Chương 4

Theo kế hoạch, đúng năm giờ sáng, chiếc Toyota bảy chỗ đứng trước cổng ký túc xá, lái xe là một chàng trai mặt mũi tuấn tú, dáng vóc phong trần lãng tử đó là Phú Khang. Ghế bên cạnh là một người đàn ông trung niên phong độ.
Nghe tiếng kên xe, ba cô nhanh nhẹn bước ra.
Ông bảo vệ ngáp dài. Chẳng biết ba cô gái này ra ngoài làm gì mà sớm thế không biết. Chắc là về quê thăm nhà.
Ba cô gái ra đến xe. Cửa xe bật mở, bà Phượng niềm nở:
– Lên xe đi các con! Ta đi sớm, xuống đến nơi tắm biển là vừa.
Ông Hải vui vẻ:
– Có con có mang đề tắm theo không?
Lan Hương tròn mắt:
– Bộ có mang theo đồ tắm mới được hả bác?
– Thì mang theo mới tắm biển được chứ!
Nhỏ Thục vặn vẹo hai tay:
– Nhưng tụi con không có áo tắm.
Bà Phượng vỗ vỗ vào tay cô, ân cần:
– Không sao, ta đã chuẩn bị cho các con cả rồi đây.
Thừa lúc hai bạn cúi xuống để đồ, Thục Uyên hôn phớt lên má bà Phượng ngầm tỏ ý cám ơn bà đã lo cho cô và các bạn nó. Xe chạy được một lúc, ba cô gái tựa đầu vào ghế ngủ ngon lành. Có lẽ đêm qua vì nôn nao nên chẳng ngủ được.
Bà Phượng đỡ cho Thục Uyên tựa đầu người mình. Khẽ vén mấy sợi tóc lòa xòa trước trán cho cô, bà thì thầm:
– Ngủ đi, đến nơi ta gọi con dậy.
Phú Khang nhìn qua gương kiến hậu nói:
– Mẹ làm con ganh tị với chị Uyên đấy.
Bà Phượng lườm yêu anh:
– Con trai mà nhỏ mọn, chẳng đáng mặt nam nhi chút nào.
Phú Khang nhe răng cười:
– Con giỡn chơi, mẹ tưởng thật à. Nổi em chứ thật ra con hơn Uyên bốn tuổi lận, chỉ gọi theo vai vế thôi. Con lúc nào cũng quan tâm đến Uyên mà.
– Được vậy thì tốt. Sự an toàn của Thục Uyên mẹ giao cho con đấy. Đất Sài Gòn đầy cạm bẫy.
– Con biết rồi, ba mẹ đừng lo. Với lại Thục Uyên thông minh nhanh nhẹn lắm, cô bé đủ ngôn ngoan và dũng khí để đương đầu với thử thách đấy.
Ông Hải hưởng ứng:
– Thằng Khang nói phải đó, em lo là gì cho mệt. Em quên là mới lớp mười một con bé đã là trợ lý xuất sắc cho anh Hai đó sao? Thôi, gần đến nơi rồi, em coi đánh thức bọn trẻ dậy đi, tìm cái gì ăn rồi hãy xuống biển.
Xe dừng ở một quán ăn khá lịch sự bà Phượng bảo:
– Các con vào trong kia rửa mặt mũi cho tỉnh táo, rồi ra ăn sáng, sau đó hãy xuống biển.
Ba cô nàng vào chung một chỗ rửa mặt.
Lan Hương chót chét:
– Công nhận bác ấy hiền lành, dịu dàng đáng mến thật.
Thục Uyên hất mặt:
– Giờ có còn cho là người ta mời lơi không?
Cái này nhỏ Thục nói chứ phải tao đâu. À, nói thằng nhóc học trò của mày đi nữa sao tao không thấy.
Thục cũng hường ứng:
– Đúng rồi, tao cũng định hỏi, nhưng lúc ở trên xe tao ngại.
Thục Uyên thản nhiên:
– Chẳng phải hắn lái xe chở bọn mình đi đấy thôi.
Cả hai cái miệng đều há hốc:
– Mày giỡn hay thật vậy?
– Ai mà thèm giỡn với tụi bây làm gì, Lan Hương đưa hai tay lên trời:
– Không thể tin được, mưởi tám tuổi đã lái xe hơi.
– Chính vì không thể nên ba hắn mới ngồi kế bên đấy thôi.
– Nhìn hắn, ta đoán chắc hơn bọn mình vài tuổi - Thục nói.
Thục Uyên nghĩ thầm. Thì đúng rồi còn nghĩ ngợi gì nữa. Đúng là hắn lớn hơn Thục Uyên bốn tuối. Nhưng cô chỉ nói:
– Tại trông nó chững chạc quá nên ai cũng nghĩ như vậy hết chứ không phải riêng tụi bây.
