Dịch giả: Trần Thanh Phong
- 6 -
MẮT XANH

    
au khi rời thuyền, Caclo Dragoso đi về hướng trung tâm thành phố. Ông đã biết Ratixbon và mạnh dạn bước trên những đường phố lặng ngắt, nơi mà dọc hai bên, nằm rải rác đây đó là các cung điện thời phong kiến cao mười tầng, tàng tích của cái thành phố ồn ào mà cư dân của nó lúc này đã đến 26 ngàn.
Caclo Dragoso đã không nghĩ đến việc tham quan thành phố như Ilya Bruso đã tưởng, ông đi không với tư cách một nhà du lịch. Gần cầu, ông đã đến trước ngôi đại giáo đường có những cái tháp bất tận, nhưng ông không ném cái nhìn lơ đễnh lên cổng chính hấp dẫn của cuối thế kỷ 15. Tất nhiên ông không lấy làm khâm phục trước cung điện của các công tước Tuốc và Tắcxiê, cũng như trước những tu viện có hình cung nhọn hay có kiến trúc mái rủ giọt sương, hay trước những bộ ống tròn, cái hấp dẫn nghộ nghĩnh của những tu viện cổ này. Ông cũng không có ý định ngẫu hứng viếng thăm tòa thị chính, nơi ở ngày xưa của dòng họ ấy. Gian đại sảnh của tòa nhà này được trang hoàng bằng những tấm thảm cổ, và người gác cổng không phải là không hãnh diện chỉ cho khách xem xà lim nhục hình với đủ mọi phương tiện. Dragoso không uống rượu để khỏi phải trả tiền phục vụ cho người hướng dẫn. Không cần rượu và không có những chỉ thị thứ yếu, ông tìm đến phòng thư tín – nơi đây có vài lá thư được viết theo quy định những chữ đầu của tên họ đang chờ ông. Đọc xong thư từ - hoàn toàn không có một nét xúc động nào biểu lộ trên mặt - Caclo Dragoso đi về hướng cửa ra, nhưng lúc đó đã có một người ăn mặc tồi tàn chặn ông lại ngay cửa.
Họ biết nhau, bởi nhà thám tử đã khoát tay “suỵt” người đó khi hắn ta định lên tiếng. Cử chỉ ấy có nghĩa là “Hãy đến nơi khác nói chuyện!”. cả hai đi ra khu quảng trường gần đó.
- Tại sao anh không chờ tôi tại bờ sông? - Caclo Dragoso hỏi, khi ăn chắc không có kẻ định nghe trộm.
- Tôi sợ không gặp được ông – người đó đáp – Tôi biết ông sẽ ra bưu điện…
- Thôi được, anh đã có mặt ở đây, đó là điều chủ yếu - Caclo Dragoso đáp lời – Có tin gì mới không?
- Không có gì.
- Cả đến vụ cướp phá lễ tế ở các vùng ngoại ô?
- Vâng, vùng ngoại ô cũng như ở các khu vực khác nằm bên bờ sông Danube.
- Tin tức mới đây đã nhận được rồi chứ?
- cách đây không hơn hai giờ đồng hồ đã nhận được tin điện báo từ văn phòng trung ương Budapest. Hoàn toàn các tin lành.
Caclo Dragoso hơi đăm chiêu.
- Anh se thay mặt tôi ở phòng công tố. Anh xưng tên mình là Pidorit Unman và yêu cầu họ hãy cho anh biết toàn bộ những sự kiện chi tiết đến những điều vụn vặn nhất. Sau đó anh đi Viên.
- Còn người của chúng tôi?
- Tự anh lo liệu. Tôi sẽ gặp họ trên đường đi. Khoảng tuần sau chúng ta sẽ gặp nhau ở Viên. Đây là mệnh lệnh.
- Nghĩa là ông sẽ lên đó mà không có sự kiểm sát? – Unman hỏi.
- Ở đó khá đủ cảnh sát địa phương – Dragoso đáp – Chúng ta sẽ ít lo lắng. Tuy nhiên, cho đến lúc này, phần trên Viên đã không có chuyện gì xảy ra đến nõi nằm trong quyền hành của chúng ta. Bọn côn đồ ấy không ngu ngốc đến mức dám hành động xa căn cứ địa của chúng.
- Căn cứ địa? – Unman hỏi lại – Ông đã nhận được tin tức gì mới à?
- Dẫu sao thì, đó là ý nghĩ của tôi.
