Chương 6

Sĩ Nguyên chở Mỹ Thuận đi vòng quanh Thành phố. Cảm thấy lo nên cô đề nghị:
– Mình về thôi giám đốc!
Sĩ Nguyên cằn nhằn:
– Lại giám đốc nữa rồi.
Mỹ Thuận cong môi:
– Như vậy mới đúng với hoàn cảnh hiện tại bây giờ.
Lời Sĩ Nguyên trở nên tha thiết gần gũi hơn:
– Mỹ Thuận, hôm tình, cờ gặp em đến nay anh vẫn nhớ về kỷ niệm ấy.
Câu nói của Sĩ Nguyên vô tình gởi lại sự xấu hổ của Mỹ Thuận:
– Anh còn dám nói nữa sao?
Sĩ Nguyên đáp tỉnh queo:
– Anh cho đó là một kỹ niệm đẹp đáng nhớ.
Mỹ Thuận khoanh tay trước ngực, giọng cô đầy xa vắng:
– Còn tôi; tôi cho đó là một điều xui rủi nhất của mình.
– Sao em lại cho là thế?
– Đó là lính tính của một cô gái như tôi.
Thở dài Sĩ Nguyên chẳng biết nói sao cho cô hiểu được lòng anh:
– Ngày nào đó em sẽ hiểu anh mà thôi.
Mỹ Thuận giục:
- Chúng ta về thôi giám đốc ạ!
Choàng tay qua vai cô, Sĩ Nguyên bóp nhẹ:
– Em vẫn lạnh lùng với anh vậy sao?
Ngước mắt buồn nhìn anh, Mỹ Thuận hỏi lẹ lẫm:
– Chứ bảo tôi phải làm sao đây?
– Bỏ giùm anh hai chứ giám đốc được không?
Hất mặt kiêu ngạo, Mỹ Thuận gật đầu:
– Được thôi! Bằng anh vậy nhé!
– Như vậy có dễ thương không?
Mỹ Thuận lại bong đùa:
– Dễ thương, nhưng mà thương không dễ đâu à!
Sĩ Nguyên cười vui vẻ:
– Miễn sao em không gọi anh là giám đốc được rồi.
Thở dài Mỹ Thuận quây mặt đi nơi khác. Có gì phải vui khi được thay đổi cách xưng hô. Mỹ Thuận đâu phải là người vô cảm, mà cô biết nghĩ đến anh từ lúc đó kia mà:
– Em nói gì đi Mỹ Thuận?
– Nói gì hả?
– Nói về em đi!
– Về tôi à ! Có gì đâu phải nói.
– Nói về việc em rất thích màu tím của hoa lục bình.
Mỹ Thuận lắc đầu từ chối:
– Tôi chỉ nói với những ai biết rõ về loài hoa ấy thôi.
Mỉm cười, Sĩ Nguyên lại nói:
– Anh đang tìm hiểu và bắt đầu thích nó.
– Anh cũng thích xạo ghê!
Ngỡ ngàng nhìn cô, Sĩ Nguyên không hiểu:
– Sao em lại nói thế?
Mỹ Thuận lý luận:
– Là người thành phố người ta chỉ yêu hoa hồng, hoa huệ, tigôn hoặc là hoa cúc, mà thôi.
Nở nụ cười đẹp tặng cô, Sĩ nguyên xua tay:
– Em nói vậy là sai rồi. Có người lại thích và yêu hoa đồng nội thôi.
Mỹ Thuận đột ngột nói:
– Chẳng hạn như anh phải không?
Bật cười lớn Sĩ Nguyên véo mũi cô:
– Em thật là khéo ăn nói.
Mỹ Thuận cũng cười theo. Nụ cười này Sĩ Nguyên rất hiếm thấy:
– Em biết không, anh đã tìm về đó vài lần để tìm lại hình bỏng xưa.
Quay nhìn anh chẳng tỏ thái độ ngạc nhiên mà cô lại hỏi:
– Trở về đó anh thấy gì?