Rửa mặt mũi xong, cả ba bước ra ngồi vào bàn ăn với ba tô phở nóng được bà Phượng gọi trước đó. Ngồi gần Phú Khang, Lan Hương láu táu:
– Năm nay em định thi trường nào?
Câu hỏi của Lan Hương làm Phú Khang mắc nghẹn. Bà Phượng và ông Hải nhìn nhau rồi quay đi giấu nụ cười. Phú Khang nhìn Thục Uyên với ánh mắt mang đều viên đạn. Nhưng cô nhỏ ngó lơ, anh đành ngậm bồ hòn làm ngọt trả lời:
– Dạ thưa chị, em định thi vào trường Kinh tế ạ!
– Anh kéo dài chữ “chị” làm Thục Uyên cố lắm mới không phì cười. Chưa hết, Lan Hương còn cao hứng nói thêm:
– Vậy bài nào em không biết đem tới chị giảng giùm cho.
Phú Khang cúi gằm xuống tô phở. Có phải “dzậy” không trời! Tốt nghiệp Đại học Kinh tế, thêm hai năm kinh nghiệm làm việc mà để sinh viên năm nhất lính mới tò te chỉ bài thì thiệt hết nói! Bà chị của mình thật khéo đưa mình vào thế kẹt. Đã thế, mẹ anh hình như rất khoái chơi trò này nên anh cử nín thinh, đã vậy còn lên tiếng:
– Kìa con! “Chị” có ý tốt như thế sao con không cám ơn.
Phú Khang đành miễn cưỡng “cám ơn” mà bụng rủa thầm Thục Uyên tơi tà.
Rồi có ngày “bà” sẽ biết tay tôi bà chị yêu quái của tôi ạ.
Xuống xe, Vũ Nguyên thò tay định mở chốt cổng để cho xe vào thì Thành Nam xua tay rối rít:
– Ê, đừng mở, đừng mở! Đừng có vào nhà lúc này không hay đâu!
Vũ Nguyên nhăn mày:
– Thằng này hôm nay uống lộn thuốc chắc, mắc mớ gì nhà tao mà tao không được vào?
– Đó là tao muốn tốt cho mày thôi. Không tin, mày mà vào là hối hận không kịp đó.
– Mày làm như nhà tao chứa bom nguyên tử không bằng.
– Còn hơn thế nữa! Hai “lão thái thái” đang nổi trận lôi đình, chờ mày về là “tùng xẻo” mày đó.
Vũ Nguyên ngơ ngác:
– Tao có làm gì đâu?
– Đã về sao không vào? Có cần bà già này cho người ra “thỉnh” cậu vào không?
Vũ Nguyên nhìn Thành Nam. Thành Nam nhún vai lắc đầu. Vũ Nguyên bước vào tim đập chân run, không biết “lão thái thái” có màn gì đặc biệt mà anh được chào đón với không gian đặc sệt mùi thuốc súng này. Vừa ló mặt vào phòng đụng ngay cặp mắ chẳng khác gì họng đại bác đang khè ra lửa đỏ của nội. Còn gương mặt của nội thì đằng đằng sát khí. Sao thế nhỉ!
Vũ Nguyên còn đang lơ ngơ thì bà Kim vớ cái cốc sứ trên bàn nén thẳng vào anh, Vũ Nguyên kịp né qua, chiếc cốc va vào tường văng xuống đất vỡ tan tành.
Vũ Nguyên hết hồn nhưng cũng thầm phục tài bà nội, già rồi mà ném chính xác ghê.
Bà Kim quát lên:
– Thằng nghịch tử này, nó làm ta tức đến vỡ tim mà chết mất thôi.
Nói xong, bà loạng choạng suýt ngã. Bà Cầm lật đật đỡ bà:
– Mẹ! Mẹ bình tĩnh đi. Nóng giận không tốt cho bệnh huyết áp của mẹ đâu.
Vũ Nguyên đứng như trời trồng. Anh mình đã làm gì khiến cho bà nội giận dữ như vậy?
Xưa ngay, nội là người cưng chiều anh nhất mà.
Bà Kim đưa tay vuốt ngực:
– Con bảo má làm sao bình tỉnh nổi đây! Cả đời má từ sinh ra đến lúc đầu hai thứ tóc, có ai xem thường hắt hủi má đâu. Thế mà... thế mà...
Bà Kim thở dốc. Bà Cầm liên tục vuốt ngực cho bà, tay kia đưa cho bà Kim ly nước. Uống xong miếng nước, bà Kim tiếp tục:
– Thế mà, nay vì cái thằng bất hiếu kia mà một đứa tuổi cháu mình sai khiến lại còn nặng nhẹ đủ điều thử hỏi má làm sao nhịn nổi.
Bà Cầm dịu dàng:
– Má ngồi nghỉ đi, để con sẽ làm việc thật nghiêm chỉnh với nó.