- Như thế nào?
- Anh tò mò quá đấy! Mà dẫu có thế nào đi nữa, tôi cũng báo trước với anh rằng chúng ta sẽ phải ra mặt lần đầu giữa Viên và Budapest.
- tại sao phải ở đó! Nơi nào khác không được sao?
- Bởi lẽ nơi đó mới xảy ra những vụ cướp phá. Anh còn nhớ cái trang trại mà bọn chúng đã “nướng” và khi tìm thấy là một đống tro tàn?
- Chúng sẽ hành động ở một vùng khác vào lần tấn công kế tiếp sau đó.
- Tại sao thế?
- Tư nó sẽ báo cho người ta bắt đầu bảo vệ hết sức chu đáo địa phận mà chúng đã gây ác. Chúng sẽ tìm vận may ở một địa điểm khác, xa hơn. Chăng lý gì phải hành động hai lần ở cùng một chỗ ấy.
- Chúng sẽ phải phán đoán như con lừa và anh sẽ phải theo họ, Unman ạ - Caclo Dragoso bác lại – Tôi đang trông vào sự ngu ngốc của chúng. Tất cả các báo chí, như anh biết đấy, đang gán cho tôi cái dự định như thế này: họ hè nhau công bố răng tôi sẽ rời thượng nguồn Danube. Theo tôi, bọn chúng sẽ không dám mạo hiểm quay về đó. Tôi sẽ lên đường đi miền Nam Hungari. Không phải là vô ích để nói với anh rằng trong toàn bộ chuyện này hoàn toàn không đúng sự thật, có thể tin được rằng những người hữu quan sẽ không tránh được những thông báo có dụng ý ấy.
- Ông nghĩ như thế?
- Chúng ta sẽ không đi đến miền nam Hungari, để không phải lao vào hố sói.
- Danube vĩ đại – Unman nhận xét – Với Xecbi, Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ…
- Còn chiến tranh? Ở đó chúng chẳng có gì để làm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem.
Caclo Dragoso im lặng một đỗi.
- Các chỉ thị của tôi đang được thực hiện chính xác chứ hả? – ông hỏi.
- Chính xác.
- Vẫn tiến hành kiểm sát con sông?\- cả ngày lẫn đêm.
- Không gặp điều gì khả nghi à?
- Tuyệt đối không có gì. Những người trên các loại thuyền lớn nhỏ đều có giấy tờ hợp pháp. Qua đó tôi thấy rằng những cuộc kiểm tra đang gây nhiều bất mãn. Người ta phản đối, nếu ông muốn biết ý kiến của tôi, thì quả là họ đúng. Ông sẽ không tìm thấy trên các con thuyền cái mà ông đang tìm kiếm. Bọn tội phạm đâu có hoạt động trên măt nước?
Caclo Dragoso chau mày.
- Tôi rất chú ý đến những chiếc tàu, sà lan và cả những chiếc ghe – ông lặp lại bằng giọng khô khốc – Tôi xin nhắc lại lần cuối cùng cho mọi người rằng tôi không thích những sự phản đối.
- Được thôi, thưa ông – Unman lặp lại một cách biết điều.
Caclo Dragoso nói:
- Tôi vẫn chưa biết sắp tới phải làm gì… có thể là tôi sẽ lưu lại ở Viên, hay là sẽ đến Bengrat… Hiện giờ tôi chưa quyết định. Một điều hết sức quan trọng là đừng để mất liên lạc, tôi phải nắm được tình hình qua các thông tin từ những tiêu bản bắt buộc với tất cả những người của chúng ta rải rác trên đoạn sông giữa Ratixbon và Viên.
- Nghe rõ, thưa ông! – Unman đáp – Còn toi?... Tôi sẽ gặp ông ở đâu nữa?
- Tuần sau, ở Viên, như tôi đã bảo.
Dragoso nghĩ nhanh.
- Anh có thể đi được – ông nói thêm – Đừng quên ghé đến phòng công tố và hãy ngồi chuyến tàu đầu tiên.
Unman đã đi được một khoảng xa, lúc đó Dragoso gọi lại.
- Anh có nghe nói về người có tên là Ilya Bruso?
- Đây là người câu cá quyết định xuôi dòng Danube với cần câu trong tay à?
- Đúng anh ta đấy. Nếu anh có gặp tôi đi chung với anh ta thì anh hãy giả vờ không biết tôi nhé?
