III - Bọn diều hâu
CHƯƠNG 29

     arker và Cage ngồi xổm sau một chiếc xe cảnh sát.
Cả hai đều không được đào tạo nhiều về tác chiến và biết rằng cần phải để màn đấu súng lại cho những đặc vụ trẻ tuổi nhưng nhiều kinh nghiệm hơn mình.
Hơn thế nữa, như Cage chỉ vừa hét lên với Parker một phút trước, đây đúng là bãi chiến trường chết tiệt. Đạn bay khắp nơi. Digger được bảo vệ an toàn bên trong chiếc xe buýt và đang bắn từng đợt thận trọng qua những ô cửa sổ đã vỡ tan tành. Len Hardy bị ghim chặt xuống đất cùng vài cảnh sát Đặc khu khác ở mé bên kia Đại lộ Constitution.
Cage ấn chặt một bên sườn của mình và nhăn mặt. Ông không bị trúng đạn nhưng một loạt đạn đã xé toạc lớp thép của chiếc xe họ dùng làm vật chắn, khiến ông phải lăn mình xuống đất thật mạnh.
"Ông ổn chứ?", Parker hỏi.
"Sườn", ông già kêu. "Hình như bị gãy xương rồi. Chết tiệt"
Các đặc vụ đã giải phóng khu vực xung quanh xe buýt và thoải mái bắn như mưa bất kể khi nào họ thấy có cơ hội. Họ đã bắn xẹp các lốp xe để Digger không thế lái đi được, mặc dù Parker thấy hẳn chẳng có cơ hội nào làm thế: Cả đoạn đại lộ rộng lớn bị kẹt xe kéo dài tới tám trăm mét từ cả hai hướng.
Parker nghe thấy những mẩu tin vụn vặt trao đổi trên điện đàm.
"Không thấy mục tiêu... Ném một quả bom quang vào trong. Ai có lựu đạn? Hai người đã bị hạ ở Constitution. Chúng ta có... có ai nghe không? Chúng ta có hai người bị hạ ở Constitution... Xạ thủ vào vị trí."
Rồi Cage ngó lên khỏi nắp chiếc xe đã bị xé toạc.
"Chúa ơi", Cage hổn hển, "thằng nhóc làm cái quỷ gì thế kia?".
Parker cũng đã trông thấy, ở hướng Đại lộ Constitution, theo ánh mắt của viên đặc vụ kỳ cựu. Len Hardy với khẩu súng bé tẹo trong tay đang bò từ cây này sang cây kia về phía chiếc xe buýt, lâu lâu lại ngẩng đầu lên bắn một phát.
Parker nói, "Anh ta điên rồi. Thậm chí anh ta còn không mặc áo chống đạn".
"Len!", Cage gào lên rồi nhăn mặt vì đau.
Parker tiếp tục công việc. "Len!... Len Hardy! Quay lại ngay. Để đội SWAT xử lý"
Nhưng anh ta chẳng hề nghe thấy họ. Hoặc giả vờ không nghe.
Cage rít lên, "Cứ như cậu ta mong được chết không bằng".
Hardy đứng lên và lao về phía chiếc xe, vừa chạy vừa xả hết băng đạn. Thậm chí cả Parker cũng biết đây không phải là quy trình chuẩn trong hoạt động tác chiến.
Parker trông thấy Digger di chuyển về phía sau xe, nơi hắn có thể dễ dàng bắn hạ Hardy. Viên thanh tra không hề chú ý. Anh ta lom khom trên mặt đất, và hoàn toàn lộ diện khi đang nạp thêm đạn.
"Len!", Parker kêu lên. "Nấp đi!"
"Thậm chí cậu ta còn không có băng đạn dự trữ", Cage lẩm bẩm. Hardy đang trượt từng viên, từng viên vào khẩu súng của mình.
Digger càng tiến sát đuôi xe hơn.
"Không!" Parker lẩm bẩm, biết rằng mình sắp phải chứng kiến chàng trai trẻ bị giết.
"Chúa ơi", Cage vừa kêu vừa thở hổn hển.
Rồi Hardy ngước lên và chắc hẳn đã nhận ra chuyện gì đó đang xảy ra. Anh ta giơ khẩu súng và bắn thêm ba phát nữa, tất cả chỗ đạn mình vừa kịp lắp thêm, rồi lảo đảo lùi lại, cố tìm chỗ nấp.
"Cậu ta chết chắc rồi!", Cage lẩm bầm. "Chết chắc rồi!"