Liếc nhìnVũ Nguyên đứng như trời trồng, giọng bà Cầm vang lên đầy quyền uy:
– Mẹ và nội từng nói với con muốn làm gì tùy con, nội với mẹ không quản.
Nói thế không có nghĩa là mẹ mặc kệ con muốn làm mưa làm gió gì thì làm.Trừ khi mẹ nhắm mắt xuôi tay, còn mẹ còn sống ngày nào thì con đừng mong làm mưa làm gió trong nhà này...
Nói dứt lời, bà gọi:
– Chú Bình! Chú Tâm!
Tức thì hai người đàn ông bước vào:
– Tổng giám đốc cho gọi!
– Hai chú giữ Vũ Nguyên lại cho tôi!
Hai người đàn ông mỗi người một bên giữ Vũ Nguyên lại. Anh vùng vẫy:
– Kìa mẹ! Mẹ làm gì thế?
Bà Cầm không đáp, quay qua Thành Nam đang đứng xớ rớ bà bảo:
– Nam, con lại lục soát khắp người Vũ l Nguyên, trừ quần áo ra còn tất cả đem hết cho ta.
Thành Nam miễn cưỡng làm theo, từ giấy tờ tùy thân đến bằng lái xe, thẻ tín dụng, điện thoại di động... tất cả anh mang lại bàn cho bà Cầm. Nhìn những món để trên bàm bà Cầm nói:
– Con nghe con rõ đây, trừ điện thoại ra, còn lại mẹ thu hết.
Vũ Nguyên giãy nảy:
– Mẹ không thể làm thế được.
Bà Cầm hừ giọng:
– Mẹ có thể làm hơn thế nữa kia. Với những lỗi lầm con gây ra, trừng phạt như thế vẫn là quá nhẹ. Bắt đầu từ nay, tổng giám đốc tập đoàn Hoàng Vũ, ta sẽ thay con đảm nhiệm. Còn con sẽ làm trợ lý làm việc và hưởng lương như bao nhiêu người bình thường khác làm việc trong công ty. Cho đến khi mẹ thấy con sửa đổi mới thôi.
Nói xong, bà đứng lên đỡ bà Kim đứng theo:
– Chúng ta đi nghỉ thôi mẹ ạ.
Nói xong, hai người lên lầu. Ông Bình và ông Tâm cũng buông Vũ Nguyên ra:
– Xin lỗi, chúng tôi chỉ làm theo mệnh lệnh. Cậu chủ thông cảm.
Vũ Nguyên phẩy tay:
– Tôi hiểu mà, tôi không trách hai chủ đầu. Nhưng ai đó làm ơn giải thích giùm tôi, tôi phạm tội gì mà chỉ trong nháy mắt đã trừng phạt từ chết đến bị thương thế này?
– Cái này chúng tôi cũng không rõ. Đột nhiên sáng nay tổng giám... à, mẹ cậu vào công ty kiểm tra sổ sách rồi còn họp riêng với thư ký thủ quỹ...
Thành Nam ra hiệu:
– Được rồi, hai chú về trước đi.
Đợi hai người đi khỏi, Thành Nam buông người xuống ghế:
– Tao thật hết nói nổi với mày, thằng bạn tốt ạ.
Vũ Nguyên nhăn mặt:
– Ngay cả mày cũng úp mở như thế làm tao nhức đầu quá.
Thành Nam ngầu mặt:
– Tao nhức không nhức thì thôi chứ mày nhức cái gì. Cả ngày ngay mày đi chơi phè phỡn, có biết ở nhà hai lão thái thái quay tao như người ta quay dế không.
– Mày giận, mày nhè tao mày trút. Còn tao bức xúc biết trút vào đâu, khi bỗng dưng trắng tay mất sạch. Mày nói xem ai khổ hơn ai.
Thành Nam liếc bạn:
– Vậy là còn nhẹ đó, chứ là tao ấy hả, cho mày ra đường với cái quần tà lỏn cho biết khôn.
Vũ Nguyên hầm hừ:
– Đủ rồi nghe! Thấy tao hiền rồi mày lấn lướt hả?
– Mặt mày mà hiền? Ừ, hiền dữ lắm mới dẫn gái về nhà thờ tự ông bà cho ở.
Vũ Nguyên giật thót:
– Hóa ra...
Thành Nam ngắt lời:
– Còn hóa ra hóa vô gì nữa! Đó là nguyên nhân của “cơn bão” vừa rồi.
Vũ Nguyên ôm đầu rơi phịch xuốn ghế:
– Kiểu này tao bị phạt vô thời hạn rồi.
Nhìn dáng vẻ tội nghiệp của Vũ Nguyên, Thành Nam đành lên tiếng:
– Không đến nỗi thế đâu, chỉ cần..... Nói đến đây anh ngập ngừng. Vũ Nguyên nhìn anh:
– Chỉ cần sao?
