Chương 7

Viên trưởng đồn Hương Thuỷ đọc xong bức thư giới thiệu của Trưởng đồn Thần Phù khi Tân đến trình diện, vội vã cho gọi ngay vào văn phòng. Hắn nhìn Tân từ đầu đến chân như muốn tìm thấy những gì mâu thuẫn đối với trí tưởng tượng của hắn.
Hắn gọi điện thoại một hồi lâu và xem đồng hồ. Hắn quay lại bảo Tân:
- Rất tiếc tôi phải đưa anh lên trình diện ở bộ Tham mưu Đại tá Pháp, chứ không thể để anh ở lại nhà quê được.
Hắn đích thân lái chiếc xe jeep chở Tân lên phố. Xe không mui, không kiếng cản gió chạy hết tốc lực. Tân cảm thấy như mình vừa đổi qua một thế giới khác hẳn cái thế giới đã sống mấy ngày quạ Từ những sự di chuyển bằng bộ chậm chạp như rùa, qua đường thuyền nhanh hơn và khoẻ hơn, rồi đến chiếc xe con cóc nầy với chiếc kim vận tốc đứng chết ở số 50 dặm, Tân bỡ ngỡ vì những thay đổi quá bất ngờ.
Con đường về Huyện Hương Thủy quá quen thuộc trong những buổi cuốc xe đạp về quê mỗi tuần, hôm nay ai có ngờ Tân lại ngồi trong chiếc xe nầy để trở lại Huế.
Mới đêm kia vượt quốc lộ và cố tránh những ánh đèn địch thì nay lại chễm chệ ngồi trên xe địch để chạy trên quốc lộ.
Không biết được đời còn dành bao nhiêu chuyện đổi thay bất ngờ nữa và ngày mai sẽ ra sao! Ngay bây giờ đây, Tân muốn rõ mình sẽ được chở về đâu nhưng cũng không dám hỏi. Thái độ của viên Sĩ quan lái xe đưa Tân đi tuy nhã nhặn tử tế nhưng Tân cũng thừa biết mình không phải là quý khách của nó. Tên lính ngồi ở phía sau vừa là cận vệ của viên Sĩ quan nhưng cũng là để canh chừng Tân.
Tân định hỏi cho biết mình sẽ đến đâu nhưng rồi nghĩ lại phó mặc cho số mệnh đẩy đưa.
Xe đến ngả quẹo dàn xay, vòng lên Ngự Bình và trước sự ngạc nhiên cực độ của Tân, họ đưa Tân vào ngay cái nhà của Tân ở.
Cảnh vật thay đổi ít nhiều với cuộc sống mới nhưng Tân cũng không làm sao khỏi bồi hồi cảm động trước những kỷ niệm xưa của đời mình.
Cái hồ bán nguyệt giữa sân đã cạn nước, để lộ chiếc ghế gỗ mục bốn chân trơ trẽn giả dối chống đỡ cho hòn non bộ mà trước kia ông Aùn đã mất nhiều công phu xây đắp.
Nắng chiều ngã in bóng hòn giả sơn trên đáy hồ. Trong lúc chờ đợi viên Sĩ quan đi tìm Đại tá, Tân đến cạnh hồ ngắm cảnh với tên lính gác.
Quả đồi con giả tạo ấy nhắc lại trong ký ức Tân bao nhiêu là kỷ niệm từ lúc còn nhỏ. Nhưng chưa lúc nào Tân thấy thích nhìn nó bằng lúc nầy. Tân tưởng tượng giá mình được thu nhỏ lại như những con người bằng đất nặn đang sinh hoạt trên trái núi con ấy thì sung sướng biết bao. Tân sẽ đi theo ông tiều phu đốn củi kia xuống núi đi qua chiếc cầu cong và đến trước chùa, không biết trong chùa có gì nhưng cứ trông nó ở dưới gốc cây xanh im mát cũng thấy khoẻ khoắn rồi.
Hoặc giả suốt ngày ngồi câu cá với anh chàng Lã Vọng để quên hết cả không gian lẫn thời gian. Cuộc sống thần tiên chay tịnh trong cái xã hội nhỏ ấy nhất định sẽ không có gì làm cho mình lo âu, phiền muộn. Tân đang cần sống một cuộc đời như vậy bởi vì Tân chán lắm rồi. Tương lai không biết sẽ dành cho Tân những gì nhưng chắc là đầy gian nan khổ sở!
Mặt trời đã khuất hẳn. Tân đang mải thả hồn theo cuộc sống thần tiên thơ mộng ấy thì vị sĩ quan lại đi ra, hắn bảo với Tân:
- Không gặp được Đại tá chiều nay, mà tôi phải về đồn gấp. Vậy tôi đưa anh gởi vào lao xá Thừa Phủ có lẽ tốt hơn cả.
Tân cố trấn tĩnh gật đầu nhưng thật tình hai chử “lao xá” như một tiếng sét đánh vào cân não. Lần đầu tiên trong đời Tân bước chân vào tù. Dù hắn có gởi tạm một ngày mà thôi cũng là “ nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”!
Xe jeep đưa Tân đi quanh quất theo những nẻo đường quen thuộc từ Bến Ngự, qua trường Khải Định, Đồng Khánh đến lao xá. Con đường thân mến mà lúc nhỏ Tân thường đi học, hay đi bơi ở sông Hương mỗi buổi chiều hè, nay có vẻ vắng lạnh tiêu điều sau một thời kỳ Huế bị phong tỏa.
Những vết thương chiến tranh còn loang lở, mùi súng đạn tưởng như chưa phai lạt trong không khí của kinh đô.