Parker trông thấy bóng tên sát nhân gần ở cửa thoát hiểm phía đuôi xe buýt, nơi hắn sẽ có tầm ngắm hoàn hảo vào Hardy, người đang nằm bò trên phố.
Nhưng trước khi Digger kịp bắn, một đặc vụ khác đã lăn ra từ đằng sau một chiếc xe và cúi người, bắn một loạt đạn vào trong xe buýt. Máu phun lên cửa sổ từ phía bên trong. Tiếp đó là tiếng gió rít và lửa bùng lên bên trong xe buýt. Một dòng xăng cháy loang ra lề đường.
Hardy chật vật đứng lên và chạy đến nấp sau một chiếc xe của cảnh sát Đặc khu.
Có tiếng hét xé tai vang từ bên trong chiếc xe buýt khi nó chìm trong biển lửa màu cam. Parker trông thấy Digger, một ngọn đuốc sống khổng lồ đứng lên rồi gục xuống trên lối đi ở giữa xe.
Rồi một tiếng bụp nhỏ vang lên từ bên trong, giống tiếng bắp rang bơ mà Stephie đã làm để gây bất ngờ cho anh trai nó, khi những viên đạn còn lại của Digger phát nổ trong lửa. Một cái cây trên Đại lộ Constitution cũng bị bắt lửa và soi chiếu khung cảnh rùng rợn bằng ánh sáng vui vẻ đến phi lý.
Các đặc vụ từ từ đứng lên khỏi chỗ nấp và tiếp cận chiếc xe buýt. Họ đứng ở một khoảng cách thận trọng trong lúc những viên đạn cuối cùng bốc cháy, xe cứu hỏa thì vừa tới nơi và bắt đầu phun bọt kem lên khối sắt đã hóa thành than.
Khi lửa đã tắt, hai đặc vụ giáp trụ đầy mình tiến tới cửa xe và nhìn vào bên trong.
Đột nhiên, một tràng nổ lớn vang rền làm rung chuyển cả công viên Mall.
Tất cả các đặc vụ và cảnh sát gần đó đều thụp xuống tư thế tự vệ, tay giơ cao vũ khí.
Nhưng âm thanh ấy chỉ là tiếng pháo hoa, những con nhện màu cam, những ngôi sao nở rộ màu xanh dương, những vỏ sò rung rinh màu trắng. Đó là màn kết tráng lệ của buổi biểu diễn.
Hai đặc vụ bước tránh ra xa khỏi chiếc cửa xe buýt cởi bỏ mũ bảo hiểm.
Một lát sau, Parker nghe tiếng của một trong hai người trên điện đàm của Cage. "Xe đã an toàn", anh ta nói. "Xác nhận đối tượng đã chết", là một câu văn bia không cảm xúc dành cho tên giết người.
Khi họ cùng trở lại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, Parker kể cho Cage nghe về Czisman, về khởi đầu của vụ đấu súng này.
"Anh ta đã bắn hai phát cảnh cáo. Nếu anh ta không làm vậy thì Digger đã giết được hàng trăm người ngay tại đây. Có lẽ cả tôi cũng chết rồi."
"Anh ta định làm cái quái gì mới được chứ?"
Ở trước mặt họ, một viên cảnh sát đang phủ xác của Henry Czisman.
Cage cúi xuống, nhăn nhó vì đau đớn. Một nhân viên y tế chọc vào bụng ông và tuyên bố cú ngã kia đã khiến ông bị gãy mất xương sườn. Cage được quấn băng và được đưa cho một ít thuốc Tylenol 3. Điểm đáng thất vọng nhất của vết thương là giờ đây, ông đau đến nỗi không thể thực hiện những cái nhún vai thường lệ được nữa. Viên đặc vụ kéo tấm vải bạt màu vàng khỏi thi thể rồi lục tìm trong các túi áo, túi quần của tay nhà báo. Lấy ví của anh ta, rồi tìm thêm được một thứ khác.
"Cái gì đây nhỉ?". Ông lấy cuốn sách ra khỏi ngực áo của người đàn ông đã chết. Parker thấy nó đúng là một cuốn sách đẹp: Bọc da, các trang giấy được khâu bằng tay chứ không phải loại hồ dán "hoàn hảo" như sách bán đại trà. Giấy da mịn, vào thời của Thomas Jefferson, nó được làm bằng da động vật trơn nhẵn, nhưng ở thời hiện đại thì sẽ là loại giấy vải cao cấp. Mép giấy được viền hai màu đỏ và vàng.
