Chương 3

I
Nhờ cậu Mácxim vạch cho Pie một lối sống riêng nên được  chừng nào hay chừng nấy, gia đình đã để em sống thả theo sức  mạnh của riêng em. Việc này chẳng bao lâu đã có những kết quả hết sức rực rỡ. Ở trong nhà, nom em không có vẻ gì là đứa bé tàn  tật. Em dạo chơi khắp nhà, bước đi vững vàng. Em tự thu dọn lấy  buồng ở, biết xếp đặt quần áo, đồ chơi rất ngăn nắp. Ngoài ra, cậu  Mácxim còn lo lắng cả việc rèn luyện thân thể cho em, cậu sai  người dạy em tập thể dục. Khi Pie lên sáu, cậu tặng cho em một  con ngựa nhỏ hiền lành. Ban đầu, bà Pôpenska không tưởng tượng  được đứa con trai mù của bà lại cưỡi ngựa, nên bà cho việc ông cậu  ngông cuồng cho cháu con ngựa là hết sức điên rồ. Nhưng ông cậu  tàn tật đã đem hết sức mình ra luyện cho cháu, và trong có vài ba  tháng, Pie đã vui vẻ cưỡi ngựa, đi sóng đôi bên Iokhim và chỉ đến  chỗ đường ngoặt, Iokhim mới phải nhắc. Thế là đôi mắt mù không  hề cản trở thân thể em phát triển một cách bình thường, và ảnh  hưởng của nó đến tâm hồn em cũng giảm đi nhiều. Vào trạc tuổi  em, Pie là đứa bé lớn người, dong dỏng, nước da hơi tái, nét mặt  xinh xắn khôi ngô. Mái tóc đen láy càng làm tăng màu nước da tai  tái. Đôi mắt to và đen, ít động đậy, khiến vẻ mặt thêm kỳ cục, ai  nom thấy cũng phải để ý đến ngay. Một nếp nhăn hằn nhẹ trên đôi  hàng lông mày. Cái thói quen hơi nhô đầu về phía trước và cái vẻ buồn, đôi khi như đám mây lướt trên khuôn mặt xinh xắn của em,  đấy là tất cả những cái để cho người ta đoán biết là em bị mù. Tuy  ở những chỗ quen, em đi đứng rất vững vàng, nhưng ai cũng thấy  rõ cái tinh thần hoạt bát tự nhiên của em bị nén xuống và chỉ  thỉnh thoảng nó mới bật ra trong một vài cử chỉ nóng nẩy, đột  ngột.
Giờ đây, những ấn tượng về thính quan đóng vai trò chủ chốt  trong đời sống em bé mù. Những âm thanh đã thành hình thức  suy nghĩ chính, thành trung tâm mọi công việc về trí óc của em.  Em nhớ kỹ những nhạc điệu các bài hát, và khi học lời, em thường  nhuộm lời ca thêm buồn, vui hay mơ mộng.
Càng ngày em càng chú ý đến những tiếng nói của thiên  nhiên lọt đến tai em. Rồi hòa trộn những cảm giác mơ hồ của em  với những nhạc điệu quen thuộc, đôi khi em phối hợp thành một  bản nhạc ngẫu hứng tự do, trong đó khó biết đâu là phần dân ca  quen thuộc và đâu là phần sáng tạo của em. Hai phần khăng khít  với nhau quá, đến em cũng không phân biệt được. Em học rất  chóng những điệu nhạc mẹ em dạy: bà dạy em biểu diễn dương  cầm nhưng em vẫn yêu quý chiếc sáo của Iokhim như trước. Đành  rằng chiếc dương cầm phong phú, nhiều âm điệu hơn, nhưng nó bị  buộc chặt trong buồng. Còn chiếc sáo, em có thể mang ra giữa  đồng, tiếng sáo réo rắt hòa với tiếng thảo nguyên rì rầm đến nỗi  lắm lúc em cũng không hiểu rõ có phải chính làn gió từ xa đưa lại  bên tai em những ý nghĩ mơ hồ chập chờn hay chính em làm cho  nó phát ra từ chiếc tiêu.
Lòng ham mê nhạc đã thành trọng tâm phát triển trí óc của  em: nó làm cuộc sống của em bận rộn. Cậu Mácxim lợi dụng nhạc  để dạy em về lịch sử đất nước, cuốn lịch sử với trí tưởng tượng của  em được dệt toàn bằng âm thanh. Ham thích một bài ca, em làm  quen với các nhân vật trong bài, làm quen với số phận của họ, với  số phận Tổ quốc của em. Do đó em nảy ra lòng ham thích văn  chương. Đến năm Pie lên chín, cậu Mácxim bắt đầu dạy em học.  Cậu đã nghiên cứu làm quen với những phương pháp dạy người  mù, nên bài học cậu dạy thực hấp dẫn, khiến Pie thích thú vô  cùng. Bài học đưa vào tâm hồn em một yếu tố mới: cái tinh thần  chính xác và minh bạch để bù vào những cảm giác mơ hồ của âm  nhạc.
