Chương 18

Tôi theo me ra phòng khách, mọi người lịch sự đứng lên chào mẹ Những câu nói lịch sự đúng phép lịch sự như một bài học. Anh chàng cũng nghiêng người cúi chàọ Rồi mặt lại nghiêm như pho tượng,lạnh như tiền, lì như đá. Người đâu có người lạnh đến thế? Tôi thấy ba me nhìn tôi rồi lắc đầụ Ý me muốn nói anh chàng khôn ngoan dàn trời, anh chàng khùng chổ khỉ nào đâụ Tôi cười mím chi với me khi mọi người ngồi vào bàn ăn. Chú Duy đẩy tôi ngồi cạnh anh chàng mới mệt chứ. Đau tim thật, tôi cũng làm mặt nghiêm ít nói ít cườị Thỉnh thoảng anh chàng cũng hỏi tôi đôi câu cho phải phép thế thôi, tuyệt nhiên anh chàng không tán tôi được nửa câu làm quà. Ban đầu tôi bực tức, sau đó thấy anh chàng cũng hay hay, nét buồn buồn của anh chàng có một chiều sâu cuốn hút tôi, tôi thắc mắc và tò mò. Chú Duy và ba nói chuyện ròn rã, thỉnh thoảng me trao đổi vài câu với anh chàng. Riêng tôi, tôi lợi dụng lúc đó để coi tướng anh chàng. Mặt anh chàng có nhiều đường nét rõ ràng, như vậy anh chàng không thể hiền rồị Nụ cười anh chàng hơi kiêu ngạo và xa cách. Anh chàng khó có bạn thân, chắc anh chàng thích cô đơn. Mũi thẳng, chắc cương quyết. Tướng này ít nói, đáng sợ đâỵ Đặc biệt đôi mắt đăm chiêu, đôi mắt chìm lắng và đôi mắt buồn. Điệu này dám đang thất tình.
Với anh chàng, tôi chỉ là một cô bé tầm thường không đáng để ý. Bửa cơm trôi qua tôi vẫn không biết gì hơn về người con trai này ngoài vẻ lạnh lùng xa lạ. Chú Duy đề nghị đi chơi vườn. Vườn cây rậm mát có chiếc võng đong đưa dưới những dòng nắng trải nhẹ qua lá cây xanh xaọ Ba me thích sống ở đây vì vườn cây này, những lối đi xinh xinh hai bên trồng đủ thứ hoa, toà nhà im lìm ngủ trong vòm lá. Con ngõ hẹp ngoan hiền ủ mình trong lá nâụ Buổi trưa êm ã nồng nàn. Mặt trời lên cao, mây cũng bay cao lớp lớp. Nhưng lòng tôi chùng xuống, tôi ngồi dưới tàn cây nhìn chàng và chú Duỵ Ba me đã vào phòng, hình như me vẫn ngài ngại khi gặp chú Duỵ Tội nghiệp cho mẹ Đời mỗi người một nỗi đắng caỵ Chú Duy có nỗi buồn của chú, ba có tâm sự riêng và me một kỷ niệm đẹp dấu kín sau đôi mắt buồn.
Chú Duy tâm sự:
_Đăng gắng giúp tôi làm cuốn phim này, vì đó là một ước nguyện của tôị Hoàn cảnh đất nước mà anh đang sống là phông lớn cho cuốn phim. Gian nan và thống khổ nhưng vẫn chan chứa hy vọng, vẫn hiên ngang để tiến lên, những bước đi dài vẫn còn tiếp nốị Đăng sẽ đóng vai người thanh niên trong hoàn cảnh đất nước bây giờ. Đôi mắt Đăng đủ diễn tả được nỗi thất vọng nàỵ Nhưng đừng tuyệt vọng. Chúng ta không thể buông xuôi hai taỵ Thu sẽ đóng vai người con gái cô đơn không cha mất mẹ. Thu là hiện thân cho cô đơn của đất nước nàỵ Một tình yêu, bao giờ cũng phải có tình yêụ Chỉ có tình yêu mới cho ta hy vọng. Đàn bà hay con gái ở nơi đây đều đau khổ. Ngậm ngùi mà sống, se sắt mà cườị
Tôi đăm đăm nhìn chú Duy rồi lại nhìn Vũ Đăng. Tôi dè dặt:
_Con chưa nghe chú nói tên truyện của cuốn phim, bộ chú tự viết lấy truyện phim?
