(In The Wet)
Chương 4

Vào tháng chín, David bắt đầu lái chiếc Ceres, máy bay đưa thư của Uùc trong phi đội Nữ hoàng, sau Dewar nưa? tháng, cũng lái một chiếc tương tự đi Canada. Trước khi cả hai chuyến bay được thực hiện, cả hai phi hành đoàn phải làm cật lực trong một tháng do huấn luyện viên phi hành hướng dẫn toàn diện trên sàn máy bay của một chiếc Ceres do các nhà chế tạo dựng lên trong một nhà chứa máy bay trống. Khi bắt đầu sắp sửa bàn giao máy bay và chuyến bay bắt đầu xuất phát ở Halfield, phi hành đoàn đã thạo việc.
Ngoài việc huấn luyện làm quen với phi cơ, phi hành đoàn còn được huấn luyện sinh hoạt như một tập thể trong việc đáp xuống điều khiển bằng rađa thực hiện trong sương mù hoặc thời tiết xấu. Tất cả bọn họ đều có kinh nghiệm cá nhân. Thật vậy, kinh nghiệm bay trong thời tiết xấu là một trong những yếu tố chính trong việc tuyển chọn vào phi đội Nữ hoàng, nhưng giờ đây họ phải thực tập trên chiếc Ceres cho đến khi nào họ đặt được chiếc máy bay trên đường băng một cách đúng đắn và an toàn trong sương mù dày đặc nhất về ban đêm. Trước đấy khi còn ở trong công ty hàng không Anh quốc, họ đã được thực tập đáp trên phi cảng Hurn thuộc thành phố Hampshire. Mỗi tuần hai lần họ phải hạ cánh trên phi cảng ấy để thực tập những cuộc đáp xuống trong đêm tối suốt cả đêm. Đã là thành viên của không lực Hoàng gia Uùc, thì không được cấp chứng chỉ hàng không dân sự, nhưng không đoàn trưởng muốn huấn luyện cho họ, cho đến khi ông biết chắc rằng tất cả bọn họ có khả năng tương đương với những nhân viên giỏi nhất của công ty hàng không Anh quốc. Trong suốt thời gian gia nhập phi đội Nữ hoàng. Họ phải đến Hurn để tham dự một lớp bồi dưỡng, một tháng một lần, bất cứ khi nào họ còn ở trên đất Anh.
Theo nguyện vọng của Nữ hoàng muốn nghỉ mát vào cuối thu ở Canada, và thể theo lời đề nghị, Nữ hoàng rời nước Anh trong chiếc Ceres đi Canada vào chiều tối mười hai tháng Mười một và bay thẳng đến Edmonton để khánh thành chương trình thuỷ điện Clearwater, chuyến bay mất khoảng tám tiếng đồng hồ, đến Vancouver nghỉ ít ngày rồi trở về Ottawa. Muốn thuận lợi dù sao cũng bay thử trên một chuyến trên con đường này trước khi đưa Nữ hoàng đi và nhóm phi hành Canada âm thầm chuẩn bị chuyến bay, có mời theo phi hành đoàn Úc làm hành khách để rút kinh nghiệm Trước khi chuyến bay thử thực hiện, nhân viên phi hành của phi đội Nữ hoàng còn bị các quan khách quấy rầy, đó là những người quyền cao chức trọng, bỏ làm việc một buổi chiều lái xe xuống phi trường White Waltham trong tiết thu đẹp trời để tận mắt xem những chiếc máy bay mới. Phủ Cao uỷ cũng biết điều vì dù sao những người này cũng là đại diện cho quốc gia xứ xở và đã chi trả cho những chiếc máy bay này. Tướng tư lệnh không quân ngài William Bradbury cởi mở nói, ngài nhân chuyến đi về miền quê ghé lại. Còn tám viên chức từ những bộ khác nhau, cũng có những cuộc thăm viếng riêng rẽ, nhưng họ đều dấu không nói gì. Tất cả bọn họ đều muốn đến đây để giải trí thôi. Cuối cùng, không đoàn trưởng Cox nhận được một cú điện thoại từ quốc vụ Khanh, đặc trách Hàng không, huân tước Coles of Northfield, thông báo là ông ấy sẽ đến thăm chiều hôm ấy. Không đoàn trưởng tin lại cho hai vị chỉ huy trưởng Huân tước Coles sẽ thân hành đến thăm chiều hôm nay.
Lạy Chúa!:
Chỉ huy trưởng Dewar nói:
- Phải nên làm sao đây? Nhưng chúng ta không ở trong khu vực của ông ta cơ mà!
Tôi ở và cả cái phi trường này nữa:
Đại tá Cox trả lời À!, vâng:
- Dewar nói:
- Thế thì cứ để cho ông ta thanh tra Đại tá và phi trường, còn để cho chúng tôi yên. Đã lên lịch máy rađa ba giờ chiều nay, phải làm thôi. Không thể có người đi ra đi vào máy bay.
Đại tá Cox góp ý:
- Thì cứ để cho ông ta xem máy bay của Nigger. Tôi sẽ trình bày với ông ấy là hai máy bay giống nhau.
David hỏi:
- Huân tước Coles là ai? Ngoài chức vụ quốc vụ Khanh đặc trách hành không?
Trưởng xưởng đúc sắt:
- Dewar trả lời:
- Ông ấy đã từng là người giỏi trong lực lượng nghiệp đoàn và đã là người lãnh đạo trong không lực Hoàng gia.
Môi David mím chặt lại, nhưng vì đại tá Cox đang ở đây nên cả phía Uùc lẫn Canada giữ ý không nói điều gì, họ đang suy nghĩ về hệ thống cai trị của nước Anh. David quay về phía không đoàn trưởng nói:
- Để họ xem máy bay Tare cũng được. Thợ bọc ghế nệm đang làm việc trong buồng lái và đèn báo hiệu cánh phụ cũng đang được kiểm tra, nhưng chẳng hề gì.
Hai người nói chuyện với nhau về hai chiếc máy bay của Úc và Canada, chiếc Sugar và chiếc Tare.
Không đoàn trưởng nói:
- Khi ông ấy đến, tôi sẽ giữ ông ấy vài phút trong văn phòng của tôi và sẽ đánh điện đi, anh sẽ ở trên máy bay chứ? Nhớ xuống văn phòng tôi và chúng ta cùng trình bày cho ông ấy biết về chiếc máy bay. Nhớ thông báo cho Trung úy Ryder. Trung úy Ryder là cơ phó người Úc của chiếc Tare.
David đang làm việc với nhóm nhân viên phi hành trên máy bay thì anh thấy cô gái trực điện thoại đi qua nền nhà chứa phi cơ tiến về phía anh ta vào giữa buổi chiều. Anh ta đi về phía cô và hỏi:
- Cần tôi chăng?
Cô gái trả lời:
- Đại tá bảo tôi thưa lại với ông là Thủ tướng đang ở trong văn phòng của ông ta, có cả Huân tước Coles.
David hỏi lại:
- Iorwerth Jones?
Thưa phải, ngài Thủ tướng ạ!
Thưa lại với ông, một phút nữa tôi sẽ đến. Tôi còn rửa tay đã.
Trong lúc rửa tay anh ta cũng suy đoán là buổi chiều hôm ấy chẳng có gì thuận lợi cả. Thủ tướng nước Anh chưa bao giờ ra khỏi nước Anh trừ một dịp đi nghỉ mát ngắn ngày ở Dinard và ông ta lo nghĩ rất ít cho Liên hiệp Anh, để đổi lại Liên hiệp Anh cũng lo nghĩ ít về ông ta. Sinh ra trong một thung lũng ở xứ Oen, ông đã làm công nhân hầm mỏ trong vài năm và khi còn là thanh niên ông đã là đảng viên. Về chính trị, đảng cộng sản không còn thiết thực đối với nước Anh, từ khi cuộc chiến tranh vĩ đại của Liên Xô, và ông đã từ bỏ đảng lâu lắm rồi, nhưng sự căm thù giai cấp của tuổi trẻ vẫn canh cánh bên lòng và ảnh hưởng rất nhiều đến công việc ông ta làm. Về năng lực và về khả năng trí tuệ, ông ta là nhân vật khổng lồ, cái đầu và đôi vai hơn tất cả những người trong nội các của ông ta. Ông cũng đại diện cho nam Cardiff hai mươi năm qua ở quốc hội và còn ở vị trí ấy cho đến ngày tạ thế David bước vào văn phòng của không đoàn trưởng và được giới thiệu liền. Anh ta trước đây chưa bao giờ diện kiến người nào trong hai vị ấy, mặc dầu vậy, anh ta xem hình trên màn ảnh vị Thủ tướng nước Anh rất nhiều lần, và đã quen thuộc với khuông mặt trắng chữ điền, mái tóc hoa râm thô cứng và đôi mắt rực sáng. Anh ta không biết gì về Huân tước Coles cả, chỉ thấy một người đàn ông nhỏ thó, mập mạp, da mặt hồng hào, thích uống bia, thích mang dép mềm, chẳng biết chút gì về máy bay hay không lực Hoàng gia.
Sau khi được giới thiệu, David nói:
- Máy bay Tare đã sẵn sàng thưa ngài, trong đó có vài người đang làm việc. Nếu cần tôi sẽ mời họ ra khỏi máy bay.
Huân tước Coles hỏi ngay:
- Làm thi đua hay khoán sản phẩm?
David liếc nhìn ông ta không hiểu. Đại tá Cox trả lời:
- Thưa ngài không. Họ làm theo giờ và phụ trách phần bảo trì.
Quốc vụ Khanh phụ trách hàng không có vẻ bằng lòng À, thế thì cho họ nghỉ tay đi.
Mấy người trong máy bay đi xuống và đứng trong nhà chứa máy bay. Cửa nhà chứa máy bay mở, và chiếc Tare nằm ở trong, một khối nhôm sáng bóng mượt, phía mặt trong sơn trắng. Bên ngoài, cách phi đạo trên một khu đất tròn đúc bêtông chiếc Sugar xếp hàng cùng phía với đài rađa cách hông cuối phi trường một dặm. Hình dạng và chiếc máy bay cũng dễ thấy, dầu nhìn ở xa, cánh hình tam giác, mũi nhô dài ra, động cơ nằm sâu có ống thông gió vào. Hai sĩ quan thay nhau thuyết trình trong năm phút về hình thức máy bay và những đặc tính tổng quát của nó cho các vị khách quí, cũng như họ đã thường làm trước đây và hiểu rằng các chính trị gia chẳng hiểu gì mấy. Có lúc khi nói về tầm hoạt động của máy bay là tám ngàn dặm hải lí, quốc vụ Khanh phụ trách Hàng không hỏi là nếu bay thẳng đến Aden mà không hạ cánh thì có đủ sức hay không? Hai sĩ quan trả lời, máy bay này đủ sức bay đến Colombo mà không cần hạ cánh, và vẫn còn bốn mươi phần trăm xăng dự trữ. Ông ấy còn hỏi Colombo có xa hơn Aden không?