Như vậy, ngày tháng của em sống rất đầy đủ, em không có thể phàn nàn được là còn nghèo nàn về cảm giác. Với lứa tuổi của  em, em như đã được hưởng một cuộc sống hết sức phong phú. Em  cũng hầu như quên cả đôi mắt mù.
Tuy nhiên tính nết em vẫn đượm một vẻ buồn kỳ lạ, cái vẻ buồn không phải là của lứa tuổi bé nhỏ. Cậu Mácxim cho là tại em  không có bạn. Cậu cố tìm cách bù đắp phần thiếu sót ấy cho em.
Lũ trẻ trong làng được rủ đến chơi với em thấy ngượng  nghịu, chúng không chơi bời tự nhiên như mọi ngày. Không những  tại ở đây chúng lạ nhà mà còn tại cả đôi mắt của Pie làm chúng  bối rối. Chúng nhìn em, rụt rè, đứng xít lại nhau, yên lặng, hoặc  thì thào với nhau khe khẽ. Khi để mặc chúng chơi một mình ngoài  vườn, hoặc ngoài đồng, chúng trở nên tự do và bạo dạn hơn.  Nhưng người ta thấy em Pie vẫn cứ lặng im đứng riêng một chỗ,  buồn bã lắng nghe lũ bạn mới nô đùa vui vẻ.
Đôi khi Iokhim gọi lũ trẻ quây quanh anh và kể cho chúng  nghe chuyện cổ tích và những chuyện buồn cười. Với lũ trẻ nhà quê, con quỷ Ukren ngốc nghếch và mụ phù thủy độc ác là những  cái chúng quen thuộc hết sức, nên tự chúng có thể thêm thắt vào  những đoạn Iokhim quên sót, thành thử đám kể chuyện vui nhộn  đáo để. Pie chăm chú lắng nghe, trong lòng vui thích, nhưng chỉ  họa hoằn em mới cười. Xem thế đủ biết những cái ý vị hài hước  trong lời nói sinh động, phần lớn em không hiểu được, cái đó cũng  không có gì lạ. Em có nhìn đâu thấy đôi mắt long lanh hóm hỉnh  của người kể chuyện, em có thấy đâu những nếp cười nhăn trên  mặt Iokhim, và chòm ria mép dài của anh nó rủ xuống rung rinh,  nom đến khôi hài.
III
Ít lâu nay ở ấp bên cạnh, người tá điền đã bị đuổi. Anh chàng  trước kia tính khí bon chen, bướng bỉnh. Ông Pôpenski hiền lành  củ mỉ như thế mà cũng có lần hắn gây chuyện với ông về chuyện  trâu bò phá ruộng. Người mới đến là vợ chồng ông già Iaskunski.  Hai vợ chồng tuy tuổi cộng lại ngót nghét một trăm, thế mà họ cũng chỉ vừa mới lấy nhau. Ông Iaskunski chật vật lắm mới dành  dụm được món tiền lĩnh canh lại cái ấp này. Để có tiền, ông đã phải đi làm quản gia cho những nhà giàu có. Còn bà Iaskunski  tương lai, trong khi chờ đợi hạnh phúc, cũng bắt buộc phải làm  chân nữ tì ở nhà bá tước Pôtốcka. Đến ngày hai vợ chồng đưa nhau ra nhà thờ làm phép cưới thì râu tóc của ông chồng trung hậu nọ đã thấy sợi trắng nhiều hơn sợi đen, và khuôn mặt thẹn thò đỏ ửng  của bà vợ cũng đã có những vòng tóc bạc rủ vòng quanh.
Tuy vậy, cái đó cũng không hề cản trở hạnh phúc của đôi vợ chồng và kết quả cuộc tình duyên muộn mằn ấy là hai ông bà sinh  hạ được một cô con gái độc nhất, suýt soát tuổi với em bé mù. Đã nhiều tuổi lại sống trong căn nhà của mình, tuy là trại lĩnh canh  nhưng cũng có thể coi như của mình được, hai ông bà Iaskunski  bắt đầu sống một cuộc đời yên tĩnh và nhũn nhặn như thể hai  người muốn đem cái yên lặng cô quạnh này đền bù cho những năm  vất vả đầy lo lắng, sống dưới mái nhà người khác.
Lần lĩnh canh đầu tiên không được may mắn lắm. Hai vợ chồng phải bảo nhau giảm chi tiêu một chút. Nhưng đến ấp mới  lần này hai ông bà liền thu dọn ngay theo sở thích và theo thói  quen của mình. Trong góc buồng, có bày mấy bức tượng thánh,  quanh tượng có dây trường xuân kết hoa, bên cạnh mấy nhành  liễu và một cây nến, bà Iaskunski có để mấy chiếc bị chứa đầy  những cỏ và rễ bà dùng làm thuốc chữa cho chồng và cho những  người nhà quê thường đến nhờ bà khám bệnh. Những bị cỏ tỏa ra  trong phòng một hương vị đặc biệt làm khách đến chơi nhà hễ nhớ đến nó ai cũng nhớ ngay đến căn nhà xinh xắn, sạch sẽ và yên  tĩnh, đồ đạc hết sức gọn gàng, và nhớ đến cặp vợ chồng già sống  một cuộc đời vô cùng bình tĩnh rất hiếm có trong thời buổi bấy giờ.