Đến cửa lao xá Thừa Phủ trời đã nhá nhem tối. Người ta đưa Tân thẳng vào một xà lim cô lập. Cánh cửa gỗ nặng nề đóng ầm một tiếng, chiếc thông hồng sắt sét rỉ kêu eng éc khi gài ngang bên ngoài và tiếng “tách” của bộ khoá đồng kiên cố, tất cả âm thanh đó chấm dứt một giai đoạn của đời Tân để đến một khúc quanh qua nẻo khác.
Tân sờ soạn trong bóng tối để xác định thể tích của căn phòng và tìm vị trí chỗ nằm ngủ. Tay Tân sờ vào bốn bức tường đá mát lạnh làm cho toàn thân rởn ốc. Tân quơ tay giữa sàn gạch trống trơn.
Tân gối đầu lên chiếc mũ cối đã nhầu nát vì không quen nằm không gối. Tự nhiên Tân cảm thấy ngạt thở, ngực như có gì đè nặng. Những giòng nước mắt nóng trào theo hai bên má, thấm vào môi mằn mặn.
Ở đâu đây tiếng kinh hôm của những tù nhân công giáo trầm trầm nổi dậy:”Kính mừng Maria Đức Me Chúa Trời, cầu cho chúng tôi là kẻ có tội, khi nầy và trong giờ lâm tử. Amen “.
Tân đã được nghe câu kinh “kính mừng“ ấy bao nhiêu lần ngay từ lúc còn bé đi học, nhưng chưa bao giờ Tân thấy lời kinh có ý nghĩa và giọng kinh thành khẩn u buồn như bây giờ.
Ở đâu đây nữa một giọng hò mái nhì vọng lại nghe ai oán lâm ly, diễn tả được tất cả nổi đau khổ uất ức của người dân vô tội bị tai bay vạ gió. Tân cảm thấy lòng rung động theo điệu hò của kẻ nghệ sĩ vô danh trong đêm lao xá.
Buổi sáng đầu tiên của cuộc đời tù tội. Tân nóng lòng muốn biết người ta sẽ làm gì mình, và muốn rõ cái cảnh sinh hoạt của tù nhân ra sao cho nên thức dậy thật sớm.
Hai ba lần Tân tưởng nhầm người ta đến mở cửa gọi mình. Tân tự bảo:
- Lão sĩ quan hôm qua bảo là chỉ gởi mình một đêm thôi mà!
Tân tin tưởng thế nào người ta cũng sẽ cho ra hôm nay để lấy cung qua loa rồi trả về gia đình. Oâng Aùn thừa uy tín để bảo đảm cho Tân về nhà. Tân sẽ nghỉ ngơi vài tuần rồi kiếm việc làm ăn và sống yên thân với Hường.
Tiếng mở cửa xà lim làm cho Tân tỉnh mộng. Một thanh niên có vẻ quen thuộc đến trước mặt Tân hỏi:
- Anh mới vào tối hôm qua à?
- Vâng
- Sao bị bắt vậy?
Tân chưa biết rõ người đối thoại với mình cho nên nói dố i:
- Tôi hồi cư mà thiếu giấy tờ.
- Tưởng gì chứ thế thì cũng như tôi.
- Anh vào đây bao lâu?
- Hơn hai tuần rồi!
Tân ngạc nhiên:
- Hơn hai tuần rồi à? Họ không hỏi han gì cả sao!
- Chẳng thấy ai gọi đến mình cả. Bây giờ ở đây làm “cai” xà lim chưa đến bao giờ mới mãn. Thôi anh ra ngoài rửa mặt, đi bách bộ thở không khí trời một lát đi. Anh được mười lăm phút mỗi buổi sáng.
Tân nhìn lại người bạn mới và hỏi:
- Trông anh quen quá. Hình như tôi đã gặp đâu rồi.
- Tôi là Bạ Học ở Khải định sau anh hai lớp.
- Thảo nào!
Tân vồn vã hỏi Ba về quy chế của nhà lao để cho khỏi bỡ ngỡ. Ba dẫn ra sân chỉ địa thế và nói qua về sinh hoạt hằng ngày cho Tân biết.
Đôi mắt Tân bỗng để ý đến đám tù đang ngồi chồm hổm trước dãy xà lim thấp ở giữa sân. Đám tù cũng tò mò nhìn lại Tân, người khách mới. Hai người ngồi ở hàng thứ ba giơ tay lên vẫy. Tân nheo mắt cố ý nhìn kỹ, Tân mới nhận ra là Nhung và Thị Nhưng Tân lại tự hỏi:
- Có lẽ nào! Mà thằng Nhung lại húi trọc đầu thế?
Tân giả vờ đi múc nước và đến gần đám tù. Nhung và Thi cười ra hiệu. Tân vừa lắc đầu vừa mỉm cười đáp lại, bụng bảo thầm:
- Rõ mấy thằng ăn thịt khỉ đều vào đây hết cả. Không biết Hoàng có đi thoát không?
x x
x
Trời tháng hai mưa sụt sùi liên miên suốt cả tháng. Gió buốt lạnh dày vò hành hạ những kẻ nghèo không nhà cửa, thiếu áo quần và nhất là đám tù phải hành dịch lam lũ ở ngoài.
Tân không thuộc trong số đó vì bị liệt vào hạng “nguy hiểm” phải nhốt riêng tại xà lim từ hôm bị bắt vào. Không nhớ là đã mấy ngày rồi người ta nhốt Tân trong căn phòng chật hẹp, tối om nầy Tân không buồn đếm nữa. Mấy hôm đầu còn trông đợi, xem xét ngày đêm và tính thời gian. Càng lâu ngày nào cũng như ngày nào, sinh hoạt đều tẻ ngắt không khác gì máy móc.