Đây cũng là điều bình thường đối với các sĩ quan và họ trở về với công việc trên chiếc máy bay ở trong nhà chứa máy bay. Trước khi lên cầu thang dẫn vào máy bay, hai nhà chính trị đi chậm sau các sĩ quan một chút, để nhìn toàn thể chiếc máy bay và nói nhỏ với nhau. Sau đấy Thủ tướng gọi không đoàn trưởng đến bảo:
- Thế cái đồ chết tiệt này giá bao nhiêu?
Đại tá không đoàn trưởng trả lời:
- Chiếc máy bay, thưa ngài? Tôi e khó trả lời chính xác được. Phủ cao uỷ nắm giá đấy ạ! Tôi nghĩ mỗi chiếc phỏng chừng bốn mươi ngàn Anh kim, tuy đấy chỉ là lời đồn Thủ tướng quay về phía David:
- Anh có biết giá cả của nó không?
Thưa Thủ tướng, không ạ!:
- David trả lời:
- Tôi không được phép biết những gì không thuộc lĩnh vực của mình, vì không phải công việc của tôi.
Ông Jones nhìn trừng trừng David:
- Thế vị trí của anh là gì trong công tác này? Ai trả lương cho anh?
Thưa ngài, tôi là sĩ quan của không lực Hoàng gia Úc:
Vị sĩ quan điềm tĩnh trả lời:
- Tôi được chính phủ Liên bang trả lương.
Có bao nhiêu người như anh ở đây được chính phủ Uùc trả lương?
Dạ tám người, kể cả tôi. Đấy là phi hành đoàn.
Có bao nhiêu người ở đây được chính phủ Anh trả lương?
Đại tá Cox trả lời:
- Tôi và cô gái phụ trách điện thoại, thưa ngài. Phủ cao uỷ Canada và Úc đã thống nhất về kinh phí cho phi đội, trừ những kinh phí có liên quan đến nội bộ Hoàng cung.
Theo tôi như thế là quá phung phí tiền bạc:
- Thủ tướng tiếp tucï nói:
- Nếu Nữ hoàng muốn đi Úc, ngài cứ đăng kí vé máy bay như mọi người, nếu không ngài đi bằng tàu thuỷ Một sự yên lặng ngột ngạt đang lan ra. Huân tước Coles lên tiếng trước Thôi mà, hãy đi xem đã. Chúng ta đã đến đây rồi! Tôi nghĩ là không lâu đâu!
David tuy không niềm nở nhưng lịch sự nói:
- Thưa ngài, cầu thang đây ạ!
Trong lòng đang sục sôi căm thù nhưng không hiểu sao anh ta cũng biết kiềm chế không bộc lộ cơn giận và bắt đầu thuyết trình về chiếc máy bay. Anh ta đã hướng dẫn họ xem mọi thứ trong thân máy bay từ ngăn hành lí ở sau đuôi cho đến phòng rađa ở trước mũi. Thủ tướng chẳng thấy gì hứng thú cả. Có lần ông nói:
- Chỉ phí tiền dân lao động.
Ông ta dừng lại ở cửa buồng lái Hoàng gia, nơi có những mẫu vải hình bồ câu màu xám và những tấm trang trí cây sồi bằng lụa Tôi biết ai đã dán những hình này lên:
- Thủ tướng nói:
- Thằng cha già điên chết tiệt Bob Menzies chứ ai. Hắn là thằng da đen trong rừng. Hắn phải học cách đừng chỏ mũi vào những gì không liên quan đến hắn.
David bình tĩnh trả lời:
- Tôi chẳng biết gì về điều ấy cả nhưng tôi đoán chắc là ngài đã lầm. Ngài Robert Menzies rút lui khỏi chính trường khi tôi còn nhỏ. Bây giờ ông ấy đã quá già, cũng đã tám mươi lăm tuổi rồi! Ông ta chẳng thể làm được gì đối với quyết định cung cấp loại máy bay này!
Anh không dạy tôi đấy chứ?:
Lời ông Thủ tướng:
- Tôi biết mùi xú uế của giả rồi!
Những sự kì diệu trong việc thiết kế máy bay chẳng có nghĩa gì đối với những người này. Trong buồng lái của sĩ quan hoa tiêu, quốc vụ khanh đặc trách Hàng không phát biểu Thế anh để súng hoa? hiệu chỗ nào?
Những kí ức mờ nhạt về chiếc máy bay hành quân song hành với bộ binh thời xa xưa hiện về trong trí nhớ của viên sĩ quan phi hành Súng hoa? hiệu nào? Chúng tôi đâu có mang theo.
Thế làm sao anh thông báo cho dưới đất khi anh muốn hạ cánh?
Thưa ngài, đâu cần làm như thế. Chúng tôi trang bị bao nhiêu là máy vô tuyến.
Thật khó mà bắt đầu lại từ đầu, để giải thích chuyến bay trên năm mươi ngàn bộ, thì có bắn pháo sáng cũng không thể thấy được và một chiếc máy bay theo cỡ này thì không phải bạ đâu cũng hạ cánh được.
Anh phải có súng hoa? hiệu:
Quốc vụ Khanh nói:
- Anh Cox, nhớ nhắc anh ta phải mang theo súng hỏa hiệu.
Thưa ngài, tôi nhớ.
Huân tước quay về phía thủ tướng Chính ông cũng nên trông coi những việc này. Nếu chiều nay tôi không đến, họ có thể đi mà không mang theo súng hỏa hiệu.
Cuối cùng hai người khách lên xe trở về Luân Đôn, còn lại David ở lại trong văn phòng với đại tá không đoàn trưởng. Trong một lúc cả hai người khó có thể đưa ra nhận xét đầu tiên. Một chốc sau, đại tá Cox buồn bã nói:
- Để xem thử, tôi có thể kiếm đâu ra một cây súng hỏa hiệu, Nigger. Có thể ở bộ binh có đấy!
David mỉm cười:
- Mừng anh. Chúng tôi cũng có những người như thế ở Uùc.
Cũng có thể:
Đại tá không đòan trưởng nói:
- Nhưng không ai như cái ông quốc vụ Khanh đặc trách hàng không của chúng tôi.
Hình như chẳng có gì có lợi khi phải nói ra sự dị biệt giữa người Úc và người Anh và David cũng nhận ra rằng cũng khó khăn không kém khi phải thảo luận những sự việc đã xảy ra chiều hôm nay với Dewar, sau khi anh ấy đã kiểm tra bộ phận rađa trên chiếc Sugar trở về. David trở về văn phòng và ngồi suy tư mãi hơn nửa tiếng đồng hồ. Sau đấy anh ta nhấc điện thoại lên và yêu cầu được gặp cô Long ở văn phòng phụ trách bí thư trong Hoàng cung.
Gặp ngay cô ta ở đầu dây, anh ta hỏi liền:
- Cô Long, tôi là Nigger Anderson Chào anh, Nigger. Anh ở đâu gọi đến vậy?
White Waltham. Bọn anh vừa tiếp quốc vụ Khanh và Thủ tướng đến thăm máy bay Ồ…Em không nghĩ là thiếu tá Macmahon biết tin ấy.
Mời em dùng cơm tối với anh nhé, Rosemary? Anh có chuyện muốn nói với em Về những người bạn khiêm tốn ấy chứ gì, phải không anh Nigger?
Đúng.
Em không biết là anh có nên nói không nữa?
Anh đâu phải là người nhiều chuyện. Chỉ hỏi em một hai câu thôi, mà anh cần biết câu trả lời. Chúng ta có thể ăn tối ở câu lạc bộ không quân và sau đấy đi xinê em nhé!
Em muốn nhận lời mời của anh lắm nhưng không biết sẽ trả lời những câu hỏi nào. Em không muốn chúng ta nói chuyện tầm phào ở phòng tiếp tân, anh hiểu chứ? Thế anh muốn gặp em lúc nào?
Tối mai Tối mai em rảnh Định giờ xong là họ cúp máy. Họ gặp nhau trong phòng đặc biệt dành cho nữ giới trong câu lạc bộ. Anh ấy đến trước đón nàng Em đến được thật là quí hoá quá:
Anh ấy nói:
- Anh biết như thế này là làm phiền em lắm phải không?
Chàng giúp nàng cởi áo khoát và gọi một ly xêri và một ly cốc teo cà chua. Chàng nói:
- Anh đã xem qua đề phim. Em đã xem Red Coral do Judy March đóng chưa?
Nàng lắc đầu:
- Em nghe nói phim hay lắm Chàng đi vào sắp xếp chỗ ngồi ăn và khi trở về họ nói với nhau những chuyện chẳng quan trọng gì để chờ giờ dùng bữa tối. Phòng ăn khá đông, các bàn kê sát nhau, khi ngồi xuống cô gái nhìn quanh dáng lo âu. Xong món sò, cô nàng hỏi:
- Thưa chỉ huy trưởng, xin cho biết câu hỏi đầu tiên. Chàng mỉm cười:
- Có thể cho anh bắt đầu bằng cách kể lại những chuyện đã xảy ra?
Nếu anh muốn:
Nàng nói:
- Em cũng đã biết hầu hết câu chuyện. Ông Cox đã nói chuyện với thiếu tá Macmahon sáng nay và sau đấy có một vài sự vụ văn thư. Dầu sao, anh cứ kể đi Anh ta rút ngắn câu chuyện đã xảy ra ngày hôm đó và làm cho lời kể có vẻ khách quan hơn. Trong lúc chàng nói, nàng nhìn quanh đến hai ba lượt. Cuối cùng chàng nói:
- Thế là hết chuyện và anh cũng chẳng thích chút nào!
Cô nàng nói:
- Vâng, em biết là anh không thích rồi!
David ngồi trầm ngâm một chút rồi nói:
- Anh cũng nhận biết có những khó khăn cho hai nước Úc và Canada khi xung phong làm những việc cho Vương triều, mà nước Anh không thể làm nổi hay không muốn làm:
Cuối cùng anh ta nói thêm:
- Việc thì nhỏ nhặt nhưng ông ta lại để tâm thù oán Chàng liếc nhìn nàng:
- Anh biết anh chỉ đến đây để lái máy bay, nhưng những chuyện như này nếu xảy ra, anh phải nắm tình hình chung lúc này hay lúc nào khác. Thà là anh theo lời khuyên của em:
Anh nhìn vào mắt cô ta:
- Thế giữa chính quyền và Vương triều có gì xấu đi chăng?
Nàng liếc nhìn căn phòng đông người một lần nữa Em không thể bàn cãi vấn đề này với anh đâu anh Nigger ạ! Dầu sao thì không phải ở đây Anh không bắt buộc em phải trả lời:
Chàng nói:
- Nhưng anh có thể nói điều đó với em và anh sẽ tìm ra giải pháp đối phó Chàng dừng lại một chút rồi nói tiếp:
- Nữ hoàng của anh mà cũng là của em. Nữ hoàng của nước Uùc và cũng là của nước Anh. Chính phủ nước anh gửi anh đến đây là để phụng sự Nữ hoàng của chính chúng ta. Anh phải biết một số khó khăn mà Nữ hoàng đang gặp phải Nàng trả lời:
- Thế không ai nói cho anh biết nhiệm vụ trước khi nhận công tác này sao?
