Quyển Hạ
Chương X
Mê Hồn Trận

     ùi thuốc lá cháy khét làm Nguyễn Biên bực mình. Tuy nghiện thuốc lá mỗi ngày hai gói, một gói Chesterfield ở nhà, một gói Bát Tốt ngoài đường - hắn lại ghét mùi cháy khét. Vì vậy, đĩa đựng tàn của hắn luôn luôn đựng nước. Gặp nước, tàn thuốc phải tắt ngủm. 
Không hiểu sao hôm nay Nguyễn Biên lại quên đổ nước. Có lẽ hắn bận suy nghĩ. Thật vậy, suốt từ chiều đến giờ, hắn ngồi im như tượng đá trong ghế bành, nhìn qua bao lơn xuống đường.
Hắn nhìn xuống đường song không thấy, không nghe gì hết. Đường Phạm Ngũ Lão, sau lưng ga xe buýt, thường là khu vực náo nhiệt đông đúc nhất Sài gòn, ngày cũng như đêm, nhất là khi trời sắp tối. Hàng trăm xe cộ đủ loại nối đuôi nhau, xe buýt khổng lồ dài ngoằn phun khói đen kịt, xe xì cút tơ bóp kèn te te, xe hơi nhà lộng lẫy áo mầu, xe đạp, xích lô ì ạch và xe thổ mộ khệnh khạng...
Nguyễn Biên chỉ thấy khoảng không vô tận. Trên nền trời hoàng hôn, những đám mây màu xám đang chuyển sang màu tím... Đột nhiên, Nguyễn Biên cảm thấy trống trải lạ lùng.
Trên bàn, hai tờ báo vẫn nằm chềnh ềnh dưới ánh đèn 60 nên sáng quắc. Tờ Sống, và tờ J.E.O. Pháp ngữ.
Nguyễn Biên đọc đi đọc lại nhiều lần nên thuộc làu bài lai cảo đăng ở trang sau. Lai cảo thứ nhất đăng trên báo Sống như sau:
«Phạm Tư ở Huế phải về ngay. Mẹ đau nặng.
Anh cả.
Phạm Thân.»
Và lai cảo thứ hai đăng trên báo J.E.O.:
«Marie em, từ ngày em ra đi, con khóc ngày đêm. Em hãy về nhà. Anh sẽ quên hết quá khứ. 
Người yêu em: Paul.»
Trên đất Việt Nam, những người như Phạm Tư không hiếm, tuy nhiên Phạm Tư và Paul ở đây chỉ có trong trí tưởng tượng của Nguyễn Biên, giám đốc trú sứ gián điệp Bắc Việt ở Sài gòn. 
Những lai cảo hiền lành này sẽ đến văn phòng điệp báo trong vụ Lễ Tân 4 ngày sau. Nghĩa của nó rất giản dị: công tác đã hoàn tất, đã ra lệnh cho nhân viên tạm rút vào bóng tối, trân trọng chờ chỉ thị.
Ba ngày trôi qua...
Nguyễn Biên vẫn chưa nhận được chỉ thị. Mỗi tối, đúng 8g5’, hẳn phải túc trực bên máy thu thanh để nghe âm ngữ của đài bá âm Hà nội. Hắn không hiểu sao Hà nội bắt đình chỉ mọi liên lạc bằng điện đài, viện cớ là Phản gián Sài gòn hoạt động đắc lực. 
Nguyễn Biên lẩm bẩm:
- Hừ, như vậy mà cho là đắc lực! Rõ thần hồn nát thần tính! 
Trong thâm tâm, Nguyễn Biên khinh rẻ tổ chức của ông Hoàng. Hắn đã bố trí cho Lê Tùng rời Sài gòn một cách dễ dàng, ung dung trèo phi cơ ở Tân Sơn Nhất, trước mũi công an và Phản gián. Phen này trở về, hắn sẽ báo cáo tường tận cho Đại tá Bùi Vinh...
Đại tá Bùi Vinh... con người quân nhân cương nghị, khôn ngoan và dũng lược, thăng cấp nhanh như ngựa phi, thành phần đầy hy vọng của nguồn máy điệp báo...
Theo chương trình, Nguyễn Biên phải lưu lại miền nam hai năm nữa. Thêm 24 tháng dài đăng đẳng nữa... Hắn xa gia đình từ lâu, một năm 4 lần, vợ con hắn gởi thư vào. Thư từ được viết vào giấy gói đồ bằng mực hoá chất, hoặc chụp trên phim vi-ti. Từ lâu, hắn không được ngửi lại mùi cà phê Nhân ở Cầu Gỗ, gần hồ Hoàn Kiếm.
