Dịch giả: Trần Thanh Phong
- 14 -
GIỮA BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT

    
au lần thẩm vấn thứ hai, Xecgay Latco trở lại nhà giam mà trong lòng không hiểu được chuyện gì đã xảy ra. Phải khó nhọc lắm anh mới nghe được những câu hỏi của viên thẩm phán sau khi nah được nghe báo cáo của cảnh sát trưởng ở Goron, và anh đã trả lời cho những câu hỏi với vẻ ngây dại. Điều xảy ra đã vượt quá tầm hiểu biết của anh. Cuối cùng thì họ muốn gì ở anh? Bị bắt cóc, bị giam cầm bởi những kẻ thù vô danh trên tàu, anh vừa đoạt được tự do để rồi phải mất nó ngay lập tức; và chính lúc này người ta đã tìm thấy ở Xanca một Ilya Bruso khác, anh thì bị biến thành một kẻ khác, con người kia thì ở lại trong căn nhà của anh?... Điều này đã biến thành bức tranh quái dị!
Bị sững sờ, bị mất trí bởi hàng loạt sự kiện không thể nào giải thích nổi xảy đến liên tiếp, Xecgay Latco cảm thấy mình đang là một món đồ chơi cho những lực lượng thù địch hùng mạnh, cảm thấy mình như là một con mồi nhu nhược và bất lực bị hút vào bánh xe của cỗ xa đáng sợ có tên gọi là công lý.
Cơn tuyệt vọng này, sự biến mất của mọi nghị lực này đã hiển hiện một cách rõ rật trên gương mặt anh đến nỗi một trong những viên cai tù đi kèm theo anh cũng phải động lòng. Dù y cho rằng người tù là tội phạm nguy hiểm, ác độc, xấu xa nhất.
- Chắc rằng sự việc đã không tiến triển theo đúng ý anh muốn, có phải thế không anh bạn? – người coi tù ấy lên tiếng hỏi, vừa đặt vào âm giọng của mình một ý muốn nào đó nhằm làm cho người tù được tươi tỉnh lên, mặc dù nghề nghiệp của y luôn làm cho y thỏa thuê trước những sự khốn nạn của con người.
Y có thể trầm giọng xuống để nói, nhưng kết ảu vẫn hoàn không.
- Ái chà! – người coi tù tốt bụng lại nói tiếp – Anh bạn đừng quẫn trí. Ngài Izar Rona là ông cụ dễ thương, và biết đâu mọi việc sẽ được thu xếp tốt đẹp hơn là anh tưởng… bây giờ tôi sẽ để lại cho anh cái này… cái gì đó về quê hương anh… Cái này sẽ làm anh khuây khỏa…
Người tù vẫn ngồi bất động. Anh đã không hiểu gì cả.
Anh đã không nghe được những tiếng gõ nhịp của đồng hồ ở bên ngoài như thế nào, và anh cũng đã không trông thấy tờ báo mà viên quản ngục đã để lại khi đi ra. Tờ báo đưa ra những bí mật nghiệt ngã mà người tù đã gìn giữ - đây là hành động vô tình của viên cai ngục.
Từng giờ đồng hồ trôi qua. Ngày đã hết, rồi đêm đến, và một ngày mới lại bắt đầu. Như bị xiềng trên ghế, Xecgay latco đã không cảm thấy thời gian đang trôi đi như thế nào.
Tuy vậy, khi những tia nắng đâm thẳng vào mặt, anh mơ hồ như đã thoát khỏi tình trạng hôn mê của mình. Anh mở mắt và cái nhìn dáo dác của anh chạy tung khắp buồng giam. Cái trước tiên anh cảm nhận là tờ báo của viên cai tù đã để lại từ hôm trước đó do dự thông cảm.
 Tờ báo nằm trên bàn phơi bày đầu đề được in bằng cỡ chữ to. “Cuộc thảm sát ở Bungari” – đó là đầu đề thu hút Xacgay Latco. Anh run người và cuống cuồng chộp ngay tờ báo. Ý thức mau chóng quay lại với anh. Trong khi đọc báo, đôi mắt anh bật ra những tia lửa.
