Trở nên quen với Moscow

Moscow năm 1957 là một địa điểm lớn của những bài tường thuật nhưng lại có ít nhà báo để theo dõi. Đó là năm của Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới, mà công việc chuẩn bị đang được tiến hành tích cực khi chúng tôi đến; và là năm của Hội nghị lớn nhất chưa từng thấy của các nhà lãnh đạo cộng sản trên thế giới - kể cả sự có mặt lần đầu và cũng là lần duy nhất của Mao Trạch Đông tại một sự kiện như vậy. Trên tất cả, đó là năm kỷ niệm lần thứ 40 Cánh mạng bôn-sê-vích, được tiếp theo bằng việc phóng “Sputnik” đầu tiên và việc cho ra đời một loạt cái máy bay chở khách phản lực làm kinh ngạc cộng đồng vận tái đường không của thế giới.
Ngôi nhà xây cho nhà báo chưa hoàn thành, dân chúng tôi phải bằng lòng với hai buồng ở khách sạn Savoa (bây giờ là khách sạn Berlin). Các con tôi chưa quen với việc múi giờ thay đổi. Ngủ và dậy kkhông đúng lúc, không chịu ăn, nói thì toàn nói tiếng Việt nam mà chúng tôi chẳng hiểu gì lắm...
Một phần thưởng mà chúng tôi sớm nhận được để trừ lại nỗi nhớ nhung Việt nam là chỉ sau vài tuần chúng tôi đến, Cụ Hồ Chí Minh đã đến thăm chính thức Liên Xô. Nghi lễ đón tiếp có 21 phát súng đại bác, Quốc ca của hai nước, diễu hành của Đội danh dự, giới thiệu với Đoàn ngoại giao, rồi đến đoan báo chí... Cụ đã trông thấy chúng tôi đứng ở hàng thứ ba trong giới báo chí.
Và trước sự lo sợ của nhân viên an ninh lễ tân và trước sự ngạc nhiên của đoàn ngoại giao, Cụ đã rời hàng danh dự của những người đứng đón chào Cụ và bước đến chỗ chúng tôi đặt bó hoa lớn mà Cụ đã nhận khi bước xuống máy bay, vào tay của Vét-xa. Những thành viên khác của phái đoàn cùng làm gương như vậy chuyển cái bó hoa của họ cho chúng tôi và ôm hôn chúng tôi trước sự ngạc nhiên của cái nhân viên an ninh và lễ tân.
Tính thanh thoát và quan hệ trước sau như một với bạn cũ của Cụ Hồ Chí Minh luôn luôn đứng trên mọi thứ nghi thức lễ tân. Một vài ngày sau, sau vài lần gọi giây nói, một xe hòm đen lớn chở chúng tôi đến một biệt thự đã từng là của Stalin trong khu rừng ở ngoại ô Moscow. Và ở đó chúng tôi ăn cơm sáng với Cụ Hồ Chí Minh. Đó là một toà nhà gạch khá đơn giản, một số tường của nó có thể đổ xuống khi người ta bấm vào một cái nút để cho những người bảo vệ có thể chạy ra ngoài để đối phó với những kẻ xâm nhập. Sau khi hỏi thăm về sức khỏe của chúng tôi và của “lũ quỷ sứ”, Bác Hồ cho chúng tôi nghe về những phát triển ở Việt nam kể từ lúc chúng tôi ra đi. Bữa cơm sáng chỉ là sự nối lại của một tình bạn thân thiết và nói lên cái bên trong đơn giản và nhân ái của Cụ Hồ Chí Minh. những biểu hiện chú ý đặc biệt của Người hầu như chắc chắn đã giúp chúng tôi giải quyết được một trong những khó khăn lớn.