Chàng lắc đầu. Nàng tiếp tục:
- Họ có bổn phận phải nói cho anh biết. Sớm hay muộn gì điều đó cũng xảy ra thôi Anh có thể tìm ra được:
Chàng nói:
- Anh có thể đánh hơi nơi này, nơi khác, hoặc lắng nghe các chuyện tầm phào là rõ như hai cộng hai là bốn vậy. Nhưng anh muốn biết chuyện gì sắp xảy ra mà không mất thì giờ. Thà em cứ thật thà khai báo cho anh vì em đã biết rõ cả.
Em sẽ không nói được câu nào nữa:
Nàng phát biểu:
- Vì kế bàn chúng ta là John Llewellyn Davies, và bên kia là Henry Forbes. Chúng ta hãy nói chuyện gì khác đi anh!
Các tên ấy chẳng có nghĩa gì đối với chàng, nhưng chàng vẫn mỉm cười nói:
- Được thôi.
Xong buổi uống cà phê trong phòng khách, cô ta nói:
- Anh có phải là dân ghiền xem phim không nhỉ?
Không hẳn thế!:
Chàng trả lời:
- Thế em muốn làm một cái gì khác chăng?
Em có căn gác xép ở tầng chót căn nhà ở đường Dover. Chúng ta đến đấy nói chuyện:
Nàng đề nghị Hai người rời khỏi câu lạc bộ và đi dọc con đường Pall Mall và đi ngược lên con đường James. Khi đang đi, nàng hỏi chàng:
- Anh có từng nghiên cứu sử học nhiều không anh?
Chàng lắc đầu:
- Không em ạ. Tất cả việc học của anh chỉ là có kiến thức để thi vào không lực. Anh không dành nhiều thì giờ để học sử đâu Nàng bước đi trong im lặng, một chốc mới nói:
- Thật đáng tiếc khi một điều gì đó luôn luôn phải bị bỏ qua Đúng vậy:
Chàng trả lời:
- Nếu luôn luôn điều đó cuối cùng đã trở thành quan trọng Họ đi đến con phố Dover và nàng mở cửa bước vào một con đường nhỏ giữa tiệm uốn tóc và tiệm thuốc tây. Lối vào có trải thảm đẹp và trang trí hoa văn vì nó dẫn vào phòng chụp ảnh của tiệm ảnh ở lầu một và hai, lên trên nữa sự trang trí có vẻ xấu hơn. Đến tầng chót, nàng mở thêm một cánh cửa khác và hai người đi vào phòng khách, từ phòng khách có một cánh cửa thông sang phòng ngủ, bếp nhỏ và phòng tắm.
Nàng bước qua lò sưởi đến vặn sáng hai ngọn đèn đọc sách bên cạnh hai cái ghế bành bọc vải hoa sặc sỡ. Nàng nói:
- Mời anh ngồi và xin cứ tự nhiên. Em chỉ vắng mặt một phút thôi Nàng đi vào phòng ngủ và khi trở ra, chẳng mặc áo khoác Mời anh uống vơi em ly cà phê nhé!
Nếu chưa pha thì thôi em ạ!
Cô nàng cười:
- Mỗi sáng em đều có pha sẵn cà phê trong bình lọc. Chỉ cần hâm lên thôi Chàng đi theo nàng vào bếp và đứng nhìn nàng nấu ăn Em chọn chỗ này cũng xinh đấy chứ:
Chàng nói. Nàng biểu đồng tình:
- Cũng không tệ lắm. Hơn nữa là nơi trung tâm, gần Hoàng cung, em chỉ đi bộ một chút băng qua công viên là tới ngay. Em đã ở đây được ba năm Chàng đứng nhìn nàng pha cà phê, nét duyên dáng mảnh mai làm chàng thắc mắc không hiểu nàng bao nhiêu tuổi. Hai mươi sáu hay hai mươi bảy không chừng. Nàng chẳng đeo nhẫn. Nàng nhìn lên và đưa cho chàng ly cà phê bốc khói, tự mình cầm một ly và cả hai người đi trở về phòng khách. Nàng bậc núm lò sưởi điện và cả hai người cùng ngồi vào ghế bành Giờ đây nàng mới bắt đầu thổ lộ Anh phải nên hiểu tình hình chung, anh David ạ! Nếu anh thông suốt rồi thì chúng ta chẳng cần bàn về những chi tiết, bởi vì trước sau gì anh cũng hiểu những điều đó thôi, cũng như anh sẽ cần chúng. Thế dân số Úc bao nhiêu?
Có lẽ độ hai mươi bảy triệu:
- David trả lời:
- Con số ấy vẫn tăng lên hàng năm. Cô nàng gật đầu:
- Em nghĩ có lẽ đúng. Canada vào khoản ba mươi hai triệu dân và còn tăng lên rất nhanh. Nước Anh ba mươi tám triệu dân và còn giảm xuống nữa, vận tốc giảm thiểu là một năm gần một triệu Đúng thôi:
Nàng nói:
- Theo em nghĩ, việc đầu tiên là số người di tản. Số người rất lớn trong bọn họ về chính trị theo cánh hữu. Một người lìa bỏ xứ xở để qua Úc là một người dám đánh cá cuộc đời mình. Anh ta từ bỏ mọi thứ mà anh ta biết, từ bỏ sự an toàn anh ta đang có trên quê hương tại nước Anh để đến Canada hay Úc làm lại cuộc đời. Anh ta chẳng biết gì nhiều như phúc lợi xã hội ở các nước ấy. Anh ta hiểu rằng nếu anh ta thất bại, anh ta sẽ khốn đốn ở Canada hay ở Uùc hơn là trên quê hương. Anh ta ra đi vì anh ta thích một loại đất nước như thế, mà ở đấy anh ta có cơ may tạo dựng cơ nghiệp cho chính mình Anh nghĩ cũng đúng thôi:
- David nói:
- Chẳng có bao nhiêu người thuộc đảng xã hội nhiệt tình trong số dân di tản từ nước Anh đâu Nàng gật đầu:
- Do đó các anh hối hả có một chính quyền thuộc đảng Tự do ở Úc. Xem nào, anh đã có một chính quyền thuộc đảng Lao động từ năm 1970 đến năm 1973 và trước đấy là chính quyền của nhóm Calwell và nhóm Evatt. Em không tin, các anh đã có chính quyền hơn mười năm thuộc đảng Lao động trong vòng ba mươi năm qua Thì đúng vậy, chứ sao?:
- David có vẻ suy tư nói tiếp:
- Chắc em nghĩ rằng những người di tản toàn là đảng Tự do?
Các lọn tóc sau tai nàng sao mà quyến rũ đến thế!:
- David thầm nghĩ.
Nàng trả lời:
- Em chắc như thế. Và đấy cũng là điều đã giúp cho xứ xở anh thịnh vượng. Cũng một phần nào, nhờ đấy mà kinh tế phát triển. Nhưng ở đây, nước Anh, kết quả lại ngược lại. Chúng tôi chỉ có chừng mười năm cho những chính quyền bảo thủ trong vòng ba mươi năm qua, vì tất cả những người đi dịnh cư ở Canada và Úc đều thuộc đảng bảo thủ tận đáy lòng họ. Đấy là sự khác biệt lớn lao đầu tiên giữa xứ sở này và Úc và trong mọi lĩnh vực nó đều mang màu sắc ấy. Anh là xứ sở của cánh phải và em là của cánh trái Chàng gật đầu nhìn khuôn mặt nàng một bên khi nàng đang đăm đăm nhìn vào lò sưởi điện. Nét mặt nàng rất thanh khiết với làn da có pha chút màu nâu ấm áp, có lẽ là những ngày đi thuyền buồm Em nghĩ rằng các nhà làm sử sẽ nói rằng chủ nghĩa xã hội đã là một điều thuận lợi cho nước Anh:
Nàng suy nghĩ rồi nói tiếp:
Tất cả quốc gia đều trải qua những thời kì may mắn cũng như rủi ro và Anh quốc đã trải qua một thời kì xui xẻo trong bốn mươi năm qua. Giờ này thì cũng đến thời kì dứt điểm. Khi chúng ta nuôi được dân số của chúng ta, mọi việc thình lình rồi cũng sáng tỏ và những nhà kinh tế học nói rằng chỉ còn năm năm nữa thôi ở phía trước. Rồi có lẽ chúng ta có thể thử nghiệm xí nghiệp tự do một lần nữa. Nhưng trong lúc chúng ta phải cùng nhau làm việc để vượt qua thời kì lộn xộn, thì chủ nghĩa xã hội có lẽ tốt nhất để ổn định Có thể như thế lắm chứ!:
Chàng nói:
- Nhưng các anh, những người Úc không phải đồng hội đồng thuyền Anh nên cố gắng và thông cảm:
Nàng nói:
- Anh cũng nên hiểu tại sao nước Anh phát triển khác với nước Úc.
Nàng quay đầu lại để đối diện với chàng. Chàng bắt gặp đôi mắt nâu trong sáng và thình lình cảm thấy thích thú được ngồi cạnh nàng, trao đổi với nàng câu chuyện khá chân tình và đứng đắn. Chàng nghĩ có lẽ, nếu đi xinê chắc gì đã được hạnh phúc như vậy!
Và giờ đây anh đã hiểu và thông cảm vì sao người Anh lại bất hợp lí như thế. Một đất nước rất mạnh về chủ nghĩa xã hội như nước Anh lại phải chấp nhận một nền cộng hoà. Vương triều cai trị bằng quyền lực thiêng liêng và đối với đất nước này, vị trí của Vương triều vẫn còn là thiết yếu. Quyền lực ấy đối đầu hoàn toàn với tất cả nguyên tắc của một nền dân chủ, đặc biệt là nền dân chủ xã hội. Bất cứ dân tộc nào khác, trừ dân Anh, đã huỷ bỏ nền dân chủ lâu rồi, nhưng dân Anh không giống vậy. Họ yêu vua và Nữ hoàng của họ. Dân tộc Anh sẽ không đụng đến Vương triều, ngay cả những Hoàng cung họ cũng không đụng đến. Khi chính quyền Bevan cố đặt thu nhập quốc gia vào luật Hampton năm 1960, chính quyền đã bị hạ bệ và đảng bảo thủ lên thay. Chính Nữ hoàng đã từ bỏ hai miền đất của Vương triều:
- Balmoral ở Scotland và Sandringham ở đông nam nước Anh vì vấn đề kinh tế tuy dân Anh vẫn không bằng lòng như thế. Dân Anh là hoàn toàn bảo hoàng tự trong đáy lòng, dầu họ là chủ nghĩa xã hội. Thật không hợp lí chút nào, nhưng đó là cách sống của họ Chàng cười nói:
- Nếu sự thật như thế thì cũng tốt cho chúng ta. Nếu không phải vì Nữ hoàng, chúng ta có lẽ sẽ không có nhiều vấn đề chung với nước Anh.
