Sợi lông chân con ruồi

- Dạy học đôi khi cũng phải... xạo ông à!
- Bậy!
Tôi cãi lại. Ông bạn tôi hạ giọng:
- Thôi được, tin hay không, tùy ông. Nhưng phải nghe tôi kể lại câu chuyện nhỏ này.
- Ông cứ việc.
- Ngày đó đi thực tập sư phạm, tôi phải giảng bài Sinh vật lớp 5: "Cấu tạo kính hiển vi". Hôm ấựy số giáo viên, giáo sinh đến dự đông hơn số học sinh của lớp. Gặp trường hợp này, đến giáo viên lão luyện cũng còn run sợ " lấy giẻ lau bảng... lau mặt" nữa là tôi... lần đầu bước lên bục giảng.
Để tăng phần hấp dẫn, trước khi vào bài, tôi gọi một em học sinh lên "thay mặt cả lớp tận mắt nhìn thấy sợi lông chân con ruồi" đã được phóng to gấp trăm lần. Ma xui, quỷ khiến làm sao, bữa đó tôi điều chỉnh mãi, vặn lên vặn xuống chiếc kính hoài mà cái chân ruồi vẫn không chịu hiện ra trên tiêu bản. Tôi bắt đầu mất bình tĩnh, mồ hôi toát ra. Trong khi đó hàng trăm con mắt cứ đổ dồn vào hai bàn tay đang bắt đầu run lên của tôi.
Biết tính sao đây? Tiếp tục chỉnh kính thì mất hết cả tiết học mà chưa chắc đã thành công. Còn nói thẳng ra là mình chưa biết điều khiển kính thì thà bỏ dạy còn hơn... May sao vừa lúc đó lại có một tia sáng lóe lên trong đầu, khiến tôi nói được luôn:
- Nào, mời em!
Em học sinh đến bên chiếc kính rồi nheo mắt nhìn vào. Tôi hỏi tiếp:
- Em đã thấy chưa, những sợi lông chân con ruồi?
Tôi "đánh bạc" với câu trả lời của em. Phúc đức sao,em đã lại đáp:
- Dạ, em thấy rồi!
Mừng quá tôi "bồi" luôn câu nữa:
- Nó đen phải không?
- Dạ, đen!
- To và nhọn như lông con nhím?
- Dạ, đúng thế!
- Thôi được, em về chỗ (tôi thở phào). Vậy là em này đã thay mặt cả lớp tận mắt nhìn thấy sợi lông chân con ruồi. Có được điều kỳ lạ ấy là nhờ một dụng cụ gọi là kính hiển vi. Hôm nay thầy sẽ giảng cho các em nghe về cấu tạo của cái kính đặc biệt ấy.
Cách vào bài êm ái và ngọt xớt ấy đã làm cả lớp hào hứng hẳn lên. Bài thực tập của tôi được xếp vào loại khá.

Truyện Cài hoa vào quá khứ Giới thiệu một nét đẹp trong sự nghiệp "Trồng người". ... Những truyện ngắn liên hoàn Hát quốc ca Cái chết của con đà điểu Một kỷ niệm để đời Lỗ thủng trên áo thầy Trống suy tưởng Viết văn bằng phương pháp địa lý Lại nói về cái bìa vở Tên... cúng cơm id=360&chuongid=16">Từ một đoạn ống rạ Trách ai Xin được mũ ni che tai Sợi lông chân con ruồi Chồng là do mình tạo nên Lời phê Lời chào cao hơn... tiếng còi! Thế mà cũng lên mặt báo Tiếng đế... Có thể không diễn biến xấu như thế Nước mắt của nó đấy Văn... thị trường, các em đừng chấp Mùa hè trong mùa... Hạ Nếu không có lá thư của tòa soạn Nếu không, để đâu cho hết học... "giả" Vì sao trống trường không đánh được Sao tôi nỡ làm thế "Học hè" Em chưa từng viết những chữ nào như thế Trường thi bị tấn công Nó quên hết lời thầy dạy ngày xưa rồi May mà các em không bảo: "Chán Viên Ghê! Hai cách đối xử... hai kết quả Nhà văn Nguyễn Khải và vua hề Sạc lô Lâng lâng như đang bay Đã xem 681430 lần. --!!tach_noi_dung!!--


một nét đẹp trong sự nghiệp "Trồng người".

--!!tach_noi_dung!!--
Có biết bao vĩ nhân đã bàn về quá khứ... riêng tôi không bao giờ quên được câu chuyện cổ châu Phi "Món quà Tết".
Chuyện kể rằng: Có một người thợ rừng tài giỏi đi săn trong rừng sâu... rồi không may bị mất tích, đúng vào thời điểm vợ ông ở nhà sinh hạ đứa con trai út - nỗi buồn, nỗi đau mất chồng, mất cha dày xéo mấy mẹ con. Nhưng rồi cũng như bao sự khác ở đời, đã dần dần rơi vào "quá khứ" và cứ tưởng sẽ lặng chím trong quên lãng!
Bỗng một ngày kia, trong bữa cơm gia đình cậu con trai út bập bẹ kêu lên: "Cha con đâu! Cha của con đâu!"
Cả nhà bỗng đùng đùng im lặng "Và cuộc tìm kiếm người cha được ráo riết của mấy anh em. Đi mãi... đi mãi đến tận một cánh rừng già; người anh cả phát hiện được bộ xương của cha mình đã bắt đầu gãy nát.
Cậu con trai thứ hai liền bảo: Em có tài sắp xếp lại y nguyên.
Cậu con trai thứ ba khoe: Có thể lấy đất sét đắp lại thành da, thành thịt như người đang nằm ngủ.
Cậu con trai thứ tư: Em có biệt tài thổi hơi thở của mình vào để thi hài này sống lại.
Và bác thợ rừng đã trở về sum họp với gia đình.
Trong buổi tiệc đón tết, có đầy đủ xóm làng, già trẻ và các bô lão, người thợ rừng hỏi ý kiến nên có phần thưởng cao nhất cho đứa con nào?
Ai cũng nhất tề thưởng cho cậu con trai út, vì nhờ câu hỏi máu thịt: "Cha con đâu!" mà người cha đã sống lại!
Tôi nghĩ hoài về câu chuyện và nhất là câu nói "Cha con đâu!" của cậu bé trên- Một sự đòi hỏi chính đáng máu thịt ấy đã làm cho quá khứ "sống lại- Người cha đã sống lại và đầy tự hào về mình: "Cái mình bằng máu thịt, bằng trí tuệ làm ra đã có sức mạnh cho mình sống lại và sống mãi với thời gian và như thế: Quá khứ nó vĩ đại và thiêng liêng biết ngần nào...?"
Những câu chuyện sư phạm mà nhà văn Nguyễn Khoa Đăng viết trong tập "Cài hoa vào quá khứ" được tái bản lần này thiết tưởng là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa nhân văn cao cả. Mặc dù đây là những mẩu nhỏ đời thường, nhưng thể hiện sự day dứt tâm huyết của người cầm bút. Bằng cách kể đơn giản mà dí dỏm lôi cuốn, nhà văn đã thực sự góp một phần quan trọng cho tất cả chúng ta- nhất là những người đang mang trọng trách trong sự nghiệp trồng người.
Xin cùng anh Khoa Đăng: "Cài hoa vào quá khứ"...
TP. Hồ Chí Minh, tháng 7/2000
Nhà giáo ưu tú Lê Đức Hân
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Yến Vân
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--