Chương 5

Sông nước hữu tình, không khí lại trong lành thoáng mát làm Thục Uyên hít sâu vào rồi thở ra một cách sảng khoái:
– Ở đây không khí trong lành thích thật.
Lan Hương liếc bạn:
– Hên cho mày là về mùa này không có lũ quét đấy. Mày mà về vào mùa lũ quét thì ở không nổi một ngày đâu em ạ.
Thục Uyên thản nhiên:
– Hoàn cảnh tạo ra con người mà, ở riết rồi cũng quen thôi. Mà còn bao xa nữa là tới nhà mày?
– Qua cây cầu khỉ này là tới. Nhà tao với nhà nhỏ Thục gần nhau, chỉ cách bởi con mương nhỏ.
Thục Uyên nheo nheo mắt hỏi lại:
– Chứ không phải “cách nhau cái giậu mồng tơi xanh dờn” hả?
Lan Hương hất mặt:
– Chuyện đó thì chi có trong thơ... tình của cụ Nguyễn Bính thôi.
Ba đứa bắt đầu đặt chân lên cầu khi. Cầu chỉ bắt qua một con kênh đào dẫn nước nên rất đơn giản phía dưới được lắp bằng hai cây tre lớn, bên trên người ta vắt ngang một cây tre dài, có lẽ để người ta vịn tay đi qua. Lan Hương đi trước, đi giữa là Thục Uyên, sau cùng là Thục. Hai cây tre oằn mình dưới sức nặng của ba cô gái, tiếp theo là tiếng “rắc” khô khan vang lên.
Thục Uyên kêu lên:
– Má ơi! Cầu gãy!
Lan Hương rên rỉ:
– Tao quên mất, cầu bắt để một người đi, giờ cả ba đứa cùng thượng lên thì làm sao nó chịu nổi.
Thục nổi cáu:
– Sao mày toàn quên những chuyện động trời thế hả?
Thục dứt lời thì một cây tre đã gãy ngang làm cả ba chới với, may mà nó kịp chụp lấy cây tre phía trên, nên không có đứa nào xuống kênh. Thục Uyên phản ứng nhanh nhất, trong lúc chới với cô đã kịp ném cái ba lô của mình qua bờ bên kia trước khi cây tre còn lại gãy nốt. Thế là dù không muốn nhưng ba đứa cũng lọt xuống kênh. Ba đứa lội bì bõm leo lên bờ, người ướt nhẹp từ đầu đến chân.
Lan Hương chặc lưỡi:
– Chậc! Không biết ngưởi ta có phóng uế dưới này không mà sao nghe mùi thum thủm.
Thục vừa vuốt mặt vừa nghiến răng:
– Im! Mày nói nữa là tao xô mày xuống tiếp đó.
Hất ngược mái tóc ra sau, Thục Uyên lên tiếng:
– Mau đi thôi, tao thấy không cần về mùa mưa lũ thì cũng đã ước nhem hết rồi.
Vừa đi, Lan Hương vừa nói:
– Giờ mày ghé nhà nhỏ Thục tắm rửa. Nhà nhỏ Thục vắng người, mày ở đó với mẹ nó cho vui.
Thục Uyên hỏi:
– Vậy trưa nay mày đãi tao món gì?
– Ếch xào lăn.
– Nhà mày nuôi hả?
Lan Hương rũ nước lên mái tóc đáp:
– Nuôi là... xưa rồi, chẳng phải tụi mình vừa vồ được một mớ đó sau.
Thục Uyên thò tay nhéo bạn:
– Con quỷ này, còn ráng nói!
Ba đứa nó men theo bờ kênh vào một khu vườn trồng đủ thứ cam quýt, bưởi, sầu riêng, xoài, mận... đến nỗi Thục Uyên phải thốt lên.
– Đây đúng là một thiên đường.
Lan Hương liếc bạn:
– Ê, dùng từ chính xác nha mày.
– Chỗ nào không chính xác mày nói tao nghe.
– Thứ nhất, “thiên đàng” chứ không phải là “thiên đường”, thứ hai, thiên đàng là nơi mà chết rồi mới ở đó. Tụi tao còn sống nhăn răng thế này, nghe mày nói, ta cứ tưởng ba đứa lúc nãy bị rơi xuống cầu khỉ gãy cổ chết rồi.
Lan Hương dứt lời Thục trừng mắt:
– Bộ mày không nói gở là mày tổn thọ mười năm hả nhỏ kia! Có tin là tao khớp cái mỏ của mày lại không!
– Nếu mày đủ bản lĩnh!
