Dịch giả: Hoài Khanh
- 8 -

     eraguth đứng đối diện với bức họa lớn có ba hình người của ông, được vẽ theo cái màu xanh dịu của y phục đàn bà. Trên cổ bà ta có một sợi dây chuyền nhỏ bằng vàng tỏa ra vẻ buồn rầu và tiều tụy, trơ trọi, bắt lấy cái ánh sáng quý giá mà nhận thấy không có chỗ đậu lại trên gương mặt bị che tối đã lướt qua lạ lùng và không vui trên bộ y phục xanh dịu... cũng cái ánh sáng đúng y như thế lại tỏa ra vui vẻ và dịu dàng trên mái tóc nâu rối bù của đứa bé đĩnh ngộ bên cạnh bà ta.
Lúc ấy có tiếng gõ cửa. Nhà họa sĩ bước lui trong sự bực tức. Sau một lúc chờ đợi ngắn ngủi tiếng khõ được lập lại, ông sải bước tới cửa và khẽ hé mở cửa ra.
Albert đứng đó, cậu chưa hề đặt chân đến họa phòng kể từ khi bắt đầu vụ nghỉ hè của cậu. Tay cầm chiếc nón rơm, cậu nhìn có phần lưỡng lự vào cái gương mặt căng thẳng của thân phụ cậu.
Veraguth để cậu bước vào.
- Ồ, Albert. Tôi tưởng anh đến để xem các họa phẩm của tôi ư. Tại đây không có được mấy.
- Ồ, con không muốn quấy rầy ba đâu. Con chỉ muốn hỏi xin ba...
Nhưng Veraguth đã khép cửa lại và đi qua cái giá vẽ đến cái giá để họa phẩm màu xám nơi các họa phẩm của ông xếp trong các ngăn cao hẹp được trang bị với các cái trục lăn. Ông kéo ra bức họa có hình các con cá.
Albert đứng lóng cóng bên cạnh thân phụ cậu và cả hai người nhìn vào cái khung vải bằng lụa sáng nhấp nhoáng đó.
- Anh có chú ý đến hội họa không? - Veraguth hỏi một cách uyển chuyển - Hay là anh chỉ chú ý đến âm nhạc thôi?
- Ồ, con rất khoái hội họa lắm chứ, và đây là một bức họa đẹp.
- Anh thích nó à? Tôi bằng lòng đấy. Tôi sẽ lấy bức hình chụp họa phẩm ấy cho anh. Và được trở lại Rosshalde cảm thấy như thế nào?
- Xin cảm ơn ba, cảm thấy thật tuyệt diệu. Nhưng thực ra con không muốn quấy rầy ba. Con chỉ đến để hỏi xin ba...
Nhà họa sĩ không nghe thấy. Với dáng sờ soạng, có phần bộc lộ sự căng thẳng vốn thường có luôn vào lúc ông làm việc, ông nhìn một cách lơ đãng vào mặt con trai ông.
- Hãy kể cho tôi biết bọn trẻ cỡ anh cảm nghĩ ra sao về nghệ thuật hiện nay? Tôi định nói là anh có còn ủng hộ Nietzsche không hay vẫn còn đọc Taine - ông ta thông minh đấy, tôi đã có đọc, nhưng chán ngắt - hay là anh đã có những ý tưởng mới?
- Con vẫn hãy chưa đọc Taine. Con chắc rằng ba đã nghĩ đến những điều như vậy nhiều hơn là con.
- Phải, ngày xưa, nghệ thuật và văn hóa và Apollo và Dionysos, tất cả cái đó có vẻ như quan trọng khủng khiếp. Nhưng ngày nay tôi đã thỏa lòng nếu tôi có thể đưa ra một họa phẩm đẹp, tôi chẳng thấy có các vấn đề nào nữa cả, dù sao thì nó không phải là các vân đề về triết lý. Nếu tôi phải kể với anh tại sao tôi thành một họa sĩ và tại sao tôi vung vãi sơn trên các khung vải, thì tôi sẽ nói rằng: “Tôi vẽ bởi vì tôi không có cái đuôi để ngoe nguẩy”.