Nhà hắn ở phố Cầu Gỗ, sau tiệm cà phê Nhân, nổi tiếng nhất nhì Hà nội. Buổi sáng thức giấc, hắn ngồi một mình trong tối, cánh mũi nở rộng, hít mùi cà phê phin đặc biệt vào buồng phổi. Ban đêm trước khi lên giường, hắn cũng không quên thưởng thức hương vị cà phê. Nhiều đêm, hắn ân ái với vợ trong bầu không khí sực nức mùi cà phê độc đáo. Cà phê đã biến thành một phần của đời hắn.
Hồi nhỏ, hắn sống trong một đồn điền trồng toàn cà phê, thứ cà phê thượng hạng, gần Phủ lạng thương. Lớn lên, hắn mê uống cà phê một cách kinh khủng. 
Mùi cà phê của tiệm ăn bên cạnh xông vào mũi, lôi Nguyễn Biên về thực tại. Sau khi Lê Tùng sa bẫy, hẳn rời ngôi nhà ở đường Nguyễn Văn Giai, dọn về căn gác cao chót vót này.
Nguyễn Biên giật mình đánh thót.
Đồng hồ quả lắc trên tường dõng dạc điểm 8 tiếng. 5 phút nữa, giọng nói quen thuộc của đài Hà nội sẽ vang rền trong máy thu thanh Zenith đặc biệt 3000-1 của Mỹ đặt trên bàn.
Nhân viên điệp báo Bắc Việt hoạt động tại Đông nam á thường dùng máy thu thanh Zenith. Âm thanh của nó trong trẻo, và rõ ràng, những băng làn sóng ngắn của nó có thể được dùng để nghe mật điện, ngoài ra, băng F M có thể biến thành điện đài.
Bản tin của đài Hà nội bắt đầu – Cô gái xướng ngôn uốn éo, giọng chua như dấm, nếu ở gần Nguyễn Biên phải vít đầu xuống, hôn cho bẹp đi. Tai Nguyễn Biên vểnh lên. Tiếng nói nũng nịu từ trong máy phát ra:
«... Sông có khúc, người có lúc...
Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm...»
Nguyễn Biên hứ một tiếng rồi tắt máy. Chỉ thị của Trung ương đã tới sau 3 ngày chờ đợi mỏi mắt. Nhưng Trung ương đã có thái độ hoàn toàn khó hiểu: trước đây ra lệnh đình chỉ hoạt động một thời gian thì nay lại đổi hẳn tập trung năng lực vào vụ Lê Tùng... Sông có khúc, người có lúc... Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm... nghĩa là «đã nhận được lai cảo đăng trên báo, yêu cầu tiếp tục công tác, đúng 8g30 tối nay. Trung ương sẽ gởi chỉ thị bằng vô tuyến điện trên tần số thường lệ».
Nguyễn Biên lặng lẽ châm thuốc hút. 
Thời gian trôi qua từ từ... Hắn gác chân lên bàn, hớp một ngụm cà phê đặc. Dáng điệu khoan thai, hắn đeo ống nghe vào tai, hí hoáy ghi chú mật điện. Tạch tè, tạch tè...
Cơ quan tầm đài của Phản gián Nam Việt cũng nghe được bức điện này, và thu vào băng nhựa. Tuy nhiên, họ không thể nào hiểu nghĩa. Họ cũng không biết được người nhận là ai. Phuơng pháp truyền tin này, danh từ chuyên môn điệp báo gọi là truyền tin một chiều».
Bức điện dài đúng 3 phút. Nguyễn Biên ghi đầy một trang giấy. Hắn liếc qua một phút, thở khói thuốc lá xuống bàn, rồi cúi đầu dịch. Dưới đèn bồ hôi hắn nhễ nhại. 
Nguyễn Biên hút hết điếu thuốc thứ năm, bức điện mới được dịch xong.
Nội dung làm hắn bàng hoàng: 
Giám đốc
gửi
Trú sứ KC
Đã nhận được báo cáo tạm đình chỉ hoạt động đăng trên nhựt báo Sống và Journal d’Extrême Orient dưới hình thức lai cảo. Thành thật khen ngợi. Lê Tùng đã đến nơi bình yên. 