– Thấy trống vắng một hình bóng, thấy chiếc cầu hôm nào bơ vơ đứng đợi, thấy đám lục bình trôi dạt lênh đênh.
Thản nhiên cô thốt lên:
– Anh về đó thật sao?
– Dĩ nhiên là thật rồi. Tìm em nhưng nào đâu có thấy.
Tự nhiên Mỹ Thuận cảm thấy lòng mình bâng khuâng, cô tâm sự:
– Hôm ấy về tôi lại lên cơn sốt, thế là đành phải hoãn lại không đi thành phố được.
– Có nghĩa là em định lên thành phố tìm việc làm.
Gật đầu giọng cô có vẻ thành thật hơn:
– Đúng, hôm ấy em định đi từ giã các bạn, Nhưng nhìn thấy hoa lục bình em định ngắt lấy một bông.
– Nào ngờ rơi xuống sông luôn.
Mỹ Thuận cười bẽn lẽn:
– Vì vậy có người nhân cơ hội ấy.
Đưa tay bụm miệng không cho cô nói tiếp Sĩ Nguyên ngắt lời:
– Em đừng có vu oan cho anh. Hôm ấy vì muốn cứu người thôi.
Tủm tủm cười Mỹ Thuận lắc đầu:
– Anh cũng tham lam đó.
– Đừng nói oan cho anh mà.
– Oan hả?
– Ừ!
– Nhỏ bạn em lại nói có thể anh đã hôn lén em rồi đó.
Lắc đầu minh oan, Sĩ Nguyên giải thích:
– Anh chỉ làm vậy khi nào có sự đồng ý của em kìa, mặc dù hôm ấy anh rất muốn.
Mỹ Thuận giãy nãy:
– Vậy thì anh cũng có ý tà tâm rồi.
Sĩ Nguyên cưới hì hì:
– Muốn thôi chứ chưa thực hiện thì đâu thể cho là tà tâm được.
Nguýt anh một cái Mỹ Thuận chu môi:
– Vậy thì cũng đã có ý đồ rồi!
– Tha cho em đi mà em!
Chợt nhớ, Mỹ Thuận lại giục:
– Mình về thôi anh!
Ngồi im nhìn cô, Sĩ Nguyên thì thầm:
– Anh chỉ muốn ngồi cùng em mãi thôi.
Mỹ Thuận doạ:
– Đi lâu chị Ngân Thuỷ biết là chết em đấy.
Chau mày, Sĩ Nguyên hỏi:
– Em bị cô ấy bắt nạt dữ lắm phải không?
– Em thấy chị ấy khó hiểu lắm.
– Sao hả?
– Dường như anh và chị ấy có gì đó ràng buộc nhau.
– Ai nói với em điều ấy? Mỹ Thuận lắc đầu:
– Em chỉ nghĩ vậy thôi.
Sĩ Nguyên lại dặn:
– Em đừng tin những gì cô ta nói. Cô ấy rất khó chịu.
Mỹ Thuận vẫn thắc mắc:
– Nhưng anh và chị ấy đã có tình cảm với nhau, phải không?
– Không có!
– Em không tin!
– Thú thật, anh không có đâu, chị tại Ngân Thuỷ thích anh mà thôi.
Mỹ Thuận xuống xe đi nhanh vào phòng tập thể...
Bà Ngọc Trâm vẫn còn thức chờ Sĩ nguyên. Thấy anh bà lên tiếng:
– Con về rồi à, Khuya vậy sao?
Sĩ Nguyên xem đồng hồ:
– Mới chín giờ hơn mà mẹ!
Đổi giọng bà lại nói:
– Ngày mai bên kia người ta nhà mình dùng cơm tối.
Sĩ Nguyên giật mình, anh nhăn nhó mặt mày:
– Mẹ à con đã nói rồi, giữa con và Huệ Trinh chẳng hợp nhau đâu.