– Chỉ cần mày chăm chỉ làm việc, hạn chế chơi bời, củng cố lại lòng tin của hai lão thái thái. Cần nhất là mày phải tìm được một cô gái đàng hoàng để kết hôn thì hai lão thái thái sẽ xá tội cho.
– Mày có lừa tao không đó?
– Ai lừa mày làm gì! - Thành Nam trợn mắt cãi - Mấy câu này tao nghe chính miệng thái thái nói.
– Kết hôn thì có liên quan gì đến việc xá tội hay không?
– Liên quan chứ sao không! Theo lời thái thái nói, không quan tâm đến sự giàu nghèo miễn cô gái đó nết na hiền thục. Còn giàu nghèo, thậm chí mồ côi cả cha lẫn mẹ, hai thái thái đều không phản đối:
Vũ Nguyên ngó bạn:
– Chà! Hai thái thái nói cho mày nghe nhiều vậy sao?
– Mày còn ráng hỏi! Cả ngày nay ta nghe hai thái thái tụng kinh muốn rêm màng nhĩ đây nè!
Vũ Nguyên vỗ vai anh:
– Bạn bè giúp nhau những lức thế này đây mày đúng là bạn tốt của tao mà!
– Tốt tốt cái con khỉ, nhiều lúc tao tự hỏi làm bạn với mày là may mắn hay xui xẻo đây.
Lan Hương bóc quả chuối thứ ba thì chiếc nĩa bay vèo tới phập vào quả chuối làm Lan Hương xám mặt la lên buông quả chuối xuống.
– Ôi, cha mẹ ơi, xém chết!
Nói rồi, cô nhìn quanh tìm thủ phạm. Nhỏ Thục vào toa-lét nãy giờ chưa ra.
Chỉ có Uyên đứng gần chỗ để ly tách thôi. Cô sừng sộ:
– Chơi ác quá vậy mày! Xém chút nữa thì tao thành người thiên cổ rồi mày biết không?
Thục Uyên thản nhiên đáp:
– Mày có ra người thiên cổ cũng đáng, cứ ngồi xuống là ăn như mưa nguồn gió biển, như thế ai mà chịu nổi.
Lan Hương nhăn mặt:
– Nhưng mày có cần ra tay tàn nhẫn vậy không? - Nói rồi, cô vén tay áo lên tiếp - Tao nổi gai óc khắp người rồi nè.
– Mày cứ yên trí lớn đi. Với tài ném phi tiêu bách phát bách trúng của tao, thì ném trúng mày chỉ là... mơ thôi.
Lan Hương mở to mắt:
– Mày biết ném phi tiêu ư?
Thục Uyên ném cái nĩa tiếp theo cắm phập vào quả chuối khác, đáp tỉnh bơ:
– Biết chút ít! Bộ có gì không ổn sao?
Tao tưởng chỉ có trong phim Hồng Kông thôi chứ. Hay mày dạy tao đi!
Thục Uyên nheo nheo mắt:
– Có ai nhờ người ta dạy cho mình mà kêu bằng mày không?
Lan Hương lườm Uyên:
– Chứ biểu tao kêu mày bằng gì? Bằng cô hả, vậy có cần mua xôi và gà trống thiến đến ra mắt không?
Thục ở trong toa-lét ra nghe tiếng được tiếng mất liền hồi:
– Gà trống thiến ai cho?
– Tao cho chứ ai! Mày chuẩn bị tinh thần mà ăn... ké đi. Giờ thì ăn chuối đỡ đi.
Buổi tối hôm đó, sau khi học xong, Thục Uyên nói:
– Nhỏ Thục đóng cửa sổ ra vào ban công lại.
Lan Hương tròn mắt:
– Đóng chi, để cho mát. Trời nóng muốn chết!
– Thì chừng nào ngủ mới mở ra. Còn bây giờ thì cứ đóng lại đi đã.
Tuy khó chịu nhưng Lan Hương cũng giúp Thục đóng tất cả các cửa lại.
Xong việc hai đứa nhìn Thục Uyên dò hỏi. Bây giờ Thục Uyên mới chịu nói tiếp:
Bắt đầu từ hôm nay, ta sẽ bỏ ra mỗi tối một tiếng để dạy võ cho hai đứa mi.
Cả Lan Hương và Hiền Thục đều trố mắt nhìn Thục Uyên, rồi hai cái miệng đều há ra:
– Cái gì, mi biết võ ư?
Thục Uyên hất mặt:
– Đã là đại soái thì cái gì mà đại soái không biết.
Lan Hương phá ngang:
– Kể cả hút chích hả?
– Dẹp mày đi! Bộ không phá mày không chịu nổi hả?
Thục rụt rè:
– Có cần thiết phải học không?
Thục Uyên hùng hổ thuyết phục:
– Sao không! Giữa cái thời đại buổi nhiễu nhương, Thạch Sanh thì ít mà Lý Thông thì nhiều thế này, không có võ để phòng thân thì không ổn chút nào.