Bên trong sổ, chữ viết kiểu thư pháp, có lẽ là của Czisman đẹp như của một nghệ sĩ thực thụ. Parker chẳng thể không ngưỡng mộ nó.
Cage lật giở cuốn sách, dừng ở vài trang, đọc chúng rồi lắc đầu. Ông đưa nó cho Parker. "Xem này!"
Parker cau mày, nhìn vào dòng tiêu đề được viết bằng mực vàng trên trang bìa. Biên niên sử Đau thương.
Anh mở nó ra. Và đọc to. "Để tưởng nhớ vợ tôi, Anne, nạn nhân đầu tiên của Đồ tể."
Cuốn sách được chia thành các phần. "Boston." "White Plains." Và các bức ảnh hiện trường được dán vào bên trong. Tấm đầu tiên đề "Hartford". Parker lật giở trang và đọc, "Từ tạp chí Hartford News-Times. Czisman đã sao chép lại toàn bộ bài báo. Nó được đề tháng Mười một năm ngoái.
Parker đọc tiếp, "Ba người đã chết trong vụ cướp... Cảnh sát Hartford vẫn đang truy tìm tung tích một người đàn ông đã bước vào văn phòng của tạp chí News-Time hôm thứ Bảy và khai hỏa bằng một khẩu súng lục, giết chết ba nhân viên trong phòng Quảng cáo".
"Mô tả duy nhất về tên giết người: Hắn là đàn ông, tầm vóc trung bình, mặc một chiếc áo khoác màu tối. Người phát ngôn của cảnh sát nói động cơ của hắn có thể là để phân tán sự chú ý của các lực lượng hành pháp trong khi tên đồng bọn cướp một xe chở tiền đang trên đường tới ngân hàng phía bên kia thị trấn. Kẻ tấn công thứ hai đã bắn chết người tài xế xe tải và phụ tá của ông ta. Tên đó trốn thoát với bốn ngàn đô la tiền mặt."
Cage lẩm bẩm, "Giết ba người chỉ vì bốn ngàn. Đúng là chúng rồi".
Parker ngước nhìn lên. "Một trong các nhân viên bị giết ở tòa báo là Anne Czisman. Vợ của anh ta."
"Vậy là anh ta cũng muốn hạ tên khốn y hệt chúng ta", Cage nói.
"Czisman dùng chúng ta để tiếp cận nghi phạm và Digger. Đó là lý do anh ta muốn xem cái xác đến thế. Và đó là lý do vì sao anh ta theo dõi tôi."
Trả thù...
"Cuốn sách này... là cách anh ta đươnghúng ta câu được ở Hồ Braddock không?"
"Cá dài thế này cơ mà", con anh nói, bắt đầu cười và cũng giơ hai tay mình ra.
"Không, dài thế này cơ." Parker cau có một cách cường điệu.
"Không, không, thế này này." Thằng bé giậm một chân rồi đến chân kia, hai tay giơ lên cao.
"Dài hơn chứ!" Parker đùa. "Dài hơn."
Robby chạy hết chiều dài căn bếp trong lúc giơ một tay lên. Rồi nó chạy trở về và nhấc nốt tay kia.
"Dài thế này này!"
"Thế thì bằng cá mập à", Parker kêu lên. "Không, cá voi mới đúng, không phải, một con mực khổng lồ. Không, ba biết rồi... một con Mazurka cổ dài!" Một tạo vật từ truyện "Nếu tôi điều hành một sở thú". Robby và Stephie yêu Tiến sĩ Seuss. Parker đặt tên hiệu cho bọn trẻ nhà anh là "Who", theo tên nhân vật trong truyện Horton nghe thấy người Who, vốn là truyện yêu thích mọi thời đại của bọn chúng, thậm chí còn đánh bại cả Pooh.
Parker chơi trò rượt bắt trong nhà với Robby thêm mấy phút nữa rồi ôm cậu bé vào lòng để chơi trò thọc lét. "Con biết không?", Parker vừa hỏi vừa thở.
"Dạ?"
"Hay là mai ba con mình cắt hết bụi cây kia đi?"
"Con có được dùng cưa không ạ?", thằng bé hỏi ngay.
Ôi, chúng nó chỉ chực nhảy bổ vào mọi cơ hội, anh nghĩ và cười phá lên với chính mình. "Để xem đã", Parker nói.
