Chương 7 & 8

7
Người hàng xóm sang chơi. Tôi có những người hàng xóm rất tuyệt vời, ông nào bà nào cũng có thể nói hàng mấy ngày không hết chuyện về họ, thí dụ như giáo Thứ là một, thí dụ như ông lão thành cách mạng, coi đấu tranh là lẽ sống, ba trăm sáu mươi ngày trên ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm mang đơn đi kiện, trong vòng mười năm đã kiện được mười một trên tổng số mười bốn gia đình hàng xóm láng giềng. Là hai, vân vân… Tôi ước gì được nói về họ, được viết về họ cách sung sướng nhất trần đời bằng một giọng văn hào sảng, bằng một âm hưởng tráng ca lẫm liệt đến vô cùng tận. Người hàng xóm sang tôi chơi, ông này thuộc dạng đặc biệt ở sát vách nhà tôi, ông sang nhà không bao giờ được coi là một sự kiện, bởi vì ông khá tự nhiên.
Tự nhiên ở cách ăn mặc. Ông cởi trần mà người lại hom hem, bày đủ ba mươi cái xương sườn, trên người chỉ ngoắc cái quần đùi, khi thì quá bẩn, khi thì quá chật đến nỗi tôi tưởng ông giấu lon bia trước háng, miệng vừa cắn miếng dưa lê vừa hỏi "Cô đã ăn uống gì chưa?" Cũng có khi ông mặc cái quần ngủ quăn đến đầu gối,vai khoác cái áo Blouson mua từ thời loại áo này còn là mốt đến nay chưa hề thấy đem ra giặt, xỉa răng tanh tách và hỏi "Cô đã ăn uống gì chưa?".
Tự nhiên trong việc làm khách. Không phải mời ông ngồi bởi vì ông bê bát cơm đang ăn đi sang hỏi "Bên cô có thức gì mằn mặn không" và ngồi ngay vào mâm với sự đón tiếp nồng hậu của mẹ con tôi. Không cần phải mời ông uống nước bởi vì nếu ông khát thì ông đã tu hẳn một cốc rồi.
Nói chung, ông là người thành phố của những năm bảy mươi khi đô thị hoá đã đi vài bước đầu tiên, đó là chặng hòa bình sau chống Pháp thắng lợi, rồi tiếp đến chặng những năm đầu sáu mươi khi các nhà máy và các bộ được thành lập, ông đưa luôn cả tính hồn nhiên chất phác rất đáng yêu đáng trân trọng của đồng quê đến với đô thị. Ông vốn là lính mang lon trung tá hay thiếu tá gì đó, chuyển ngành về làm chánh văn phòng Ủy ban quận. Vợ ông cùng cơ quan tôi, trông coi thư viện, lại là người đàn bà rất đàn bà, có duyên, mũm mĩm, trắng trẻo, đôi mắt luôn luôn ướt, luôn luôn gợi, đàn ông nhìn thấy chị mặt chợt dại đi như người bị trúng gió.
Ông cựu trung tá chánh văn phòng Ủy ban nhân dân quận, người hàng xóm hồn nhiên vĩ đại như cây cỏ của tôi, lạ kỳ là lại là người mà ai ai cũng cho là dễ thương nhất. Ai trọng ông hay dè bỉu ông, dường như là không hề khác nhau trong con mắt ông. Còn nhà ông Nhung, người mà luôn luôn tự xưng là lão thành cách mạng và gia đình thượng lưu trí thức vì khi chúng tôi mới cán sự ba, bốn thì lão đã chuyên viên hai, vợ vênh váo đi mua thực phẩm ở cửa hàng phố Nhà Thờ, con riêng vợ lão và con rể không phải đi đánh giặc mà đi Tây, bao giờ cũng nhìn ông Văn bằng nửa con mắt, đồ nhà quê, đồ thô kệch ăn thì nhồm nhoàm, tóp tép, đến nhà không gõ cửa, cởi trần ra phố, thật là quê không chịu được. Hoặc ông Chu bà Khang và cả tôi nữa rất quý ông vì tính chất phác hồn nhiên của ông thì ông Văn vẫn bình thường thế thôi. Hình như ông hồn nhiên đến mức không nhận ra thái độ từng người đối với ông khác nhau hay sao, hay ông bất cần, ông không coi ai khinh ghét, ai thương mến ông là cái cóc khô gì cả. Ôi chao, nếu ông đạt đến phương thức ứng xử với đời như thế thì ông là Thánh, là bậc vĩ nhân chứ không còn là người thường nữa.