Yêu cầu Trú sứ thi hành những chỉ thị thuợng khẩn sau đây:
a- tiếp xúc ngay với Quỳnh Bích để lấy thêm tài liệu, và tin tức liên quan đến vụ Lê Tùng. Phải khám phá ra bằng được phản ứng cửa sở Mật vụ đối với việc Lê Tùng vắng mặt. 
b- lấy thêm tài liệu, tin tức về sở H-4 trong Tổng Nha Mật vụ, đặc biệt là tìm hiểu thủ tục chuyển ngân của sở này.
c- báo cáo hỏa tốc bằng điện đài cao Trung ương. 
d- đây là công tác cuối cùng của trú sứ KC. Sau đó trú sứ sẽ được triệu hồi. Cố gắng thi hành chỉ thị trong bí mật. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bất khả kháng, có thể bất chấp an ninh, miễn hồ đạt được kết quả trong thời gian ngắn.
e- liên lạc vô tuyến theo thời khoá biểu thường lệ. Mật mã KFS, và KBN. Nhân viên Trung ương sẽ túc trực mỗi đêm từ 0 đến 5 giờ sáng đề liên lạc với trú sứ KC.
Nguyễn Biên ngồi thừ thật lâu trong ghế. Hầu hết nhân viên dưới quyền ở Sài gòn đều vắng mặt. Hắn đành phải hoạt động một mình. Mặt hắn cau lại, trong sự giận dữ. Giám đốc ở Trung ương ra lệnh rất dễ, vì chỉ cần bấm chuông, gọi thư ký tốc ký – một cô gái bụng lép, mông tròn, ngực nở – rồi chuyển mảnh giấy xuống phòng mật điện.
Trung ương không thể hiểu được những khó khăn ghê gớm của hắn ở Sài gòn, với nguồn máy Phản gián đại qui mô...
Nguyễn Biên nhún vai sửa soạn tắt đèn. 
Chợt nhỡn tuyến của hắn chạm phải chồng báo trên tủ buýp phê. Chập tối, bà già bán báo ở đầu đường mang lên mà hắn quên đọc. Dầu có nhiều tiền, hắn chỉ dám thuê báo, mỗi ngày 10 đồng, đọc hết 20 tờ. Hắn cần thiên hạ tưởng hắn là ông kế toán già, độc thân, mang sổ sách tư nhân về nhà cặm cụi làm đêm, với số lương đủ sống. 
Tấm hình ở trang nhất tờ Quyết Tiến làm Nguyễn Biên khựng người.
Đó là hình Lê Tùng.
Nguyễn Biên vồ lấy tờ báo, trải trên bàn. Một tiêu đề chữ đậm chạy dài 4 cột như sau: 
Phủ Thủ tướng đính chính một tin thất thiệt: Lê Tùng không phải là cựu nhân viên tình báo. Lê Tùng vẫn ở Sài gòn.
Bên dưới là nội dung, kèm theo bức hình Lê Tùng, một Lê Tùng gầy gò, tiều tụy và buồn bã:
«Phủ Thủ tướng Sài gòn vừa đính chính hôm nay một nguồn tin thất thiệt được đăng tải trên báo chí ngoại quốc, và báo chí trong nước, theo đó một cựu nhân viên tình báo quan trọng Nam Việt vừa biệt tích, và có lẽ đã xuất ngoại. 
«Trả lời câu hỏi của các ký giả, một phát ngôn viên của Phủ Thủ tướng tuyên bố rằng các cơ quan tình báo Nam Việt không có nhân viên nào mang tên Lê Tùng. Cũng theo lời phát ngôn viên này thì có lẽ báo chí đã lầm với Lê Tùng, một nhân viên hành chánh trung cấp, vừa ở tù 6 tháng về tội lường gạt và hành hung nhân viên công lực. Sau khi được phóng thích, Lê Tùng vẫn ở Sài Gòn. Đương sự vừa đệ đơn lên chính phủ phản kháng về vụ báo chí loan tin thất thiệt, mặt khác, luật sự của Lê Tùng cho biết đương sự sẽ dành quyền truy tố trong vụ này.» 
Nguyễn Biên quăng tờ báo xuống sàn gác, phá lên cười khanh khách. Hắn cười to hơn khi thấy toàn thể các báo đều loan tin về Lê Tùng. Rồi hắn châm điếu Bát-tốt, gật gù một mình:
- Cóc khô. Tại sao nhà báo không phỏng vấn Nguyễn Biên? Phen này, bọn mật vụ Sài gòn sẽ chết chung một hố.
