VĂN HOÁ VÀ CON NGƯỜI

    
ừng tờ tùng tờ sách sử được lật sang bên. Hiện ra trước mắt chúng ta là những tên tuổi rất quen thuộc mà năm tháng còn lưu lại: Hạng Vũ, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Hải Thuỵ, Ung Chính. Họ đúng là một trong số các nhân vật ưu tú nhất, kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sự nghiệp của họ không thể phai mờ, hình tượng của họ luôn chói sáng, câu chuyện của họ được lưu truyền mãi, sức cuốn hút của họ vẫn còn mãi. Đối với đúng sai, công tội, thiện ác, được mất của họ, người đời có thể bàn luận, tranh luận mãi mãi, nhưng cũng chính vì những điểm này chẳng phải đã chứng minh rõ họ là những người phi phàm?
Nhưng không có ai không là những nhân vật đầy tính bi kịch.
Đúng vậy, trong năm người này, liệu có ai là người gặp vận may hoặc có một kết cục tốt đẹp? Không thất bại, cũng danh liệt, không bị đả kích khi còn sống, cũng bị chửi rủa khi đã khuất, không ai được công đức viên mãn. Và ngay cả những người liên quan với họ như Hàn Tín, Doãn Tự, không ai có kết cục tốt đẹp.
Không thể phủ nhận, kết cục bi kịch được tạo nên có liên quan tới tính cách, phương thức đối xử của họ. Hạng Vũ không đạt được mục đích vì đầu óc quá đơn giản, cũng vậy, Tào Tháo gian trá giảo hoạt, Võ Tắc Thiên thủ đoạn ác độc, Hải Thuỵ viển vông gàn dở, Ung Chính nghi kỵ hà khắc. Nhưng nếu không có những khiếm khuyết đó, thì số phận của họ không mang tính bi kịch chăng? E rằng rất khó nói, ví như tính cách của Doãn Tự có khiếm khuyết gì nào? Không, nhưng vẫn thân bại. Phương thức đối xử của Thẩm Thời Hành có gì là không đúng? Không có. Nhưng vẫn danh liệt. Mới hay, tiến thoái vinh nhục, thắng bại được mất của một người, không hoàn toàn do người đó quyết định, thậm chí là hoàn toàn không. Đương nhiên, nếu Tào Tháo xử sự trung hậu, thực thà, Võ Tắc Thiên cũng nhân từ, hiền hoà, thì đúng là họ sẽ không bị chửi rủa, nhưng tiền đồ cá nhân họ sẽ rất mong manh. Sự nghiệp của họ sẽ không thành công, tính mạng cả gia đình họ vị tất được đảm bảo. Có thể Tào Tháo đã phải bỏ mạng trong loạn thế, Võ Tắc Thiên chỉ có thể cả đời sống trong chùa Cảm Nghiệp, đấy chẳng phải là bi kịch sao?
Xem ra, bọn họ từng người khó tránh được kiếp nạn.
Điều này khiến tôi nhớ tới cuốn “Mười lăm năm vạn lịch” của Hoàng Nhân Vũ. Hoàng còn gọi những gì đã mô tả trong cuốn sách là “ghi chép toàn bộ những điều thất bại lớn”. Vì các nhân vật mà sách đề cập tới, từ hoàng đế Chu Dực Quân, quyền thần Trương Cư Chính, các lão Thẩm Thời Hành, danh tướng Thích Kế Quang, thanh quan Hải Thuỵ, nhà triết học Lý Chất, đến thái giám Phùng Bảo, quý phi Trịnh thị, thủ phụ Cao Củng, hoàng tử Chu Thường Tuần, tướng lĩnh Du Đại Vu… không một ai có kết quả tốt đẹp. Hoàng cho rằng, nguyên nhân của tình hình này không phải do cá nhân, mà do chế độ của ngày đó đã lan tới sơn cùng thuỷ tận, trên từ thiên tử dưới đến thứ dân, ai cũng có thể trở thành vật hy sinh, lao thân vào hoạn nạn^”. Chính vì bản thân chế độ có vấn đề, nên hoàng đế là lo việc trị nước hay là cầu an hưởng lạc, triều thần phò tá là độc tài lạm quyền hay là điều hoà thảo hiệp, văn quan là liêm khiết chí công hay là tham ô ti tiện, võ quan là giàu sáng tạo hay là giữ mình cầu an, nhà tư tưởng là cực đoan tiến bộ hay là tuyệt đối bảo thủ, đều chẳng liên quan gì hơn nữa chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy “kết quả cuối cùng, thiện ác lẫn lộn, không ai có thể phát triển sự nghiệp đầy ý nghĩa, có người thân bại, có người danh liệt, cũng có người thân bại và danh cũng liệt^”.