Việc cung cấp nhà ở cho những nhà ngoại giao và nhà báo là do cơ quan phục vụ ngoại giao đoàn phụ trách, và cho đến trước khi có cuộc đi thăm của Bác Hồ, mỗi lần tôi hỏi về nhà cửa thì chỉ được đáp bằng những cái nhìn lạnh lẽo. Ngôi nhà xây dựng cho báo chí đã hoàn thành, nhưng ngưởi ta lại quyết định phá những bức tường ngăn đôi hai buồng tiêu chuẩn cho những gia đình Liên Xô lớn ở biến thành một buồng cho một gia đình nhà báo nước ngoài. Việc này đòi hỏi phải mất thêm vài tháng nữa. Nhưng thình lình, tôi được cấp chỗ ở tại khu nhà Vư-xốt-ky Đôm (Nhà chọc trời) nhìn xuống sông Moscow, cách nửa dặm về phía dưới Crem-li. Cùng ở với chúng tôi trong ngôi nhà đó là những nhân vật nổi tiếng như nữ diễn viên ba-lê Ga-li-na U-la-nô-va và nhà viết xã luận A-lec-xăn-đơ Tva-đốp-xki. Người ta nói rằng trước kia chính Stalin duyệt danh sách những người được ở ngôi nhà này.
Từ những ngày đầu tiên ở Liên Xô, tôi đã bị cuốn vào những bài báo trong các báo khoa học nói về việc nghiên cứu vũ trụ và tên lửa. Tôi gửi một bài báo về vấn đề đó cho tờ Tin nhanh chủ nhật, chủ bút khoa học đã chấp nhận bài báo tuy với nhiều dè dặt. Sau đó thì chủ bút đối ngoại lại gọi điện cho tôi: “Bạn thân ơi” sao đúng lúc như vậy! Thực sự bạn đã vào đúng đường bên trong rồi”. Các nhà khoa lọc vũ trụ Xô-viết đã xác minh “tài chuyên môn” của tôi về các vấn đề vũ trụ bằng việc phóng lên vũ trụ con tàu “Sputnik” đầu tiên của họ ngày chủ nhật (ngày 4 tháng 10 năm 1957), trước khi bài báo của tôi được xuất bản. Bài báo đó được chuyển từ trang đăng truyện sang trang đầu trong mục tin hàng đầu. Các nhân vật quan trọng của đế chế tin nhanh tưởng rằng tôi hết sức thông thạo về các công việc vũ trụ khi mà ngày hôm sau, tôi có thể để cho chủ bút tờ báo nghe tiếng “bíp bíp” giòn giã của “Sputnik” cũng như có thể nói với họ lúc nào có thể bố trí người để chụp được vệt đi của “Sputnik” trên bầu trời.
Phản ứng của thế giới rất là lạ lùng. Trong vòng 24 giờ, tôi được tờ Thời báo New York chuyên về công việc hàng không hỏi liệu tôi có nhầm nó là 8 ki-lô gam chứ không phải là 80 ki-lô-gam không? Trong các bình luận đáng chú ý có bình luận của nguyên Tổng thống Harry Truman, vì ông ta chắc rằng sự kiện đó chẳng hề đã xảy ra và tiếng “bíp bíp” chỉ là tuyên truyền của cộng sản. Thượng nghị sĩ Xtu-at Xai-min-tơn, nguyên Bộ trưởng lực lượng không quân Mỹ đòi phải tiến hành cuộc điều tra ngay tại sao chương trình vũ trụ của Mỹ đã bị trì hoãn.