Hai ông bà già sống yên vui với cô con gái độc nhất và quý con như vàng. Em bé có bím tóc dài vàng hoe và đôi mắt xanh biếc.  Khách đến chơi ai cũng phải để ý đến cái vẻ nghiêm trang trong  thái độ của em. Hình như cái êm đềm của mối tình muộn mằn đã chung đúc lại và phản ánh lên trong tính tình của cô con gái, trong  cái khôn ngoan như người lớn, trong những cử chỉ khoan thai, và trong đôi mắt xanh biếc mơ màng sâu sắc của em. Gặp người lạ,  em không hề sợ hãi, gặp lũ trẻ cùng lứa tuổi, em không lảng tránh,  em vui vẻ cùng chơi đùa với chúng. Những lúc như vậy, em tỏ ra  ân cần chiếu cố hết sức thành thực, như thể bản thân em, em  không muốn chút nào. Thực thế, với cái xã hội bé nhỏ riêng của  em, em thấy cũng đủ lắm rồi, em dạo chơi, ngắt hoa, chuyện trò cùng con búp bê và lúc nào em cũng rất nghiêm trang, khiến cho đôi khi người lạ tưởng em là một thiếu phụ trẻ chứ không phải là một em bé còn rất ít tuổi.
IV
Một hôm, Pie ngồi một mình trên một trái đồi nhỏ, ở ven  sông. Mặt trời lặn dần. Trên không trung yên lặng như tờ, duy có tiếng trâu bò về chuồng rống từ đằng xa vẳng đưa lại. Chú bé thổi  tiêu một lúc, rồi ngả mình xuống bãi cỏ, lắng mình khoái hưởng  những phút say sưa uể oải của buổi chiều hè. Chú thiu thiu mơ  màng một lát, chợt có tiếng chân bước nhẹ làm chú giật mình tỉnh  lại. Bực mình, chú chống nẹ, hơi nhấc mình lên một chút, lắng tai  nghe. Tiếng chân dừng dưới chân đồi. Chú không nhận ra tiếng  chân ai.
Thốt nhiên có tiếng đứa bé nào gọi: 
- Này anh có biết ai vừa thổi sáo đấy không? 
Những lúc ngồi vắng vẻ một mình, Pie không thích ai đến  quấy rầy, nên lầu bầu đáp lại:
- Ta chứ ai...
Có tiếng “chà!” nhẹ nhàng, đầy vẻ ngạc nhiên. Rồi tiếng một  cô bé con ngây thơ tiếp theo như khen ngợi:
- Hay quá!
Pie nín lặng. Một lát sau, thấy cái cô bé vô duyên nọ vẫn cứ đứng lì ra, Pie liền hỏi:
- Này, cô kia sao không đi ra chỗ khác đi? 
Cô bé ngạc nhiên, giọng trong trẻo, ngây thơ hỏi lại: 
- Sao anh lại đuổi tôi?
Giọng cô bé ngây thơ, dịu dàng làm Pie thấy êm tai. Nhưng  em vẫn cứ lầu bầu đáp lại:
- Tôi không thích ai đến quấy rầy...
Cô bé phá ra cười: 
- Chà, gớm nhỉ?... Thế trái đất này là riêng củaanh hay sao  mà anh có quyền cấm không ai được đến dạo chơi ở đây?
- Mẹ tôi cấm không cho ai đến đây.
Cô bé tỏ vẻ suy nghĩ rồi  nói:
- Mẹ anh à? Thế nhưng mẹ tôi lại cho phép tôi ra chơi ở bờ sông này thì sao?
Vốn được mọi người nuông chiều, em bé mù từ trước không  quen ai cãi lại mình như vậy. Cơn giận nổi lên, mặt em cau có,  nhăn nhúm, em vùng vằng nói:
- Cút đi! Cút đi! Cút đi!
Thực khó nói câu chuyện sẽ kết thúc ra sao. Nhưng vừa hay  có tiếng Iokhim gọi Pie về uống trà. Pie chạy vội xuống chân đồi.  Em vẳng nghe tiếng cô bé tức bực nói theo sau:
- Chà! Thằng bé này ác thực!
V
Hôm sau đến ngồi chỗ cũ, Pie nhớ lại câu chuyện gặp gỡ bữa  qua. Nhớ lại, em không còn thấy giận chút nào. Trái lại, em ước ao  lúc này cái cô bé có tiếng nói dịu dàng nghe rất vui tai kia trở lại.  Chưa bao giờ em được nghe tiếng ai nói êm ái như vậy. Cái bọn trẻ con mà em quen, chúng kêu la, cười ha hả, đánh lộn nhau, khóc lóc  ầm ĩ, chứ không có một đứa nào ăn nói dịu dàng như cô bé. Em  giận mình đã làm phật ý cô bé và chắc cô ta không còn trở lại nữa.