Đây là ý kiến tương đối sâu sắc. Trước đó chúng ta luôn có thói quen, coi việc hưng suy của vương triều, thành bại của sự nghiệp, thay đổi của lịch sử, đúng sai của sự việc là do nguyên nhân cá nhân, quỵ kết thành sự đúng sai ưu việt trong phẩm chất cá nhân nhân vật lãnh tụ hoặc nhân vật chủ đạo nào đó. Và đồng thời với quan điểm này, theo Nhị nguyên luận đơn giản giữa thiện và ác, các nhân vật lịch sử được phân làm hai loại người tốt và người xấu, quân tử và tiểu nhân, phân thành nhân quân và bạo quân, minh quân và hôn quân, hoặc trung thần và gian thần, thanh quan và tham quan, cùng với hảo hán và đồ khốn, anh hùng và lưu manh… Thế là nhân yật lịch sử, cũng theo lệ, mỗi người mang một bộ mặt riêng, lịch sử Trung Quốc biến thành một sân khấu lớn. Người mặt hồng, mặt trắng, mặt hoa, người không có mặt chỉ có mũi trắng kéo nhau ra sân khấu hát xướng, người này hát vừa xong, người khác đã bước ra. Nhưng chúng ta không hề biết vì sao trên sân khấu lại có nhiều mặt trắng và mũi trắng đến vậy, cũng không biết Quan Công mặt đỏ và Bao công mặt đen bao giờ mới có thể xuất hiện, vì chúng ta không biết người biên kịch và đạo diễn là ai. Chúng ta chỉ có thể kỳ vọng ở vận may và chờ đợi, tin rằng “ác hữu ác báo, thiện hữu thiện báo”, nhưng không muốn thừa nhận rằng, mỗi lần “thiện báo” luôn cho chúng ta ý thức, lần sau sẽ là “ác vận”.
Lịch sử cứ thế tuần hoàn qua lại: do loạn mà trị, do trị mà loạn, do hưng mà suy, do suy mà hưng, cho đến một ngày, vở kịch không được diễn tiếp nữa.
Bây giờ thì chúng ta biết, ít ra thì từ năm Vạn Lịch thứ mười lăm thời Minh, vở kịch đã ngừng diễn. Vì, dù bạn diễn hay hay không hay, diễn vui hay không vui, thì kết cục luôn chẳng hay ho gì, thậm chí còn không thể rời khỏi sàn diễn. Có thể cần phải diễn tiếp, chỉ cần thay đổi diễn viên, thay đổi cả trang phục, con cháu Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã làm được điều này, nhưng tiếc là cũng chẳng đi đến đâu. Chúng ta đã thấy, hoàng đế Ung Chính, một diễn viên mất nhiều sức nhất, dù là hát hoặc diễn, tất cả đều rất hay, nhưng ở dưới khán đài vẫn vang tiếng la ó. Hơn nữa, làn sóng la ó không phải vang lên lần đầu. Trước Ung Chính, thậm chí là trước Hải Thuỵ đã vang lên đến mấy lần.
Chúng ta không thể không suy nghĩ kỹ hơn về điều này.
Đúng vậy, nếu phẩm chất cá nhân không phải là khối u của vấn đề thì chính là chế độ xã hội, vậy chúng ta rất muốn biết đó là chế độ như thế nào? Và vì sao chúng ta cần chọn một chế độ như vậy? Vì sao chế độ lại phải đi đến sơn cùng thuỷ tận?
Chế độ xã hội cổ đại Trung Quốc, đúng như lời Hoàng Nhân Vủ từng nói “Lấy đạo đức thay pháp luật”. Cũng tức là quản lỹ xã hội, trị lý đất nước bằng đạo đức và lễ nghĩa. Một phương thức quản lý và trị lý như vậy được gọi là “đức trị” và “lễ trị”, không phải là “pháp trị” mà chúng ta chủ trương hiện nay, cũng không phải “nhân trị” mà chúng ta vẫn nghĩ.
Nền văn hoá Trung Quốc không tán thành nhân trị lắm, đương nhiên, cũng không phản đối nhân trị lắm. Vì nền văn hoá Trung Quốc cho rằng, luật pháp có tốt đến mấy vẫn cần người đến chấp hành. Không có người chấp hành thì dù luật pháp có tốt đến mấy cũng vô ích, gọi là “có người trị, không có pháp trị” (chỉ người có thể trị lý quốc gia, không có luật pháp có thể trị lý quốc gia). Nhưng, pháp trị không được, nhân trị thì được sao? Cũng không được. Thứ nhất, người có tốt đến mấy rồi cũng chết. Người chết thì nền chính trị của người đó cũng kết thúc, gọi là “người còn thì chính trị được tiến hành, người chết thì chính trị của người đó cũng hết”. Đất nước muốn được yên ổn lâu dài, đương nhiên không thể kỳ vọng ở thứ “nhân trị” “người chết chính trị cũng hết theo”. Thứ hai, người có thiện có ác, có hiền có ngu. Nếu sinh tử tồn vong của một quốc gia lại liên quan đến bản thân một người, thì vô cùng nguy hiểm, không thể tin được. “Một người” nếu là người thiện, vua hiền còn dễ nói, còn khi là đồ ác độc đần độn, thì tổ tông xã tắc thiên hạ thương sinh sẽ ra sao? Vì thế, nền văn hoá Trung Quốc không tán thành nhân trị, hoặc ít ra không tán thành nhân trị như giới học thuật thời đó.