Những biến cố mà anh vừa được biết đây đang được bàn tán khắp châu Âu và chúng đã tạo ra những lời ta thán của bao con người căm phẫn trước những hành động tàn bạo ấy.
Như đã nói ở đầu câu chuyện này, toàn khu vực bán đảo Bancang lúc đó đã công phẫn. Hercegovi a đã nổi dậy vào mùa hè năm 1875, và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cử đi đàn áp cũng không thể dập tắt được. Đến lượt mình, Bungari, nổi dậy vào tháng năm 1878, Portu đã đáp lại những cuộc nổi dậy bằng sự tập trung quân lực hùng hậu ở vùng tam giác mà các điểm nhọn là Rusuco, Vidin và Xophia. Cuối cùng, vào ngày 1 và 2 tháng 7 cùng năm 1876, Xecbi và Tactuogoria đã gia nhập trận chiến, tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Người Xecbi dưới sự lãnh đạo của vị tướng Nga – Checuhiaep – lúc đầu đã giành được một vài chiến thắng, nhưng sau đó họ đành phải rút về biên giới của mình. Ngày mồng một tháng chín, công tước Milan đã phải yêu cầu ngưng chiến trong vòng 10 ngày, trong thời gian đó, ôn gta đã cầu xin sự can thiệp của các quốc vương hùng mạnh theo đạo thiên chúa, nhưng đáng tiếc là lời thỉnh cầu không được chấp thuận.
“Lúc đó – Eduard Drio viết trong bài báo “Chuyện phương Đông” của mình – là giai đoạn kinh khủng nhất của cuộc đấu tranh này, nó làm ta nhớ đến cuộc thảm sát ở Rio vào giai đoạn nổi dậy của Hy Lạp. Portu trong lúc đánh nhau với Xecbi và Tsetunogoria đã e sợ cuộc nổi dậy ở Bungari là Sephkat – pasa phải đàn áp cuộc nổi dậy, bất kể các phương tiện nào được dùn gđến? Rất có thể lắm. Những nhóm phỉ được vời đến từ châu Á đã nhảy xổ vào Bungari và dìm nó trong biển máu. Bọn chúng tha hồ tung hoành, gieo kinh hoàng khắp nơi, đốt trụi các làng mạc, giết chết những người đàn ông bằng những nhuc hình tinh tế nhất, rạch bụng phụ nữ, bẽ gãy xương trẻ em. Đếm được từ hai mươi lăm đến ba mươi ngàn nạn nhân…”
Những giọt mồ hôi to tuôn khắp khuôn mặt Xecgay Latco khi anh đọc xong bài báo. Chuyện gì đã xảy ra cho Natcha giữa biến động kinh khủng này?... nàng còn sống hay không? Hay nàng đã chết và cái xác của nàng – bụng bị phanh ra, xương thịt nát vụn – đã cùng với vô vàn những thi thể của bao nạn nhân vô tội khác bị biến thành bùn, thành máu, bị giày xéo bởi vó ngựa của quân thù?
Xecgay Latco đứng dậy và như con thú hoang đã bị nhốt trong chuồng, anh giận dữ chạy dọc chạy ngang trong buồng giam cố tìm lới ra ngoài để giúp Natcha.
Cơn tuyệt vọng này kéo dài không lâu. Khi đã bình tĩnh lại, anh ép mình phải bình tĩnh và sáng suốt để tìm lối ra gặp tự do.
Gặp viên thẩm phá, nói thẳng hết toàn bộ sự thật cho ôn gta nghe và cầu xin khoan hồng ư?... Như thế không được. Ông ta lấ cơ sở gì để tin vào người mãi dối trá, một người mà ông ta đã có thành kiến? Anh có đủ quyền lực để chỉ bằng lời nóicó thể phá tan những nghi ngờ đang đè nặng lên cái tên Latco hay không? Không. Đằng nào cũng phải điều tra, mà muốn thế phải mất thêm nhiều tuần, nhiều tháng nữa.