Nàng gật đầu:
- Ngài Vua cha và Nữ hoàng ngày nay thật khôn khéo. Họ đã hiệp nhất Liên hiệp Anh, khi mọi sự sắp sửa tan rã. Họ đã làm một công tác tuyệt diệu, riêng ở Anh, dầu sao, cũng đã có một thời kì thối nát:
Cô ta ngần ngại nói:
- Các Vua và Nữ hoàng đã có những giai đoạn dễ dàng ở những nước theo cánh phải. Do đó Nữ hoàng mới được sự giao hiếu tốt đẹp với ông Hogan của Úc và ông Delamain của Canada Chàng cười nói:
- Và vì sao mọi sự chẳng mặn nồng gì với ông Iorwerth Jones?
Em có nói vậy đâu!:
Nàng sửa lại. Chàng trả lời:
- Vâng, nhưng anh có thể thấy được điều ấy, vẫn đúng như thế cả:
Chàng dừng lại một lúc rồi nói tiếp:
- Những nhà khoa học người Anh, những kỹ sư người Anh và ngay cả Nữ hoàng. Kể cả những điều chúng ta mến và ngưỡng mộ Ở nước Anh này. Anh chẳng mảy may nghĩ về chính quyền của nước em.
Nàng quay đi và nhìn vào lò sưởi một lần nữa:
- Bây giờ vấn đề bầu bán lại rộn lên. Anh đã kinh qua chuyện ấy qua các tiểu bang của nước Úc và đã nhận thức một hệ thống dân chủ hiện hữu Chàng ngạc hiên hỏi:
- Điều đó đang gây khó khăn ở đây sao?
Nàng trả lời:
- Em nghĩ là có đấy:
Ngừng một lát nàng nói tiếp:
- Người Tân Tây Lan và Uùc trước đây đã một lần như thế, khi phiếu bầu dành cho phụ nữ. Các bạn đã thử ở một tiểu bang thành công, sau đó mới đem áp dụng cho toàn quốc. Các bạn đã đặt chúng tôi vào một tình huống khó xử. Và giờ đây lại xảy ra nữa… Chàng hỏi lại:
- Thế nước Anh lấy làm tiếc vì bị bắt buộc cho phụ nữ quyền bầu cử?
Nàng mỉm cười:
- Dĩ nhiên là không. Dân Anh rất vui mừng với phiếu bầu nhiều thành phần, đã một lần họ làm quen với phiếu bầu này. Nhưng điều đó có nghĩa là những thay đổi vĩ đại Anh đánh cá về điều đó:
Chàng bi quan nói:
- Em đừng khật khùng như huân tước Coles lãnh trách nhiệm không lực Hoàng gia và cũng đừng nên như ông Iorwrth Jones Nàng trả lời ngay:
- Dĩ nhiên rồi. Đó là cái khó khăn người Uùc và người Canada đã gây nên cho chúng tôi, cũng như các anh thực hiện phiếu bầu cho nữ giới. Anh đừng trông mong ông Iorwrth Jones mến các anh nhiều đâu!
Chàng ngẩng cao đầu nói:
- Phương cách chúng tôi làm là đúng. Người dân thích điều ấy có thể không được bầu vào Hạ viện. Họ không bao giờ được trở thành bộ trưởng Cô nàng nhìn chàng tươi cười và như thế là chàng đã thỏa lòng vì chàng chỉ sợ làm nàng phật ý.
Anh không thể trông đợi Iorwrth Jones để ý đến điều ấy đâu. Dân chúng đã đặt ông ta vào nguyên tắc một người một phiếu bầu. Ông ta tin tưởng vào nguyên tắc ấy; vì ông ta tin tưởng như thế nên ông ta là người ngon lành nhất, của đất nước và trở thành Thủ tướng. Có lẽ ông ta tin vào phiếu bầu nhiều thành phần cho nên mới rơi vào bẫy của Tory và mất chức. Có lẽ ông ta tin vào các chính trị gia Úc và Canada đang trở lại giải pháp của tập đoàn Tory để bắt buộc việc bầu cử trên nước Anh do áp lực của Liên hiệp Anh:
Nàng cười tươi nói tiếp:
- Trên tất cả mọi chuyện, chính quyền của nước Úc đã chọn lúc này để hành động và trao tặng máy bay và phi hành đoàn cho Nữ hoàng để việc đi lại của Nữ hoàng được dễ dàng và thăm viếng nhiều hơn ở các xứ uỷ trị.
Chàng nói:
- Nữ hoàng của chúng ta hay nói cách khác, Nữ hoàng của em muốn tuần du qua mỗi nước trong Liên hiệp Anh, để đáp ứng với số dân da trắng trong nước đó, mỗi năm Nữ hoàng chỉ cần ở lại trong nước ba tháng là đủ. Nếu có đi thăm thêm các dân tộc da màu, thì thời gian trên chỉ còn lại nửa tháng:
Chàng nghĩ một lúc rồi nói tiếp:
- Như vậy là đã hai năm Nữ hoàng chưa đến Tharwa. Người dân Uùc cảm thấy chưa có sự mua bán sòng phẳng Nữ hoàng cũng biết thế, anh Nigger ạ! Rosemary trầm tĩnh nói
- Nữ hoàng hiểu rất rõ người dân Uùc đang nghĩ gì, nhưng Nữ hoàng đang gặp khó khăn Chắc chắn như vậy rồi! Anh cá với em đấy!:
Chàng nói với vẻ đăm chiêu:
- Anh cũng chả thích công việc của Nữ hoàng Vâng, đôi khi em nghĩ Nữ hoàng nhận lấy trách nhiệm còn khổ hơn bất cứ một người phụ nữ Anh nào khác Nàng đứng dậy rời khỏi ghế ngồi và hỏi:
- Anh uống thêm cà phê nữa nhe.ù Chàng cũng đứng dậy lên theo:
- Anh phải đi ngay bây giờ Chàng nói và nghĩ ngay đến công việc của nàng là phải thận trọng trong lời nói để giữ uy tín cho Nữ hoàng, đúng ra thì chàng phải giúp đỡ nàng mới phải:
- Hầu như anh đã hỏi hết các câu hỏi rồi!
Nàng nuối tiếc:
- Đang còn sớm mà anh. Hãy ngồi lại uống với em ly cà phê hay một lon bia, nếu anh thích Chàng lắc đầu:
- Anh có bao giờ uống bia đâu!
Thế anh không uống gì cả sao?
Chàng lại lắc đầu:
- Hồi còn nhỏ, anh chẳng uống gì cả. Anh muốn để dành tiền mua sách hay đóng tiền vào câu lạc bộ hàng không. Rồi khi anh đã trở thành một sĩ quan hoa tiêu, anh thấy vui trong lòng là chưa bao giờ uống rượu. Anh nghĩ rằng em cũng sẽ khoẻ hơn nếu em không uống Uống với em một ly cà phê nữa đi anh, còn sớm mà!
Nàng đi vào bếp, bật máy hâm bình lọc cà phê, rửa lại mấy cái ly và chế cà phê đen, rồi mang ra phòng khách, tránh không để sánh ra ngoài. Chàng đỡ ly cà phê từ tay nàng và nói cám ơn. Đứng bên cạnh lò sưởi, chàng hỏi:
- Thế Nữ hoàng đứng về phe nào trong phiếu bầu nhiều thành phần? Nữ hoàng suy nghĩ như thế nào về chuyện ấy?
Cô gái cười:
- Em không biết, anh Nigger ạ! Nữ hoàng có bao giờ tâm sự với em đâu. Và dầu có đi nữa, em cũng không thể bật mí cho anh hay một ai khác.
Chàng cũng cười theo:
- Thế em chẳng có quan niệm của riêng em sao?
Nàng trả lời chắc nịch:
- Không có! Tất cả những quan điểm em có đều dựa trên những tài liệu có in dấu đỏ trên đầu với các chữ KÍN, TỐI MẬT, CHỈ ĐỂ NỮ HOÀNG ĐỌC MÀ THÔI Chàng nói:
- Được rồi! Anh không nói nữa. Anh nghĩ là em nói cho anh biết đủ rồi!
Em đã nói gì cho anh biết đâu:
Nàng nói:
- Chúng ta vừa mới hàn huyên về nước Anh và tại sao nước Anh lại khác với nước Uùc.
Chàng cười:
- Em có lí riêng của em mà!
Hai người ngồi xuống bên cạnh ly cà phê. Chàng lại nói:
- Em đã biết số phận khắc nghiệt về phiếu bầu của nữ giới. Ơû đâu em có được những tin tức này, có phải từ Úc và Tân Tây Lan chăng?
Chỉ cần chọn một trong số các tin tức ấy là nhớ rồi!:
Nàng trả lời:
- Em là đàn bà, nên em thích những gì liên quan đến phụ nữ hơn anh. Hơn nữa em học sử ở đại học Oxford.
Em đã đến Oxford, phải không?
Nàng gật đầu:
- Em ở tại thị trấn Somerville Thế em tìm ra công việc này cũng ở đấy sao?:
Chàng lại hỏi cốt để tìm ra số tuổi của nàng Không hẳn thế:
Nàng trả lời:
- Em đã theo học một lớp đánh máy tốc kí và rồi kiếm được việc ở một văn phòng nước ngoài. Em đã ở đấy hai năm và sau đấy nghe ở văn phòng bí thư cần người, em đã đến gặp cô Porson và được nhận vào Sự phỏng đoán của chàng không xa thời điểm là mấy, nàng có lẽ là hai mươi bảy tuổi. Chàng tiếp tục hỏi:
- Gia đình của em cũng ở Luân Đôn chứ?
Nàng lắc đầu:
- Ba mẹ em sống ở ngoại ô Oxford, nơi ấy có tên là Boar's Hill. Ông cụ là giảng viên của trường New College Chàng hỏi:
- Cuối mỗi tuần vào mùa hè, em đều đi thuyền phải không?
Nàng trả lời:
- Bất cứ lúc nào đi được. Cứ bốn thứ bảy, em lại trực một ngày tại Hoàng cung. Thay vào đấy em được nghỉ bù vào ngày thứ hai. Em thường về gia đình thứ bảy, Chủ nhật và trở lại sáng thứ ba. Em thường ở Itchenor với những người thân vào mùa hè hay đi ra ngoài với bác Ted của em Đấy là em đi thuyền nhỏ bằng cao du ở Itchenor, phải không? Nàng gật đầu:
- Em có một chiếc mười bốn tấn ngon lành lắm, em thường đua với một cô gái khác, Sue Collins:
Sau một phút lưỡng lự, nàng kể tiếp:
- Chúng em thật may mắn trong một vụ phá sản. Cũng may, tuy bị sụm hết nhưng không mất đồng nào!
