TÀO THÁO
- 1 -
Làm năng thần hay gian hùng

    
ào Tháo là gian hùng.
Tào Tháo là gian hùng, phần lớn do bị ép buộc.
Lúc này mới thấy, thời đại Hạng Vũ còn tương đối tự do. Bấy giờ, thể chế chuyên chế trung ương tập quyền đang trong giai đoạn ban đầu và thời gian thử nghiệm cũng không dài, sau khi Tần diệt vong, mọi người cũng không chơi ngón trò này nữa. Quan niệm “dưới gầm trời chỉ có thể có một hoàng đế, bất kể hoàng đế là thần là người, là chó là lợn, đều phải tuyệt đối trung thành, bằng không tức là gian là phỉ”, cũng chưa được hình thành rõ rệt. Cục diện “thiên hạ phân phong, chư hầu cát cứ, ngũ bá nổi dậy, thất hùng cùng hưng, Sở mạnh nam phục, Tần bá tây thuỳ, thay phiên tử hội ước chư hầu, quyết phen sống mái” vẫn còn mới mẻ trong ký ức mọi người. Các chủ hầu tự do tuyên chiến, giảng hoà, kết minh, thu thuế, hoàn toàn không coi thiên tử ra gì. Văn nhân và võ sĩ, du hiệp cùng lũ thích khách được tự do chu du các nước, lưu động giữa các chư hầu, sớm Tần tối Sở, chọn chủ mà thờ, cũng không hề coi tước vị quan lộc trong tay là gì cả. Thậm chí Điền Tử Phương còn nói với Nguỵ thái tử là Kích rằng: Kẻ sĩ bàn luận mà không được dùng, chủ trương mà không hợp, thì lập tức chạy sang nước khác. Vứt bỏ quốc dân cũng như vứt bỏ chiếc giày cỏ. Tóm lại, khi đó một người chỉ cần có thực lực, có khả năng, có bản lĩnh, thì nhiều ít tuỳ ý có thể làm những việc minh muốn làm. Dù vận may chưa đến, có thất bại, cũng không có ai đàm tiếu. Vì vậy, tuy nói “thắng làm vua, thua làm giặc”, nhưng Trần Thắng từng tuyên chiến với hoàng đế, giữ nghĩa mà bại trận, cũng không có ai nói Trần Thắng là giặc, là phỉ? Không giống như bọn Tống Giang sau này, dù đã chiêu an, nhưng vẫn không vứt bỏ được cái mác thổ phỉ hay giặc cỏ.
Đây là thời đại sôi động, chiến tranh không ngừng, chiến sự liên miên, thôn tính lẫn nhau, cá lớn nuốt cá bé, và cũng là thời đại anh hùng, thời đại giữa hổ và báo. Đối với người yếu là không công bằng cho lắm, nhưng đối với người mạnh thì có cả một vùng trời tự do rong ruổi. Nên dù nói gì đi nữa, Hạng Vũ vẫn là người có nhiều tự do. Nay đã thất bại, nhưng vẫn không hề mất sĩ diện của người thất bại, vẫn còn nhiều người cúng tế nhớ thương Hạng Vũ. So sánh một chút thì thấy, Tào Tháo là người lỗi thời đen đủi hơn nhiều. Tào Tháo đã thành công (rất thành công), nhưng vẫn bị vẽ thành bộ mặt trắng bệch(1).
Số phận đã định, Tào Tháo chí có thể làm người xấu.
Tào Tháo, tự Mạnh Đức, tên cúng cơm là A Man, người huyện Tiều nước Bái, nay là thị trấn Bạc Châu, An Huy. Tam quốc chí của Trần Thọ nói, Tào Tháo là hậu thế của Tào Tham, tướng quốc thời Tây Hán, nói thế là sai. Vì Tào Tháo vốn không phải họ Tào. Tào Tung, cha của Tào Tháo chỉ là con nuôi của Tào Đằng. Tào Tung và Tào Đằng không có quan hệ huyết thống thì dù có chứng minh rõ, Tào Đằng là đời sau của Tào Tham, cũng có liên can gì đến Tào Tháo? Sự thực thì, cha mẹ đẻ của Tào Tung cuối cùng là ai, đến nay vẫn còn là câu đố, ngay cả Trần Thọ cũng chỉ có thể nói “không thể biết ai đã sinh ra họ”. Tào Tháo nói biết cha mẹ đẻ của mình là ai, vẫn chỉ là “lai lịch bất minh”.
Tào Tháo sống trong thời đại không tốt.
Tào Tháo sinh ra và lớn lên ở hai triều Hán Hoàn đế, Linh đế, ra đời vào năm 155 Công nguyên, năm Vĩnh Thọ thứ nhất thời Hoàn đế, năm 174 Công nguyên, năm Hy Bình thứ ba thời Linh đế Tào Tháo ra làm quan; hai triều Hoàn, Linh được coi là thời đại hỗn loạn nhất, đen tối nhất trong lịch sử bốn trăm năm vương triều Hán. “Thời kỳ Hoàn - Linh” là cụm từ chỉ thời kỳ vua tối quan gian này, muốn làm “người tốt” trong thời đại này là quá khó. Không bị hãm hại cũng bị chèn ép, Tào Tháo không chỉ không muốn bị hãm hại, cũng không muốn bị chèn ép, đương nhiên phải làm “người xấu”. Tóm lại, Tào Tháo sinh không gặp thời, lai lịch bất minh, thực quá đen đủi.
Trong thực tế, thời đại của Tào Tháo khác hẳn với thời đại của Hạng Vũ. Giả sử Tào Tháo sinh trưởng gặp thời, cũng chưa hẳn đã làm được gì. Kể từ khi vị hoàng đế lưu manh Lưu Bang thống nhất thiên hạ về mặt tổ chức, cháu của Lưu Ba- 1 -