(In The Wet)
Chương 8

Những ngày sau đó, David ít gặp Rosemary. Anh cùng phi hành đoàn đến Hatfield đem chiếc Tare về White Waltham và cùng với Frank Cox bắt đầu công việc lấy cho được các chứng chỉ hạ cánh xuống phi trường dân sự của Anh quốc để được phép đáp xuống phi trường Luân đôn trong trường hợp khẩn cấp. Cả hai người cùng đi đến Bộ Hàng Không và được một quan chức cấp trung hiền lành tiếp đón. Ông này đề nghị rằng theo những điều lệ của nội qui thì những sĩ quan Úc và Canada trong lúc phục vụ đội bay Nữ hoàng phải bỏ quân hàm để được tái xác nhận là những phi công dân sự tùy theo từng loại chứng chỉ, tất cả phải mất độ sáu tuần để tiến hành thủ tục. Dewar và David cùng phát biểu là điều này không mấy cần thiết, nhưng vị quan chức ấy thành thật xin lỗi là không thể làm gì hơn được vì đấy là qui định của Bộ. David và Dewar bỏ đi và trao quyền quyết định cho Cao ủy phủ.
Vài ngày sau, hoàn toàn bất ngờ, họ được gọi đến Bộ một lần nữa. Lần này họ được một quan chức cao cấp hơn tiếp, đó là Bí thư thứ hai. Ông ta tiếp đón hai người rất ân cần và nói rằng ông vui mừng thông báo những văn bằng của hai người đã được điều chỉnh. Trên bàn làm việc của ông ta đã để sẵn những văn bằng dân sự của tất cả nhân viên của phi hành đoàn Úc và Canada. Bằng phi công đệ nhất hạng cho Chỉ huy trưởng phi đội Dewar và Chỉ huy trưởng phi đội Anderson, một tập văn bằng phi công dân sự, chuyên viên truyền tin và kỹ sư cơ khí cho tất cả phi hành đoàn. Các sĩ quan tiếp nhận các giấy tờ, có hơi ngạc nhiên, cuối cùng họ rút lui về Câu lạc bộ Hàng không Hoàng Gia có mang theo những giấy tờ này.
David nói:
- Trong giọng nói đã có chút ít thay đổi. Nguyên do vì sao?
Dewar nói:
- Trời mà biết! tôi đã hỏi Frank nhưng anh ta vẫn giữ bí mật. Tôi nghĩ là họ sợ một cái gì đó.:
- Ngừng một chút, Dewar lại nói:
- Anh ta có nói với anh là tôi sẽ đi Ottawa nữa không?
Không. Thế bao giờ anh đi?
Đêm mai. Tôi chở Hoàng tử Charles và toàn gia quyến của ông ta.
David nhìn Dewar hỏi:
- Hoàng tử đi bao lâu?
Tôi đâu biết. Đêm mai mình cất cánh lúc tám giờ với Hoàng tử và Công nương, ba đứa con, người hầu nam và nữ, bí thư và ba phần tư tấn hành lý. Sau đấy tôi phải đợi lệnh.
Trên báo đâu có đăng tin gì phải không?
Không! Hãy giữ bí mật đấy!
Dĩ nhiên.
Đó là ngày mười tháng chạp. David tối hôm sau cũng có mặt với Ryder để chứng kiến chiếc Sugar cất cánh và yểm trợ nếu cần. Chuyến bay không bị trở ngại. Hoàng tử xứ Gale đến với gia đình và đoàn tùy tùng trên ba chiếc xe hơi và bước ra trên đường băng tối tăm và đầy gió bên cạnh chiếc máy bay và lên ngay ghế ngồi. Cửa máy bay đóng lại, động cơ bắt đầu chuyển động và chiếc Sugar tiến về phi đạo. Frank Cox và David đứng nhìn ngọn đèn lái nhấp nhánh trên bầu trời trên đường hướng về Canada và sau đó họ trở lại với sự sáng sủa và ấm áp của văn phòng làm việc.
Vào lúc ấy Frank Cox mới quay qua nói với David:
- Lần tới sẽ là anh, Nigger ạ!
Thế đã sắp xếp gì chưa? David hỏi.
Không nhiều thì ít. Gia đình Havants sắp đi Kenya, đến Nyeri.
Lúc nào?
Thứ sáu hoặc thứ bảy. Chưa có ngày nhất định. Tôi đoán có lẽ thứ bảy.
David gật đầu:
- Chúng tôi sẽ chuẩn bị. Ở lại bên ấy hay trở về liền?
Trở về liền:
- Đại tá Không đoàn trưởng trả lời:
- Có thể có công tác khác nữa sau chuyến bay ấy.
Viên phi công cười:
- Một chuyến đã làm người ta lo rồi! Chuyến đi Nyeri. Còn một chuyến nữa đi Nanyuki, phải không?
Phải.:
- Hai người lại trở về với hồ sơ, và Cox lấy ra bản họa đồ và những chi tiết về Nanyuki:
- Anh đã đến đấy chưa?
David lắc đầu:
- Chưa.:
- Anh ta đang nghiên cứu những chi tiết của phi đạo, độ cao và vùng đất chung quanh.
David nói:
- Ban ngày mà đáp xuống đấy thì an toàn thôi. Nhưng vào giờ chúng ta hạ cánh là đêm rồi, bảy hay tám giờ. Nếu đáp lần đầu mà gặp thời tiết xấu hoặc ban đêm, thì tôi sẽ không đáp đâu. Thay vào đấy, tôi nghĩ ta nên đáp xuống Nairobi.
Họ phải mất mười lăm phút để nghiên cứu đường bay. Cuối cùng viên phi công nói:
- Thế này thì được, cất cánh lúc bảy giờ sáng. Nếu quá sớm thì sẽ đáp đêm ở Nairobi và như thế họ có thể ở lại đêm ở đấy và hôm sau sẽ đi bằng xe hơi.
Frank Cox ghi nhanh các con số trên lưng một bì thư, ông ta nói:
- Họ có thể rời khỏi đây hơi tối một chút và đi chuyến bay đêm. Cất cánh lúc mười một giờ và đến đấy chín giờ sáng. Như thế tiện hơn cho họ vì bọn trẻ được ngủ suốt đêm.
Đi cả gia đình à?
Đại tá gật đầu.
Viên phi công nhìn đại tá cười:
- Chuyến trước Hoàng tử và gia đình, chuyến sau Công chúa Anne và gia đình. Giống như di tản toàn bộ.
Có thể như thế,:
- Đại tá Cox nói:
Chúng ta chỉ biết vậy thôi!
Vâng, chỉ là thông tin thôi mà! Bay ngày bay đêm tùy vào họ, nhưng tôi thích bay ngày hơn.
Đại tá trả lời:
- Tôi sẽ cho anh biết đúng lúc.
David nói:
- Mấy chàng trai lại thích đi phép trong dịp lễ Giáng sinh vì hầu hết họ đều có quan hệ trong xử sở này.
Cox lắc đầu:
- Chẳng có nghỉ phép Giáng sinh cho phi hành đoàn của anh đâu, Nigger ạ! Thật ra, tôi không nghỉ như vậy, vì cứ tưởng anh có công tác khác cơ. Thôi, xin lỗi nhé!
Viên phi công trả lời:
- Chẳng quan trọng gì đâu! Thà họ có việc mà làm hơn là ngồi quanh đâu đó. Thế chuyến bay đến đâu?
Tôi cũng chưa rõ. Tôi nghĩ là họ chưa quyết định.
Sáng hôm sau giới báo chí được thông báo là Hoàng tử và công nương xứ Gale cùng gia đình sẽ đi nghỉ Giáng sinh ở Vương cung Gatineau, nơi đấy George và Alice sẽ được học bài vở lòng về trượt tuyết. Tờ Thời báo, trong mục bình luận có nói đến kết quả đáng vui mừng trong những quan hệ của Liên hiệp Anh qua những động thái nội bộ của Vương triều từ nước này đến nước khác. Tuy nhiên, người ta chẳng bình luận về cuộc thăm viếng sắp đến của Công chúa và Quận công Havant đến Kenya.
Hôm đó là thứ năm, David điện thoại cho Rosemary ở trong cung và mời nàng cùng ăn tối với chàng. Chàng nói:
- Chẳng còn bao lâu nữa anh sẽ đi xa, thế tối nay gặp nhau có được không?
Nàng trả lời:
- Chỉ là chuyện anh sắp đi thôi, anh Nigger? Công việc ở đây không hở tay. Đêm qua mãi đến hơn mười giờ, em mới về nhà.
Ôi trời!:
- Chàng nói:
- Chắc là em mệt lắm nhỉ?
Không sao đâu anh ạ:
Nàng nói tiếp:
- Em nói làm sao, nhỡ khi không tới được để ăn cùng anh ở tiệm Mario, một cửa hàng trong khu Shepherds Market.
Chàng hỏi:
- Một mình em, em làm gì được nào?
Chàng lại nói:
- Anh cũng nấu được nhưng anh muốn tận mắt xem em làm việc. Em có thích, chẳng cần phải gọi món ăn, anh đem đến vài lon đồ hộp và nấu cái gì đó trong lúc chờ đợi em. Anh ở lại không lâu đâu!
Ồ, anh David, ý anh hay đấy! Thế thì em chẳng phải lo về muộn. Anh nấu được chứ?
Chàng trả lời:
- Dĩ nhiên là được. Thế làm sao anh vào được nhà?
Nàng nói cho chàng biết có một người trông nom nhà cửa ở tầng dưới, giữ chìa khóa:
- Em sẽ điện thoại cho cô ấy và bảo cô ta để cho anh vào,:
- Nàng nói tiếp:
- “Em cố về trước bảy giờ nhưng không hiểu có được không. Đừng đọc tất cả thư tình của em, nghe anh!
Dĩ nhiên là anh sẽ đọc. Ít có cơ may cho thằng nhỏ như thế này.
Chàng lái xe lên Luân đôn, trời cũng đã về chiều, với một vali đầy cả đồ hộp mà chàng đem về từ Úc trên chiếc Ceres, chàng ghé lại cửa hàng Fortnum và Mason trước khi về căn hộ của nàng. Cô giữ nhà cho chàng vào và chàng để cả chiếc vali lên bàn, nhìn quanh với vẻ hả hê, xem thật kỹ các tấm ảnh và sách của nàng. Mười lăm phút sau chàng thức dậy và cởi áo gió ra và bắt đầu tìm hiểu tiềm năng của căn bếp nhỏ. Chàng mở vali ra bắt đầu nấu bữa ăn, sau đó chàng tìm ra muỗng nĩa, khăn trải bàn và dọn bàn ra. Chút nữa thì chàng làm chuyện bất chính là hé nhìn một cách sượng sùng vào buồng ngủ của nàng nhưng chỉ ngang cánh cửa buồng và đóng lại vì mặc cảm tội lỗi.