Sáu giờ sáng ra ngoài trời được nửa giờ rồi vào nhốt lại. Trưa cửa mở được mười lăm phút. Ngoài ra, thì giờ còn lại, Tân âm thầm sống một mình giữa bốn bức tường u ám với những tiếng huyên náo của xã hội nhà lao vọng vào ba cái lỗ thông hơi trên bảng cửa gỗ lim nặng nề.
Thực đơn không thay đổi. Cơm vắt và muối đá suốt tháng. Nước uống tự túc trong những giờ ra ngoài: nước mưa, nước giếng, nước vũng đọng chung quanh trại giam. Không có nước tắm rửa.
Lớp ghét bẩn đóng trên người đã khá dày và da đã bắt đầu cưng cứng và muốn nứt rạn. Aùo quần đã trở nên sường sượng, hôi hám khó tả và những con rận “ tự nhiên sinh” bành trướng hoạt động khắp thân thể.
Tân thấy mọi vấn đề đều không quan trọng, duy chỉ có vấn đề nước nấu chín để uống cho khỏi đau bụng là cần thiết cho Tân nhất. Cái dạ dày khó tính và tiểu tư sản của Tân chưa chịu làm quen với hoàn cảnh. Cũng may là gặp tiết mưa lạnh nên hạn chế nước uống. Nếu khát lắm thì tạm nhắp chút nước mưa hứng ở mái ngói đã chứa sẵn trong chiếc vỏ lon sữa.
Ý định tổ chức nấu nước nóng nẩy ra trong đầu óc Tân cả tuần, mãi đến nay mới thực hiện được. Tân kiếm ra một cái lon dùng làm lò, một cái đĩa mẻ để đựng dầu. Khó nhất là dầu lạc và diêm thì Tân đã ngoại giao được với anh cai bếp cũng đồng cảnh ngộ với Tân.
Bữa cơm chiều hôm nay, tình cờ lại có người bạn biếu con cá cơm gói trong mảnh lá chuối. Người ấy cũng thuộc loại “nguy hiểm “ không hành dịch ở ngoài nhưng nhờ có bà con đi ra vào được nên thỉnh thoảng gặp cơ hội thuận lợi cũng có đồ tiếp tế. Gần một tháng không được nếm đến thức ăn, cho nên một con cá cơm cũng mang đến cho Tân nhiều hương vị quý báu. Con cá nhỏ thua ngón tay út nhưng được kho thấm thía trong nước màu vàng óng, măïn mà, hợp miệng, làm cho Tân nhớ đến những món ăn gia đình và nhớ vợ. Tân lại ân hận vì lắm lúc đã quá khó tính trong việc ăn uống để hành hạ Hường lúc ở nhà.
Những công việc thường ngày làm như thói quen. Đi tiểu tiện để ngủ cho thẳng giấc qua một đêm dài, trữ một lon nước lạnh để phòng khuya khát nước. Tối nay Tân cố hứng đầy lon nước mưa vì đã có đủ bộ ấm chén, lò nấu, lại thêm có một nhúm trà Tam Hỷ của ông lão thợ mộc ở xóm xà lim dưới gởi lên cho nữa.
Tân khoan khoái, nhẹ nhõm khi anh Ba đóng ầm chiếc cửa. Trái với những hôm đầu nhìn đến cánh cửa, nghe tiếng đóng, tiếâng khóa, làm cho Tân nghẹt thở, tức tối. Hôm nay Tân có cảm giác ung dung, thoải mái như về “nhà mình”.
Tân quẹt diêm châm ngọn tim vải nhúng trong dĩa dầu lạc. Aùnh lửa yếu ớt như linh hồn người hấp hối, vừa đủ soi sáng xà lim. Chờ cho tim đèn cháy đều và chắc chắn, Tân mới đặt lon nước nhỏ lên nấu. Tân chỉ đổ vừa một ngụm nước vì biết là sức nóng của ngọn đèn rất yếu khó lòng mà đun sôi cả lon nước đầy.
Nằm sát xuống sàn nhà, hai tay chống cằm, chân xếp lên trời đu đưa, Tân nhìn chăm chú ánh đèn leo lét và tưởng lại những lúc chơi lửa hồi còn bé. Có lần Tân rủ các em làm cơm nấu cỗ. Bếp nấu kê sát chân cột để che gió. Đến khi lửa cháy rực, khói táp vào nám cả cái cột, mẹ Tân trông thấy, la lên một trận kịch liệt... Cố nhiên ông Aùn không trông thấy nhưng cứ nghe lời rầy la của vợ cũng tưởng tượng tầm quan trọng và hậu quả tai hại của sự chơi lửa do Tân cầm đầu. Thế là “con trâu đầu bầy” bị một trận đòn đau đớn để “lần sau xin chừa”.
Tân lấy một mảnh giấy se lại thành ống, châm vào lửa soi sáng bên trong lòng “ấm nước”. Tân vui vui khi trông thấy những bọt nước bắt đầu từ đáy lon lên, to dần, tách rời nổi lên mặt nước và tan vỡ.
Aùnh đèn bỗng chao động mạnh, chập chờn gần tắt hẳn. Hình như có luồng gió lùa vào khe cửa sát đấy. Tiếng khóa cửa chính ở hành lang mở lách cách. Tân thổi vụt ngọn lửa, sợ bọn lính trông thấy ánh sáng. Tiếng khóa mở cửa xà lim bên cạnh Tân nghe rõ từng vòng, tiếng thông hồng sắt sét rỉ cọ xát vào nhau rít tai, giày đinh của bọn lính gác nện cồm cộp trên hành lang và sau đó là tiếng ầm của cánh cửa đóng lại.