Họ chia tay nhau, Fidorit Unman mất dạng ở mạn trên thành phố, còn Caclo Dragoso thì đi về phía khách sạn “Thánh giá váng” nơi ông đã đặt sẵn bữa trưa.
Khoảng chục người đang ăn trưa và nói chuyện tào lao. Caclo Dragoso ngồi vào bàn. Ông ăn rất ngon miệng và không xen vào câu chuyện của họ. Ngược lại, ông đã lắng nghe như một người đã có thói quen không lơ là với những điều mà người ta bàn tán chung quanh mình. Như một người trong cuộc, ông hỏi người kia:
- Có tin gì mới về bọn cướp nổi tiếng không?
- Quanh đi quẩn lại chỉ nghe nói đến tay Bruso nổi tiếng – người nọ đáp – Thiên hạ đang ngóng anh ta ở Ritixbon, mà hình như anh ta chưa đến.
- Điều này lạ đấy.
- Chỉ mong sao Bruso không phải là tên phỉ.
- Ông nói đùa à?
- Hừ… Ai biết được.
Caclo Dragoso tròn mắt. Đây là lần thứ hai ông chú ý đến giả thuyết đang nằm chơi vơi giữa trời này. Nhưng đáp lại, ông chỉ nhún vai một cách khó hiểu, rồi kết thúc bữa ăn mà không nói thêm lời nào. Tất cả những điều này chỉ là đùa cợt. Chắc hắn ta thông thạo lắm, người ba hoa mà thậm chí không biết là Ilya Bruso đã đến Ratixbon này.
Ăn xong, Caclo Dragoso đi ra bờ sông. Ra đến nơi, thay vì đi thẳng lên sà lan ngay, ông lại dừng chân trên cây cầu đá cổ nối giữa Ratixbon và vùng ngoại ô Statam-Hop, và ông đăm chiêu nhìn ra con sông nơi mà tàu bè đang lợi dụng ánh sáng đang tắt của một ngày để lướt đi.
Ông đã hoàn toàn đắm mình trong suy tưởng, thì một bàn tay của ai đó đặt lên vai ông và ôn nghe ra một giọng nói quen thuộc.
- Thưa ngài Yêge, có thể suy được rằng đây là toàn bộ sự quan tâm của ông.
Caclo Dragoso quay lại và trông thấy gương mặt vui tươi của Ilya Bruso đang ở trước mặt mình.
- Vâng – ông đáp – đây là sự chuyển động trên sông rất đáng để tâm. Tôi quan sát nó luôn.
- Ngài Yêge này, nó càng làm cho ngài quan tâm hơn khi chúng ta cùng xuôi đến phần hạ lưu con sông nơi đó tàu bè nhiều hơn nữa cơ. Ông thấy đấy, khi chúng ta sẽ ở bên Cổng sắt… Ông biết chúng không?
- không – Dragoso đáp.
- Nên nhìn thấy thứ ấy – Iilya Bruso tuyên bố - Nếu trên thế giới không có con sông nào tuyệt vời hơn sông danube, thì trên toàn bộ đường sông Danube đáy là điểm đẹp nhất – những Cổng sắt!...
Giữa lúc ấy màn đêm đã quánh lại. Chiếc đồng hồ tay to lớn của Ilya Bruso đã chỉ hơn 9 giờ.
- Tôi đã ở trên sà lan khi nhận ra ngài trên cầu, thưa ngài Yêge – anh nói – Tôi đến đây để nhắc ngài rằng sáng mai chúng ta sẽ lên đường sớm lắm, chúng ta sẽ thấy khỏe người nếu chúng ta đi ngủ sớm.
- Tôi đồng ý với anh, Bruso ạ - Caclo Dragoso đáp.
Cả hai đi xuống phía sông. Khi bỏ xa cây cầu, người hành khách hỏi.
- Số cá của chúng ta bán được bao nhiêu hả anh Bruso? Khá chứ hả?
- Tôi không ngờ nổi ngài Yêge ạ. Tôi sẽ giao cho ngài không dưới 41 phloring.
- Vậy là với 27 phloring bán được lần trước cộng thêm số này nữa – tất cà là 68 phloring. Chúng ta chỉ vừa mới đến Ratixbon!... Ô hô, anh Bruso, tôi cảm thấy chuyến làm ăn không đến nỗi tồi.
- Tôi cũng bắt đầu suy nghĩ như thế - ngưới đánh cá tán đồng.
