Dịch giả: Nguyễn Hữu Lương
Hồi 42
BỊ PHẠT VẠ VÌ CUỠNG HIẾP MỆNH PHỤ

Duệ thân vương Đa Nhĩ Cổn xuất cung, chạy tới Sùng Chính điện. Văn võ bá quan đều vây lấy hỏi thăm tin tức. Cổn lớn tiếng nói:
- Hoàng thượng băng hà, hoàng hậu đau xót muôn phần, tâm thần hoảng loạn, chẳng có chủ ý gì cả. Bởi vậy bà cho gọi Tiểu vương vào cung thương nghị quốc gia đại sự, chủ ý của hoàng hậu là quyết lập ông hoàng thứ chín Phúc Lâm lên ngôi hoàng đế. Chư vị đại thần có tuân theo ý chỉ hay không?
Lời Duệ thân vương ai dám cãi. Chỉ nghe một tiếng "tuân chỉ" vang lên rầm trời để đáp lại lời vương. Cổn bèn đem trăm quan vào cung khóc bái rồi xúm nhau lại mang thi hài của Thái Tông hoàng đế tới Sùng Chính điện khâm liệm. Một mặt, Cổn phò trợ Cửu hoàng tử lên ngôi, chịu trăm quan triều hạ.
Cửu hoàng tử Phúc Lâm mới có chín tuổi. Nhất thiết lễ nghi đều do Duệ thân vương chỉ dẫn. Việc xong, hoàng hậu từ trong cung truyền chỉ ra ngoài phong Đa Nhĩ Cổn, Tế Nhĩ Cáp Lang, hai người làm Phụ chảnh vương, giúp hoàng đế biện lý triều chính. Cổn tiếp ý chỉ, hèn nói với bọn triều thần:
- Bọn ta hôm nay đồng tâm cộng sự phò trợ ấu chúa, nên thề trước trời đất không bao giờ đem lòng phản bội.
Bọn triều thân nghe nói vội đồng thanh đáp ứng. Cổn bèn mời đạo học sĩ Phạm Văn Trình thảo thệ thư (bản văn thư thề với đất trời) ngay tại trong điện. Cổn cho lập hương án để mọi người cùng tế lễ và tuyên thệ. Quan tán lễ bưng thệ thư tới trước hương án quỳ xuống, lớn tiếng tuyên đọc:
"Đại Thiện, Tế Nhĩ Cáo Lang, Đa Nhĩ Cổn, Hào Cách, A Tế Cách, Đa Đạc, A Đạt Lễ, A Ba Thái, La Lạc Ni, Lạc Thạc Thác, Ngai Đạc Lễ, Mãn Đạc Hải, Đồn Tể, Phí Dương Cổ, Bác Hoà Thác, Đồn Tê khác Hoà Thác, tất cả bọn tôi chẳng may gặp lúc tiên đế băng hà, trộm nghĩ rằng nước không thể một ngày không vua, bởi vậy phụng nghinh hoàng tử của tiên đế để kế đăng đại vị. Nếu có kẻ bất tuân định chế của tiên đế, chẳng sợ người trung thành, coi thường hoàng thượng thơ ấu, thì đó là kẻ khi quân có lòng gian xảo, hoặc nếu kẻ đó chẳng trọn tình nghĩa, chẳng làm nghĩa cứ, lại còn lập tâm thù oán hãm hại người ngay, chối bỏ anh em, tự kết vây cánh thì trời đất khiên phạt bắt phải chết non, chết yểu!"
.
Hoàng tử Phúc Lâm lên ngôi lấy hiệu là Thế Tổ hoàng đế, cải nguyên Thuận Trị. Nhất thiết quyền hành trị nước đều do Đa Nhĩ Cổn một mình nắm giữ. Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lang cũng biết rõ Cổn không phải dễ chơi, đành mũ ni che tai để lấy lòng Cổn hoặc Cổn muốn làm gì thì làm, chẳng để ý gì nữa.