Nhưng có lẽ theo xét đoán của tôi thì ông Văn không phải là người ngộ được như vậy, cái sự coi người đời yêu mình hay ghét mình là chuyện vặt, không đáng để ý cũng là nét hồn nhiên, tự nhiên trong ông, trong bản chất người nông dân ở ông mà thôi. Từ ngày ông mới là hàng xóm láng giềng của tôi, ông vẫn cởi trần sang nhà, vẫn không đợi chủ nhà phải mời uống nước mới uống, mới bước vào cửa, từ ngày đó, ông đã hỏi, cô cơm nước gì chưa, chục năm sau vẫn cô cơm nước gì chưa. Nhà ông Nhung có coi thường ông, nhưng không ghét ông, và mọi người trong khu tập thể không có ai ghét ông, thậm chí cũng không có ai căm thù ông như kiểu xúc đất đổ đi, không thèm nhìn mặt nhau. Song khổ nỗi cũng không ai quý mến ông, trọng vọng ông, nói chung ông là người mà thiên hạ không yêu và không ghét, có ông trong khu cũng thế mà vắng ông đến hàng năm cũng không cảm thấy thiếu vắng. Thường thế là những người xa cách với mọi người nhưng không phải, với ông Văn có thể nói là ông thân mật gần gũi với mọi nhà, thậm chí là xuề xòa, dễ dãi, ông có chức tước đấy mà không quan cách, hơn mọi người mà không tỏ ra bề trên. Nói đúng ra ông rất tiêu biểu cho một loại cán bộ một thời, vừa hiện hữu vừa như không hề hiện hữu, không hại ai bao giờ mà cũng không có ích cho ai bao giờ.
- Cô đã cơm nước gì chưa?
Ông Văn hồn nhiên đến nỗi không cảm thấy sự nhàm chán trong câu hỏi công thức của ông. Hôm qua hôm kia đã vậy mà mười năm trước cũng vậy. Tội nghiệp mà cũng có thể là sung sướng thay cho những ai không ý thức được sự nhàm chán, nhạt nhẽo, vô vị ở ngay chính bản thân mình.
Đã lâu, nghe câu hỏi ấy tôi không phải trả lời ông, vả lại, dường như ông cũng không cần tôi trả lời. Với ông đó chỉ như một ký hiệu báo với chủ nhà là ông đã tới, giống như tiếng chuông reo, tiếng kẹt cửa, chủ nhà biết là được, không cần vồn vã, không cần ngừng công việc để nói chuyện và cũng không cần phải pha chè rót nước mời. Không, mọi lễ nghi cho phép lược bớt cho đến tối thiểu hoặc như bỏ hết cũng chẳng sao. Ông Văn là người cao cả, dễ dãi như vậy, không biết hoặc không thèm chấp nhặt những tiểu tiết có thể có ai đó thiếu sót với ông.
- Từ sau tết nguyên đán đến giờ, ngày nào ông Nhung cũng cầm đơn lên quận. Dạo này ông không ra phường nữa vì tôi biết các ông ở phường ngán lắm rồi, đã chuyển sự vụ lên cho quận, quận muốn giải quyết thế nào thì giải quyết.
Chuyện ông Văn nói là chuyện trong khu tập thể, năm nào ông Nhung cũng vác đơn đi. Tại sao lại thế nhỉ, không cấp nào giải quyết cho ông ta được sao? Tôi ngạc nhiên hỏi:
- Ông Nhung là lão thành cách mạng, là gia đình chính sách, tại sao lại phải đi lại nhiều thế, bác Văn?
- Trời đất, cứ như cô hỏi thì chết con người ta. Ông Nhung lão thì có nhưng thành và cách mạng thì không, lão thành cách mạng là do ông ta tự xưng, cũng như gia đình liệt sĩ ấy mà. Vợ ông Nhung có chồng trước là liệt sĩ chống Pháp hy sinh năm bốn tám, mãi đến hòa bình năm năm tư, bà ấy mới lấy ông Nhung. Còn cô Tuyết con riêng của bà Nhung được đi học nước ngoài theo tiêu chuẩn con liệt sĩ thì lại sinh năm năm mốt.
- Thế bà ấy chửa cô con gái đến bốn năm mới đẻ.