"Được ạ!" Robby nhảy chân sáo ra khỏi bếp, những ký ức về Người chèo thuyền bị vùi lấp dưới cơn phấn khích vì lời hứa về những dụng cụ máy móc. Nó chạy lên gác và Parker nghe được cuộc tranh luận nhỏ giữa anh trai và em gái về chuyện chọn game Nitendo nào để chơi. Có vẻ Stephanie đã thắng và nhạc nền của trò Mario Bros văng vẳng khắp nhà.
Đôi mắt Parker lưu luyến nơi bụi cây ở sân sau.
Người chèo thuyền... Anh lắc đầu.
Chuông cửa vang lên. Anh liếc sang phòng khách, nhưng bọn trẻ không nghe thấy chuông. Anh liền ra mở cửa.
Người phụ nữ hấp dẫn trưng ra nụ cười tươi rói. Đôi hoa tai đung đưa bên dưới mái tóc cắt bằng, thứ đã được mặt trời nhuộm vàng hơn bình thường (tóc Robby có màu giống tóc cô ta còn tóc Stephanie lại màu nâu giống Parker). Làn da rám nắng của cô ta thì rất thật.
"À, chào em", Parker ngập ngừng nói.
Anh liếc qua người cô ta và nhẹ lòng khi thấy động cơ chiếc Cadillac màu be đang đỗ ở vỉa hè vẫn còn đang chạy. Richard ngồi sau tay lái đọc tờ Nhật báo phố Wal.
"Chào Parker. Bọn em vừa mới đến Dulles." Cô ta ôm anh.
"Vừa mới... em đã đi đâu à?"
"St. Croix. Đẹp tuyệt vời. Ôi thư giãn đi nào. Trông dáng điệu của anh kìa... em chỉ ghé qua một phút thôi mà."
"Trông em tuyệt lắm, Joan."
"Em cũng cảm thấy tuyệt. Rất tuyệt là khác. Nhưng em lại không thể nói là anh cũng thế được, Parker ạ. Trông anh xanh quá."
"Bọn trẻ ở trên gác.. Anh quay sang gọi con.
"Không, không sao đâu...", Joan định nói.
"Robby, Stephie! Mẹ các con đến này."
Có tiếng thình thịch trên cầu thang. Bọn Who chạy từ khúc quanh ra và ào vào người Joan. Cô ta mỉm cười, nhưng Parker có thể thấy cô ta không hài lòng chút nào vì anh đã gọi các con xuống.
"Mẹ, mẹ rám nắng hết rồi kìa!", Stephie nói trong lúc hất tóc ra sau như một Spice Girl. Robby có khuôn mặt thiên sứ; Stephanie lại có khuôn mặt dài và nghiêm túc, và Patrick hy vọng khuôn mặt đó sẽ bắt đầu trông có vẻ tinh khôn một cách đáng gờm đối với bọn con trai khi nó bước sang tuổi mười hai, mười ba.
"Mẹ đã đi đâu đấy ạ?", Robby vừa hỏi vừa cau có.
"Biển Caribe. Ba không kể cho các con à?" Một cái liếc về phía Parker. Có, anh đã kể cho chúng. Joan không hiểu rằng bọn trẻ buồn chẳng phải vì không được biết trước các kế hoạch du lịch của cô ta, mà là vì cô ta đã không có mặt ở Virginia trong kỳ nghỉ Giáng sinh.
"Mẹ đi nghỉ vui chứ ạ?", con bé hỏi.
"Bọn con chơi ném đĩa nhựa và sáng nay con đã đánh bại anh Robby ba lần."
"Nhưng con ghi bàn bốn lần liên tiếp!", thằng anh trai nói. "Mẹ có mang quà cho bọn con không ạ?"
Joan nhìn về phía ô tô. "Tất nhiên là có. Nhưng con biết không, mẹ để quà trong va li cơ. Mẹ chỉ ghé qua một phút để chào và nói chuyện với ba con. Mai mẹ sẽ mang quà khi sang chơi”.
Stephie nói, "Ôi, con nhận được một quả bóng đá và trò Mario Bros mới, cả bộ Wallace & Gromit...
Robby chen ngang bài diễn văn của cô em. "Còn con thì có Death Star và cả một chiếc Millenium Falcon. Cả tấn Micro Machines nữa! Còn cả một chiếc gậy Sammy Sosa. Và bọn con đã được xem Kẹp hạt dẻ”.
"Con nhận được gói quà của mẹ chưa?" Joan hỏi.
"À vâng", Stephie nói. "Cảm ơn mẹ." Con bé lịch sự không chê vào đâu được nhưng một con búp bê Barbie mặc lễ phục không còn làm nó ham thích nữa. Bọn trẻ tám tuổi ngày nay khác xa bọn tám tuổi thời của Joan.