Sáu ngày trước ngày kỷ niệm lần thứ 40 của Cách mạng Tháng Mười, một “Sputnik” khác nặng 508 ki-lô- gam với con chó Laika bên trong đã được phóng lên. Trong sự hoan nghênh hầu như toàn cầu đối với kỳ công khoa học hết sức to lớn này, cũng có một vài phản ứng điên cuồng. Liên đoàn chống các môn thể thao tàn bạo của Anh đã bày tỏ sự “ghê tởm, chán ghét và khinh miệt” đối với một thí nghiệm như vậy về một con chó nó làm cho các nhà khoa học dù là người Nga hay bất kỳ một người nước nào khác bị đặt ra ngoài phạm vi những người tử tế” và bày tỏ hy vọng rằng Liên hợp quốc sẽ đưa ra ngoài vòng pháp luật những thí nghiệm ghê tởm như vậy cùng với những người tiếp tục những thí nghiệm đó. Thượng nghị sĩ Xai-min-tơn mô tả sự kiện đó như là một Cảng Trân Châu về mặt kỹ thuật. Tổng thống Ai-xen-hao phát biểu với nước Mỹ trong ngày thứ năm về chuyến bay của Lai-ka và giải thích rằng nước Mỹ đã có “38 kiểu (tên lửa) khác nhau hoặc là sẵn sàng để sử dụng hoặc đang phát triển”. Trong khi đó thì Lai-ka vẫn cứ tiếp tục bay quanh thế giới. Đến ngày thứ 12 thì tin về máy thay dưỡng khí trên “Sputnik” đã ngừng hoạt động và Lai ka đã chết “một cái chết không đau đớn” được công bố. Tại cuộc Hội nghị báo chí Moscow, trong đó một nhà khoa học vũ trụ hàng đầu công bố cái chết của Laika, đã có một “phút yên lặng” tưởng nhớ cái chết của nhà du lịch đầu tiên của thế giới trên vũ trụ. Chính sự hy sinh của Lai-ka đã bảo đảm sự trở về an toản của Yuri Gagarin trong mọt chuyến bay tương tự 3 năm rưỡi sau đó.
Giữa các chuyến bay đó, tôi để nhiều thì giờ đi sâu vào lịch sử của việc nghiên cứu khoảng không vũ trụ và tên lửa của Nga, một sự nghiệp đã ra đời từ rất lâu trước Cách mạng bôn-sê-vích. Đã có nhiều cuộc đi thăm các đài thiên văn và các nhà bảo tàng, kể cả nhà thiên văn tại Ka-lu-ga trong nhà của Konstantin Sioncovsky, người tiên phong vĩ đại của thế giới trong việc vạch ra các vấn đề cơ bản của việc đi lại giữa các hành tinh, kể cả ba tốc độ vũ trụ cần phải đạt được. Những giải pháp cho các vấn đề đối phó với tình trạng mất trọng lượng để thiết kế một tàu cứu nạn vũ trụ không lồ với sức chứa 200.000 người (trong trường hợp xảy ra một tai nạn kinh khủng nào đó, đòi hỏi phải bảo đảm sự sống sót của con người bằng cách rời bỏ hành tinh của chúng ta) đã được dán đầy trên tường nhà ở Kaluga của người thầy giáo toán học khiêm tốn đó. Nhiều chuyên gia ở phương Tây xem thằng lợi này của Liên Xô là nhờ sự cộng tác của các nhà khoa học Đức đã từng làm việc với Oéc-nhe Von Broon tại Pi-ne-mun-đê trong việc phát triển các tên lửa có điều khiển của chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là một câu hỏi mà tôi đề ra cho giáo sư Ep-ge-ni Phi-ô-đô-rốp, người hoàn toàn chịu trách nhiệm về chương trình vũ trụ của Liên Xô ngay sau khi Mỹ cố gắng lần đầu tiên phóng một vệ tinh nặng 3 cân rưỡi Anh nhưng đã thất bại vì chiếc tên lửa Van-gat đã nổ trên bệ phóng tại mũi Ca-na-van. Câu trả lời của Phi-ô-đô-rốp là:
“Đúng là có nhiều chuyên gia tên lửa Đức làm việc ở đây sau chiến tranh, nhưng công việc của họ chỉ giới hạn vào việc chỉ cho chúng tôi về hoạt động như thế nào và những nguyên tắc của nó. Nhưng ngay lúc đó chúng tôi đã theo những đường lối hoàn toàn khác. Và chẳng bao lâu chúng tôi thấy rằng chúng tôi học được ở họ rất ít hoặc chẳng có gì để học cả”. Không có sự hy vọng rằng chúng tôi không giữ những bí mật của chúng tôi, nhưng phải biết rằng về nguyên tắc mà nói, chúng tôi có những ý kiến khác ở nhiều điểm với những ý kiến mà các chuyên gia Đức đề nghị. Chúng tôi bác bỏ những kế hoạch của họ; nhưng người Mỹ thì chấp nhận. Chỉ có đơn giản như vậy mà thôi...