Văn hoàng hậu đã thăng lên làm Hoàng thái hậu. Lúc đó là lúc bà đang vào thời kỳ sung sức, nhiều ham muốn khoái lạc làm sao mà chịu cảnh phòng không gối chiếc? May còn có Duệ thân vương giúp bà đỡ buồn. Bà sợ người ngoài đàm tiếu cho nên phong Duệ làm Nhiếp chính vương, trông coi tất cả mọi việc triều chính để tránh tiếng. Từ đó, Nhiếp chính vương ở luôn trong cung cấm, lấy cớ là biện lý việc triều đình, để ngày đêm bất cứ lúc nào cũng được gần gũi Thái hậu, quên hẳn bà phi Tiều Ngọc Nhi ở nhà vào than ra thở mỏi mắt chờ trông.
Nhưng kẻ uất hận nhất phải là Túc quận vương Hào Cách. Cách bàn tính với Dự vương Đa Đạc lấy cớ hỏi việc triều chính để vào cung Nhiếp chính vương. Cổn lúc đó đang cùng Thái hậu mùi mẫn trong thâm cung, nghe nói Cách xin yết kiến, lấy làm bực mình lắm. Cuối cùng Cổn vẫn phải tiếp Cách. Trong thư phòng, Cổn thấy Cách mặt lộ vẻ giận.
Cổn hỏi, thì Cách đáp:
- Hoàng thượng hiện còn nhỏ tuổi. Công việc của triều đình lại nhiều. Một mình Vương nhiếp chính, e có phần lo không hết. Bởi vậy tiểu vương có ý cùng Dự vương mỗi ngày vào cung giúp việc Vương gia…
Câu nói còn chưa xong, Cổn đã hiểu ngay ý Cách. Cổn cười nhạt bảo:
- Đa tạ ý tốt của hai vị vương gia, nhận chức Nhiếp chính vương tại hạ ắt phải lo tròn bổn phận. Lo tròn được thì có công, không lo tròn được thì có tội. Nhị vị vương gia khỏi lo.
Cổn nói một hơi, gạt phắt tâu bày của Cách, khiến nhị vị vương gia kia thắt họng, cụt hứng chỉ còn biết dạ dạ luôn mồm rồi lui ra.
Từ đó, hận thù giữa Dự vương, Túc vương với Đa Nhĩ Cổn càng ngày càng chồng chất. Cổn bèn phái người theo dõi hai vị vương để loan báo tình hình cho mình biết. Đại học sĩ Phạm Văn Trình vốn là tâm phúc của Cổn nhưng lại ở dưới trướng của Dự vương. Cổn bèn cho người gọi Trình vào cung ngầm dặn Trình mật báo hành động của Dự vương. Cổn lại biết Trình chết vợ nên đem một người đẹp tuyệt thế tên Oanh cô nương gả cho Trình làm vợ kế.
Nói đến Oanh cô nương là cả một câu chuyện. Nàng vốn là con gái của quan Tham tướng họ Nhan của Minh triều. Hổi đó Đa Nhĩ Cổn đại chiến Tùng Sơn bắt được nàng đem về nuôi trong phủ. Nàng tuy nhỏ tuổi nhưng có sắc đẹp mê hồn, răng nàng trắng, mắt nàng đen, đa tình, người nhỏ nhắn yêu điệu. Cổn tính đem về nuôi đợi khi nàng lớn dành riêng cho mình dùng.