Khi nàng hấp tấp về tới căn hộ thì thấy bàn đã dọn ra, lửa đỏ và một ly nước sêri đã chế sẵn và một đĩa trứng cá muối có bánh qui ở trên. Từ ngoài đường vào, nàng vừa lạnh vừa buồn ngủ, nhưng nhìn vào những thức ăn trên bàn cọng thêm cái mùi hấp dẫn từ nhà bếp tỏa ra và chàng Nigger Anderson, lớn con, da sậm, vừa vui vẻ vừa ấm áp. Nàng nói:
- Ồ, anh Nigger! Thật tuyệt vời! Anh nấu được gì nào?
Gà lôi áp chảo. Em có mệt lắm không?:
- Chàng hỏi.
Giờ thì hết mệt rồi! Em chưa bao giờ ngửi được một mùi thơm đến thế!
Chàng nói:
- Mùi rượu vang đấy. Rượu vang Úc. Anh luôn luôn cho rượu vang vào món áp chảo. Nó làm mất đi các mùi khó chịu.
Và trứng cá muối.:
- Nàng đi vào phòng ngủ và ném cái áo choàng vào đấy, một lúc sau nàng trở ra, đôi mắt lóng lánh:
- Anh không thể tưởng tượng được trở về với căn phòng ấm áp ý nghĩa làm sao, lại có thêm bữa ăn đã dọn sẵn!
Chàng đưa cho nàng ly sêri và tự mình cầm ly nước cà chua. Hai người cùng ngồi ăn bánh qui và trứng cá muối. Chàng hỏi:
- Hôm nay bận lắm phải không?:
- Vừa nói vừa quan sát nàng đang ngồi đối diện, có nhiều nét mệt mỏi hiện ra trên đôi mắt, khóe môi nàng.
Nàng trả lời:
- Hơi bận. Thôi đừng nói đến chuyện ấy nữa, anh Nigger ạ! Đợi cho em nóng người lên đã.
Chàng gật đầu:
- Khác hẳn với khách sạn Canberra. Theo anh nghĩ, chỉ cần một lúc sau là em ấm lại ngay.
Nàng cũng tán thành:
- Ở đấy cũng tuyệt vời! Cũng thật khó mà nhận ra chỉ mới cách đây mười ngày mình còn ở đấy, cũng là hoa như thế, trên cành như thế trong vườn.:
- Nàng nhìn ánh lửa bập bùng nói:
- Em yêu nước Anh. Nhưng em cũng nhận ra rằng có nhiều nơi khác người ta cũng có thể yêu như vậy.
Chàng nói:
- Nước Anh vào mùa Xuân giống như trong truyện thần tiên. Anh sẽ tặng em một mùa xuân như thế. Nhưng vào thời điểm này, bất cứ người nào cũng có được mùa Xuân như anh hằng mong đợi.
Nàng vừa nhấp nước sêri vừa cười:
- Anh mua nước sêri ở đâu? Không phải thứ của em chứ?
Chàng lắc đầu:
- Đây là một loại rượu vang ở miền Nam nước Úc, giá rất rẻ. Em có thích không Thích lắm. Em đoán là anh đã chở về nhiều thứ trên máy bay nhưng dấu đâu đó.
Chàng cười:
- Anh đem về gần nửa tấn thực phẩm, đồ ăn và thức uống, anh bảo với nhân viên phi hành là mỗi người có thể mang theo năm mươi ký.
Yên lặng một chốc, nàng bảo:
- Ngày mai anh sắp đi xa rồi, anh nhỉ?
Ngày mai hay thứ bảy. Anh chưa được lệnh chính xác.
Nàng nói:
- Có lẽ ngày mai. Thiếu tá Macmahon đã nói chuyện ấy với Huân tước Marlow trước khi em đi xa. Công chúa Anne muốn đi ngày mai, vào lúc trời tối.
Họ đã nói với Đại tá Cox chưa?
Em chắc là họ đã gọi điện thoại khi em rời cơ quan.
David đồng ý và nghĩ rằng Ryder nếu được lệnh, đã thông báo ngay chiều hôm ấy cho phi hành đoàn. Vừa nghĩ như thế thì có tiếng điện thoại reo. Nàng đứng dậy trả lời và đưa ống nghe cho David, cười nói:
- Của Trung úy Ryder đấy anh ạ!
Chàng nói chuyện với phi công phụ vài phút và sắp đặt công việc xong xuôi.
Chàng bỏ máy xuống. Nàng đứng bên cạnh, vừa uống xong ly sêri và nói:
- Anh Nigger, mời anh dùng bữa. Món gà áp chảo của anh đang làm em thèm lắm đây! Có lẽ em chảy nước miếng mất!
Hai người bắt đầu ăn món ấy, khoai tây và đậu Hà lan. Chàng rót cho nàng gần nửa chai rượu vang đỏ và ngồi xuống cùng ăn.
Chàng chuẩn bị cho nàng đào hộp, kem hộp làm món tráng miệng, cả hai thứ đều mua ở Úc. Nhìn món đào nàng nói:
- Em nghĩ là anh nên để lại một ít cho chuyến bay ngày mai hay ngày mốt đi Kenya, anh David ạ!
Chàng cười:
- Có lẽ thế. Sau khi đáp xuống Nanyuki rồi, anh sẽ bay tiếp đến Nairobi và để cho phi hành đoàn nghỉ lại đêm. Các anh phải tìm nơi nào đấy để lấy xăng trước khi bay về nhà. Ở Nanyuki không có điểm tiếp liệu. Ngày Chủ nhật, anh sẽ bay ban ngày và đến nơi trước khi trời tối.
Nàng nói:
- Chẳng bao giờ xảy ra nữa đâu, anh Nigger ạ! Một lần nữa cũng không!
David nói:
- Thứ Hai vừa rồi, họ hối hả phát các bằng lái cho các anh. Chỗ em làm có nghe người ta nói gì không?
Nàng trả lời:
- Em có thấy gì đâu! Ngày thứ bảy Quận công Philip đã cho mời Huân tước Coles và họ đã bàn thảo gần nửa tiếng đồng hồ. Dĩ nhiên em không được phép biết họ nói gì. Em chỉ thấy Huân tước Coles đi vào thì hớn hở nhưng khi ra thì chẳng vui chút nào.
Chàng phi công nói:
- Khó khăn rồi đấy! Hoàng tử Charles và gia đình thì ở Canada với ba phần tư tấn hành lý. Anh sẽ đưa Công chúa Anne cùng Quận công Havant và gia đình đến Nyeri, cũng với ba phần tư tấn hành lý.
Cô gái gật đầu.
Chàng nói tiếp:
- Chỉ còn Nữ hoàng và Quận công ở lại nước Anh gánh trách nhiệm trực tiếp của Vương triều.
Rosemary ngồi quan sát chiếc đĩa trước mặt nàng nói:
- Trước đây cũng đã xảy ra như thế rồi!
Chắc thế. Nhưng Frank Cox muốn anh trở về ngay khi đến Kenya, vì còn có công tác khác cho anh.
Cô gái nhìn chàng lo lắng:
- Anh lo nghĩ quá nhiều, anh Nigger. Anh suy diễn làm gì cho mệt khi chưa phải lúc. Anh cần gì phải biết chuyện sắp xảy ra, đôi lúc không cần biết cũng tốt hơn.
Chàng mỉm cười nói:
- Anh đâu có tò mò những bí mật của Hoàng gia. Anh chỉ làm những điều người ta bảo phải làm đúng lúc và không một lời chất vấn. Anh còn lo cho anh và em. Thế lần này em có đi với anh không?
Chắc có.:
- Nàng trả lời:
- Dầu chuyện gì xảy ra đi nữa, em nghĩ là Thiếu tá Macmahon luôn ở bên ngài, và em sẽ đi với ông ta.
Tốt. Đó là điều anh muốn biết.
Yên lặng một lúc, nàng lại nói:
- Anh David này, em muốn anh phải hết sức cẩn thận trong vài ngày tới. Họ muốn tìm hiểu những điều gì đó ở nơi anh nhưng không được. Người ta, bằng cách nào đó, sẽ cố tìm cho ra ở phi hành đoàn của anh, em cũng không rõ nữa. Ngay cả việc họ cho máy bay của anh không hoạt động. Nhiều việc quái gỡ có thể xảy ra mà em không thể nói ra được, ngay cả việc xảy đến cho bản thân anh. Nhưng nếu anh muốn là bầy tôi trung thành của Nữ hoàng, anh phải rất thận trọng trong những ngày tới đây, mãi đến sau ngày Giáng sinh.
Chàng nhìn vào mắt nàng nhỏ nhẹ nói:
- Cám ơn em. Anh phải cố nhớ.
Hai người đứng dậy rời khỏi bàn và dồn các đĩa vào một nơi để cho người giữ nhà rửa dùm sáng hôm sau. Sau đấy nàng chế hai ly cà phê từ bình lọc, mang về lại phòng khách và ngồi xuống trước ngọn lửa lò sưởi. Chàng nói:
- Trông em có vẻ mệt. Thôi ráng ngủ cho ngon đi nhé! Uống xong ly này là anh về trại.
Nàng lại nói:
- Em chưa mệt đâu! Chỉ là một chút căng thẳng cho cả anh và em, chẳng có gì đáng ngại.
Chàng mỉm cười, ôn tồn nói:
- Ba năm phải chịu đựng như thế, anh nghĩ là vừa đủ cho bất cứ một ai, có lẽ anh cũng bị ảnh hưởng đấy!
Cô gái nhẹ nhàng nói:
- Thế mà ngài chịu đựng đã ba mươi năm rồi, anh David ạ!
Đâu có lẽ, như thế này mãi, phải không em?:
Chàng nói thêm:
- Anh muốn nói, đây có lẽ là cái vận xấu nhất, sự khủng hoảng đối với các nhà ngoại giao của ngài.