Bà Ngọc Trâm nghiêm giọng:
– Con phải nghe lời mẹ. Chỗ người lớn không thể sai lời.
Tìm cách thối thác, Sĩ Nguyên nói tránh:
– Hay mẹ hãy cưới cho Sĩ Tân đi.
Bà nạt ngang:
– Thôi đừng có nói nhảm như vậy, mẹ đã quyết định rồi.
Ngồi xuống cạnh mẹ Sĩ Nguyên van xin:
– Mẹ ơi! Chuyện lập gia đình xin mẹ hãy để con tự lo liệu.
– Hứ! Để cho con ư? Để cho con để rồi mẹ phải khắc khoải ư?
– Vậy mẹ hãy cưới vợ cho anh Hai trước rồi đến lướt con.
Bà phủi tay:
– Con đứng nên bắt quờ qua người khác như vậy.
Sĩ Nguyên vẫn nói:
– Anh Hai lớn tuổi hơn con kia mà. Con không thể làm em mà đi trước như vậy.
– Thôi đi con đừng có lý sự, mẹ đã quyết định rồi.
Sĩ Nguyên vẫn cãi bướng:
– Anh Hai cần cưới vợ hơn con.
– Chuyện của nó không cần con phải lo.
– Nhưng anh ấy cũng rất cần sự quan tâm của mẹ.
Quá tức giận vì những lời của Sĩ Nguyên, bà nạt lớn:
– Con im đi! Chuyện ấy không phải của con.
– Nhưng anh ấy thật sự là anh của con mà.
Quá bức xúc, bà tức nghẹn lời:
– Mày... mày...
Bà Ngọc Trâm trợn mắt tay chân co lại, Sĩ nguyên giật mình hốt hoảng:
– Mẹ, me... làm sao vậy?
Bà không nhúc nhích được, Sĩ Nguyên hoảng quá kêu lên:
– Hường ơi!
Nhưng anh nhanh tay chụp lấy ống nghe điện thoại gọi bác sĩ.
° ° °
Bữa cơm gia đình diễn ra một cách gượng gạo Bà Ngọc Trâm luôn miệng nhắc Sĩ Nguyên:
– Sĩ Nguyên! Con để thức ăn cho Huệ Trinh đi!
Huệ Trinh tỏ ra mình dạn dĩ nên nói:
– Bác cứ để con được tự nhiên.
Bà Huệ Minh tỏ ra là người vui vẻ nhất bà luôn miệng nói:
– Sĩ Nguyên coi bộ còn nhút nhát quá.
Huệ Trinh nhếch môi cười:
– Coi chừng mẹ bị lầm đấy!
Mọi người cùng cười, bà Ngọc Trâm thì lại nói:
– Tội nghiệp nó vất vả lắm. ít có thời gian đi chơi đây đó.
Huệ Trinh nhường mày hỏi Sĩ Nguyên:
– Bác nói vậy có đúng không anh Sĩ Nguyên?
Sĩ Nguyên cũng cười với mọi người và trả lời Huệ Trinh:
– Mẹ nói làm sao mà sai được. Nhưng thỉnh thoảng anh cũng có vui chơi cùng bạn bè.
– Vậy sao?
Bà Huệ Minh nhìn con gái:
– Con đừng chất vấn Sĩ Nguyên nữa có được không, con trai mà phải quan hệ bạn bè chứ?
– Coi bộ mẹ có vẻ bênh vực anh Sĩ Nguyên rồi đó. Thấy hai mẹ con nói chuyện với nhau bà Ngọc Trâm cũng xen vào:
– Thì con cũng giỏi vậy Huệ Trinh. Biết phụ mẹ quán xuyến công ty.
Sĩ Nguyên nhìn Huệ Trinh nở nụ cười đầy ẩn ý:
– Huệ Trinh giỏi vậy sao? Vậy mà từ lâu anh chẳng biết.