Thực tế, nền văn hoá Trung Quốc không thể tán thành nhân trị. Cái gọi là nhân trị, nói tới cùng chính là nên chính trị cá nhân” hoặc “nền chính trị của một người”, cũng tức là dựa vào ý chí, sức hút và quyền uy, uy vọng của cá nhân để trị nước. Trong lịch sử từng có phương thức này, nhưng về bản chất có mâu thuẫn với tinh thần nền văn hoá Trung Quốc, vì vậy chỉ có thể xem là trường hợp đặc biệt, không thể xem là việc bình thường. Trong cuốn “Chuyện phiếm về người Trung Quốc”, tôi đã nói, hạt nhân tư tưởng của nền văn hoá Trung Quốc là ý thức quần thể. Theo ý thức quần thể, cá nhân luôn nhỏ bé, yếu đuối, không đủ nặng nhẹ, không là gì cả. Ngay cả thiên tử quý báu cũng vậy thôi. Dù thành tựu của họ có to đến mấy, cũng phải nói là “nhờ tổ tông thần linh phù hộ, thiên hạ thần dân đồng tâm, đồng đức, cùng dựng nên đại nghiệp”… Nếu thiên tử không nói như vậy, không làm như vậy, thì đúng là kẻ đi, đến đơn độc, làm những việc tự cho là đúng, tự nghĩ tự làm, lúc này thiên tử sẽ trở thành “dân tặc”, trở thành “độc phu”, có thể là kẻ “thiên hạ muốn diệt, thiên hạ muốn đánh”. Tinh thần cơ bản của nền văn hoá Trung Quốc là vậy, đâu có tán thành tin tưởng và dựa vào nhân trị của cá nhân:
Kỳ thực, Hạng Vũ, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Hải Thuỵ, Ung Chính sở dĩ phải nhận một kết cục bi kịch vì họ đều là “người theo chủ nghĩa nhân trị”. Trình độ của họ là ngang nhau, tin rằng phẩm chất cá nhân ưu tú, năng lực mạnh mẽ, uy vọng cao, bản lĩnh lớn, là có thể ôm gọn thiên hạ. Hạng Vũ tin vào năng lực cá nhân mình, Hải Thuỵ tin vào đạo đức phẩm chất của mình, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Ung Chính lại tin vào vào ý chí, bàn tay sắt của mình, một tay che trời, độc đoán chuyên quyền. Họ đã mâu thuẫn với hạt nhân tư tưởng của nền văn hoá Trung Quốc đến như vậy, đương nhiên sẽ chẳng cách gì để nền văn hoá gật đầu và công nhận.
Rõ ràng, trong lịch sử Trung Quốc từng đã có hiện tượng nhân trị. Nhưng chúng ta cần phải chú ý, phần lớn những hiện tượng đó đều xuất hiện vào các thời kỳ lịch sử đặc biệt. Như những năm tháng động loạn hoặc vào ngày đầu dựng nước. Lúc này, lễ đã băng nhạc đã hoại, hệ thống đức trị và lễ trị đã hết linh, đành phải kỳ vọng vào “nhân trị” và “trị nhân”. Nhất là vào những năm tháng thiên hạ đại loạn, thay triều đổi đại, nhân vật anh hùng nào đó bằng vào ma lực cá nhân, la hét hô mưa gọi gió, tranh giành thống trị Trung Nguyên, nắm thiên hạ trong lòng bàn tay mình. Có thể nhanh chóng lấy được thiên hạ, nhưng không thể nhanh chóng trị được thiên hạ, vì thiên hạ chỉ có thể bị “người lấy”, không thể bị “người trị”. Sau khi nhân vật anh hùng lấy được thiên hạ, cần phải nhanh chóng chuyển dịch sự điều khiển đất nước vào quỹ đạo “đức trị” và “lễ trị”. Bởi thế, Lưu Bang tuy là lãnh tụ khai quốc, cũng không thể trái với lễ. Dù Lưu Bang rất thích Triệu vương Như Ý - con đẻ của Thích phu nhân, nhưng cuối cùng chỉ có thể lập người con lớn của vợ cả là Lưu Doanh làm tự, và hơn một ngàn bảy trăm năm sau, tình trạng của hoàng đế Vạn Lịch cũng giống hệt như thế(1). Chẳng trách Tuỳ Văn đế đã nói: “Trẫm cao quý là thiên tử nhưng không được tự do”. Đức trị và lễ trị cao hơn nhân trị mà!
Còn như cái gọi là “thời đại thái bình” thì càng không được nói tới nhân trị. Luôn có “người còn thì chính lên, người chết thì chính hết”. Nhưng lên cũng được, hết cũng được, chẳng liên quan gì đến phẩm chất, tài cán, sức hút của cá nhân, và cũng chẳng liên quan đến sự tốt xấu của bản thân chính sách, mà chỉ liên quan đến chức quan của cá nhân đó. Nếu là quan (đương nhiên tốt nhất là hoàng đế), thì dù là ngu như Lưu Thiện, hoặc tham như Nghiêm Tung thì nền chính trị vẫn lên; nếu không là quan, hoặc quan bị bãi và dù có năng lực như Tào Tháo, hoặc thanh liêm như Hải Thuỵ thì nền chính trị vẫn hết. Chính trị lên hay hết liên quan tới sự tồn vong của quan. Còn quan thì chính lên, quan bị bãi thì chính hết. Vì vậy là “quan trị” không phải “nhân trị”.
“Lễ” là căn cứ của “quan trị”. Vì lễ quỵ định vua tôn thần ti, trên tôn dưới ti, đồng thời cũng quỵ định, người cao quý đại biểu cho chân lý và đạo đức, kẻ ti tiện nhất định là ngu muội, vô tri, luôn cần được giáo dục”. Cho nên, một người dù tài cao đủ tám đấu, học vấn đầy năm xe, nhưng nếu không làm quan thì coi như không có học vấn, mọi ý kiến đều sai. Ngược lại, hoàng đế dù ngu dốt cỡ nào thì ý kiến luôn được các thần tử dưới bệ rồng xưng tựng: “Hoàng thượng thánh minh”. Báo cáo của trưởng quan dù có lung tung dài dòng, quyết định của thượng cấp dù có sai lầm ghê gớm cũng nhất định phải chăm chỉ học tập, quán triệt chấp hành. Tóm lại, hoàng đế luôn là thánh minh, trưởng quan luôn là anh minh, thượng cấp luôn là cao minh - Tâm minh chủ nghĩa.
