Dịch giả: Nguyễn Hữu Lương
Hồi 49
KHANG HY - VUA ĂN CHƠI

Tin Thuận Trị hoàng đế xuất gia đầu Phật ở Ngũ Đài sơn truyền tới tai Thái hậu. Bà hối hận quá. Bà không ngờ việc đuổi Đổng Ngạc Phi lại gây ra cảnh xuất gia đầu Phật của con bà. Biết vậy nhưng không còn cách nào hơn, nhất là chuyện này lại cần phải giữ kín, bà chỉ còn lấy cớ lễ Phật đem theo Khang Hi hoàng đế tuần hành núi Ngũ Đài sơn để tìm kiếm. Hoàng thái hậu lên tới nơi, bèn lén tới chùa Thanh Lương, không để lộ hành tung cho một ai biết, nhưng bà chỉ thấy có một nhà sư ghẻ chốc đầy mình, vừa điếc lại vừa mù, hỏi chuyện thì mười câu đến chín chẳng nghe rõ. Bà không còn biết làm sao, đành đứng trước cửa chùa gạt lệ trở về.
Qua năm sau Thái hậu lại quay lên Ngũ Đài sơn lần nữa. Nhưng lần này bà chỉ thấy sơn môn nhà chùa đổ nát quá nửa, nhà sư ghẻ chốc cũng chẳng còn. Bà bèn hạ chỉ trùng tu chùa Thanh Lương coi như ngôi chùa của bà. Về sau, vì tuổi cao sức yếu, đi lại không dễ dàng như trước nên bà cũng chẳng tới Ngũ Đài sơn nữa. Tuy nhiên lòng bà luôn hướng về phía Tây mà nhớ nhung, hối tiếc âm thầm đau khổ một mình trong thâm cung suốt cuộc đời tàn.
Ngày tháng thoi đưa, Khang Hi hoàng đế dần dần lớn lên.
Ngài quả là một nhân vật khôi ngô cường tráng. Vào thời Thuận Trị, Mãn quân đã lần lượt đánh bại Minh tướng Sử Kha Pháp, tiêu diệt bọn con cháu nhà Minh là Phúc Minh hương, Lộ Vương, lại đuổi chạy Vĩnh Minh Vương, đập tan quân của Trịnh Thành Công, thu phục hải đảo Đài Loan. Về sau bọn Bình Tây vương Ngô Tam Quế, Bình nam vương Thiện Chi Tín Thanh, Nam vương Canh Tinh Trung làm phản, Bát Kỳ binh mã cũng đánh cho tan luôn. Bởi vậy, đến thời Khang Hi, quốc nội hết sức thái bình. Lúc đó, Thái hậu mời cho nhà vua hai vị sự phó: một vị người tỉnh Hà Nam, tên gọi Thanh Bàn, còn một vị tên Nguỵ Duệ Giới. Hai vị học sĩ này ngày ngày giảng giải kinh sư cho nhà vua ở Doanh đài. Thái hậu còn mời cả Thi giảng học sĩ Cao Sĩ Kỳ để giảng giải về Tống học. Khang Hi hoàng đế là người hiếu học, ngày ngày giảng luận với các vị học sĩ không biết mệt. Khi về cung ngài lại còn giảng lại cho bọn cung nhân nghe. Bọn này nghe mà chẳng hiểu rõ được ý nghĩa cao diệu, nhưng may được bà thái công chúa chỉ dẫn thêm cho nên họ cũng dần dần hiểu biết thêm ra.
Bà thái công chúa là ai vậy? Bà này chính là cô con gái nhỏ tuổi nhất của Thái Tông hoàng đế, em ruột của Thế Tông hoàng đế (Thuận Trị) và cũng là cô ruột của Khang Hi hoang đế. Chỉ vì bà quá đẹp, tuổi lại nhó, chỉ hơn Khang Hi có sáu tuổi, nên Thái hậu không muốn cho bà ra khỏi cung. Mãi tới năm hai mươi hai tuổi mà bà vẫn chưa từng kén phò mã. Khang Hi hoàng đế đối với bà cô này lại rất thân. Ngay từ lúc còn nhỏ, hai cô cháu đã từng ôm nhau nằm ngủ chung một giường. Nhũ mẫu, bảo mấu, cung nữ, kẻ hầu người hạ chung quanh nhưng ngài chẳng để ý tới ai, chẳng cần đến ai. Mỗi khi tiến cung ngài bèn tìm ngay cô ruột để vui đùa với nhau, đến khi đi học ngài nghe giảng ở thư phòng xong trở về cung thì cũng lại tìm ngay bà cô này để giảng lại. Bà thái công chúa này bụng vốn đầy ắp thi thư. Hai cô cháu thường ngày đàm luận sách vở với nhau, không bao giờ tỏ vẻ mệt mỏi.