Quả vậy, ba ngày liền cô bé không trở lại. Nhưng đến hôm  thứ tư, Pie chợt nghe thấy tiếng chân cô bé ở tít dưới kia, về phía  bờ sông. Cô bé bước nhẹ nhàng, chân đạp trên sỏi nghe lạo xạo,  miệng khe khẽ ngâm một bài hát Ba Lan.
Khi thấy cô bé lên ngang chỗ mình ngồi, Pie gọi to: 
- Này! Cô lại đến đấy ư?
Cô bé không đáp lại. Đá sỏi vẫn lạo xạo dưới chân. Nghe  giọng hát có vẻ làm ra thờ ơ, Pie biết cô ta còn giận lắm.
Nhưng đi được vài bước, cô bé đứng lại. Hai ba giây lặng lẽ trôi qua. Cô bé sắp lại gọn ghẽ bó hoa nhỏ hái ngoài đồng cô đang cầm trong tay. Pie nín lặng đợi. Trong cái đứng ngừng lại và tiếp  đến lặng im, Pie thấy có thoáng chút khinh bỉ.
Sau cùng, cô bé thôi không xếp lại hoa nữa và lấy giọng  trang nghiêm hỏi lại:
- Thế anh không nhìn thấy chính tôi đây à?
Cái câu hỏi đơn giản có thế mà gây nên một tiếng vang đau  xót trong tâm hồn Pie. Em nín lặng không đáp, duy có hai tay  chống xuống đất là run run bám lấy đám cỏ. Nhưng dù sao thì câu  chuyện giữa hai em cũng bắt đầu. Cô bé vẫn đứng nguyên một  chỗ, tay mân mê bó hoa. Cô lại hỏi:
- Ai dạy anh thổi sáo hay thế? 
- Iokhim đấy.
- Hay quá. Nhưng tại sao hôm nọ anh lại cáu với  tôi?
Pie khe khẽ nói:
- Tôi không cáu... với cô.
- Vậy thì được. Tôi cũng không giận anh nữa... Thế chúng ta cùng chơi với nhau nhé?
Pie cúi đầu, đáp lại: 
- Tôi chơi với cô làm sao được!
- Anh không biết chơi à? Tại sao?
- Vì...
- Tại sao?
- Vì... - Pie nhắc lại nhỏ quá. Em càng cúi gầmmặt xuống.  Từ trước chưa hề bao giờ em phải nói với một ai về cái tật  đau khổ của em. Giờ đây, cái giọng hồn nhiên của cô bé cứ ngây  thơ săn đón hỏi, làm em thấy âm thầm đau đớn.
Cô bé trèo lên đồi: 
- Anh thực buồn cười quá - giọng cô như ăn năn,đầy vẻ ân  cần, cô đến ngồi xuống cạnh Pie
- Có lẽ anh chưa biết tôi. Khi đã quen, anh sẽ không sợ tôi nữa. Còn tôi, tôi chẳng sợ ai hết.
Cô bé nói bình tĩnh, đâu ra đấy. Pie nghe thấy cô bé vứt mấy  bông hoa vào lòng vạt áo khoác ngoài, liền hỏi:
- Cô hái những bông hoa này ở đâu? 
- Ở đằng kia. Cô bé hất đầu chỉ về đâu phía sau. 
- Trong nội cỏ à?
- Không, đằng kia.
- Vậy ra trong bụi cây à? Nhưng hoa gì thế?
- Ờ, thế anh không biết là hoa gì à? Anh kỳ quặcthật... kỳ quặc quá thế, trời ơi!
Em bé mù cầm một bông hoa. Ngón tay em lướt nhanh qua  mấy chiếc lá và vành cánh hoa.
- Hoa này là hoa cúc. Còn đây hoa viôlét.
Về sau, em muốn  dùng tay sờ mặt để làm quen cô bạn mới: tay trái em nắm vai cô  bé, tay phải sờ nắn mái tóc và đôi mi mắt, mấy ngón tay em lại  lướt nhanh trên mặt cô bé, thỉnh thoảng ngừng lại để chăm chú nghiền ngẫm những nét lạ.
Tất cả, em làm nhanh và bất ngờ quá khiến cô bé hết sức  ngạc nhiên, không kịp nói được lời nào. Cô bé trố mắt nhìn Pie,  sững sờ, gần như khiếp sợ.
Lúc bấy giờ, cô bé mới nhận thấy trên khuôn mặt người bạn  mới của cô có một cái gì kỳ lạ. Những nét xinh xắn và tái nhợt vì  chăm chú căng thẳng nên nom đanh lại, trái ngược hẳn với đôi  mắt nhìn không động đậy. Đôi mắt chú bé nhìn tận đâu đâu,  không hề chú ý đến việc chú làm và ánh mặt trời buổi chiều tà phản chiếu trong đôi con ngươi của chú nom thực kỳ quái. Trong  giây lát, cô bé tưởng mình ở trong một cơn ác mộng.
Hắt tay chú bé ở vai ra, em thốt nhiên chồm dậy, òa ra khóc  và la lên:
- Sao mày làm tao sợ hết hồn, thằng tồi kia?
-Giọng cô bé thấm qua nước mắt nghe cáu kỉnh. Tao làm gì mày nào...? Tại sao?