Rõ ràng, quan trị tức là lễ trị, mà lễ trị là gốc của đức trị. Vì đức trị là loại khong chẽ mêm, nếu lê pháp và lê nghĩa không được cụ thể hoá để sử dụng thì không có cách gì để thực hiện.
Dễ thấy, lễ chỉ là thủ đoạn, đức mới là mục đích, quan chính là nhân cách hoá của đức và lễ hoặc đức trị và lễ trị. Vì vậy, quan trị cũng được, lễ trị cũng được, đều có thể nói là “thay pháp chế bằng đạo đức”.
Nói một cách trừu tượng, “thay pháp chế bằng đạo đức” là không tốt, nếu chưa chắc thực sự có thể thay thế. Xã hội thị tộc nguyên thuỷ không có pháp hoặc pháp chế, vậy lấy gì để quản lý, để xử lý và duy trì quan hệ giữa con người? Dựa vào đạo đức, dựa vào lễ nghĩa. Đức trị và lễ trị trong xã hội cổ đại Trung Quốc là sự kế thừa của xã hội thị tộc nguyên thuỷ. Thực hành trong xã hội nguyên thuỷ có hiệu quả, nên không thể nói, nhất định không thể thực hành trong xã hội cổ đại. Cho nên, không thể bình phẩm một cách đơn giản “thay pháp chế bằng đạo đức” là đúng hay sai, mà phải hỏi: Vì sao trong xã hội cổ đại Trung Quốc phải “thay pháp chế bằng đạo đức”? Thay pháp chế bằng loại đạo đức nào? Loại chế độ đó có thực hiện được hay không thực hiện được?
Đến đây, cần phải nói về văn hoá.
Đúng vậy, chính tính chất của nền văn hoá Trung Quốc đã quyết định “thay pháp chế bằng đạo đức”. Ở phần trước đã nói, hạt nhân tư tưởng của nền văn hoá Trung Quốc là ý thức quần thể. Với một nền văn hoá như vậy, điều quan trọng nhất là xử lý quan hệ giữa người và người, bảo đảm sự tồn tại của quần thể. Điều đó chỉ có thể dựa vào đạo đức, không thể dựa vào pháp chế. Vì pháp chế chỉ có thể quy định con người không được làm gì, không thể quỵ định con người cần phải làm gì. Pháp chế chỉ có thể quy định không được làm tổn thương người khác, nhưng không thể quy định phải thương yêu người khác; chỉ có thể quy định không được làm tổn hại đến lợi ích quần thể, nhưng không thể quy định cần phải mưu cầu lợi ích cho quần thể. Tuy chỉ là quy định, nhưng nhiều lắm chỉ có thể quỵ định bạn phải ra sức, chẳng có cách gì bảo đảm bạn đã hết lòng. Đối với việc xử lý quan hệ giữa người với người, bảo đảm sự đoàn kết trong quần thể, trong nhiều mặt pháp chế gần như bất lực. Ví dụ, tư tương người đó ra sao, có lưu tâm đến tình người, có thể hết lòng, xả thân vì người khác, có tinh thần hiến thân vì lợi ích của quần thể hay không… pháp chế không quản nổi. Cho nên, đạo đức có khả năng thay thế pháp chế. Nghĩ xem, nếu từng người đều là chính nhân quân tử, Bồ Tát thánh hiền, một xã hội như vậy còn cần gì đến pháp luật để quản lý về quy định hành vi và quan hệ giữa người với người, cần gì đến pháp chế để ngăn ngừa và bảo vệ người nào đó?
Có thể “lấy đạo đức thay pháp chế” được không? Mấu chốt là, có thể làm cho mọi thành viên trong xã hội đều trở thành người có đạo đức cao thượng được không? Điều quan trọng ở đây là, tất cá mọi người. Vì đê dài ngàn dặm có thể vỡ vì một tô kiên. Chỉ cần một người vô đạo đức, là sẽ có mười người, một trăm người, một ngàn người, một vạn người vô đạo đức, cuối cùng thì hết đường cứu vãn. Nhưng có ai dám chắc rằng ai cũng là người đạo đức, cao thượng cả không? Không. Ít ra trước mắt là không. Cho nên, “lấy đạo đức thay pháp chế” chỉ có thể là lý tưởng, không thể là hiện thực.
Đã vậy, vì sao còn phải kiên trì “thay pháp chế bằng đạo đức”?
