Chương 14

- Me à! Chắc là Ba không thương con! Ba hay gắt với con lắm. Hay là me đưa con về Huế ở với ông ngoại đi me!
Tiếng thằng Tùng thỏ thẻ với Hường ở nhà sau vô tình đập vào tai Tân. Hường mắng con:
- Con chỉ nói bậy! Ba đời nào mà ghét con. Tại vì Ba buồn nên Ba gắt đó thôi. Đến đây me lau mặt cho rồi lên chơi với Bạ Con ít chơi với Ba rồi con tưởng Ba ghét con đó.
Tân nghe rõ câu chuyện giữa hai mẹ con, lòng bỗng nhiên như thắt lại. Tân thả rơi tờ báo hằng ngày đang đọc dở, nhắm nghiền đôi mắt để đuổi những giọt nước mắt vừa chớm đọng. Tân bảo thầm:
- Ừ, mình thật là vô lý!
Tân ôn lại khoảng thời gian từ ngày được trả tự do lần thứ hai để trở về gia đình. Tân sống như một kẻ chán đời không lý tưởng.
- Mình đã nhiệt thành trốn trở về tìm một chính phủ quốc gia để phục vụ nhưng không may cho mình đã mắc vào vòng lao lý. Khi thóat được vòng nầy thì mình như mang một vết đen suốt đời để bị bạc đãi khắp nơi!
Tân so sánh với những người bạn khác trở về trước hay sau Tân đều được may mắn thâu nhận làm việc hay được tự do xuất ngoại để tiếp tục học.
Tân không mong gì tiếp tục đi học vì Tân còn cả gánh nặng gia đình cần phải đài thọ. Nhưng chỉ mỗi một chuyện kiếm việc làm chắc chắn để bảo đãm đời sống mà cũng bị từ chối huống gì là xin xuất dương du học.
Nghĩ đến đứa con thứ hai sắp ra đời và biết đâu đứa thứ ba rồi đứa thứ tư sẽ tiếp tục đến, Tân lo sợ. Tân muốn kiếm một việc chắc chắn để làm căn bản rồi sẽ đi dạy học thêm ban đêm kiếm tiền.
Hường tiếp tục lãnh áo len về đan để trợ cấp thêm. Những việc làm phụ ấy tăng giảm rất bất thường, cho nên thế nào cũng cần phải có một cái gì chính thức để bảo đảm.
Khi Tân nhận thấy rằng mình bị nghi kỵ và xua đuổi ở khắp nơi, Tân cảm thấy lạc loài ghẻ lạnh, Tân đâm ra buồn chán gắt gỏng vô lý. Tân không nhớ rõ thái độ của mình đối với vợ con ra thế nào mà đến thằng bé con bốn tuổi đầu cũng phải than vãn.
Tiếng chân rụt rè của Tùng làm cho Tân mở mắt. Tân nhìn con với vẻ trìu mến khác hẳn mọi ngày. Tân mỉm cười âu yếm hỏi Tùng:
- Con làm gì đó?
- Mẹ bảo con lên chơi với Ba.
- Ừ, sao con không nói chuyện với Ba để cho Ba vui.
Tân tự nhận thấy mình đã dối với mình. Chính Tân đã làm cho Tùng xa lánh Tân. Niềm ân hận dày xéo trí óc như đưa đến cho Tân những tia sáng hướng dẫn cuộc đời qua một nẻo quanh mới. Tân vuốt tóc con:
- Hôm nao ba đi làm có tiền, Ba sẽ mua sách vở cho con. Con sẽ đi học cho chóng giỏi nghe không?
- Dạ! Mà con biết viết chữ "i" chữ "o " rồi! Ba dạy con học nghe Ba?
- Ừ Ba dạy con nhiều môn chữ cơ! Con gắng học cho giỏi, thật giỏi nghe không?
Tân muốn nói nhiều với con nhưng sợ khối óc non nớt của Tùng chưa có thể hiểu được. Tân tự thấy mình không biết nói chuyện với con và không biết sống với gia đình, nhưng Tân lại tự bảo:
- Nếu mình biết là mình thiếu sót thì có thể bổ khuyết được!
Tân cảm thấy thương con vô hạn. Tân bồng Tùng đưa lên cao và xoay tròn sung sướng.
Hường mang đĩa mực khô vừa nướng xong, lên đến cửa, phải đứng lại nhìn hai cha con. Niềm sung sướng của Tân lan tràn qua Hường và có lẽ đến tận tâm hồn thằng bé Tùng nữa. Hường đưa tay áo lau giọt
nước mắt cảm đng vì sung sướng:
- Mời anh ăn mực nướng của Ba vừa gởi vào. Mực cửa Thuận đấy, ngon lắm!
Kéo ghế ngồi bên chồng Hường cảm thấy quên hết bao nhiêu nỗi khổ của quá khứ. Tùng chạy qua mẹ. Hường bảo con:
- Sao con không ngồi với Ba? Con ngồi trên bụng mẹ không sợ em ngạt thở à!
Tùng vuốt bụng mẹ như để xin lỗi:
- Con quên đi mất!
Tân ôm Tùng vào lòng:
- Con sắp có em rồi. Hãy để mẹ cưng em. Con lớn thì phải theo Ba nghe không?
Hường bàn với Tân về chương trình sinh sống:
- Nếu không kiếm được việc làm ở công sở thì anh sẽ kiếm mt chỗ dạy tại trường tự Mỗi tuần dạy chừng mười lăm, hai mươi giờ cũng đủ sống chán!
- Ừ may ra thì trường tư còn dung nạp nếu họ không cùng nghĩ như các trường công về thành tích quá khứ của mình.
Hường kéo ghế tránh ngọn nắng chiều đang soi dần vào hành lang và hạ thấp bức rèm trẹ Tân nhìn tia nắng, chép miệng:
- Đời mình sao không tránh được cái ngọn nắng chiều em nhỉ? Cất đầu không nỗi cũng vì nó. Đi đâu nó cũng đi theo như cố tình ám ảnh hoài!
- Anh chỉ nghĩ bậy! Mà phải nhà gì của mình. Qúy hồ anh chị Cư cho ở rẻ là tốt. Đừng nói vậy mất lòng họ!
Tân nghĩ đến Cự Hai vợ chồng buôn bán khá giả, tự nhiên cho Tân dọn đến ở căn phố nầy, không có một điều kiện gì, không giấy tờ, không một chữ ký. Bàn ghế vật dụng trong nhà đều có sẵn. Ngay cả đến những đồ nghề Tân cần dùng để nhận sửa máy móc tại nhà cũng được Cư trang bị cho đầy đủ.
Tân đã phải ngạc nhiên trước cái lòng tốt quá đ ấy! Tân bảo với Hường:
- Em ạ! Tại sao ở đời lại còn có người tốt đến thế? Mình có gì cho họ trông mong lấy lợi để đền đáp tấm lòng tốt của họ?
- Anh sao bi quan quá! Bộ anh cho rằng ai tốt với ai cũng chỉ mong lợi lộc cả hay sao?
- Thì xưa nay anh vẫn tin như thế và nhất!!!1821_3.htm!!! Đã xem 22731 lần.


Nguồn: dactung.com
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003