Lan Hương hất mặt thách thức. Hiền Thục liền xoắn tay áo lên, thấy thế Thục Uyên liền nói:
– Thôi, tụi bây đừng có “gà nhà đá nhau” nữa. Mau dẫn tao về để tắm đi, cái mùi thum thủm bay tới... ký túc xá rồi nè...
Lan Hương và Hiền Thục phì cười bước đi.
– Xong ngay, về đến nhà sẽ có một nồi nước hoa lá bưởi cho Uyên đại tiểu thư tẩy uế.
Đi hết con kênh ra một con lộ lớn đường đất nhưng bằng phẳng, đang đi chợt ba người khựng lại bởi tiếng gọi của người phự nữ:
– Lan Hương phải không?
Hỏi xong, người phụ nữ đi nhanh lại. Lan Hương reo lên mừng rỡ:
– Ôi mẹ! Mẹ đi đâu giờ này?
Bà Hằng tươi cười:
– Mẹ ra cửa hàng một chút. Thấy khá tlưa mà tụi con chưa về, mẹ tưởng tuần sau tụi con mới về.
Hiển Thục hài tội Lan Hương:
– Tại nó quên đó má, má đánh nó đi. Mãi đến tám giờ sáng nay nó mới nhớ ra.
Bà Hằng cười hiền:
– Ờ, để đó má sẽ “xử tội”' nó sau. Thôi, tụi con về đi. Mẹ ra ngoài chợ mua ít đồ ăn về. Hôm nay mẹ đãi tụi con món gỏi vịt.
Nhìn Thục Uyên, bà cười thân thiện:
– Con là Thục Uyên phải không?
Thục Uyên mỉm cười đáp lễ:
– Dạ, con chào bác!
– Ừ, con theo tụi nó về nghỉ ngơi, bác đi ra chợ một lát sẽ về liền.
Thục Uyên nói:
– Hay tụi con theo xách đồ phụ bác.
– Cảm ơn con, nhưng đồ đạc chẳng nhiều nhặng gì, bác xách được. Con theo tụi nó về nhà đi. À, mà sao tụi con ướt nhem hết vậy nè!
Lan Hương lật đật bước đi nói:
– Tụi con vừa vồ ếch xong nên mới thế.
Bà Hằng ngơ ngác nhưng cũng kịp dặn theo:
– Con về phụ con Lan bắt vịt làm thịt giùm mẹ nhé.
– Dạ.
Ngồi trên bàn ăn với nồi cháo thơm lừng, đĩa gỏi vịt bắt mắt và món cá hấp đầy màu sắc các cô thấy bụng đói cồn cào. Bà Hằng cầm đũa gắp thịt vịt bỏ vào chén mọi người:
– Ăn đi con? Hôm nay mẹ làm đãi tụi con đó, mau ăn đi.
Thế là các cô cầm đũa lên bắt đầu chiến đấu. Quái, miếng thịt nhìn mỡ màng ngon lành đến thế, nhưng khi vào miệng nhai thì dai không thể tả Nhìn Thục Uyên và Hiền Thục nhắm mắt nhắm mũi nhai trệu trạo một cách khổ sở bà Hằng quan tâm:
– Sao vậy con?
Thục Uyên ngại ngần không nói, nhưng Thục thì có lẽ quá thân thuộc nên nó đáp ngay không ngần ngại:
– Thịt vịt dai quá má ơi, nhai không nổi!
– Sao lại thế, vịt tơ mà con.
Nói rồi, bà gắp thịt ăn thử. Quả nhiên dai không thể nhai nổi. Bà quay sang hỏi nhỏ Lan ngồi gần đó:
– Hai đứa bắt con vịt nào vậy?
– Dạ, Hương bảo bắt vịt bự nhất.
Bà Hằng kêu trời:
– Đó là con vịt già mần thịt ăn sao nổi, sao không bắt vịt tơ mà làm.
Nhỏ Lan đáp tỉnh bơ:
– Dạ, chị Hương nói con to mới nhiều Bà Hằng lườm yêu con:
– Cái tật tham lam mãi không bỏ.
Hiền Thục cười hi hi:
– Đúng là “Việt Nam ham to”.
Quê quá, Lan Hương đổ quạu...
– Tao là người Việt Nam, còn mày là Mỹ chắc.
Thục thản nhiên:
– Nhưng ít ra tao không bắt con vịt già nua thế này. Tóm lại, đĩa thịt này một mình nhỏ Lan Hương xử lý.
Lan Hương trợn mắt:
– Nhỏ kia, mày có lương tâm không, tao ăn hết đĩa vịt này thì còn gì cái bụng của tao.
Thục Uyên nheo mắt:
– Bụng làm dạ chịu chớ than van.
Yếu thế, Lan Hương nhìn sang mẹ, cầu cứu:
– Mẹ xem hai đứa nó cấu kết với nhau ăn hiếp con gái cưng của mẹ kìa.