"Ba đã lấy lại áo phông của con", Robby nói, "để đổi cỡ chuẩn hơn".
"Mẹ bảo ba làm vậy nếu không vừa đấy", Joan vội nói. "Mẹ chỉ muốn các con có chút quà."
"Bọn con đã không được nói chuyện với mẹ dịp Giáng sinh", Stephie nói.
"Ồ", Joan đáp lời con gái, "gọi điện từ chỗ bọn mẹ khó lắm. Ở đó cứ như là đảo Gilligan ấy. Điện thoại chẳng bao giờ hoạt động." Cô ta xoa đầu Robby, "Mà rốt cuộc thì các con đâu có nhà".
Cô ta đang đổ lỗi cho chúng. Joan không học được rằng chẳng có gì là lỗi của bọn trẻ cả, ở tuổi của chúng thì không. Nếu bạn làm gì sai thì đó là lỗi tại bạn; nếu chúng làm gì sai thì đó vẫn là lỗi tại bạn.
Ôi Joan... Chính những sai sót nho nhỏ này, việc ý nhị đổ lỗi, cũng tệ như những cái tát thẳng mặt. Tuy nhiên, Parker không nói gì. (Không bao giờ để lũ trẻ thấy bố mẹ chúng cãi nhau.)
Joan đứng lên. "Richard và mẹ phải đi bây giờ. Bọn mẹ phải đón Elmo và Saint ở trại chó về. Bọn cún tội nghiệp đã phải ở trong cũi suốt cả tuần rồi."
Robby hoạt bát trở lại. “Tối nay nhà mình tổ chức tiệc và bọn con sẽ xem pháo hoa trên ti vi rồi chơi trò Cờ tỷ phú Chiến tranh giữa các vì sao."
"Ồ, nghe vui nhỉ", Joan nói. "Richard và mẹ sẽ đến Trung tâm Kennedy. Nghe opera. Con có thích Opera không?"
Stephie lại nhún vai một cách khó hiểu, gần đây con bé làm vậy rất nhiều lần để trả lời những câu hỏi của người lớn.
"Đó là một vở kịch có các diễn viên hát", Parker nói với bọn trẻ.
"Có lẽ lúc nào đó, Richard và mẹ sẽ đưa các con đi nghe Opera. Các con có thích vậy không?"
"Con đoán thế", Robby nói. Đó cũng là lời cam kết chắc chắn nhất mà một cậu bé chín tuổi có thể đưa ra với môn văn hóa nghệ thuật cao cấp.
"Khoan", Stephie buột miệng. Con bé quay người chạy lên cầu thang.
"Cưng ơi, mẹ không có thời gian. Bọn mẹ..." Một phút sau, con bé quay lại với bộ đồng phục bóng đá mới của nó và đưa cho mẹ.
"Chà", Joan nói, "xinh quá!". Cô ta cầm lấy bộ quần áo một cách lúng túng, giống đứa trẻ bắt được con cá nhưng không chắc là mình muốn có nó.
Parker Kincaid thì nghĩ: Đầu tiên là Người chèo thuyền, giờ là Joan... Hôm nay quá khứ xâm nhập nhiều quá. Mà sao lại không nhỉ? Rốt cuộc hôm nay là ngày cuối năm mà.
Thời gian để nhìn lại.
Rõ ràng, Joan thấy rất nhẹ nhõm khi bọn trẻ chạy về phòng ngủ của Stephie, lâng lâng với lời hứa sẽ có thêm quà. Rồi bỗng nhiên nụ cười của cô ta tắt ngấm. Trớ trêu thay, ở tuổi ba mươi chín trông cô vẫn đẹp nhất khi mang biểu cảm hờn dỗi trên khuôn mặt. Cô ta chạm vào răng cửa của mình bằng đầu ngón tay để xem chúng có bị dính son không. Đó là một trong những thói quen anh còn nhớ được từ thời họ vẫn là vợ chồng. "Parker, em không phải làm việc này..”, cô ta thò tay vào chiếc túi Coach.
Trời ạ, cô ấy tặng mình quà Giáng sinh. Còn mình thì chẳng có gì cho cô ấy. Anh nghĩ nhanh: Anh có còn thừa món quà nào chưa kịp tặng ai không nhỉ? Thứ gì đó anh có thể...
Nhưng rồi anh thấy tay cô ta rút ra khỏi chiếc túi cùng một tập giấy tờ.
"Đáng lẽ em chỉ việc để bên chuyển công văn lo liệu vụ này vào thứ Hai."