Nàng gật đầu:
- Em cũng nghĩ thế. Nhưng trách nhiệm quá nặng nề đối với một người đàn bà, anh David ạ! Ngay cả khi không có chuyện rắc rối, ngài phải đọc và đánh dấu cả chồng công báo, riêng cá nhân ngài cũng phải theo dõi vô số các vụ việc, những trách nhiệm xã hội chẳng ăn nhằm gì, ngài cũng phải lưu tâm. Gần một trăm năm qua, đối với bất cứ ai công việc thật quá nhiều không làm nổi. Từ khi Vương triều trở nên quan trọng và đầy trách nhiệm, công việc quá tải đến độ kinh khủng. Chẳng có gì mới mẻ, chẳng hạn như Hoàng tử Albert chết vì làm việc quá sức, người ta gọi là Albert Thiện. Nữ hoàng Victoria có giải pháp của riêng mình bằng cách rút lui hoàn toàn công việc của xã hội. Vua Edward thứ bảy và vua George thứ năm, cả hai cũng không sống được lâu, suốt ngày ở bàn làm việc cho đến khi đi ngủ thì chết. George thứ sáu cũng làm việc cho đến chết, như vua Albert Thiện vậy. Nữ hoàng Elizabeth và Quận công Philip đã ở trên ngôi báu ba mươi năm, lâu hơn bất cứ một vua nào khác trừ Nữ hoàng Victoria. Họ đã chịu đựng đến cùng. Họ đã có thể gánh vác trách nhiệm vì họ cùng nhau làm việc như một tập thể và họ đã thành công tuyệt vời. Nhưng họ không thể cán đáng công việc lâu hơn nữa vì cả hai cũng đã già, anh David ạ! Già trước tuổi mà!
Yên lặng một lúc, David hỏi:
- Vậy đâu là lời giải đáp? Khi Nữ hoàng băng hà, Vương triều cũng đổ theo hay sao? Bà là vị vua hay Nữ hoàng cuối cùng của nước Anh sao?
Cô gái trả lời:
- Không, nếu ngài biết cứu giúp Vương triều. Như anh thấy, nếu chuyện ấy xảy ra, chắc chắc sẽ là sự cáo chung của Liên hiệp Anh.
Nàng đứng dậy nói:
- Thôi, đừng nói thêm gì nữa, anh nhé! Em đã không thể giữ bí mật với anh, cho phép em dừng ở đây là vừa. Anh có hiểu cho em không?
Chàng đứng lên, đến bên cạnh nàng. Chàng nói:
- Anh hiểu. Giờ thì em phải đi ngủ. Cố mà ngủ ngoan đi nhé! Hãy giữ những gì đẹp nhất trong giấc ngủ của em. Anh đi đây một chút và kiếm cho em cái mà em thích.
Nàng cười:
- Em sẽ đi ngủ đây. Em sẽ có quà, cái mà em không thể có được và chưa hề dùng đến. Anh cũng cố mà ngủ đi nhé! Đêm mai là anh bay rồi, bay đến Kenya, phải không anh?
Chàng gật đầu:
- Em nói đúng. Anh đã có công tác rồi mà chẳng hề lo nghĩ. Dại gì mà không ngủ cho ngon.:
- Chàng mỉm cười nhìn nàng:
- Mối bận tâm hiện tại của anh là em thôi.
Như bị một ma lực thúc đẩy, nàng tiến đến gần và cầm lấy bàn tay chàng:
- Anh Nigger thân yêu,:
Nàng nhìn vào mắt chàng và nói:
- Anh đến với em tối nay thật tuyệt vời. Em sẽ không bao giờ quên bữa ăn kỷ niệm này.
Chàng cầm bàn tay kia của nàng và kéo nàng sát vào người chàng. Nàng để yên trong vòng tay ấm, mặt hơi ngước lên, chàng cúi xuống, hai người trao đổi nụ hôn nồng ấm. Nàng để như vậy một lúc cho chàng hôn lên mặt và vuốt tóc nàng. Rồi nàng rời vòng tay chàng và nhỏ nhẹ nói:
- Thôi anh nhé, chúng ta đừng tiến xa nữa.
Chàng cười duyên:
- Em nói có hơi muộn đấy! Vì chúng ta đã bắt đầu rồi!
Em biết, nhưng thôi đừng tiến thêm nữa.
Tay chàng vẫn còn ôm vai nàng:
- Em muốn nói hãy thong thả đợi ngày sáng sủa hơn,:
- Chàng nói tiếp:
- Nhưng em và anh sẽ mãi mãi ghi nhớ giây phút này. Cũng từ giây phút này chúng ta đợi ngày cử hành hôn lễ nhưng chắc phải đợi lâu lắm, phải không em.
Nàng lại nói:
- Anh Nigger thương yêu. Khi đã quyết định rồi, chúng ta sẽ không đợi chờ lâu đâu. Như đã có lần, em đã nói với anh là phải chờ em lâu lắm.
Bao lâu?
Nữ hoàng gặp trời yên bể lặng cũng vài tháng nữa. Lúc ấy em có thể ra đi được rồi”:
Nàng gỡ vòng tay của chàng và chỉ giữ lại một bàn tay thôi:
- Anh đã làm em nói ra tất cả, thay vì phải giữ kín anh David ạ!
Chàng cười nói:
- Anh sắp sửa đi xa rồi! Và em phải đi ngủ thôi. Giá mà anh ở lại được với em.
Nàng cười tinh nghịch:
- Anh David, nếu anh nói như thế, có lẽ em chẳng an toàn chút nào khi có anh ở trong căn hộ này!
Không có đâu. Em hơi liều quá thôi!
Chàng quay lui lấy mũ và áo khoác:
- Những cô gái như em làm cho các chàng trai dễ phạm tội.
Nàng lại nói:
- Một ngày nào đó chúng ta sẽ phạm tội, khi Nữ hoàng đã qua đại hạn. Em xin hứa với anh.
Đánh cá nhé!:
Vừa nói chàng vừa cúi xuống hôn nhẹ lên má nàng:
- Chúc em ngủ ngon, Rosemary.
Nàng nói nho nhỏ:
- Chúc anh ngủ ngon, anh thương yêu. Nhớ bảo trọng trên đường đến Kenya.
Chàng lái chiếc xe thể thao nhỏ trở về Maidenhead trong cơn mơ màu hồng, chẳng bao lâu chàng lạc vào thế giới thường nhật và lãng quên lời dặn dò cẩn thận của nàng. Chàng ngủ một giấc ngon lành và trước mười giờ chàng đã có mặt ở Luân đôn, ở văn phòng Shell House và hội ý riêng với Chánh đại diện của Hàng không, ông Corbett. Nhờ ông ta, chàng đã khám phá ra sự thật và tuyệt đối tin rằng chàng sẽ thực hiện một chuyến bay xa vào tối hôm ấy. David nói:
- Chiều nay tôi cần hai xe bồn trống không và một xe nhớt. Tôi muốn bất kỳ một giọt xăng nhớt nào bơm ra khỏi chiếc Ceres phải được Bộ chỉ huy giám định và phân tích chính xác. Tôi không muốn tìm thấy, trong lúc đổ đầy bình xăng khác, lại có nước lã hay đường hay một loại gì bậy bạ trộn vào trong xăng nhớt. Sau đấy ông cho xin một biên lai chưa dùng, chúng tôi sẽ bơm xăng trở lại cho máy bay đầy đủ. Và tôi không muốn ai biết chuyện này.
Ông Corbett nhướng mắt lên nói:
- Như vậy bản thân tôi phải quyết định thôi.
Chiều hôm ấy phải mất ba giờ để tiến hành công việc, đến năm giờ thì tiếp tế xăng nhớt và nhận biên lai chưa dùng. David ra lệnh cho tất cả phi hành đoàn phải có mặt ở nhà chứa máy bay trong lúc công việc tiếp tế đang tiến hành, trừ các tiếp viên. Khi xe bồn đã đi khỏi, David ra lệnh cho một nửa phi hành đoàn đi lấy hành lý và ở lại trong phi cơ với nửa kia. David không dám liều lĩnh. Đến mười giờ, người ta dùng máy kéo đưa chiếc Ceres ra khỏi nhà chứa máy bay và cho các động cơ vận hành vài phút. Trong lúc công việc đang tiến hành thì một xe chở đầy hành lý đến. Mười một giờ kém mười lăm, Công chúa, Quận công và ba người con được xe hơi đưa đến theo sau là xe của y tá, người giúp việc và người hầu. Frank Cox và David đón họ trên đường băng và đưa họ vào máy bay. Sau đấy Frank Cox rút lui, cửa máy bay đóng lại và David bắt đầu thi hành công tác.
Dưới đất gió thổi mạnh và hơi ẩm, họ bay vào mây ở độ cao một ngàn bộ. Rời khỏi tầng mây thấp nhất vào khoảng mười sáu ngàn bộ và bay vào đúng đường bay trong ánh trăng vằng vặc. Công chúa cùng chồng đến buồng lái và ở lại vài phút nói chuyện với các phi công, nhưng chẳng có gì để xem cả ngoài bầu trời xanh và ánh trăng sáng, dưới xa là tầng mây trắng và rồi hai người đi trở về buồng riêng để nghỉ ngơi.
Bay về phương nam họ bỏ lại mây trắng đằng sau và vào lúc nửa đêm họ đến Địa Trung Hải, dưới lớp mây cách khoản họ thấy được ánh điện của thành phố Genoa. Một giờ mười lăm họ bay qua miền dưới của đảo Sicile gần Catania và hai giờ mười lăm họ bay qua vùng Bengazi của bờ biển Phi Châu. Bốn giờ ba mươi phương hướng vô tuyến cho biết thành phố Khartoum sáng lên, có lẽ máy bay cách đó ba trăm dặm về hướng tây. Đến đây thì trời vừa sáng, máy bay đang bay về hướng đông nam. Một giờ sau David bắt đầu cho hạ độ cao và đến sáu trăm mười lăm ngàn bộ, chàng thấy được dãi đen phi đạo về phía bắc của đỉnh núi Kenya. Chàng tiến đến gần, cẩn thận đảo một vòng trước khi đáp vì trước đây chàng chưa đến đây bao giờ và ở cao độ sáu trăm ba mươi lăm ngàn bộ, giờ GMT chàng đáp nhẹ bánh trên đường băng và đổ lại bên cạnh các loại xe hơi đậu gần phi đạo. Xuống đến đất là chín giờ sáng và mặt trời Châu Phi đã bắt đầu nóng bức.
Chàng đứng vài phút trên đường băng nói chuyện với Công chúa và Quận công và mấy người con vừa mới thức dậy. Tất cả bước lên xe hơi và tài xế lái về hướng Sanaga nơi có biệt xá của Hoàng gia. Phi hành đoàn tiếp tục bay đến Nairobi để tiếp tế nhiên liệu và từ đó trở về nước Anh. Họ đáp xuống phi trường White Waltham sau mười hai giờ, giờ GMT và David cho chiếc Ceres tiếp tế nhiên liệu và kiểm tra ngay chiều hôm đó, Chủ nhật, mười bảy tháng chạp và sẵn sàng cho một chuyến bay khác. Tối hôm đó, David gọi điện thoại cho Đại tá Cox và báo cáo là đã sẵn sàng.