Bà Hằng thản nhiên:
– Cho đáng tội con, con gái cưng làm mẹ mất mặt quá. Coi như món thịt vịt hôm nay thất bại rồi, tụi con ăn cá hấp đi. Lát nữa, mẹ kho cho mấy đứa một nồi thịt kho gừng mang lên đó mà ăn.
Nghe mẹ nói thế, Lan Hương ôm bà hôn đánh chụt vào má:
– Cám ơn mẹ. Mẹ thật tuyệt.
Khẽ đẩy con gái ra, bà Hằng nhăn mặt:
– Mất vệ sinh quá cô ơi, miệng bóng mỡ.
Ăn xong ba đứa nó kéo ra vườn bắt đầu chiến dịch hái trái cây mang về ký túc xá.
Ăn cơm xong, Thành Nam lững thững ra vườn. Cái thằng Nguyên ăn xong là nó lăn ra ngủ, bởi đêm qua nó đi “nhót” suốt đêm. Cái thằng chẳng biết phục thiện gì cả, kiểu này thì bản án nó lãnh sẽ kéo dài vô thời hạn. Mãi nghĩ miên man anh đi sâu vào vườn. Chợt có tiếng nói bên kia bên kia con mương làm anh chú ý.
– đứa nào làm ơn đỡ ao xuống coi!
Một giọng nói nữa cất lên:
– Không đỡ, ai biểu mày tham lam chi! Mày nhìn lại mày coi mười hai con giáp chả giống con nào.
Thành Nam giật mình. Trời, sao giọng nói này quen quá vậy cà! Hổng lẽ mình nghe nhầm. Anh chưa kịp khẳng định thì cái giọng đầu trên kia cất lên:
– Cần gì giống con giáp nào, với tao miễn có ăn là được.
– Nhưng mày đâu cần phải bỏ túi trước, túi sau lại còn giắt cả vào trong áo thế kia.
– Mày biết một mà hổng biết hai, mấy khi có kịp về đây lại gặp lúc mận chín ngon như thế này, bỏ qua sao được.
– Nhưng mày có thể dùng lồng để hái như tao đây nè.
– Leo lên cây hái mới thú vị chứ mậy.
– Ừ thì mày cử d trên cầy tận hưởng sự thú vị, tụi tao đi à.
– Ê tụi bây thật là “dã man rợ”, thấy chết mà không cứu.
– Chết vì tham lam ăn thì chết cũng đáng.
Đền lúc này Thành Nam khẳng định nhũng giọng nói kia là của học trò anh.
Chính xác hơn là của “tam cô nương” lắm mưu nhiều kế trong lớp. Thật không ngờ ba cô lại có người thân ở đây, điều này với anh thật thú vị.
Chật vật lắm ba đứa mới rinh hết mấy giỏ trái cây về đến ký túc xá. Lan Hương ngã đánh nằm xuống gường, than thở:
– Mệt chết đi được!
Hiền Thục ngồi xuống nắn nắn hai tay:
– Ông bà xưa từng nói “tham thực thì cực thân” mà, mày than thở gì.
Thục Uyên quẹt mồ hôi trán:
– Xem ra, chuyền này thắng lợi quá chứ.
Lan Hương lườm bạn:
– Không thắng sao được, thiếu chút nữa là mày bứng cả mang về ký túc xá rồi.
Nghe Lan Hương nói thế, Hiền Thục nguýt cô:
– Còn mày thì không chắc! Đã nói hái ít mận thôi, trên này cũng có, xách chi nhiều rồi giờ kêu mệt.
– Trên này có, bộ người ta đem đến cho mày chắc.
– Không cho thì mua, có sao đâu.
– Bộ mua không tốn tiền à? Thà mệt một chút mà có trái cây nhâm nhi suốt tuần không mất xu nào, không sướng hay sao?
Thục Uyên trong phòng tắm bước ra nói:
– Tụi bay nói xong chưa, còn không lo tắm rồi học bài. Ngày mai có giờ “sát thủ”', lơ tơ mơ là cơm cũng nuốt chẳng trôi chứ đừng nói là trái cây.
Lan Hương vừa lấy quần áo vừa rên rỉ:
– Hôm nay sung sướng bao nhiêu thì ngày mai khổ bấy nhiêu.
Lan Hương với Hiền Thục đi tắm rồi Thục Uyên mới mở điện thoại ra xem, có năm cuộc gọi nhỡ đều là số điện thoại của chú thím cô.
Trong hộp thư có mấy tin nhắn cũng đều là của Phú Khang. Thục Uyên mở cửa bước ra ban công, trước tiên phải gọi cho thím xem có chuyện gì không đã.