Chuyển công văn?
"Nhưng em muốn nói chuyện với anh trước để anh không bị bối rối."
Tựa đề tập tài liệu có ghi: Kiến nghị thay đổi quyền giám hộ con cái.
Anh cảm nhận một cú thúc sâu vào bụng.
Rõ ràng, Joan và Richard không đi thẳng từ sân bay tới đây mà đã ghé qua chỗ luật sư của cô ta trước.
"Joan", anh nói bằng giọng tuyệt vọng, "cô không..
"Em muốn có chúng, Parker, và em sẽ có. Đừng tranh cãi nữa. Chúng ta có thể dàn xếp sao đó."
"Không!", anh thì thào. "Không!" Anh cảm thấy sức lực dần rời bỏ cơ thể trong khi nỗi hoảng sợ lại đang lẩn vào.
"Bốn ngày ở với anh, các thứ S&ược rồi. Tôi cũng sẽ gọi cho Tobe."
"Parker và tôi sẽ tiến hành khám nghiệm hiện trường cùng với đội PERT, rồi trở về đó trong vòng bốn mươi lăm phút nữa."
Khi cô tắt máy, vị phó giám đốc liền nói, "Tôi sẽ xuống công viên Mall. Ai là người chỉ huy?".
Suýt thì cô đã nói Parker Kincaid. Nhưng cô ngăn được mình, "Đặc vụ Cage. Ông ấy ở gần Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam với đội PERT".
"Cần phải tổ chức họp báo. Tôi sẽ thông tin ngay cho giám đốc. Có thể ông ấy muốn tuyên bố gì đó... Vậy là tối nay cô lỡ mất bữa tiệc hả, Lukas?"
"Ngày lễ là thế đó, thưa ngài. Năm sau lại có mà." Cô cười lớn. "Có lẽ chúng ta nên in câu ấy lên áo phông."
Ông phó giám đốc cười cứng ngắc. Rồi ông hỏi, "Còn quý ông chỉ điểm của chúng ta đang làm gì? Có lời đe dọa nào không?".
"Moss ấy à? Gần đây tôi không kiểm tra ông ta", cô nói. "Nhưng chắc chắn tôi sẽ làm ngay đây."
"Cô nghĩ có vấn đề gì à?" Vị phó giám đốc cau mày.
"Ôi không. Nhưng ông ấy nợ tôi một ly bia."

 

Trong phòng thí nghiệm trống vắng, Tiến sĩ Evans gấp điện thoại lại rồi tắt ti vi.
Vậy là họ đã giết Digger.
Các bản tin rất rời rạc nhưng ít nhất, Evans có thể nói rằng mức độ thiệt hại là tối thiểu, không như vụ ở Metro hay trên du thuyền. Tất nhiên, từ những hình ảnh trên ti vi thì thấy Đại lộ Constitution trông như một bãi chiến trường. Khói, hàng trăm xe cứu thương, mọi người trốn đằng sau ô tô, cây cối, bụi rậm.
Evans mặc chiếc áo khoác rộng thùng thình của mình rồi đi tới góc phòng thí nghiệm. Ông ta cho chiếc bình giữ nhiệt nặng nề vào ba lô, quăng nó lên vai rồi bấm nút đi qua cánh cửa đôi và xuống một hành lang mờ tối.
Digger... Thật là một sinh vật cuốn hút. Một trong rất ít người trên thế giới này thực sự phản tâm lý, như ông ta đã nói với các đặc vụ.
Ông ta dừng bước trước cửa thang máy, rồi nhìn vào chỉ dẫn tòa nhà, cố định hướng cho mình. Có một bản đồ. Ông ta xem nó. Trụ sở FBI phức tạp hơn ông ta tưởng rất nhiều.
Ngón tay ông ta chuẩn bị ấn nút đi xuống thì một giọng nói vang lên, "Chào". Ông ta liền quay lại. Trông thấy ai đó đang đi về phía mình từ dãy thang máy bên kia.
"Chào tiến sĩ", giọng nói lại gọi. "Ông nghe thấy không?" Đó là chàng thanh tra trẻ. Len Hardy. Chiếc áo choàng của anh ta không còn phẳng một cách hoàn hảo nữa. Nó bị lấm bẩn và bám đầy bồ hóng. Má anh ta có một vết cắt. Evans bấm nút xuống. Những hai lần. Sốt ruột. "Mới xem trên bản tin", ông ta bảo với Hardy. Ông ta hất ba lô khỏi vai mình. Vị tiến sĩ càu nhàu khi dùng khuỷu tay đỡ lấy nó và bắt đầu mở khóa.