David rất đỗi ngạc nhiên khi thấy chiếc Sugar từ Canada trở về đang nằm trong nhà chứa máy bay. Trong lúc nghỉ giải lao, chàng đã hỏi Chỉ huy trưởng Dewar có chuyện gì mà anh ta phải trở về.
Vị sĩ quan Canada trả lời ngắn gọn:
- Chở ngài Toàn quyền về.
Tom Forrest?
Ngài Đại nguyên soái Thomas Forrest chứ!:
- Chàng Canada trả lời.
Ông ta trở về làm gì?
Ông ta có nói cho tôi biết đâu!
Có ai đi với ông ta không?
Không, chỉ một mình ông ta. Thế còn chuyến đi của anh thì sao?
Cũng thế thôi,:
Chàng người Úc trả lời:
Bay đến đấy, đổ đầy xăng rồi quay trở về.
Cũng lạ ghê nhỉ?:
Vị sĩ quan Canada nhận xét.
Chẳng có gì cả.
Lát sau, khi hai người trong cơ quan, chàng nói riêng với Dewar:
- Tôi được tin là sẽ có lộn xộn trong xứ sở chết tiệt này. Thế nào cũng có phá hoại chìm trong các chiếc máy bay của chúng ta. Hình như Vương triều càng ngày càng có những hoạt động độc lập, như chuyện máy bay của chúng ta, phù hợp với ý nguyện của những người Anh xa xứ.:
- Chàng còn lưu ý Dewar cẩn thận trong việc xăng nhớt. Chàng nói tiếp:
- Tôi chỉ sợ có kẻ đột nhập vào ban đêm. Một người canh chưa đủ đâu.
Sĩ quan Canada nói:
- Chúng mình phải có mặt ở đây nhiều đêm rồi đấy!
Chắc chắn là phải có. Điều hành như lính canh.
Khi có mặt ở đây, tôi phải tuần tra với nhân viên phi hành,:
Anh Dewar nói:
- Tuy nhiên, tôi sẽ trở về Ottawa, ngày mai. Có lẽ mình phải đứng ở đây một khoản thời gian. Tôi phải cho nhân viên phi hành của tôi trực đêm nay.
Suy nghĩ một chút, David nói:
- Nếu bay ngày mai thì đêm nay khỏi trực cũng được. Một nửa phi hành đoàn của tôi có mặt ở đây sẽ lo cho cả hai chiếc. Ngày mai tôi sẽ sắp xếp qui củ hơn. Chuyến này có chở ai không?
Sĩ quan Canada lắc đầu:
- Cho tới giờ này thì chỉ biết bay máy bay không?
Đêm hôm ấy David ở lại trong nhà chứa máy bay với ba nhân viên nữa, điều hành bốn người trực, hai thức tuần tra, hai ngủ trên sàn máy bay Tare. Sáng hôm sau, lúc mười một giờ, David đã có mặt ở Tòa Đại sứ Úc để được ngài Charles ÓKeefe, phó Đô đốc của Hải quân Hoàng gia Úc, tiếp. Đô đốc biết rất rõ về Nigger Anderson vì đã bay với nhau trong đệ nhị thế chiến. Ông ta tiếp David rất thân mật và mời một điếu thuốc.
Viên phi công nói:
- Tôi đang ở vào tình trạng rất khó xử mà không dám nói. Cái mà tôi cần là một toán tuần tra cho chiếc máy bay của tôi trong nhà chứa máy bay ở White Waltham. Tôi không muốn xin không lực Hoàng gia vì đây là tài sản của nước Úc. Nếu ngài có cho tôi xin một toán lính gác thuộc Hạm đội Úc đến đây.
Tôi hiểu,:
- Ngài phó Đô đốc nói tiếp:
- Anh cần toán lính ấy bao lâu?
Có lẽ đến sau Giáng sinh. Cần độ ba tuần để bảo đảm an ninh.
Ngay chiều nay nếu có thể được, thưa ngài. Tôi chỉ ngại là chưa có nơi ăn chốn ở cho họ.
Họ có thể treo võng trong nhà chứa máy bay.
Thưa vâng, được ạ.
Hai sĩ quan, năm mươi lính, đủ chưa?
Thưa, quá dư.
Tối nay họ sẽ đến, chỉ huy trưởng ạ! Không cần điều gì nữa chứ?
Ba xe nhà binh, chở đầy lính, khẩu phần ăn, võng, đổ lại trước nhà chứa máy bay chiều hôm ấy. David như cất đi một gánh nặng. Tối hôm ấy anh ta tự lái xe đến biệt thự Grace and Favour, ở đấy Frank Cox sống ở căn bìa của đại Công viên Windsor. David trình bày cho chỉ huy trưởng của chàng “việc đã làm xong”.
Tôi nghĩ rằng Đại tá không quan tâm đến các thủy thủ Úc trong nhà chứa máy bay làm gì, chiếc Tare là tài sản của chính phủ Úc và tôi thấy không yên tâm khi để như vậy.
Tôi hiểu:
- Đại tá Cox nhỏ nhẹ trả lời:
- Toán lính ấy do anh đưa đến, phải không? Họ đến đấy chỉ là để coi sóc tài sản của chính phủ Úc?
Vâng ạ. Tôi không nghĩ rằng ông đã cho tôi hành động sai nhiệm vụ?
Dĩ nhiên là có.:
- Đại tá Cox trả lời:
- Chuyện ấy không thể chối cãi được:
Dừng một chút, ông ấy nói:
- Làm thế nào mà anh có ý nghĩ là một toán canh gác lại tốt được?
Viên phi công trả lời:
- Tôi là một người quá thóc mách, tôi không phải là đàn ông quân tử Anh.
Frank Cox cười:
- Nói cho đúng từ là một dân lai Úc, đúng không?
Viên phi công cười trả lời:
- Đúng rồi! Tôi là một dân lai Úc nên thính mũi như những người lai khác.
Chàng uống một ly cốc tai cà chua với Không đoàn trưởng trước khi trở về lại Maidenhead.
Có điều gì cần nói cho tôi biết về công tác sắp đến không?
Chưa có.
Tôi nghĩ là Tom Forrest sẽ trở về Ottawa. Chúng ta có đưa ông ta về chăng?
Anh đoán mò đấy:
- Đại tá nói:
- Chính bản thân tôi cũng chưa biết nữa là! Mà nếu có biết đi nữa, tôi cũng chưa nói cho anh hay một ai khác khi chưa cần thiết.
Viên phi công cười giả lã:
- Xin lỗi anh, tôi đoán mò thật rồi! Tôi muốn đưa ông Tom Forrest đi đâu đó.
Đối với hầu hết các quân nhân cùng thế hệ ấy, David tôn kính vị Đại Nguyên soái ấy. Cũng giống như Nigger Anderson, Tom Forrest cũng đi từ dưới cùng mà lên. Tom Forrest là con trai một người phụ trách nồi hơi ở một tiệm giặt ủi nhỏ ở Roundhay, một vùng ngoại ô của miền bắc xứ Leeds. Ông ta cũng là người lính giữ biên giới trước thế chiến và những ngày đầu chiến tranh, ông đã được thăng cấp hạ sĩ. Cuối trận thế chiến ông mang lon quyền Thiếu tướng. Năm 1946, ông đã thành công trong việc xin lưu ngũ như một Đại úy hiện dịch và thế chiến thứ hai ông là Thiếu tá. Ông giải ngũ với cấp Trung tướng và đó cũng là điều chứng tỏ phẩm chất con người ông trong suốt quá trình sự nghiệp, từ người thợ giặt ủi đến cấp tướng, ai cũng biết ông ta qua cái tên Tom Forrest.
Quan niệm chính trị của ông là xã hội chủ nghĩa nhẹ nhàng mà gốc gác của ông đã chứng tỏ, nhưng ông là người đặt lòng tin nơi các Hoàng tử, đặc biệt ông là người bạn đáng tôn kính của Hoàng tử xứ Gale. Ở nước Anh, ông được ưa chuộng và kính nể bởi hầu hết các thành viên nội các và thường thường ông cùng Iorwerth Jones đi xem trận chung kết ở Wembley. Đến nay ông đã được sáu mươi mốt tuổi và đã làm Toàn quyền của Canada được hai năm, một đại biểu bình dân và cạnh tranh với Nữ hoàng trong khối thịnh vượng Anh.
Hôm đó là ngày mười tám tháng chạp, một tuần trước lễ Giáng sinh, David lái chiếc xe hơi thể thao từ cung điện Windsor trở về, thay vì chạy thẳng về Maidenhead, chàng hướng xe về phía nhà chứa máy bay ở phi trường White Waltham. Cách nhà chứa máy bay độ một trăm mét, một lính canh hải quân chặn xe chàng lại, một bóng đen, áo choàng xanh dài mang thắt lưng vải trắng, tay cầm súng trường có gắn lưỡi lê chỉ ngay vào ngực chàng. Chàng bị giữ lại ở đó trong lúc một lính canh khác đi tìm sĩ quan với lòng mừng khấp khởi. Khi vị Thiếu úy đến, chàng mới được thả ra với lời xin lỗi vì đã được dặn trước phải làm như vậy.
Chẳng bao lâu David lại trở về với căn hộ nhỏ của chàng. Chàng tự nấu lấy một bữa ăn đạm bạc, bình thường chàng hay đi ăn ở một khách sạn, nhưng giờ đây chàng thích ở nhà hơn là gặp gỡ bắt buộc với một phóng viên tình cờ nơi công cộng. Khi ăn xong, chàng tự rửa bát đĩa. Chàng nằm đọc báo một giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.
Ngày ấy là ngày thứ hai và chàng đã đưa Công chúa Anne và gia đình Công chúa đến Kenya vào đêm thứ sáu, có lẽ quá muộn đối với bài bình luận của báo chí vào ngày thứ bảy. Những bài báo ngày thứ hai mà chàng đang đọc phản ảnh sự khó khăn tiệm tiến về những hoạt động của Vương triều. Tờ Thời báo nói, việc thăm viếng thường xuyên của Hoàng gia đối với các nước tự trị trong khối thịnh vượng Anh là đúng và rõ ràng là không khí trong lành của Sagana đã làm cho bệnh ho của cháu bé Alexandra mau lành nhưng có điều đáng tiếc là những trường hợp ngăn cản sự đoàn tụ của Vương triều với gia đình của cháu bé để cùng rước lễ Giáng sinh. Đấy cũng là lần đầu tiên trong ký ức sinh động khi Hoàng gia không đoàn tụ với nhau trong mùa lễ này ở nước Anh. Hơn nữa, tờ Thời báo nói tiếp, có những điều hiểm nguy rõ ràng đứng ngoài luật định tiền lệ về sự phân tán quá rộng của Hoàng gia trong Liên hiệp Anh, điều này không cần phải có một sự tưởng tượng quá sống động mới hình dung được một chuỗi sự kiện làm cho nước Anh không còn Vương triều nữa, cũng như không có ai thừa kế ở xứ sở này và cũng không có một Hội đồng Quốc gia.
