Chương 2

Thường ngày Tân thích ngồi một mình, cặm cụi ỏ trước chiếc bàn nhỏ, đầy những đồ nghề và dụng cụ thí nghiệm vật lý và hoá học.
Bao nhiêu chai lọ của bà Án, Tân gom góp hết để đựng những chất thuốc bột, thuốc nước. Trên chiếc kệ cao trước mặt, hai dãy chai đã cưa cổ dùng làm bình điện. Tân nhặt những “pin” cũ của sở Bưu điện phế thải trong đống rác bên bờ sông, trước Toà Khâm sứ. Tân phá một miếng kẽm ở mái nhà bếp và làm cho “pin” cháy sáng lại bằng muối ăn mà Tân đã lấy trộm ở nhà bếp của mẹ. Cứ trông dãy bình điện thô sơ ấy người ta sẽ tưởng là phòng điện báo cuả một nhà ga xe lửa hẻo lánh nào. Giây nhợ chằng chịt, đồ nghề bừa bãi, chứng tỏ một sự cẩu thả “dễ thương” cuả căn phòng thí nghiệm. Ở góc đối diện là chiếc đi văng giường, có kệ và tủ sách. Tân dùng làm chỗ ngủ. Trên đầu giường sách vở báo chí ngổn ngang không có một thứ tự ngăn nắp nhất định.
Đã nhiều lần ông Án ghé ngang buồng Tân. Sau cái nhìn vòng quanh phòng ông chỉ nói một câu:
- Tao thấy cái phòng mầy lộn xộn mà phát đau đầu!
Câu trả lời của Tân bao giờ cũng là:
- Con có cái thứ tự riêng của con. Thế này chứ hễ mất cái gì con biết ngay.
Ba Án thì thường khuyên:
- Con đừng có cặm cụi mãi trong cái phòng điện này! Hơi điện nó hút cho mà xanh xương rồi ho lao đó.
Tân không tin lời mẹ nhưng cũng không biết làm sao chứng minh cho mẹ hiểu là “trong điện không có cái hơi gì toa? ra để hút cho xanh xương“ được.
Người trong nhà không ai dám bén mảng đến căn phòng của Tân vì sợ điện giật. Cửa phòng có thể không khóa, nhưng hễ có người vừa hé mở là chuông reo inh tai, đèn pha chiếu vào mặt kẻ “gian phi”, bao nhiêu cơ quan báo động điều hành nghe khủng khiếp lắm.
Vừa đi học về, Tân uể oải định ngả người lên đi văng một lúc rồi sẽ dậy thay áo quần. Có tiếng chuông ở cổng reo và những bước chân đi nhanh vào sân sạn. Người khách lạ hỏi:
- Xin lỗi cậu, nhà nầy có phải là của cụ Án Vũ không ạ?
Với một vẻ đài các khó chịu và như cố làm cho Tân thêm ngạc nhiên người ấy quay lại viên sĩ quan Nhật, vừa nói vừa cười một cách thành thạo.
Tân khiêm tốn đáp:
- Dạ thưa ông, phải ạ! Ông hỏi có chuyện gì không?
- Chúng tôi cần gặp ông Cụ có tí việc.
- Thưa ông, cha tôi vừa đi vắng, có lẽ chiều tối mới về.
Người khách lạ lại vừa nói vừa cưới với ông bạn ngoại quốc. Tân khó chịu vì vẻ tự đắc quá rõ rệt trên mặt ông khách. Trong thâm tâm Tân nghĩ:
- Thì đây cũng chỉ là một tay dẫn đầu thời cuộc, học được năm ba câu tiếng nhật, chạy được chân thông ngôn vội đi loè thiên hạ.
Ông khách bàn tán một hồi, lại hỏi:
-Ông Sĩ quan nầy muốn xin phép vào thăm cái nhà cậu có được không?
Tân suy nghĩ rằng cả một cái ách đô hộ nước Pháp đặt trên nước Việt Nam gần một thế kỷ, mà chỉ trong một đêm phải bị quân đội Phù tang phá hủy. Dù cho có cha mẹ Tân ở nhà chắc cũng không thế nào từ chối được ý muốn của ông Sĩ quan Nhật bản nầy.
Hai người đi khắp cùng từ nhà trên xuống nhà dưới, xem xét qua loa và trao đổi với nhau vô số những điều gì bằng tiếng nhật mà Tân không hiểu. Đến căn phòng của mình Tân định cho bỏ qua nhưng không thể được. Tân không kịp mở cưa? sổ nên chỉ vặn đèn sáng. Viên Sĩ quan nhật có vẻ ngạc nhiên và quan sát rất tỉ mỉ, theo dõi từng đầu giây mối nhợ, nhìn theo lên trần, nhìn ra ngoài trời, nhìn dọc theo chân tường, ra sân cỏ. Tân áy náy, lo ngại viễn vông. Người Nhật thì thầm ít câu với viên thông ngôn. Hắn ta cười đắc ý, hỏi Tân:
-Tất cả những đồ nầy của cạâu hay của ai?
- Của tôi ạ!
Tân ngạc nhiên trước câu hỏi ấy, nhất là sau câu chuyện bằng ngoại ngữ giữa hai người, lại càng khó chịu trước cái cười khinh khỉnh của người khách. Trước khi ra về, Tân còn nhớ rõ lời nói bí hiểm:
- Cậu nói lại với cụ Án là có ông Thừa Minh đưa một ông Sĩ Quan Hiến Binh Nhật đến xem nhà để thuệ Cứ bảo ông Thừa Minh ở Khánh Hoà là cụ Án biết.
Tân càng suy nghĩ về cử chỉ của ông Sĩ quan nhật lại càng phân vân thắc mắc nhất là những câu nói của ông Thừa Minh với ông Nhật và tức mình vì không hiểu được một tiếng gì để có thể đoán được phần nào của câu chuyện.
Tân kể lại cuộc thăm viếng đột ngột của hai người khách cho cha mẹ nghe nhưng không dám nói về nhận xét của Tân khi họ xem căn phòng mình.
Ông Án càng nghe càng lo ngại, cho đến khi rõ câu cuối cùng của ông Thừa Minh nhắn gởi gián tiếp thì ông chau mày suy nghĩ một hồi lâu:
- Biết rồi! Cái lão Thừa Minh năm kia ăn hối lộ, bị hội đồng xét xử ở Khánh Hoà đó. Tôi ngồi ghế Biện lý. Hắn bị cách chức năm ấy thì phải.
Bà Án góp ý kiến:
- Chắc lại thù hằn gì đây rồi, mới đem ba lão Nhật đến sử sanh cho họ lấy nhà chứ gì!
Bữa cơm chiều hôm ấy mọi người đều mất vui vì bận đuổi những ý nghĩ riêng, chung quanh một vấn đề "ông Nhật bổn đến thăm nhà”.
Bà Án thì lo sợ dọn nhà về quê với bao nhiêu nỗi bất tiện, tốn kém vì “một lần dọn nhà ba lần mất của“. Ông Án cố moi trí óc xem vì sao ông Thừa Minh lại có thể thù oán mình, và nếu thù oán thì hậu quả sẽ đi đến đâu. Tân lo cái mối lo của cha mẹ, thêm vào sự thắc mắc của mình tự ban chiều. Trước những đại sự như thế, Hồng và Bình không dám bàn bạc gì vtái nhất.
Tân so sánh cái thành thật cảm động trong sự tổ chức đơn giản ấy với sự linh đình của Tòa Thị Chính tổ chức hôm tiễn chân toán người xuống tàu.
Tân đã khóc trước các em học sinh nhưng lại dững dưng trước đám người không quen biết tụ tập ở bến tàu. Có lẽ vì Tân vẫn chưa phân tích được hành động của mình trước cảnh ngộ lạ lùng ấy.
Khi tàu nhổ neo rời bến, Tân mới bắt đầu thấy một nỗi buồn ngấm dần vào tim não.
Đôi mắt Tân bỗng đập vào hàng chữ của một ai đã ghi lại trên trần ngay đỉnh đầu giường Tân nằm:
" Kỷ niệm ngày... đoàn tù bị đày ra Côn đảo ".
Tự nhiên Tân thấy buồn và chán. Lời nói của cô Vân hàng xóm như vang dậy trong đầu óc Tân:
- Tội nghiệp anh Tân vừa ở tù ra...
Tân lảng vảng trên boong tìm khí trời trong sạch và một niềm an ủi của biển cả.
Đám lính đủ màu sắc của quân đội Viễn Chinh Pháp bị thương ở các mặt trận Bắc Việt tản cư vào Nam chiếm hết cả sân thượng nằm la liệt.
Những bó thạch cao, những nạn gỗ, bầu huyết thanh lũng lẳng bên giường, những hình thù quái gỡ gây một ấn tượng bi đát không an ủi tí nào bọn người như Tân đang sắp bước chân vào cuộc đời binh sĩ. Tân thầm nhủ:
- Có lẽ mấy bạn của mình bảo đúng đấy!
Tự nhiên Tân cảm thấy nhớ đến gia đình. Gió trùng dương thổi mạnh. Tân cảm thấy lạnh ở gò má vội lấy tay lau dòng nước mắt.
Nắng chiều in bóng con tàu vĩ đại lên mặt biển xanh gợn sóng. Những con hải âu bay lượn tìm mồi vết sóng tàu.
Tân tưởng tượng:
- Biết đâu thuyền trưởng đang nhận được điện văn yêu cầu quay tàu về bến để Tân trở lui.
Trong đám đông hơn hai trăm người, Tân sẽ từ từ bước ra khi nghe tiếng loa gọi đến tên mình. Tay xách vali Tân sẽ một mình bước xuống cầu thang trước hàng trăm con mắt ngạc nhiên.
Chính Tân cũng ngạc nhiên:
- Giá có phút đó thì cuộc đời Tân không biết sẽ xoay về đâu.
Tân cố xua đuổi ý nghĩ đó. Nhưng một ý nghĩ khác đến xâm chiếm ngay:
- Có thể người ta đợi đến khi cập bến Saigon sẽ báo cho Tân cái tin miễn dịch đặt biệt và ngạc nhiên ấy.
Trăm ngàn ý khác chập chờn xuất hiện trong đầu óc Tân như những cánh hải âu thoáng qua tầm mắt.
Nhưng mái đồi Tăng Nhơn Phú vẫn hiện ra và cỗng trường huấn luyện Sĩ Quan mở rộng chào đón Tân, không thành kiến, không thiên vị và rất vô tư để cho Tân làm lại cuộc đời.

Hết


Xem Tiếp: ----