Còn Pie kinh ngạc, vẫn ngồi yên một chỗ, cúi gằm mặt  xuống. Một cảm giác kỳ quái, vừa tức giận vừa tủi thân, làm em  đau đớn xót xa. Lần đầu tiên trong đời, em cảm thấy nỗi nhục  nhằn của một người tàn tật. Lần đầu tiên em thấy đôi mắt của em  không những để người khác nhìn thấy phải thương hại mà còn có thể làm người ta phải sợ lên được nữa. Đành rằng, em không thể mường tượng thấy rõ ràng cái cảm giác nó đang giày vò em, và tuy  cái cảm giác ấy nó mơ hồ không rõ rệt, em vẫn thấy đau khổ vô  cùng.
Có cái gì đau đớn, chua xót, chẹn tắc cổ họng em: em nằm vật  ra bãi cỏ, nức nở khóc. Vốn bẩm sinh hay tự ái, em cố gắng nén,  nhưng càng cố nén, em càng nức nở khóc thêm, thân hình nhỏ bé của em càng quằn quại co rúm lại.
Cô bé lúc chạy xuống chân đồi, nghe có tiếng nức nở khóc  nên ngạc nhiên ngoảnh lại. Nhìn thấy chú bé gằm sát mặt xuống  đất khóc, cô thương hại, quay lại, nhẹ nhàng leo lên đồi, đến sát  gần chú bé.
Cô khẽ dỗ: 
- Này sao anh khóc? Anh tưởng tôi đi mách phảikhông?  Thôi đừng khóc nữa, tôi sẽ không nói với ai đâu.
Lời nói dịu dàng, giọng ôn tồn vuốt ve của cô bé làm Pie càng  nức nở khóc to. Cô bé liền ngồi xổm xuống bên cạnh Pie và cứ ngồi  thế một lúc lâu. Cô lấy tay nhẹ nhàng vuốt ve mái tóc của bạn rồi  dịu dàng kiên nhẫn như một bà mẹ an ủi đứa con vừa bị mắng. Cô  nâng đầu Pie dậy, lấy khăn mùi xoa lau mặt ướt đầm nước mắt  của chú.
Hệt như giọng một thiếu phụ, cô bé nói: 
- Này... thôi anh đừng khóc nữa! Tôi hết giận từ lâu rồi. Tôi  biết là anh đã hối hận vì làm tôi kinh sợ...
Để nén xúc cảm, Pie thở dài đáp lại:
- Nào tôi có muốn làm cô sợ đâu! 
- Thôi được! Tôi hết giận rồi. Từ nay anh đừng làm thế nữa nhé!
Cô bé nâng Pie dậy và đặt ngồi bên cạnh.  Pie ngoan ngoãn theo. Giờ đây, em ngồi im như trước, mặt  ngoảnh về phía mặt trời lặn. Khi cô bé nhòm lại mặt người bạn  nhỏ, thấy ánh mặt trời đỏ nhạt buổi chiều chiếu rọi vào làm khuôn  mặt em càng lạ lùng hơn. Đôi mắt vẫn ướt đầm, không thấy động  đậy. Nét mặt vẫn còn nhăn lại giần giật, nhưng đồng thời đượm một vẻ buồn u uất, nặng trĩu, không có chút gì là nỗi buồn của một  em bé còn ít tuổi.
- Nhưng mà nom anh vẫn kỳ dị thế nào ấy... 
Cô bé nói, giọng vừa thương hại vừa mơ màng...  Pie nhăn mặt đau đớn đáp lại:
- Không, tôi có gì là kỳ dị đâu... Tôi chả kỳ dị chútnào hết.  Tôi... Tôi... mù...
- Mù...ù...à!
- Giọng cô bé kéo dài. Thốt nhiên côrun run,  như tiếng “mù” buồn bã mà Pie khe khẽ nói ra đã đâm sâu vào  trái tim thiếu nữ nhỏ nhắn của cô.
- Mù...ù... à!
- Cô bé nhắc lại. Giọng cô run hơnnữa. Rồi thốt  nhiên cô ôm chầm lấy cổ chú bé, ép mặt vào mặt chú, như để chống lại mối xúc cảm thương tâm tràn ngập trong lòng.
Điều phát hiện bất ngờ kinh khủng làm cô bé choáng váng,  không đủ sức giữ được vẻ nghiêm trang như trước, nó khiến cô trở lại thành một đứa bé con buồn rầu, đau khổ tuyệt vọng và giờ đây  đến lượt cô òa lên nức nở khóc...
VI
Mấy phút lặng lẽ trôi qua.
Cô bé nín không khóc nữa, cô nén lòng, chỉ thỉnh thoảng bật  nấc lên một tiếng. Mắt còn ướt lệ, cô ngắm nghía mặt trời và có ấn  tượng mặt trời quay trong khí quyển cháy đỏ rực đằng tây và ngụp  xuống sau dải chân trời tối om. Mảnh chiêng vàng đỏ ối rực sáng  lên một lần nữa rồi bắn vọt ra hai ba tia lửa. Thốt nhiên, hình thể tối mờ của khu rừng đằng xa in rõ lên nền trời thành một đường  xanh mờ liên tục.