– Nhưng tao vẫn thấy kỳ kỳ làm sao ấy.
Thục Uyên gạt ngắt:
– Kỳ gì mà kỳ! Bây giờ thì kỳ, lỡ mai mốt ai giở trò sàm sỡ thì biết kêu ai.
– Lo gì, lúc đó có mày ra tay nghĩa hiệp thì còn sợ gì. - Lan Hương lên tiếng.
– Bộ tao theo tụi mày đến suốt đời chắc. Không nói những chuyện khác, cứ coi như đây là môn thể dục đi, tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt. Có thể những ngày đầu thì hơi khó khăn một chút nhưng lâu dần sẽ quen.
Thế nào trước những lý lẽ hùng hồn xác đáng hơn cả sự nhiệt tình cả Thục Uyên, hai cô bạn đều đồng ý học. Ba tháng trời Thục Uyên nhiệt tình chỉ dẫn và khuyến khích, hai cô bạn đã tập rất thành thục, cách ra đòn cũng nhanh nhẹn chính xác hơn.
Cầm cái nĩa Lan Hương nheo mắt và “phập”, cái nĩa cắm phập vào quả táo.
Cô xoa tay:
– Tao “kết”' cái màn này nhất.
Rút cái nĩa ra, Thục trừng mắt:
– Con quỷ! Không ăn thì đừng có phá.
– Ai nói với mày là tao không ăn?
– Ăn mà mày làm cho nó tơi tả xơ mướp thế này à.
Cầm quá táo lên cắn một miếng rõ to, Lan Hương thản nhiên:
– Càng ngon chứ sao!
Biết có nói nữa cũng bàng thừa, nhưng giữ lại trong lòng thì càng ấm ức không chịu được, Thục đành thòng theo một câu:
– Ừ chỉ ngon vđi mày thôi.
Đang ngồi đọc sách, Thục Uyên ngẩng lên hỏi:
– Ê! Hôm nay là ngày rằm hả tụi bây?
– Ừ, Rồi sao, hay là ngày mày ăn chay mà quên ăn mặn rồi?
Thục nhăn mặt:
– Nhỏ này lúc nào cũng ăn nói bỗ bã, mày hổng sợ trời phạt hả?
– Trời ổng to thế, ổng chấp chi mấy chuyện nhỏ nhặt.
Nói rồi, cô hất hàm:
– Bữa nay ngày rằm rồi sao nữa, mày không nói tiếp?
– À tao định rủ tụi bây đi chùa.
– Đi chùa cầu duyên hả? - Lan Hương láu táu Thục Uyên háy bạn:
– Duyên con khỉ! Tao đâu có xấu đến nỗi phải đi cầu duyên.
– Thế không cầu duyên thì mày đi làm gì?
Thục vọt miệng:
– Đâu nhất thiết cầu duyên mới đi chùa, có nhiều thứ phầi cầu lắm mà.
Thục Uyên bật một ngón tay cái lên:
– Tuyệt? Điềm mười cho câu nói quá hay, miễn bình luận. Sao, giờ tụi bây có đi không?
Thục hưởng ứng:
– Tao đi với mày.
Lan Hương cũng giơ tay:
– Dĩ nhiên là không thể thiếu tao rồi.
– À, trước khi đi tao cần chuẩn bị nhiều thứ!
Vẫn cái giọng, tếu táo của Lan Hương:
– Nhang đèn và hoa quả hả?
– Những thứ đó “xưa rồi Diễm”!
Nói rồi, Thục Uyên lấy áo khoác đi ra ngoài. Hơn nữa tiếng sau, cô quay về với hai bịch bự chảng, phải toát cả mồ hôi cô mới đem về phòng được. Hiền Thục Lan Hương trố mắt nhìn:
– Mi mua cái gì mà lắm thế?
Thục Uyên quẹt mồ hôi trán:
– Mua quà cho mấy đứa nhỏ ở đó.
– Mấy đứa nhỏ nào?
Thục Uyên đành kể rõ, thì ra bao lâu nay cứ chủ nhật cô rời ký túc xá là tới chùa để dạy học cho trẻ mồ côi. Nghe xong, hai cô chép miệng:
– Mày thật tệ đó Uyên, sao không nói để tụi tao cùng đi?
Thục Uyên cười trừ:
– Tao không biết tụi bây có thích trẻ con không.
Lan Hương cười:
– Sao không! Tao với nhỏ Thục đều có một mình nên thích có em lắm, huống hồ trẻ con vốn đáng yêu mà. Vậy ngoài bánh kẹo sách vở mình còn đóng góp cái gì được.
– Cần nhất vẫn là tiền, nhưng tụi mình còn đi học thì lấy đâu ra, nên mình chỉ mua cho các em sách vở và bánh kẹo thôi.