– Nhường mày Huệ Trinh cao ngạo nói:
– Vậy sao? Nhưng chắc chắn em sẽ chẳng giỏi bằng Mỹ Thuận gì gì của anh đâu.
Câu nói của Huệ Trinh làm mọi người nhìn anh, Sĩ Nguyên, anh đính chính:
– Cô ấy rất giỏi vi tính lại rành ngoại ngữ tôi chọn làm trợ lý đâu có gì sai.
Huệ Trinh bật cưới:
– Trợ lý ư? Cũng hay nhỉ? Cô ấy chắc là đẹp lắm.
Sĩ Nguyên lắc đầu anh chống chế:
– Làm sao mà đẹp bằng các cô gái ở thành phố, chỉ là hoa đồng nội thôi?
Huệ Trinh nhìn Sĩ Nguyên chăm chăm:
– Anh có vẻ bênh vực cô ấy ghê hả?
– Không, anh chỉ nói những gì thật sự mà thôi.
Bà Ngọc Trâm hơi nhịu mày:
– Cô ấy là ai sao mẹ chẳng nghe con nói đến vậy?
Sĩ Nguyên đáp lời bà:
– Cô ấy chỉ là nhân viên mới nhận vào làm mấy tháng nay thôi mẹ ạ!
– Vậy à?
Huệ Trinh vẫn chưa buông tha cho Sĩ Nguyên, dừng đũa cô lại nói:
– Hôm nay sao anh chẳng mời Ngân Thuỷ đến dùng cơm cho vui.
Sĩ Nguyên ghét cay ghét đắng lối nói chuyện của cô ta, nhưng sợ phật ý mẹ nên cười cầu hoà:
– Đây là bữa cơm mẹ anh dành riêng cho gia đình em, có người ngoài sẽ mất vui.
Bà Ngọc trâm xen vào:
– Sĩ Nguyên nói đúng đó con! Đây là chủ ý của ta đó!
Bữa cơm kéo dài gần tiếng đồng hồ. Sĩ Nguyên cảm thấy ngột ngạt làm sao?
Sợ mẹ lại trở bệnh Sĩ Nguyên đành phải nén lòng làm theo ý của bà. Mọi người đã ra về, Sĩ Nguyên cũng đứng lên:
– Con đến công ty đây!
Bà Ngọc Trâm tỏ ý không hài lòng:
– Hôm nay con sao vậy?
– Con đã làm theo ý mẹ rồi còn gì?
Vừa nói Sĩ Nguyên vừa bước ra khỏi cửa:
– Chờ cha về hãy tính nha mẹ.
– Khuya rồi cẩn thận đấy.
– Con biết rồi mẹ!
Thiện Tài đỏ mặt khi biết Huệ Trinh đến nhà Sĩ Nguyên để dùng cơm tối, gặp Huệ Trinh anh hằn hộc:
– Anh tưởng em không còn tìm anh nữa chứ?
Nheo nheo mắt nhìn, Huệ Trinh nói như trêu:
– Anh ghen hả?
– Vậy thì sao?
– Nhưng chi dùng cơm thôi mà.
Thiên Tài giận dỗi:
– Ai biết được ngoài dùng cơm còn gì nữa không?
Huệ Trinh bĩu môi:
– Anh bảo em là người gì chứ? Em có ưa gì anh ta đâu.
– Không ưa mà đến nhà người ta.
– Đó là vì muốn làm vui lòng mẹ em thôi. Giờ tính sao đây?
Thiên Tài vẫn chưa hài lòng nên nói:
– Mời cơm, rồi bàn đến việc hôn nhân chứ gì?
– Em cũng chưa biết được nữa.
Thiên Tài vẫn chưa nguôi giận, anh quay mặt đi:
– Em làm anh thất vọng quá
 Huệ Trinh xoa dịu:
– Anh thông cảm cho em em làm vậy chi để làm vui lòng mẹ em mà thôi.
– Em nói rồi mai mốt mẹ bảo em lấy chồng em cũng nghe luôn hả?