Tân bảo thầm:
- Lại một linh hồn vừa sa đọa địa ngục trần gian! Ai mà bị bắt trong đêm tối thế này nhỉ? Chắc là “đại nguy hiểm” nên mới đưa thẳng vào đây!
Tân tưởng tượng có lẽ người mới vào cũng thở ra và đang nằm gác tay lên trán suy nghĩ, khóc thầm như Tân, ngày đầu mới vào.
Đợi cho cửa ngoài đóng xong, Tân mới dám nhóm bếp lại. Để tranh thủ thời gian đã mất lúc lửa tắt, Tân khêu thêm một ngọn tim và cho cháy cả hai. Bộ sườn tre của chiếc quạt rách cũng bị bẻ luôn để nhen lửa. Sức nóng dồi dào nước bắt đầu sủi bọt, hơi bốc lên nhiều dần và sôi hẳn.
Tân đếm từng cọng trà bỏ vào lon và lấy mảnh bìa đậy kín để ủ hơi kẻo sợ nhạt, trước khi hạ ấm nước xuống bếp. Tân cẩn thận lau cái vỏ lon cà chua nhỏ vào tà áo sơ mi để làm chén uống nước.
Bày xong bộ đồ trà độc ẩm, Tân bắt đầu chuyền trà từ ấm ra chén. Ở đây thiếu bình, thiếu chén tống cho nên việc pha trà cũng được giản dị hóa.
Bình thường ở nhà, Tân không bao giờ uống trà và cũng không biết thưởng thức “trà đạo”. Tân cho rằng các cụ già nhàn rỗi, ở không ăn lương, hay là có con cháu lo ăn, mới có thì giờ để uống trà. Còn bất cứ ai chưa đến tuổi mà uống trà chỉ là những kẻ trưởng giả học làm sang, những người bắt chước để “lòe đời”.
Sở dĩ hôm hay Tân uống là vì có đủ thì giờ, có kẻ nuôi cơm, dù là cơm vắt và lại có người biếu “không” cho một nhúm trà. Non một tháng dạ dày không hề gặp một thức ăn uống gì nóng sốt cho nên hôm nay ngụm nước đầu tiên uống vào, ồ ạt như một toán quân tiền đạo đi càn quét khắp hang cùng ngỏ hẻm, chạy đến đâu là biết đến đấy.
Tân bắt chước dáng điệu của cha mẹ Ở nhà những lúc uống trà buổi sáng. Cha Tân thích cầm gọn chén trà trong lòng hai bàn tay như để chuyền hơi ấm của nước qua da thịt hoặc để giữ không cho nó thoát ra ngoài. Mẹ Tân lại hay đưa chén trà nóng lên xông hơi vào mắt cho “sáng mắt”. Giá có người nào trông thấy Tân đang uống trà, chắc sẽ tưởng Tân là bợm ghiền nặng.
Tự nhiên Tân bỗng nghĩ đến người mới vào xà lim bên cạnh. Nếu có cách gì gởi qua được cho họ một chén trà và nói vài lời an ủi thì sẽ đỡ cô độc cho họ biết bao nhiêu. Đã lâu, cái xà lim bên cạnh ấy vẫn trống. Đêm nay có người vào, Tân cảm thấy vui vui như có bạn mới, mặc dù hai người còn bị ngăn cách bởi một bức tường dày không để lọt qua một tiếng động.
Tân thắc mắc muốn đoán biết kẻ mới vào là ai, thuộc hạng tuổi nào và thành phần nào trong xã hội, có quen biết họ hàng với mình hay không. Tính bi quan của Tân bắt phải tưởng tượng đó là một người thân quyến, bao giờ cũng thế. Hẳn cứ nhận cái xấu, cái rủi về mình trước. Nếu kết quả ngược lại thì mình sẽ vui mừng hơn.
Nhưng nếu thân quyến thì ai đây mới được chứ! Rất có thể là một ông chú hay ông bác ở quê lên phố và bị tình nghi vì thiếu giấy tờ hợp lệ. Nhưng nếu chỉ có thế thì đến đỗi gì phải vào xà lim nầy.
Tân bắt đầu thấy nóng ruột, không biết có phải vì dạ dày không quen với trà tàu hay vì nước trà hôi dầu, hôi khói, hôi tanh mùi lon hộp. Tân tập trung tư tưởng, muốn dùng sức lực gì của mình mà xuyên thủng bức tường để xem thử là ai cho biết.
Có lẽ người bên kia tường cũng đang nghĩ đến Tân dù cho không quen biết đi nữa, bởi vì Tân là hàng xóm láng giềng của họ. Nhưng trong sự thần giao cách cảm chỉ những người nào có liên hệ mật thiết với nhau mới vào được hệ thống liên lạc mà thôi.
Tân nhẩm tính xem trong gia tộc nội ngoại của mình và Hường còn ai là người có thể đang nằm bên kia bức tường ấy. Bà con xa hơn thì chắc không ai bỏ công đi tìm Tân mà Hường cũng không dám nhờ cậy. Bà con thân cận thì chỉ có hàng chú, bác. Chú, bác bên Tân chết cả, chỉ còn cha Tân. Nhưng ông Aùn thì Tân biết tính quá. Không bao giờ ông chịu khó nhọc làm gì cho con cái. Nếu cần làm gì vất vả thì ông cụ quen tính sai bảo, thuê mướn. Thậm chí đến tình thương con cái cũng không dồi dào súc tích. Nếu thuê người thương hộ được có lẽ cha Tân cũng đã thuê rồi.
