Bắc Kinh và chuyến đi thăm của Nixon

Sau khi có mặt ngày 10 tháng 11 năm 1971 để hoan nghênh Kiều Quán Hoa khi ông ta bước qua ngưỡng cửa của Liên hợp quốc để trình thư uỷ nhiệm lên Tổng thư ký Uthant, và khi ông ta dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc ngồi vào chỗ ngồi hợp pháp của mình với sự vỗ tay hoan nghênh huyên náo, tôi lại lên đi Bắc Kinh. Ở đó tôi có một cuộc hẹn với Thái tử Norodom Sihanouk, Quốc trưởng bị hạ bệ Campuchia, nguyên quốc vương, và lúc này là Chủ tịch sáng lập của FUNK (Mặt trận Thống nhất dân tộc Campuchia). Chúng tôi hợp tác với nhau để viết một cuốn sách trong đó Sihanouk sẽ mô tả các sự kiện dẫn đến việc lật đổ ông ta, tính chất và những triển vọng của cuộc đấu tranh chống lại, mà vào lúc tôi đến Bắc Kinh đang được tiến hành hết sức ráo riết...
Sihanouk rất nóng ruột trình bày trường hợp của mình cho thế giới để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận chung. Chúng tôi nhanh chóng thoả thuận với nhau về nội đung cuốn sách và chia nó ra thành những chương và những vấn đề mà mỗi bên phải viết và định ra cách làm việc thông thường thích hợp với nhiệm vụ của ông ta là Quốc trưởng lưu vong. Nhiệm vụ của ông ta rất nhiều. Các khách cấp cao của các nước thừa nhận Chính phủ kháng chiến đều thực hiện những cuộc đi thăm lễ tân. Mao Trạch Đông đã ra chỉ thị phải cung cấp cho Sihanouk tất cả các phương tiện để hoạt động như là một Quốc trưởng thực sự. Ngôi nhà của Bộ ngoại giao Trung Quốc trước kia (và trước đó là Sứ quán Pháp) đã được chính thức tuyên bố là khu vực của Campuchia. Vì lý do thuận tiện, tôi được bố trí ở tại nhà riêng của Thủ tưởng Chính phủ đoàn kết dân tộc Vương quốc Campuchia (GNLUNK), chính khách đàn anh Xăm-đéc Pen-nút đã xuống miền Nam ấm hơn của Trung Quốc.
Chúng tôi nhanh chóng định xong cách làm việc hàng ngày. Vào trước bữa ăn trưa, tôi sẽ đánh máy những câu trả lời của Sihanouk đối với những câu hỏi liên quan đến các nội dung của chương sách sẽ được viết thảo đêm đó. Chúng tôi nói bằng tiếng Pháp, nhưng sáng sớm sau, ông ta sẽ đọc bản thảo bằng tiếng Anh, trả lại tôi vào buổi tối với những bình luận của ông ta viết rõ ràng mực đỏ ở ngoài lề. Trên cơ sở đó, tôi phải hoàn thành bản thảo cuối cùng và lại chuyển lại cho ông ta thông qua. Đồng thời tôi tôi làm việc cho chương khác. Một khi tư liệu đã đầy đủ, mỗi ngày chúng tôi viết xong một chương...
Trong 3 tuân lễ tôi hoàn toàn hợp nhất vào gia đình Sihanouk. Ăn trưa và ăn tối với họ, máy ghi âm luôn luôn trên bàn ăn; gia đình ông ta gồm có người vợ xinh đẹp và thông minh, bà Monic và mẹ bà ta; một đứa con trai và con gái của một trong những người vợ trước của Sihanouk; bà cô cưng quý của ông ta giám sát việc ăn uống và người thư ký riêng. Ông ta làm việc với một năng lực phi thường và để giữ cho thành viên của Chính phủ và gia đình của ông ta mạnh khoẻ, ông ta thường tổ chức những trận đấu cầu lông ban đêm, thường là 3 người chơi một bên để nhiều người được chơi nhất. Thỉnh thoảng tôi cũng để ra một số thời gian viết ban đêm để theo dõi các cuộc đấu cầu lông giữa bộ này với bộ khác, giữa vụ này với vụ khác.