Phải vượt ngục!
Đây là lần đầu tiên kể từ lúc bị đưa đến đây, Xecgay Latco nghiên cứu buồng giam của mình. Chỉ cần một nhoáng là làm xong điều này. Bốn bức tường với hai khe hở: một là phía cánh cửa lớn, một phía là ô cửa sổ. Trong số bốn bức tường hì có ba bức là tườn chung cho những nhà giam khác của cùng nhà giam này. Chỉ có thể tìm được tự do qua cửa sổ.
Cửa sổ này rộng khoảng một thước rưỡi, rầm phía trên ăn lên trần phòng; lối đi tới bệ cửa sổ thì bị chắn lại bởi những thanh sắt to được gắn chặt vào tường. Nhưng nếu giải quyết được khó khăn này thì lại có khó khăn khác nảy sinh ra. Từ phía ngoài có loại mái che hay nắp chụp ma các mép bên hông của nó được gắn chặt vào tường. Nhưng nếu giải quyết được khó khăn này thì lại có khó khăn khác nảy sinh ra. Từ phía ngoài có loại mái che hay nắp chụp mà các mép bên hông cua nó được gắn chặt vào phía này lẫn phía kia của cửa sổ khép kín quang cảnh bên ngoài lại chỉ để thấy được một mảnh bầu trời nhỏ tí. Trước hết cần phải len được qua chấn song, không phải để đào tẩu, mà chỉ để tìm cách cho cuộc đào tẩu, rồi sau đó phải dùng hai tay chống người lên phần nóc của cái nắp chụp để quan sát vùng xung quanh.
Căn cứ theo độ dài của cầu thang mà anh đã đi qua lúc bị gọi đến gặp quan tòa. Xecgay Latco tính rằng anh đang ở trên tầng bốn của nhà tù. Khoảng cách từ đây đến mặt đất ít nhất cũng khoảng 12 đến 14m. Có thể vượt qua nổi chúng hay không? Vì sốt ruột muốn giải đáp cho câu hỏi này, anh quyết định bắt tay ngay vào việc.
Trước hết, có lẽ là phải tìm cho ra dụng cụ. Khi  bị bắt, cảnh sát đã tước hết đồ dùng của anh rồi, còn trong tù thì không có cái gì dùng được cả. Bàn, ghế đẩu, giường toàn bằng đá phủ lớp đệm rơm dày – đó là tất cả những thứ đồ bày biện trong phòng giam.
Xecgay Latco loay hoay tìm kiếm mà chẳng được gì, cuối cùng, trong khi mò mẫm quần áo của mình, anh mới sờ thấy có cái gì dó cưng cứng. Không khác gì những nhân viên cai tù, ngay bản thân anh cho đến lúc này đã không nghĩ đến một món đồ vô dụng như cái khóa nịt này. Bây giờ mới thấy mọi đồ vô dụng này rất cần cho anh, đó là một thứ duy nhất bằng sắt mà anh có được.
Sau khi tháo khóa nịt ra, không để phí mất một phút, Xecgay Latco bắt đầu làm việc với bệ cửa sổ tại rìa của một trong những song sắt và do tác động liên tục của những chốt nhỏ của khóa nịt, đã bắt đầu rắc bụi xuống sàn. Công việc này – bản thân nó đã nặng nhọc và rất chậm – đã bị phức tạp thêm lên bởi sự giám thị liên tục mà người tù phải chịu. Cứ mỗi giờ dồng hồ, viên cai ngục phải đến ghé mắt dòm qua cái lỗ cửa nhỏ xíu. Thế cho nên phải luôn luôn lắng nghe những tiếng chân bên ngoài, chỉ cần nghe thấy một dấu hiệu nhỏ nhất mạng lại nguy hiểm, anh phải ngừng ngay công việc và phải xóa sạch các dấu vết đáng nghi ngờ.