Tân nhớ từ bé đến lớn chỉ có những khi đau ốm, mà ốm thật nặng gần chết như dạo Tân bị “thương hàn nhập lý” thì mới thấy được cha Tân tỏ ra chút tình thương mến. Nếu chỉ ốm vặt thì khỏi bị đòn là may chứ thế nào cũng phải nghe câu:
- Mày chỉ chạy dang nắng để đau mà hành hạ cha mẹ.
Lắm lúc Tân muốn kéo dài ngày ốm nặng nhưng khó lắm. Vả lại tình thương của cha không đủ để trang trải cho Tân, nếu kéo dài.
Cái năm Tân thi hỏng tú tài là lần đầu tiên trong đời bị thất bại, mà lại hỏng vấn đáp nữa mới ức. Đau khổ và chán nản vô cùng, Tân đã viết thư thế nào để bà Aùn phải tức tốc bỏ nhà đi tìm kẻo sợ Tân tự tử. Tân không quên nét mặt nghiêm khắc và lời nói “an ủi” của cha:
- Mầy đậu hay hỏng mặc mầy. Thư mầy viết hăm dọa làm mẹ mầy vội vã đi cả mấy trăm cây số để tìm mầy. May màtai nạn không xảy ra, không thì mầy đã giết mẹ mầy rồi đó!
Thậm chí đến năm Tân đã ngoài hai mươi tuổi, một lần vì không nhận được giây thép của cha báo tin để tiếp đón và Tân đã vắng nhà đến chiều tối mới về. Cha Tân giận dữ đưa cả chiếc dép đang đi, quất ngay vào đầu, rất nhục nhã.
Mỗi lần nhớ lại, Tân còn như tủi buồn cho số phận, Tân nghĩ:
- Nhất định cái người bên kia tường không phải là cha mình.
Lon nước trà nguội từ bao giờ. Có lẽ đêm nay Tân thức khuya hơn đêm nào cả. Nằm dài trên sàn xi măng, cố xua đuổi mọi ý nghĩ để kiếm một giấc ngủ, nhưng Tân chỉ trằn trọc bức rức không ngủ được.
Ý nghĩ lại tiếp tục:
- Cái người bên kia tường, nếu không phải cha mình thì là cha vợ. Phải rồi!
Tân tưởng tượng đến Hường. Có lẽ bặt tin buổi chiều tiễn Tân đến đầu làng trên đường về quê mình cho nên nóng ruột, Hường đã nhờ cha lên tỉnh dò la tin tức. Oâng cụ khăn gói ra đi, định tiếp tế cho Tân ít đồ dùng, thức ăn. Chắc là ông cụ lảng vảng trước cửa lao hỏi thăm thế nào để bọn lính “chệt” sinh nghi và bắt vào đây. Khi bị bắt có lẽ ông cụ chưởi mắng sao đó cho nên đề lao mới đưa thẳng vào xà lim.
Tội nghiệp cho các cụ! Vì thương con thương rể mà phải khổ thân!

*

°
Tân cố ngủ quên được một thời gian nhưng không biết là dài hay ngắn. Tiếng huyên náo hằng ngày đánh thức Tân dậy sớm. Lúc ở nhà cũng thế, dù đêm trước có thức khuya đến mấy, sáng hôm sau Tân cũng không thể ngủ được. Vào đây lại càng khó ngủ trễ, vì mỗi ngày mang đến cho Tân một sự chờ mong với những tin tức mới mẻ. Tân mong được gọi đi lấy cung để biết rõ trường hợp của mình và tính ngày được phóng thích. Tân cũng y vọng được tha về thình lình như nhiều người trong lao.
Biết đâu cha Tân đang vận động và bảo đảm cho Tân ra. Cha mẹ dù ghét con cái và có lười hoạt động nào cũng không thể làm ngơ khi thấy con mình đang lâm nạn. Linh tính như báo cho Tân một chuyện gì lạ sáng hôm naỵ Tân thức dậy tỉnh táo, tập vài cử động tay chân, thân thể cho khỏe người và lau mặt khô, vuốt tóc, cố sửa soạn thật tươm tất.
Có tiếng gõ cửa xà lim. Tân đứng dậy nhìn ra lỗ thông hơi, Anh Ba có vẻ vội vàng nói vọng vào với nét mặt e dè sợ sệt:
- Oâng cụ anh vào đây chiều hôm quạ Chốc nữa lão đề lao đi rồi tôi cho anh gặp.
Tân rụng rời choáng váng thả mình rơi xuống sàn nhà như kẻ mất trí não. Cái điều gì mà Tân không thể ngờ được lại đã ngang nhiên xẩy đến. Những chuyện đau khổ nhất vẫn tìm Tân. Ý nghĩ đầu tiên của Tân:
- Thế này thì ngày giải phóng của mình còn xa lắm!
Bởi vì một người duy nhất đủ thế lực và có bổn phận giúp cho Tân được tự do lại cũng đang mất tự do!
Tân tưởng tượng chốc nữa đúng trước mặt cha không biết sẽ ăn nói làm sao. Đã lâu không gặp mặt cha kể từ ngày Tân phải xa nhà. Ông Án không thích tí nào nhưng trước sự biến chuyển của thời cuộc, chỉ biết thở ra với vợ:
- Con trai theo bộ đội, con gái vào đoàn thể cứu quốc, gia nhân tôi tớ đòi bãi bỏ nô lệ. Thôi thì tôi với bà gắng lấy mà làm việc nhà!