Những nhà khoa học của chúng tôi ngay từ những ngày đầu của cách mạng đã lấy các vì sao làm mục tiêu của họ rồi...
Sioncovsky tin rằng con người sẽ chinh phục vũ trụ và công việc của ông đang còn hưởng dẫn chúng tôi trong công tác nghiên cứu của mình. Chúng tôi đã làm khá nhiều công việc về đề tài đó từ rất lâu trước chiến tình thế giới lần thứ 2 và chúng tôi đã dẫn đầu bất ký nước nào, kể cả Mỹ, về lĩnh vực tên lửa. Sau chiến tranh, tiến bộ của chúng tôi còn nhanh hơn, vẫn với mục tiêu cuối củng là đóng những tàu vũ trụ có thể đưa chúng tôi trước hết đến mặt trăng rồi đến các hành tinh khác.
Cùng với Chủ tịch Brê-giơ-nép và một nửa triệu người Nga, gia đình chúng tôi đã có mặt ở quảng trường Đỏ Mảt-xcơ-va ngày 14 tháng 4 năm 1961 để hoan nghênh Yuri Gagarin trở về trái đất. 48 giờ trước đó, Gagarin đã làm nên lịch sử bằng chuyến bay một vòng quanh trái đất 108 phút, với tốc độ khoảng 18.000 dặm một giờ, và đã đưa con tàu vũ trụ Phương Đông trở về trái đất an toàn. Gagarin và vợ anh là Va-li-a đã đi xe trần trang trí đầy hoa diễu qua khoảng một triệu người Moscow đứng chật ních 10 dặm đường cùng với hoa cờ những hình tên lửa màu đỏ với các khẩu hiệu “Vinh quang cho Cô-lông của vũ trụ”, “Bây giờ lên mặt trăng”, “Tiếp tục đến các hành tinh”. Gagarin vẫn giữ nự cười dễ dãi và điển hình của mình. Quá trình luyện lập vũ trụ không chuẩn bị cho anh những thử thách khi được giới thiệu với toàn bộ đoàn ngoại giao tại cuộc tiếp đón ở sân bay. Tất cả mọi người giữ vị trí quan trọng ở Liên Xô có điều kiện đều đã có mặt ở đó. Cả ở sân bay lẫn tại quảng trường Đỏ, gia đình chúng tôi cũng có mặt đầy đủ, kể cả An-na Winfred-đốp-na sinh tại bệnh viện Moscow 3 năm trước đây. Gioóc-giơ và Pi-tơ với ông nội 89 tuổi Gioóc-giơ của chúng. Gioóc-giơ đã đến từ Australia một vài ngày trước đó.
Phát biểu của Gagarin chỉ ngắn thôi nhưng được nhiệt liệt hoan nghênh từng câu một, nhất là khi anh ta kết luận: “Tôi chắc rằng tất cả các bạn phi công vũ trụ của tôi đã sẵn sàng bay quanh hành tinh chúng ta bất cứ lúc nào. Chúng tôi có thể tuyên bố một cách tin tưởng rằng chúng tôi sẽ lái con tàu vũ trụ của chúng tôi bay xa hơn nữa”.
Sau các diễn văn là một cuộc diễu hành khổng lồ. Một dòng sông cuồn cuộn những người với cờ và khẩu hiệu chảy qua quảng trường Đỏ, tất cả các con mặt dán vào người anh hùng mặc quân phục chỉnh tề trên lễ đài. Đêm hôm đó, đỉnh cao của một ngày hân hoan là một cuộc chiêu đãi thần thoại. Trong khi có khoảng 2.000 khách ăn uống bên trong, hàng trăm nghìn người khác đổ xuống đường và các công viên đứng đông nghịt trên các cầu để ngắm các ngọn tháp chăng đèn kết nhau của điện Cremli. Chẳng bao lâu trong bầu trời trên những ngọn tháp đó rộ lên hàng vạn chùm pháo hoa đủ các màu sắc phản chiếu xuống mặt nước yên tĩnh của con sông Moscow. Bữa tiệc Crem-li kết thúc bằng một cuộc hoà nhạc, trong đó những ca sĩ, nhạc sĩ và những diễn viên múa lớn nhất của đất nước ca ngợi người anh hùng vũ trụ đầu tiên của mình.