Mười lăm phút sau, họ đã nằm ngủ bên nhau. Rồi vầng dương bắt đầu ló rạng cách Ratixbon 5km.
Phần dưới thấp của thành phố ven sông Danube này hoàn toàn khác biệt. Những bình nguyên màu mỡ giăng dài đến tận chân trời bên bờ phải, một vùng đất giàu có của nông thôn, nơi có nhiều trang trại sung túc và làng mạc không thiếu thốn thứ gì, ở bờ trái là một dải những cánh rừng rậm rạp, những ngọn đồi hòa lẫn với rừng cây Bohem nhô cao.
Trên sà lan, ngài Yêge và Ilya Bruso có thể thấy được cung điện mùa hè của công tước Tuốc và Tắcxie nổi cao hơn thị trấn Donostop và cung điện cổ của giáo chủ ở Ratixbon. Xa hơn nữa, trên núi Xavanto thấy nổi rõ khu đền thần Vahon, hay là “Nơi của những người được tuyển”, được xây dựng bởi hoàng đế Luvit., dưới vòm trời Bavaria và nó không giống chút nào vòm trời Hy lạp. Viện bảo tàng là nơi đặt những bức tượng bán thân của các anh hùng Đức, song niềm thán phục của viện bảo tàng không phải ở chỗ đó, mà là hình thể tuyệt đẹp bên ngoài tòa nhà. Nếu như Vanhon không thể sánh ngang với Parthenon của Aten thì nó vẫn hay hơn tòa nhà do người Xcotlen xây dựng trên một trong những ngọn đồi ở Edinbuoc.
Khoảng đường từ Ratixbon đến thành Viên còn rất xa xôi, đặc biệt phải lượn khúc theo sông Danube. Không có nhiều thành phố quan trọng trên khoảng đường sông nước dài khoảng 474km này. Chỉ có thể lưu ý đến Staubing, một địa điểm làm kho bãi các sản phẩm nông nghiệp của Bavaria, nơi mà chiếc sà lan của Ilya Bruso thả neo vào chiều ngày 18 tháng 8, đến ở Patxo ngày 20, và qua khỏi Lenx vào ngày 21. Đây là thành phố không có số dân đến 10 ngàn người, nhỏ hơn những khu dân cư quan trọng, song ở hai thành phố sau lại có ý nghĩa chiến lược.
Trong sự thiếu vắng sáng tạo của bàn tay con người, khách du lịch chỉ có thể chống chọi lại cơn buồn chán bằng cách thưởng ngoạn quang cảnh muôn màu muôn vẻ của hai bên bờ sông Danube vĩ đại. Phía dưới Straubing, nơi dòng Danube đạt đến bề rộng khoảng 400m, nó lại bắt đầu co hẹp, trong khi những nhánh núi đầu tiên của dãy Anpo dần dần nâng cao bờ phải của nó lên.
Đến Patxo, là nơi hợp lưu của ba con sông – Danube, Inno và Inx mà trong số đó có hai con sông đầu được xếp vào số những con sông quan trọng bậc nhất châu Âu. Nước Đức đang lùi lại phía sau, và bờ phải trở thành đất của nước Áo, một nơi hơi thấp hơn thành phố, còn bờ trái bắt đầu nằm vào đế quốc Cgapxbuoc ở đây, lòng sâu được xem như là cái lũng sâu, rộng chỉ khoảng 200m, còn trên đường đến thành Viên, lúc thì nó được mở rộng ra làm thành cái hồ nước thật sự với những cù lao lớn nhỏ nằm tản mạn, lúc thì nó co hẹp lại và nước réo ầm ầm giữa các bụi cây ven hai bờ.
Hình như Ilya Bruso hoàn toàn không chú ý đến những sự đổi thay sắc màu phức tạp luôn làm nên những bức tranh tuyệt đẹp này, mà anh chỉ cố hết sức gồng những bắp thịt của mình để chèo con thuyền đi nhanh hơn. Tuy nhiên, thái độ lãnh đạm ấy hoàn toàn có thể lý giải bằng sự chú ý  theo dõi những chuyển động của con thuyền. Phải vật lộn hết sức mình không kể hết những khó khăn với những dải cát ngầm. Trước khi đến Patxo khoảng vài km, Ilya Bruso phải vượt qua những dòng chảy xiết ở Vinxhophen. Còn 110km đoạn dưới đó, cạnh Grein là một trong những thị trấn tiêu điều nhất của nước Áo sẽ gặp phải những ghềnh thác kinh khủng của Struden và Virben.