Huệ Trinh trấn an:
– Chuyện ấy em sẽ từ chối tới bến luôn.
– Liệu em có chống chọi nữa được không?
Huệ Trinh đứng lên vòng tay qua cổ anh phụng phịu:
– Em có quên bỏ anh đâu mà buồn.
Chợt Thiên Tài thở dài, có ý buồn:
– Mấy hôm nay không được mánh nào cả.
Chu môi Huệ Trinh rỉ tai anh:
– Hết tiền xài rồi phải không?
Làm ra vẻ như thương tâm, Thiên Tài than van:
– Mẹ ra Huế đến nay vẫn chưa về.
 Bĩu môi, Huệ Trinh nói như chọc quê:
– Anh làm như mình còn em bé, cần sự chăm sóc của mẹ.
Hơi bực mình vì Huệ Trinh không hiểu ý của anh:
– Anh nói đây là vấn đề tiền bạc ấy. Đi mẹ chẳng để tiền cho anh.
– Vậy sao?
Lại nói thêm cho bi đát hơn, Thiên Tài rầu rầu:
– Chẳng hiểu ngoại anh có mau lành bệnh hay không nữa.
Huệ Trinh mỉm cưới, cô nheo nheo mắt:
– Đây nè anh cứ xài đi, mai mốt em đưa thêm.
Cầm xấp bạc trên tay xoè xoè như lường tính được bao nhiêu, Thiên Tài sướng vui trong lòng:
– Em lúc nào cũng tốt với anh.
Làm mặt giận, Huệ Trinh quay đi:
– Vậy mà anh vẫn còn nghi ngờ em.
Cười mơn Thiên Tài nịnh đầm:
– Thương em, sợ mất em nên anh mới vậy thôi.
– Phải không hả?
– Hì hì, anh lúc nào cũng nói thật cả. Mình đi em.
– Đi đâu?
– Ra quán!
Huệ Trinh từ chối:
– Em có mua thức ăn đầy đủ rồi nè.
Nhăn nhó mặt mày Thiên Tài kêu lên:
– Trời ơi! Em biết làm nội trợ giỏi khi nào vậy?
Huệ Trinh biết Thiên Tài sẽ bĩu môi khi mình đề nghị tổ chức ăn ở nhà, nhưng cô vẫn tìm lời để nói:
– Từ hôm nay chúng ta tổ chức ăn uống gọn nhẹ thôi anh ạ!
Tỏ thái độ khó chịu Thiên Tài hất mặt:
– Em hôm nay làm sao vậy hả?
Cười cầu hoà Huệ Trinh nhẹ nhàng nói:
– Em hơi mệt, không muốn ra quán nữa đâu.
– Lại giở chứng gì nữa đây?
– Em nói thật đất!
Nắm tay kéo cô đứng lên. Thiên Tài nói như ra lệnh:
– Đi nhanh! ở nhà sẽ mất đi thú vị. Đừng làm anh mất hứng nha.
Huệ Trinh đành phải đứng lên, cô lắc đầu thở dài:
– Thật ra em chán ra quán lắm rồi.
Đưa tay nựng cằm cô anh mơn trớn:
– Chìu anh đi mà cưng!
Huệ Trinh rất thích được vuốt ve. Cô nhoẻn miệng cưới lắc đầu:
– Em chẳng bao giờ từ chối anh được điều gì?
Bật cười ha hả, Thiên Tài đắc thắng:
– Chứng tỏ em yêu anh ấy mà.
Nguýt anh một cái thật dài, Huệ Trinh chu môi:
– Biết vậy thì tốt, sau này mà phản bội em, em sẽ cho anh biết tay.
Lè lưỡi, Thiên Tài vờ rụt cổ lại:
– Lạy trời! Có ăn gan trời anh cũng không dám.
Huệ Trinh cười thích thú:
– Có vậy chứ!
Sĩ Nguyên ngồi chết lặng, khi nghe lời phán quyết của mẹ mình:
– Sao gấp vậy mẹ?