Để đạt được mục đích ấy, Xecgay Latco phải dùn gđến bánh mì của mình. Bánh mì bị trộn lẫn với bui từ trên tường rắc xuống hoàn toàn giống màu đá và nó là vải tốt nhất trám lại các lỗ hỗng bị đào nên. Những mẩu vụn bị đào ra thì anh đem giấu kín phía dưới giường mình.
Sau 12 giờ hì hục làm việc, song sắt đã bị đào sâu khoảng 3cm, nhưng cái chốt con đã bị mòn, Xecgay Latco liền bẻ gãy cái vòng khóa nịt và dùng mảnh gẫy vào việc. Thêm 12 giờ nữa thì những mẩu thép ấy biến mất.
May mắn thay, vận đỏ đã đến với anh. Khi người ta mang thức ăn đến, anh đã liều lĩnh giấu con dao nhỏ dùng cho bữa ăn lại, không ai để ý sự lấp cắp này, nên ngày hôm sau anh, một lần nữa, anh hành động. Thế là anh đã có được hai dụng cụ đáng tin cậy hơn vòng khóa nịt lúc trước. Nói cho đúng, đây là loại dao xấu, phế phẩm. Nhưng dù sao lưỡi dao cũng còn khá tốt, mà cán dao lại dễ sử dụng hơn.
Kể từ lúc này, công việc được làm nhanh hơn, dù là chưa đủ độ nhanh cần thiết. Sau này, xi măng có độ cứng của đá granit và tốn rất nhiều công sức mới làm nó vụn ra được. Xecgay Latco vẫn thường phải ngừng tay, khi thì cai ngục đi tuần tra, khi thì phải đến gặp thẩm phán để chịu thẩm vấn.
Kết quả của những lần lấy cung này đều giống nhau. Mỗi lần bị gọi đi như thế, Xecgay Latco phải giáp măt với một số nhân chứng ma những lời khai của họ cũng không rọi được tí ánh sáng nào vào vụ án. Nếu một số nhân chứng có cảm giác ngờ ngợ giữa Xecgay Latco với tên tội phạm mà ít nhiều họ đã thấy được giữa bàn ngày, khi họ trở thành nạn nhân của hắn, thì lại có người khác luôn khăng khăng chối bỏ bất cứ sự giống nhau nào giữa Latco và tội phạm. Ngài Rona đã cố công vô ích khi ông ta bắt bị cáo mang các hàm râu quai nón được cắt xé theo đủ mọi kiểu, hay buộc anh phải phô cặp mắt ra hay giấu chúng dưới một kính đen, ông ta cũng không nhận được một chứng cớ nào cho xác đáng.
Xecgay Latco đã hoàn toàn để tâm đến những cuộc phỏng vấn. Anh đã ngoan ngoãn tuân theo các cuộc thử nghiệm của ngài thẩm phán; anh trang hoàng cho cái đầu của mình bằng mái tóc giả, đeo những chòm râu giả, anh mang kính vào hoặc là tháo kính ra – tất cả anh đều răm rắp làm theo mà không một lời phản đối. Đầu óc anh bây giờ không nghĩ đến căn phòng lấy cung ấy nữa. Những ý nghĩ của anh giờ đây đang ở lại trong buồng giam, nơi đây có song sắt ngăn cách anh với tự do đang dần dần bị tuột khỏi mặt đá.
Phải cần đến bốn ngày làm việc mới phơi bày nó ra trọn vẹn được. Điều đó đã xảy ra vào tối ngày 23 tháng 9. Bây giờ chỉ còn việc cưa đôi phần trên của song sắt.
Công việc này khó khăn hơn nhiều. Xacgay Latco phải bám một tay vào chấn song, còn tay kia thì đẩy dụng cụ của mình dịch tới dịch lui. Con dao tầm thường đã sắm vai lưỡi cưa rất tồi và nó gặm sắt rất chậm. Anh phải nghỉ mệt từng lúc, do tư thế không được thuận lợi cho công việc.
