- 7 -

     ồi tháng.. Năm..  năm ấy, thầy tôi về hưu.
Nhà tôi về ở cả nhà quê, trừ có tôi là được gửi lại ở nhà chú tôi để học tư trong vụ nghỉ hè.
Từ đấy tôi với Hữu ngoài sự học chung đèn, còn được ăn cùng một mâm. Tuy vậy, hạnh phúc của tôi đã bắt đầu bị người quấy rối...
Sau khi nhà tôi dọn đi, vợ, chồng ông Đốc Bò nói với chú, thím tôi dọn đến ở trọ. Vì thế, tôi cũng nhiều dịp phải gần gụi Lan. Trong buồng học, trong vườn hoa, trong nhà ông giáo dạy tư tôi, cơ hồ chỗ nào có Hữu cũng là có Lan cả. - Chỉ có trong buồng ngủ của tôi là nơi Hữu vẫn ra vào mà Lan chưa hề bước tới. Vướng có Lan, tôi mất cả tự do yêu Hữu. Trước mặt Lan, đối với Hữu, tôi phải đóng vai người anh, chứ không dám ra mặt một tình nhân.
Nhưng như thế đã đủ khổ cho tôi đâu, còn những chuyện rầy rà, rắc rối hơn nữa...
Vì sự ở chung, Lan cười, nói với tôi không còn giữ vẻ e lệ. Chú tôi bảo tôi dạy thêm chữ nho cho Hữu học. Tôi dạy Hữu học. Tôi cầm tay cho Hữu tập viết. Lan cũng mua giấy xin học. Và khi tập viết, Lan cũng nài tôi phải cầm tay. Tôi nhìn Hữu:
- Em Hữu cầm tay cô Lan. Tôi cầm, ai trông thấy không tiện.
- Mặc kệ thầy, trò anh! Ai phải vạ! - Hữu cười đáp.
Lan nhìn tôi gượng cười:
- Ai trông thấy mà không tiện? Ai mới tập viết mà chẳng phải cầm tay? Cậu, mợ cũng bằng lòng cho tôi học kia mà! - Trong giọng nói của Lan, đã hơi có vẻ giận.
Hữu nhìn tôi:
- Nói đùa đấy, chứ em thấp thế này cầm sao được tay Lan. Anh cầm hộ, không có nó giận.
Tôi sẽ thở dài, ghé lại cầm lấy tay Lan. Tay Lan run. Tay tôi lại run hơn. Chỉ viết có mấy dòng chữ mà tôi thấy bồ hôi ra ướt áo. Đã vậy, lúc viết gần xong, Hữu còn nói giỡn:
- Anh, chị dạy nhau viết, giá có cái máy ảnh mà chụp thì hay đáo để!
Tôi cau mày nhìn Hữu. Hữu cười ngặt nghẽo nhìn tôi. Một lúc sau, vắng Lan, tôi trách Hữu. Hữu lại cười:
- Sao anh khó tính thế? Anh cấm cả em nói đùa!
- Nhưng anh đã van em đừng nói đùa những câu như thế!
- Thì thôi! Em xin chừa, lần sau không dám thế nữa.
Nhưng lần sau, Hữu lại thế: Không biết sắp đi đâu, Lan trang điểm xong, chạy lên buồng học. Có Hữu đấy, Lan ghé mặt lại gần tôi tươi cười hỏi:
- Anh coi hộ phấn đã đều chưa?
- Hỏi Hữu xem! Tôi không biết đánh phấn. - Tôi lạnh lùng đáp.
- Đều rồi đấy! Da Lan ăn phấn lắm.
Nói thế rồi Hữu thêm:
- Lan ạ! Nói đừng giận nhé! Mày đứng bên anh Ngọc, tao trông thật là tốt đôi!
Lan chẳng những không giận, lại mỉm cười mà chạy vụt ra ngoài. Tôi lại trách Hữu, lại được nghe Hữu xin chừa như lần trước.
Một lần nữa... Lần này thì thật là tự Hữu muốn kiếm chuyện! Một buổi chiều, tôi theo Hữu ra vườn, định tìm chỗ vắng cùng ngồi. Hữu bỗng quay lại nhìn tôi mà cười:
- Thế kia mới thật là duyên trời: “Ngọc Lan” trên, “Ngọc Lan” dưới, “Ngọc” trên “Lan” dưới! À quên: “Ngọc Lan” trên, dưới!
Câu nói đùa không nhã ấy làm cho tôi phát cáu:
- Ăn nói cái giọng ở đâu như thế!
Hữu cũng giận, nói xẵng:
- Thì anh trông lại xem nào!