Nguyễn Biên đã lạc quan một cách quá đáng. Vào giờ ấy, nhân viên Mật vụ dưới quyền ông Hoàng vẫn hoạt động ráo riết.
Bản báo cáo từ Hồng kông gửi được đặt nằm ngay ngắn trên bàn. Người bán hàng trong Trung tâm Ngọc Thạch, ở đại lộ Carnarvon, phục sức kỳ dị, mắt đeo kính dâm, miệng ngậm tẩu cán sắt Falcon, sơ mi ngắn tay màu đỏ ca-rô, cổ áo gài 2 nút, đã loan tin Lê Tùng rời Hồng kông đi Hà nội. 
Ông tổng giám đốc xoa tay có vẻ hể hả. Lần này được coi là biệt lệ nên sự hiện diện của Lê Tùng tại Hà nội không được ông thông báo cho tổ chức của Sở ở miền Bắc vĩ tuyến 17 biết. Kế hoạch MA-15: Hào quang đã tới phần gay go nhất, Lê Tùng cần hoạt động một mình. Lê Tùng sẽ được Sở giúp đỡ gián tiếp.
Giúp đỡ bằng cách trương thêm một cái bẫy mới ở Sài gòn. Vì vậy, Văn Bình bám sát Quỳnh Bích. 
Trong khi Nguyễn Biên chậm rãi rời căn gác ở đường Phạm Ngũ Lão, hòa mình vào thủ đô ban đêm thì ở góc đường Mặc Đĩnh Chi – Nguyễn Du, tiếng nhạc nhẹ tràn ngập phòng ngủ của Quỳnh Bích.
Quỳnh Bích, nữ nhân viên Biệt vụ, Bí thư của tổng thanh tra Văn Bình. Cô gái mảnh mai như liễu, song lại làm đàn ông choáng váng vì cái mông tròn trịa, và bộ ngực nở nang cực độ, một nửa lộ ra ngoài, dưới cái áo dài trắng may khít, hở vai, hở đến nỗi thợ may phải lắc đầu, le lưỡi. 
Đêm ấy, Quỳnh Bích khánh thành áo mới. Cái áo hở vai táo bạo nhất Sài gòn. Nàng khỏa thân có lẽ còn ít khêu gợi hơn là mặc áo hở vai, vì làn da trắng hồng của nàng có điều kiện khoe khoang dễ dàng, nhất là khoe khoang hai trái tuyết lê mũm mĩm và đú đởn.
Nàng nằm dài trên đi-văng, ngực hơi nghiêng, cốt cho Văn Bình ngắm nghía. Áo nàng được cài bằng khuy bấm, chỉ kéo nhẹ là tuột ra, và Văn Bình đã biết rõ là bên trong nàng không mặc gì hết.
Thái dương chàng nóng ran, mạch máu chạy rần rần, chàng muốn tắt ngọn đèn cuối cùng trong phòng, và xà xuống đi-văng lót cao su mút êm như tơ, song cố kèm hãm. Quỳnh Bích đẹp thật! Quỳnh Bích khêu gợi thật! Nàng là huýt-ky pha đá vụn đặt trên khay vàng, bưng tận miệng chàng. Đúng ra, bưng tận miệng người lữ hành lang thang nhiều ngày trên sa mạc mênh mông cháy bỏng. Chàng chỉ vươn tay ra thì tất cả thuộc quyền sở hữu của chàng.
Và nàng cũng chờ đợi một cử chỉ đòi hỏi của chàng.
Mà chàng không dám.
Chàng không sợ nhan sắc quyến rũ của Quỳnh Bích sẽ làm chàng tối mắt, quên lửng nhiệm vụ. Trong đời, chàng đã ôm ấp nhiều thân hình quyến rũ hơn Quỳnh Bích, và nhiều lần chàng ra đi, không tiếc nuối, nhiều lần chàng dửng dưng khi người đẹp quằn quại trong vũng máu.
Chàng rụt rè vì sợ Quỳnh Bích mềm lòng.