Cuối cùng, ngày 29 tháng 9, sau 6 ngày nỗ lực làm việc, Xecgay Latco cảm thấy độ sâu của rãnh cũng đã khá đủ. Chỉ còm vài milimet nữa thôi là thanh sắt sẽ bị đứt lìa. Như thế, anh sẽ dễ dàng bẻ gẫy thanh sắt sau khi uốn cong chấn song. Chỉ còn thời gian. Lưỡi dao thứ hai đã bị biến thành sợi chỉ mỏng.
Sang sáng hôm sau, sau cuộc đi khám, Xecgay Latco có một giờ hoàn toàn tự do, anh tiếp tục lao vào công việc của mình. Như anh đã nghĩ, song sắt đã bị uốn cong một cách đễ dàng. Anh trường ra khỏi chấn song qua khe hở, dùng đến đôi tay chồm lên cái nắp chụp. Anh bắt đầu nhìn ngó một cách thèm khát.
Đúng như sự tính toán, từ mặt đết lên đến chỗ của anh là 14m. Chỉ cần có một sợi dây dài là có thể vượt qua được khoảng cách này.
Xecgay Latco xét thấy nhà tù bị bọc quanh bởi con đường dành cho lính gác, phía khác tiếp giáp với bức tường cao khoảng 8m và đằng sau nó thấp thoáng những mái nhà. Sau khi leo xuống, việc phải làm là băng qua bức tường, thế nhưng vừa nhìn lướt qua đã thấy khó có thể làm nổi điều này.
Cứ theo tầm xa của những ngôi nhà, chắc là đường phố vây quanh nhà giam. Xuống được mặt đường này rồi, kẻ đào tẩu sẽ thoát nạn. Nhưng làm thế nào để xuống đến đó được an toàn đây?
Trong lúc lo tìm phương kế thoát thân, Xecgây Latco đã bắt đầu chăm chú quan sát tất cả những gì còn khuất ở phía bên trái. Chừng nào chưa tìm được lối thoát, anh vẫn còn hồi hộp. Nhìn sang hướng này thấy con sông Danube  với mặt sông vàng vàng bị phủ kín bởi những con tàu đủ mọi kích thước. Một ố tàu đi xuôi hay đi ngược dòng sông, còn số khác thì đang neo tại bến. Thuyền của anh nằm hòa lẫn giữa bao con tàu khác và đã không có dấu hiệu gì chứng tỏ có người canh gác nó. Đây sẽ là vận may hiếm có, một khi anh làm chủ được chiếc thuyền. Nhờ nó anh sẽ đi qua được biên giới dộ non một giờ. Sang đến lãnh thổ Xecbi, anh sẽ mặc xác những con tàu Áo-Hung.
Xecgay Latco lại ngó sang bê phải và khiên anh chú ý. Một trụ sắt – có lẽ là vật dẫn của cột thu lôi – chạy từ mái nhà xuống, nó được giữ bằng những đinh sắt cứng rắn hình chữ U chốt vào tường nằm trong những cự ly đều đặn. Trụ sắt này chạy dài xuống đất và ở cách cửa sổ không xa lắm. Nếu với đến được trụ sắt, Latco sẽ dễ dàng men theo nó mà thoát xuống dưới.
Điều này xme ra có thể thực hiện được. Mái đua của nhà giam, một trong những kiểu trang trí cho tòa nhà, chạy ven theo tường làm thành phần gờ rộng khoảng 20 đến 25cm. Chỉ cần có máu lạnh và có nghị lực là có thể men theo phần gờ đó để đến được cột thu lôi.
Đáng tiếc là: nếu hành động bạo gan ấy đạt được thành công mỹ mãn, Latco cũng không ra được bức tường bên ngoài. Bị giam giữ trong buồn giam hay là trong vuông sân của nhà tù thì đằng nào cũng là tù nhân thôi.
Bây giờ Xecgay Latco mới bắt đầu xem xét bức tường thật chăm chú – một việc mà trước đó anh chưa làm – phần phía trên của nó được trang trí bằng những cái gờ vuông ở cả hai bên, nằm cạnh nhau. Anh chú tâm quan sát kiểu hoa văn kiến trúc này, rồi sau đó anh trườn trên bệ cửa sổ, quay trở vào buồng giam, ra sức xóa hết mọi dấu vết khả nghi.