Hardy lơ đãng liếc nhìn chiếc ba lô hoen ố. "Trời ạ, tôi kể cho ông nghe, ở đó, tôi đã hơi hấp tấp khi tình nguyện đuổi theo tên ấy. Hơi điên một chút. Kiểu kích động khi ở tiền tuyến ấy mà."
"Ừ, ừ", Evans nói. Ông ta với tay vào trong ba lô và lấy bình ủ nhiệt ra.
Hardy tiếp tục luyên thuyên, "Suýt thì hắn bắn được tôi. Làm tôi tỉnh lại một chút. Chắc tôi đang ở cách hắn khoảng chín mét. Nhìn được cả mắt hắn, thấy cả họng súng của hắn. Trời ạ... đột nhiên tôi thấy thật hạnh phúc vì mình vẫn còn sống".
"Việc đó vẫn hay xảy ra", Evans nói. Thang máy ở chỗ quái nào nhỉ?
Hardy liếc nhìn chiếc bình bằng kim loại màu bạc. "Này, ông biết đặc vụ Lukas ở đâu không?", viên thanh tra hỏi và nhìn lên hành lang tăm tối.
"Tôi nghĩ cô ấy ở dưới nhà", Evans nói rồi mở nắp bình ủ. "Cô ấy phải tóm tắt sự việc cho ai đó. Sảnh ở phố Ninth ấy. Không phải anh vừa đi từ đằng ấy lên à?"
"Tôi đi vào qua gara."
Vị tiến sĩ mở nắp chiếc bình ủ. “Anh biết không, thanh tra, cái cách anh kể với tất cả mọi người về Digger và Levelers ấy? Chuyện đó nghe có vẻ anh không hề tin tưởng tôi." Ông ta quay sang Hardy,
Evans nhìn xuống. Ông ta trông thấy khẩu súng đen ngòm đã chuyển sang chế độ giảm thanh của Hardy đang chĩa vào mặt mình.
'Tin tưởng chẳng liên quan gì ở đây cả", Hardy nói.
Evans thả rơi chiếc bình ủ. Cà phê sánh ra sàn. Ông ta nhìn tia chớp vàng lóe lên từ họng súng. Và đó là tất cả những gì mà ông ta có thể trông thấy được.

Truyện Giọt Lệ Quỷ Giới thiệu CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG 6 CHƯƠNG 7 CHƯƠNG 8 CHƯƠNG 9 CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 11 CHƯƠNG 12 CHƯƠNG 13 CHƯƠNG 14 CHƯƠNG 15 CHƯƠNG 16 CHƯƠNG 17 CHƯƠNG 18 CHƯƠNG 19 CHƯƠNG 20 CHƯƠNG 21 CHƯƠNG 22 CHƯƠNG 23 nnedy, người theo đảng Dân chủ nhưng không thuộc dòng họ Kennedy kia, nhìn vào mẩu giấy trắng trên chiếc bàn của mình.
00003.jpg
Đi kèm với tờ giấy là một bản thông báo nội bộ của FBI có tiêu đề: "Tài liệu đính kèm là bản sao. Vụ án METSHOOT, 12/31".
METSHOOT, Kennedy nghĩ. Vụ xả súng ở Metro. Cục điều tra rất thích cách đánh nhãn tên của mình, ông nhớ lại. Ngồi so vai như một chú gấu bên chiếc bàn chạm trổ trong văn phòng kiểu Georgia, sâu trong Tòa thị chính lại chẳng có chút Georgia nào của Washington, Đặc khu Columbia, Kennedy đọc lại bức thư lần nữa. Ngước lên nhìn hai người ngồi trước mặt. Một phụ nữ tóc vàng thon thả cùng người đàn ông tóc xám cao và gầy nhẳng. Ngài Kennedy đầu chớm hói thường nhìn nhận mọi người theo kiểu tóc của họ.
"Các vị chắc đấy là kẻ đứng đằng sau vụ xả súng à?"
"Điều gã nói về những viên đạn", cô gái nói, "chuyện chúng được sơn màu ấy? Đã được kiểm tra. Chúng tôi chắc chắn bức thư này là của thủ phạm".
Kennedy, người to béo và thấy khá thoải mái với bề ngoài của mình, đẩy bức thư quanh bàn bằng đôi tay mập ú.
Cửa bật mở, rồi một chàng trai trẻ da màu trong bộ vest hai hàng khuy của Ý và đeo kính hình oval bước vào. Kennedy ra hiệu cho anh ta tới gần bàn.