- Tôi ngày ấy xem hồ sơ tôi cũng lấy làm lạ, nhưng lại thấy trong hồ sơ ghi rõ ràng tên mẹ, tên cha, hy sinh ngày tháng năm, mình đưa ra thắc mắc hoá ra lại bảo con người ta là con hoang hay sao? Mà dạo đó đang chiến tranh ác liệt cần phải động viên toàn dân.
- Hoan hô… tôi tỏ ra rất thích lòng độ lượng của ông hàng xóm.
Nhưng vẻ mặt ông Văn lại ỉu xìu:
- Nếu như ông Nhung bà Nhung là người biết điều thì đã đành nhưng thấy người ta không nói gì thì ngày càng tỏ ra quá quắt. Những năm trước cả Hà Nội thiếu nước, ông ấy cầm sổ gia đình liệt sĩ lên thành phố hạch, các đồng chí để cho gia đình lão thành cách mạng và gia đình chính sách thiếu nước như thế này à? Lại phải làm cho nhà ông một đường nước riêng. Cả phố bị cắt điện, ông ấy cầm sổ gia đình chính sách lên sở Điện lực hạch, các ông đối xử với gia đình chính sách như thế này à?
Chuyện bi đã thành chuyện hài, tôi hỏi:
- Bây giờ điện nước đầy đủ, nhà ông ấy cho thuê mặt tiền lấy mỗi tháng năm triệu, ông ấy lại đi kiện ai nữa?
- Ông ấy đi suốt. Cô thì không bao giờ để ý đến ai. Nguyên do là hai ông bà đã về hưu, kinh tế thì rất đầy đủ, tiền hưu của hai ông bà, bổng lộc của con gái con rể cũng dư dật cho ăn tiêu cả nhà. Khổ thế, ngồi không thì buồn, ngồi không nó ngứa ngáy chân tay, lại sẵn bản tính kèn cựa, đấu đá. Đã kiện được một lần thắng rồi thì thừa thắng xốc tới. Đến nay, trong dãy nhà này mười hai hộ thì ông ấy đã kiện tới mười hộ, chỉ còn nhà tôi và nhà cô chưa bị ông ấy lôi ra chính quyền.
- Em bị rồi, ngày em xây cái bể chứa nước, ông ấy đâm đơn lên quận em phải chạy mất mấy trăm ngàn.
Ông Văn chợt thất vọng than thở:
- Hoá ra chỉ còn mỗi gia đình tôi là ông ấy tha.
- Chưa chắc đâu.
- Sao cô biết?
- Thì hãy đợi đấy.
Tôi đùa ông hàng xóm của tôi một tý thế thôi chứ tính tình dễ chịu như ông thì tôi cam đoan không ai muốn kiện cáo ông làm gì, kể cả ông Nhung một chuyên gia đấu đá có hạng mà trong khu nhà tôi ở ai cũng phải chừa mặt ông ra, có người còn lạy trời lạy Phật để đừng bao giờ dính dáng đến ông. Tuy nhiên đối với ông Văn thì phải dọa như thế hoặc hơn nữa mới hy vọng có thể khuấy cái mặt ao bình lặng trong lòng ông.
Có những lúc như thế, tôi lao đao trong những cơn cuồng phong của các làn sóng tư tưởng, trong các cuộc chiến cơm áo và trong sự nghiêng qua nghiêng lại của nhiều bình diện con người muốn thể hiện mình mà tiêu chí là lòng tin và tính chiến đấu được xác định như một trong những đặc trưng cơ bản. Và tôi cảm thấy quý, và xúc động với những cuộc viếng thăm của ông hàng xóm. Lúc ấy tôi thấy ông bớt hẳn hoặc không thấy sự nhàm chán, tẻ nhạt vô vị nơi ông nữa. Điều đó thật cần thiết, ví như đang nóng thì người ta muốn có một gáo nước lạnh.
Lại nữa, ông Văn vốn thường khi không dám và không muốn động đến chuyện nhà người khác, kể cả việc xấu hay việc tốt, huống chi hôm nay có thể nói ông đã vẽ được những nét cơ bản về chân dung ông Nhung mà cái chân dung ấy lại không đẹp đẽ gì. Đó cũng là một điều đột biến kỳ lạ trong tính cách ông Văn. Hèn chi trên thế giới thỉnh thoảng lại đưa một cái tin về thời tiết rất giật gân: ở đâu đó, Xitnây hoặc Bôttơn có một cơn sóng thần hay một đợt nóng mà một trăm năm nay người ta mới gặp lại, vân vân… Thiên nhiên cũng thế huống gì con người bình thường như ông Văn.
