(In The Wet)
Chương 2

Xơ Finlay bước ra phía hàng hiên, đứng sau tôi, tôi quay lại nói với Xơ là Stevie bệnh. Xơ gật đầu và biết trước chuyện ấy cũng đến thôi. Xơ hỏi:
- Bác Liên Chi này, ông ấy bị bệnh ở đâu? Bác làm ơn chỉ dùm chổ đau của ông ấy.
Ông ta để tay lên bụng và xoa một vùng khá rộng Ông ấy đau ở đây.
Tôi hỏi:
- Xơ có đoán ra bệnh gì không?
Xơ lắc đầu:
- Cũng khó mà đoán cho chính xác:
Rồi quay sang ông Liên Chi, Xơ hỏi:
- Có làm gì cho ông ấy đỡ đau không?
Ngần ngại một lúc ông ấy mới trả lời:
- Vải nhúng nước nóng. Tôi đã đắp vải nước nóng trên bụng. Nước rất nóng, Xơ ạ!
Thế chẳng đỡ gì sao?
Chẳng thấy gì, Xơ ạ!
Sao không chở ông ta tới đây luôn?
Ông Liên trả lời:
- Ông ta không chịu hiểu lại còn làm ngơ trước lời khuyên của tôi. Lại không thể dựng ông ta bỏ lên xe. Tôi chẳng biết làm thế nào nên đến đây cầu cứu.
Xơ suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Thế nào thì chúng ta cũng đưa ông ấy đến đây, không thể nuôi bệnh ở đấy được.
Ông ta bệnh nặng lắm:
Ông Liên nói:
- Nếu có được băng ca, bỏ băng ca lên xe, chắc được.
Tôi hỏi:
- Đường xá thế nào, từ chỗ ông đến đây có trở ngại lắm không?
Được thôi:
Ông ta trả lời:
- Nước cách nhà độ một hai dặm đường:
Ông ta ra dấu khoảng một hai gang tay và nói:
Sâu thế này này và đường cũng tốt thôi.
Một dặm hay hơn với nước cạn như thế chưa hẳn thuận lợi, nhưng con ngựa già kéo một xe ngựa hai bánh nhẹ nhàng hơn xe có động cơ mà chạy không được.
Xơ Finlay nói:
- Được thôi bác Liên ạ. Tôi sẽ về cùng bác. Liệu ta đến nơi có trước trời tối chăng?
Ông ta gật đầu:
- Chúng ta đi ngay thôi, Xơ ạ!
Tôi quay lại hỏi ông ta:
- Từ nhà ông đến đây mất bao lâu ông Liên?
Tôi không có đồng hồ:
Ông ta trả lời:
Có lẽ hai tiếng đồng hồ.
Đã gần ba giờ chiều và bầu trời u ám như thế này, có lẽ trời tối trước sáu giờ. Tôi chưa bao giờ đến nhà của ông Liên Chi nhưng nghe người ta nói cách đây mười dặm. Phải tính trường hợp con ngựa già không thể chạy nhanh được. Tôi quay sang nói với Xơ Finlay:
- Chúng ta nên lên đường ngay càng sớm càng tốt. Tôi sẽ đi cùng với Xơ.
Xơ hơi ngần ngại một chút:
- Tốt hơn Cha nên ở đây. Con sẽ nhờ Trung sỹ Donovan đi cùng. Con sợ Cha sẽ bị bệnh trở lại.
Cha phải đi thôi:
Tôi nói:
Nếu nhỡ ông già qua đời, Cha sẽ có mặt bên ông ta.
Xơ lại nói:
- Trước khi con đem ông ta về viện, ông ta chưa chết đâu, con có đem theo một ít thuốc giảm đau. Điều con cần có ai đó giúp con đưa ông ta lên xe và đưa xuống. Cha cứ ở lại đây. Trên đường đến đấy con sẽ đón Trung sỹ Donovan.
Tôi chỉ cần đi một hai ngày thôi nên nói như linh tính:
- Cha sẽ nói cho Xơ biết cha phải làm gì. Trong lúc Xơ chuẩn bị, cha sẽ đến báo tin cho Trung sỹ Donovan, như thế anh ta sẽ sẵn sàng khi Xơ và ông Liên Chi đi qua. Ơû Landsborough không có điện thoại.
Nếu cha giúp cho thì tốt quá. Mười lăm phút nữa con sẽ xong.
Tôi vội vã mặc quần dài vào, choàng áo khoát và đi giày và bắt đầu đi xuống con đường dẫn tới nhà người Trung sỹ cảnh sát. Bà Donovan bước ra hàng hiên gặp tôi.
Con chào Cha. Nghe nói Cha bị bệnh mà! Chắc là Cha đã khỏi. Chồng con đã đi Millangarra rồi Cha ạ! Anh cỡi ngựa đi từ sáng sớm.
Khi nào thì anh ấy về?
Anh ấy ở lại ăn trưa và về trước khi trời tối. Có chuyện gì quan trọng không, Cha?