Anh đã quyết định. Anh đã tìm ra cách vượt ngục bất chấp tất cả. Cho dù phải mạo hiểm như thế nào đi nữa, phương án vượt ngục cần phải đươc thực hiện. Cuối cùng dẫu có chết cũng còn tốt hơn là phải tiếp tục sống trong cảnh giày vò đau khổ như thế này.
Anh kiên trì chờ đợi cuộc tuần tra thứ hai. Sau khi biết chắc là mình đã có thời gian, anh bắt tay vào hoàn thành công cuộc chuẩn bị. Anh dùng những khúc dao gãy cắt vải trải giường ra khoảng 50 mảnh dài có bề rộng cỡ vài phân. Để những viên cai tù không để ý, anh để lại phần khổ vải và cái giường còn giữ được vẻ ngoài. Chắc chắn họ sẽ không nghĩ đến việc phải nâng tấm chăn lên.
Với những mảnh vải đã cắt ra, anh tết lại làm bốn theo dạng ruy băng. Anh bỏ suốt ngày để làm công việc này. Cuối cùng, đến ngàu mồng một tháng 10, gần đến trưa thì Xecgay Latco đã có được sợi dây thật chắc, dài từ 14 đến 15 mét. Anh đem giấu sợi dây xuống giường thật cẩn thận.
Tất cả đã chuẩn bị xong, và anh định sẽ vượt ngục vào đêm nay, lúc 9 giờ.
Xetgay Latco đã suy ngẫm công việc của mình đến những chi tiết nhỏ nhất trong đêm cuối cùng này, đồng thời cố xem xét trong đầu từng cái may rủi, nguy hiểm. Cái gì đang chờ đợi anh: tự do hay là chết? Sắp tới đây sẽ rõ điều ấy. Anh mạo hiểm, dù có thế nào chăng nữa.
Bỗng nhiên, ngay trước lúc đồng hồ điểm giờ hành động, số phận đã dành sẵn cho anh lần thử thách cuối cùng. Khoảng ba giờ chiều ngày đó, chợt cái then cửa buồng giam bị dịch đi phát ra tiếng động thật lớn. Họ lại muốn gì ở anh đây? Lại dẫn anh đến gặp ngài Izar Rona nữa ư? Nhưng đã qua rồi cái giờ mà thường khi anh phải chịu thẩm vấn?
Không, không phải họ đến dẫn anh đi thẩm vấn. Nhìn qua cánh cửa đã mở, Xecgay Latco thấy có khoảng 3 người lạ mặt đang đứng nhìn viên cai tù. Trong nhóm có một người đàn bà trẻ khoảng 20 tuổi, có gương mặt hiền hậu, dễ thương. Còn hai người đàn ông đi cùng nàng, có lẽ một người là chồng nàng. Căn cứ theo cử chỉ và dáng điệu của viên cai ngục, có thể đoán người đàn ông kia là giám đốc nhà giam.
Có lẽ đây là cuộc viếng thăm. Qua thái độ cư xử lễ độ, thì hai người khách này thuộc tầng lớp thượng lưu, thậm chí có thể là cặp vợ chồng công tước đi du ngoạn và giám đốc nhà giam giữ vai trò hướng dẫn cho họ. Ông lên tiếng giải thích hai vị khách:
- Người bị giam trong buồng này không ai khác hơn là Latco lừng danh, thủ lãnh băng cướp trên sông Danube. Đương nhiên quý vị cũng đã nghe qua danh tiếng của hắn.
Người đàn bà trẻ nhìn kẻ ác ôn nổi tiến bằng cái nhìn đầy sợ hãi. Nhưng phạm nhân thì hoàn toàn không có vẻ kinh khủng gì cả. Thật không thể tưởng tượng được rằng thủ lĩnh băng cướp lừng danh với những hành vi tàn bạo lại là người gầy rạc, hốc hác, mặt tái xanh chở đôi mắt đượm buồn và đầy tuyệt vọng.