Đến đoạn này cái lũng sâu hóa thành một đường hành lang hẹp, bị bịt chặt bởi những dốc đứng. Ngày trước đoạn sông này rất nguy hiểm bởi những phiến đá ngầm và những con tàu vẫn thường bị thiệt hại trầm trọng. Bây giờ, sự nguy hiểm đã bớt đi nhiều lắm. Những ghềnh thác đã mất đi sự cuồng nộ, những vực xoáy đã thôi cuốn trôi tàu bè và tai nạn đã ít xảy ra hơn. Tuy thế những chiếc sà lan lớn và những con thuyền nhỏ cũng nên dè dặt.
Tất cả những thứ ấy không thể gây trở ngại cho Ilya Bruso. Anh tránh né những dải cát ngầm, đi qua những lũng hẹp, khuất phục những xoáy nước và ghềnh thác hết sức khéo léo. Caclo Dragoso rất khâm phục đồng thời ông lại cũng hết sức kinh ngạc khi thấy người câu cá chơn chất này lại quá thông thạo con sông Danube với những cái bất ngờ tráo trở của nó.
Không chỉ Ilya Bruso đã làm cho Calo Dragoso ngạc nhiên mà ngược lại, người câu cá lấy làm thán phục về sự giao thiệp rộng của người hành khách trên sà lan mình. Bất kể nơi nào dù là nhỏ bé bình thường được chọn làm nơi nghỉ qua đêm, ngài Yêge không tìm được ngưới quen ở đó. Sà lan vừa cập bến thì ông ta đã nhảy phốc lên bờ và hầu như ngay lúc nào cũng đã có một hay hai người bước đến gần ông ta. Sau khi trao đổi vài lời, những người ấy đi mất, còn ngài Yêge thì quay trở lại sà lan.
Cuối cùng, Ilya Bruso không nén được.
- Ngài Yêge có nhiều người que ở khắp nơi – Một buổi kia anh lên tiếng hỏi.
- Đúng vậy, anh Bruso ạ - Caclo Dragoso đáp – Tôi vẫn thường tới lui những vùng này mà.
- Làm người du lịch, hở ngài Yêge?
- Không, không làm người du lịch đâu anh Bruso. Lúc ấy, tôi đi công cán cho một nhà buôn ở Budapest, thêm nữa, công việc đòi hỏi phải quen biết nhiều nơi, nhiều chỗ, chứ không chỉ trong nước.
Có thể gọi chúng là những sự biến – đánh dấu hành trình từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 8. Vào ngày đó, khi màn đêm phủ xuống con sống, xa xa những căn nhà ở, mạn dướ thị trấn Tanno, Ilya Bruso đã nhổ neo vào rạng tảng sáng, như lệ thường. Thật vậy, chiều xuống họ có mặt ở thành Viên, và đây là lần đầu tiên trong một tuần lễ, Ilya Bruso có ý định câu cá để không làm những kẻ sùng bái phải thất vọng – những người mà chắc chắn sẽ gặp trong thủ đô, họ sẽ biết đến tin anh qua báo chí.
Nhưng chẳng lẽ anh không cần nghĩ đến những quyền lợi của ngài Yêge đã bị quên lãng trong suốt tuần lễ chạy đua ráo riết này hay sao? Cho dù người ấy đã không kêu ca gì hết – vì giao ước, nhưng ông ta không thể hài lòng, Ilya Bruso rất hiểu điều này. Anh đã định mang lại niềm phấn khởi cho ngài Yêge dù chẳng là bao, và anh đã quyết không chèo thuyền đi hơn 30km trong ngày sau cùng này. Lúc đó họ sẽ đến Viên được sớm và sẽ bán được cá.
Vừa lúc ngài Yêge bước ra khỏi khoang tàu, số cá câu được rất dồi dào, song người câu cá đã không được yên tâm. Khoảng, anh câu được con cá măng nặng hai mươi fun. Đây là một chiến lợi phẩm quý báu mà những kẻ ái mộ của thành Viên chắc chắn sẽ ra giá cao.
Sảng khoái vì thành tích, Ilya Bruso quyết định thử vận may lần cuối, nhưng lần này anh mắc phải sai lầm.