Một làn gió mát thổi từ dưới sông lên, không khí tĩnh mịch  êm ái buổi chiều phản chiếu lên khuôn mặt em bé mù. Em ngồi cúi  đầu, hình như ngạc nhiên về cái cử chỉ thương xót nồng nhiệt của  cô bé.
Một lát, cô bé nói, giọng còn nghẹn ngào:
- Uổng chưa!
Hình như cô muốn giải thích nỗi yếu lòng của  mình.
Sau cô bé trấn tĩnh dần và nói sang chuyện khác. Cô tìm  những chuyện ở đâu đâu, để có thể tha hồ nói mà không bị xúc  động. Cô bé trầm ngâm nói:
- Mặt trời lặn rồi.
Pie buồn rầu đáp: 
- Tôi có biết mặt trời lặn ra thế nào đâu! Tôi chỉ...cảm thấy  mà thôi.
- Thế anh không biết mặt trời thế nào ư? 
- Không...
- Thế mẹ anh, anh cũng không biết ư?
- Có chứ, tôi biết rõ mẹ tôi lắm. Nghe mẹ tôi đi từ xa lại, tôi  cũng nhận ra ngay.
- Ừ, đúng đấy! Tôi cũng vậy. Nhắm mắt lại tôi cũng nhận  được ra mẹ tôi.
Câu chuyện giữa hai em trở nên bình tĩnh hơn.  Giọng Pie nói nghe đã vui vui lên một chút.
- Này, tôi có cảm giác thấy được mặt trời và biếtrất rõ cả lúc  nó lặn.
- Anh làm thế nào mà biết được? 
- Vì... cô hiểu đấy... Tôi, tôi cũng chẳng biết tạisao. 
- À phải!...
- Cô bé rất hài lòng về câu trả lời. Cả hai nín  lặng, Pie lại nói:
- Tôi biết đọc nữa cơ, tôi cũng sắp học cầm bútviết. 
- Nhưng anh học ra sao?...
- Cô bé nói được có thế rồi thốt  nhiên nín bặt. Cô bối rối, cô không muốn cứ tiếp tục hỏi những câu  khổ tâm như vậy. Nhưng Pie hiểu ngay.
- Tôi đọc trong sách riêng của tôi, đọc bằng ngón tay. 
- Bằng ngón tay! Chà! Tôi thì không bao giờ tôi đọc được sách bằng ngón tay. Mắt nhìn còn ngắc ngứ nữa là... Bố tôi bảo  đàn bà hiểu về khoa học rất ít.
- Tôi biết đọc cả tiếng Pháp.
- Cả tiếng Pháp! Cũng bằng ngón tay chứ? Anh thông minh  quá!
Cô bé la lên, cô thành thực khâm phục anh bạn nhỏ. Nhưng  này anh, tôi sợ anh bị cảm mất. Trên mặt sông, sương bốc mù mịt  ghê chưa!
- Còn cô? 
- Tôi ấy à? Tôi chả sợ gì hết. Với tôi, cái đó có đángkể chi. 
- Thế thì tôi cũng không sợ. Có lẽ nào đàn ông lại dễ bị cảm  hơn đàn bà được? Cậu Mácxim bảo đàn ông không được sợ gì hết.  Đói, rét, sấm, mưa, tất cả không có gì đáng sợ.
- Cậu Mácxim!... Có phải cái người vẫn cứ chống nạng đi ấy  không? Tôi cũng gặp ông ta. Nom ghê chết!
- Không! Cậu tôi không có gì đáng ghê đâu, trái lại, cậu tôi  tốt lắm.
- Có, nom ông ta mà ghê cả người!
- Cô bé khăng khăng  nhắc lại. Anh không nom thấy nên không biết đấy.
- Sao tôi lại không biết, tất cả những cái tôi học được là nhờ cậu tôi dạy kia mà!
- Thế ông ta có đánh anh bao giờ không? 
- Cậu tôi ấy à? Không bao giờ cậu tôi đánh tôi, mà cũng  không bao giờ nổi giận với tôi. Không bao giờ...
- Thế thì hay quá. Ai lại đi đánh một cậu bé mù bao giờ?...  Tội chết!
- Nhưng cậu tôi có đánh ai bao giờ đâu!
- Pie nói, vẻ hơi  đãng trí vì em vừa thoáng nghe thấy tiếng chân của Iokhim.
Quả nhiên một thoáng đã thấy vóc dáng vạm vỡ của anh  chàng Ukren in rõ trên đỉnh ngọn đồi mấp mô ngăn bờ sông với  khu trại. Tiếng Iokhim gọi vang tận xa trong vắng lặng buổi chiều.
- Ô hê!... Cậu Pie ơi!..
Cô bé đứng dậy bảo:
- Kìa! Người nhà đang gọi anh về. 
- Phải, nhưng, tôi không muốn về.
- Thôi, về đi, về đi... Mai tôi sẽ lại thăm anh. Bố mẹ anh  đang đợi anh ở nhà và ở nhà tôi chắc cũng vậy.