Nhưng việc lúc này là cần lấy lòng người, Cổn đành phải đem người đẹp thưởng cho Trình. Trình học sĩ thấy nàng quả là một giai nhân tuyệt thế, lòng cảm kích Nhiếp chính vương tới tận tim gan. Cả ngày ông chi muốn gần gũi người đẹp đề trò chuyện vui đùa. Có hôm ông nói tới việc theo dõi Dự vương thì chính Oanh cô nương lại nghĩ kế giúp ông. Nàng dọn một bữa tiệc hậu hĩ, cho mời Dự vương sang, cắt a hoàn xinh đẹp hầu hạ. Nàng làm vậy cả với Hào Cách. Cả hai bị rượu ngon gái đẹp, lời nói thường không được giữ gìn. Nhất là Dự vương, thấy có chỗ để dốc bầu tâm sự nên thường lui tới nhà Trình chè chén. Vốn sành ăn, Dự Vương tò mò hỏi Trình xem ai là người có tài đầu bếp quán thế nkhó có thể mong chờ được. Theo ý của mạt tướng xin đại soái tâu rõ với hoàng thượng cho mạt tướng huấn luyện một số tân binh, vài ba vạn trong một năm để chúng trở thành tinh luyện. Lúc đó chẳng cần phải lắm tướng làm chi cho mệt, một mình mạt tướng cũng có thể địch nổi hàng mười vạn quân Mãn kia.
Cảo nghe xong lại thở dài, rồi đưa cao tay vỗ vào vai Đĩnh, nói:
- Lão đệ! Lão đệ còn chưa hiểu rõ nữa sao? Hiện nay quốc khố không dư. Đầy triều gần hết là bọn gian thần. Cái đám quân đội hỗn tạp như vậy mà cũng phải đến tám, chín tháng trời mới tập họp được thì làm gì có chuyện cho lão đệ huấn luyện đến hàng năm bao giờ. Đừng nói đến việc quốc khố hiện nay rỗng tuếch, mà chỉ nói đến chuyện chậm trễ thêm một năm, quân Mãn lại chả đánh dốc tới quan nội ấy ư? Việc đến lúc này, không còn nói thêm được nữa! Lão đệ! Hãy nể mặt tại hạ, cố gắng cùng nhau chịu đựng đi thôi.
Lưu Đĩnh vốn là một trang nam tử đầy nhiệt huyết, nghe xong lời Cảo, hăng hái đứng dậy, vỗ ngực mà nói:
- Nguyên soái đã nói như vậy thì mạt tướng cũng xin thí cái mạng tôm tép này một phen vì hoàng thượng, vì nguyên soái. Tuy nhiên…
Đĩnh nói tới đây ngập ngừng hình như có điều gì khúc mắc làm cho y băn khoăn, không hé môi được. Cảo thấy vậy lấy làm ngạc nhiên, liền hỏi:
- Tuy nhiên… tuy nhiên cái gì?
Đĩnh liếc mắt nhìn Cảo một lượt, bỗng nước mắt chảy ròng ròng trên đôi gò má. Đến lúc đó, Cảo đã rõ đôi phần. Ông liền lấy tay vỗ vào ngực, vào bụng mà nói:
- Lão đệ! Hãy yên lòng! Lão đệ sợ phen này xuất quân bất lợi chứ gì? Nếu có điều gì thì chuyện gia đình của lão đệ, thượng quan sẽ thế lão đệ mà lo liệu.
Đĩnh vội bước lên vài bước, quỳ xuống nói:
- Như vậy thì nhận cho mạt tướng một lạy.
Cảo cũng quỳ xuống lạy đáp lễ rồi nói:
- Bọn ta hai người hãy kết nghĩa anh em với nhau đã.
Làm lễ xong, hai người đứng dậy cầm tay nhau, bốn mắt nhìn nhau mà cùng rơi lệ. Cảo trong lòng băn khoăn, tự nhủ: "Đại binh chưa xuất phát mà Đĩnh đã khóc than, đấy phải chăng là một điềm chẳng lành?".
Nghĩ vậy, Cảo vội khuyên Đĩnh thôi khóc, kéo Đĩnh vào trong yết kiến vợ mình rồi ngồi vào bàn rượu giải sầu.
Ngày hôm sau, Cảo trước hết cho đưa vợ con Đĩnh vào phủ cùng ở với gia quyến mình, sau đó cùng thúc giục đại quân kéo thẳng ra quan ngoại.