– Con đã chừng ấy tuổi rồi còn gì.
Sĩ Nguyên nhìn Sĩ Nghĩa cầu cứu:
– Anh Hai giúp em với!
Sĩ Nghĩa vốn không muốn xía vào chuyện gia đình này. Nhưng chẳng lẽ thấy chết mà không cứu nên anh lên tiếng:
– Mẹ ạ! Con thấy Huệ Trinh không tốt đâu.
Quắt mắt nhìn Sĩ Nghĩa bà cao giọng:
– Chuyện nhà này đâu cần cậu phải quan tâm.
Cố nén tự ái, Sĩ Nghĩa vẫn nói:
– Thưa, con chỉ thương Sĩ Nguyên nên mới nói Huệ Trinh là cô gái ăn chơi, cặp bồ rất nhiều người.
Nổi giận bà Ngọc Trâm quát to:
– Cậu đừng ăn nói hồ đồ ở đây, người ta là con nhà làm ăn đàng hoàng. Cậu bịa chuyện hay ghê!
Sĩ Nghĩa vẫn nói:
– Công ty của bà ấy sắp phá sản rồi.
– Hừ! Cậu im đi!
Sĩ Nguyên xen vào:
– Anh Hai con nói rất đúng mẹ ạ!
Bà khoát mạnh tay giọng đay nghiến:
– Từ nay tôi cấm cậu xen vào chuyện gia đình này nữa.
Sĩ Nghĩa nhìn em trai thông cảm:
– Anh chẳng giúp gì cho em đâu.
Sĩ Nghĩa bỏ ra ngoài. Sĩ Nguyên vì thương anh mà nói với mẹ:
– Mẹ làm như vậy là sai rồi. Sao anh ấy không có quyền bàn việc gia đình này chứ?
Mím môi vì tức giận bà hét to:
– Mày còn nói nữa hả?
Sợ bà lại trở bệnh Sĩ Nguyên lại nói:
– Vậy thôi tuỳ mẹ. Vậy sau này mẹ sẽ hối hận.
Sĩ Nguyên bỏ về phòng mình. Anh ngắm nhìn từng cánh lục bình, nhớ đến Mỹ Thuận da diết. Chẳng biết Mỹ Thuận có hiểu và thông cảm cho anh không Mỹ Thuận sẽ cho rằng mình là người phản bội. Mỹ Thuận ơi! Em có biết anh đau khổ lắm không?...
° ° °
Mỹ Thuận tần ngần nhìn cánh thiệp hồng mà Ngân Thuỷ vừa đưa cho cô, Mỹ Thuận vờ bình thản:
– Giám đốc cưới vợ ư? Chí ấy chắc đẹp lắm.
Nhìn nét mặt tươi tỉnh của Mỹ Thuận, Ngân Thuỷ lấy làm lạ chẳng lẽ hai người chẳng có gì:
– Đám cưới giám đốc cô có đi không?
Gật đầu tỏ vẻ dứt khoát Mỹ Thuận đáp:
– Dĩ nhiên là em phải đi rồi. Đám cưới giám đốc phận làm lính đâu dám từ chối.
Ngân Thuỷ cụt hứng, cô cứ nghĩ hay tin này cô ta sẽ buồn khổ lắm. Nhưng ngược lại là đằng khác:
– Vậy sao?
– Ơ, hôm ấy mình phải ăn vận cho đẹp vào để khỏi làm mất mặt giám đốc.
Phương Hà cùng Công Luận vào, Mỹ Thuận khoe:
– Giám đốc mình đi cưới vợ rồi nè!
Phương Hà đã hay tin này. Nhưng cô ngạc nhiên thái độ của Mỹ Thuận, sao cô ấy chẳng có chút gì là buồn cả:
– Chị biết rồi! Em không buồn sao?
Mỹ Thuận mở to mắt:
– Buồn hả? Sao em lại buồn chứ?