Chuông reo. Bắt máy là Phú Khang, giọng anh vang rõ to trong máy làm Thục Uyên nhăn mặt:
– Nè, làm ơn hạ bớt âm thanh xuống đi ông. Tui điếc tai rồi nè.
Chẳng những không hạ mà Phú Khang còn la to hơn:
– Ơn trời! Cuối cùng bà chị yêu dấu của tui cũng chịu gọi về. Cả ngày nay chị “bốc hơi” đến tận đầu hả?
Thục Uyên cũng la lại:
– Thì chủ nhật phải cho người ta đi chơi, chút chứ, hổng lẽ nằm giữ ký túc xá hoài.
– Thế bà chị đi chơi ở đâu?
Thục Uyên hất mặt như đang đứng trước phú Khang.
– Mi hỏi chi? À, mà ta quên hỏi ở nhà có chuyện gì mà gọi cho tao nhiều thế.
Phú Khang phàn nàn:
– Bà còn ráng hỏi, cả ngày nay bỏ đi đâu chẳng nói chẳng rằng làm cả nhà sốt vó, tưởng bị ai bắt rồi.
– Mi nói xem ai có khả năng bắt đại ca được.
– Ờ phải, tên nào hết thời mới bắt nhầm bà thôi.
– Nếu không có chuyện gì, ta cúp máy à.
– Ê, đợi đã? Bà chị nhất định không chịu nói là cả ngày đi đâu hả?
Thục Uyên đáp chọn lỏn:
– Không!
Phú Khang cười nho nhỏ:
– Bà không nói, tui cũng biết bà đi đâu.
Thục Uyên chột dạ hỏi lại:
– Đi đâu?
– Cỡ bà thì chi có vô Đầm Sen coi khỉ múa thôi.
Thục Uyên bĩu môi:
– Chỗ ta đến thú vị hơn nhiều.
– Vô coi khỉ thì nhận đại cho rồi, còn xấu hổ gì nữa.
– Việc gì ta xấu hổ chứ! Nhưng lần này ta đi xa lắm xuống tuốt dưới miền Tây lận.
Phú Khang cười đắc ý:
– À, cuối cùng cũng chịu khai ra. Giờ hỏi tiếp nè, đại ca xuống miền Tây làm gì?
Biết mình vừa sụp bẫy Phú Khang nên lần này Thục Uyên đáp cụt ngủn:
“không nói” rồi tắt máy luôn.
Thục Uyên bước vào lấy sách vở chuẩn bị cho buổi học ngày mai.
Thục Uyên bước vào lấy sách vỡ reo to như người ta xí được vàng:
– Hoan hô! Được rồi, bọn mình được chọn rồi.
Hiền Thục và Lan Hương ngơ ngác:
– Gì mà bọn mình? Gì mà được chọn?
Thục Uyên vui vẻ:
– Còn nhớ lần trước ta nói nộp đơn xin việc làm thêm của bọn mình không?
Lan Hương sáng mắt:
– Có kết quả rồi à?
– Ừ!
– Và tụi mình được chọn?
– Ừ!
Lan Hương nhẩy cẫng lên reo hò:
– Hoan hô! Từ nay có tiền rủng rẻng trong túi rồi. Hoan hô!
Mắt Thục cũng lấp lánh niềm vui, nhưng cô cũng nhắc chừng bạn:
– Mày la nhỏ thôi, kẻo người ta tưởng mình làm loạn, tống cổ ra thuê nhà mà ở.
– Hôm nay bọn mình có việc làm rồi còn lo gì nữa.
Hiền Thục lườm bạn:
– Gớm! “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng” rồi!
Lan Hương xua tay:
– Không nói với mày! Giờ nhỏ Uyên nói xem, giờ giấc ra sao và lương bổng thế nào.
Thục Uyên nheo mắt:
– Mày quan tâm vế trước hay vế sau?
Lan Hương thản nhiên:
– Tao quan tâm cả hai vế. Vì nếu lương bổng nhiều mà không có thời giờ thì chết chắc.
Hiền Thục cũng băn khoăn:
– Nhỏ Hương nói phải đó. Tuy năm đầu khá rảnh rang nhưng cũng không phải thế mà lơ là.
Thúc Uyên trấn an hai bạn:
– Điều này thì tụi bây khỏi lo. Lịch làm việc thế này, vì làm theo ca nên:
hai, tư, sáu bọn mình có mặt lúc hai giờ đến bốn giờ là nghỉ còn ba, năm, bảy thì bốn giờ đến sáu giờ. Riêng chủ nhật thì làm từ sáng đến mười một rưỡi, chiều được nghỉ. Sao tụi bây thấy thời gian như vậy có được không?