Sihanouk luôn luôn đứng giữa, nhảy lên nhảy xuống như một quả bóng cao-su, phía ông ta tham gia luôn luôn thắng.
Mao Trạch Đông nhấn mạnh rằng thái độ mến khách phải được mở rộng cho bất kỳ người Campuchia nảo muốn đến Bắc Kinh để cư trú lạm thời, vì vậy cộng đồng này đã luôn luôn được mở rộng. Họ thay mặt cho những quan điểm chính trị khác nhau của sinh viên, trí thức và những người Campuchia thuộc giai cấp trung gian và giai cấp trên, ngẫu nhiên có mặt ở ngoài nước khi Sihanouk bị phế truất, kể cả một số lớn nhà ngoại giao tập hợp dưới ngọn cờ của FUNK - GRUNK. Những người tìm cách thoát khỏi Campuchia và đến Trung Quốc đều được mời ăn cơm với gia đình Sihanouk để kể những kinh nghiệm của họ và tình hình trong nước.
Monic hoạt động như là thư ký báo chí của Sihanouk. Ở Phnompenh, người ta coi bà ta đúng là một nhân tố trang trí cho Thái tử, đứng bên cạnh ông ta tại các cuộc chiêu đãi chính thức, nói lên một vài câu công thức để hoan nghênh người đến hoặc tiễn biệt người đi. Bây giờ bà ta làm việc nhiều giờ, đọc hàng tá những báo hàng ngày từ New York, London, Paris và Hong Kong, cắt những bài nói đến Campuchia và những nhân tố của tình hình quốc tế có liên quan đến tình hình Campuchia. Khi tôi chúc mừng bà ta về sự đánh giá rất nghề nghiệp mà bà ta đã tỏ ra trong việc biên soạn những báo cáo. Bà ta trả lời:
“Trước khi chồng tôi bị phế truất tôi chưa hề bao giờ quan tâm đến chính trị. Trên máy bay từ Moscow đến Bắc Kinh khi ông ta báo cho tôi điều đã xảy ra, tôi cố thuyết phục ông ta rằng sau chuyển thăm Bắc Kinh chúng tôi nên trở về Pháp và sống yên tĩnh ở đó. Nhưng khi ông ta nói chúng ta phải đấu tranh chống lại, tôi đã đồng ý và quyết tâm ủng hộ ông ta. Ông ta yêu cầu tôi đọc báo cho ông ta và cắt những đoạn có ích cần chú ý. Từ đó tôi đã chú ý một cách say sưa đến tất cả các mặt của các công việc quốc tế”.
Còn đối với cuốn sách, mục đích đã được nêu trong lời giới thiệu của tôi, rõ ràng đã được viết với sự đồng ý của Sihanouk. Lời giới thiệu đó nêu lên những đường hướng chính. Dưới đây là một đoạn trích:
Quyển sách mô tả một cách cổ điển toàn bộ tính chất của những phương tiện, mà cường quốc kinh tế quân sự mạnh nhất thế giới đã sử dụng để buộc một nước nhỏ từ bỏ chính sách mà nước đó đã lựa chọn và để gạt nhà kiền trúc và người thi hành chính sách đó.