Vì trên mảnh đất văn hoá của chúng ta đã có quá nhiều pháp chế. Pháp chế có một nguyên tắc cơ bản: Mọi người đều bình đẩng trước pháp luật. Bình đẳng, mới cần đến pháp; bình đẳng, cũng mới có thể sinh ra pháp. Pháp là cái gì? Pháp tức là “công ước của toàn dân”. Tiền đề của pháp, trước hết phải thừa nhận, mọi người đều là những người đơn độc, cá thể, có nhân cách độc lập, có ý chí tự do. Chính vì những người này đều là đơn lẻ, giữa họ không có bất cứ một quan hệ nào, không ai quản được ai, ai cũng tự cho là mình đúng, vì vậy, nếu không có chế độ mang lại hiệu quả về nhiều mặt để ngăn ngừa, thì thiên hạ sẽ đại loạn, hết cách để sinh tồn. Lúc này cần phải có thứ gì đó có tác dụng đối với tất cả mọi người. Hiển nhiên, đối với số người đơn lẻ, nhân cách độc lập, ý chí tự do mà nói, chỉ có ước định chung của chính bản thân họ, mới có thể có tác dụng với từng người. Đó chính là pháp. Nói cách khác, pháp là ước pháp chung(2) của toàn thể cá nhân trong một xã hội nào đó. Pháp đã là ước định chung của mọi người, đương nhiên ai cũng phải tuân theo, đồng thời pháp cũng đảm bảo sự công bằng cho mọi người, gọi là “mọi người bình đẳng trước pháp luật”, mới hay tiền đề của văn hoá pháp luật là ý thức cá thể, là sự bình đẳng, độc lập giữa người với người. Độc lập, mới có bình đẳng; bình đẳng mới cần đến pháp chế.
Người mà nhân cách không bình đẳng, thì chẳng cần đến pháp. “Vua bảo thần chết thần không thể không chết; cha muốn con vong, con không thể không vong”. Đã vậy thì cần pháp làm gì? Có luật thì hay hơn. Ví dụ, mưu nghịch thì lăng trì; đại bất kính thì chém ngay lập tức; bất hiếu thì treo cổ; cùng “mười điều ác không tha” (tức là mưu phản và mười loại tội ác nghiêm trọng nhất không thể xá miễn)… Rõ ràng, tác dụng của luật là giúp nhà thống trị hành động được dễ dàng mỗi khi có việc trừng phạt, đồng thời cũng tỏ ra là có “công bằng”. Vì thế, luật còn gọi là “hình luật”, “điều luật”. Dù cũng được gọi là “pháp luật”, nhưng so với ý nghĩa của pháp luật ngày nay nó đã phát triển rất xa, hoàn toàn không phải một loại.
Người có nhân cách không bình đẳng cũng không thể sinh ra pháp. Vì giữa họ chẳng có gì để thương lượng, chỉ có phục tùng, không ước định ra pháp. Hoàng đế nói ra ý trời, cứng rắn độc đoán, ra lệnh là phải làm, nói một là một, còn ước với pháp gì nữa? Cho nên, thời cổ đại, Trung Quốc chỉ có “vương pháp”, không có “ước pháp”. Tuy cũng có cách nói “ba chương ước pháp”, nhưng đó chỉ là “ước pháp”của một phía. Ví dụ, lúc Lưu Bang vào Hàm Dương, có “ước pháp” với các bậc phụ lão trong Tần (kẻ giết người phải chết, trị tội bọn cướp hoặc làm người khác bị thương), đây chỉ là vương pháp mới, Lưu Bang đơn phương tuyên bố. Vương pháp mới tốt hơn vương pháp cũ, trăm họ trong Tần ai cũng ủng hộ. Dù không ủng hộ, cũng chẳng biết phải làm gì, vì chẳng có có gì để thương lượng. Vương pháp là vương pháp, tức là phép của vua, con dân đâu có quyền được bàn?
Cũng vậy, cái gọi là “vương tử phạm pháp, cũng chịu tội như thứ dân” cũng chỉ là lời dối trá, lừa người. Vương tử có thể phạm pháp gì? Trừ phi là mưu phản. Phạm những điều khác thì gọi là “sơ suất”. Và dù là sơ suất, cũng sẽ tìm ra con dê khác để thế tội, đã có người khác chịu tội thay. Ví dụ, hoàng thái tử không chăm chỉ đọc sách, thì người đọc sách cùng phải chịu tội. Thời Xuân Thu, người em của Tấn Điệu công là công tử Dương Can phạm quân quỵ, quan chấp phép Nguỵ Giáng đã cho chặt đầu người đánh xe. Nguỵ Giáng nổi tiếng “chấp pháp như sơn” mà cũng chỉ làm được vậy. Đó tức là lễ, tức là “hình không lên đến đại phu, lễ không xuống tới thứ dân”, không có gì là bình đẳng. Còn như vương tử phạm pháp thì đồng tội với thứ dân, vậy hoàng đế phạm tội thì cùng tội với ai? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không thực hiện được chăng?
Pháp chế đã không thể sinh ra, chỉ có thể trách cứ từ đạo đức.
Đạo đức là chuẩn mực hành vi và quỵ phạm trong quan hệ giữa người và người. Có thể có hai loại quan hệ giữa người và người: Bình đẳng và không bình đẳng. Quan hệ bình đẳng sản sinh ra đạo đức bình đẳng, quan hệ không bình đẳng luôn có luân ly không bình đăng. Trong xã hội cỗ đại Trung (sịuốc, nội dung hạt nhân của cái gọi là “luân lý đạo đức”, được xác lập từ quan hệ không bình đẳng giữa người với người, tức là: Phân biệt nội ngoại, xác định thân sơ, trưởng thứ, quý tiện(3). Vì vậy, người khác nhau có quy phạm đạo đức khác nhau. Vua muốn tôi phải tuân thủ chữ “trung”, vua không phải tuân thủ; cha muốn con phải giữ được chữ “hiếu”, cha thì không cần. Không có một thứ gì cùng có hiệu quả với mọi người, hoặc không cần “công đức” để mọi người cùng tuân thủ.