Cảm ơn ông hàng xóm bình dị, cựu trung tá lục quân, không biết sống vô tình hay chính tấm lòng nhân hậu của ông đã giữ yên con thuyền đang chao đảo của tôi trong cơn bão tố lo âu. Tôi đã bớt sự nơm nớp đi rất nhiều khi có ông nhưng bây giờ thì tôi lại đang lo âu. Muốn hay không thì tôi cũng phải đặt câu hỏi: Tại sao có cuộc thẩm vấn như vậy nhỉ? Có chuyện gì đây, hay đã xảy ra chuyện gì đây? Và với mình hay với ai?
8
Những lúc như thế này tôi nhớ con gái tôi quá chừng. Tôi hối hận vì đã bảo nó con muốn về bao giờ thì về. Nó đi đã hơn một tuần, hơn một tuần trống trải, hơn một tuần không có tiếng cười, không có tiếng nói líu lo của nó. Tôi cố dẹp nỗi nhớ con sang một bên và luôn luôn nghĩ rằng đã mười mấy năm bây giờ mới có dịp để mình mộng mơ một mình, để có dịp cho phép mình lang thang ngắm trời ngắm đất mà không phải lo con đói.
Hay đã có một chút gì đấy về Nguyên chăng? Không có lẽ. Nguyên mãi mãi là tình yêu của tôi, là nỗi đau của tôi, cũng là nỗi ẩn ức vĩnh hằng của tôi mà không hy vọng giải tỏa được. Bao giờ tôi cũng nhớ Nguyên, càng nhớ càng tìm kiếm nhưng càng tìm càng mất hút. Nguyên cứ đánh lừa tôi mãi mãi như không phải là người mà là ma, là một chút ánh sáng hão huyền rất xa đủ để tôi cảm nhận được mà không với tới được, và cũng vừa đủ để tôi khỏi tuyệt vọng. Ha ha… anh thật tốt mà cũng thật tồi, anh tước đoạt tất cả tình yêu của tôi rồi mất hút. Lòng căm thù của tôi đối với Nguyên cũng sâu như đại dương, anh nợ tôi một mối tình, anh nợ tôi một đời con gái, tôi lao lung, vô định, bất thường cũng vì anh, tôi lội được qua ánh mắt mê đắm và ngất ngây của bọn đàn ông mà không thụng, áo lửng chưa đủ tốn tiền hay sao mà lại thêm quần bò, váy ngắn, mặc vào trông mông đùi cứ nần nẫn ra, thích cho bọn đàn ông nó chảy nước dãi ra à. Mình không thể chịu nổi nữa, không ngờ lão bây giờ lại thêm thói tục tĩu như thế nữa. Hôm nọ mình chỉ đi chơi biển với tay Phú hai ngày mà về mặt mày lão sưng như cái mâm, rồi chảy xị ra, bỏ cơm, hỏi gì không thèm trả lời. Đã thế tớ cho lão ấy nghỉ hẳn. Lên mặt. Trông như rau muống luộc rồi mà còn làm bộ…
Con mẹ đàn bà trong tôi cứ muốn cười lên thật to, con mẹ đanh đá và bất cần ấy, bởi vì gần mười năm nay tôi đã phải nghe một câu chào của ông cựu trung tá, cô đã cơm nước gì chưa, cô đã cơm nước gì chưa, cô đã cơm nước gì chưa, dù đã thiu chảy những một ngày hay vài ngày mới phải nghe câu chào ấy một lần, tôi cũng sợ em Loan cũng thiu chảy ra như thế. Hoặc là cô em cũng phải từa tựa như một bãi cơm nát, nếu không em làm sao mà chịu được, sống được, ngủ được chứ chưa nói đến em Loan đỏm dáng, đôi má luôn luôn hồng rực lên, bốn ngày trong một tuần mặc váy ngắn đến cơ quan. Nhưng tôi đã nhầm to, tôi tưởng con bé của đồng muối Thái Bình không phải cầm gầu tưới nước chạt giữa trưa nắng nay được ngồi phởn phơ ở thư viện cơ quan Hà Nội mà cười tình và ngắm vuốt thì dù có làm vợ ông cựu trung tá hơi nhiều tuổi đi nữa cũng đã là một bước lên tiên rồi. Hóa ra cuộc sống bao giờ cũng có những hương sắc bất ngờ, cô bé Loan đã bắt đầu nổi khùng, khi nó đã biết tốc váy lên mà xỉa xói thì nhất định lịch sử sẽ được đẩy lên một bước về mặt giải phóng phụ nữ.