Tờ Bưu điện Hỏa tốc lại nói thẳng thừng. Ngang qua mặt báo là một băng chữ lớn CÔNG CHÚA ĐẾN KENYA. Tiếp theo là bài tường thuật đích thật về chuyến đi của Công chúa và gia đình đến tá túc tại biệt xá ở Sanaga, và lưu ý quý độc giả rằng Hoàng tử và Công nương xứ Gale cũng đã đến Biệt điện ở Gatineau trước đấy vài ngày. Bài bình luận nói gọn trong hai từ GIÁNG SINH VUI VẺ? Bài báo nhằm đến Hoàng tử xứ Gale và Công chúa đương triều thích tham dự lễ Giáng sinh ở các nước tự trị trong khối thịnh vượng Anh hơn là ở tại nước Anh. Tờ Bưu điện Hỏa tốc nói tiếp, chắc chắn là rất nhiều độc giả đồng ý với họ, vì sau ba mươi bảy năm, nước Anh xã hội chủ nghĩa cai trị tồi không còn là nơi hạnh phúc như trước đây. Tuy nhiên, như người viết nói, trái tim của tất cả người dân biết suy nghĩ đúng đắn, đã tìm đến với Nữ hoàng bất kể gia đình ngài, ở thời điểm lớn nhất trong năm Thiên Chúa. Báo Bưu điện Hỏa tốc nói tiếp, đó cũng là điều đáng buồn đối với nước Anh, nếu trong những năm tương lai Hoàng gia tìm thấy tự mình phải hợp nhất vào mùa lễ vui vẻ này ở một trong những nước tự trị trong khối thịnh vượng Anh và nếu buổi trực tiếp truyền hình lễ Giáng sinh do Nữ hoàng chủ tọa ở Biệt điện Tharwa gần Canberra và rồi ghi hình lại và tiếp vận về nước Anh ở một thời điểm thích hợp, bóp méo sự thật với những sự la ó và bất mãn cố hữu.
David bỏ tờ báo xuống suy nghĩ và băn khoăn tại sao tờ Bưu điện Hỏa tốc đã bắn trúng điểm đen. Họ bắn trúng cũng phải. David và phi hành đoàn Úc, và cả chiếc máy bay, lúc nào cũng sẵn sàng cất cánh, một sự thật mà mọi người trong Ban Biên tập báo Bưu điện Hỏa tốc đều biết rất rõ. Một điều như thế khó mà giữ hoàn toàn bí mật đối với một phóng viên lành nghề và kinh nghiệm.
Đối với Nữ hoàng việc đi đến Tharwa trước Giáng sinh là một điều rất thuận lợi và giờ đây Úc Đại Lợi là một quốc gia quan trọng độc nhất nhờ sự cam kết kiên trì của ngài mà không ai trong Hoàng tộc làm được. Chàng ngồi như vậy lâu lắm, băn khoăn lo nghĩ và rồi cầm tờ Mirror lên.
Tờ Mirror không có những bài báo đấu tranh tiên phong mà chỉ là những tường thuật có đóng góp ý kiến. Bài báo có ba cột chính NƯỚC ANH ĐANG GẶP CHUYỆN GÌ? Bài báo nói rằng những công nhân thật thà, ngay thẳng, miễn bàn về việc đi lang thang các nơi như Canada hay Kenya để dự lễ Giáng sinh. Thì cứ để cho Hoàng gia đi đâu tùy ý, bài báo nói, nhưng công nhân nước Anh sẽ làm lễ Giáng sinh theo cách thích hợp nhất mà người dân Anh thường làm, có thể trong tình đoàn kết thắm thiết trong một ngôi quán ở làng hay trong tình trạng thư giãn thoái mái của một rạp chớp bóng.
Tuần ấy là một tuần khó khăn ở nước Anh. Mọi cuộc thăm viếng cung điện Buckingham hình như đầu đề của các báo và những người đi tới viếng cũng rất nhiều, nào là đức Tổng Giám mục của Canterbury đến ngài Tom Forrest, ông Iorwerth Jones đến Đại tá Cox. Nói chung, những người viết giữ yên lặng, do đó tạo ra cảm giác như có điều gì xảy ra ở trong nước, nhưng chẳng có ai biết chuyện sẽ xảy ra như thế nào. Dần dần tin đồn có điều hệ trọng sẽ được Nữ hoàng công bố vào dịp Giáng sinh trên đài. Chẳng ai biết tin đồn phát xuất ở đâu nhưng nó loan đi rất nhanh như là một điều căng thẳng trong tuần lễ.
Vào ngày thứ tư, David bắt đầu bị phóng viên quấy rầy, khi một đại diện của tờ Mirror gọi điện đến căn hộ của chàng, và yêu cầu chàng cho biết ý kiến về những chuyến đi trong tương lai. Chàng trả lời là chưa tham khảo thư ký riêng của Nữ hoàng để trả lời cho vị đại diện ấy nhưng khi chàng đi ra nhà xe để lái về White Waltham, một phó nhòm đã đợi ở đấy và chụp một số hình ảnh chàng khi chàng đi bộ xuống lề đường và bước lên xe.
Ngày hôm ấy chàng điện thoại cho Rosemary và hai người đã ăn tối ở quán Mario khu Shepherds Market. Chàng thấy nàng xanh xao bạc nhược, nên đã quyết định ăn nhanh hơn để đưa nàng thẳng về căn hộ của nàng. Cũng vì thấy nàng mỏi mệt, căng thẳng, chàng đã tránh những đề tài liên hệ đến công việc, mà chỉ nói chuyện về thuyền bè, những nơi thường giong thuyền thuộc bờ biển nước Anh.
Nàng đã thổ lộ:
- Đêm qua em đã về thăm nhà, chỉ vài giờ đồng hồ.
Chàng rất đỗi ngạc nhiên vì đâu phải ngày cuối tuần:
- Em về Oxford à?
Nàng gật đầu:
- Tuần tới em sẽ không về được và có thể những tuần sau nữa.
Chàng suy nghĩ một chút rồi nói:
- Thế chúng ta có đến với nhau được nữa không?
Nàng cười trả lời:
- Dĩ nhiên là được.
Chàng cười đáp lại:
- Thế chẳng có gì em nhé! Anh thấy có nhiều việc xấu đi đấy!
Nàng tìm bàn tay chàng ấn mạnh:
- Em biết mà! Anh chưa nhận lệnh gì cả, phải không anh Nigger?
Chàng lắc đầu:
- Cho đến giờ này, anh chỉ được biết là ở đây thêm sáu tháng nữa.
Nàng gật đầu nói:
- Em có nghe nói là anh có nhiều lính Hải quân canh gác máy bay trong nhà chứa máy bay.
Chàng cười vui trả lời:
- Có người khuyên anh phải cẩn thận. Anh không nhớ là người nào.
Nàng cười:
- Có lẽ, em và anh hay lo vào chuyện của người khác. Nhưng em cũng mừng là anh đã làm được việc ấy.
Thế Quận công có biết chuyện này không?
Nàng lắc đầu nói:
- Em không nghĩ là các ngài biết. Frank Cox có nói cho Thiếu ta Macmahon nhưng em không nghĩ là ông ấy để lộ cho ai biết thêm. Em nghĩ là ông ta rất bằng lòng công việc anh làm. Dầu sao, như thế cũng đỡ lo phần nào!
Hai người lại nói qua những chuyện khác, chốc sau nàng hỏi:
- Thế ngày thứ sáu anh sẽ ở đâu, anh Nigger?
Chàng trả lời:
- Ở White Waltham. Anh cũng không biết là mình sẽ ở đâu nữa!
Nàng nói:
- Ba em sẽ lên đây ngày thứ sáu. Em muốn anh gặp ông cụ, có thể không có cơ hội nào nữa!
Anh cũng muốn gặp Ba em lắm. Thế ông cụ lên đây làm gì?
Ông cụ sẽ hội kiến với ngài Tom Forrest vào ngày thứ sáu. Em nghĩ hai người sẽ ăn trưa với nhau ở Câu lạc bộ Athenaeum.
Thế ông cụ có quen ngài Tom Forrest à?
Ba em đã gặp ông ta một hai lần gì đó. Nhưng giờ này ông ta lại muốn gặp Ba em. Ba em là giáo sư môn Kinh tế chính trị, anh ạ! Ông ta đã điện thoại cho Ba em và vì vậy Ba em định lên gặp ông ta vào thứ sáu.
Anh hiểu:
- Nội tình rối rắm phức tạp. Không biết thân phụ Rosemary có bị dính líu vào cơn khủng hoảng của nước Anh không? Dầu sao, ông cũng vô can.
Chàng cắn môi suy nghĩ nói:
- Nếu tính đến đây vào ngày thứ sáu thì cũng khó cho anh thật! Anh đã hứa cho Ryder được nghỉ đêm thứ sáu để đi thăm bạn bè của anh ta ở Hampstead. Chúng ta không thể có mặt cùng nhau ở Luân đôn cùng một lúc được. Thế Ba em bao giờ trở về?
Ông cụ phải trở về Oxford vào đêm thứ sáu.
Chàng phi công trầm tư trong một phút rồi mới nói:
- Khó quá nhỉ! Anh xin lỗi em, Rosemary. Anh phải có mặt ở nhà đêm thứ sáu ngồi đợi điện gọi. Anh không thể không có mặt ở đó để đợi lệnh, vì đêm ấy anh đã cho phép Ryder đi nghỉ rồi!
Dĩ nhiên là không được rồi, anh Nigger ạ, nhưng nếu em và Ba em cùng đi tàu lửa xuống Maidenhead, cả ba chúng ta có thể ăn tối trong căn hộ của anh được không?
Dĩ nhiên là được. Thế em có thể xuống đây bằng cách ấy à?
Nàng trả lời:
- Vâng, được ạ! Em muốn anh gặp Ba em trước khi chúng ta đi.
Chàng nói:
- Anh có thể kiếm một chàng trai trong phi hành đoàn lái đưa ông cụ về thẳng Oxford sau khi chúng ta ăn tối và rồi đem xe về lại đây. Người ấy cũng có thể lái xe đưa em đến ga để đi tàu lửa trở về đây. Nhưng như thế sẽ làm em quẩn chân thôi trong lúc em bận rộn như thế này.