Lan Hương nói ngay không cần suy nghĩ:
– Tiền học bổng tháng này mình chưa đụng tới, giờ mình xin góp cho nhà chùa để lo cho các em.
Thục cũng hăng hái:
– Cả của mình nữa. Thôi, tụi mình đi thôi, coi bộ chủ nhật này có ý nghĩa nhất từ trước đến nay.
Chuông reo vào lớp đã lâu, bóng thầy nam cũng thấp thoáng ngoài hành lang mà chẳng thấy Thục Uyên đâu. Lan Hương hỏi Thục:
– Nãy giờ mày có thấy nhỏ Uyên đâu không?
– Tao không thấy. Nãy giờ tao cũng lo cháy ruột đây. Bộ nó không biết hôm nay có giờ của “sát thủ” hay sao mà lặn mất tăm như thế không biết.
– Mày rứt cho tao một đôi giấy trắng!
Lan Hương đề nghị. Thục vừa làm vừa hỏi:
– Mày xin giấy trắng để làm gì?
– Thì để đối phó khi “sát thủ” gọi nhỏ Uyên chứ chi.
Nói rồi, cô hí hoáy viết:
“ĐƠN XIN PHÉP”, vừa viết vừa lẩm bẩm:
– Chỉ mong sao nó đừng xuất hiện lúc tao đưa cái này cho “sát thủ”', chứ không thì...
Thầy vào, cả giảng đường ồn ào là thế nhưng khi thầy vào tất cả đều im phăng phắt. Thầy lại bàn công việc quan thuộc là giở sổ ra. Cả nhóm Thục Uyên vẫn hay gọi đùa là sổ “Thiên Tào” và hay đoán xem không biết ba đứa có bị xếp vào danh sách “bị tình nghi và theo dõi kỹ không”. Chắc là có quá. Nỗi lo của tụi nó càng tăng khi thầy đọc gần đến tên của Thục Uyên. Mà công nhận ông thầy này khỏe hơi thật đấy, giảng đường cả trăm mạng mà ổng không bỏ sót mạng nào “lọt lưới” cả, chắc có lẽ vì thế mà giờ của ông chẳng ai dám trốn vì sợ “mắc nợ”..... Thành Nam dõng dạc:
– Tôn nữ...
Lan Hương đứng dậy chuẩn bị cầm giấy xin phép đi lên thì từ bên ngoài Thục Uyên kêu lên:
– Bút hạ lưu tình! Tôn Nữ Thục Uyên có mặt!
Câu nói sặc mùi kiếm hiệp khiến cho lớp học bụm miệng cười. Thầy Nam trừng mắt:
– Em lại đi trễ. Tôi đã nói...
Thục Uyên ngắt lời:
– Vâng, em có nghe nhưng đó là thầy nói sau khi điểm danh. Còn bây giờ đang điểm danh mà.
– Em giỏi lý luận lắm. Tôi hỏi lúc trước em đi trễ là đổ thừa là tại nhà xa bị kẹt xe. Còn giờ em chuyển vào ký túc xá, tôi nhớ không nhầm thì từ ký túc xá đến trường chỉ mất hai mươi phút đi bộ, mà em vẫn đi trễ sao?
Thục Uyên thoáng giật mình. Ông này ghê thật, ngay cả việc mình chuyển ký túc xá mà ổng cũng biết thì xem ra mình đã lọt vào danh sách bị “tình nghi và theo dõi kỹ” rồi. Thục Uyên gãi đầu gãi tai rồi nói:
– Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh, có hoa nào giống hoa nào, có nhà nào giống nhà nào đâu. Mấy bạn học ở đây có lẽ được gia đình lo đầy đủ, còn em thì hoàn cánh khó khăn thì phải vừa kiếm tiền vừa học. Em nhận đi bỏ báo cho các sạp báo, sáng nào báo ra sớm thì em không trễ, cái này là lỗi của nhà in chứ đâu phải lỗi do em.
Thành Nam đành phẩy tay:
– Thôi, em về chỗ đi!
Chỉ chờ có thế, Thục Uyên vọt lẹ về chỗ ngồi quen thuộc của mình. Phớt lờ ánh mắt mang hình dấu hỏi của hai nhỏ bạn, cô lôi tập ra chép bài. Dường như không chịu nổi, Lan Hương khều nhẹ vai cô làm Thục Uyên nhăn như khỉ:
– Chuyện gì nữa đây sư tỉ?
Lan Hương thì thào:
– Câu này phải để tao hỏi chứ! Biết hôm nay có giờ “sát thủ”, mày còn sáng chuồn đi đâu cho bị trễ vậy hả?
Thục Uyên cằn nhằn:
– Lý do hồi nãy tao nói to thế mà mày không nghe à.
Lan Hương cười mũi:
– Mặt mày mà đi bỏ báo có thánh mới tin.