– Quá tốt rồi còn gì. Thế còn lương bổng thì sao?
– Khởi điểm là năm trăm ngàn đồng, nếu làm tốt thì được hưởng thêm.
Cả Hiền Thục và Lạn Hương đều reo lên:
– Ôi chao, mẹ ơi! Nhiều như vậy sao? Vậy là bọn mình sắp phát tài rồi.
Thấy tụi nó cao hứng quá, Thục Uyên liền đe:
– Làm tốt rồi hãy nói.
Thực ra siêu thị này do bà Phượng thím út của Thục Uyên mở ra. Mấy ngày trước đến chơi, Thục Uyên nhờ thím mình nói giúp. Vì cô muốn giúp bạn kiếm thêm tiền để học thêm, nhưng không biết giúp bằng cách nào. Chỉ có cách này mới giúp được tụi nó, mà tụi nó không thể nghi ngờ gì được.
Vậy là “tam cô nương” bắt đầu đi làm. Ngay ngày đầu tiên, Lan Hương than thở:
– Không biết bà chủ có “chơi” tao không, trong khi tao có tâm hồn ăn uống mà bả không cho tao đứng bán ngay gian hàng ăn uống, thế mới chết chứ.
Hiền Thục tỉnh bơ:
– Mắc mớ gì mà chết, tao thấy mày vẫn sống nhăn đó thôi.
– Chưa chết, nhưng rồi sẽ chết.
Thục Uyên liếc bạn:
– Chưa có việc làm thì mày than không tiền, giờ thì có việc làm rồi mày cũng than rốt cuộc là mày muốn cái gì đây.
Lan Hương phân bua:
– Để tao nói cho tụi bây nghe, thà ta đứng bán chỗ nào còn đỡ. Đằng này, bà chủ phân công tao bán gian hàng thực phẩm thì tao...
– Khoan, để tao nói tiếp cho!
Nói rồi, Hiền Thục không nói tiếp mà đưa mắt nhìn Lan Hương như thầm đánh giá mới gật gù nói tiếp:
– Ai nhìn mày cũng biết là mày “giàu dinh dưỡng”, phân công cho mày gian hàng thực phẩm là đúng rồi. Công nhận bà chủ sáng suốt ghê.
Nói xong, Thục vọt vào nhà tắm đóng sầm cửa lại kịp tránh cú đá nặng ngàn cân của Lan Hương. Ở bên ngoài, Lan Hương nghiến răng:
– Giỏi thì ở luôn trong đó ra là chết với tao.
Thục Uyên lắc đầu thầm nghĩ chắc phải thuê nhà mà ở, chứ ở đây không chóng thì chày thế nào tụi nó cũng bị tống cổ ra đường không thương tiếc. Thục Uyên nhận ra sai lầm khi khuyết khích hai đứa nó học võ. Từ ngày tụi nó có “nghề” trong tay thì bàn ghế trong phòng bắt đầu xiêu vẹo vì những lúc đùa giỡn quá trớn của tụi nó, cửa ra vào nhà tắm cũng bắt đầu run lên bần bật khi tụi nó đến gần. Khuyến khích tụi nó “học nghề” lợi đâu không thấy, chỉ thấy là nguy cơ trước mắt là giám thị sẽ tống cổ tụi nó ra ngoài thì cả bọn không chốn dung thân.
Cứ nghĩ tới cảnh cô giám thị đi sau miệng không ngừng ca cẩm, còn bọn nó lếch thếch xách túi ra đi trước hàng trăm đôi mắt đang nhìn là Thục Uyên thấy ớn lạnh toàn thân.
Thục Uyên mang ba lô sau vai thả những bước chân nhàn tản. Lâu lắm, dễ chừng có mấy thoáng rồi kể từ ngày cô chuyển vào ký túc xá ở nên không có dịp cùng Phú Khang đi mua sắm. Mà bản thân Thục Uyên chẳng sắm được gì, hay nhân dịp này mình đi mua vài thứ cho hai đứa tụi nó luôn. Thục Uyên băng qua đường định ghé vào shop thời trang gần đó thì một chiếc xe máy chạy vù tới, Thục Uyên chỉ kịp kéo vội người phụ nữ vừa bước xuống lòng đường và miệng la lên:
– Cẩn thận cô ơi!
Vì bất ngờ người phụ nữ loạng choạng suýt ngã. Thục Uyên lật đật đỡ cho người phụ nữ khỏi ngã nên bờ vai có va vào cột điện làm Thục Uyên xám mặt vì đau. Sau vài phút, người phụ nũ trấn tỉnh mỉm cười nhìn Thục Uyên:
– Cám ơn, may mà cháu chứ nếu không thì...