Nàng là nhân viên của địch. Từ lâu, nàng đánh cắp tài liệu trong phòng giấy của chàng, trao cho Phạm Huề và Nguyễn Biên. Chàng đã nhắm mắt làm ngơ cho nàng tiến hành công tác phản bội. Hơn thế nữa, theo lệnh ông Hoàng, chàng lại khuyến khích nàng bước sâu trên đường phản bội.
Chàng bắt đầu lo ngại vì Quỳnh Bích yêu chàng thành thật. Nếu chàng yêu trả một cách tha thiết, nàng sẽ thú tội hết. Khi ấy, kế hoạch của ông Hoàng sẽ thất bại. 
Quỳnh Bích nhìn chàng bằng luồng mắt đắm đuối. Hồi chiều, nàng hẹn Văn Bình đến phòng. Thường lệ, hai người đóng cửa trong phòng ngủ, rồi đến 10 giờ kéo nhau đến vũ trường nhảy cho đến 2 giờ sáng. Chàng đưa nàng về phòng, rồi ngủ lại với nàng đến sáng.
Dưới đèn, Văn Bình đẹp trai lạ lùng. Cặp mắt to, sáng, đầy vẻ cương nghị, cái miệng cười hấp dẫn và chân thành, đôi vai tròn, lực lưỡng... Nhắm mắt lại, nàng vẫn thấy chàng. Bịt tai, nàng vẫn nghe giọng nói vỗ về khả ái của chàng.
Nàng buột miệng:
- Văn Bình ơi!
Chàng hôn nhẹ vào môi nàng. Mùi nước hoa VentVert thơm ngào ngạt.
- Em như con nít gọi anh hoài. Trong vòng 10 phút, em gọi anh cả thảy 5 lần. Gọi xuông mà chẳng nói gì hết.
Quỳnh Bích thở dài:
- Em có chuyện muốn thổ lộ với anh.
Nếu không trấn tĩnh giỏi, Văn Bình đã tái mặt. Giây phút mềm yếu của người đàn bà muôn thuở đã tới. Chàng bèn mỉm cười:
Thiếu trang 102 - 111
Dường như đọc được tư tưởng nàng, Nguyễn Biên phải, hẳn là Nguyễn Biên, giám đốc trú sứ KC phân vua:
- Cô đừng ngại. Tôi chỉ lái xe trên toàn đường tối. Tôi rất đứng đắn. Và nếu tôi không lầm, nhân viên của tôi cũng rất đứng đắn. Theo chỉ thị, mọi hành động sàm sỡ đều bị trừng phạt nặng. Nhân viên của tôi có làm cô bất mãn không?
Nàng đáp:
- Không. Tuy nhiên, ông ta quá khô khan nếu không là tàn nhẫn. Tôi không thích gặp lại ông ta nữa.
- Vâng, từ nay tôi sẽ gặp cô.
- Thú thật là tôi chán lắm rồi. Tôi sợ thì đúng hơn. Sớm muộn, vai trò của tôi sẽ bại lộ. Tôi hy vọng các ông buông tha tôi. 
- Cô dùng chữ không đúng. Cô không phải là tù nhân để chúng tôi buông tha. Chúng ta hợp tác, với nhau để làm một việc lớn. Thôi, biết cô bận, tôi không dám giữ cô lâu. Lẽ ra, tôi chờ cô đăng lai cảo trên báo, như đã hẹn trước, để tôi nhận tài liệu, nhưng lệnh trên muốn cô cung cấp ngay mọi tài liệu liên quan đến vụ Lê Tùng.
- Tôi chỉ có một cái phim mà thôi.
- Phim gì?
- Về một nội lệnh của tổng thanh tra Tống Văn Bình. Nội lệnh được ký hôm nay, gửi cho nhân viên ban H-4. Nội dung chỉ gồm một bản như hưởng lệ, nghĩa là chỉ đánh máy mỗi một không dùng giấy cạc-bon, tự tay tôi mang cho nhân viên H-4 đọc, rồi mang về cất trong tủ sắc. 
- Nội lệnh về việc gì?
- Như tôi đã nói, về việc Lê Tùng. Tổng thanh tra ra lệnh cho toàn thể nhân viên H-4 không được tiết lộ Lê Tùng là trưởng phòng. Kẻ nào trái lệnh sẽ bị nghiêm trị.
- Tại sao cô chụp được?
- Vì tôi là người đánh máy, và cũng là tống thư văn.
- Cô độc bản đính chánh của Phụ Thủ tướng chưa?
- Rồi. Ý kiến cô thế nào?
- Tôi không có ý kiến nào cả.