Cắm cúi chép bài, Thục Uyên thản nhiên:
– Cần gì thánh tin. Cần “sát thủ” tin là đủ rồi.
– Ê! Hay mày trốn đi “ăn mảnh”một mình không rủ tụi tao.
Thục sừng sộ:
– Con quỷ hễ mà rộng miệng là ăn mày không nghĩ chuyện gì tốt đẹp hơn sao.
Thục Uyên làu bàu:
– Bộ tụi bây không càm thấy “tia tử ngoại” đang chiếu tới hay sao mà la to thế?
– Tại nhỏ Hương chứ ai.
– Còn ráng nói, lo ghi bài đi. Hết giờ, tao kể cho nghe.
Nghe Thục Uyên hứa hẹn tụi nó mới chịu im lặng chép bài. Chuông reo hết giờ, thầy vừa ra khỏi lớp, Lan Hương liềm chồm lên:
– Ê, mau thành khẩn khai báo đi. Mới sáng sớm mày bỏ đi đâu để bị trễ học vậy Thục Uyên nhăn nhăn:
– Có ai làm “đại soái” mà xui xẻo như tao không, lúc nào cũng bị tra gạn đủ điều.
Lan Hương hất mặt:
– Bộ có gì khuất tất hay sao mà mày cứ thoái thác mãi thế.
Thục Uyên vỗ ngực:
– Bình sinh ta đâu đó rõ ràng minh bạch, sợ gì mà thoái thác chứ.
Lan Hương nhịp nhịp tay trên bàn:
– Vậy thì mày nói đi!
– Chuyện là vầy, hôm qua tao đi mua đồ ở siêu thị mới mở cuối đường này, thấy người ta treo bảng tuyển nhân viên, thế là sáng nay tao chạy vù đến đó nộp đơn xin việc.
Lan Hương xụ mặt:
– Thế mà mày không rủ tao với nhỏ Thục đi cho vui.
Thục lườm bạn:
– Ừ phải, đi cho vui rồi cả ba đứa bị la luôn cũng vui lắm.
Thục Uyên vui vẻ bảo:
– Tuy không rủ tụi bây nhưng tao cũng nộp đơn cho tụi bây luôn rồi, nếu họ tuyển thì cả ba đứa làm chung cho vui.
– Chắc gì họ đã tuyển.
Thục Uyên cười mỉm:
– Biết đâu may mắn lại mỉm cười với bọn mình thì sao. Thôi, giờ lo xuống căn tin kiếm cái gì đó trân an bao tử đã, rồi hạ hồi phân giải.
Lan Hương sờ bụng:
– Nói thật, lúc nãy vì lo cho mày, tao không thấy đói, giờ xong việc rồi tao đói muốn mờ mắt luôn.
Hiền Thục ca cẩm:
– Có lẽ suốt đời mày không mở miệng mà mày kêu no cả.
Vật lộn mãi với đống sách vỡ, tài liệu cuối cùng rồi cũng xong, Thành Nam buông bút thở ra. Anh đưa mắt nhìn lên lịch. Chà hôm nay là chủ nhật, biết làm gì cho hết ngày nghỉ đây nhỉ? Ba mẹ anh đã thăm bà chị gái Vũng Tàu từ hôm qua, một mình anh ở nhà mãi cũng buồn.
A, hay về thăm nội, chí ít cũng được ăn gỏi vịt, cháo gà no nê mà không phải đụng mấy gói mì kia. Nhưng phải rủ thêm vài chiến hữu nữa chứ đơn độc mãi đi một mình thì... Nghĩ đến thằng bạn nối khố của mình, Thành Nam liền nhấc điện thoại lên. Chuông đổ một hồi dài nhưng không ai bắt máy. Lúc Thành Nam định dập máy thì giọng ngái ngủ của Vũ Nguyên vang lên:
– Alô!
Thành Nam phàn nàn:
– Mặt trời lên cả sào rồi mà còn ngủ hả mày?
Vũ Nguyên ngáp rõ to trong máy rồi đáp.
– Bảy sào tao còn ngủ ngon ơ, huống mới có một sào, vẫn còn quá... sớm.
– Ngủ như mày thì cả đời chắng làm nên việc lớn đâu. Thôi, mau dậy đi với tao.
– Mới sáng sớm mày rủ tao đi đâu?
– Về nhà ông bà nội tao chơi.
Ở đầu dây bên kia hình như Vũ Nguyên đang lồm cồm ngồi dậy.
– Đi bao lâu? - Vũ Nguyên hỏi lại.
– Thì sáng đi chiều về. Đây về Miền tây đâu có bao xa.
Vũ Nguyên làu bàu:
– Đã bỏ cống đi thì đi cho đã. Sáng đi chiều về mệt lắm.
– Dạ thưa anh Hai, ngày mai em còn phải đi dạy nữa. Anh bảo em bỏ việc đi chơi, bộ muốn người ta đuổi việc em sao!