Phương Hà nói một câu châm chích Ngân Thuỷ:
– Vậy sao? Nhưng chị biết có người buồn thúi ruột luôn đấy.
Biết Phương Hà nói khích mình, nhưng Ngân Thuỷ đâu có tâm trí đâu mà cãi với họ, cô tháo lui:
– Hừm! Chúng mày giỏi lắm.
Phương Hà nói với theo:
– Từ nay hết ai còn âm mưu hại em nữa rồi.
Công Luận giục:
– Thôi vào làm việc đi!
Mỹ Thuận chờ có thế cô đi về phòng và đóng chặt cửa lại. Nước mắt bắt đầu tuôn dãi xuống môi nghe mặn đắng. Vậy là hết rồi, mới bước vào yêu tim mình đã vụn vỡ, Sĩ Nguyên sao anh nỡ dối lứa em?
Mỹ Thuận gục đầu xuống bàn thổn thức, Sĩ Nguyên nhẹ đến bên cô an ủi:
– Mỹ Thuận! Em hãy hiểu cho anh.
Ngước mắt nhìn anh Mỹ Thuận mấp máy đôi môi:
– Anh tàn nhẫn lắm, anh dẫn dắt em vào tình yêu rồi cũng do anh bóp chết nó.
Sĩ yên nghe tim mình nhói đau qua những câu trách móc của người yêu:
– Mỹ Thuận! Em hãy thông cảm cho anh. Anh vì chữ hiếu nên mới phụ em thôi. Dù thế nào anh cũng chỉ yêu có mình em thôi:
Mỹ Thuận gạt ngang:
– Đến giờ phút này mà anh vẫn còn dối em ư?
– Anh nói thật!
– Anh nói dối! Em không nghe gì nữa đâu. Anh tàn nhẫn lắm.
Sĩ Nguyên ngồi ôm đầu anh rên rĩ:
– Anh biết mình có nói gì thì em cũng không tin anh đâu.
– Đúng vậy, anh là, kẻ giả dối là kẻ lừa đảo tình yêu của tôi. Anh đi đi!
Sĩ Nguyên bối rối anh khuyên:
– Mỹ Thuận, em hãy nghe anh nói.
Lắc đầu quầy quậy, Mỹ Thuận hét lên:
– Không, không em chẳng muốn nghe gì nữa đâu!
Sĩ Nguyên ôm đầu giọng anh đau khổ:
– Anh còn biết lựa chọn làm sao đây. Mẹ anh đòi sống đòi chết buộc anh phải cưới vợ theo ý của bà.
Như đã bình tĩnh lại Mỹ Thuận gật gù, nhưng giọng còn nhiều cay đắng:
– Phải, em nghèo đâu xứng đáng với anh. Anh an tâm mà đi cưới vợ đi, em không sao đâu.
– Mỹ Thuận, anh chỉ mong em hiểu cho anh!
– Vâng! Em cố gắng để hiểu và xin chúc phúc cho anh đấy!
Đẩy nhẹ tập tranh đến trước mặt anh, cô nói tiếp:
– Xin trả cho anh đấy, em chẳng muốn giữ làm gì đâu?
Sĩ Nguyên nghẹn lời:
– Em... em trả cho anh có nghĩa là...em giận anh có phải không?
– Có hay không thì điều đó đâu có quan trọng gì?
– Mỹ Thuận... anh, anh...
Mím chặt môi, cố nén xúc động Mỹ Thuận nói tiếp, bằng lòng ráo hoảnh:
– Từ nay em sẽ xin nghỉ việc ở đây.
Hốt hoảng, Sĩ Nguyên thảnh thốt:
– Sao vậy em?
– Điều ấy dễ hiểu thôi, giúp anh khỏi phải khó xử.
– Đừng, em đừng làm như vậy mà Mỹ Thuận.
Lắc đầu Mỹ Thuận cứng nhắc nói:
– Anh phải thông cảm cho em! Em không thể ở lại đây được mà.
