Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 8 năm 2006


Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội)
Nguồn: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội)
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 8 năm 2006

Truyện WINFRED BURCHETT Lời nhà xuất bản Chia cắt nước Đức Vào Trung Quốc của Mao. Chiến tranh báo chí ở Triều tiên Sự lôi cuốn của Đông Dương Đông Âu 1956 Trở nên quen với Moscow Việt nam bùng cháy trở lại biểu được mời vào phòng thư ký. Chẳng bao lâu họ lại trở ra. Bởi tên Thống đốc đi ra, bắt đầu bước xuống bậc tam cấp, có cảnh sát địa phương hộ tống. Mọi người được lệnh đứng nghiêm khi lá cờ được kéo lên. Nhân dân bắt đầu la: “Chúng tôi không đến để chào cờ, mà để biết ông sẽ giải quyết các vấn đề của chúng tôi như thế nào?”
Tên Thống đốc dừng lại và nói: “Tôi đến để xem xét tình lình ở tỉnh này. Chính phủ nghĩ rằng các anh có thể làm nhiều việc để tự giải quyết lấy các vấn đề của các anh bằng cách làm việc nhiều hơn, tăng thêm lạc và thu hoạch thêm đào lộn hột”.
Tên Thống đốc lại vào phòng thư ký, và điều tiếp theo mà nhân dân nghe là những tiếng ẩu đã, đấm đá nhau và sau đó thì các đại biểu bị đẩy ra ngoài và xích tay trước đông đảo quần chúng. Theo yêu cầu của tên Thống đốc, một số phát ngôn của quần chúng cũng đã vào phòng thư ký và cũng đi ra với tay bị xích. Cảnh sát đẩy họ đến một vài chiếc xe mà tên Thống đốc đã gọi đến.
Nhân dân - kể cả tôi, bắt đầu tiến đến những chiếc xe đó và la lên: “Tại sao họ bị bắt? Ông không thể bỏ tù họ. Họ đã làm gì? Ông mời chúng tôi đến kia mà. Chúng tôi sẽ không rời khỏi đây cho đến khi các yêu sách của chứng tôi được giải quyết”.
Cảnh sát bắt đầu dùng báng súng và lưỡi lê đánh nhân dân và nhân dân đánh lại bằng đá. Lúc đó cảnh sát bắt đầu nổ súng và quân đội nấp sau những bụi cây bắt đầu tiến ra và bắn súng tự động từ phía sau. Khi nhân dân chạy toán loạn thì cảnh sát và binh lính bắn vào đám đông. Nhân dân ngã xuống như rạ, đàn bà, trẻ con, người già, khắp nơi người chết và bị thương, chồng lên nhau thành đống. Trên 600 người bị chết. Đó là Mu-ê-đa.
Thầy giáo trẻ tuổi trước đây đã kể cho tôi nghe tất cả những điều trên và nhiều điều khác nữa chính là An-béc-tô Giô-a-kim Si-pen-đê. Ông ta là Bộ trưởng Quốc phòng của nước Cộng hoà Nhân dân Angola khi ông ta kể những điều nói trên. Cũng giống như một thầy giáo trẻ khác, ông Võ Nguyên Giáp, ông ta đã rút ra từ những hành động lặp đi lặp lại của sự đã man thực dân một kết luận duy nhất có thể có là cầm ngay một kháu súng, cũng giống như ông Giáp, ông ta đã đích thân chỉ huy hành động vũ trang đâu tiên. Ngày 25 tháng 9 năm 1964, ông ta dẫn đầu một toán du kích tấn công 2 vị trí quân sự của Bồ Đào Nha ở tỉnh Ca-bô Đen-ga-đô và do đó dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh đầu tiên của Phrê-li-mô, E-đu-ác-đô Mông-dlan, cuộc đấu tranh vũ trang ở Mô-dăm-bích được bắt đầu.