Vũ Nguyên cười hì hì:
– Đúng đó, tao cũng đang mong người ta đuổi việc mày cho rồi.
Thành Nam hầm hừ:
– Bạn bè tốt quá ha. Mong tao bị đuổi việc, mày không thấy lương tâm bị cắn rứt à?
Vũ Nguyên thân nhiên:
– Lương tâm làm gì có răng mà cắn.
Nghe cái giọng của Vũ Nguyên, Thành Nam tức nổ đôm đốm mắt. Anh hét lên:
– Giờ tao hỏi mày có đi không thì nói.
– Sáng sớm gọi điện cho mày là sai lầm trầm trọng mà tao mắc phải.
Vũ Nguyên cười hì hì:
– Đi chớ sao không! Mày chờ tao tí, tao qua liền.
Thành Nam bỏ máy xuống. Thiệt tình, có chừng hai thằng bạn như hắn chắc anh lên tăng xông mà chết quá. Nhưng khổ nỗi đi chơi mà không có hắn thì chẳng vui vẻ gì.
Chủ nhật, ký túc xá vắng như chùa Bà Đanh. Thục Uyên, Lan Hương, Hiền Thục tự phép mình “nướng” thêm một chút, vì cả tuần phải thức khuya dậy sớm. Nên chủ nhật được rảnh rang cứ ngủ thả cửa, chính vì vậy mà kim đồng hồ nhích dần đến con số tám mà chẳng có đứa nào nhúc nhích. Đột nhiên Lan Hương vùng dậy la to:
– Chết rồi, Thục ơi!
Thục giật mình chồm dậy:
– Gì vậy? Cháy nhà hả?
Lan Hương không nói mà giục:
– Dậy, dậy thay đồ mau lên, mày không dậy là cháy nhà thiệt đó!
Vừa xếp mền, Thục vừa gắt:
– Nếu mày không nói rõ ràng thì đừng hòng tao thay đồ.
Lan Hương gãi đầu:
– Chiều thứ sáu, mẹ tao gọi điện nói cuối tuần hai đứa về nhà chơi, thế mà tao quên khuấy mất.
Hiền Thục la lên:
– Mày hay quá ha, sao không để mai rồi nói luôn!
Lan Hương giật vội bộ đồ trên móc nói:
– Tại tao quên chứ ai muốn như vậy đâu.
Hiền Thục vừa tụt xuống giường vừa làu bàu:
– Người gì mà ruột để ngoài da, lúc nào cũng quên trước quên sau.
Hai cô bạn vừa khuất sau cánh cửa thì Thục Uyên cũng nhanh chóng thay đổi áo quần. Ở trong toa-lét bước ra. Lan Hương ngó Thục Uyên lom lom:
– Mi định đi đâu mà quần áo bảnh bao quá vậy?
Thục Uyên hất mặt:
– Theo tụi mày về chơi cho biết nhà chứ đi đâu.
Lan Hương reo lên:
– Ý hay đó! Sao tao không nghĩ ra là rủ mày đi cùng cho vui chứ.
– Thì bây giờ nghĩ ra cũng đâu có muộn.
Lan Hương cười toe:
– Ừ, không muộn. Cả ba đứa cùng đi cho vui.
Thục Uyên de dặt:
– Tụi mình phải mua cái gì đó về làm, quà chứ!
Hiền Thục lườm Lan Hương bén ngót:
– Đến bây giờ nó mới chịu mở miệng nên tụi này có chịu chuẩn bị thứ gì đâu.
Lan Hương vớt vát:
– Về đã là quý lắm rồi còn quà cáp gì nữa. Học trò nghèo rớt mồng tơi tiền bạc đâu mà quà với cáp.
Thục Uyên lên tiếng:
– Thôi, lần này gấp gáp quá mình không chuẩn bị, vậy trên đường ra bến xe ghé tiệm mua hai ổ bánh bông lan, chứ về hai tay không kỳ lắm, nhất là một đứa mới toanh như tao.
Lan Hương nheo mắt cười tinh quái:
– Làm như ra mắt mẹ chồng tương lai không bằng. Báo cho mày một tin buồn là tao với nhỏ Thục chẳng đứa nào có anh trai đâu. Vì thế cho nên mày khỏi cần lấy điểm.
Nói xong, cô co giò bỏ chạy, và nhanh như sóc Thục Uyên rượt theo sát nút, miệng không ngớt gầm gừ:
– Con quỷ nhỏ kia, suốt ngày cứ nghĩ xấu cho bạn bè! Mày đứng lại cho tao.
Mệt muốn đứt hơi nhưng Lan Hương vẫn cố nói:
– Tao đâu có ngu dữ vậy.
Thế là một người cố chạy một người đuổi theo, còn Thục thì không ai bắt cũng vắt giò chạy theo.