- Nhân viên của tôi báo cáo là cô chỉ hợp tác một cách miễn cưỡng, không tỏ ra thích thú. Một lần nữa, cô cần biết rằng gia đình cô ở Thanh Hoá hoàn toàn nằm trong sự hợp tác của cô.
- Tôi chán lắm rồi.
- Làm nghề này, ai cũng chán, không riêng cô. Song, chán mà không bỏ được. Chúng tôi chỉ phiền cô lần này nữa thôi. Cô nghĩ ra sao về bản đính chánh đăng trên mặt báo?
- Hôm qua, tôi đang đánh máy trong phòng thì nghe ông tổng thanh tra Văn Bình gọi điện thoại cho Việt tấn Xã, hỏi về bài đính chánh. Ông giám đốc Việt tấn Xã đáp là bài này đã được in trong bản tin Việt ngữ buổi sáng, và các báo sẽ đăng trong ngày. Các báo ra chiều nay đều loan tin Lê Tùng trên trang nhất, chắc ông đã đọc.
  - Thong thả, tôi cần biết thêm một vài chi tiết. Tin tức tình báo cần rõ ràng, nếu có điều kiện, phải ghi cả ngày giờ nữa. Văn Bình gọi điện thoại hồi mấy giờ?
- Khoảng 5 giờ chiều.
- Tại sao cô nhớ là 5 giờ chiều?
- Vì Văn Bình hẹn tôi đi xem chiếu bóng buổi tối. Sau đó, tôi xem đồng hồ thì Văn Bình quay điện thoại.
- Ai cung cấp ảnh Lê Tùng cho các báo?
- Tôi không biết.
- Đọc bên dưới, tôi thấy hàng chữ Sài gòn ảnh xã. Tổ chức này do ông Hoàng kiểm soát phải không?
- Không, đây là của tư nhân. Của các nhiếp ảnh viên tổ hợp lại, bán ảnh cho báo chí.
- Tại sao họ có hình Lê Tùng?
- Năm ngoái, Lê Tùng bị ra tòa.
- Cảm ơn cô. Cô biết tại sao Phủ Thủ tướng phải đính chánh không?
- Tôi không biết.
Xe hơi đã tới đại lộ Phan đình Phùng. Ánh đèn những tiệm ăn sầm uất giữa đường Đinh tiên Hoàng hắt lại. Quỳnh Bích nhìn được rõ mặt Nguyễn Biên. Nàng thấy miệng hắn mím lại, trong vẽ suy nghĩ day dứt. 
Hắn quẹo vào đường Phan kế Bính, một trong những con đường nhỏ tối om của đô thành Sài gòn. Cách lái xe từ tốn, khoan thai, tôn trọng luật lệ giao thông của Nguyễn Biên chứng tỏ hắn ở Sài gòn đã lâu, hoặc đã được huấn luyện chu đáo.
Giảm bớt tốc lực, hắn bắt sang đầu đề khác:
- Giờ tôi muốn hỏi về cô Huệ Lan. Cô đối với Huệ Lan ra sao?
Nàng buông thõng:
- Không thân lắm.
- Huệ Lan là tình nhân của Lê Tùng phải không? 
- Phải, hai người sửa soạn lấy nhau.
- Huệ Lan làm ở phòng nào?
- H.4.
- Phụ trách tài chánh?
- Vâng.
- Thái độ của Huệ Lan ra sao trong vụ Lê Tùng?
- Tôi không biết. Tuy nhiên, tôi thấy họ yêu nhau tha thiết. Sau khi ở khám ra, Lê Tùng gặp Huệ Lan luôn.
- Hiện Lê Tùng ở đâu?
- Tôi không biết.
- Theo cô, có thật Lê Tùng bị mất tích không?
- Tôi không biết.
- Câu trả lời của Quỳnh Bich làm Nguyễn Biên yên tâm. Nàng chưa biết Lê Tùng đã rời Sài gòn. 
- Hắn bèn đặt một câu hỏi khôn ngoan:
- Huệ Lan đang là nhân viên Mật vụ, tại sao ông Hoàng không cấm đoán giao du với Lê Tùng?
Quỳnh Bích lắt đầu:
- Tôi không hiểu lý do. Cách đây 2 hôm Huệ Lan được kêu tới văn phòng tổng thanh tra.
- Văn Bình?