Phải vụ phá sản năm 1970 không?
Nàng gật đầu:
- Hầu hết những người quen em đầu mất trắng Thiệt hại đến thế cơ à? Dĩ nhiên, hồi ấy anh còn nhỏ tuổi, chỉ nghe kể lại, nhưng không rõ ràng lắm Nàng nói tiếp:
- Thảm bại lắm! Hầu hết ai cũng có chút ít tiền để dành cho tới khi ấy, trông chờ vào bảo hiểm hay cái gì khác nhưngn nhà được xây trên những trụ cây, giống như các nhà ở thôn quê, có một số bậc cấp bước lên, một hàng hiên rệu rã. Có một hàng rào đã đổ bao quanh nhà, chạy dài vào bóng tối.Trong nhà chẳng có đèn đóm gì cả.
Ông Liên Chi bước xuống xe, buộc dây cương vào hàng rào và bước lên bậc cấp. Chúng tôi theo sau. Trong nhà tối thui, chúng tôi nghe tiếng bật quẹt, ánh lửa bùng lên và tiếng nói của ông Liên Chi phát ra. Sau đấy ông ta thắp một cây đèn cầy cắm trong một cái đĩa trà để trên bàn. Ngọn đèn sáng dần và chúng tôi mới thấy được toàn bộ khung cảnh.
Trong phòng có một chiếc giường có mắc màng sẵn, mùng vắc lên phía sau, để lộ mảnh khăn trải giường và chiếc gối nhàu nát dơ bẩn. Ông già Stevie nằm trên giường, có mặc áo sơ mi và quần dài nhưng chân không mang vớ, chỉ có khuy trên của chiếc quần là có cài. Trên chiếc ghế dựa đặt bên cạnh giường có cây đèn cồn nhỏ, một cái xe điếu bằng kim loại và một cái chén mắt trâu, lại có thêm một đĩa trà có chất gì nâu nâu ở trong đó. Một mùi cay cay khó chịu bay lên trong phòng. Trên nền nhà cạnh giường, một cây đèn dầu lạc rẻ tiền thường máng trên tường, giờ nằm ngã một bên, dầu trong đèn chảy ra đọng thành vũng trên sàn gỗ. Còn Stevie đang mê man.
Ông Liên Chi đi đến nhặt cây đèn lên, dẹp bàn đèn nhưng chúng tôi đã thấy cả rồi. Xơ Finlay đi thẳng tới giường Chào bác Stevie:
- Xơ nói:
- Tôi là Xơ Finlay ở bệnh viện đến. Bác bệnh sao?
Không có tiếng trả lời. Ông già sau khi đẩy được tẩy uếõ, không hiểu vì say thuốc phiện hay bệnh tình trầm trọng thêm mà không nói được. Xơ Finlay cởi áo khoát, cầm tay Stevie để xem mạch, mắt đăm đăm nhìn vào đồng hồ tay Cha có thể cho đèn sáng hơn một chút được không Cha?:
- Xơ yêu cầu:
- Con cần thấy cho rõ hơn.
Tôi nhặt cây đèn ở sàn nhà lên và nhìn kỹ, bóng đèn đã vỡ. Tôi hỏi ông Liên Chi:
- Ông cất dầu lửa ở đâu?
Ông ta không trả lời tôi mà bắt đầu lục lọi trong căn phòng bừa bãi và cuối cùng tìm ra được một đoạn đèn cầy. Tôi nói:
- Tôi có đèn bấm đây.
Và mở cái vali sũng nước ra. Cây đèn nằm bên áo lễ lỏng bỏng nước, tuy vậy nó vẫn sáng. Ông Liên Chi cười và hướng dẫn tôi đi xuống dưới nhà, nhà nằm trên các cột chống như những nhà ở thôn quê vậy. Dầu lửa để ở đây, nhìn quanh, tất cả chỉ có thùng dầu lửa mà thôi. Ai đó, chỉ có thể là Stevie, đã để cho vòi dầu chảy, tràn ra cả mặt nền nhà, thấm ướt và chảy xuống nước. Tôi không biết chắc vì sao ông ta làm thế, nhưng tôi nghĩ ắt hẳn ông đã đi xuống dưới này để lấy dầu châm thêm đèn và rồi cơn đau thắt ngang lưng ập đến và điều ông chỉ có thể làm là cố gắng lết cho được về tới giường nằm. Dầu sao thì thùng dầu cũng sắp cạn.
Ông Liên Chi cầm một cái lon và nhờ tôi cầm, còn ông thì dốc ngược thùng dầu đổ từ từ vào lon, nhưng chỉ được đầy một muỗng Chừng đó thôi sao, ông Liên Chi?:
Tôi hỏi:
- Ông còn thùng dầu nào nữa không? Chừng này dầu lửa thôi sao?
Ông ta lắc đầu:
- Hết rồi!
Thật là xui xẻo nhưng biết làm gì hơn được. Ông ta cầm cái phểu và tôi rót hết số dầu còn lại vào đèn, cũng được một phần tư. Chúng tôi trở lại nhà và giải thích cho Xơ Finlay rõ mọi chuyện. Tôi nói:
- Xin lỗi Xơ. Nhưng dầu lửa chỉ còn chừng ấy thôi. Tôi không nghĩ là đủ thắp trong đêm nay. Khi Xơ làm xong, ta nên vặn lu một chút là đủ Tôi giúp Xơ cởi quần dài cho ông Stevie để Xơ dễ khám bệnh. Chúng tôi để ông nằm ngửa, ông vẫn chưa tỉnh. Sau đấy tôi cầm đèn trong lúc Xơ khám phần bụng của ông ta. Bụng có sưng lên rõ rệt vì khi Xơ lấy tay nhẹ nhàng ấn xuống, ông ta cựa quậy và rên lên mặc dù đang ngủ say. Giờ đây, Xơ đã kéo dra lên đắp ngang bụng ông già, trầm ngâm đứng nhìn ông ta. Cuối cùng Xơ nói:
- Có lẽ bị viêm màng bụng. Chúng ta cũng khó mà làm gì được vì ông ta đã dùng nhiều chất ma túy quá!
Xơ xoay về phía ông Liên Chi:
- Bác làm ơn cho tôi biết những vật trên bàn kia:
- Xơ vẫn dùng lời lẽ ôn tồn:
- Xe điếu và thuốc phiện.
Ông ta lẳng lặng đem bàn đèn ra cho Xơ coi.
Xơ hỏi:
- Ông ấy hút có nhiều không?
Ba lần:
Ông ấy trả lời:
- Hút xong ba lần. Trời tối là đi ngủ. Ngon mấy cũng không hút nữa.
Bác cũng hút chứ bác Liên Chi?.
Ông ta gật đầu Xơ Finlay lại hỏi tiếp:
- Hút ba điếu mà ngủ say như thế cơ à?
Ông ta lắc đầu:
- Hôm qua ông ấy hút nhiều, cả hôm nay nữa. Hút cho đỡ đau!
Theo bác, hôm nay ông ta hút bao nhiêu điếu?
Ông ta nhặt cái đĩa lên, nhìn vào chất còn sót lại, đó là một chất nhựa có màu nâu đọng dưới đáy đĩa.
Mười:
À, mười một:
Ông ta nói:
Tôi cũng không chắc. Có lẽ ông ta thức dậy thấy đau, hút một hai điếu gì đó rồi đi ngủ lại, ông ấy ngủ cũng một hai tiếng rồi!
Xơ cúi mình trên người nạn nhân, cẩn thận đưa tay vạch mí mắt của ông ta. Tôi cầm đèn trong lúc Xơ nhìn vào mắt ông ấy. Sau đấy Xơ đứng dậy và nói:
- Dầu sao chưa đến nỗi nặng lắm. Làm thế nào cũng phải đưa ông ấy đến phi trường vào ngày mai và nhờ máy bay cứu hộ chở ông ta đến Curry. Ơû đấy mới phẫu thuật được. Nếu không bị mất vali, chắc tôi cũng cho ông ấy uống một liều giảm đau, nhưng giờ này ông đã tự làm giảm đau rồi. Đôi lúc, trong vài trường hợp, có thể đấy là sự may mắn.
Tôi gật đầu và hỏi:
- Thuốc phiện là thứ gì?
Là chất mót phin:
- Xơ nói:
- Con không biết trong đó có chất gì khác nữa, nhưng mót phin là thành phần chính trong đó. Đó là chất mà con phải chích cho ông ta khi cần thiết, cũng giống như một chất thuốc mê.
Chẳng còn việc gì để làm, tôi mỏi mệt ngồi trên một vali áo quần bên cạnh một cái bàn, trên đó rất bừa bãi một vài thức ăn xong mà chưa dọn. Đầu tôi cứ quay quay và nóng lên. Tôi mơ hồ nghe tiếng Xơ Finlay nói:
- Chúng ta phải canh chừng ông ta đêm nay và hy vọng ngày mai, thế nào ngày mai cũng đưa ông ấy ra khỏi nơi này.
Tôi cố gắng lắm mới nghe rõ câu nói của Xơ. Tôi nói:
- Mưa thế này, sợ nước lên cao quá.
Con cũng đang lo như vậy.
Dừng một lát, Xơ lại nói tiếp:
- Cha thấy trong người thế nào?
Vẫn khỏe:
Tôi trả lời.
Tôi cảm thấy như có tay Xơ đang cầm tay tôi xem mạch và giọng Xơ vang lên:
- Cha có khoẻ đâu, cha đang bị sốt mà!
Không hề gì đâu! Cha cần nước uống:
Tôi nói Tôi mơ màng nghe tiếng Xơ nói với ông Liên Chi và tiếng khẩn khoản gì đó, nhưng tôi chẳng hiểu gì. Sau đó Xơ đưa cho tôi một ly nước, có mùi như nước lụt, tôi uống xong thấy khoẻ ra và hơi tỉnh táo.
Giờ đây tôi thấy ông Liên Chi ở phòng bên kia, có cái bếp nấu bằng củi và bắt đầu dọn thức ăn ra bàn. Ông dọn ra ba cái bát lớn bằng gỗ, ba cái muỗng gỗ và bánh mì tự làm lấy nên hình thù trông xấu xí. Cuối cùng, ông ta mang vào một cái xoong bằng đồng, đầy súp, còn bốc khói, trộn với nhiều loại rau cải. Đây là bữa ăn tối của chúng tôi. Chúng tôi ăn rất ngon miệng, tôi ăn những hai chén và còn muốn ăn nữa. Aên xong uống nước trà đen, không đường.
Trong lúc chúng tôi đang nhâm nhi nước trà ở bàn ăn thì trời tạnh mưa. Tiếng mưa rây đều đều trên mái tôn như một âm thanh không bao giờ dứt, giờ đây đã dịu đi và ngừng hẳn. Tôi ngẩng nhìn Xơ Finlay và Xơ nhìn lại tôi.
Thế này thì dễ chịu hơn:
Tôi nói:
- Cha bắt đầu lo là không biết làm thế nào để đưa ông ấy đi ngày mai.