Người phụ nữ vừa nói đến đó thì từ xa một người phụ nữ khác chạy lại rối rít:
– Mẹ.... mẹ có sao không, có bị ngã không?
– Con yên tâm, mẹ không sao hết!
Người phụ nữ nọ dường như không an tâm lắm sờ nắn tay chân của người phụ nữ kia luôn miệng hỏi:
– Có thật là mẹ không sao không mẹ? Mẹ đừng giấu con nhé!
– Mẹ không sao thật mà. Con xem quần áo mẹ còn không bi vấy bẩn nữa là.
Nhìn cảnh đó, Thục Uyên nhà đến bà nội và mẹ mình. A phải, hôm nay là cuối tuần mà! Phải gọi điện về nhà xem nội, ba mẹ có khỏe không, nhất là thằng nhóc Lộc thi cử ra sao rồi. Thục Uyên dợm người quay bước thì người phụ nữ đến sau gọi lại:
Cháu ơi!
Thục Uyên quay lại mỉm cười:
– Cô goi cháu ạ?
Bà Cầm ngẩn người. Cô gái cô gái có nụ cười đẹp quá... mà không, ở cô bé này tất cả chi tiết trên gương mặt đều đẹp một cách hoàn hảo. Vừa thấy cô, bà Cầm có cảm tình ngay. Nở nụ cười hiền, bà nói:
– Cháu đi đâu mà vội thế, ta còn chưa cám ơn cháu mà!
Thục Uyên bẽn lẽn:
– Dạ, chuyện đó có đáng gì đâu ạ.
Cầm lấy tay mềm mại của Thục Uyên, bà Cầm chân tình:
– Sao lại không đáng! Bà đã trên tám mươi rồi, nếu lúc nãy không có cháu, bà bị đụng ngã gãy tay, gãy chân thì thật là khổ cho bà. Già rồi mà đau ốm khổ lắm, cháu ạ Thục Uyên tròn mắt:
– Cô bảo là bà đã trên tám mươi rồi ư?
Bà Cầm giật đầu. Thục Uyên đưa tay che mặt:
– Thế lúc nãy cháu gọi bằng cô, “'phạm thượng” quá. Nhưng trông bà còn trẻ lại khỏe nữa, cháu lầm cũng phải.
Bà Kim và bà Cầm bật cười. Cô bé nói chuyện lém quá, có một cô bé như vầy trong nhà bà sẽ ấm áp hẳn lên đây. Nhưng nghĩ chỉ để nghĩ thôi chắc gì cô bé chịu. Không khéo, cô bé tưởng mình là “mẹ mìn” thì buồn lắm. Bà Cầm giọng hiền từ:
– Ta mời cháu vào quán uống với bà và ta ly nước được không?
– Cháu.
Thục Uyên toan từ chối nhưng nhìn mắt hai người phụ nữ trước mặt sao mà ấm áp quá, chân tình quá. Thế là cô nhận lời kèm theo một nụ cười thật xinh:
– Gì chứ uống nước miễn phí thì cháu không từ chối đâu ạ. Bà cháu mình đi thôi.
Rồi rất tự nhiên cô ôm lấy một bên cánh tay bà Kim bước vào quán nướe khá lịch sự gần đó. Thục Uyên nhanh nhẹn kéo ghế cho bà Kim ngồi rồi quay qua kéo ghế cho bà Cầm:
– Đợi hai người ngồi xuống, cô mới ngồi ghế của mình. Bà Cầm chìa tấm thực đơn về phía Thục Uyên, nói:
– Cháu thích uống gì thì gọi đừng ngại!
Thục Uyên trao tấm thực đơn cho bà Kim và nói:
– “Kính lão đắc thọ”. Bà gọi đi, cháu uống gì cũng được.
Biết cô bé ngại, bà Kim liền nói:
– Bà với bác gái uống trà. Cháu còn trẻ nên ăn kem cho mát. Bà gọi cho cháu ly kem dâu nhé?
Thục Uyên cười phô hàm răng trắng đều như ngọc:
– Bà hay thật, đó là món cháu thích nhất đấy. Cám ơn bà!
Trong khi chờ phục vụ mang đồ uống ra, bà Cầm nói:
– Nói chuyện nãy giờ mà bác chưa biết tên cháu.
Thục Uyên vui vẻ:
– Dạ, cháu tên Thục Uyên.
– Ta trông cháu “nhí” như thế chắc cháu chỉ hai mươi tuổi là nhiều, đúng không?
– Dạ.
– Cháu vẫn còn đi họe?
– Vâng ạ!
Bà Cầm lại thăm dò:
– Ta thấy cháu rất ngoan lại lễ phép chắc là được ba mẹ cưng lắm?