Khi gần tới Thẩm Dương, Cảo truyền lệnh cho các tướng lĩnh tập họp để thảo luận quân cơ. Thám mã phi báo:
- Hoàng đế nước Kim đích thân chỉ huy Bát kỳ binh, mỗi kỳ bảy ngàn năm trăm người, ước vạn có sáu vạn quân cả thảy và cách quân ta không còn bao xa.
Nguyên soái Dương Cảo được tin, bèn rút lệnh tiễn hạ lệnh cho bọn Mã Lâm đem bản bộ binh mã hội họp với Diệp Hách, quân ước một vạn rưỡi, theo đường Khai Nguyên, Thiết Lĩnh mà ra Tam Soá rồi vào sông Tô Tử, phá rối mặt nam của địch.
- Chỉ cho phép hỗn chiến chứ không đối trận để dẫn dụ địch vào sâu miền nam. Được như thế thì công đầu thuộc các ngươi!
Mã Lâm được lệnh ra đi, Cảo rút cây lệnh tiễn thứ nhì, gọi Lưu Đĩnh lên trướng, bảo:
- Ngươi đem một vạn nhân mã hội họp với một vạn viên quân của Triều Tiên, theo đường Khoan Điện ra Đông Gia giang rồi tiến thẳng vào mặt nam thành Hưng Kinh. Nếu nghe được tin quân ở tây lộ khai chiến, ngươi sẽ theo đông lộ đánh nhử để cắt đường về của địch.
Đĩnh được lệnh, ra đi. Rút cây lệnh tiễn thứ ba, Cảo cho gọi Lý Như Bá lên trướng và dặn:
- Ngươi đem hai vạn rưỡi quân mã dọc theo Thái Tử hà ra Thanh Hà thành, rồi lại từ Nha Cốt quan đánh thắng tới sào huyệt Hưng Kinh của địch. Trong số ba lộ quân, lộ của ngươi gặp đường đá gồ ghề, hết sức khó đi. Bởi vậy ngươi phải ngày đêm ráng sức đăng trình, không được dừng chân, miễn sao tới sớm Hưng Kinh. Được vậy, công đầu cũng sẽ thuộc về ngươi nữa.
Bá đã ra đi, Cảo rút cây lệnh tiên thứ tư, cho gọi Đỗ Trung cùng Lưu Ngô Tiết lên trướng.
- Bọn ngươi đem ba vạn người ngựa theo đường từ Thẩm Dương ra Phủ Thuận quan, rồi dọc theo tả ngạn sông Hỗn Hà mà vào Tô Tử Hà, Hà Cốc để đương mặt chính của địch quân. Bọn ngươi phải hết sức cẩn thận, khi chiến đấu cũng như lúc hạ trại. Khi nghe tin quân mặt nam đã khai chiến, các ngươi mới được tác chiến, đem toàn lực mà xung kích, chớ có sai lời!
Bọn Tùng dạ dạ luôn mồm, nhận lệnh ra đi. Bốn lộ đã phân phát xong lúc đó Cảo mới viết chiến thư, sai người đưa tới Hưng Kinh. Mặt khác, Cảo phái Du kích quan sử An Nhân đôn đốc xe lương dọc đường, đồng thời trinh sát địch tình.
Trong số bốn lộ quân vừa kể, lộ của Mã Lâm hành quân nhanh nhất. Bởi vậy đại binh của Anh Minh hoàng đế nước Kim đang tiến phát về ngả Giới Phàm Sơn, bỗng được tin thám mã phi báo:
- Mặt nam sông Tô Tử thấp thoáng có bóng cờ quạt của quân Minh. Ngoài ra ba mặt tây, bắc và đông không có bóng địch quân.