Nàng nói:
- Em thích như thế đấy! Nó thay đổi không khí mà!
Sau khi ăn tối chàng lái xe đưa nàng về căn hộ của nàng và giúp nàng bước ra khỏi xe đứng trên lề đường Dover. Nàng mời chàng, nếu được, ghé vào căn hộ nàng một chút, nhưng thấy vẻ mặt mệt mỏi của nàng nên chàng từ chối. Chàng hôn nàng trong bóng tối của lối vào và chúc nàng ngủ ngon rồi chia tay để nàng tự mở cửa vào nhà.
Chúc anh ngủ ngon, anh Nigger yêu quí.
Chúc em ngủ ngon, Rosemary.
Một ngày khó khăn qua đi và lúc bảy giờ kém mười đêm thứ Sáu, David đứng trên sân ga Maidenhead trong đêm tối buốt lạnh, chờ đợi chuyến tàu điện đến từ Pađington. Tàu từ từ tiến vào ga với hai ngọn đèn sáng và tiếng thắng xe nghe não nuột, chàng đứng bên người soát vé dõi mắt tìm Rosemary và cha nàng. Không thấy nàng đâu, chỉ có một ông già mặc chiếc áo mưa cũ, đội nón nỉ, chận chàng lại:
- Chỉ huy trưởng Anderson phải không?
Chàng nhìn ông cụ bộ mặt hao hao giống Rosemary, trả lời:
- Dạ phải:
Chàng hỏi lại:
- Thưa, ông là giáo sư Long?
Phải. Rosemary nhờ tôi nói với anh là em nó phải về Hoàng cung đêm nay. Nên tôi nghĩ, tốt hơn là tôi nên gặp anh đêm nay vì rồi đây chúng ta khó mà có cơ hội gặp nhau như thế này. Dĩ nhiên là tôi nhận ra anh nhờ bộ đồng phục.
Sau khi nói vài câu, David hướng dẫn cha của Rosemary ra xe. Chỉ phải lái xe một đoạn đường ngắn là về đến căn hộ của chàng. Chàng nói:
- Cháu rất tiếc là cô ấy phải làm việc đêm nay. Cô ấy làm việc hơi quá sức.
Ông cụ trả lời:
- À, thế là phải đợi lâu lắm đấy!:
- Chàng không trả lời.
Sau khi đưa ông cụ ly nước Sêri và chàng tự pha cho mình một ly cốc tai cà chua, chàng quay lại nói:
- Dầu sao cháu cũng rất mừng là tối nay bác đến một mình. Có lẽ hai bác cháu sẽ được thoải mái hàn huyên với nhau. Rosemary đã thưa với bác là chúng cháu xin kết hôn với nhau chưa à?
Ông cụ cười nói:
- Nó cũng có nói sơ sơ rồi!
Viên phi công vào đề ngay:
- Cô ấy có thưa với bác là cháu không phải da trắng thuần túy không ạ, mà chỉ là dân lai.
Vâng, có.
Thưa, bác nghĩ sao về chuyện ấy?
Vị giáo sư nhún vai:
- Tôi có quá nhiều việc quan trọng hơn để lo hơn là suy nghĩ về việc ấy. Để bắt đầu, tôi hỏi anh trước đây đã có vợ chưa?
Dạ chưa. Thưa bác chuyện ấy không phải là dễ khi mình là người da màu.
Ông cụ cười:
- À, anh lại bắt đầu bằng những chuyện không đâu, thôi chúng ta hãy đả thông tư tưởng càng sớm càng tốt.:
- Ông cụ hỏi thêm vài câu, chàng phi công cười trả lời thoải mái:
- Thôi nhé, hãy để chuyện da màu sang một bên. Bác nghĩ đấy là chuyện của Rosemary chứ không phải chuyện của ai khác.
Cháu thấy chính bác không để ý nhiều về vấn đề ấy, nhưng thời nay không ai là không đặt vấn đề về dân “boong” như cháu.
Boong ư?
Đấy là từ chỉ dân da màu của dân bắc Queensland, nơi cháu sinh trưởng.
À ra thế. Quan điểm của bác là như thế này. Nếu cháu là người được xem như có khả năng phục vụ Nữ hoàng một cách trung thành như cháu đã làm, thì cháu cũng có khả năng trở thành rể của bác, nếu như Rosemary muốn kết hôn với cháu. Thế là đủ, còn cái gì cũng không đáng kể.
David đã nhờ Jim Hansen, tiếp viên hàng không Úc của chiếc Tare, đến dọn ăn tối. David ngồi cùng cha của Rosemary và dùng bữa tối với ông cụ, với xúp, thịt gà Anh, thịt heo Úc và món trộn xà lách với xoài và đu đủ và mận tươi của Kenya ăn với kem và đường. Cuối bữa ăn có cà phê. Khi người tiếp viên đi khỏi, ông cụ nói:
- Anh không đặt các món ăn của cửa hàng đấy chứ?
Viên phi công lắc đầu.
Ông cụ lại nói:
- Thật ra, bác cũng nên nói cho cháu biết bác đã nói những gì với Rosemary chiều nay. Đây là những giai đoạn khó khăn và con của bác dấn thân vào những sự việc lớn lao. Bác đã nói với Rosemary rằng, nếu thấy mình hiện diện ở một đất nước xa xôi nào đó mà ở đấy mình cảm thấy phải ở lại hàng tháng và có khi cả hàng năm, mà nếu gặp được ý trung nhân ở nơi ấy thì đừng nghĩ rằng bố mẹ sẽ làm trở ngại việc hôn phối. Con gái đi lấy chồng là chuyện tự nhiên, hai bác cũng muốn thế. Nhưng nếu có gì không thuận lợi, em nó không nên trì hoãn để chờ ý kiến của hai bác. Rosemary phải tự quyết định cuộc đời của nó và nếu em nó muốn kết hôn trong lúc ở xa cha mẹ, hai bác cũng miễn chấp.
David nói:
- Hai bác đã thương mà nói như thế chúng con phải nghe theo.
Ông cụ hỏi David về sức học và đời sống trước đây của chàng, hai người lại nói chuyện về miền bắc Queensland.
Ông cụ nói:
- Rosemary đã kể cho hai bác nghe hầu hết về miền đất này. Hai bác cũng cảm thấy ân hận nếu để con gái mình sinh sống ở Úc vì bác và bác gái là người Anh. Hai bác sẽ chẳng bao giờ rời khỏi thành phố Oxford. Nhưng dầu sao, bác vẫn nghĩ con gái bác hành động đúng. Cô bé đã giữ một vai trò quan trọng trong lúc tuổi còn trẻ. Nếu em nó theo anh đến Úc, nó sẽ đến được trung tâm của Liên hiệp Anh nơi tất cả những sự kiện quan trọng sẽ xảy ra trong tương lai trước khi em nó đến tuổi về hưu.
David tò mò nhìn ông cụ:
- Bác đã nghĩ như vậy ư? Bác cho rằng nước Úc rồi đây sẽ là trung tâm của Liên hiệp Anh ư?
Đúng. Dân số của Úc bây giờ là bao nhiêu?
Độ chừng hai mươi bảy triệu, con số này đang thay đổi không ngừng. Đợt kiểm tra dân số vừa rồi mới chỉ hai mươi ba triệu, nhưng cách đây cũng không lâu lắm.
Vị giảng viên đại học gật đầu:
- Cũng đúng thôi. Thế cháu đoán cuối cùng nó sẽ là bao nhiêu?
David trả lời:
- Dạ cũng rất khó nói. Tất cả đều tùy thuộc vào nước. Khi cháu còn nhỏ, mọi người nói con số hai mươi lăm triệu là giới hạn. Nhưng trong cuộc sống hiện tại, chương trình thủy lợi bằng tuyết đã được thực hiện, vùng Burdekin và hơn nửa chục các vùng khác và ngày nay chương trình hạt nhân biến nước biển thành ngọt ở miền bắc Úc, chung quanh vùng rừng Rum và giá cả càng ngày càng rẻ. Người ta kháo nhau rằng giới hạn có thể là năm mươi triệu, nhưng có người nói một trăm năm mươi triệu.
Vị giáo sư nói:
- Con số năm mươi triệu hay một trăm năm mươi chẳng quan trọng gì mấy. Nước Anh có thể nuôi sống ba mươi triệu, và khi dân số nước này tụt xuống con số ấy, mọi sự thình lình biến đổi và nước Anh đã trở thành một đất nước hạnh phúc và thịnh vượng. Nhưng nước Úc luôn luôn có ưu thế về dân số, đó là ưu thế vĩ đại đối với sự an toàn chiến lược. Và trên tất cả mọi sự, nước cháu có được một hệ thống dân chủ hữu hiệu.
Bác muốn nói đến phiếu bầu nhiều thành phần?
Ông cụ gật đầu:
- Thế anh có bao nhiêu phiếu bầu Bản thân cháu?:
Viên phi công hỏi:
Cháu được ba phiếu bầu.
Căn bản và giáo dục?:
- David gật đầu:
- Thế phiếu bầu thứ ba?
Người phi công trả lời:
- Sống ở nước ngoài. Cháu có được nhờ tham gia đệ nhị thế chiến.
Ngừng một lát, ông cụ nói tiếp:
- Nếu ai cũng như anh ở nước Anh này có ba phiếu bầu thay vì một, chẳng cần nói đến một vị Toàn quyền làm gì!