Anh phát biểu, đua ra những sự việc, những lời nói đùa và chỉ nghỉ để nhớ lại một điều gì đó. Anh luôn luôn có những cử chỉ bằng tay, cố vẽ lên những hình ảnh trong không khí. “Lúc xấu nhất của tôi à?”. Cánh tay anh đưa lên: “Phút đầu tiên”. Cánh tay hạ xuống - “Và tức quay trở về”. Anh gõ gõ ngón tay xuống bàn. Những từ xấu nhất là từ tương đối. Không có lúc nào xấu cả. Mọi thứ hoạt động tốt, mọi thứ đều được tổ chức chính xác, chẳng có gì sai cả...
Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn, anh thiếu tá trẻ nhận một vật kỷ niệm khác cho chuyến bay anh hùng của mình. Người cha của Burchett, 89 tuổi, nhà báo già nhất ở Australia đang nghỉ ở Moscow lúc đó. Trong hành lý của ông ta có một chiếc bu-mơ-răng dùng để đi săn (bu-mơ-răng là một thứ vũ khí của thổ dân Australia ném ra, nó bay tới địch rồi lại quay về chỗ người ném - ND), ông bước vào phòng với vũ khí đỏ và lúc Gagarin sắp rời khỏi phòng, ông nói: “Hãy cầm lấy cái này, giữ nó như một biểu tượng của việc trở về an toàn. Nó luôn trở về và tôi hy vọng rằng anh và đồng sự của anh cũng làm như vậy”. Phấn khởi, Gagarin xem xét vũ khí làm một cách chính xác đó, trong khi người phiên dịch giải thích cách sử dụng và cách các chuyên gia túm lấy nó khi bay trở về như thế nào. “Tôi sẽ giữ gìn nó - Gagarin nói, giương cao vũ khí đó lên - Đây là một loại biểu tượng tốt đáng giữ”.
Khi tôi trở về nhà thì chuông điện thoại rung lên. Một đại lý văn chương của London là bạn cũ của tôi, chủ hiệu sách Pan-te London - muốn có một quyển sách về con người bay vào vũ trụ đầu tiên và về mọi thứ có liên quan đến anh ta để lên đó. Nếu hiệu sách đó cử một nhả văn về các vấn đề vũ trụ đến Moscow để giúp thì liệu trong vòng một tháng tôi có thể viết xong được một cuốn sách không? Cuộc chiêu đãi đã có một lác dụng kích thích, và tôi đã nhàn lời. Giá sách của tôi lúc đó đã đày mọi thứ mà tôi có thể thu thập về đề tài đó Một vài ngày sau An-tô-ni Pơ-đi đến. Chúng tôi phân công với nhau, chủ yếu sao cho số lớn tài liệu mà tôi đã thu thập được sắp xếp trật tự và liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong vòng chưa đầy bốn tháng kể từ lúc Yuri Gagarin bay lên vũ trụ, quyển sách về sự kiện đó đã được bày trên các tủ của các nhà bán sách hàng đầu của nước Anh và đã được dịch ra 12 thứ tiếng khác nhau. Giống như gần một ngàn những nhà báo trên khắp thế giới, ngay khi Gagarin bay lên quỹ đạo tôi đã đăng ký phỏng vấn anh. Vào lúc đó, những khoản trích những bản tin về vũ trụ của tôi trong tờ Tin nhanh hàng ngày thường trực đăng lại trên báo chí Xô-viết. Nhưng cho đến lúc cuối cùng, không chắc gì có thể có cuộc phỏng vấn được.