Đôi lông mày Thục Uyên khẽ nhíu lại, chỉ một chút thôi rồi giãn ra ngay. Cô đáp nhẹ nhàng:
– Cháu là cô nhi!
Câu trả lời như gió thoảng của Thục Uyên làm bà Kim và bà Cầm lặng người. Hai người nhìn cô gái trước mặt với cùng ý nghĩ:
Vóc dáng thanh cao, những ngón tay thuôn dài mềm mại đôi mắt sáng rực như hai vò sao, cử chỉ đoan trang chừng mực, ai mà dám nghĩ cô bé này là một cô nhi. Còn bản thân Thục Uyên lại nghĩ đến lời cảnh báo của chú thím, nên dù rất có cảm tình với hai người phụ nữ trước mặt nhưng cô không thể nói thật thân phận của mình.
Bà Cầm dịu dàng lên tiếng:
– Thế giờ con ở với ai?
– Dạ con ở cùng với hai người bạn.
– Vậy còn công việc học hành của con thì sao?
– Dạ, con vừa làm vừa học.
Thục Uyên nhìn đồng hồ rồi đứng lên:
– Dạ, gần đến giờ làm rồi, cháu xin phép bà và bác, cháu đi làm ạ.
– Thế cháu làm việc ở đâu?
– Dạ, cháu bán hàng trong siêu thị gần đây.
Bà Cầm trao cho Thục Uyên tấm danh thiếp, nói:
– Đậy là địa chỉ của công ty và nhà riêng của bác. Bất cứ khi nào cháu cần thì công ty và nhà bác luôn rộng cửa đón cháu. Hôm khác bác sẽ đến siêu thị tìm cháu.
Thục Uyên bỏ tâm danh thiếp vào túi cúi đầu chào rồi mơi ra khỏi quán.
Vai trái của Thục Uyên vì đỡ giùm bà lão nọ bị va vào cột điện nên bầm tím đến nhấc tay không nổi. Cô đàng lóc cóc gỏ bàn phím tay phải. Tiếng gỏ lóc cóc rời rạc nghe sao thật buồn ngủ. Phú Khang thấy lạ bước vào vỗ nhẹ vào vai của Thục Uyên, nói:
– Làm cho đàng hoàng tử tế chứ “đại ca”.
Thục Uyên giật nẩy người vì đau, cô quay lại nhăn mặt:
– Định giết người sao?
Phú Khang nhìn Thục Uyên lom lom:
– Vai chị bị sao vậy?
Thục Uyên nhìn nơi khác làm tỉnh:
– Có sao đâu.
– Không sao mà mặt chị nhăn như khỉ l bị táo bón thế à?
Thục Uyên đứng lên:
– Ta mệt rồi không làm nữa! Ta nói không sao là không sao, mi thật lắm lời.
Thục Uyên đứng lên, nhưng Phú Khang nào có chịu thua, anh giữ chặt tay Thục Uyên tay kia anh nhẹ kéo vai áo xuống. Phú Khang sững sờ khi trên bờ vai trắng mịn là vết bầm tím to bằng bàn tay, anh kêu lên:
– Uyên làm sao mà ra nông nổi này?
Kéo áo lên, Thục Uyên thản nhiên:
– Vô ý va vào cửa thôi không sao đâu.
Phú Khang lầm bầm:
– Bầm tím thế này mà còn bảo không sao.
Phú Khang bước ra ngoài. Lát sau, anh quay lại với chai dầu trên tay. Thục Uyên kéo vai áo xuống Phú Khang bôi dầu lên rồi dùng tay day mạnh. Thục Uyên nhảy nhổm la lên:
– Trời ơi! Bộ mi định giết người diệt khẩu hả?
Phú Khang giật mình thổi phù phù vào chỗ đau, nói:
– Xin lỗi, nhưng phải mạnh mới tan máu bầm được chứ?
Mặt Thục Uyên méo xẹo:
– Làm ơn nhẹ tay chút đi, ta đâu phải mình đồng da sắt chứ.
– Biết đau thì lần sau đi đứng phải chú ý.
Thục Uyên thụng mặt:
– Biết rồi thưa “cụ”.
Phú Khang phì cười tay. Vẫn không ngừng miết nhẹ lên vết bầm, anh nói:
– Cuối tuần này sinh nhật đứa bạn em mới đi du học về. Tiệc tổ chức hoành tráng lắm, chị đi không?
Thục Uyên bĩu môi:
– Tiếng là bạn mi chứ cũng toàn là “lão” không, ta đi làm gì.
– Thì chị có thể làm bạn với em của nó. Em gái nó năm nay cũng trạc tuổi chị. Đi nha vì có tổ chức vũ hội hóa trang vui lắm.