Nhân đó, Khang Hi hoàng đế cùng bà thái công chúa này giao tình càng ngày càng thâm hậu. Những lúc vắng người họ thường hay dốc bầu tâm sự cho nhau nghe. Thành thử tuy phận là cô cháu nhưng cả hai hình như quên đi cả luân lý lễ nghi. Rồi đến khi Khang Hi hoàng đế lên mười bảy tuổi ngài cũng cùng cô ruột bầu bạn bên nhau, nhiều lúc đã thấy bộc lộ một cách rõ rệt tình yêu trai gái giữa đôi người. Thái hậu công chúa lúc đó hai mươi hai tuổi thì Khang Hi hoàng đế đã mười bảy. Tuổi đó chính là tuổi của người con gái đang độ tưởng mơ tình dục.
Chẳng ngờ Khang Hi hoàng đế chăm đọc sách quá đó bỗng sinh bệnh thổ huyết. Thái hoàng Thái hậu được tin lấy làm lo buồn hết sức. Bà liền sai mời ngự y tới điều trị. Viện ngự y khuyên nên tĩnh tâm điều dưỡng. Thái hoàng Thái hậu ý muốn nhà vua về cung Ninh Thọ để tự mình săn sóc cho cháu nhưng bà Thái hậu Đổng Giai lại muốn mang ngài về cung để thuốc thang chạy chữa cho con. Khang Hi hoàng đế chẳng nghe theo lời bà mà cũng không nghe theo lời mẹ. Ngài cứ ở lại cung Vĩnh Lạc, ý muốn duy nhất là cô ruột thái công chúa bầu bạn bên mình. Khang Hi còn cấm luôn cả bọn cung nữ, bảo mẫu không được tự tiện vào phòng, bà Thái hoàng thái hậu cho nhà vua nhỏ tuổi còn tính trẻ con nên cũng không ép. Thái công chúa suốt ngày quanh quấn bên giường bệnh. Vua tôi cô cháu kề đùi sát vế, trò chuyện tình tứ cùng nhau. Khang Hi lúc đó con trai đang sức, trông lại có vẻ bảnh bao khêu gợi. Thành thử, lâu ngày sống bên nhau hai người thân mật rồi một buổi đẹp trời, cùng nhau du dương vào cảnh mộng…
Khang Hi hoàng đế hôm đó được thoả thuê nguyện vọng, bệnh của ngài tự nhiên biến mất. Đó là về phía con trai chứ về phía con gái lại khác. Thái công chúa có tật giật mình, trong lòng có vẻ lo sợ, bèn đem chuyện tò tí của mình kể thầm với mẹ. Bà Thái hoàng thái hậu nghe xong, giật mình đánh thót.
Bà vội cho gọi hoàng đế tới trách. Không ngờ Khang Hi hoàng đế, trẻ tuổi hay bạt mạng, định ý phong cho cô ruột làm phi nữ. Ngài bảo với bà nội là nếu không theo lời, ngài chẳng thèm làm hoàng đế nữa.
Thái hoàng thái hậu sợ chuyện xảy ra to, đành phải lặng thinh chiều ý, mặc kệ ngài làm sao thì làm. Về sau khi bà nội mất rồi, Khang Hi hoàng đế bèn hạ một đạo chỉ dụ phong ngay cô ruột làm Thục phi. Khắp triều văn võ thấy thế ai cũng đêu lấy làm quái lạ. Do đó, mới có chuyện một vị quan ngự sử dâng sớ khuyên ngài thu hồi thánh chỉ đem công chúa kén phò mã. Khang Hi hoàng đế xem sớ xong tức giận đến lòi cả con ngươi ra. Ngài nghiến răng nói:
- Cô mẫu đã chẳng phải mẹ của trẫm lại chẳng phải con gái của trẫm, cũng không phải là anh chị em ruột thịtnội viện. Khi vào bên trong ngài thấy hai chiếc lồng bên trong có rất nhiều chuột bạch, mỗi lồng ước tới hai trăm con. Ngài bèn hỏi thì Vệ phi tâu nói là nước Xiêm La vừa đem triều cống nên để đó.
Khang Hi hoàng đế nhìn hai lồng chuột, sực nhớ lại chuyện mình vừa tính, bèn sai người cho gọi đệ nhị hoàng tử và đệ tứ hoàng tử vào cung. Một lát sau, nhị hoàng tử là Dân Nhung, tứ hoàng tử là Dân Trinh vâng chiếu có mặt. Muốn thử xem tâm địa của hai hoàng tử, nhà vua bèn thưởng hai lồng chuột cho hai người. Hai vị hoàng tử bưng lồng chuột tạ ơn rồi ra về.