Tại cuộc gặp đầu tiên của Sihanouk với anh em Đa-lét, họ đã đưa ra một yêu cầu đáng ngại rằng ông ta phải bỏ những ý nghĩ trung lập của mình. Khi những sức ép ngoại giao, chính trị và kinh tế đi đôi với những sức ép quân sự đã thất bại thì tiếp theo là một thời gian của những âm mưu và những kế hoạch ám sát. Khi các mưu đồ đó cũng thất bại cuối cùng đến lượt một cuộc đảo chính quản sự và can thiệp vũ trang của Mỹ và chư hầu Sải Gòn nhằm duy trì bọn chiếm đoạt lại chính quyền bằng việc cung cấp đầy đủ tài chính cho bọn phản bội chóp bu. Bằng cuộc đảo chính của Lon Nol tháng 3 năm 1970, Mỹ đã thành công trong việc xuất cảng sang Đông Dương những biện pháp đã được thử thách ở châu Mỹ la-tinh... Công trình hiện nay được tác giả coi là một vũ khí trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập của chính nước tác giả và là một lời cảnh tỉnh cho các nước khác đã bị xem như là những nạn nhân tương lai.
Trong lời tựa ngắn do Sihanouk viết, đã đưa đoạn sau đây vào. Đó là đoạn làm cho tôi rất thích thú:
“Tôi đã chọn để kể câu chuyện này cho một nhóm các nhà văn đã luôn luôn bảy tỏ cảm tình, sự hiểu biết và từ tôn trọng đối với danh dự quốc gia của chúng tôi, đối với những nguyện vọng của nhân dân tôi, và đối với phần của riêng tôi trong việc bảo vệ những nguyện vọng đó”.
Khoảng hơn ba tuần lễ sau khi đến Bắc Kinh, tôi trở lại Paris để đánh máy sạch một bản viết tay và gửi bản thảo thứ nhất cho đại diện văn nghệ. Rồi tôi trở lại Bắc Kinh; lần này với người làm phim tài liệu vô tuyên truyền hình Pháp nổi tiếng Rô-giơ Píc. Chúng tôi là một trong các đoàn của CBS được chỉ định theo dõi cuộc đi thăm Trung Quốc của Nixon, bắt đầu từ ngày 21-2-1972.
Nếu Mao Trạch Đông đã quyết định thực hiện quay ngược lại 180 độ như bây giờ, mà nhiều quan sát và chuyên gia tin như vậy, thì ông ta phải ffịnh liều lượng cho việc đó để ít nhất là trên bề mặt, đối với những gì còn lại của đảng cộng sản Trung Quốc sau “Cách mạng văn hoá” và đối với quần chúng Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian rất ngắn trước chuyến đi thăm của Nixon, chủ nghĩa đế quốc Mỹ còn là kẻ thù lớn nhất của Trung Quốc. Do đó, cuộc đi thăm phải được đạo diễn khéo như thế nào đó để lộ ra rằng toàn bộ quần chúng, kể đến cằ những người dân thường ngoài đường phố đã hoàn toàn quay ngoắt theo đường lối mới đó.
Không có người khác nào ngay từ phút đầu đã từng được đón tiếp một cách lạnh lùng hơn. Chu Ân Lai có đến sân bay để hoan nghênh Tổng thống Nixon, phu nhân Pát nhưng không có diễn văn, không có văn công đón tiếp, không có quần chủng đứng ở hai bên đường từ sân bay. Một quần chúng có kỷ luật đã xoay lưng lại phía Nixon. Đường phố Bắc Kinh chưa hề bao giờ vắng bóng người trừ đêm khuya, nhưng lúc đó là ban ngày. Vì các đường phố mà đoàn xe đi qua thường là những đường hoạt động nhất, cho nên rõ ràng các Uỷ ban đường phố đã làm một công việc đặc biệt. Và công chúng cũng đã góp phần trong đó. Nhưng phần chính thức thì rất khác...
Một vài giờ sau khi Nixon đến, Chu Ân Lai đã đưa ông ta đến gặp Mao tại nhà riêng ở Cánh Tây của Cố Cung. Thư ký báo chí của Tổng thống, Rôn Di-glơ mô tả cuộc gặp kéo dài một giờ là những cuộc nói chuyện “nghiêm chỉnh và thắng thắn”.