Con cũng đang lo như Cha vậy:
- Xơ nói:
- Nếu nước lụt sâu hơn, làm sao mà tìm được một con thuyền.
Ơû Dorset Downs thì có thuyền:
Tôi nói:
- Donovan biết chúng ta ở đây. Thế nào ông ấy cũng sắp xếp cho chúng ta vào sáng mai.
Tôi quay sang ông Liên Chi:
- Từ đây đến Dorset Downs bao xa vậy ông?
Độ mươi, mười lăm dặm, không xa đâu:
Ông ta trả lời Giờ đây chẳng có việc gì nhiều cho Xơ Finlay và cả tôi. Stevie thì hôn mê, dầu cũng chỉ một hai lần nhúc nhích. Tôi liền trở dậy và đi ra hàng hiên, ở đây mát hơn, tiếng gió nhẹ vi vút đâu đây làm cho cơn sốt của tôi hạ xuống. Mây tan đi, vầng trăng rằm thỉnh thoảng lại xuất hiện, chiếu ánh sáng bạc xuống vạn vật trong đó có căn nhà chúng tôi đang ở và cánh rừng bạch đàn xa xa.
Tôi vẫn đứng đấy để mặc cho gió nhẹ thổi lộng vào áo quần trong lúc mắt tôi dần dần quen với cảnh vật trong đêm. Và rồi tôi thấy một quang cảnh hết sức lạ lùng.
Những con vật còn đấy, đứng có, nằm có, ở vùng cỏ đã dọn sạch, tập hợp lộn xộn thành nửa vòng tròn quanh ngôi nhà. Đầu của chúng nó quay về hướng chúng tôi và chăm chú nhìn. Không những gia súc, chó rừng, chó dingo, heo rừng, chuột túi nhỏ, cũng tập hợp cách hàng hiên chưa đầy một trăm mét. Chúng không có vẻ gì đang gặm cỏ hay đi lui đi tới ồn ào, mặc dầu chúng không phải là bất động, một hai con chó đang cào đất và mấy con bò thì đổi chỗ đứng. Nhưng chúng vẫn đứng hoặc nằm nửa vòng tròn quanh nhà và nhìn vào chúng tôi Tôi đi vào phòng và nói với Xơ Finlay:
- Xơ ra đây mà xem!
Xơ đưa mắt ra hàng hiên và khi mắt Xơ đã quen với ánh trăng, Xơ cũng thấy bầy súc vật Có lẽ là ngọn đèn
Tôi nói:
- Tôi nghĩ là ngọn đèn đã lôi cuốn chúng.
Đàng sau chúng tôi, ông Liên Chi đang nói lầm thầm gì trong miệng và ông ta im ngay, tôi không biết ông ta đã có mặt ở đấy, Xơ quay về phía ông ấy và hỏi:
- Ông thường tập hợp chúng như thế sao?
Ông nói câu gì đó mà chúng tôi không hiểu và rồi ông ta trở vào nhà. Chúng tôi đứng ngoài hàng hiên một lúc nhìn bầy súc vật, và vì không có ông Liên Chi nên tôi có thể hỏi Xơ tự do:
- Tình trạng ông Stevie hiện tại như thế nào, Xơ? Xơ có nghĩ rằng ông ta qua được không?
Xơ nói:
- Con cũng lo lắm, thưa Cha. Con cũng chưa chắc ông ta bệnh gì. Có thể là viêm màng bụng và như thế thì phải đi đến Cloncurry. Cũng có thể, ông ta chết đêm nay.
Tôi gật đầu đồng ý:
- Tôi xin lỗi về cái vali thuốc của Xơ. Nếu trời tạnh ráo, tôi phải tìm mới được.
Chẳng quan trọng đâu Cha:
- Xơ trả lời:
- Con chẳng xài được gì mấy những thứ trong vali ấy!
Chúng tôi đứng ngoài hàng hiên một lúc nữa. Tôi còn đang sốt nhưng ngoài trời thoáng mát. Giờ đây tôi lại cảm thấy lạnh và bắt đầu run. Tôi xin lỗi và đi vào phòng. Ông Liên Chi không có mặt ở đấy nhưng giờ đây trong phòng có mùi hương thoảng thoảng. Tôi đi tìm ở phòng khác xem thử có gì.
Căn phòng được chiếu sáng bởi một cây đèn cầy, giờ đây chỉ còn leo lét. Trong góc phòng có một bàn thờ nhỏ loè loẹt có phủ rèm, ở trong có một tượng Phật làm bằng thạch cao sơn đỏ, đã bị ám khói. Trước tượng có một cây nhang đang cháy đỏ. Ông Liên Chi đang quỳ trước bàn thờ, yên lặng cầu nguyện. Tôi lặng lẽ rút lui.
Tôi nói nhỏ với Xơ:
- Ông ta đang cầu nguyện trong đó, trước một ông bụt.
Xơ ngạc nhiên nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì với việc ấy cả, đấy không phải là địa hạt của chúng tôi. Chúng tôi vặn nhỏ ngọn đèn để tiết kiệm ngọn đèn và yên tâm ngồi đợi chuyện gì sẽ xãy đến. Tôi ngồi ngủ gà gật trên ghế, vừa lên cơn sốt. Aùo quần của tôi lúc ấy khô nhưng tôi vẫn thấy khó chịu. Chốc chốc, tỉnh dậy, tôi lại uống một ly nước lụt, rồi trở về chỗ ngồi.
Tôi không biết lúc ấy là mấy giờ thì ông Stevie tỉnh lại, có lẽ mười hay mười hai giờ gì đó. Chúng tôi đến đây cũng được vài giờ. Tôi ngủ thiếp đi và thức dậy, đã thấy Xơ Finlay đi đến bên giường, tôi đứng dậy đi theo. Xơ đang bắt mạch cho ông ta, lúc này ông ấy không nằm yên. Hai hay ba lần mắt ông ấy mở ra, nhắm lại. Ông ấy co đầu gối lên ép vào dạ dày, chứng tỏ là đang đau lắm.
Ông ta lên cơn rồi đấy!:
- Xơ thì thầm nói:
- Đã đến lúc chúng ta phải làm việc rồi Cha ạ! Gía mà có cái vali của con!
Tôi bước tới gần bàn, vặn sáng đèn lên, rồi trở về giường. Ông Liên Chi có lẽ bị đánh thức vì tiếng động của chúng tôi bước ra từ phòng bên cạnh. Ông ta đứng yên lặng với chúng tôi một lúc, nhìn bệnh nhân từ từ tỉnh lại và đau đớn. Rồi ông ta nhẹ nhàng ra hàng hiên và đứng nhìn ra ngoài trời.
Tôi chẳng làm gì được nên theo chân ông ta ra đứng đấy trong lúc mắt bắt đầu quen với bóng đêm. Aùnh trăng bị gián đoạn và bóng đêm bị bao phủ khi những đám mây dày trôi qua che lấp mặt trăng. Mây trôi đi, ánh bạc chiếu xuống, tôi thấy những bầy súc vật còn nhìn chúng tôi, còn nhiều hơn trước đây. Tôi hỏi ông Liên Chi:
- Súc vật thường đến đây vào mùa mưa phải không ông?
Ông ấy trả lời:
- Ông Stevie sẽ chết đêm nay.
Không đâu:
Tôi nói:
- Chúng tôi sẽ đưa ông ta vào bệnh viện vào ngày mai.
Ông ta lắc đầu:
- Súc vật đến đây. Tôi nghĩ ông ấy sẽ chết.
Tôi nhìn ông ngạc nhiên:
- Ông nghĩ rằng súc vật biết?
Ông ta gật đầu:
- Súc vật có linh tính.
Tôi không thể hiểu tại sao cái chết của một ông già phóng đãng, nát rượu lại làm động lòng thế giới loài vật đến như vậy, nhưng chẳng ích lợi gì đi tranh cãi với ông Liên Chi vấn đề này, nếu thật sự những vấn đề ngôn ngữ cho phép thảo luận. Tôi còn đứng thêm với ông ta vài phút nữa và sau đó trở vào phòng cùng Xơ Finlay và bệnh nhân của Xơ.
Stevie bây giờ đã tỉnh táo hẳn và rõ ràng là ông ta đau nhiều. Ông có rên nho nhỏ, thỉnh thoảng bộ mặt ông biến dạng khi cơn co thắt hành hạ Ông, và điều này gây ấn tượng với tôi nhiều hơn tiếng rên ông ta phát ra.
Khi ông ta thấy tôi, ông ta hỏi Xơ Finlay:
- Vị mục sư người Anh làm gì ở đây?
Tôi nghĩ rằng ông ta nói đến vị mục sư như bao vị mục sư khác, nhưng Xơ Finlay nghĩ rằng có ý xấu, nên Xơ hỏi ông ta có ý gì khi nói đến một mục sư người Anh. Là gì đi nữa thì tôi cũng chẳng quan tâm. Tôi đến bên giường và hỏi:
- Tôi đi cùng Xơ Finlay đến đây khi được tin anh bệnh. Đáng ra Trung sỹ Donovan đã đưa Xơ đến đây, nhưng vì ông ấy phải đi Millangarra, nên tôi đi thay. Anh thấy trong người thế nào anh bạn?
Ông ta thì thào:
- Tôi đau lắm, đã ba ngày nay rồi. Cha có đem theo huýt ki không?
Không anh ạ!:
Tôi nói:
Tôi chẳng mang theo. Dầu sao cũng chẳng có lợi cho anh đâu!
Ông nhìn tôi một lúc rồi nói:
- Tên Cha là Roger phải không?
Đúng rồi. Tôi là Roger, còn anh là Stevie.
Tôi biết:
Ông ta nói:
- Thiên đàng, địa ngục, quanh quẩn chỉ có thế!
Tôi cũng nhận ra Xơ Finlay đang giận run lên. Phải nói rằng, chẳng có vẻ gì tỏ ra là Stevie thích những lời an ủi thiêng liêng của tôi. Tôi nói:
- Anh hãy cố cho mau khỏe, ít hôm nữa, chúng ta lại có thể thảo luận với nhau. Chúng tôi sẽ đưa anh đến Landsborough ngày mai và rồâi máy bay cứu hộ sẽ đưa anh đến Cloncurry Tôi còn bay xa hơn thế:
Ông ta thì thầm:
- Lên rồi xuống, lên rồi xuống, khắp cả thế giới, có chở cả Nữ hoàng. Ottawa, Keeling Cocos, Nanyuki, Ratmalana. Tôi biết tất cả những nơi này. Tôi đã đến Seventh Vote. Cha đã đến đấy chưa? Cha có biết rằng tôi đã đến đó không?
Tôi liếc nhìn Xơ, thấy Xơ hơi nhăn mày. Dĩ nhiên, ông ta đang vận dụng trí nhớ. Có lẽ điều gì làm động não thì cơn đau cũng quên đi. Và như vậy cũng có ích thôi vì khỏi chích thuốc giảm đau. Tôi trả lời:
- Tôi chưa bao giờ nghe đến tên đó. Làm sao anh đến đó được?