Chắc là cha Tân chóng già lắm vì chán đời và sống trong cực khổ của ly loạn. Không biết ông còn đủ sức để chịu đựng cảnh lao tù không. Nhưng chắc hẳn nét mặt nghiêm nghị và đôi mắt tinh anh vẫn không thay đổi.
Tân lại nghĩ đến mình. Tân sẽ rụt rè sợ sệt như thuở bé hay sẽ “bắt tay” cha như hai kẻ cùng hội cùng thuyền.
Tiếng mở cửa lôi kéo Tân về thực tại. Trống ngực đánh liên hồi rối loạn. Tân bước ra theo anh cai và chờ mở cửa xà lim ở bên cạnh.
Cái hình ảnh xuất hiện ở ngưỡng cửa đã làm cho Tân nghẹn ngào. Trong bộ áo đen dài, chiếc khăn nhiễu đóng, với đôi gò má lõm, cặp mắt sâu, hai mái tóc đã ngả màu tiêu muối, ông Án bước tới cầm tay con:
- Con!
Tân nức nở:
- Ba ơi!
Đôi giòng lệ long lanh từ khóe mắt của cha đã phá tan mọi ảnh tượng cũ trong đầu óc Tân. Hơn hai mươi năm trời, lần đầu tiên Tân thấy cha mình khóc trong đau khổ và nghe được âm thanh của tiếng gọi trìu mến thân yêu. Tân sung sướng nhưng sợ hãi trước sự thay đổi lạ lùng ấy. Không biết mãnh lực gì đã cải hóa lòng người cha mà Tân vẫn cứ tưởng là không hề thương mình. Vì sao con người bên kia tuồng xa cách hằng bao lâu, hôm nay lại khác hẳn.
Tân cảm thấy thương cha vô hạn và ân hận viễn vông, Tân hỏi:
- Vì sao ba phải vào đây?
- Ba không đồng ý với bọn trưởng đồn đã mời ba ra làm việc nên bọn nó kiếm chuyện và bắt cả nhà.
Tân không thể ngăn giòng lệ. Cha Tân an ủi:
- Không nên buồn khóc làm chi con ạ! Thời loạn lạc, hỗn quân hỗn quan, tránh làm sao được những cảnh tù đầy tang tóc.
Hai cha con im lặng nhìn nhau. Tân nghĩ đến hoàn cảnh cha hiện tại. Làm thế nào cha Tân có thể chịu đựng nổi cuộc sống lao tù với bao nhiêu sự thiếu thốn như thế này được. Cha Tân không quen nằm sàn gạch, uống nước lã, ăn cơm khộ Thiếu bao thuốc lá hằng ngày, thiếu ly rượu khai vị trước bữa ăn, thiếu ve dầu bạc hà khi trời trở. Nhất là với tiết ẩm thấp lạnh lẽo nầy chắc là cha Tân sẽ đau đớn thể xác vô cùng. Tân muốn kêu gào lên thật lớn cái sự tức tối căm thù và nguyền rủa kẻ nào đã đưa cha mình vào đây!
Ông Án an ủi:
- Trước những sự tang thương biến đổi của cuộc đời, trước sự hưng vong của Tổ quốc, mình đã không làm được gì thì thôi, nhưng không nên bao giờ hành động nhục nhã trái với lương tâm. Con đừng nao núng bất cứ trong hoàn cảnh nào, để được luôn luôn sáng suốt mà nhận định việc đời và sống cho xứng đáng.
Anh Ba ra hiệu cho Tân trở về xà lim và đóng cửa.
Những bữa ăn trưa và chiều Anh Ba lại mang đến cho Tân phần cơm thừa của ông Án ăn không hết. Anh Ba bảo với Tân:
- Ông cụ nhờ tôi mang cho anh và anh Bình!
Những lúc cầm nửa vắt cơm thừa trong tay, Tân lại rưng rưng nước mắt muốn khóc. Nghĩ đền cái tình thương ẩn kín của cha từ mấy mươi năm nay mà mình đã mù quáng không nhận thấy, Tân hối hận. Tân đã đòi hỏi quá nhiều hay mơ ước xa xôi để bỏ mất cái kho tàng có sẵn của mình. Bây giờ gần nửa đời người, lập gia đình, mới biết thương cha mẹ và biết là cha mẹ vẫn thương mình.
Những vắt cơm khô khan nghẹn ngào, Tân không bao giờ ăn hết phải nhờ chuyển cho thằng Bình.
Một tuần quạ Anh Ba không đưa vắt cơm thường lệ nhưng lại trao cho Tân một mảnh giấy con viết bằng bút chì:
“Hai con,
Ba tuổi già sức yếu, hôm nay ra là phải! Hai con còn trẻ mạnh, hãy gắng chịu đựng một thời gian. Thời cuộc thế nào cũng yên và thanh bình trở lại, Ba sẽ gặp các con,
Có mất tự do ngày nay, các con mới nhận thấy chân giá trị của tự do và mới hiểu rõ vì sao các bậc tiền bối xưa đã hy sinh vì tự do dân tộc.
Khi các con không có được cái gì mà các con thích thì hãy tìm thích cái gì các con đang có. Hoàn cảnh nào cũng có cái hay và lợi ích cho các con nếu các con biết tìm hiểu và suy xét. Đừng nên hao phí thì giờ trong sự buồn phiền chán nản. Chúc các con sức khỏe và may mắn.