Sĩ Nguyên khẽ gọi:
– Mỹ Thuận! Em đi thật sao?
– Chẳng lẽ anh bảo em ở lại đây để nhìn anh hạnh phúc à? Em không có can đảm ấy đâu.
– Anh sẽ không có hạnh phúc, nếu như anh không có em.
Lắc đầu Mỹ Thuận chua xót nói:
– Rồi năm tháng dần trôi bên vợ giàu có xinh đẹp anh sẽ chẳng côn nhớ gì đâu.
– Mỹ Thuận em...
– Hôm nay lần gặp gỡ này coi là như lần cuối, em xin chúc anh trăm năm hạnh phúc.
– Em đi thật sao Mỹ Thuận?
– Hãy xem như Mỹ Thuận không còn tồn tại trên đời này nữa.
Sĩ Nguyên rên rĩ:
– Em có biết từng lời nói của em đã bóp chết trái tim anh không?
Bặt cướờ qua hai hàng nước mắt Mỹ Thuận lắc đầu:
– Ai khổ hơn ai đây hả?
– Phải!Chưa chắc gì ai khổ hơn ai em ạ!
Mỹ Thuận thẳng thừng nói:
– Em khổ thì em cam chịu, xin anh đừng nhớ làm gì cánh hoa đồng nội không hương sắc, mà đánh mất đi hạnh phúc của mình.
Thấy Mỹ Thuận cương quyết Sĩ Nguyên đành đứng lên:
– Anh về đây!
Mỹ Thuận thờ ơ đứng nhìn cô đau buốt tim mình. Tình yêu đầu đời là đau khổ như thế này chăng? Sĩ Nguyên ơi! Em sẽ mang nó đi hết cuộc đời...
Phương Hà nhìn Mỹ Thuận thu dọn đồ đạc mà cảm thấy buồn:
– Em nghỉ thật sao Mỹ Thuận?
Ngước nhìn Phương Hà Mỹ Thuận thấy lòng mình buồn rười rượi:
– Vâng! Bạn em điện lên bảo mẹ em trở bệnh nặng lắm chị ạ!
– Thế em không dự đám cưới của giám đốc sao?
Nhoẻn miệng cười Mỹ Thuận chép miệng:
– Đành phải chịu thôi chứ biết làm sao?
– Vì lo cho mẹ mà em khóc đến sưng cả mắt vậy sao?
Mỹ Thuận đành gật đầu nói dối:
– Vâng! Em chỉ còn có mẹ mà thôi.
Phương Hà vẫn vô tư.
– Em có thể xin phép nghỉ một thời gian mả.
Lắc đầu từ chối, Mỹ Thuận phân bua:
– Mẹ em đau lâu lành lắm chị. Em cần có ở bênh cạnh để chăm sóc.
Phương Hà nuối tiếc:
– Thú thật, em đi rồi ở đây, chị sẽ buồn lắm.
Cố tạo cho mình nụ cười thật tươi, Mỹ Thuận nói vui:
– Sẽ có người khác thay em còn vui hơn nữa.
– Ai vậy?
– Ngân Thuỷ.
Phương Hà giãy nãy:
– Ôi thôi bà ấy mà làm ở đây chắc chị ngộp thở chết quá.
Đẩy gói quà xinh xắn đến trước mặt Phương Hà, Mỹ Thuận nói:
– Em nhờ chị đưa cho Sĩ Nguyên trong ngày cưới giúp em.
Không thể từ chối nên Phương Hà đành phải cầm lên:
– Được, chị sẽ giúp em - Phương Hà lại chần chừ - Mỹ Thuận à! Em quyết định như vậy liệu có đúng không? Có thể em xin nghỉ phép mà.
Mỹ Thuận lắc đầu từ chối:
– Mẹ em yếu lắm chị ạ!
Biết không thể thuyết phục được cô nên Phương Hà gật đầu:
– Vậy để chị tính lương cho em.
– Em cám ơn chị!