Nó đã xảy đến như thế nào? Anh không thể nói được. vấn đề nằm ở chỗ là anh, một người luôn khéo léo, đã ném một lưỡi câu không may. Đây có lẽ là hậu quả của sự bối rối nhất thời, hay là do một nguyên nhân khác: sợi chỉ câu anh đã nhận một hướng không chính xác, và sau động tác vung tay lưỡi câu đã cắm vào mặt anh và rạch một vết túa máu. Ilya Bruso kêu thét lên.
Sau khi cào một đường trên má của Ilya Bruso, lưỡi câu đi tiếp con đường của nó, móc vào cặp kính râm lớn mà người câu cá mang nó cả ngày lẫn đêm và thứ đồ dùng ấy đã vạch một đường vòng cung nguy hiểm cách mặt nước vài cm.
Nén tiếng ho bực bội, Ilya Bruso ném cái nhìn lo lắng về phía ngài Yêge, rồi anh lẹ làng kéo cặp kính râm đang chu du trong quãng không lại gần mình và vội mang nó lên mắt. Sau việc đó, anh bình tĩnh trở lại.
Vụ rắc rối này chỉ kéo dài trong một vài giây, song trong một vài giây ngắn ngủi ấy, Caclo Dragoso đã kịp nhận thấy chủ nhân của mình có đôi mắt xanh tuyệt đẹp, cái nhìn sinh động của đôi mắt xanh này làm sao nói lên được sức nhìn kém cỏi?
Nhà thám tử không thể không suy nghĩ về sự lạ lùng này, vì ông đã quen suy nghẫm tất cả những việc gì lôi cuốn sự chú ý của ông. Những suy nghĩ của Dragoso chưa được tròn trịa thì đôi mắt xanh ấy đã lại biến mất dưới vòm mắt màu sẫm đã quen che đậy nó.
Thật là vô ích để nói rằng ngày đó Ilya Bruso đã không câu được con cá nào nữa. Sau khi băng bó vết thương một cách chu đáo, Ilya Bruso xếp cần câu lại. Hiện thời con thuyền đang lướt theo dòng nước xuống mạn dưới, hai người đang ăn bữa sáng.
Trước đó một chốc, thuyền họ đã lướt ngang chân núi Calembec, khối núi cao 350m, phần đỉnh của nó khống chế cả thành Viên. Bây giờ, càng đi sâu xuống dần, hai bên bờ sông càng sôi động hơn – điều này báo rằng họ sắp đến một thành phố lớn. an đầu làng mạc nằm rải rác, thưa thớt, nhưng cang đi tới thì làng mạc càng sít lại gần nhau. Sau đó là những ống khói nhà máy nhả khói làm bẩn bầu trời. Chẳng mấy đỗi, Ilya Bruso và người bạn đường của anh đã thấy thấp thoáng trên bờ vài cỗ xe ngựa thuê chúng mang lại cho vùng ngoại ô này dáng vẻ thành phố.
Xế chiều, chiếc sà lan đã bỏ lại phía sau vùng Nuxdop – một điểm đỗ lại của các con tàu hơi nước bị mắc cạn. Với chiếc thuyền con khiêm tốn, người câu cá đã không gặp một rở ngại nào. Tuy nhiên, nó không phải chở nhiều hành khách như các tàu thủy lớn vào trung tâm thành phố.
Hoàn toàn không gặp khó khăn trong các chuyển động của mình, Ilya Bruso chèo thuyền đi trên nhánh chính của sông Danube. Khoảng 4g, anh dừng lại bên bờ và thả neo tại một trong những cây Prater, khu công viên nổi tiếng dành cho thành Viên, cũng như rừng Bulonho dành cho thành Paris.
- Đôi mắt của anh bị sao thế? – lúc ấy Caclo Dragoso lên tiếng hỏi. Sau sự biến xảy ra với cặp kính ấy, ông đã không nói một lời nào.
Ilya Bruso ngưng việc và quay sang người hành khách.
- Đôi mắt! – anh lặp lại bằng giọng thắc mắc.
- Vâng. Đôi mắt bị gì? – Ngài Yêge nói  - Tôi thì cho là anh không khoái lắm khi phải mang cặp kính râm này?
- À – Ilya Bruso thốt lên – Cặp kính của tôi?... Mắt tôi nhìn kèm, và ánh nắng có hại cho mắt tôi, có thế thôi.
- Mắt nhìn kèm?... Đôi mắt đó mà nhìn kém sao?...
Giải thích xong, Ilya Bruso đã chấm dứt công việc neo thuyền. Người hành khách của anh nhìn anh có vẻ đăm chiêu.