David ngồi yên lặng nghe những gì qua đi trong cơn gió thoảng. Phải có một vì Toàn quyền cho nước Anh cũng như trong tất cả các lãnh thổ tự trị trong khối thịnh vượng Anh, một vật “giảm chấn” giữa chính trị gia được bầu và Nữ hoàng, được Nữ hoàng chọn lựa nhờ có khả năng điều hợp giữa các chính trị gia hiện hữu để phụng sự Nữ hoàng. Nếu có người nào đó có thể ngày này qua ngày khác chịu khó làm thế công việc cho Nữ hoàng như Khánh thành các Tòa Thị chính, đặt viên đá đầu tiên cho các đập nước, dự các buổi thiết triều, chủ tọa các buổi tiếp tân trong vườn ngự uyển để Vương triều có thì giờ lo công tác điều hành thật sự Khối Thịnh vượng Anh. Khi David ngồi suy tư những việc như thế thì những mảnh lắp ghép của trò chơi ghép ô dồn đến trong trí chàng. Tom Forrest là người đầu tiên được chọn làm Toàn quyền cho nước Anh, ông đang tiến thân từ tận cùng của xã hội, ông đã được tuyên dương và ngưỡng mộ như là một quân nhân đã lãnh đạo dân chúng Anh tiến tới vinh quang trong đệ nhị thế chiến, ông đã làm Toàn quyền xứ Canada mới được hai năm và là người bạn thâm giao của Hoàng tử xứ Gale. Với ý nghĩ ấy, David đã ghép được vào đúng ô của trò chơi ghép ô. Với Tom Forrest hay một người nào đó như ông, sẽ đứng giữa Vương triều và thủ tướng Iorwerth Jones, có lẽ sự kế vị sẽ ít khó chịu hơn đối với Hoàng tử Charles. Có lẽ đó là những gì thân phụ của Rosemary muốn nói. Có lẽ một vị Toàn quyền nước Anh là một điều kiện mà các bậc thừa kế ngai vàng cần có, được xem như một sự chọn lựa của việc thoái vị. Có lẽ lời mắng nhiếc độc địa về phi trường White Waltham là giọt nước cuối cùng làm tràn ly đối với Hoàng tử Charles do Thủ tướng nước Anh. Có lẽ đó cũng là một việc làm có dụng ý. Có lẽ David sẽ lái máy bay cho Hoàng tử Charles đến Canada để nói thay cho Công chúa và chính bản thân Hoàng tử và cũng để trình lại với Nữ hoàng là họ không thể đảm trách công việc ấy.
Tất cả những điều này vụt qua trong ý nghĩ của David trong lúc cha của Rosemary lại ngồi suy tư trước ngọn lửa, không để ý đến cách cư xử thiếu lịch sự của chàng trai hay có lẽ ông cụ đang nghĩ rằng chàng phi công đã nghe tất cả những biến chuyển vừa qua. Ông cụ trầm tĩnh nói:
- Một người một phiếu bầu, thật sự chưa bao giờ có hiệu quả. Nó xuất hiện vào thời kỳ xã hội tự do được đánh thức giữa thế kỷ thứ mười chín. Những thành phần cai trị trong xứ sở này dựa trên sự chậm tiến để sửa sai những khuyết điểm mà những thế hệ trước cùng giai cấp đã làm đối với con người và họ làm cho tất cả mọi người bình đẳng trong việc quyết định những công việc của xứ sở, dựa trên quyền phủ quyết của Hạ viện để kiềm chế những chính trị gia được bầu thiếu trách nhiệm. Điều ấy trông có vẻ hứa hẹn một thời, trong lúc một số dân biểu có học vấn, được đi nhiều của Hạ viện vẫn còn giữ quyền phủ quyết. Nhưng họ không bao giờ cải cách Hạ viện do vậy cuối cùng sự kiềm chế vẫn tiến hành và rồi hệ thống ấy cũng ngừng hiệu quả.
Quay về phía David, ông cụ nói:
- Tôi nghi ngờ nếu lịch sử có thể chứng tỏ, ở bất cứ lý do nào, bất cứ thời nào, một hình thức cai trị càng tham lam hơn dân chủ như đã thực hiện ở nước Anh trong suốt năm mươi năm qua. Một người dân thường có quyền bầu cử, và người dân thường đó đã đi bầu một cách dứt khoát để làm gia tăng mức sống của chính bản thân, chưa kể đến lợi ích lâu dài của con cái, chưa kể đến lợi ích rộng lớn của xứ sở.:
- Ngừng một chút, ông cụ nói tiếp:
- Khi tôi còn trẻ, nước Anh đã mất những mỏ dầu Batư và nhà máy lọc dầu Abadan. Vào năm cuối hoạt động của công ty ấy, những người có cổ phần đã rút khỏi lợi nhuận bốn triệu Anh kim, và chính phủ Ba Tư được hưởng mười sáu triệu và chính phủ Anh lấy năm mươi bốn triệu tiền thuế. Chính quyền Ba Tư gây bạo loạn và thế là chúng ta mất trắng nền công nghiệp lọc dầu, nhà máy, quyền khai thác và tất tất, vì chúng ta quá tham lam. Từ đấy câu chuyện buồn như thế cứ lập đi lập lại mãi. Không có bạo chúa, không có Vương triều chuyên chế nhưng sự kiêu hãnh và tham lam đã làm băng hoại nước Anh và ngay cả đến người dân thường. Mỗi một xu nặn ra được từ quốc gia đều được dồn vào việc nâng mức sống của những thành phần có năng lực thấp nhất trong nước, thành phần có quyền bầu cử. Chẳng có tiền bạc nào của nước Anh dành cho những hành động nhân đạo, hay cho việc đầu tư hải ngoại, hay để tái thiết bị nền công nghiệp của đất nước, và những nhà chính trị có quyền lực nhờ hệ thống phiếu bầu này đã vô trách nhiệm và ít hiểu biết ở cả Thượng lẫn Hạ viện.
Ông cụ dừng một chút rồi nói tiếp:
- Người dân nước Úc đã khôn ngoan hơn. Có lẽ nó dễ dàng hơn đối với nước này vì lý do tình hình kinh tế. Nhưng cho tới khi đất nước này theo gương các anh một lần nữa như họ theo các anh trong việc thiết lập bầu phiếu kín và họ cho phép người phụ nữ tham gia đầu phiếu, bác vẫn chưa thấy được một tương lai hồ hở nào cả.
Ông cụ gõ chiếc điếu cho tàn thuốc rơi ra rồi nói tiếp:
- Bác phải trở lại Oxford. Bác chỉ muốn nói cho cháu biết thế thôi. Cũng vì những lý do như thế bác chấp nhận cho Rosemary đi Úc và làm lễ cưới ở bên ấy nếu con gái bác quyết định đồng ý lấy chồng. Bác nghĩ đất nước của cháu đang ở trên chính lộ tiến tới sự vĩ đại. Bác không nghĩ là nước Anh sẽ như thế.
Ông cụ đứng dậy và David đứng dậy theo.
Đây có phải là điều bác đã nói với Ngài Tom Forrest chăng?:
- David hỏi.
Vị giáo sư đại học mỉm cười nói:
- Không nhiều thì ít. Khi người ta khư khư bảo thủ những thành kiến. Người ta có khuynh hướng đã kích chúng bất cứ ai người ta gặp, nhất là khi người ta trở về già.
David nhấc máy điện thoại và gọi cho Trung sĩ Syme để lái xe đưa giáo sư trở về Oxford trong xe hơi của chàng. Trong lúc chờ xe đến, hai người lại nói chuyện với nhau. Chàng phi công nói:
- Cháu sẽ liên lạc với bác sớm vì cháu cần gặp bác gái. Nhưng tình hình đã trở nên khó khăn trong tuần qua hoặc thêm hai tuần nữa và giờ này dường như cháu chẳng bao lâu nữa cũng sẽ đi xa.
Ông cụ nói:
- Không hề gì. Theo lời hứa, có lẽ cháu sẽ trở lại nước Anh trong vòng một tháng nữa, trước cả Rosemary, cháu có thể đến thăm hai bác nhé!
Xe hơi đến, David xuống tận đường để đưa ông cụ về Oxford. Chàng trở lại căn hộ trống và đứng nhìn ngọn lửa tàn một lúc lâu, suy nghĩ những điều đã học được và ý ông cụ muốn nói gì với chàng. Nếu Nữ hoàng phải tuyên bố sự chỉ định Tom Forrest làm Toàn quyền nước Anh, điều đó có nghĩa ngài phải rời khỏi nước Anh ngay, ngài không thể ở lại trong nước sau sự chỉ định ấy. Trong một năm có mặt ở nước Anh chàng đã biết được đầy đủ tình hình của xứ sở này để nhận định được rằng cơn khủng hoảng rất trầm trọng và vì sao Rosemary lại khuyên chàng nên thận trọng và mọi chuyện đã đúng như vậy. Dĩ nhiên, Rosemary đã biết mọi chuyện sẽ xảy ra. Ắt hẳn là nàng đã biết những chuyện này lâu lắm rồi, có lẽ ngay cả khi hai người còn ở Ottawa. Da mặt nàng tái và mệt mỏi cũng là chuyện dễ hiểu.
Cơn khủng hoảng đối với dân Anh thật trầm trọng. Bị cơn khủng hoảng này, một số ít người Anh sẽ mất lý trí, cư xử một cách dại dột và có khi làm những chuyện điên khùng. Cũng có thể có một số thành phần dân chúng quay ra chống đối Liên hiệp Anh, Khối Thịnh vượng đã lôi cuốn Nữ hoàng bỏ đi. Sự căm thù sẽ bùng dậy và những chuyện xấu xa sẽ xảy đến. Quân phục của Không lực Hoàng gia Úc quá đặc biệt gây nên một trở ngại lớn, máy bay Úc có thể bị phá hoại. Chàng cũng biết rằng chỉ trong vòng một tuần, nước Anh sẽ ổn định trở lại, sẽ trở về với sự trầm tĩnh cố hữu, nhưng bất cứ một điều gì cũng có thể xảy ra trong vài ngày đầu. Dân chúng nghèo khổ, lam lũ không có điều kiện để suy nghĩ sáng suốt, khách quan khi bị cú sốc này.
Chàng cũng thầm cám ơn Thượng Đế đã khiến Rosemary cảnh giác chàng, đã khiến cho sự khôn ngoan của một sĩ quan Hải quân Úc đã cấp cho chàng những toán lính canh máy bay phòng ngừa những sự hiểm nguy mà chính bản thân chàng cũng không hiểu nổi và cũng không thể giải thích. Nhiệm vụ của chàng là giữ cho máy bay an toàn, đầy đủ, và cả phi hành đoàn nữa, luôn sẵn sàng đưa Nữ hoàng đến nơi nào ngài muốn đi. Nhưng khi đứng trước lò sưởi với ngọn lửa sắp tàn, sự thương cảm của chàng lại nghiêng về phía dân Anh. Có bao giờ một dân tộc lại bị đối xử tàn tệ như vậy? Trong bốn mươi năm qua, dân tộc đó đã chiến đấu cho sự sinh tồn trong một thế giới khắc nghiệt về kinh tế mà trong đó quốc gia của họ đã được tạo dựng nên. Họ đã tiếp tục chiến đấu một cách ngoan cường, xóa bỏ giai cấp, và đoàn kết với nhau trong chủ nghĩa xã hội thích hợp với cuộc chiến đấu gian khổ của họ. Họ đã phải phạm sai lầm:
Có nước nào mà không?:
- Nhưng họ đã thực hiện những phẩm chất phi thường về kỹ năng và sản xuất, không những giúp cho việc giảm thiểu sự suy thoái mà còn làm cho nó hoạt động có hiệu quả. Giờ đây, như là một sự tưởng thưởng, Nữ hoàng của họ đã nhường bước một ít, Vương triều vẫn tồn tại và Khối Thịnh vượng chung đoàn kết với nhau. Những người dân Anh khốn khổ đã được sử dụng cật lực! Nữ hoàng khốn khổ bị quấy rối, âu lo!