"Đây là Wendell Jefferies", thị trưởng nói. "Trưởng ban trợ lý của tôi."
Nữ đặc vụ gật đầu. "Margaret Lukas."
Viên đặc vụ kia chỉ nhún vai, theo như Kennedy thấy. "Cage." Cả ba bắt tay nhau.
"Họ là FBI", Kennedy nói thêm.
Cái gật đầu của Jefferies như muốn nói, "Hiển nhiên rồi".
Kennedy đẩy bản sao bức thư về phía trợ lý.
Jefferies chỉnh lại chiếc kính được thiết kế riêng và nhìn lá thư. "Chết tiệt. Chúng sẽ lại gây án ư?"
"Có vẻ như vậy", nữ đặc vụ nói.
Kennedy quan sát hai đặc vụ. Cage tới từ phố Ninth, trụ sở của FBI, còn Lukas là quyền trưởng phân cục Washington, D.c. Sếp của cô ta đã rời khỏi thành phố nên giờ cô là người chỉ đạo vụ xả súng ở Metro. Cage già hơn và dường như có nhiều mối quan hệ trong Cục hơn; Lukas thì còn trẻ và tỏ ra hay hoài nghi, cũng như giỏi chịu đựng hơn. Jerry Kennedy đã là thị trưởng của Đặc khu Columbia được ba năm, ông chèo chống thành phố này không phảỉ bằng kinh nghiệm hay các mối quan hệ mà chính là nhờ thuyết hoài nghi và nghị lực đó. Ông mừng vì Lukas mới là người chịu trách nhiệm chính.
"Tên khốn ấy còn chẳng biết đánh vần", Jefferies lẩm bẩm trong lúc cúi khuôn mặt bóng nhẫy xuống đọc lá thư. Thị lực của anh ta kém kinh khủng, một chứng bệnh di truyền trong gia đình. Phần lớn lương của anh ta là dành cho mẹ mình cùng hai con trai và hai con gái khác của bà ở Đông Nam D.c. Một hành động tử tế mà Jefferies chẳng bao giờ nhắc đến, anh ta giữ kín bí mật ấy cũng như chuyện bố anh ta đã bị giết khi đang mua ma túy trên phố East Third.
Với Kennedy, chàng trai trẻ Wendell Jefferies đại diện cho phần tốt đẹp nhất của Đặc khu Columbia.
"Có manh mối nào không?", tay trợ lý hỏi.
Lukas nói, "Không có gì. Chúng tôi đã gọi cả VICAP, cảnh sát Đặc khu, phòng Phân tích Hành vi của Quantico, còn có cảnh sát hạt Fairfax, Prince William và Montgomery nữa. Nhưng chúng tôi chưa có gì chắc chắn trong tay".
"Chúa ơi", Jefferies nói rồi nhìn đồng hồ.
Kennedy cũng nhìn vào chiếc đồng hồ bằng đồng trên bàn làm việc. Mới hơn mười giờ sáng.
"Một nghìn hai trăm giờ... trưa", ông ta lầm bầm, tự hỏi tại sao tên tống tiền lại dùng hệ giờ hai mươi tư tiếng của châu Âu, hay cách nói giờ của quân đội. "Chúng ta còn hai tiếng."
Jeíferies nói, "Ngài sẽ phải phát biểu, ngài Jerry ạ. Sớm thôi!".
"Tôi biết", Kennedy đứng dậy.
Tại sao chuyện này lại xảy ra hôm nay? Sao lại là ở đây?
Ông liếc nhìn Jefferies, tuy anh ta vẫn trẻ, nhưng Kennedy biết phía trước anh ta có cả một sự nghiệp chính trị đầy hứa hẹn. Anh ta hiểu biết và rất nhanh trí. Khuôn mặt đẹp trai của Jefferies nhăn lại thành biểu cảm chua chát và Kennedy hiểu rằng anh ta cũng đang suy nghĩ hệt như ngài thị trưởng: Tại sao lại là bây giờ?
Kennedy liếc nhìn một thông báo nội bộ về khán đài đặc biệt để xem pháo hoa Giao thừa đêm nay ở công viên Mall. Ông và vợ là Claire sẽ ngồi cùng Đại biểu Paul Lanier và các nghị sĩ trọng yếu khác của Đặc khu.
Hay đúng hơn là sẽ như thế nếu không có chuyện này xảy ra.
Tại sao lại là bây giờ?
Tại sao lại là thành phố của tôi?