Thực tế thì xã hội cổ đại Trung Quốc chưa hề nghĩ ra cái có sức quy định chung với mọi người, mọi người được bình đẳng. Bình đẳng ư? Vị trí của vua, của cha sẽ như thế nào? Dứt khoát không thể như vậy. Thế là liền có hàng loạt những cái gọi là đạo đức luật lệnh vua là giềng mối của tôi, cha là giềng mối của con, chồng là giềng mối của vợ. Vừa là giềng mối vừa là gút mắc, đâu có thể bình đẳng?
Có người nói, xã hội cổ đại Trung Quốc tuy không có sự “bình đẳng giữa người và người trước pháp luật”, nhưng lại có sự “bình đẳng giữa người và người trước đạo đức”. Lý do là: Xã hội yêu cầu ai cũng phải có đạo đức, dù quý như thiên tử cũng không ngoại lệ, vì vậy có bình đẳng. Đó là cách nói lừa dối người khác. Nếu không phải là có dụng ý khác, thì cũng là giương mắt ra nói khống. “Trời có mười vầng nhật, người có mười bậc”, “chỉ có bậc thượng trí và bậc hạ ngu là không thay đổi”, làm gì có khởi điểm của bình đẳng mà nói? Quân thần, phụ tử, quan dân, chủ tớ, từng người có tiêu chuẩn và yêu cầu đạo đức của riêng mình. Vua phải nhân, thần phải trung, cha phải nhân ái, con phải hiếu đễ. Nghĩa vụ không giống nhau, quyền lợi cũng khác nhau. Vua có thể giết thần, thần không thể giết vua; cha có thể dạy con, con không thể trách cha; quan có thể phạt dân, dân không thể cáo quan, ở đây làm gì còn có sự bình đẳng? Nho gia nói rất hay: “Ai cũng có thể trở thành Nghiêu Thuấn”. Nhưng mục đích tu đức của quân thần chủ tớ lại khác nhau, quân chủ tu “vương đạo”, càng tu càng ác độc, thần bộc tu “nô tính”, càng ru càng thấy ấm ức, làm sao để cùng nhau có thể trở thành “Nghiêu Thuấn?”.
Nhưng đạo đức lại đòi hỏi phải bình đẳng. Sở dĩ trong xã hội cổ đại có cái mà Enghen gọi là “đạo đức thuần phác”, vì trong nội bộ thị tộc và bộ lạc, người và người đều bình đẳng. Không có bình đẳng sẽ không có yêu cầu về đạo đức. Xét về nhân nghĩa lễ trí tín, nhân tức là yêu người, nghĩa tức là giúp người, lễ tức là kính người, trí tức là hiểu người, tín là tín nhiệm người khác và giữ chữ tín với người khác. Nhưng nếu giữa người và người không có sự bình đẳng thì những điều vừa nói trên còn có ý nghĩa gì? Người không bình đẳng thì yêu quý nhau thế nào đây? Họ sẽ hiểu nhau, tín nhiệm nhau thế nào đây?
Mới hay, vấn đề không phải ở chỗ hoặc không hoàn toàn ở chỗ “thay pháp chế bằng đạo đức”, mà là ở chỗ “đạo đức” dùng để thay pháp chế là không đạo đức hoặc không hoàn toàn đạo đức. Đã vậy, lúc trở ngại của chế độ đã thành công và lan truyền khắp sơn cùng thuỷ tận, thì chẳng còn gì phải nói nữa. Vì “thay pháp chẽ băng đạo đức von đã có vấn đề, huông hô đạo đức lại không nhất định là đạo đức!
Vậy vì sao chúng ta cứ phải chọn loại đạo đức này, loại chế độ này?
Vì hạt nhân trong tư tưởng nền văn hoá Trung Quốc là ý thức quần thể.
Giống như “thay pháp chế bằng đạo đức” Chưa chắc là không hay, ý thức quần thể chưa chắc là không tốt. Người vốn là động vật tồn tại trong xã hội. Điều khác biệt giữa người và động vật, điểm sáng suốt giữa người và động vật, đúng như lời Nho gia, là người có thể “quần” (hợp lại thành số đông). Khả năng sinh tồn tự nhiên của con người không bằng động vật, sức người không bằng sức trâu, người nhanh không bầng ngựa nhanh, người không bay được như chim ưng, chỉ biết kết thành quần thể, mới có thể khắc phục được những khó khăn mà cá thể không sao khắc phục được, mới chịu được áp bức, mà cá thể không sao chịu được, từ đó, tiếp tục tồn tại và tiếp tục phát triển. Đương nhiên, động vật cũng có bầy đàn, quần thể. Nhưng quần thể của động vật không vững chắc bằng quần thể của con người, vì vậy mới có câu nói “tan tác như chim muông”. Rõ ràng, ý thức tự giác, thấy phải quần thể là một trong những đặc trưng để người là người thực sự.
Vấn đề ở chỗ, bất kỳ một quần thể nào cũng từ các cá thể hợp thành. Phủ nhận giá trị tồn tại của cá thể, cũng là phủ định quần thể. Đúng là nền văn hoá của chúng ta đã có sai lầm trong vấn đề này: Chỉ biết nhấn mạnh ý nghĩa của quần thể, mà không thừa nhận giá trị của cá thể. Quần thể luôn là vĩ đại, gọi là “một quần thể lớn”. Cá thể luôn là nhỏ bé, gọi là “một nhúm nhỏ”. Thậm chí vài năm trước, là một “hộ cá thể” còn có nguỵ hiểm và bị mọi người coi thường. Chúng ta đều được biết rằng “sông lớn không đầy, sông nhỏ cạn, nồi không có gì thì bát cũng không có”. Thực ra nói như vậy chỉ đúng một nửa. Nồi không có, đương nhiên bát cũng sẽ không có, nhưng nếu sông nhỏ đều cạn, thì không biết nước trong sông lớn từ đâu tới?