Cơn đau lại đến giày vò ông ta và bộ mặt của ông ta biến dạng theo cơn co thắt. Dòng tư tưởng bị phá vỡ, ông nói chẳng suy nghĩ:
- Tôi bệnh đã ba ngày nay. Cha có witky không Cha?
Rất tiếc tôi không mang theo:
Tôi kiên nhẫn trả lời, Xơ Finlay nói:
- Nằm xuống đi, cố gắng ngủ đi một chút bác Stevie. Bây giờ đến sáng mai không còn lâu nữa đâu. Chúng tôi sẽ đưa bác đến bệnh viện.
Tôi tự động rút lui khỏi nơi ấy. Một phần tôi chẳng biết cách chữa trị mà giúp Xơ một tay, một phần vì tôi lại lên cơn sốt và vã mồ hôi, cái đầu thì muốn xoay vòng vòng nhưng tôi lại không muốn cho Xơ biết tình trạng của tôi. Aûo giác về ông già cứ chạy quanh quanh trong đầu óc mệt mỏi của tôi nào là the Seventh Vote, Ottawa, Keeling Cocos, máy bay chở Nữ hoàng. Tôi hình như nhớ ra rằng ông ta đã nói chuyện với tôi như thế. Tất cả những chuyện này từ đâu đến, những kỷ niệm lang thang nào đã cùng nhau đến để được diễn tả bằng những từ như thế? Những bản sao chép của các tạp chí du lịch về Ottawa và Keeling Cocos? Một bài báo nào trong tuần san phụ nữ của Uùc về Nữ hoàng? Và rồi chủ đề bây giờ lại được nói một lần nữa. Nhưng tất cả đều dễ, bởi vì khi người đàn ông đã một lần làm sĩ quan hoa tiêu lái một máy bay thì kỷ niệm in sâu trong óc anh ta và anh ta không bao giờ có thể quên được.
Tôi ngồi đấy, trong người nóng ran khó chịu, trong lúc sự khủng hoảng lại xãy ra ở trên giường. Từ đàng xa, tôi nhìn thấy rõ những cơn co giật và thấy Xơ Finlay đã cố gắng hết mình để giúp đỡ nạn nhân, nhưng sức người có hạn. Từ phòng bên, ông Liên Chi đem đến vải nhúng nước nóng, còn bốc hơi và đặt trên chiếc bụng xương xẩu, cứng đơ. Giờ này, khi cơn sốt đã hạ, tôi thấy trong người hơi nhẹ nhõm, tôi nghe được tiếng ông già ấy nói:
- Có ông Liên Chi đấy không?
Ông ta ở phòng bên
- Xơ Finlay trả lời:
Bác muốn nói chuyện với ông ấy sao?
Stevie gật đầu và Xơ gọi ông Liên Chi đến bên giường. Ông Liên Chi hỏi:
- Anh cần gì, Stevie?
Tôi cần hút, anh bạn ạ!:
Ông già trả lời Ông già người Hoa nhìn Xơ, Xơ lắc đầu, ông đành lặng lẽ rút lui khỏi phòng, để mặc cho Xơ đối phó với người bệnh.
Xơ nói:
- Giờ này thì không được. Hôm nay bác đã hút đủ rồi. Hút thêm nữa, có hại đấy. Chịu khó đi, tôi sẽõ đắp khăn nóng cho bác đỡ đau Không nghe tiếng đáp lại, một lúc sau, tôi nghe ông ấy giọng rất yếu:
- Cho tôi uống witky, đi Xơ. Tôi là thằng quỉ tha ma bắt.
Rất buồn lòng nhưng Xơ cũng gắng gượng nói:
- Tôi không có witky đâu, bác Stevie ạ! Và như vậy cũng tốt cho bác thôi. Nằm yên đi và cố gắng mà nghỉ ngơi.
Cơn co giật lại đến với ông ta. Tôi thấy Xơ dùng cả hai tay ấn vai ông ấy xuống. Ông Liên Chi ắt hẳn cũng có mặt ở đâu đấy ở đàng sau mà theo dõi và ông ta lâu lâu phải trợ giúp Xơ. Cả hai người phải vật lộn với ông Stevie cho đến khi cơn co giật chấm dứt. Tôi cảm thấy mắc cỡ vì bản thân tôi không giúp được Xơ gì cả. Tôi phải đầu hàng vì sự yếu đuối của tôi sao? Tôi quyết đứng dậy và đi về phía bàn.
Tôi ngờ nghệch hỏi:
- Tôi giúp được gì chăng?
Bệnh nhân đã nằm yên tạm thời, chờ đợi cơn giật kế tiếp chưa biết đến lúc nào. Xơ quay lại phía tôi, mồ hôi nhễ nhại sau cuộc phấn đấu, một mái tóc đổ xuống phủ lấy đôi mắt, tuy vậy Xơ vẫn hỏi:
- Cha thấy trong người thế nào?
Cũng bình thường:
Tôi trả lời:
- Hồi nãy hơi khó chịu nhưng bây giờ đã khá rồi!
Xơ vừa tự chải tóc lật ra phía sau vừa nói:
- Mời Cha ra ngoài hàng hiên cho mát.
Chúng tôi đi ra khỏi phòng, mặt trăng còn soi sáng đầy đặn trên khoảng đất trống giữa cánh rừng, và các bầy súc vật vẫn còn đứng nhìn chúng tôi. Xơ quay sang nói với tôi, giọng nhỏ hơn:
- Con biết Cha đang sốt. Cha có hiểu con nói gì không, Cha?
Tôi trả lời:
- Dĩ nhiên, Cha rất thông cảm với con.
Xơ gật đầu:
- Con không nghĩ rằng ông ấy gặp may:
Tiếng Xơ nhỏ dần. Xơ nhìn đồng hồ và nói thêm:
- Từ khi ông ấy tỉnh, đã được một giờ mười phút, và thì giờ ông ta yếu hơn lúc nãy. Con sợ Ông ấy chết trước khi trời sáng, thưa Cha.
Tôi gật đầu tán đồng:
- Cha cũng nghĩ như vậy. Chúng ta không làm gì được sao?
Không làm được gì đâu, Cha ạ! Điều độc nhất có thể làm được là phẫu thuật ngay, mà con không làm được điều đó. Cho dù con không mất vali y tế, con cũng không làm được gì cho ông ấy, trừ chích cho ông ta một liều giảm đau. Hiện trạng là ông ta đang đau ghê gớm.
Tôi trả lời:
- Cha cũng biết như vậy. Xơ lại nói tiếp:
- Con nghĩ công việc của chúng ta hiện nay là làm thế nào cho ông ta dễ chịu. Con không nghĩ là cho ông ấy hút thêm vài điếu thuốc phiện là gây nguy hại cho ông ta, và như thế thì tình trạng có gì thay đổi đâu! Cha có nghĩ rằng đó là điều quá tệ hại?
Tôi lắc đầu:
- Không, Cha nghĩ đó là điều tốt nhất mà con có thể làm được.
Xơ nói nho nhỏ:
- Cái ấy trong nghề nghiệp không có. Con cũng không rõ… Nếu ông ta bớt đau, thì có thể giữ được sức khoẻ.
Tôi nói:
- Cha sẽ để cho ông ấy hút.
Xơ gật đầu:
- Thì cũng phải thế thôi.
Rồi quay về phía tôi Xơ nói:
- Con không nghĩ thuốc phiện làm ông ấy chết nhưng nếu ông ấy hút đủ để ngất đi, có thể ông ấy chết trước khi tỉnh lại. Con muốn Cha hiểu tình trạng như thế đấy, thưa Cha Tôi nói:
- Tuy vậy, Cha nghĩ là Xơ nên cho ông ấy hút:
Suy nghĩ chốc lát, tôi lại nói tiếp:
- Nếu được Cha sẽ ngồi nói chuyện với ông ta trong lúc ông ta từ từ đi vào giấc ngủ.
Sau lưng chúng tôi, màn đêm đã buông xuống từ lâu. Xơ nói:
- Dĩ nhiên là con chưa bao giờ thấy tác dụng của thứ thuốc này và cũng không biết phải mất bao lâu. Nếu nó giống như các loại thuốc khác, sẽ có một giai đoạn ngủ thiếp đi và khi ấy đâu biết đau là gì, trước khi ngủ hẳn. Ông ta cũng có thể tỉnh táo nói chuyện trong vài phút.
Đàng sau chúng tôi, bóng tôi bò ra khỏi phòng, và đang bủa vây chúng tôi. Xa xa ngoài khoảng đất trống, bầy gia súc vẫn còn tập trung chờ đợi. Xơ hơi rùng mình Những con vật kia….
Nói xong Xơ nhìn ông già nằm đấy Lạy chúa tôi.
Chuyện gì the,á Xơ?:
Hỏi xong tôi hiểu ngay.
Căn phòng sau lưng chúng tôi hoàn toàn tối hẳn, vì dầu trong cây đèn đã cạn, giờ đây chỉ còn lại leo loét một đốm lửa xanh.
Đừng lo:
Tôi nói:
- Đang còn đèn cầy mà!
Tôi đi vào phòng bên và gọi:
- Bác Liên Chi.
Ông ta đi ra ngay, tay cầm cây đèn dầu lên, lắc nhẹ nhưng chẳng còn giọt dầu nào. Tôi đi đến chiếc vali, mở ra, lấy cây đèn bấm.
Đây rồi!
Aùnh đèn vàng chiếu trên nền gạch. Tôi hỏi:
- Ông có tìm được cây đèn cầy nào nữa không ông, Liên Chi?
Đèn cầy nhỏ thì cũng có, nhưng ít thôi.
Ông ta trả lời và đi qua phòng kế bên, khi ông ta trở về đã có cây đèn cầy ngắn ba phân cắm trên chiếc đĩa trà.
Tôi hỏi:
- Chừng đó thôi sao?
Ông ta gật đầu:
- Hết đèn cầy rồi sao?
Ông ta lắc đầu:
- Hết dầu lửa? Không còn gì để thắp đèn?
Ông ta lại lắc đầu:
- Tôi quay về phía Xơ:
- Cha sợ chúng ta ngồi trong tối trước khi trời sáng. Cây đèn cầy ấy chẳng bao lâu nữa sẽ tắt và đèn bấm thì sắp hết pin.
Xơ mỉm cười:
- Chuyện này rồi đến chuyện khác xãy ra đêm nay, thưa Cha. Nếu ông ta đi vào giấc ngủ rồi, thì cũng chẳng quan trọng gì. Chúng ta có bổn phận phải canh chừng ông ta, nhưng khi ông ta đã ngủ thiếp đi, tốt hơn nên tắt đèn vì còn đề phòng sau này mà dùng nữa. Ông ta co ùthể tỉnh lại, chưa biết chừng.