- Vâng. Tổng thanh tra Văn Bình. Trong văn phòng tổng thanh tra khi ấy có tôi. Huệ Lan bị căn vặn về sự giao du thân mật với Lê Tùng. Thoạt đầu, nàng không nói song vì Văn Bình hăm doạ...
- Hăm doạ như thế nào?
- Sẽ dùng kỷ luật.
- Nghĩa là ám sát?
- Không. Việc ám sát chưa hề xảy ra. Nhân viên phạm kỷ luật thường bị cách chức, giáng cấp hoặc bị đưa ra tòa án quân sự, hoặc bị đưa đi an trí một thời gian.
- Văn Bình muốn Huệ Lan khai những gì?
- Chi tiết của mỗi cuộc gặp gỡ.
- Kẻ cả gặp gỡ trong phòng kín.
- Vâng. Hai người gặp nhau, không ngoài mục đích yêu đương. Cho nên, tôi hơi ngạc nhiên trước thái độ tò mò vô lý của Văn Bình.
- Không vô lý đâu, cô ạ. Tò mò là một trong các đức tính cần thiết của người điệp báo, Huệ Lan có tiết lộ điều nào lý thú không?
- Không. Văn Bình cho nàng 24 giờ để suy nghĩ. Qua thời hạn này, nàng phải báo cáo nhất cử nhất động của Lê Tùng cho Văn Bình.
- Thời hạn này đã hết rồi. Huệ Lan khai ra sao?
- Tôi không thấy nàng lên văn phòng tôi nữa.
- Tại sao cô không hỏi nàng, hoặc hỏi tổng thanh tra Văn Bình?
- Tưởng đây là chuyện tầm thường nên tôi không quan tâm tới. Vì các ông đã cho tôi nghĩ.
- Đáng tiếc. Ngày mai phiền cô hỏi khéo Văn Bình?
- Sợ không đi đến đâu. Văn Bình phăng ra thì khốn.
- Cô sẽ lựa lời mà hỏi. Vả lại, cô nên hỏi vào lúc hắn bị xúc động mãnh liệt.
- Trời! Tôi không thể biến thành người máy. Tôi không thể lợi dụng tình yêu của Văn Bình.
- Cô yêu hẳn rồi ư?
- Vâng.
- Thoạt đầu, cô cam kết là chỉ yêu hẳn vì sự đòi hỏi của công tác. 
- Tôi tưởng như vậy, nhưng càng đi sâu vào tôi mới thấy khó khăn, hoàn toàn khó khăn. Văn Bình cũng thành thật yêu tôi. 
- Cô dở hơi lắm. Giá chúng tôi yêu cầu cô đầu độc Văn Bình, hoặc lấy những tin tức có hại cho Văn Bình, cô khước từ là đúng. Vì chấp nhận là phản lại người yêu. Nhưng trong trường hợp này, người yêu của cô không thiệt hại, không mất mát gì hết. Cô đã nghĩ ra chưa?
Quỳnh Bích lặng thinh.
Nguyễn Biên nói tiếp: 
- Tôi hiểu lòng cô lắm. Sự rụt rè của cô chỉ là phản ứng tất nhiên của mọi người đàn bà. Cô trung thành với nhiệm vụ, song lại bị tình yêu dằn vặt. Thật ra, cô đáng được khen, không đáng chê. Gia đình cô ở quê nhà sẽ hãnh diện vì cô.
Đêm nay, cô hãy nghĩ kỹ, rồi trưa mai hẹn với Văn Bình. Kinh nghiệm cho thấy không người đàn ông nào trên trái đất còn giữ được thần trí tỉnh táo trong khi ân ái với mỹ nhân. Cô sẽ tìm cách vuốt ve hắn, kích thích hắn, rồi...
- Tôi không phải là con điếm...
- Xin lỗi cô. Tôi không bao giờ có ý nghĩ sống sượng như vậy. Nhưng, cô Quỳnh Bích ơi, người đàn bà chỉ được gọi là con điếm nếu bán thân thể của mình để lấy tiền tiêu. Dùng thân thể đẹp đẽ để phụng sự một mục đích cao xa lại là ân nhân của tổ quốc. Tôi không dám nài ép, vì đó là quyền riêng của cô. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn cô nghĩ đến đại cuộc, nghĩ đến mẹ cô, các em cô...
Một lần nữa, người ta lại mang gia đình ra để bắt chẹt. Và như mọi lần, Quỳnh Bích chịu thua.