VII
Cô bé giữ lời hứa. Cô còn đến sớm, trước cả lòng mong đợi  của Pie. Sáng hôm sau, trong lúc Pie đang làm bài trong phòng,  trước mặt cậu Mácxim như mọi ngày, thốt nhiên em ngẩng đầu  lên, lắng nghe một lát rồi hớn hở nói:
- Cậu cho cháu ra ngoài một lát. Có một cô bé đến chơi.
Cậu  Mácxim ngạc nhiên hỏi:
- Một cô bé? Cô bé nào?
Rồi cậu theo Pie đi ra ngoài cổng.  Quả nhiên, cô bạn hôm qua của em vừa vào đến sân. Thấy bà Ana  Mikhailốpna, cô bé ngập ngừng, rồi đến thẳng trước mặt bà. Bà tưởng cô bé đến có việc gì, liền hỏi:
- Em muốn gì, hở em?
Rất nghiêm trang, cô thiếu nữ bé bỏng chìa tay ra hỏi bà Ana:
- Thưa bà có phải đây là nhà của cậu bé mù không ạ? 
Bà Ana vừa ngắm đôi mắt trong trẻo và cử chỉ hoạt bát của  cô khách lạ, vừa đáp:
- Phải đấy, cháu ạ. 
- Thưa bà,... mẹ cháu cho phép cháu đến thăm anh ấy. Vậy  cháu có thể gặp anh ấy bây giờ được không?
Vừa vặn lúc đó Pie chạy lại, cậu Mácxim đã theo ra đến bậc  cửa. Chú bé vừa chào cô bạn mới, vừa nói với mẹ:
- Thưa mẹ, đây là cô gái con đã nói với mẹ hôm  qua. Nhưng bây giờ con đang phải làm bài...
Bà mẹ bảo: 
- Lần này, cậu Mácxim cho con nghỉ, mẹ sẽ xin phép cho. 
Trong lúc đó, cậu Mácxim chống nạng đi đến. Cô bé tự nhiên  như ở nhà mình, đi thẳng đến trước mặt cậu. Cô chìa tay ra nói với  cậu Mácxim, giọng khen ngợi duyên dáng:
- Ông không đánh một cậu bé mù, thực tốt quá! Anh ấy kể cho tôi thế.
- Thưa bà, đánh sao được?
Cậu Mácxim kêu lên với vẻ khôi hài trịnh trọng. Bàn tay to  lớn của cậu nắm lấy bàn tay xinh xắn của cô bé và nói: “Con ơi! Ta  thực hết sức cảm ơn học trò ta đã gây cảm tình cho ta với một cô bé thùy mị, khôn ngoan như con”.
Nói xong cậu cười và vuốt ve bàn tay xinh xắn nắm trong tay  mình. Đôi mắt ngay thẳng của cô bé vẫn cứ ngó chòng chọc vào  cậu Mácxim, làm trái tim vốn ghét đàn bà của cậu cũng phải thấy  yêu mến cô bé đứng trước mặt.
Cậu mỉm cười, một nụ cười lạ lùng và, quay lại nói với chị: 
- Này, chị Ana, thằng Pie nhà này thế là một mình đã biết  kết bạn rồi đấy. Chị ạ, nó tuy mù mà chọn giỏi đấy, phải không  chị?
Bà Ana mặt đỏ ửng, nghiêm giọng hỏi lại: 
- Cậu Mác, cậu nói thế là nghĩa làm sao? 
Cậu Mácxim biết mình chạm đến điểm dễ động lòng của  người chị, cậu hiểu ý nghĩa thầm kín nảy ra trong lòng người mẹ hay lo xa ấy, nên cậu chỉ đáp lại gọn lỏn:
- À, tôi nói đùa!
Bà Ana càng đỏ mặt. Bà vội cúi xuống, trìu mến ôm hôn cô  bé. Thấy bà Ana âu yếm mình một cách mạnh bạo và đột ngột, cô  bé vẫn nhìn bà với đôi mắt trong sáng, tuy hơi ngạc nhiên một  chút.
VIII
Từ đó giữa hai gia đình Iaskunski và Pôpenski đi lại thân  mật thắm thiết. Cô bé, tên là Êvơlin, ngày nào cũng sang chơi. Ít  lâu sau cô cũng sang theo học cậu Mácxim.
Thoạt đầu, ông Iaskunski cũng không thích cho con gái học  chung như vậy. Một là ông cho đàn bà con gái biết ghi chép được quần áo và sổ sách chi tiêu là đủ lắm rồi. Hai nữa, ông vốn là người ngoan đạo. Ông nhất định cho việc cậu Mácxim bất chấp cả ý muốn của Đức Giáo hoàng, đi đánh lại người Áo như thế là lầm.  Sau hết, ông tin tưởng sắt đá là trên trời có Đức Chúa, còn Vônte  và bọn đi theo Vônte đều phải sa địa ngục, phải nhúng trong vạc  dầu. Và theo ý kiến mọi người, cậu Mácxim rồi cũng sẽ chịu tội  như vậy. Tuy nhiên, từ ngày quen biết cậu Mácxim, ông Iaskunski  cũng phải nhận là con người vô đạo hay gây gổ kia, thế mà rất lịch  thiệp và thông minh, nên ông cũng thuận dàn hòa.