Tôi quay lại thì Lan đã đứng sau tôi, mà cả hai đứa, cùng ở dưới bóng rợp một cây ngọc lan.
Hôm ấy, tôi và Hữu giận nhau. Cơm chiều, tôi cáo ốm không ăn. Một mình nằm ở trong buồng ngủ, trong trí tôi, đầy những ý nghĩ buồn rầu và tức bực. Tôi cho là Hữu tất nhiên ngờ tôi. Mà nếu là sự ngờ thường, thì Hữu hỏi lại tôi, hay trách móc tôi nữa là cùng. Yêu thì ghen, không có gì lạ. Đàng này, Hữu không thế. Hữu chỉ tìm cách mỉa mai. Rồi khi tôi hỏi đến, Hữu lại đáp là nói đùa. Thế nghĩa là Hữu không thèm nói thực với tôi. Trong ý, Hữu đã khinh tôi. Đã cho tôi là kẻ không đáng hỏi, không đáng trách, không đáng ghen, không đáng yêu nữa. Làm cho Hữu khinh tôi như thế, có lẽ không phải là một điều để Hữu ngờ nữa, mà là một điều để Hữu có thể tin chắc là tôi có tình với Lan. Tôi bối rối lục trong trí nhớ, xem trong những thái độ tôi đối với Lan có điều gì để Hữu có thể hiểu nhầm như thế không? Tôi khinh tôi vô cùng. Tôi khinh tôi đã hèn nhát, không dám cự tuyệt Lan ra mặt. Tôi khinh tôi rồi tôi khinh cả người đời nữa. Người đời, biết bao nhiêu cái tầm thường! biết bao nhiêu cái nhỏ nhen! Tôi ngờ Hữu là nhẹ dạ cả tin. Tôi ngờ những con hầu, đày tớ nhà Hữu đã có kẻ bịa ra những chuyện tôi với Lan để làm quà cho Hữu. Tôi lại ngờ Lan biết tôi yêu Hữu mà bày mưu phản gián cho Hữu lìa tôi. Tôi khinh Lan. Tôi đem hết những tiếng dùng để nói xấu con gái mà tặng ngầm Lan. Nhưng tôi lại sực nhớ đến những lúc tôi đã vì Lan mà ái ngại, mà đau xót. Tôi tự thấy tôi không thể khinh Lan được. Hữu yêu tôi. Lan cũng yêu tôi, nếu tôi không khinh Hữu thì sao tôi lại khinh Lan? Công bằng một chút chứ! Huống chi Lan yêu tôi có khi còn hơn Hữu: Lan còn biết thương cái tài của tôi nữa. Ở đời, được một người yêu mình, biết mình cũng khó lắm chứ! Người ấy nào phải người đáng để mình khinh? Tôi giật mình kinh sợ khi tôi thấy trong trí tôi có những ý nghĩ bênh vực cho Lan. Bên tai tôi văng vẳng câu tôi nói hôm nào: “Anh chỉ yêu có Hữu! Tim anh chỉ thờ có Hữu!” Trí nghĩ tôi hình như lạc lõng vào một “mê tân” [1], để cho bao nhiêu cảm xúc vò xé như thế. Trái tim tôi phanh ra mà chịu lấy hàng trăm mũi tên độc của Trẻ tình [2]. Tôi đau đớn nhất là khi tôi nghĩ đến rằng, hiện nay Hữu đã ngờ tôi mà sau này có khi tôi cũng đến quên Hữu nữa...
Hữu chợt bước vào hỏi tôi:
- Anh đã đỡ chưa? Thím đã bảo nấu cháo cho anh. Anh ăn với đường hay với trứng?
Tôi quay ra. Giọng nói thiết tha, vẻ mặt lo buồn của Hữu, đã như một liều thuốc êm cho vết thương lòng của tôi. Tôi nhìn Hữu qua những giọt lệ tràn trụa trong mắt tôi, ngập ngừng không nói. Hữu bàng hoàng ngồi xuống bên giường, ghé lại gần tôi, cất giọng sửng sốt:
- Anh sao đấy?... Anh sao đấy?... Ô hay! Khổ quá! Sao em hỏi mà anh không nói?... Em còn biết làm sao!
Mấy giọt nước mắt của Hữu đã sa vào mặt tôi. Mà tôi thấy giọt lệ rơi xuống hơi nong nóng. Tôi nắm chặt lấy tay Hữu:
- Anh tưởng em không yêu anh nữa!
- Sao anh lại tưởng thế?
- Em ngờ anh yêu Lan?
- Đời nào em ngờ anh! Có em nói đùa thì nói chứ!