Thục Uyên lưỡng lự:
– Có quen biết đâu mà đi, kỳ lắm.
– Có tui đây, "bà" còn lo gì.
Thục Uyên ngập ngừng:
– Có dắt thêm người được không?
Nghe hỏi Phú Khang biết ngay bà chị của mình muốn dắt theo ai. Thôi đành để Kiều Diễm bạn gái của anh ở nhà, dắt bà chị mình đi. Vì anh hiểu rằng nếu không có nhị vị “cô nương” kia đi cùng thì bà chị yêu quý của anh sẽ từ chối ngay mà không cần suy nghĩ. Nên anh gật đầu:
– Được chứ!
Thục Uyên cẩn thận hỏi lại:
– Dắt theo hai người có được không?
Phú Khang gật đầu chắc nịch:
– Được.
Thục Uyên cười toe:
– Nếu thế thì ta sẽ đi.
Lan Hương nhảy phóc xuống giường khi Thục Uyên vừa dứt lời:
– Cái gì, vũ hội hóa trang hả?
Thục Uyên gật đầu:
– Ừ, sao tụi bây có đi không?
Xoa hai tay vào nhau, Lan Hương nói:
– Gì chứ cái màn ăn uống này coi bộ hấp dẫn đây.
Hiền Thục lườm bạn:
– Mày hễ nghe nói đến ăn thì hai mắt lúc nào cũng sáng rỡ.
Lan Hương tỉnh bơ còn làm ra vẻ triết lý:
– Không sáng sạo được khi mà ăn uống song song tồn tại với một đời người.
Nếu sống mà không ăn uống thì mày chết mất xác rồi còn đâu.
Hiền Thục cố cãi:
– Nhưng mày đâu cần phải coi trọng việc ăn uống như thế! Người ta nói "ăn để sống chứ không phải sống để ăn".
Lan Hương ngang phè:
– Xã hội ngày một đi lên, con người phải làm việc với cường độ cao, chịu nhiều áp lực, nếu không ăn uống đầy đủ thì làm sao có đủ sức khỏe và tinh thần để làm việc.
Thục Uyên bịt tai rên rỉ:
– Đủ rồi! Tao chỉ hỏi tụi bây là có đi hay không, nói giùm một tiếng. Cãi nhau hoài điếc tai quá!
Hiền Thục lưỡng lự:
– Nhưng tụi mình có quen ai đâu mà đi?
Thục Uyên nhăn mặt:
– Mi lại thế nữa rồi, lúc nào cũng thận trọng như bà lão tám mươi. Yên tâm đi "đại soái", bảo đảm thì không việc gì phải lo.
– Vậy thì bọn này đi cho biết, xem giới "thượng lưu" nó như thế nào.
Lan Hương láu táu:
– Nhưng bọn mình sẽ hóa trang thành ai đây?
Hlền Thục tủm tỉm:
– Hóa trang thành Trư Bát Giới.
Lan Hương nhào tới đấm bạn:
– Conquỷ! Mày chán sống rồi phải không!
Thục Uyên trèo lên giường nói vọng xuống:
– Về trang phục thì để tao lo cho.
Chiều thứ bảy, Thục Uyên xin nghỉ ra bến xe buýt về nhà chú thím. Hên cho Uyên, chú thím đi tiếp khách chưa về nhà chỉ có vú Hà và chị Liên. Thục Uyên chào rồi phóng lên cầu thang về phòng mình, mở tủ quần áo má Phượng sắm cho cô, nhưng chưa có dịp dùng đến. Giờ là lúc mình cần đến chúng đây. Chọn ba bộ váy áo, màu trắng màu kem. Còn bộ đồ Lan Hương hơi khó chọn vì số đo ba vòng của nhỏ đó lớn hơn của Thục Uyên. Lựa qua lựa lại một hồi, cô cầm thêm ba bộ nữa, màu đen, màu tím và màu hồng nhạt.
Với tay xách giỏ đồ trang điểm trên bàn, cô đi nhanh ra cửa thì chạm mặt Phú Khang. Anh tròn mắt:
– Giờ này còn ở đây, bộ không đi hả?
Thục Uyên hất mặt:
– Đi chứ sao không? Một tiếng nữa, mi đến ký túc xá đón bọn ta.
Phú Khang nhăn mặt:
– Nhưng mấy "bà" làm ơn "múa" nhanh lên giùm.
– Yên tâm đi! Có bao giờ “đại ca” để mi phải đợi lâu không?
– Không!
– Tốt! Vậy một tiếng nữa gặp lại nhé!
Phú Khang nhìn theo lắc đầu:
– Người gì mà đến rồi đi như gió vậy