Ngay sau khi đã được sắp xếp xong, khi tôi đợi ở buồng tiếp khách kiểu cổ của Uỷ ban Liên lạc văn hoá của Nhà nước, Vla-đi-mia Kô-dơ-lin, Vụ phó Vụ Báo chí, người đã giúp tôi sắp xếp cuộc gặp và sẽ làm phiên dịch đã nói: “Tôi không thể bao giờ nghĩ rằng cuộc phỏng vấn sẽ xảy ra... hiếm có nhà báo nào của chính chúng tôi được nói chuyện với anh ta. Chúng tôi đã nhận được những đăng ký từ khắp nơi của thế giới. Tất cả đều không được nhận”. Thế nhưng cửa mở.
Gagarin bước vào một mình nhanh nhẹn và tươi cười. Ấn tượng đầu tiên là nhân phẩm tốt của anh. Một nụ cười rộng, thực sự là một cái cười thoải mái, bước đi nhẹ nhàng và một không khí hữu nghị tươi sáng. Anh thấp. chắc nịch với thân hình khoẻ khoắn. Nhưng cái chính của đức tính của anh, có lẽ, nằm ở hai điểm khác: cái bàn tay và con mắt của anh. Tay anh khỏe một cách không thể ngờ được, đôi mắt của anh hầu như mầu xanh sáng.
Gagarin đã không hỏi câu nào trước, và các câu trả lời của anh rất nhanh, làm cho người phiên dịch khó khăn lắm mới đuổi kịp.
Nhưng tiếc thay, bùa hộ mệnh đó không có tác dụng. Tháng 8 năm 1968, đại tá Yuri Gagarin đã chết khi thử một kiểu máy bay phản lực mới. Tro của anh đã được chôn ở thành Crem-li, và đất nước đã mặc niệm anh. Ngoài tất cả những công trạng khác của anh, anh là một con người nồng nhiệt, dễ thương, không hề bao giờ không chào hỏi mọi người trong gia đình chúng tôi khi gặp giữa đường.
Quyển sách của tôi bán chạy, những lại xảy ra ra một sự kiện lạ lùng với một công ty xuất bản ở Mỹ. Công ty này đã mua bản quyền của Bắc Mỹ từ hiệu sách Pan-te với một số tiền lớn, nhưng về sau lại không chịu xuất bản lấy lý do rằng đó là sản phẩm “tuyên truyền Xô- viết”. Hiệu sách Pan-te phát đơn kiện và 5 năm sau mới được giải quyết. Pan-te đã được đến một số tiền lớn, vì đã bị vi phạm hợp đồng. Nhà xuất bản đó đã bị một thất bại choáng váng khi quan toà theo dõi vụ kiện này phát biểu, ông ta nói rằng nếu chuyến bay thực sự là một sự tuyên truyền tốt đẹp cho Liên Xô thì thật là lạ nếu quyển sách không phản ánh điều đó.
Hàu như cùng ngày cuốn sách viết về Gagarin được xuất bản, Ghẻcman Stepanovich Titov được đưa vào vũ trụ. Không phải chỉ một vòng quanh trái đất 108 phút mà đã bay 17 vòng và ở trên vũ trụ 25 giờ. Lại một yêu cầu nữa của cùng nhà xuất bản như lần trước. Pơ-đi lại đến và chúng tôi có một cuộc phỏng vấn với Titov dài hơn so với Gagarin. Titov đã được huấn luyện để trở thành một nhà khoa học cũng như một phi công vũ trụ và anh rất thông thạo mọi mặt khoa học của chuyến bay.