Tôi báo cho chị ấy biết mọi chuyện rồi bảo:
- Thế anh Jim Phillips còn đi phép hả chị?
Có lẽ thế, thưa Cha. Con không biết phải đề nghị với Cha như thế nào, hay Cha cứ đem một thằng nhỏ da đen theo, như Dicky chẳng hạn. Hắn đi được đấy!
Tôi lắc đầu:
- Chính tôi phải đi thôi. Khi anh Donovan về, chị nhớ nói lại là chúng tôi đi đâu, nghe chị! Nếu chúng tôi không về kịp mười giờ sáng mai, nhờ anh ấy cỡi ngựa tìm chúng tôi theo con đường ấy. Tôi chỉ sợ trời mưa đều như thế này, nước sẽ dâng cao thôi!
Chị ấy nói:
- Con cũng nghĩ thế, ông Liên Chi đến được bình an cũng may đấy!
Thật may mắn! Chị nhớ nói lại như vậy khi anh về nhé!
Khi tôi về đến Bệnh viện thì gặp ông Liên Chi và Xơ đang chạy xe về phía tôi. Tôi nói:
- Anh Donovan đi vắng rồi! Anh ấy đi Millangarra và tôi có nhắn lại với chị ấy.
Tôi đu lên xe và nói:
- Cha đi với Xơ nhé!
Cha đi như thế con chẳng thích chút nào. Phải có ai đó đi thay Cha mới được Cha đi cũng thế thôi!:
Tôi trả lời:
- Nếu cứ mất thời giờ tìm kiếm, Xơ sẽ không đến đấy kịp trong ngày đâu.
Xơ giữ im lặng và cũng biết rằng cái nguy hiểm nhất là đi lang thang lụt lội trong rừng Queensland trong đêm tối. Như một sự bắt buộc tuyệt đối là chuyến đi phải được hoàn tất vào ban ngày. Chúng tôi dừng lại ở toà Cha sở một hai phút để tôi lấy vali nhỏ đựng đồ hành lễ và cây đèn bấm rồi đi ngay đến Dorset Downs. Trời vẫn mưa đều.
Một trong những nét đặc trưng của phần đất miền Bắc Queensland là hoàn toàn không có vẻ gì đặc biệt cả. Đó là một miền quê bằng phẳng chẳng có đồi núi nào cả, bao phủ bởi rừng thưa, lâu lâu lại có những dòng sông cắt ngang. Cảnh quang thì nhìn đâu cũng giống nhau thôi và vào thời gian này trong năm, mặt trời cũng có soi lối đôi chút vào giờ ngọ, vì nó ở ngay trên đỉnh đầu. Đây cũng là nơi rất dễ lạc vào rừng, ý niệm phương hướng rất dễ bị lẫn lộn, và khi điều này xãy ra, phương cách an toàn nhất là cắm trại đợi chiều đến, khi mặt trời lặn sẽ chỉ cho ta hướng Tây.
Chiều hôm ấy chẳng có mặt trời nào cả. Chúng tôi lê bước trong mưa, con ngựa già thỉnh thoảng cũng chạy nước kiệu trên những đoạn đường cứng, nhưng phần lớn là đi chậm rãi và kéo lê đôi càng xe trên miền đất sũng ướt. Chạy được nửa giờ thì tôi không còn nhận ra phương hướng nữa, chẳng biết đông hay tây, nam hay bắc. Tuy vậy, ông Liên Chi thuộc đường, thỉnh thoảng ông cũng chỉ cho chúng tôi những cây gãy hoặc những lối đi bị cây rừng che khuất, đó là những dấu chỉ đường quen thuộc của ông ta trên đường mà ông đã quen đi lại.
Dĩ nhiên, tất cả chúng tôi, chưa bao lâu, đã bị ướt mèm, nhưng nhiệt độ đang còn là hai mươi tám độ chưa là vấn đề. Tuy cũng hơi lạnh, nhưng trời chẳng có gió, nên cũng liều. Chúng tôi ngồi một hàng trên ghế băng, dựa vào thành xe, không dám cử động trừ khi bánh xe vấp phải đá hay lắc mạnh trên đường gập ghềnh. Chẳng ai nói chuyện, chỉ thấy vẻ mặt đăm chiêu. Khung cảnh trầm buồn, một màu tái xám và cơn mưa bốc hơi nồng nực. Có lẽ một cảm giác vô tích sự đối với sứ mạng của chúng tôi là làm dịu đi cơn đau của ông già nát rượu, tất cả những điều này xãy ra cùng lúc đã cướp đi chúng tôi cảm giác muốn nói chuyện, hàn huyên. Đối với riêng tôi, mặc dầu đó là trách nhiệm phải đi đến, để an ủi tinh thần, đối với bất cứ người nào sắp chết, tôi đi còn để hiểu rằng sự tự nguyện của tôi đối với Stevie chắc chắn có thể bị Ông ta hiểu lầm và tôi không thể không nghĩ đến những căn phòng ấm áp sơn màu xanh của Bệnh viện mà tôi phải rời bỏ, để gặp một chuyện vặt vãnh chẳng ra làm sao cả!