Phủ nhận giá trị tồn tại của cá thể cũng tức là không thừa nhận nhân cách độc lập của cá thể. Không có nhân cách độc lập, cũng sẽ không có ý chí tự do, cũng không có dân chủ và pháp chế. Chỉ còn biết dựa vào quan hệ quần thể, chỉ có thể là quan hệ mà con người phải dựa vào. Vậy chúng ta phải làm gì để duy trì được quan hệ của con người đó? Là hai phương pháp sau: Một là bạo lực, hai là lừa dối. Chúng ta đã có cả hai thủ đoạn này, đó tức là “bá đạo” và “vương đạo”, cũng tức là cao áp và xoa dịu. Có điều, cao áp và bạo lực khó duy trì được lâu, tốt nhất là tận dụng biện pháp xoa dịu và lừa dối. Số “luân lý đạo đức” tam cương ngũ thường chính là dùng để làm việc này.
Vì vậy xã hội cổ đại Trung Quốc nhất định phải lấy đạo đức thay pháp chế, và “đạo đức” cũng nhất định là không đạo đức. Vì chỉ có thế mới đủ để duy trì quan hệ là chỗ dựa, giữa con người với nhau.
Giữa con người với con người đã là quan hệ con người phải dựa vào, mỗi cá nhân trong đó không còn nhân cách độc lập, ý chí tự do. Vì người dựa dẫm được vui vẻ, nể phục và toàn tâm tình nguyện đến dựa, người được dựa không thể không có chút nhân nhượng người dựa dẫm, nhất là nhân nhượng “ý chí tập thể” và “nguyện vọng tập thể” của họ, biến mình thành một đại gia “tượng trưng cho đạo đức”, luôn có thể tiếp nhận hoặc hết cách phản đối; biến mình thành khoan hoà nhân ái, thấu tình đạt lý, không có cá tính, biết hành lễ như nghĩa. Đó cũng chính là nguyên nhân để Lưu Bang làm hoàng đế và Ung Chính không tránh khỏi bị chửi rủa. Lưu Bang chủ trương không hề có cá nhân, ngược lại, Ung Chính cá tính rất mạnh.
Hạng Vũ, Tào Tháo, Võ Tắc Thiên, Hải Thuỵ cũng như vậy.
Thực tế, cuốn sách bình phẩm mấy nhân vật sơ dĩ có sức hút như vậy vì họ có cá tính, hơn nữa cá tính rất mạnh. Ví dụ, Hạng Vũ cá tính hơn Lưu Bang, Tào Tháo cá tính hơn Lưu Bị. Cho nên dù Hạng Vũ bại trận, Tào Tháo bị chửi rủa, nhưng trong con mắt mọi người vẫn thấy thích Hạng Vũ, chứ không phải Lưu Bang, càng thích Tào Tháo chứ không phải Lưu Bị. Có điều xét về thực tế, Lưu Bang vẫn có một số cá tính, cũng không thiếu những chỗ đáng yêu, còn Lưu Bị chẳng đáng yêu chút nào. Tổ tiên con cháu nhà họ Lưu đã hàng bao đời, xa xôi nhường ấy, đúng là “một đời chẳng bằng một đời”.
Kỳ thực, đâu chỉ có dòng họ Lưu, cả lịch sử Trung Quốc và nền văn hoá Trung Quốc đều có dáng dấp của hoàng hôn buông trên sông. Minh, Thanh không bằng Tống, Nguyên, Tống, Nguyên không bằng Hán, Đường, và Hán, Đường lại không bằng Tiên, Tần. Không tin bạn cứ lấy Hải Thuỵ so với Tào Tháo, lấy Ung Chính so với Hạng Vũ, chẳng khó khăn gì thấy họ chẳng có gì giống nhau. Đương nhiên, Hải Thuỵ đạo đức cao thượng hơn hẳn Tào Tháo, nhưng về sức hấp dẫn lại thua xa. Rõ ràng Ung Chính chín chắn hơn Hạng Vũ rất nhiều, nhưng Hạng Vũ lại được lòng người thương nhớ và cảm kích. Ngay cả lúc Ung Chính chết cũng không được bằng Hạng Vũ, đúng là “chết không bằng người ấy”. Văn hoá đúng là vì người và thuộc về con người. Nếu như “người” ngày một thiếu đi cá tính và sức hút, vậy tự thân nền văn hoá ấy sẽ còn được bao nhiêu sức hút, thật vô cùng đáng ngờ.
Đây là vấn đề gần như mang tính thế giới.
Lúc bàn về sự phát triển của sản xuất vật chất và quan hệ không cân bằng trong sản xuất nghệ thuật, Marx từng nói, nghệ thuật và sử thi Hy Lạp là thứ đã “cao hết cỡ”, văn hoá Hy Lạp cũng được “phát triển hoàn thiện nhất” ngay từ buổi đầu của nhân loại, sẽ “không bao giờ lặp lại”. Đúng vậy, nền văn minh hiện đại phương Tây dù đạt được thành tựu huy hoàng, cả thế giới đều biết, nhưng so với văn minh Hy Lạp vẫn còn thiếu rất nhiều tính hồn nhiên, lãng mạn và khí chất anh hùng. Cũng giống như một cụ già, dù công thành danh toại, anh hùng cái thế, cũng luôn không bằng một chàng trai thanh xuân làm xúc động và mê lòng người. Tiên, Tần, Hán, Nguỵ là giai đoạn văn hoá dân tộc Trung Hoa “phát triển đến mức hoàn mỹ nhất”, đương nhiên nên “là một giai đoạn không bao giờ trở lại và thể hiện một sức hấp dẫn muôn đời”. Vì vậy, Ung Chính không đáng yêu bằng Hạng Vũ, Hải Thuỵ không thú vị bằng Tào Tháo, chẳng có gì là lạ.