- Cái đó rất giản dị. Chó, mèo và các con thú có năng khiếu khác đều có đuôi; những cái đuôi của chúng, với những nảy nở hàng ngàn hàng vạn của chúng, đem đến cho chúng ta một ngôn ngữ tượng hình hoàn toàn một cách tuyệt diệu, không chỉ là cái gì để cho chúng suy nghĩ và cảm xúc và khốn khổ, nhưng để cho mỗi tính khí và rung động của hữu thể của chúng, cho mỗi sự biến thái cực nhỏ trong sắc thái cảm tính của chúng. Chúng ta không có đuôi, và vì lẽ càng có sự linh hoạt nhiều hơn thì chúng ta càng cần đến một vài hình thức phô diễn như vậy, chúng ta tạo ra cho mình những cây cọ, những chiếc đàn dương cầm và vĩ cầm...
Ông bất thần chấm dứt như thể bỗng nhiên đánh mất sự chú ý trong cuộc nói chuyện, hoặc như thể ông vừa mới bắt đầu nhận thấy rằng ông đang nói chuyện một mình, không gặp sự đáp ứng thực sự ở Albert.
- Tốt, cảm ơn cuộc viếng thăm của anh, ông nói một cách đột ngột.
Ông đi trở lại với các khung họa của ông và lấy tấm điều sắc lên và nhìn trừng trừng một cách dò xét nơi chỗ ông đã đi một đường cọ cuối cùng.
- Xin lỗi ba, con muốn hỏi xin ba một việc...
Veraguth quay lại, đôi mắt ông đã xa xôi, ông đã đánh mất liên lạc với mọi sự ở bên ngoài việc làm của ông.
- Vâng?
- Con muốn được chở Pierre đi chơi xe. Má nói con có thể đi được nhưng má muốn con hỏi ba.
- Anh muốn đi đâu?
- Chạy về miền quê một vài giờ, có thể tới Pegolzheim.
- Tôi xem... Ai sẽ đánh xe?
- Cố nhiên là con đánh xe ba ạ.
- Được rồi, anh có thể đi với Pierre. Nhưng lấy chiếc xe hai chỗ ngồi và dắt chó săn theo. Và coi chừng đừng cho nó ăn bánh kiều mạch nhiều quá.
- Ồ, thà là con đem xe và hai đứa đi hơn.
- Tôi rất tiếc. Khi anh đi một mình, anh có thể làm gì tuỳ thích. Nhưng khi có thằng bé đi với anh thì anh phải dắt chó săn theo.
Hơi thất vọng, Albert thối lui. ở những lần khác thì cậu sẽ đã tranh biện hoặc nài nỉ rồi, nhưng cậu thấy rằng nhà họa sĩ một lần nữa đã mải mê công việc của ông, và tại đây trong họa phòng, ở giữa sự bốc hơi của các họa phẩm của ông, thân phụ cậu, dù cho có tất cả sự phản kháng bên trong của cậu, vẫn còn gây một cảm giác đầy sức mạnh lên người cậu. ở nơi nào khác thì cậu không nhìn nhận uy quyền của thân phụ cậu, nhưng ở đây cậu cảm thấy là bé bỏng đáng thương và yếu đuối trước sự hiện diện của thân phụ cậu.
Tức thì nhà họa sĩ mê mải trong công việc của ông, sự ngắt quãng đã bị bỏ quên, thế giới bên ngoài biến mất. Với sự tập trung tinh thần mãnh liệt ông đã so sánh khung vải với hình ảnh sinh động bên trong người ông. Ông cảm thấy âm nhạc của ánh sáng, nó dậy lừng luân lưu tản mác và gộp lại với nhau như thế nào, làm thế nào nó lót đường cho sự gặp gỡ đối kháng nhau, nó đã hấp dẫn nhưng không khắc phục sự chiến thắng một lần nữa trên mỗi bề mặt dễ tiếp nhận như thế nào, làm thế nào nó bỡn cợt với các màu sắc với cái bất thường nhưng nhạy cảm trọn vẹn đích xác một cách không thể lầm lẫn được bất kể hàng ngàn khúc xạ và trong tất cả những cái lững lờ khoái hoạt của nó trung thành một cách bất biến với lề luật bẩm sinh của nó. Và với sự hứng thú ông đã hít thở cái không khí hùng hổ của nghệ thuật, niềm vui đắng cay của nhà sáng tạo kẻ đã phải hiến mình cho đến khi y đứng trên bờ vực của sự hoàn toàn huỷ diệt và có thể tìm niềm hạnh phúc của sự tự do linh thánh chỉ có trong một kỷ luật sắt nó chế ngự tất cả các thị hiếu nhất thời và đạt đến khoảnh khắc viên mãn chỉ qua một sự tuân phụng khắc khổ với cái ý thức về chần lý của y mà thôi.