- Không phải em nói đùa! Tất nhiên có chuyện gì làm cho em khinh anh lắm. Nhưng em không chịu nói thật với anh!
- Có đâu! Sao mà anh đa nghi thế!
- Nhưng anh đã xin em, sao em còn nay nói mai nói? Em bảo em nói đùa. Anh không thể tin là em nói đùa được. Em ngờ anh!
- Không! Không! Em thề với anh nữa!
- Thế thì em phải biết mỗi lần em nói đùa như thế, làm cho anh khổ sở thế nào! Anh có tội gì, đáng cho em làm tội vặt như thế?
- Thế thì anh vẩn [3] quá! Anh lại không biết Lan nó có tình với anh hay sao?
- Cho nên em nói đùa để trêu nó?
- Không! Anh đừng nghĩ em lại dám trêu nó! Em sợ nó lắm. Em nói đùa là cốt chiều ý nó. Nó yêu anh, em nói đùa như thế, nó thích. Thế thôi.
- Nhưng em sợ gì nó kia chứ?
- Em sợ cái máu ghen của nó. Anh không nhớ hôm chụp ảnh, Sâm cầm tay anh mà nó tái người đi đấy, hay sao?
- Nó ghen thì nó làm gì?
- Nó làm gì anh lại không nghĩ đến à? Nó nói xấu chúng ta với mọi người. Cả như anh với em, có cần gì ai? Thế nhưng mà chú thím...
Tôi nín lặng, suy nghĩ lời Hữu nói. Tôi không ngờ bên trong vẻ mặt thơ ngây, Hữu lại có óc suy tính, mưu mô như thế.
Hữu lại nói:
- Ấy thế, nên em kiếm cách chiều nó. Có chiều nó mới bưng được mắt nó. Anh nữa, anh cũng không nên hắt hủi nó ra mặt. Có thế chúng mình mới được yên.
Tôi thở dài ngồi dậy, lòng tôi đã bình tĩnh như thường. Hữu cười:
- Bây giờ anh đã hết giận em chứ? Thôi, em xuống bảo nó đem cháo lên. Anh ăn với đường nhé?
Tôi cười theo:
- Đường với trứng gì! Bảo nó rang cơm cho ăn, chứ ăn cháo thì đêm đói không ngủ được!
- Thì ai bảo anh dỗi cơm cơ chứ! Cũng biết dỗi cơm cả thể.
Nói thế rồi, Hữu đứng dậy, vừa cười vừa bước ra khỏi cửa buồng tôi.
Chú thích:
[1] - Tân: tiếng Hán là bến, mê tân tức bến mê. Được dùng thông dụng trong thơ ca Việt Nam, theo nhiều biến thể; ví dụ Cung oán ngâm khúc:
Nghĩ thân phù thế mà đau
Bọttyle='height:10px;'>
- Không có mặc anh! Anh mà không chữa cho nó thì nó trách em chết! Thế nào anh cũng phải chữa cho nó!
Câu nói của Hữu đối với tôi bấy giờ có hiệu lực như mạnh lệnh của một ông tướng đối với quân lính trước mặt trận. Thế là bất đắc dĩ, tôi đã phải đóng vai “thầy đời”, dạy Lan làm thơ từ năm mười sáu tuổi. - Tôi mới thông minh và đĩnh ngộ làm sao!
Bởi những câu chuyện kể trên, Lan với Sâm không phải là những người con gái làm cho tôi đỏ mặt và tìm đường tránh nữa.
Đương lúc đi dạo quanh vườn, đứa em trai Hữu bỗng chạy nắm tay tôi rồi chỉ lên cành liễu:
- Anh! Anh bắt cho em con ve sầu.
Đứa em gái cũng hí hởn nói:
- Anh bắt cả cho em một con.
Tôi cười, giơ tay lên chộp được hai con, đưa cho mỗi đứa một. Đứa em trai cầm lấy con ve, đưa mắt lên trông tôi:
- Anh bắt cho em con nữa!
Tôi lắc đầu, đáp:
- Thôi, để dành đến mai.
Đứa trẻ ra ý hậm hực trong khi ba cô bạn đều nhách mép cười. Rồi nó nhìn lần lượt con ve ở trong tay nó và con ve ở trong tay đứa chị, giở giọng đùng hủng [1]:
- Con ấy đẹp hơn. Cho em đổi!