Chú Duy lắc đầu:
_Một người khác viết, tên phim là:"Tiếng hát từ rừng hoang."
Tôi lẩm bẩm:
_Tiếng hát từ rừng hoang. Nhưng ai viết mới được chứ? Nhà văn nào hở chú?
Chú Duy gật gù:
_Một nhà văn chắc chắn con chưa nghe tên, một người con gái, ồ không, một người đàn bà thì đúng hơn. Tuyệt, nàng tuyệt.
Tôi ngơ ngác:
_Cốt truyện của một người đàn bà không tên tuổỉ
_Một cây bút lạ lùng chú tình cờ khám phá ra, câu truyện thật con ạ. Một tác phẫm lớn hơn mọi tác phẫm.
_Con chẳng hiểu gì hết, chú cái gì cũng lạ hết. Chú mạo hiểm quá, coi chừng hãng phim lổ cho coị
_Người ta phải đi tìm những thiên tài chưa ai biết đến mới là người có đôi mắt biết nhìn, cứ hưởng của thừa của người ta chán chết. Bố có thể mời những tài tử nổi tiếng sẵn, mua tác quyền của những nhà văn ăn khách, nhưng bố không thích. Hơn nữa,truyện phim có không khí Việt Nam, nhân vật bình dị như mọi người mình gặp thường ngày, nhưng..
Vũ Đăng hỏi:
_Nhưng sao thưa đạo diễn?
_Không phải là người Pháp, không phải là Mỹ, nhưng Việt Nam từ đối thoại đến hành động, đến mơ ước. Những dằn vặt của chúng ta khác xa những người Tây phương chứ, chúng ta khổ hơn nên chúng ta già dặn hơn. Chúng ta có những ước mơ mà người khác không thể hiểu được. Người đàn bà trẻ đó có một tác phẫm viết chừng vài tháng trước đây, một hôm bố đến nhà, một người bạn cũng làm báo viết văn, bố thấy bản thảo của nàng, bố tò mò ngồi đọc và bố sửng ngườị Bố hỏi người bạn đó, ông ta không biết nàng là aị Một đọc giả gửi cho ông ta để nhờ đăng báo nhưng ông ta không có thì giờ đọc. Bố đi tìm và bố nhất định mua tác phẫm đó.
Tôi cườịVũ Đăng cũng cườị
_Hôm nào rãnh con và Đăng phải đọc bản phân cảnh và truyện phim chứ. Bây giờ tôi gửi Thu cho Đăng, tôi đi công chuyện một chút, nửa giờ hay hơn một chút tôi về. Con nói chuyện với Đăng đi nhé.
Tôi im lặng, tôi không thích anh chàng mặt lạnh như tiền này mấy, nhưng không tiện cãi chú Duỵ Tôi đưa anh chàng vào phòng đọc sách dạo đàn cho anh chàng nghe vì tôi không biết phải nói chuyện gì với anh chàng cho hết giờ.
Đăng hỏi:
_Thu là con nuôi của đạo diễn Đào Duỷ
Tôi do dự rồi đành gật đầu:
_Vâng, tôi có những hai ông bố, ba tôi và chú Duỵ
_Cô thích đóng phim không?
_Thích vừa vừa thôi, nhưng tôi cũng thử cho biết, con gái như tôi thích nổi tiếng lắm. Còn ông?