Đấy là điều buồn rầu và lạ lùng, nhưng không buồn rầu và lạ lùng hơn tất cả cái định mệnh của con người: nhà nghệ sĩ ép mình vào kỷ luật này, người đã tìm thấy sức mạnh của mình cho việc làm từ cái sự sâu thẳm nhất và từ sự tập trung tinh thần rõ ràng không sẵn sàng nhượng bộ, cũng cùng cái con người này trong họa phòng của ông không có chỗ cho tâm tánh bất thường hoặc sự lưỡng lự bất nhất, đã là một tay tài tử trong cuộc đời ông, và ông, kẻ chẳng bao giờ gửi một họa phẩm vụng về hoặc vẽ bên lề cuộc đời, đã khốn khổ sâu đậm dưới cái sức nặng tối tăm của vô số những ngày và những năm vụng dại, những cố gắng vụng về ở tình yêu và cuộc sống.
Về điều này ông không ý thức đến. Trong nhiều năm ông không hề cảm thấy cần phải nhìn ngắm đời ông một cách cho rõ ràng. Ông khốn khổ và đã chống lại nỗi khốn khổ ấy trong sự nổi loạn và cam chịu, nhưng rồi ông phải chịu để cho những cái đó xảy ra và ngoại trừ mình ra cho công việc của ông. Với sự bền bỉ quyết liệt, ông đã gần như thành công trong việc đem đến cho nghệ thuật của ông sự phong phú, sâu sắc và nồng nàn mà cuộc sống của ông đã mất mát. Và hiện tại, bị cột chặt trong nỗi cô đơn, ông cũng như một người đã bị mê hoặc, đã ăn khớp trong mục đích nghệ thuật và sự cần mẫn cứng đầu cứng cổ của ông, cũng khỏe mạnh và quả quyết để thấy hay nhìn nhận sự nghèo nàn của một cuộc sinh tồn như vậy.
Đây là điều nó đã có như thế nào cho đến mới gần đây, khi cuộc thăm viếng của bạn ông đã làm ông xáo trộn. Kể từ lúc đó con người cô đơn ấy đã sống với cái tiên cảm của một định mệnh hiểm nguy dọa dẫm ông, của những tranh đấu và thử thách mà trong đó tất cả nghệ thuật và sự chuyên cần của ông cũng không thể cứu được ông. Trong nỗi hiểm nguy tổn hại nhân tính của ông, ông ý thức rằng một cơn bão đang ở ngoài biển khơi và ông lại thiếu những chiếc rễ và sức mạnh bên trong để đương cự lại được. Và trong nỗi cô đơn của mình ông đã làm cho mình quen với sự rất chậm chạp rằng chẳng mấy lâu ông sẽ phải chịu khốn khổ đến cùng cực.
Vùng vẫy để thoát ra những tiên cảm tối tăm này, sống trong những quyết định khiếp đảm hoặc ngay cả những ý tưởng rõ ràng, nhà họa sĩ đã vận dụng tất cả nãng lực của ông như thể cho một nỗ lực lớn lao lần cuối cùng, rất nhiều cũng như những gom góp mỗi lạng sức mạnh của một con thú bị săn đuổi cho một cái phóng tới sẽ cứu được nó. Và như vậy, vào những ngày khốn khổ nội tâm đó, Veraguth, bằng một cố gắng tuyệt vọng, đã sáng tạo được một trong những tác phẩm vĩ đại nhất và đẹp nhất của ông, họa phẩm đứa bé chơi đùa giữa những diện mạo cúi đầu và sầu muộn của cha mẹ nó. Đứng cùng trong một mảnh đất, tắm đẫm trong cùng một làn ánh sáng và không khí như nhau, nhưng dung mạo của người đàn ông và người đàn bà lại thở ra sự chết chóc và nỗi cay đắng lạnh lùng, trong khi giữa họ, vàng óng và hớn hở, đứa bé đã lấp lánh như thể tắm đẫm trong một làn ánh sáng chân phúc của riêng nó. Và khi về sau này, tương phản lại sự phán đoán phải chăng của Veraguth, một số người ngưỡng mộ ông đã đặt ông vào giữa số người thực sự vĩ đại, phần lớn là vì họa phẩm này mà trong ấy ông đã thở tất cả cái nỗi thống khổ điêu đứng của linh hồn ông, mặc dù không có ý định gì hơn là một tác phẩm của một sự hoàn toàn tinh xảo về nghề nghiệp.