Qua ngày hôm sau, ngài cho mấy tên nội giám thân tín ngầm tới cung hai vị hoàng tử để dò xét nghe ngóng. Khi trò về, bọn nội giám tâu rằng:
- Nhị hoàng tử khi về tới cung liền tha cả lồng chuột, còn bảo nhốt chung tội nghiệp mất hết tự do chi bằng thá quách.
Tứ hoàng tử lại khác. Khi về tới cung, tứ hoàng tử bèn đem hai trăm chuột chia làm ba đội dạy chúng đánh lộn. Con nào không nghe theo lệnh tức thì đập chết. Chơi kiểu đó, mới được một ngày, hai trăm chuột bị đập chết không còn một mống.
Khang Hi hoàng đế nghe tâu xong, bỗng nhiên sinh lòng chán ghét Dân Trinh vô hạn. Do đó, bèn có ý muôn lập Dân Nhung làm thái tử. Ngài bèn ngầm sai người gọi Đại học sĩ Minh Châu tới để thương lượng. Minh Châu cũng hết sức đề cử nhị hoàng tử. Thế là Khang Hi hoàng đế quyết định xong.
Cách ít hôm, mọi người thấy một đạo Thượng dụ hạ xuống lập Dân Nhung làm thái tử, một mặt đưa Dân Nhung vào ở trong Đông cung. Bá quan văn võ đều dâng sớ chúc mừng. Hoàng đế ban yến ngay điện Sùng Chính. Bên Đông cung thì thật là vô cùng náo nhiệt, trái lên bên Thuý Hoa cung thì lại hoang vắng lạnh lẽo hết sức. Hai mẹ con Vệ phi ngầm sai người gọi quan thị vệ vào cung bàn tính. Thị vệ quan bảo Vệ Phi:
- Xưa kia, vợ chồng ta hoà thuận sung sướng biết dường nào. Thế rồi bà bị tên hôn quân này cướp đem vào cung. Lúc đó, ta nghĩ tới chuyện giết hắn. Nhưng chỉ vì trong bụng bà còn có cái bào thai năm tháng cho nên ta nghĩ một khi hạ sanh trai tất ngày kia nó phải được nối ngôi làm vua, và ta trở thành vua cha. Nay con ta không được làm vua nữa, điều đó cũng chẳng sao bởi vì ta đã có chủ ý. Thế nào nó cũng được làm vua ta mới nghe.
Nói quyết vậy xong, họ Vệ còn bàn tính với Vệ phi một lúc lâu nữa mới ra về. Vệ phi lại cho gọi Dân Trinh tới, bảo theo họ Vệ xuất cung du ngoạn. Họ Vệ đem Dân Trinh về nhà mình rồi ngầm sai người mời một nhà sư Lạt Ma tới truyền thụ bản lãnh bùa chú luyện khí cho Dân Trinh.
Họ Vệ lại còn mời rất nhiều võ sĩ vê nhà để luyện võ cho Dân Trinh, nào múa đao đánh thương, nào dương cung bắn tên, nào là đủ lối đánh quyền nội ngũ hành, ngoại ngũ hành gì gì nhiều lắm. Dân Trinh vốn tính trẻ con, hiếu động ham chơi, bởi thế rất khoái các ngón đấm đá. Hằng ngày, Trinh lẻn ra khỏi cung để luyện tập võ nghệ làm vui. Hơn nữa, Dân Nhung được phong lam thái tử, Dân Trinh tỏ ý bất phục. Trinh càng cố gắng luyện võ cho có bản lĩnh rồi sẽ tìm cách cướp ngôi hoàng đế của anh. Trinh ở trong cung đem ý này nói với bọn anh em Dân Đế tám người. Bọn này cũng vốn ghét Dân Nhung, nên khi nghe Dân Trinh nói vây thì khoa chân múa tay, lấy làm khoái chí lắm, rồi cùng theo Trinh ra ngoài luyện võ chuẩn bị để đâm chém một keo. Bọn Dân Trinh, Dân Đế, Dân Ngay, Dân Đường còn lập một cơ quan, ngầm sai người đi mời các Tiêu sư ở các Tiêu cục về truyền thụ võ nghé. Tin tức đó loan ra, tức thì những tay hảo hán giang hồ ùn ùn kéo tới. Dân Trinh nhờ được mẹ là Vệ phi giúp đớ, bèn lấy tiền của trong Đại nội ra để chu liệu. Nhờ đó, Trinh mời được rất nhiều tay hảo hán nổi danh đương thời: nào là Độc tý Kim Cương Thiết Toái Lý, nào là Lãm Hai Giao, Điên hoà thượng, tên nào tên nấy đều kỳ quái, ghê khiếp cả.
Bên ngoài, bọn này làm cho thiên hạ một phen náo loạn cả lên, thế mà trong cung Khang Hi hoàng đế và thái tử Dân Nhung y như người nằm trong trõng chẳng nghe biết tý gì.