Dĩ nhiên tôi đứng chết lặng trước màn độc thoại rất chi là hùng hồn và đầy bản sắc phụ nữ của Loan, em ơi, chị biết nói gì với nỗi căm phẫn của em đây khi người con gái của muối mặn và nắng trời đã ý thức được mình không khéo rồi cũng bốc mùi chua như đám mốc xung quanh niềm vui và nỗi buồn. Chắc chắn là tôi không thể cổ súy cho sự nổi loạn non nớt của Loan và cũng không thể đưa đạo lý chính thống ra rao giảng cho đôi mắt long lanh đang cháy lên vì yêu như thế. Ai không biết chứ tôi, lạy trời tha tội, tôi không muốn làm mất vẻ long lanh của đôi mắt đang yêu, quả là nó rất đẹp, nó có thần thái tuyệt mỹ của bông hoa dại.
10
Loan đã đi làm, sau khi nhận lời xin cho tôi nghỉ một ngày đi khám bệnh, sau khi nguýt yêu tôi đến năm bảy cái, uốn éo mãi trước gương, hỏi đi hỏi lại: "Nom em thế nào, được đấy chứ, thằng cha Phú, hắn bảo em mặn mà, đằm thắm đầy nữ tính. Em thì em không tin miệng lưỡi thằng cha ấy, đồ bán trời không văn tự. Nhưng chị có thấy dạo này em tươi thắm không, đấy là em mới đi hiệu thẩm mỹ có hai lượt thôi đấy. Hay lắm chị ạ, xong một lần em thấy nhan sắc của mình tăng lên ba mươi phần trăm. Hôm nào em đưa chị đi, chị mà cấy thêm ít lông mi nữa thì mắt chị sẽ mơ màng đến mê ly. Tôi cứ ừ đại đi cho em Loan vui lòng mà thực ra không phải cho em vui lòng, em đẹp thực sự đấy chứ. Em vốn đã có cái tươi thắm của bông hoa dại, đã không bị sự phụ phàng của nắng mưa nữa, lại thêm một chút xanh đỏ càng làm cho bọn đàn ông chợt nhìn thấy phải giật nẩy mình, bọn đàn bà càng ngắm càng ngấm nguýt em. Dắt xe máy ra đến cổng em còn thắc mắc chị nghỉ ở nhà làm gì, có khách hả? Tôi muốn phát cáu với con nỡm này quá nhưng cô nàng đã lại bảo: "Sao trông chị buồn thế?" Cũng không có gì mà phải buồn, thế gian mênh mông buồn đau là đủ rồi. Trông chị ngơ ngơ ngẩn ngẩn thế nào. Loan lại nói, chị đang lo cái gì à? Hay chị đang yêu? Mà thôi, đừng yêu nữa, đừng lo nữa, hôm nào em đưa chị đi chùa để tâm tư nó tĩnh lặng lại. À không, đi chùa buồn, để em bảo thằng Phú bao cho chị em mình đi chơi Tam Đảo một chuyến. Tam Đảo tuyệt vời chị ạ, ở đó có núi có non, có hồ, có thác, lâu đài cũ lâu đài mới, thâm u phồn hoa đủ cả".
Gió xao xác trên ngọn cây cơm nguội, Hà Nội có cây cơm nguội cũng nổi tiếng như cây sữa với mùi hoa ban đêm nồng nàn. Cây cơm nguội đẹp một cách khí phách, tao nhã và lặng im đầy minh triết, trong khi đó cây sữa thả hương quyến rũ đôi trai gái đang dắt tay nhau đi trên hè phố, chợt gặp hương hoa sữa liền ôm riết lấy nhau mà hôn cho đến nghít thở. Dường như gặp mùi hoa sữa không ai nén nổi rạo rực, hương của nó lan vào khắp cơ thể, tan vào trong từng tế bào, lay động từng sợi dây thần kinh nhỏ nhất, làm cho người ta ngất ngây, nhịp đập của trái tim rộn ràng hơn, ánh mắt con gái ướt át hơn, long lanh hơn. Và lúc ấy người ta không thể không hôn nhau.