Trong những giờ nọ Veraguth không hề biết đến yếu đuối và sợ hãi, khốn khổ, tội lỗi và thất bại trong đời sống. Không vui vẻ mà cũng chẳng buồn rầu, một cách hoàn toàn say mê bởi công việc của ông, ông đã hít thở cái không khí lạnh lẽo của sự đơn độc sáng tạo, chẳng ước ao gì đến một thế giới mà ông đã quên lãng. Một cách nhanh nhẹn và chắc chắn, mắt ông nhô ra với sự tập trung tinh thần, ông tô màu sắc với những cái ấn mạnh sắc bén nho nhỏ, đưa ra cái bóng có chiều sâu to lớn hơn, làm cho một chiếc lá lắc lư hay một lọn tóc lãng đãng dịu dàng và khinh phiêu hơn trong ánh sáng. Ông không đem đến tư tưởng nào mà họa phẩm của ông đã phô diễn. Cái đó nó nằm đằng sau ông; nó đã là một ý tưởng, một nguồn cảm hứng; hiện tại ông không bận tâm đến ý nghĩa, cảm giác hoặc tư tưởng nhưng với cái thực tại thuần túy. Ông đã đi quá xa khi làm nhỏ bớt và gần như bôi xóa hết sự biểu lộ của những gương mặt, ông không có ước muốn để kể một câu chuyện, cái nét gấp của chiếc áo choàng phủ quanh đầu gố đối với ông nó cũng quan trọng và linh thánh như một vầng trán cúi xuống hoặc một cái miệng ngậm lại. Bức họa không vẽ cái gì có thể thấy được ngoại trừ ba dung mạo người đã được thấy một cách thuần khiết như những vật thể, cái này liên kết với cái kia bằng khoảng cách và không khí tuy vậy mỗi dung mạo ấy được vây phủ bởi sự toát ra cái độc đáo của nó khiến cho mỗi hình ảnh ấy được giải tỏa một cách sâu xa được thấy từ một thế giới của những tương quan không thích đáng và triệu đến một sự run rẩy ngạc nhiên ở cái định mệnh thiết yếu của nó. Như thế từ các họa phẩm của các bậc thầy quá cố, những kẻ xa lạ vượt quá, kích thước - đời sống mà tên tuổi các vị ấy chúng ta không được biết và cũng không muốn biết đã nhìn ra chúng ta một cách bí ẩn như những biểu tượng của mọi hữu thể.
Bức họa đã tiến triển gần như hoàn tất. Ông đã để lại những đường cọ kết thúc trên cái dung mạo quyên rũ của đứa bé cho sau cùng; ngày mai hoặc ngày kia ông sẽ tiếp tục đi những đường cọ ấy.
Lúc đó đã quá giờ dùng bữa trưa khi nhà họa sĩ cảm thấy đói bụng và nhìn vào đồng hồ. Ông vội vàng rửa ráy, thay quần áo và đi đến ngôi biệt trang, tại đây ông nhận thấy có một mình vợ ông đang ngồi tại bàn và chờ đợi.
- Mấy đứa nhỏ đâu rồi? - Ông ngạc nhiên hỏi.
- Chúng nó đánh xe đi rồi. Bộ Albert không tạt qua gặp ông à?
Chỉ lúc ấy ông mới nhớ tới cuộc thăm viếng của Albert. Lãng trí và hơi có phần bối rối, ông bắt đầu ăn. Bà Adele mỏi mệt nhìn ông và cắt phần thịt của ông một cách lơ đãng. Thà là bà không đợi ông lại hơn. Sự căng thẳng trong dung mạo của ông đã làm bà xúc động với một thứ xúc độụig của lòng trắc ẩn. Bà im lặng san sớt thức ăn cho ông, ý thức đến một tình thân thiết mờ mịt, cố nói lên một điều gì đó để làm vui lòng.
- Albert định trở thành một nhạc sĩ phải không? - Ông hỏi - Tôi tin rằng nó có nhiều năng khiếu.
- Phải, nó có khiếu. Nhưng tôi không biết nó có khai mở đến chỗ thành một nghệ sĩ hay không. Tôi không tin nó muốn trở thành một nghệ sĩ. Cho tới nay, nó chưa chứng tỏ mấy lòng nhiệt thành về bất cứ nghề nghiệp nào cả, lý tưởng của nó là một hạng người quý phái, một hạng người sẽ tham dự vào các môn thể thao và nghiên cứu, đời sống xã hội và nghệ thuật tất cả đồng lúc. Tôi không thể thấy làm sao mà nó có thể sống một đời sống theo lối đó, tôi sẽ phải làm điều đó rõ ràng với nó từng chút một. Trong khi ấy thì nó làm việc chăm chỉ và có những cử chỉ tốt đẹp, tôi sẽ không muốn xáo trộn nó và làm phiền nó một cách không cần thiết. Sau khi tốt nghiệp ở nhà trường nó muốn trước hết, bất cứ trường hợp nào, thi hành binh vụ của nó đã. Sau đấy chúng ta sẽ xem sau.