Giờ này, chúng tôi đã gặp những vũng nước đọng trên đường và rồi liên tiếp từ vũng này đến vũng khác, rồi xe chúng tôi đi qua vũng nước sâu cả gang tay, con ngựa già mỗi lần bước đi là làm bắn tung toé nước. Tôi tự trấn an mình bằng cách hỏi ông Liên Chi:
- Sáng nay ông đi, ông có thấy nước lên nhiều như thế này không?
Ông ta trả lời:
- Sáng nay đâu có nước như bây giờ.
Ông nghĩ sao, liệu chúng tôi có đến kịp nhà ông không?
Được thôi. Tới nhà thì được thôi.
Ông tiếp tục đánh xe đi, dầu lúc này chúng tôi ít khi thấy dấu đường, nhưng rõ ràng ông ấy đi rất đúng hướng vì tuy xe lăn bánh trong nước nhưng vẫn cảm thấy đất cứng ở dưới bánh xe. Chiều xuống dần nên ánh sáng cũng không còn nữa; cũng có thể là mây kéo về càng ngày càng dày đặc. Tôi hỏi ông Liên Chi:
- Còn bao xa nữa. Còn bao lâu nữa chúng ta về đến nhà?
Ông ta nhún vai:
- Hai ba dặm gì đó.
Có thể đến nhà trước trời tối không ông?
Ông ta trả lời:
- Được. Chúng ta sẽ đến trước trời tối.
Giờ đây, chúng tôi đến một vùng đất có hơi nhấp nhô, nên có những gò đất khô ráo hiện ra trong vùng nước và chúng tôi lại càng phải đi cẩn trọng hơn, vì chúng tôi đang tiến đến một vùng bị tách rời bởi những phụ lưu của con sông Dorset. Chúng tôi vượt qua được một hai con lạch, đây là nơi mà ông Liên Chi đã rõ địa thế nên rất cẩn thận và nước ở đây cũng gần ngập nửa bánh xe. Cũng chính lúc này, khi cẩn thận cho xe qua các con lạch ấy, chúng tôi thấy một khung cảnh rất tiêu điều.
Trên mảnh đất khô ráo gần xe chúng tôi đi qua có ba bốn con bò cái Hereford thuộc trại chăn nuôi Dorset Downs. Một trong những con bò cái đứng bên bờ nước có một con bê chạy theo bên, mới sinh hai ba ngày. Khi xe chúng tôi chạy ào qua, con bò ngẩng đầu lên nhìn và chậm rải tiến gần kề chúng tôi và gần mép nước. Con bê cũng tiến theo đến gần mép nước.
Ngẫu nhiên tôi nhìn chúng, và thấy toàn bộ sự việc xảy ra. Cái mõm dài của con cá sấu lao nhẹ lên khỏi mặt nước, hai hàm răng khép lại, ngậm cái chân trước của con bê. Một sự vũng vẫy và vật lộn trong nước, khi con vật thô bạo dìm con bê xuống sâu. Cuộc vùng vẫy và vật lộn kéo dài trong được một lúc, rồi mọi vật trở lại im lìm. Con bò cái chẳng làm gì được, chỉ đứng nhìn ngơ ngác.
Xơ Finlay nói:
- Lẽ ra, chúng ta nên mang theo một khẩu súng trường.
Cha lại không nghĩ ra:
Tôi nói:
Chứ mượn một khẩu của bà Donovan cũng được thôi.
Sau đấy chúng tôi lại tiếp tục im lặng, mỗi người đang miên man theo ý nghĩ của riêng mình. Giờ thì nước đã sâu hơn hai gang tay và ánh sáng hoàn toàn tắt hẳn. Ông Liên Chi cầm chiếc roi ngựa chỉ về nổng đất khô ráo đàng trước, qua mặt nước cách độ một dặm. Ông ta nói:
- Nhà đấy. Cái nhà trên nổng đất ấy.
Tôi lại hỏi:
- Nhà của ông đấy phải không? Thế chúng ta đến đấy chứ?
Ông ta gật đầu. Vào lúc ấy, xe chúng tôi bị sụm hố. Dĩ nhiên, làm sao thấy được đường phía trước. Có lẽ cũng do tôi làm ông Liên Chi bị phân tâm đôi chút, nên đi trật đường. Dù lý do nào đi nữa, có lúc được đi trên đất cứng, có lúc con ngựa già lại lội bì bõm và hai càng xe trong nước làm cho con ngựa muốn tuột ra.
Ông Liên Chi thả dây cương đứng lên, nhảy qua một bên và đến trước đầu ngựa. Chắc hẳn ông thuộc đường nhưng ông lội một cách k!!!1931_5.htm!!! Đã xem 13560 lần.

Dịch giả: Liễu Nga Đoan
Nguồn: DacTrung.com
Được bạn: MS đưa lên
vào ngày: 11 tháng 1 năm 2004