Mùi hoa sữa. Để trả thù Nguyên tối nào tôi cũng đi dạo phố, tôi nhất định không đi với ai, cũng không đi với Quỳnh Giao, tôi phải đi một mình. Đôi giày cao gót với đế thật cứng. Chiếc quần jin bạc màu, ống đứng, thật trẻ. Cái áo pull dài quá cỡ, xộc xệch một tý cho thật bụi. Một chút nước hoa, một chút son môi… Tôi gõ từng bước rất nhịp nhàng và rất giòn trên mặt gạch đỏ au của vỉa hè. Khoan thai như đang tỷ tê với bạn tình, cặp môi hé mở như đang cười và tâm hồn tấp tểnh, gập ghềnh hệt như cánh buồm đang chao trên mặt nước, với một nét mặt của cô dâu sắp bước vào giường cưới nhưng lại ấp ủ một niềm suy tư quá đầy những ẩn ức giao thoa với những hoang mang thời cuộc.
Tôi thích đi dạo từ ngã năm phố Bà Triệu và phố Nguyễn Du. Giá như có Nguyên, nhưng lại không có Nguyên. Tôi nói, em bảo này… Nguyên liền quay sang tôi, tôi chỉ chờ có thế thôi liền ôm lấy anh và hôn lên môi anh một cái hôn thật dài. Anh cũng rất muốn bởi vì thật ra anh đã đón nhận cái hôn của tôi rất nồng nàn nhưng đồng thời anh cũng cuống quýt lên bảo, chết, chết, người ta cười cho bây giờ. Quả thật anh ngượng đến đỏ mặt và luống cuống đi vượt lên trông rất buồn cười. Tôi muốn chứng tỏ tình yêu say đắm của mình như con hổ chứng tỏ sức mạnh của nó bằng tiếng gầm thét, như tôn giáo chứng tỏ sự mê hoặc của nó bằng đám đông tín đồ. Mùi hương hoa sữa nâng tôi lên thành Thiên thần và cái hôn say đắm kia có thể đưa vào sách giáo khoa dạy về tình yêu. Nhưng tôi không có Nguyên, đúng vào cây hoa sữa tôi gặp đầu tiên trên phố Nguyễn Du, buổi chiều ấy cuối hè không nóng và cũng không lạnh, Nguyên không có ở đây.
Tôi căm hận Nguyên vì Nguyên không trở về, tôi yêu thương Nguyên da diết vì Nguymột chút run lòng cũng là vì anh. Đã hơn một lần tôi lội ngược sông Gianh đi tìm anh, tôi còn nhớ những bãi cỏ gianh bạt ngàn và tiếng chim bịp bịp… Tôi không muốn nghĩ đến nữa, tôi khóc mất. Nhưng có chuyện gì xảy ra với anh không? Không chứ, hay là có?
Tôi cứ gai người mỗi khi nghĩ đến những điều mà mình không thể lường trước, những điều bất hạnh, những tai họa trong thế gian thường đến bất ngờ, không ai được báo trước hay dự cảm trước.
Tôi muốn đi ra ngoài đường hay đúng ra là tôi phải đi ra ngoài đường, dường như ở ngoài thiên nhiên, giữa chốn ồn ã, xô đẩy, ai ai cũng bận bịu, căng thẳng, lo âu, vật vã trong cuộc mưu sinh tôi cảm thấy mình tự tin hơn, hưng phấn hơn vì được vuốt ve bởi ánh mắt si mê của những người đàn ông, và tôi kiêu hãnh hơn vì ánh mắt ghen tỵ ngấm ngầm hay được che giấu một cách rất khéo léo của rất nhiều mụ đàn bà quá thừa vàng bạc và son phấn nhưng lại quá thiếu trí tuệ và nhan sắc. Tôi càng được dịp khiêu khích tính đố kỵ của bọn họ, tôi càng được phân tâm, càng được chi phối nỗi lo sợ tan biến đi đâu. Tôi giận Nguyên, vì Nguyên mà tôi trở thành kẻ ngang ngạnh, tôi không còn là tôi nữa, tôi bị thay đổi. Kể cả nỗi lo sợ mới xuất hiện mấy hôm nay nữa tôi nghĩ không thể ngoài Nguyên được. Có thể Nguyên bị tôi đổ oan, không có một chứng cớ nào để kết tội Nguyên, Nguyên xa tôi đã lâu lắm rồi, một vết tích để lại cho người yêu cũng không còn, thế nhưng tôi lại tin vào sự phỏng đoán, tin vào linh cảm của mình.