Hồi đó, Khang Hi hoàng đế có mời một nhà sư gọi là Diệu Giác hoà thượng. Nhà sư này rất thông thạo kinh điển, lại giỏi thuyết pháp. Ngài đưa vào ở trong lĩnh thất Doanh đài để ngày ngày thuyết pháp. Nghe nhiều, ngài cũng có đôi phần lãnh ngộ.
Thái tử Dân Nhung thì theo Đại học sĩ Minh Châu nghe giảng giải văn học. Minh Châu vốn bà con thân thích với hoàng đế, tuy làm đến tướng quốc, nhưng Minh Châu dốt bất thòng vặn mặc, chỉ nhờ tính giảo hoạt khôn khéo, đã từ chức nhỏ Bộ tào leo lên tới chức Đại học sĩ. Y biết nhà vua và thái tử chú trọng về thơ phú, bèn gọi một số đông văn nhân về cung đốn đầy đù để cho họ làm thơ, làm văn rồi nhận lấy là của minh đem dâng vào cung. Nhà vua và thái tử rất lấy làm khen. Nhân dịp. Chảu liền khuyên nhà vua cố gắng sáng tạo một sự nghiệp văn học để làm cái kế lưu danh muôn thuở. Bọn văn sĩ đại thần như Trưong Anh, Nguy Duệ Giới thấy vậy, cũng hùa theo:
- Xin nhà vua thiết lập Tu thư quán. Bọn này với Minh Châu vốn đã thông đồng với nhau từ trước, bởi vậy trước mặt Khang Hi hoàng đế, họ hùa nhau khải tấu để thực hiện cho kỳ được.
Thế là hoàng đế hạ chỉ, thiết lập Tu thư quán, triệu thỉnh văn nhân bốn phương, biên soạn các sách Khang Hi tự điển, Tử sinh tinh hoa, Bội văn vận phủ.
Con trai của Minh Châu tên gọi Nạp Lan Dung Nhược thường đến Tu thư quan, hề thấy ai có tài thì biếu tiền, tặng vàng, mời về phù sáng tác văn chương thay cho cha mình.
Có một hôm Minh Châu tướng quốc ngồi hầu chuyện hoàng đế ở Tây thư phòng. Khi nói tới một đoạn chuyện cũ trong sách Trang Tử Nam hoa kính, hoàng đế bèn cho gọi một tên nội giám đi lấy cuốn sách này. Tên thái giám đi lấy, nhưng không lấy cuốn Trang Tử Nam hoa kính mà lại lấy nhầm cuốn Lão Tử Đạo đức kinh, hoàng đế bực mình, giậm chân chửi tên thái giám là "đồ ngu" rồi quay sang bảo Minh Châu:
- Cái lũ ngu này, thật là chán. Xưa nay thường nói "tay ngọc thêm hương đọc sách khuya" thì không biết cảnh tượng đó tuyệt biết dường nào! Trẫm nghĩ rằng người con gái tay ngọc thêm hương ấy hắn chẳng thô lỗ như bọn này. Trẫm tính tuyển mấy đứa con gái nhà tử tế, không hiểu thi thư đưa vào cung làm nữ quan, trông coi thư phòng cho trẫm, há có nên chăng?
Minh Châu nghe ý kiến đó, về nhà lập tức sai người tới vùng Tô, Hàng chọn mua một số gái đẹp, mặt mày xinh xẻo, chưa có bó chân của các gia đình nghèo đem về nuôi trong biệt thự của mình rồi mời thầy dạy học đủ thơ phú văn chương.
Bọn gái đều vào tuổi mười ba, mười bốn; được cái trời cho thông minh, nên chưa đầy bốn, năm năm, mà thi ca, từ khúc múa hát, đàn địch, thảy đều thông thạo. Lúc đó, chúng đã lên mười bảy, mười tám cả. Đứa nào đứa nấy đều xinh đẹp quyến rũ. Trong số đẹp nhất phải kể Kiều Hạnh, Tân Mai, Thanh Đào, Lệ Phương. Bốn đứa này quả thiệt quốc sắc thiêu hương, nghiêng thành đổ nước. Tướng quốc Minh Châu khoan khoái trong lòng cho rằng chuyến này có thể làm đẹp lòng được vị hoàng đế khả kính của mình. Thế rồi Châu sửa soạn để đưa bốn trang tuyệt sắc mỹ nhân này vào cung.

Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều Tập 1 - Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 & 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 acronym> Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 Hồi 52 Hồi 53 Hồi 54 Hồi 55 & 56 Hồi 57 Hồi 58 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi 107 Hồi 108 Hồi 109 Hồi 110 Hồi 111 Hồi 112 Hồi 113 Hồi 114 Hồi 115 Hồi 116 Hồi 117 Hồi 118 Hồi 119 Hồi 120 Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169 Hồi 170 Hồi 171 Hồi 172