Các bối lặc đại thần nghe tin đồng thanh tâu lên Anh Minh hoàng đế:
- Quân ta đang thẳng tiến về hướng tây. Nay địch quân lại từ mặt nam xông ngang vào hông. Như thế, trung quân của ta phải hứng chịu tiền quân của địch. E là điều "binh gia sở kỵ". Kính xin hoàng thượng truyền lệnh cho đại quân mau đổi hướng, quay mũi về phía nam mà tiến mới phải.
Đế nghe lời chư tướng, do dự một hồi rồi mời quân sư lên trướng. Phạm Văn Trình được lệnh truyền gọi, vội chạy vào trung doanh. Đế bèn đem quân tình tối khẩn ra kể một lượt cho Trình nghe. Trình suy nghĩ một lát rồi nói:
- Theo thiển ý của ngu thần thi quân ta không đi về ngả tây mà cũng khỏi quay về hướng nam. Tạm thời hãy đóng trại tại đây để chờ tin thêm hãy quyết.
Đế gật đầu mấy cái tỏ vẻ đồng ý rồi hạ lệnh dừng binh hạ trại, không được hành động. Một mặt sai nhiều đoàn thám mã đi tứ xứ trinh thám, điều tra địch tình.
Sáu vạn quân mã đang cấp tốc hành quân, bỗng được lệnh dừng lại khiến cho tướng tiên phong Hổ Nghĩ Hán bối rối chỉ còn biết giật đầu bứt tóc hậm hực nói:
- Quân địch đã ở trước mặt. Bọn ta chỉ còn tiếp gấp tới đánh cho mấy gậy là chúng toi mạng hết, há lại không thú sao? Cẳng đã không gãy, bệnh lại không nhuốm, không hiểu tại sao lại phải nằm bẹp tại đây? Phải chăng để bọn mình dưỡng sức cho khoẻ?
Bọn bối lặc nghe mấy lời có vẻ vừa tức vừa giễu cợt của Hán đều phá lên cười! Tưởng rằng đóng quân một hôm rồi đi, ai ngờ, nay chẳng đi, mai chẳng đi, mốt cũng chẳng đi, luôn một lèo mấy hôm chẳng đi, đại quân cứ nằm ỳ ra giữa lộ. Các tướng lĩnh lớn nhỏ, anh nào anh nấy đều thì thầm chửi rủa ổng quân sư họ Phạm.
Qua ngày thứ tư, thám mã khắp nơi tới tấp chạy về phi báo:
- Bắc lộ có một đạo quân Minh dọc theo Thái Tử hà đang tiến về Thanh Hà thành. Đông lộ cũng có một đạo quân tiến về ngả Khoan Điện. Tây lộ có một đạo quân tiến theo con đường nhỏ hoang vắng dọc sông Hỗn Hà. Độc chỉ có nam lộ, một đạo quân theo Khai Nguyên, Thiết Lĩnh, ngày đêm phất cờ hò hét tiến tới.
Anh Minh hoàng đế nghe tin báo, bèn hỏi quân sư họ Phạm xem bốn lộ nhân mã hành quân như vậy với mục đích gì. Phạm Văn Trình mỉm cười nói:
- Lộ quân Thanh Hà đánh thẳng tới Hưng Kinh mười phần khẩn yếu, nhưng con đường gồ ghề khó đi, hết sức trì chậm, cho nên trong lúc này Hưng Kinh quyết không có gì đáng ngại. Lộ quân mặt đông vốn chủ trương tấn công sau lưng quân ta. Nếu tiên phong của ta chiến thắng ắt đông lộ của địch tự lui. Còn như tây và nam hai lộ quân mã vụt tới, nhất là quân nam lộ lại tiến rất gấp thì thần thiển nghĩ, hai lộ quân này quyết chẳng phải thứ quân chủ lực, mà chỉ là nghi binh, dụng tâm mai phục để dẫn dụ quân ta tiến thẳng về nam. Quân ta càng tiến xa, càng sâu, lúc đó, chúng mới đem toàn lực từ tây lộ đánh thốc vào hậu trận của ta. Trong khi quân ta trước cũng như sau, lưng cũng như bụng đều bị địch tấn công, hai lộ quân đông và bắc địch sẽ rảnh tay kéo dốc tới Hưng Kinh, khiến quân ta cứu được đằng này thì lại hỏng mất mặt kia. Chúng ta quyết không thể trúng kế của chúng. Bởi vậy xin bệ hạ truyền lệnh chỉ, dùng năm trăm quân đóng chẹn những nơi hiểm yếu, cây cối um tùm rậm rạp của nam lộ, với những cờ quạt cắm rải la liệt. Thấy vậy, địch quân ắt không dám tiến mà chỉ đóng lì tại chỗ. Bệ hạ tự thống lĩnh Bát kỳ đại quân, đánh thẳng tới Phủ Thuận. Mặt này mới chính là quân chủ lực của Minh triều. Tây lộ một khi đã bị phá thì ba lộ quân kia chẳng cần đánh cũng phải hàng.