Ba,
Tân trầm lặng nhìn xa đến chân tường nhà lao với vẻ ưu tự Hình ảnh của người bên kia tường vượt hẳn lên, oai phong lẫm liệt giữa không gian rộng lớn. Tân tự nhận thấy mình chưa xứng đáng với tinh thần của cha.
°
Năm giờ sáng. Khác hẳn mọi ngày, lính gác đã đi mở cửa tất cả các khám sớm hơn thường lệ. Những người có tên trong bảng danh sách đã gọi chiều hôm trước lúc phát cơm tối, đều tự động bước ra cửa.
Lính không cần phải bảo họ cũng biết rồi. Có lẽ suốt đêm không ai ngủ được vì hoang mang cho số phận mình. Họ sẽ phải ra đi, hai trăm người, nhưng không biết là đi đâu. Vào Nam thì cũng chỉ đến Đà Nẵng, quá Tam Kỳ là hết đường, trừ phi xuống tàu đi vào Sài Gòn. Ra Bắc thì không thể đi xa hơn Quảng Trị. Kể từ khi quân đội Pháp chiếm lại Huế để giải vây cho thành phố sau hơn một tháng bị công hãm, mỗi ngày hàng trăm người dân đủ các hạng bị bắt đưa vào lao xá Thừa Phủ, chỗ không có đủ để chứa đựng thêm nữa cho nên phải giải đi bớt.
Tù nhân trong những khám lớn đã lần lượt ra hết ở ngoài sân. Nhiều người dành nhau những lon nước múc ở các vũng đọng ở ven bờ thành để rửa mặt. Một phần lớn không buồn tranh miếng nước bẩn, đành phải “rửa mặt khô”. Hơn một tháng họ có được sờ đến giọt nước nào đâu cho nên mọi sự vệ sinh hàng ngày đều theo phương pháp “khô” cả. Nước vũng chỉ để dành uống sau bữa ăn. Nước ngọt, trong sạch, mà cỏ vê đi gánh ở sông Hương lên chỉ dùng để nấu cơm. Cũng may trời tháng hai còn mưa nên nước hứng ở mái ngói uống rất tốt.
Lính đã lần lượt mở các xà lim thấp rồi đến xà lim cao. Xà lim thấp hai chục buồng, mỗi buồng nhốt hai, ba người “nguy hiểm”. Xà lim cao riêng biệt giữa một góc sân và cửa ngỏ kiên cố hơn, gồm có năm buồng để giam những tên “đại nguy hiểm”. Hầu hết tù nhân ở xà lim cao và một số ở các xà lim thấp đều phải ra đi sáng hôm ấy.
Tân vẫn ở xà lim cao nhưng đã dọn đến buồng số hai cùng với ông lão thợ mộc và ba thanh niên khác... Người nào người nấy râu tóc xồm xoàm, áo quần bẩn thỉu hôi hám và không có lấy một hành trang gì cả. Phần đông đều bị bắt thình lình và thân nhân không hề bới xách gì được. Hơn nữa khi vào cửa lao là lão “một điếu”, cai quản nhà lao, đã tịch thu tất cả tư trang và tiền bạc.
Chiếc mũ cối của Tân quá cũ kỹ cho nên không bị tịch thụ Từ hôm vào đây cứ dùng nó để gối và mỗi lần gọi đi lấy khẩu cung thì dùng để đỡ những đòn của thằng cai “mắt xanh miệng hôi sữa” cho nên mũ cũng đã tan nát. Hôm bị giải vào lao, Tân mặc bộ áo quần nỉ xám, khá đắt tiền. Không biết Trời đivắng hay là Tân vào lao lúc đã nhá nhem tối nên không ai nghĩ đến tịch thu bộ áo quần ấy.
Suốt đêm Tân đã suy nghĩ kỹ và sắp đặt mọi việc phải làm trước khi lên đường. Thế nào cũng phải liên lạc cho được với Bình. Tân biết Bình không bị đày đi chuyến này và sẽ có thể được tha về sớm. Bình sẽ tin cho gia đình Tân biết.
Tân thừa lúc sân lao huyên náo lộn xộn, bước vào dãy nhà cầu của những xà lim thấp giả vờ đi tiểu tiện. Ngang qua những cửa đóng kín, Tân thấy rõ ràng từng con mất đen ngòm lóng lánh phản chiếu ánh đèn ngoài sân, đang dán chặt vào những lỗ tò vò thông hơi. Tân biết là các bạn đồng giam không thể nào ngủ trước cảnh náo nhiệt ấy. Người nào cũng muốn chứng kiến những sự việc đang xảy ra với lòng lo sợ.
Tân gọi khẽ:
- Bình ơi! Bình! Chú ở đâu?
Có tiếng trả lời từ phòng số 3.
Cũng may là cửa phòng số 3 bị che lấp sau bóng cây bàng cho nên Tân có thể đứng ngay cửa để nói chuyện. Bình hỏi:
- Anh có biết là đi đâu không?
- Không ai biết là đi đâu cả! Chú đang mặc áo quần gì đó?
- Chiếc quần xanh áo xám từ hôm bị bắt đấy thôi.
Tân suy nghĩ một lát và bảo tiếp:
- Cởi bộ quần áo của chú ra đổi cho anh. Anh lỡ mặc bộ nầy đắt tiền không tiện. Chúng thấy thêm ghét!
Tân rút lần áo quần của Bình đút qua lỗ thông hơi ở cửa và đến trước cầu tiêu thay vội vã. Lúng túng lại xỏ hai chân vào một ống suýt ngã.
Tân lần lượt chuyền bộ áo quần vào cho Bình và dặn:
- Thôi chú ở lại mạnh giỏi. Có ra được thì ghé về nhà tin cho chị biết là anh đã đi hôm naỵ Nếu biệt tích thì bảo chị nhớ lấy ngày nầy làm kỷ niệm.