_Tôi ấy à? Tôi nhận lời vì chú Duy của cô. Riêng tôi, tôi hơi chán chường,
dù sao cũng hy vọng làm được một cái gì cho ông đạo diễn khỏi thất vọng. Tôi đã từng thất vọng và bây giờ lại hy vọng.
_Ai làm ông thất vọng?
_Lòng ngườị
_Lòng người, nghĩa là nhiều ngườị
_Cô thông minh lắm, nhạc tôi viết người ta không hiểu, không ai hiểu cả. Tôi bỏ đị
Tôi lắc đầu:
_Như vậy là lỗi tại ông. Tại ông không làm cho người ta hiểu ông.
Đăng gật gù:
_Cô nói có lý.
_Tôi thấy ông nổi tiếng sao ông thất vọng?
_Người yêu!
Tôi nghịch ngợm lướt mười ngón trên phím đàn, phụ hoạ hai chữ "người yêu" của Đăng.
_Sao, tôi đệm cho hai chữ "người yêu" của ông được chứ? Người yêu ông lạ thật, tôi chưa gặp ai nói chuyện lạ như ông.
Đăng lạnh lùng:
_Cho tôi đàn nhờ được không? Tôi vừa nghĩ ra một ý lạ.
Tôi đứng lên:
_Mời ông tự nhiên.
_Nếu cần cô cứ đi ngủ cho khỏe để tôi với cây đàn này được rồị
Tôi nhún chân rồi bỏ vàọ Anh chàng lạnh như tiền lại nhớ người yêu đây, nên đòi ngồi một mình. Nếu là người khác chắc mình giận điên lên, với anh chàng này giận cũng bằng thừạ
Tôi trằn trọc trên giường cố dỗ giấc ngủ muộn màng. Anh chàng làm tôi khó chịu rồi đây, người đâu khô khan hơn sa mạc Sahara, người đâu lạnh như băng giá. Tôi nhớ Hoàng, nỗi nhớ giờ đã ngậm ngùi, đã xót đau buồn tủị Anh chàng vẫn đàn những cung đàn lãng du trôi lênh đênh, anh chàng chìm đắm, anh chàng xa vời trong thế giới âm thanh. Tôi đi ra đi vào anh chàng không thèm để ý. Ba me ngủ chưa dậy, người đưa thư ghé nhà tôị Linh tính một cái gì ghê gớm đến theo lá thư, tôi mở cổng nhận lá thư và run môi đọc hai chữ Q.M ở góc bì thư. Những gì phải đến đã đến. Tôi không muốn lá thư này đến tay ba me tôị Mình lớn rồi, đã đến lúc phải đương đầu một mình và nhận chịu những gì mình đã làm.
Kính gửi phụ huynh em Trịnh Giáng Thu
Xin trân trọng báo tin ông bà, em Giáng Thu đã nghỉ tám ngày không có phép.
Ngàỵ.tháng...năm.. Hội đồng kỷ luật sẽ bàn về vấn đề em Thụ
Kính chào,
Ban Giám Đốc.
Tôi dấu lá thư đánh máy vào một quyển truyện tình. Tôi mím môi lại và gắng mỉm một nụ cườị Can đãm lên Thu ơi, mi bắt đầu phải làm người, mi không nên hèn. Chính vợ chàng đã đưa mi ra hội đồng. Đừng cầu cứu người lớn, người ta sẽ khinh mị
Tôi tự nhủ thầm, tự an ủi tôi, rồi tôi nằm trên giường nghe tiếng dương cầm Vũ Đăng mềm đưa lên caọ Tình yêu chắp cánh bay nương theo cung đàn. Lòng tôi chùng xuống, buồn quá đi anh ơi, bây giờ anh đang làm gì? Yêu vợ hay yêu con? Có một phút nào anh xao lãng gia đình để nghĩ đến em không? Nước mắt chảy ra rồi, đã bảo đừng khóc nữa kia mà, mình khóc cho nhiều rồi lại mình dỗ lấy mình thôị.