Buổi tối của ngày đầu tiên đó, Chu Ân Lai thết một quốc yến sang trọng tại Đại lễ đường nhân dân ở Quảng trường Thiên An Môn nổi tiếng. Điểm nổi bật không phải là ở chỗ thức ăn thịnh soạn và rượu Mao Đài bốc lửa (mạnh gấp rưỡi uýtki ngô Mỹ hoặc vốt-ka Nga) mà là ở sự diễn tấu quốc ca Mỹ của đoàn quân nhạc Trung Quốc. Sau một vài chén Mao Đài và dự diễn tấu quốc ca: ngay những quả tim băng giá nhất cũng bắt đầu tan chảy. Những nhà báo tại chỗ cũng như những nhà báo theo đoàn ngồi ở những bàn tròn lớn cùng với những nhà báo quan chức và phiên dịch của Vụ báo chí. Chỗ tôi ngồi lại đối diện với một người khách đến thăm. Đến một lúc nhất định, bắt đầu những cuộc giới thiệu nhau và bắt tay, William F. Bắc-cly, một nhà bình luận và là một người mà tôi tự xem là kẻ thù, cũng đã ngà ngà say vì thức ăn ngon nhất trần gian, vì Mao Đài bốc lửa và vì âm nhạc. Những khách mới tới đang say sưa thưởng thức của ngon vật lạ, nên không có phản ứng về lời trách có cân nhắc kỹ càng trong lời chúc rượu của Chu Ân Lai. Sau khi nhận xét rằng cuộc đi thăm của Nixon sẽ tạo nên một diễn đàn để thảo luận việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước và thảo luận những vấn đề cùng quan tâm, ông ta tiếp tục:
“Nhân dân Mỹ là một nhân dân vĩ đại. Nhân dân Trung Quốc là một nhân dân vĩ đại. Nhân dân hai nước chúng ta đã luôn luôn hữu nghị với nhau, nhưng vì những r lý do mà mọi người đều biết, những tiếp xúc giữa nhân dân hai nước chúng ta đã gián đoạn trong hơn 20 năm. Ngày nay, nhờ cố gắng của Trung Quốc và của Mỹ, các cửa tiếp xúc hữu nghị cuối cùng đã được mở ra.
“Vào thời đại hiện nay, nhân dân Trung Quốc và nhân dân Mỹ thiết tha mong muốn làm giảm tình hình căng thẳng. Nhân dân và chỉ một mình nhân dân là lực lượng thúc đẩy quan trọng nhất làm nên lịch sử thế giới và sẽ đến ngày nguyện vọng chung của hai nước chúng ta sẽ được thực hiện”.
Chu Ân Lai tiếp tục nói rằng mặc dù chế độ xã hội của hai nước khác nhau một cách căn bản, nhưng các mối quan hệ vẫn có thể được thiết lập trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình.
Trong lời đáp của mình. Nixon nhanh chóng đi vào mục tiêu chính của cuộc đi thăm, tuy không nói ra một cách rõ ràng:
“Vào chính lúc này, nhờ kỳ công của viễn thông, điều chúng ta đang nói ở đây được nhiều người đang nghe và xen hơn là bất kỳ dịp nào khác trong toàn bộ lịch sử của thế giới. Điều mà chúng ta nói ở đây sẽ được nhớ lâu dài. Điều mà chúng ta làm ở đây có thể thay đôi thế giới”.
“Thế giới theo dõi, thế giới lắng nghe, thế giới mong đợi để xem chúng ta sẽ làm gì. Thế giới là gì? Trong một ý nghĩa cá nhân, tôi nghĩ đến người con gái lớn nhất của tôi, mà ngày sinh là hôm nay. Và khi nghĩ đến con cái tôi, tôi nghĩ đến tất cả các trẻ con trên thế giới ở châu Á, châu Phi, ở châu Mỹ. Chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu chúng ta?”
Then chốt của sự phấn khởi của Nixon trong chuyến đi là ở chỗ nhắc đến các “kỳ công của viễn thông” và đến “thế giới dõi, thế giới lắng nghe”... Thế giới đó bao gồ!!!8017_16.htm!!! Đã xem 40638 lần.

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 8 năm 2006