Bình rưng rưng nước mắt để tiễn biệt một người anh duy nhất của mình. Tân chạy vụt ra sân, lẫn vào đám người hỗn loạn.
Trời tháng sáu oi bức, nồng nực, dồn dập tất cả nhiệt lượng của mùa hè thiêu đốt vũ trụ một lần chót trước khi sang tiết mưa rào lụt lội. Mặt trời chiều gay gắt hắt ngọn nắng lên giải đường nhựa mềm nhũn. Đàng xa, hơi đất bốc lên lấp loáng như một vũng nước.
Tân cảm thấy hằn học với ngọn nắng chiều. Tân nheo mắt nhìn trời qua cửa xe. Mắt Tân bị chói loà. Tân càng thêm bực tức vô cớ trước sứ ám ảnh của mặt trời chiều hình như luôn luôn cố trêu tức Tân.
Nhìn thấy đám đông người đang tụ tập trước nhà Hường để chờ đợi xem rước dâu, Tân càng bực bội rủa thầm: "Có những người sao mà nhàn rỗi đến thế! Ăn rồi chỉ tụ tập chờ đợi dòm ngó chuyện nhà kẻ khác!"
Tiếng pháo nổ như khiêu gợi tính hiếu kỳ của thiên hạ và kêu gọi bọn trẻ con tụ tập đông thêm nữa.
Tân đi theo mẹ bước qua đám người, mắt không còn trông thấy gì ở hai bên mình nữa. Tân sượng sùng trong chiếc áo dài đen và vành khăn đóng mà Tân phải mang vào lần đầu tiên trong đời mình.
Căn nhà chật hẹp của Hường, thường ngày Tân thấy rất quen thuộc ấm cúng, hôm nay đổi hẳn. Bàn thờ ông bà thiết ngay ở căn giữa với đầy màu sắc rực rỡ vàng son và kim tuyến, bộ lư đồng bóng nhoáng tỏa khói trầm nghi ngút, cổ đèn sáp to tướng cháy sáng rực.
Tân không nhớ rõ là những ai bà con bên Hường đã có mặt trong buổi lễ cưới. Tân chỉ biết cúi đầu chào tất cả mọi người và cử động như một cái máy theo lời chỉ dẫn của anh bạn phụ rễ.
Mặc dầu thường ngày hai người đã quen biết nhau nhưng hôm nay không ai đủ can đảm để nhìn tận mặt bạn mình. Hường e lệ, ngượng ngịu trong bộ áo cưới và vành khăn hỏa hoàng, đứng nép mình vào giữa hai cô phù dâu.
Mẹ Hường cảm động lau nước mắt để từ giã con gái. Một vài người bà con theo đưa Hường về nhà chồng. Toán người đi xem lần lượt giải tán. Căn nhà Hường trở lại vắng vẻ, có lẽ vắng vẻ hơn trước vì thiếu Hường.
Xe nặng nề leo dốc Nam Giao. Nắng chiều dịu bớt. Gió đồng làng Bình An thổi phớt qua những khung cửa trống làm cho mọi người trong xe dễ chịu.
Tân chỉ khấn cầu cho chiếc xe cũ kỹ chịu đựng nốt đoạn đường cuối cùng đừng xảy ra việc gì.
Ông Án vui vẻ chào đón họ hàng nhà gái và tiếp chuyện niềm nở với mọi người. Tân mừng thầm trước thái độ của cha khác hẳn ngày thường.
Lễ xong ở bàn thờ họ nhà trai, ông Án gọi hai con đến và trao cho một phong bì đỏ:
- Ba me không có gì nhiều để cho hai con trong dịp vui mừng của hai con. Đây chỉ là một số vốn nhỏ mừng hai con.
Tân nhìn phong bì và ngắm nghía hai chữ “song hỷ” với đôi chim đậu âu yếm trên cành mai. Tân tưởng tượng tất cả niềm ưu ái của cha khi tự tay vẽ lấy hai hình ấy để làm chiếc phong bì tặng mình.
Tân tự bảo:
- Dù cho bên trong phong bì ấy có chứa đựng nghìn vàng cũng không quý hơn cái công của cha mình đã làm chiếc phong bì ấy.
Ông Án gọi Tân vào:
- Trông thấy lễ cưới của con, cha buồn hết sức...
Tân ngạc nhiên lo ngại không biết ông cụ đã bất bình chuyện gì.
-... Cha buồn vì đáng lẽ ra nếu thời cuộc thanh bình thì lễ cưới của con phải huy hoàng trọng đại gấp bao nhiêu lần thế nầy. Cha thấy sự nghèo nàn trong cuộc lễ mà cha thương tủi cho con.
Tân cảm động. Trong phút chốc Tân thấy ân hận vì đã hiểu lầm cha và đã tủi hờn khi cha không đi dự lễ cưới của mình.
Tân cầm tay Hường sung sướng:
- Em Lan! à quên, em Hường! Em có ngờ được mới ngày nào chúng ta chỉ quen biết nhau qua sợi giây đồng nhỉ.
- Em mong sợi giây đồng sẽ bền chặt gấp vạn lần sợi giây tơ của Nguyệt lão. Em cũng không quên cái tên Lan của anh đã đặt cho em.
- Thôi nhớ đến làm gì! đó chỉ là một giả thuyết anh đưa ra trong giai đoạn chưa tìm ra đáp số của bài toán. Bây giờ anh đã có đáp số ấy trong tay rồi.