Tuy vậy, trong thâm tâm của ông già thượng lưu Ba Lan nọ vẫn còn chút băn khoăn nghi ngại, nên hôm mang con gái đến xin  nhập học, ông đã thuyết cho con gái nghe rất trang trọng và dài  dòng, nhưng chính là nhằm nói với cậu Mácxim nhiều hơn.
Tay nắm vai con gái, mắt nhìn ông giáo tương lai của con,  ông nói:
- Này con, con hãy lắng nghe lời cha bảo. Con không bao giờ được quên là trên trời có Chúa và Đức Giáo hoàng Thánh cha của  chúng ta hiện nay ở La Mã, là người thay mặt Chúa ở trên thế gian này. Chính cha của con, Valăngtanh Iaskunski, bảo con như  vậy và con phải tin lời cha vì cha đã đẻ ra con. Đấy là điểm Primô(1).
Nói đến đây ông lại nhìn cậu Mácxim, cái nhìn đầy ý nghĩa.  Ông nhấn mạnh chỗ nói tiếng La tinh để tỏ ra ông cũng không lạ gì các môn khoa học, vậy khó có ai đem khoa học mà bịp được ông.
- Sêcungđô(2), cha muốn nói với con, cha là một nhà quý phái  Ba Lan, mà phù hiệu, ngoài hình một đụn lúa và con chim khướu  còn có một cây thánh giá trên nền trời xanh lơ. Dòng dõi nhà Iaskunski là dòng dõi những người hiệp sĩ nổi danh, nhưng cũng  đã có nhiều người đã đổi thanh kiếm lấy cuốn kinh thánh và công  việc về đạo giáo họ đều thành thạo cả. Vậy đấy lại là một lý do nữa  để con phải hết sức tin cậy ở cha. Còn ngoài ra, orbis terrarum,  nghĩa là mọi việc dưới trần gian này, con hãy vâng theo tất cả những điều ông Mácxim Iatsenkô đây dạy bảo và con cố gắng học  cho chăm chỉ, nghe!
Cậu Mácxim mỉm cười bảo: 
- Ông Valăngtanh ơi, ông đừng ngại gì hết. Chúng tôi không  mộ những cô bé con này vào hàng ngũ Garibandi đâu.
IX
Pie và Êvơlin được dạy dỗ chung. Pie học có phần mau hơn cô  bạn, nhưng không vì thế mà giữa hai em không có sự thi đua.  Ngoài ra, đôi khi Pie giúp Êvơlin làm bài và Êvơlin lại thường tìm  cách rất khéo để giảng cho bạn hiểu được những điều mà bạn khó hiểu vì đôi mắt bị mù. Hơn nữa có Êvơlin cùng học, sự học hành  của Pie có một cái gì đặc biệt và trong suy nghĩ của em có thêm  một cái gì nó kích thích rất êm dịu.
Tóm lại, tình bạn bè thân thiết này thực là một ân huệ của  cái số phận giàu nhân đức. Giờ đây, em Pie không còn tìm nơi hẻo  lánh để ngồi một mình. Em đã tìm thấy trong tình bạn với Êvơlin  cái mà lòng trìu mến của người lớn không sao mang lại được cho  em. Ngay cả trong những phút mơ màng thanh thản nhất, em  cũng muốn lắng mình trong mối tình thân ái đó. Hai em thường  cùng dắt nhau lên ngọn đồi nhỏ hoặc ra ven sông. Khi Pie thổi sáo,  Êvơlin lắng nghe, trong lòng ngây thơ thán phục. Khi Pie ngừng  thổi, Êvơlin lại bắt đầu diễn tả cho Pie nghe những cảm giác vui  vẻ của một đứa trẻ nhỏ như em lúc đứng trước quang cảnh thiên  nhiên ở bên quanh mình. Tất nhiên, em còn chưa biết diễn tả đầy  đủ những điều mắt thấy. Lời nói, em còn thiếu, nhưng trái lại,  nghe những câu chuyện ngây thơ, nhất là nghe cái giọng duyên  dáng của cô bạn, Pie hình dung được rõ rệt cái màu sắc riêng của  hiện tượng Êvơlin đang miêu tả cho em nghe. Chẳng hạn như khi  Êvơlin nói về ánh hoàng hôn đương trùm xuống mặt đất vào một  buổi chiều ẩm ướt tối tăm, trong giọng Êvơlin ngập ngừng dè dặt,  Pie dường như nghe thấy những bóng tối đang rủ xuống. Khi  Êvơlin ngẩng khuôn mặt mơ màng lên trời bảo Pie: “Ồ! Cái đám  mây nó đang lại gần, sao mà tối tăm mù mịt làm vậy”, thì thốt  nhiên Pie thấy có một thứ hơi thở lạnh lẽo và nghe trong giọng nói của Êvơlin như có con quái vật đang bò đâu ở tít trên mây xanh,  ầm ầm lướt qua ghê rợn.