Mozambia là thuộc địa cuối cùng trong 3 thuộc địa của Bò Đào Nha đứng lên cầm vũ khí. Ở Ghi-nê Bít-xao cuộc tàn sát các công nhân cảng tại cảng Pgi-gui-ti của Bit-xao tháng 8 năm 1959 đã bắt đầu quá trình nổ ra đấu tranh vũ trang tháng 1 năm 1963. Do đó, mặc dù lặng gió truyền nhiễm thổi qua toàn bộ châu Phi là nhân tố liên kết chính của cuộc đấu tranh vũ trang phổ biến tại các thuộc địa châu Phi của Bồ Đào Nha, bắt đầu từ giữa những năm 1961 và năm 1964, nhưng còn một giây liên kết nữa là sự man rợ không giới hạn đã được dùng để chà đạp lên các phong trào độc lập ở hết thuộc địa này đến thuộc địa khác. Và nếu ách thống trị thực dân của Bồ Đào Nha là đặc biệt kinh tởm thì cách ra đi của họ còn kinh tởm hơn. Do việc tôi đi nhiều bằng đường bộ ở Angola và Mô-dăm-bích, tôi thấy không thể không nhận thức về sự tàn phá độc ác, điên rồ tất cả cái gì mà bọn thực dân không mang theo được: xe tải máy kéo. máy ủi đất nằm kềnh càng dưới khe núi; những bộ phận chính của những bình hãm cả-phê bị đập nát hoặc bị tháo ra; những máy làm đường; mọi thứ từ ghế của bác sĩ chữa răng đến các bàn học sinh ở trường, đều bị vứt bừa bãi ở nông thôn.
Sự phá hoại lớn nhất là cuộc tháo chạy quy mô lớn của chính những người Bồ Đào Nha do sắp sửa mất tất cả các đặc quyên vì màu da của họ. Những người ít đặc quyền trong nước “mẹ” đã trở thành những người có đặc quyền tối cao ở thuộc địa. Vì người da đen, trừ những người da đen đồng hoá, không được học, thậm chí không được có khả năng kỹ thuật hoặc hành chính cho nên đất nước hoàn toàn do người Bồ Đào Nha quản lý ở tất cả các cấp.
Bây giờ với nền độc lập giành lại được, thì đa số rộng rãi những người Bồ Đào Nha có thể không chịu nổi những triển vọng của sự bình đẳng về chủng tộc, kể cả thực tế là đến một tương lai nào đó, họ sẽ phải tranh giành việc làm trên cơ sở của năng lực làm việc chứ không phải trên cơ sở màu da. Các phòng đọi của sân bay trong thời gian tới thăm Angola và Mô-dăm-bích đầy những người bỏ ra đi. Phần đông những người tôi ỏi tại sao ra đi họ đã trả lời một cách chung chung: “Tất cả bạn bè tôi đều ra đi, cho nên tôi cũng phải đi thôi”. Nhưng một người đản bà trung niên tại sân bay La-pu-tô đã đụng đến cốt lõi của vấn đề khi chị trả lời: “Chúng tôi cũng phải mang căn cước và những người da đen mặc quân phục có thể ra lệnh cho chúng tôi phải xuất trình”.
Trong quá khứ chỉ những người da đen mới mang giấy căn cước và bất cứ người da trắng nảo, dù là một quan chức hay không đều có thể hỏi bất cứ người da đen nào vào bất cử lúc nào để anh ta xuất trình giấy căn cước đó. Trước kia người da đen bị xem là người bị nghi là phạm tội. Bây giờ người da trắng lại bị nghi là phạm tội. Đó ít nhất là một khái niệm “vô lý” mắc vào cổ của những người ra đi như những xương cá.
Với việc bỏ ra đi ào ạt, Angola và Mô-dăm-bích không còn những người lo công việc buôn bán và các nghề mà trước kia thuộc phạm vi hoạt động của những người Bồ Đào Nha. Do cướp đoạt nhân tài bằng việc xuất khẩu nô lệ từ Angola trong nhiều thế kỷ và do cướp đoạt tài nguyên như dầu, kim cương và cả-phê của Angola, than đá, thuỷ điện và nông phẩm của Mô-dăm-bích v.v... người Bồ Đào Nha đã để lại đây những nền kinh tế kiệt quệ và những xã hội hầu như hoàn toàn phả sản chẳng có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng một cuộc sống mới.
Các cuộc đi thăm châu Phi đánh dấu một đường phân giới trong các quan hệ của tôi với Bắc Kinh. Giống như nhiều bạn cũ khác của Trung Qu6c của Mao, tôi thật bối rối, nếu chỉ dùng từ thấp nhất như vậy, trước chung quanh co khúc khuỷu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ủng hộ Ô-gu-xtô Pi-nô-chê ở Chi-lê là không thể nào chịu đựng được. Còn hơn thế nữa là sự ủng hộ của Trung Quốc đối với tên tay sai được CIA trả tiền Hôn-đen Rô-béc-tô và FNL mà hắn đứng đầu và sự ủng hộ to lớn dành cho Xa-vim-bi. Theo người bạn cánh tả của tôi ở Paris, London và những nơi khác đã tìm hết cách thuyết phục tôi rằng Xa-vim-bi là nhà lãnh đạo quốc gia thực sự duy nhất và họ đã lấy sự ủng hộ của Trung Quốc để làm một trong những lý lẽ thuyết phục nhất đó.