Chàng lắc đầu chán nản và buồn khổ rồi đi ngủ. Nhiệm vụ của chàng là phải tự bảo vệ mình, bảo vệ phi hành đoàn và cả chiếc máy bay, ngăn ngừa bất cứ điều gì mà người dân Anh có thể làm trong cơn giận dữ ban đầu do cú sốc gây nên. Giờ đây, họ có làm gì đi nữa, chàng vẫn cảm thấy thương xót cho họ.
Ngày tiếp theo là thứ bảy, ngày trước đêm Giáng sinh. Thường thì chàng cho nhân viên phi hành nghỉ trong hai ngày thứ bảy và Chủ nhật, nhưng chàng đã cắt đặt cho họ canh gác nhà chứa máy bay vào ngày cuối tuần. Chàng vẫn có mặt như thường lệ Ở nhà chứa máy bay vào lúc tám giờ rưởi. Vào lúc mười giờ, chàng nhận điện thoại của ông Cox mời chàng đến Luân đôn vào điện St. James.
Một giờ sau chàng vào văn phòng ở Engine Court. Ông Frank Cox đợi chàng vào mới đóng cửa kín lại.
Các ngài sẽ đi Canberra vào tối Giáng sinh, anh Nigger ạ! Riêng anh có gì trở ngại không?
Viên phi công lắc đầu. Mọi việc xảy ra trong mấy ngày qua khiến chàng chờ đợi tin này. Chàng trả lời:
- Tất cả đã sẵn sàng. Thế các ngài muốn đi giờ nào?
Giờ nào thuận tiện nhất hả anh?
David trả lời:
- Giờ nào cũng được cả. Thế các ngài có muốn dừng lại ở Colombo chăng?
Đại tá trả lời:
- Lúc này chưa được. Các ngài còn nợ Tích Lan một cuộc thăm viếng, và các ngài dự định sẽ đến đó nửa tháng hay ba tuần vào tháng Hai cơ! Nhưng nói chung ngài đang mệt về chuyện này lắm. Ngài muốn bay thẳng đến Tharwa và nghỉ ngơi ở đấy một thời gian.
Viên sĩ quan Úc gật đầu:
- Phải bỏ ra một giờ để tiếp liệu xăng nhớt ở Ratmalana, nếu cất cánh vào lúc chín giờ, sau khi các ngài đã ăn tối, chúng ta sẽ đến Canberra vào lúc bốn giờ sáng. Tôi đã từng tâu với ngài như vậy và có lẽ đó cũng là cách thoải mái nhất để ngài có thể chọn. Nhưng chúng ta cần thực hiện cách nào mà ngài thích.
Đại tá Cox nói:
- Như thường lệ, ba giờ chiều ngài đọc diễn văn trên đài. Ngài sẽ nói trong hai mươi phút. Quận công Philip muốn đưa ngài đi ngay sau khi xong. Không phải ngay mà sớm hơn một chút. Nếu bay lúc sáu giờ có tiện cho anh không?
Được thôi. Chúng tôi sẽ tiếp liệu xăng nhớt ở Ratmalana vào giờ ăn sáng và đến Canberra vào lúc một giờ sáng. Dĩ nhiên lúc đó trời còn tối. Chúng ta chẳng có chiến đấu cơ hộ tống như họ muốn chào mừng ngài.
Ngài không thích thế đâu, anh Nigger ạ! Không phải lúc. Ngài chẳng muốn lễ nghi quan cách gì tất. Ngài đang mệt mỏi lắm!
David gật đầu:
- Như vậy có lẽ đáp xuống một giờ sáng cũng tốt cho mình! Chắc không có nhiều người tụ tập ở phi trường Fairbairn vào lúc nửa đêm.
Không. Tôi sẽ trình lại với Quận công Philip chiều hôm nay và tôi sẽ đề nghị cất cánh lúc sáu giờ chiều ngày Giáng sinh. Bây giờ, bằng cách nào anh phổ biến hạn chế cho phi hành đoàn của anh?
Phổ biến hạn chế?
Vâng, vì vấn đề an toàn. Điều tối quan trọng là không được để lộ ra ngoài trước giờ bay.
Viên phi công suy nghĩ một chút rồi nói:
- Tôi muốn hãng Shell kiểm tra nhiên liệu một lần nữa trước khi bay. Bơm xăng ra hết rồi bơm vào trở lại, như họ đã làm trước đây. Nếu họ bắt đầu sáng Giáng sinh, thì sẽ xong vào giờ ăn tối. Tôi sẽ thông báo cho phi hành đoàn và cho họ trở về lấy quân trang quân dụng. Như vậy cũng đủ cho họ biết tin.:
- Chàng dừng lại:
- Dĩ nhiên là phải có thực phẩm.
Tôi sẽ xét lại vấn đề thực phẩm.:
- Đại tá có hơi suy nghĩ nói:
- Có điều gì xảy ra cho phi hành đoàn thì lôi thôi lắm. Thế anh có thể cho phép họ đi cùng nhau trên một xe GMC có hai hay ba thủy thủ Úc đi kèm, có được không? Cứ luân phiên cho từng người về nơi đồn trú.
David gật đầu:
- Để tôi suy nghĩ về vấn đề này đã. Cứ giao cho tôi, thưa Đại tá. Máy bay tôi và phi hành đoàn sẵn sàng chờ lệnh xuất phát vào lúc sáu giờ. Chúng tôi sẽ không thông báo cho họ trước giờ ăn tối đâu.:
- Chàng nói tiếp:
- Hành lý chuyển lên vào lúc năm giờ ba mươi?
Frank Cox gật đầu:
- Tôi sẽ lo liệu cho đoàn tùy tùng với hành lý của họ tập họp ở cung điện và đi một lần xuống sân bay.
Bao nhiêu người?
Đã ấn định như chuyến bay đến Camberra lần trước, tám người và tôi.
Chàng buộc miệng hỏi:
- Thế cô Long có đi lần này không?
Có chứ. Cô ấy sẽ đến.
Hai người nói với nhau thêm một lúc nữa về những chi tiết cần thực hiện trong chuyến bay, sau đó David chia tay. Khi vừa đi ra khỏi cửa, Frank Cox nói với theo:
- Này, luôn tiện, anh đã xem tờ Mirror chưa?
Chưa.
Đại tá Không đoàn trưởng trở lại bàn giấy và mở tờ báo ở giữa một bức ảnh chụp David rất lớn, dáng điệu buồn bã, đang bước xuống lề đường Maidenhead để tìm xe hơi. Bên dưới có dòng chữ lớn “ANH TA SẼ ĐI VỀ ĐÂU NHỈ? Chỉ huy trưởng phi đội Anderson của Không lực Hoàng gia Úc trong Phi đội Nữ hoàng”.
David nhìn bức ảnh im lặng một lúc rồi nói:
- Những hoạt động của bọn mình không còn là bí mật nữa.
Frank Cox buồn chán trả lời:
- Tôi biết thế nhưng chúng ta phải thi hành nhiệm vụ.
Đứng ở văn phòng Engine Court, David lưỡng lự, không quyết định, băn khoăn tại sao lại không gọi điện thoại cho Rosemary để hẹn nhau đi ăn tối. Cuối cùng chàng quyết định để nàng yên, chỉ với hai ngày nữa thôi mà nàng phải làm việc cật lực và nếu có gặp nhau đi nữa, chắc sẽ làm nàng bối rối hơn trong lúc nàng không còn đủ nghị lực để bối rối thêm. Chàng gọi taxi ở cuối đường Hoàng cung St. James đến Shell House và tìm được một viên chức của Chi nhánh Hàng Không lo phục vụ ngày lễ, và nhờ người ấy, chàng đã sắp xếp công việc tiếp liệu ở White Waltham vào buổi sáng Giáng sinh.
Chàng lái xe về phi trường và thông báo cho phi hành đoàn về việc kiểm tra máy bay vào toàn bộ ngày Chủ nhật. Ngày ấy họ đã làm việc từ sáng đến tối, buổi tối Giáng sinh, và chẳng tìm thấy thiếu sót nào. Đêm hôm đó họ rời khỏi chiếc Ceres và để cho các thủy thủ canh gác và buổi sáng Giáng sinh họ trở lại công tác bơm nhiên liệu ra, phân tích và bơm trở lại cho đầy máy bay.
Vào mười hai giờ trưa, những nhân viên hãng Shell lái những chiếc xe bồn trống rỗng ra đi để trở về với ngày Giáng sinh muộn màn và David tập họp phi hành đoàn trong khoang chính của máy bay, cửa đóng. Chàng nói:
- Chúng ta sẽ về nhà chiều nay, các bạn ạ! Cất cánh lúc sáu giờ, có Nữ hoàng trên phi cơ, ghé Ratmalana.:
- Chàng thông báo kế hoạch đi lấy quân trang:
- Tôi muốn chiếc xe chở các bạn trở về đây lúc ba giờ kém mười lăm, sau giờ đó không ai được phép rời khỏi nhà chứa máy bay.
Trung sĩ Không quân Syme hỏi:
- Chúng tôi có thể nghe lời phát biểu của Nữ hoàng không, Cơ trưởng?
Chàng gật đầu:
- Trong máy bay cũng có đài. Chúng ta cùng nghe với nhau ở đây.
Chiều hôm ấy, tất cả đều tập họp trong văn phòng nhỏ, trống trải nhưng thiết thực trong nhà chứa máy bay, bảy người đàn ông và một cô gái. Đồng phục xanh đậm của Không lực Hoàng gia Úc. Phía ngoài văn phòng, chiếc Ceres bề thế màu sáng bạc, hiện ra lờ mờ vĩ đại, đã tiếp tế đầy đủ nhiên liệu và sẵn sàng bay. Những thanh niên đứng ngồi bên cạnh bàn, bệ vệ trang nghiêm, nhận thức được rằng sẽ nghe một điều gì đó rất quan trọng, nhưng chưa biết là điều gì!
Tiếng chuông đồng hồ Big Ben vừa gõ, buổi phát thanh bắt đầu, người xướng ngôn vừa giới thiệu và giọng nói quen thuộc bắt đầu nói với mọi người, thỉnh thoảng có bị ngắt quãng vì quá mệt mỏi.
Lời Nữ hoàng vừa dứt, cô Gillian Foster ràn rụa nước mắt.