Trong khi quân sư họ Phạm thuyết trình kế hoạch, các bối lặc đại thần đứng vây xung quanh, lặng lẽ lắng nghe. Nghe đến đây, Hỗ Nhi Hán khoái quá, nhảy ra ngoài hàng, khoa chân múa tay rồi giơ cao ngón tay lên nói lớn:
- Kế của tiên sinh tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Vừa nói xong, Hán quay đầu nhìn lại thấy Anh Minh hoàng đế đang ngồi trên ngai cao, y biết lỡ lời, vội nằm bò xuống mặt đất dập đầu kêu binh để tạ tội.

Truyện Thanh Cung Mười Ba Triều Tập 1 - Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8
  • Tập 1 - Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồi 22 Hồi 23 Hồi 24 Hồi 25 Hồi 26 Hồi 27 Hồi 28 Hồi 29 Hồi 30 Hồi 31 Hồi 32 Hồi 33 Hồi 34 Hồi 35 Hồi 36 Hồi 37 Hồi 38 Hồi 39 Hồi 40 Hồi 41 Hồi 42 Hồi 43 Hồi 44 Hồi 45 Hồi 46 Hồi 47 Hồi 48 Hồi 49 Hồi 59 Hồi 60 Hồi 61 Hồi 62 Hồi 63 Hồi 64 Hồi 65 Hồi 66 Hồi 67 Hồi 68 Hồi 69 Hồi 70 Hồi 71 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 72 Hồi 73 Hồi 74 Hồi 75 Hồi 76 Hồi 77 Hồi 78 Hồi 79 Hồi 80 Hồi 81 Hồi 82 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 83 Hồi 84 Hồi 85 Hồi 86 Hồi 87 Hồi 88 Hồi 89 Hồi 90 Hồi 91 Hồi 92 Tập II - Hồi 93 Hồi 94 Hồi 95 Hồi 96 Hồi 97 Hồi 98 Hồi 99 Hồi 100 Hồi 101 Hồi 102 Hồi 103 Hồi 104 Hồi 105 Hồi 106 Hồi Hồi 121 Hồi 122 Hồi 123 Hồi 124 Hồi 125 Hồi 126 Hồi 127 Hồi 128 Hồi 129 Hồi 130 Hồi 131 Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 156 Hồi 157 Hồi 158 Hồi 159 Hồi 160 Hồi 161 Hồi 162 Hồi 163 Hồi 164 Hồi 165 Hồi 166 Hồi 167 Hồi 168 Hồi 169Hồi 132 Hồi 133 Hồi 134 Hồi 135 Hồi 136 Hồi 137 Hồi 138 Hồi 139 Hồi 140 Hồi 141 Hồi 142 Hồi 143 Hồi 144 Hồi 145 Hồi 146 Hồi 147 Hồi 148 Hồi 149 Hồi 150 Hồi 151 Hồi 152 Hồi 153 Hồi 154 Hồi 155 Hồi 172