Nếu lúc đầu tôi còn dè dặt trong việc chỉ trích Trung Quốc, đó là bởi vì tôi chưa đi Angola và tôi cố tìm cách làm cho hợp lý bằng việc giải thích rằng vì châu Phi quá xa lạ so với các vấn đề của Trung Quốc lên ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ không biết một cách đúng đắn vai trò thực sự của Rô-bée-tô và Xa-vim-bi. Những dè dặt của tôi đã tan biến sau khi tôi đã thấy tình hình tại chỗ và nhất là sau cuộc nói chuyện với Luyci-ô La-ra, Tổng thư ký của MPLA. Là một nhà kỳ cựu Bồ Đào Nha lai, từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh vũ trang, ông ta đưa cho tôi một bản đồ ngả màu vàng và đã bị đánh dấu chi chít của quyển Phía bắc vĩ tuyến 17 của tôi để xin chữ ký. Ông ta đã cùng với Nê-tô đến Trung Quốc tháng 7 năm 1974. Phái đoàn đã được Chu Ân Lai đón tiếp rất nồng nhiệt. Nê-tô đã thông báo cho ông ta về tình hình chung. Khi Nê-tô nhắc đến vai trò của Hôn-đen Rô-béc-tô Chu Ân Lai cắt ngang và nói: “Không cần nói thêm nữa. Chúng tôi biết Rô-béc-tô là một tay sai tự tuyên bố của chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Khi Nê-tô nói đến vai trò của Xa-vim-bi như là một tay sai của Bồ Đào Nha và Nam Phi, Chu Ân Lai nói: “Chúng tôi không biết gì nhiều lắm về Xa-vim-bi. Nếu bạn có thể cung cấp chứng cớ về sự phản bội của ông ta, chúng tôi sẽ bỏ rơi ông. Kết quả cuộc gặp là một cam kết tăng viện trợ cho MPLA; là cắt các quan hệ với FNLA, kể cả viện trợ quân sự thêm nữa; duy trì những quan hệ ở mức thấp với UNITA trong khi chờ đợi nắm thêm tin tức.
Tháng 5 năm 1975 Luci-ô La-ra lại đi Bắc Kinh. Chu Ân Lai nằm bệnh viện, và phải đoàn mà La-ra dẫn đầu cũng được cùng một Phó Thủ tướng (không phải Đặng Tiểu Bình) và cùng một Thứ trưởng Ngoại giao như lần trước tiếp. La-ra đọc lại những ghi chép của mình trong cuộc họp trước và bày tỏ sự ngạc nhiên rằng sự ủng hộ của Trung Quốc đối với FNLA cũng như sự ủng hộ đối với UNITA, mặc dù đã được cung cấp tải liệu chứng minh sự phản bội của Xa-vim-bi còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
- Không khí đã hoàn toàn thay đổi - La ra nói - Chúng tôi được nói một cách rất lạnh nhạt rằng tất cả điều của chúng tôi phải làm là triệt để tôn trọng các điều khoản của Hiệp định An-vo. Chúng tôi đưa ra những chứng cớ về những tàn bạo mà FNLA gây ra ở Luanda. Chẳng có ích lợi gì. Một vài tháng sau, các cố vấn quân đội Trung Quốc đã ủng hộ quân FNLA và quân Da-ia trong các cuộc hành quân của chúng chống MPLA.
Như vậy, tôi biết rõ ràng không phải vì Trung Quốc có những tin không đúng về các công việc ở Angola. Trong một loạt các bài sau chuyến đi thăm đầu tiên, tôi chẳng đắn đo gì trong việc chỉ trích vai trò của Bắc Kinh. Không lâu, sau đó tôi càng tin rằng không phải chỉ ở châu Phi xa xôi chính sách đói ngoại của Trung Quốc mới có một sự đổi hướng nhục nhã như vậy.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội)
Nguồn: Nguyễn Học ( Mõ Hà Nội)
VNthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 8 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--