Nhà họa sĩ chẳng nói gì cả. Ông lột vỏ trái chuối và lấy làm thú vị ở cái hương vị bổ dưỡng có bột của một trái cây chín.
- Nếu không làm cho bà bất tiện, tôi thích được uống cà phê tại đây. - Sau cùng ông nói. Giọng nói của ông thân mật, cân nhắc và hơi uể oải, như thể nó sẽ vỗ về ông là được nghỉ ngơi tại đây và được thưởng thức một ít an lạc.
- Tôi sẽ mang vào. - Ông đã làm việc vất vả à?
Câu nói đó được thốt ra gần như không ý thức đến. Bà chẳng có ý định gì bởi câu nói đó; bà chỉ ao ước, vì lẽ đó là giây phút của sự vui vẻ khác thường, để chứng tỏ một ít sự chú tâm, và cái đó nó không đến dễ dàng vì bà đã mất cái thói quen ấy.
- Phải, tôi đã vẽ trong ít giờ. - Chồng bà trả lời một cách khô khan.
Cái việc bà sẽ hỏi đó đã quấy rầy ông. Giữa họ đã trở thành thói quen là ông không nói đến việc làm của ông, có nhiều họa phẩm gần đây hơn của ông bà cũng chưa bao giờ trông thấy.
Bà cảm thấy cái khoảnh khắc sáng chói đó đang tuột đi và chẳng làm gì để giữ nó lại cả. Và ông, đa sẵn sàng cho tay vào bao thuốc và sắp sửa ngỏ lời ra đi để hút thuốc, đã đánh mất ý muốn của mình và để tay ông buông thõng xuống.
Nhưng ông đã uổng cà phê không hối hả gì, hỏi một câu về Pierre, cảm ơn vợ ông một cách lịch sự và tiêp tục ở lại một vài phút nữa ngắm nghía bức họa nhỏ mà ông đã tặng bà vài năm trước đây.
- Nó được giữ gìn khá kỹ lưỡng đấy - Ông nói, nửa cho chính mình - Trông nó vẫn còn khá đẹp. Ngoại trừ những chiếc hoa màu vàng thật ra chúng không nên có, chúng được vẽ quá nhiều ánh sáng.
Bà Veraguth không trả lời; rủi một cái là những đóa hoa vàng nhạt ấy được vẽ một cách đẹp đẽ là cái gì mà bà thích nhất trong bức họa ấy.
Ông quay lại với một cái nhếch cười:
- Tôi đi đây; đừng có quá bận tâm với thì giờ cho đến khi các đứa bé trở về.
Đoạn ông rời khỏi căn phòng và bước xuống các bậc cấp. Ở bên ngoài, con chó phóng chồm tới ông. Ông đưa tay trái nắm lấy mông nó, tay phải vuốt ve nó, và nhìn vào đôi mắt quấn quít của nó. Rồi ông kêu vọng sang cửa sổ cho một cục đường, đưa cho con chó, ném một cái nhìn tới bồn cỏ đầy nắng và thong thả đi về họa phòng. Đó là một ngày đẹp trời để ở bên ngoài, không khí thì tuyệt diệu; nhưng ông không có thì giờ, công việc của ông đang chờ đợi ông.
Họa phẩm của ông đứng đó trong làn ánh sáng khuếch tán tĩnh lặng của cái họa phòng cao ráo. Trên bề mặt xanh rờn có điểm một vài đóa hoa dại ở giữa ba dung mạo ấy: người đàn ông cúi xuống, mê mải trong nỗi ấp ủ vô vọng, người đàn bà chờ đợi trong sự cam chịu và tỉnh mộng buồn bã, đứa bé thì rực rỡ và trong trắng vô tội, đang mân mê bông hoa; và bên trên tất cả bọn họ là cái làn ánh sáng dữ dội, rung động đang chiếu tỏa một cách đắc thắng, hấp dẫn với cùng cái nồng nàn vô tư vô lự trong mỗi bông hoa cũng như ở trong mái tóc óng ánh của đứa bé và chiếc vòng vàng nhỏ trên cái cổ phiền muộn khôn tả của người đàn bà.