Sau 3 tuần lễ, Pơ-đi về nước với phần lớn bản thảo, trong khi tôi đi sâu vào Siberi để nghỉ cuối tuần với gia đình Ti-tôp. Bố Stepan tượng trưng cho cái gì tốt đẹp lãng mạn và hào phóng của tính chất Nga, ông sống gần Bec-non ở ven đông - nam của vùng thung lũng Siberi. Chỉ mới vào giữa mùa thu mà mặt đất đã bị vùi sâu dưới tuyết. Tôi ở lại nhà viên quản lý của một nông trang tập thể. Nông trang này gồm cả xã mà Stepan là giáo viên địa phương. Tôi đi về nông trang này bằng một chiếc xe trượt tuyết một ngựa kéo có chuông kêu leng keng chạy qua một rừng cây bu-lô tráng lệ. Lý do của một cuộc đi thăm không phải chỉ để tìm hiểu bối cảnh gia đình của German Stepanovich mà còn để có một thực tế về việc nhân dân sống ở vùng Siberi xa xôi như thế nào?
Tại cuộc gặp đầu tiên, Stepan, một người mảnh dẻ nhưng đầy nghị lực, đi hơi khập khiễng đã xin lỗi vì không có buồng riêng cho tôi trong túp nhà gỗ ghép của ông. Khi tôi trở về nhà ở đêm đó, người quản lý giải thích rằng Stepan từ chiến tranh thế giới thứ hai trở về làng thì thấy một gia đình rất đông, mà người trụ cột trong gia đình đã bị chết ở mặt trận, sơ tán đến mà phải sống trong điều kiện rất chật chội. Ông giáo Stepan có ngôi nhà rộng đang chờ đón ông về. Sau khi thảo luận trong gia đình, ông và nhà vũ trụ tương lai xây dựng một nhà bằng gỗ ghép đủ cho bố mẹ, em gái và German. Còn ngôi nhà kia của nhà giáo thì chuyển cho gia đình không có nhà đó. Đó là loại việc có thể đã xảy ra trong những ngày khai phá đất đai ở vùng quê hương Gíp-xlan của tôi.
Khi người quản lý biết tôi là một người Australia, anh ta hỏi liệu tôi có biết gì về các con thỏ không, bởi về nông trường đang làm thêm nghề phụ bằng cách nuôi thỏ để lấy da. Anh ta có cảm giác rằng vứt xác của các con thỏ đó cho lợn là một lãng phí. Thịt đó người có thể ăn được không? Tôi khuyên: “Hãy thử quay nó như quay thịt gà đi”. Đêm sau, tại nhà Titov; trong phòng ăn cơm chật ních người hàng núi thịt thỏ quay đã được bày trên bàn, ít ra cũng là 3 con thỏ cho 1 người, rượu vốt-ca cũng nhiều như vậy, nên đêm đó thật là một đêm rất vui vẻ. Stepan chơi vĩ cầm: khách hát những bài hát ưa thích cũ; người ta uống rượu chúc mừng German Stepanovich và các nhà vũ trụ nói chung. chúc mừng hoà bình và tình hữu nghị quốc tế và một cốc riêng chúc tôi đã giới thiệu thịt thỏ quay làm món ăn cho địa phương.
Quyển sách về Titov đã có một kết thúc không hay đổi với tôi. Khi việc xuất bản đang tiến hành thì tôi phát hiện quyển sách đã lấy tên là “Chuyến bay của tôi vào vũ trụ của German Titov như đã được kể với Winfred Burchett và An-tô-ni Pơ-đi. Nhưng khi người đồng tác giả với tôi rời Moscow với bản thảo viết tay chúng tôi lại thoả thuận với nhau là quyển sách sẽ lấy tên Chuyến bay của German Titov vào về trụ của Winfred Burchett và An-tô-ni Pơ-đi. Tại sao Titov lại phải chịu trách nhiệm về điều chúng tôi đã viết về chuyến bay của anh, khi chỉ một phần năm của nội dung trực tiếp là của anh? Bìa của đợt xuất bản đầu tiên đã được in khi tôi gọi điện cho nhà xuất bản yêu cầu họ giữ lại đầu đề ban đầu như đã được đồng ý với Titov. Yêu cầu đó đã được thực hiện, tôi phải thanh toán chi tiêu và số tiền chi tiêu đó hoá ra là nhiều hơn sồ tiền tôi đã được chia về bản quyền của quyển sách