Cha cũng nghĩ đó là phương cách tốt nhất ta cần làm.
Xơ quay về phía ông Liên Chi:
- Bác cứ đưa cho ông ta cái xe điếu, tùy ông ta muốn hút thì hút.
Một điếu thôi?:
Ông ta hỏi Ông ta cầm đèn bấm của tôi và bước nhanh sang phòng kế bên. Ông trở về ngay với xe điếu, cây đèn dầu lạc và cái chất màu nâu trên đĩa trà mà ngay khi mới vào phòng, chúng tôi đã thấy trên ghế dựa cạnh giường.
Xơ Finlay nói:
- Ông Liên Chi đã mang xe điếu đến cho bác, bác có muốn hút không, bác Stevie. Hút ngay bây giờ một điếu đi!
Ông ta không nói gì, đang ở tư thế nằm ngửa, ông muốn trở mình nằm nghiêng sang bên phải. Xem ra, ông không thể di chuyển phần dưới của cơ thể. Ông Liên Chi tiến tới cùng Xơ Finlay giúp ông ta nằm thoải mái về một bên. Sau đấy ông Liên Chi thắp ngọn đèn dầu lạc lên, lấy cái xiên nhỏ nhúng vào chất nhựa màu nâu, lấy ra một miếng bằng hạt đậu, nướng trên ngọn lửa xanh cháy xèo xèo. Xong ông ta vo tròn cục nhựa nhét vào lỗ nhỏ ở bộ phận xe điếu, đưa bộ phận ấy lên lửa, ngậm vào cuối xe điếu rít từ từ, cục nhựa cháy lên, ông ta hít hơi vào. Xong đưa đưa điếu cho ông Stevie. Ông già cầm xe điếu đưa lên miệng, bắt đầu hít thật sâu, giữ trong phổi vài giây rồi phì khói ra bằng mũi, mùi khói khét lẹt, khó chịu. Ông ta hít như thế ba bốn lần. Xem ra, ông ta hầu như thoải mái tức thì vì chỉ trong một hai phút ông ta nằm yên thư giãn, những đường nét mệt mỏi đau đớn đã dịu đi trên khuôn mặt của ông ta. Xe điếu hầu như đã chấm dứt nhiệm vụ sau những lần hít như thế vì ông ta đã trao nó lại cho ông Liên Chi.
Ông già Hoa hỏi:
- Điếu nữa nhé?
Ông già Stevie gật đầu. Ông Liên Chi đang chuẩn bị tẩu cho điếu thứ hai. Tôi tiến tới và ngồi xuống trên mép giường.
Bác Stevie này. Tôi là Roger Hargreaves. Chắc bác biết tôi, tôi là mục sư của Landsborough. Bác nhớ không?
Tôi biết. Cha đã thắng cá ngựa con Ô Lạc.
Đúng rồi! Chúng ta đã quen thân. Giờ đây bác bệnh. Bác sẽ ngủ thôi, sau khi đã hút những cử thuốc này. Trong lúc bác ngủ, chúng tôi sẽ đưa bác đến bệnh viện để phẫu thuật. Tôi nghĩ rằng, cuộc phẫu thuật sẽ thành công, bác sẽ khỏe mạnh trở lại, nhưng bất cứ một cuộc phẫu thuật nào cũng có sự may rủi.
Rồi đây, tôi cũng sẽ chết, ông Liên Chi và Xơ Finlay cũng thế thôi. Chúng ta phải đối diện với cái chết đúng lúc, bác Stevie! Bác có thể từ giã cõi đời đêm nay. Bác có muốn tôi cầu nguyện cho bác không, trước khi bác đi ngủ không?
Địa ngục, thiên đàng
Ông ta thì thầm
- Tôi cũng chẳng cần lắm đâu.
Tôi biết bác không cần
Tôi nói
- Thế đức tin của bác là gì khi bác đã rửa tội, bác Stevie nhỉ? Thế bác đã đi nhà thờ nào khi bác còn trẻ?
•Tôi chẳng đi đến nhà thờ nào ca?
Ông ta nói
- Tôi đã trút bỏ tất cả khi ở trại chăn nuôi súc vật.
Thế khi bác ở quân đội trên thẻ bài của bác ghi chữ gì? Tin lành (C.of.E.) hay Thiên Chúa giáo La Mã (R.C) hay gì nữa?
Tin lành (giáo hội Anh Cát Lợi), họ gọi tôi thế
Ông ta trả lời Thế bác là tín hữu của tôi rồi!
Tôi nói tiếp
- Bác Stevie ơi, tôi chỉ cầu nguyện cho bác hai điều nhỏ thôi, rồi bác hãy trả lời tôi một hay hai câu hỏi, rất đơn giản. Hãy lắng nghe nhé!
Và tôi đã làm được điều tôi phải làm và ông ta đã ngoan ngoãn nghe theo và tôi đã cho ông ta được miễn xá. Sau đó ông Liên Chi chuẩn bị điếu thứ hai. Ông ta cầm lấy và hút, lúc này có vẻ dễ dàng hơn nhiều và cơn đau cũng thuyên giảm.
Ông ta trả lui ống điếu cho ông Liên Chi Thêm nữa không?
Ông Liên Chi hỏi và ông già Stevie gật đầu. Liếc nhìn Xơ Finlay, thấy ban đầu thì Xơ nhún vai và sau đấy thì gật đầu.
Stevie nói:
- Tôi sắp chết, phải không?
Tôi trả lời:
- Không đâu. Nếu phải thì chẳng có gì đáng sợ.
Tôi là thằng quỷ tha ma bắt
Ông ta nói nho?
- Xơ không cho tôi hút ba cử, trừ phi tôi là thằng quỉ tha ma bắt ác ôn. Tôi không sợ chết. Tôi sẽ đi chở Nữ hoàng.
Những ám ảnh đã trở về và phải chăng đó là thuốc phiện? Có lẽ ký ức phai nhòa đã bị đầu độc hay vì chất thuốc kỳ dị kia mà ra.
Bác yên tâm
Tôi bình tĩnh nói
- Chúa lòng lành không nỡ phán xử bác đâu!
Cha chẳng biết được gì đâu
Giọng nói yếu ớt của ông già khàn khàn phát ra
- Con có thể kể cho Cha nhiều chuyện lắm. Ông già Liên Chi mới lập luận sắc bén, chứ con nói chẳng hay đâu, con biết như thế. Con sẽ đầu thai làm kiếp khác, nhưng chẳng hề gì, vì mọi người cũng như thế cả. Tuy nhiên nếu được đầu thai ở hạng dưới cùng, sẽ yên tâm hơn.
Hình như ông ta bị thuyết phục bởi sự đầu thai theo một hình thức nào đó, nhưng ông ta quá bệnh hoạn nên tôi không thể thảo luận với ông. Nhưng ngay cả tôi cũng bệnh hoạn không kém, cơn sốt đã đến với tôi một lần nữa làm tôi vật vã và toát mồ hôi.
Tôi nói:
- Bác hãy yên tâm. Chúa sẽ thương xót đến bác.
Một khoảng yên lặng kéo dài, trong lúc ông Liên Chi đang sửa soạn xe điếu cho lần hút tiếp theo, có tiếng nói khàn khàn phát ra:
- Tôi không sợ chết. Chết chẳng là gì cả. Như ông Liên Chi đã hướng dẫn. Chỉ là ngủ quên mà thôi và đi vào một thế giới khác như đi vào một giấc mơ. Tôi cho rằng thà ở nơi ấy hơn ở đây.
Cơn sốt kéo đến làm cho người tôi say say nên không nói với ông ta được gì cả. Ông Liên Chi đốt cháy cục thuốc phiện nơi xe điếu và đưa cho ông Stevie. Sau khi hít mạnh vào bốn năm lần, ông ta trả xe điếu lại cho ông Liên Chi Thêm lần nữa nhé?
Ông già Stevie lắc đầu từ chối và dựa đầu lên gối nằm nghỉ. Ông Liên Chi thu dọn bàn đèn và bước qua phòng bên. Tôi tiến đến ngồi xuống ghế cạnh giường. Xơ Finlay cúi khom người, xem mạch ông già một lần nữa và đứng lên.
Xơ nói vừa đủ nghe:
- Chúng ta đi ra thôi!
Tôi gật đầu nói:
- Cha ngồi với ông ta một chút nữa
Khi nhìn cây đèn cầy leo loét cháy, tôi nói thêm
- Nếu muốn tiết kiệm, Xơ có thể tắt đèn cầy đi cũng được. Rồi đây, chúng ta còn cần nữa. Cha đã có đèn bấm rồi!
Xơ tiến đến bên bàn và thổi tắt ngọn đèn cầy. Tôi bật đèn bấm lên một chút. Bàn tay ông Stevie để trên tấm dra, tôi cầm lên để vào tay tôi, bàn tay giá lạnh. Do đó tôi mới nhận ra rằng nhiệt độ cao trong người tôi cũng có hậu quả phần nào. Tôi bật đèn bấm và vẫn cầm tay ông ta. Ánh sáng nhợt nhạt hắt vào phòng từ khoảng rừng trống càng lúc càng mờ, và khi tôi ngồi ở đây, mưa lại rả rích trên mái tôn, một lúc sau đã trở thành một điệu gõ đều đều.
Tôi sực nhớ ra, có vài điều tôi định hỏi ông Stevie mà tôi quên. Tôi vẫn ngồi đấy, trong bóng tối, tay vẫn cầm bàn tay giá lạnh của ông ta, cơn sốt làm tôi ngây ngất, không còn định tỉnh gì nữa, cố nhớ lại những điều cần làm mà không nhớ ra. Tiếng mưa râm ran trên mái càng làm cho đầu óc tôi lộn xộn, đờ đẫn, tôi như cảm thấy bị rớt vào một cơn mê sản và cố vùng vẫy để thoát ra. Tôi cần phải hỏi ông ta cái gì đây?
Và rồi câu trả lời đã đến, đó là câu hỏi về thân nhân của ông ta. Tôi đã quên không hỏi về vợ hay con cái hay thân nhân bà con của ông ta ở đâu đó, nếu trường hợp ông ấy lìa đời phải thông báo cho ai. Điều đáng ân hận là không ai ở Landsborough biết về đời tư của ông ấy. Ông Liên Chi cũng biết rất ít những quan hệ ấy. Còn riêng tôi, ngay cả tên ông ta, tôi cũng không biết rõ.
Tôi bóp mạnh bàn tay ông ta, băn khoăn là để sự việc xảy ra quá muộn Bác Stevie, bác có hiểu lời tôi nói không? Tôi là Cha Roger đây. Hãy nói cho tôi biết, trước khi đi ngủ, tên của bác, họ của bác đầy đủ.
Tôi cảm thấy bàn tay tôi đang nắm có hơi động đậy, tuy đầu óc ngây ngây, tôi vẫn cố tập trung để nghe ông ấy trả lời Anderson
Ông ta thì thào
- David Anderson. Nhưng các bạn thân thường gọi là Nigger.