Đứa chị bằng lòng đổi rồi, nó ngắm nghía một lúc, lại đòi đổi lại. Ba, bốn lần như thế, đứa chị mặt đã có vẻ dỗi, sắp sửa chảy nước mắt. Tôi phải can thiệp. Tôi cầm lấy cả hai con ve, giả vờ xét nét. Rồi khen lấy, khen để một con đẹp và chê hoài, chê hủy một con xấu. Xong, tôi đưa cho đứa em con mà tôi cho là đẹp. Kỳ thực thì đến bây giờ tôi cũng chưa phân biệt nổi về xấu đẹp của loài ve. Đứa chị hiểu ý nhìn tôi cười. Tôi sợ đứa em thấy chị cười, biết tôi đánh lừa nó, vội vàng giục:
- Vào trong nhà lấy chỉ ra đây, anh buộc cho mà chơi.
Đứa chị đon đả cầm con ve chạy vào trong nhà. Một lát, nó cầm ra hai sợi chỉ đào. Tôi cầm chỉ, tròng vào cánh hai con ve, rồi đưa trả hai chúng nó. Ba cô bạn đã đi ra chỗ khác. Đứa em cầm một đầu chỉ, buộc vào cành hoa mộc, thả cho con ve bay. Đứa chị nhìn Hữu đã đi xa, móc túi đưa tôi một miếng trầu:
- Anh! Anh nhai hộ em với! Em vào rót nước đền anh súc miệng!
Tôi lắc đầu:
- Không! Không nghe thím vẫn bảo: “Nhai trầu rồi lấy kìm mà nhổ răng” đấy hay sao?
Đứa em quay lại, nhún nhảy vỗ tay:
- Ô! Ô! Bắt anh nhai trầu! Bà lão móm! Bà lão móm! Sao không mượn u già cái cối!
Vừa nói, nó vừa cười ngặt nghẽo, đến nỗi trượt chân vì một đám rêu trên mặt đất, nó ngã lăn ra mà vẩn chưa dứt tiếng cười. Đứa chị thấy em ngã, nguýt dài:
- Ứ! Rõ trời quả báo.
Nói thế rồi, nó lại quay lại vật nài tôi. Tôi vốn có cái điểm yếu là không bao giờ chối hẳn được điều gì trước những vẻ mặt thơ ngây. Nó nói hai, ba lần. Rút lại tôi đến phải chiều ý mà nhai trầu hộ. Đưa miếng trầu cho tôi rồi, nó chạy vội vào trong nhà, đem ra lưng cốc nước lã. Tôi nhả miếng trầu đã nhai ra tay, toan đưa cho nó. Nhưng đứa em lại chạy lại, vò đầu, vò tai:
- Cho em với! Cho em với!
Tôi xé đôi miếng trầu đưa cho mỗi đứa một nửa rồi cầm cốc nước súc miệng. Chúng nó bỏ trầu vào mồm nhai, nhí nhoẻn cười với tôi.
Người thợ ảnh đã đến. Ba cô bạn chạy lại bàn với tôi nên ngồi, đứng chỗ nào. Nhưng chúng tôi không đồng ý nhau. Sau cùng, phải hỏi ý kiến người thợ ảnh. Rồi theo lời người thợ ảnh, các cô dắt hai đứa trẻ, lại đứng cả dưới một giàn văn côi [2]. Hữu vẫy tôi:
- Anh lại đây! Đứng cả vào đây!
Sâm cười:
- Không được! Không được! Anh Ngọc đứng vào đây không tiện!
- Làm sao mà không tiện? - Hữu hỏi.
Sâm không tìm được câu đáp. Tôi nói đỡ:
- Cũng không có gì là không tiện. Nhưng đứng nhiều người quá ảnh không đẹp.
Rồi tôi quay lại người thợ ảnh:
- Có phải thế không, bác?
Người thợ đáp tôi bằng một nụ cười bí mật. Hữu nói:
- Thế thôi, để anh với em chụp một bức riêng.
Tôi lảng ra, ngồi vắt vẻo lên một cành phi đào xem người thợ chụp ảnh. Chụp xong, Hữu chạy lại đứng tựa vào cành đào tôi ngồi, gọi người thợ:
- Bác chụp cho chúng tôi một tấm 9x12 nữa. Đứng thế này là đẹp chứ gì!
Người thợ quay máy lại, ngắm nghía, rồi lồng kính chụp cho chúng tôi. Xong, tôi mời người thợ vào trong buồng học uống nước. Hữu gọi con Huệ lấy nước. Trong lúc tôi rót nước mời khách thì ba cô bạn chạy ra xem bộ máy ảnh. Hữu bỗng gọi tôi:
- Anh! Anh lại đây mà xem: hay đáo để! Những bó trong bể khổ, bèo đầu bến mê.
[2] Tác giả muốn nói đến thần Eros, tức Cupidon, thần Tình yêu.
[3] Từ Hán Việt, có nghĩa là rối loạn.