận của Tổng đốc Chu và Hộ giá Phạm Ngạn ở Gia Định, các hoạt động dai dẳng của Châu Văn Tiếp ở Bình Thuận, ý đồ khôi phục của Nguyễn Ánh, và nhất là đời sống ngày càng kham khổ của dân nghèo ngay hai bên đường vua ngự đã khiến Nguyễn Nhạc băn khoăn trăn trở.
°

*

Sau ngày ông giáo gánh nặng gia đình. Chị chưa hề được chuẩn bị để đón nhận trách nhiệm ghê gớm ấy. Đáng lý vào những ngày đầu sau ngày chồng bị câu lưu, An phải chới với tuyệt vọng như một người bị sa lầy kinh hãi nhìn cái chết ngập dần ngập dần lên đến ngực, vai, cổ, miệng, mũi mà không còn cách nào kêu cứu. Nhưng lòng tự ái bị xúc phạm đã vực An dậy. Cho rằng những người quyền thế muốn đùa cợt bằng cách chà đạp lên cuộc đời chị, An mím môi lại, xăn tay áo lên, kiêu hãnh nhìn thẳng vào đời sống khốn khó với đôi mắt thách thức. Không cần nhờ vả ai, cũng không cần hỏi ý kiến ai, An trở lại nghề hàng xáo đã bỏ từ thời còn ở An Thái.
Thân thể mảnh dẻ yếu đuối, lại vừa mới qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh, An đã liều lĩnh lựa chọn một nghề cần đến nhiều sức lực và tài xoay trở. Cả hai điều kiện cần thiết ấy của nghề nghiệp, An đều thiếu. Nhưng thế cùng đã làm nẩy sinh nơi An những tiềm lực bất ngờ. Qua một thời gian đầu khó khăn An quen dần với công việc. Vai chị quen với cái đòn gánh sáng bóng mồ hôi và oằn xuống vì đôi thúng gạo. An cũng quen dần với nắng gió, ăn uống thất thường, và những va chạm với bạn hàng do cạnh tranh nghề nghiệp. Chí quật cường không cho phép chị thua cuộc. Chị nhắm mắt dấn tới, và sự liều lĩnh của chị hoặc khiến người ta sợ hãi thực sự, hoặc đã khiến người ta thương hại nhường nhịn, nhờ thế An tìm được một địa điểm tốt hơn để bày hàng, tranh mua được những nguồn cung cấp gạo và bắp đậu khá đều và rẻ, cũng như có riêng được một số khách mua nhờ tài ăn nói và trí thông minh của chị.
Những khó khăn về kinh tế triều đình không giải quyết nổi, ngược lại là cơ may cho An.
Lương thực ngày càng khan hiếm nên giá cả rất thất thường. Đã thế sự phân vùng về chính trị đã khiến cho việc giao lưu hàng hóa từ chỗ này sang chỗ khác gặp trắc trở. Gạo của Qui Nhơn không đem được ra Quảng Nam Quảng Ngãi. Bò trâu ở Phú Yên, Bình Khang không được phép vượt Cù Mông. Các ghe chài thường xuyên bị trưng dụng vào việc binh nên số có trên thị trường sụt giảm. Nhiều lúc cá đánh được đầy thuyền nhưng không có phường rỗi hoặc ghe nhỏ chở lên bán ở vùng giáp nguồn. Giá cả mọi thứ ở phủ này chênh lệch quá xa với phủ khác, huyện này với huyện khác. Tình trạng đó là cơ hội tốt để những con buôn chuyến giỏi luồn lọt, lo lót cho các quan thu thuế và bọn mã phu chở hàng từ chỗ này sang chỗ kia thu được các món lời khổng lồ. Trong khi đó người làm ruộng, đánh cá cũng như dân tiêu thụ ở chỗ phố phường chịu nhiều thiệt hại vì giá cả không hợp lý.
Nhờ óc thông minh theo thời cuộc đoán ra biến động sắp tới của giá cả, An liên tiếp trúng được những món lời lớn. Việc buôn bán phát đạt trông thấy. Từ một gian hàng lèo tèo vài mủng gạo hẩm, đậu đen, bắp tẻ bầy ngay dưới gốc bàng sát lối qua lại, An dựng được một cái lều tranh ở gần trạm xe ngựa. Mặt hàng tăng thêm, An có thể mua bất cứ loại ngũ cốc nào với số lượng lớn, và có thể đủ gạo để bán liền cả một chuyến ngựa thồ. Khi gặp mối, chị còn dám buôn cả đường Quảng Ngãi, quế Quảng Nam, hoặc măng le đầu nguồn. Những người quen biết cũ không thể nhận được ra chị. An đen hơn, người mập ra, quần áo xốc xếch lôi thôi. Nhưng biến đổi quan trọng nhất vẫn là tính xông xáo lạnh lùng, sự tính toán trong cách nhìn đời. Trong cơn hoạn nạn, đầu tiên lòng tự ái vực chị dậy, sau đó sự tham lợi thúc chị chạy quanh, quên cả mệt nhọc và cái quá khứ "cấm cung" yếu đuối của mình.
Người thân thuộc cũng ngỡ ngàng trước biến đổi của An. Mấy năm khó khăn ấy, quán rượu của Kiên cũng đông khách nhờ bọn mã phu kiếm được rất nhiều tiền trong các vụ chuyên chở lương thực lén lút. Họ vung phá tiền bạc qua các cuộc rượu chè. Cảnh nhà quá ồn ào, ngày nào cũng xảy ra những cuộc ẩu đả, Kiên tìm cô tịch bằng cách lấy cớ qua Bằng Châu giúp em gái trông nom vườn tược và các cháu bé. Kiên khuyên An nên để bé Thái ở nhà cho con ở giữ. An ngoan ngoãn vâng lời anh, nhưng thằng Phát càng lớn càng hay nghịch, nhất định đòi theo mẹ ra chợ để được ăn quà, và đùa giỡn với đám ngựa thồ. Nó nhiễm nhiều tật xấu ở chợ búa: tật ăn vặt, tật lười biếng, tật vô phép với người lớn, tật ưa chửi thề theo cách tục tĩu của bọn phu ngựa và phu khuân vác. Đó là chưa kể cái tính nông cạn và ba hoa lắm lời di truyền từ người cha.
Nhiều hôm Kiên trách em đã không lo lắng gì cả trong việc giáo dục đứa con trai đầu. Anh ngạc nhiên biết bao khi nghe An khoe khoang những lời bốp chát của thằng bé đối với những khách hàng lắm mưu mẹo tinh ranh của mẹ. Kiên chỉ biết thở dài, quay sang săn sóc âu yếm con bé Thái.
Con bé càng lớn càng giống mẹ, nhất là đôi mắt và khuôn mặt. Sau những giờ tìm chỗ vắng vẻ để trầm tư, hoặc tiếp tục cuộc thử thách cam go để hòa nhập vào sự nhất quán của vạn vật, Kiên thường lấy việc thủ th
Chương 80 Chương 81 Chương 82 Chương 83 Chương 84 Chương 85 Chương 86 Chương 87 Chương 88 Chương 89 Chương 90 Chương 91 Chương 92 Chương 93 Chương 94 Chương 95 Chương 96 Chương 97 Chương 98 Chương 99 Chương 100 Chương 101 Phu luc