Có điều, Marx cũng chỉ rõ, cố nhiên một người đứng tuổi không thể lại biến thành nhi đồng, nhưng sự ngây thơ của nhi đồng lại khiến cho người già cảm thấy sung sướng, người già cũng nên “từ một nấc thang rất cao tái hiện lại sự chân thành của mình”, để “tính cách cố hữu” của mình được “sống lại một cách thuần chân trong thiên tính của đứa trẻ”. Như vậy cũng chẳng dễ dàng gì. Đối với chúng ta mà nói, gần như có chút khó khăn hơn. Vì cho đến này, chúng ta vẫn chưa có sự phân tích và thanh lý nền văn hoá truyền thống một cách khoa học, khách quan và bình tĩnh, không phủ định toàn bộ thì cũng lạc quan mù quáng, làm việc nặng về cảm tính. Nghiên cứu văn hoá cố nhiên phải khách quan, lãnh đạm, nhưng nếu để tình cảm xen vào quá nhiều, không chỉ không giúp đỡ giải quyết vấn đề, còn để lại rất nhiều nguy hại.
Thực tế, nền văn hoá Trung Hoa có không ít những chỗ đáng khen, đáng lưu đồng ý, nhưng cũng đồng thời không thiếu những lúc đáng bi đáng than. Những chỗ đáng buồn nhiều nhất trong văn hoá là, tội ác được nguỵ trang, nhân tính bị huỷ hoại, cùng sự tê liệt vô nhân đạo và phi nhân tính. Câu chuyện thím Tường Lâm không phải đợi đến thời đại Lỗ Tấn mới thấy, tinh thần A.Qcũng đã có từ lâu, chẳng qua là chưa có người phát hiện. Mọi người đều đã nhìn đã thấy, nhưng khi chưa lan truyền tới sơn cùng thuỷ tận thì chưa chịu giác ngộ. Từ lý do đó, bi kịch mới phải diễn đi diễn lại, ngay cả “thiên tử chí tôn” như Ung Chính cũng khó tránh nổi số phận bất hạnh.
Đúng vậy, trước kia con người rất không coi trọng sự phát triển của cá nhân. Chúng ta gần như chưa nghĩ phải ban cho mỗi cá nhân một không gian đủ để tự do phát triển cá tính. Chúng ta chỉ biết nhấn mạnh lợi ích quần thể cao hơn tất cả, nhưng lại không biết nếu mỗi cá nhấn không được phát triển đầy đủ tự do, thì ít có khả năng quần thể được tiến bộ lâu dài. Kết quả quần thể biến thành một quần thể không bền vững, nói gì tới nhân cách bền vững của cá thể. Nhưng nếu nhân cách mỗi cá nhân chúng ta đều không bền vững, liệu chúng ta có đảm bảo “lập nên một rừng dân tộc của thế giới” không? Chúng ta còn có thể xây dựng nên một xã hội mới như trong tưởng tượng của Marx và Enghen không? Nên nhớ, trong xã hội mới đó “sự phát triển tự do của mỗi người” là tiền đề và điều kiện cho “sự phát triển tự do của mọi người”.
Muốn có nhân cách bền vững, thì cần có chế độ bền vững, và muốn có chế độ bền vững, thì cần có văn hoá bền vững. Có thể đây chính là sứ mệnh lịch sử của mỗi người Trung Quốc trong thời đại mới chúng ta.
Dĩ vãng đã qua, bao nhiên nhân vật phong lưu chờ đến thời đại ngày nay.
Chú thích

 (1) Cũng giống như Lưu Bang không thích con trưởng Lưu Doanh, muốn lập Triệu vương Như Ý, Vạn Lịch cũng không thích trưởng hoàng tủ Chu Thường Lạc, mà muốn lập tam hoàng tử Chu Thường Tuấn. Nhưng sau khi những đại thần thủ lễ kiên trì phản đối hơn mười năm, cuối cùng Vạn Lịch đã phải khuất phục lễ chế và lễ pháp, lập Chu Thường Lạc làm hoàng thái tử. Và đây chính là bằng chứng cho lễ trị chiến thắng nhân trị. Cho đến Khang Hy, Ung Chính bí mật lập tự, nguyện vọng của chế độ “nhân trị” mới được coi là thực hiện phần nào (Tác giả).
(2) Không phải dễ dàng để có được ước pháp. Vì không phải ai cũng được tham gia lập pháp, cũng không thể đảm bảo rằng mọi người đều có ý kiến giống nhau. Nếu cần có chế độ và nguyên tắc tương ứng, như chế độ đại biểu nhân dân, và thiểu số phục tùng đa số… Vì vậy dân chủ luôn liên kết với pháp chế.
(3) Xin xem thêm chương sáu, sách “Chuyện phiếm về người Trung Quốc” (Tác giả).

HẾT

Xem Tiếp: ----