- hắn vẫn đang cố bào chữa cho sự vô tội của mình – viên giám đốc lạnh lùng nói thêm – Nhưng chúng tôi đâu lạ gì những lời bẻm mép ấy!
Sau đó, ông ta chỉ cho khách xem sự trật tự ngăn nắp trong buồng giam cùng sự sạch sẽ tuyệt vời của nó. Trong lúc hăng say, ông ta còn bước qua ngưỡng cửa buồng giam và sửa soạn đển tựa vào cửa sổ để đứng đối mặt với các thính giả.
Con tim của Xecgay Latco đột ngột ngừng đập. Diễn giả không hề nghi ngờ gì cả, ông ta đụng nhẹ vào ngay chỗ mà người ta đã làm việc, và xi măng đã bắt đầu tuôn xuống thành một dòng  thật mảnh. Bằng một cửa động khác, lông ta chạm vào vật trám bằng bánh mỳ và nó bị bung ngay khỏi đá và rơi xuống sàn. Xecgay Latco đứng chết lịm khi phát hiện ra phần đầu mút trần trụi của thanh sắt đã bị lộ rõ trong cái lỗ sâu.
Có ai thấy cái này không? Có mà! Trong khi chồng của người đàn bà trẻ và viên giám đốc nhà giam đang xem xét chăm chú cái bàn như nó là cái đối tượng rất quan trọng, còn người cai tù đứng quay lưng một cách lễ độ, chăm chú vào hành lang sâu hun hút, thì vị khách nữ lại ngó sững vào cái lỗ sâu bị khoét trên tường, và nét mặt của cô nàng đã nói lên được rằng cô nàng đã hiểu cái ý nghĩa ẩn sâu của nó.
Cô nàng định lên tiếng… chỉ bằng một lời thôi; thế là mọi công lao tiêu thành mây khói… Xecgay Latco chờ đợi và cảm giác được rằng sinh lực của mình đang cạn dần, cạn dần…
Mặt hơi tái đi, người đàn bà trẻ ngước lên nhìn người tù và đã bọc lấy anh chỉ bằng một cái nhìn trong sáng của mình. Cô nàng có thấ chăng những giọt nước mắt to tròn đang lăn đi chầm chậm từ dưới hàng mi của kẻ bất hạnh? Có hiểu được chăng lời cầu xin thầm lặng của người tù? Có hiểu tình trạng tuyệt vọng kinh khủng của anh ta?
Khoảng 10 giây bi kịch trôi qua, người đàn bà trẻ đột nhiên quay đi, rồi buông ra một tiếng thét đau đớn. Những người kia lao về phía nàng. Chuyện gì đã xảy ra? Không có gì nghiêm trọng, nàng run giọng giải thích, vừa cố nhỏn miệng cười. Chẳng qua nàng đã bị sái chân một cách ngu ngốc. Có thế thôi mà!
Trong lúc Xecgay Latco kín đáo đứng án trước cái thanh sắt tội lỗi, thì người chồng và viên giám đốc coi tù lại lăng xăng líu xíu. Hai người bỏ ra ngoài, vừa đỡ nạn nhân của cái đau tưởng tượng, còn người thứ ba vội vàng cài lại then cửa. Xetgay Latco còn lại trơ trọi một mình.
Thật muôn vàn đội ơn hành động nhân từ ấy! Xecgay Latco đã được cứu thoát nhờ nàng! Anh đã chịu ơn nàng cuộc sống, còn hơn cả cuộc sống – đó là tự do!
Mệt rã rời, anh ngã lăn ra giường. Sự xúc động quả là khắc nghiệt. Bộ não của anh đã nhũn đi dưới đòn đánh cuối cùng này của số mạng.
Ngày qua yên tĩnh và cuối cùng tháp đồng hồ của thành phố gõ chín tiếng. Mây đen bịt kín bầu trời, và bóng đêm chụp cái nón đen tuyền lên vạn vật.
Tiếng động xa xa trong hành lang báo rằng đã đến giờ đi khám. Đội cảnh vệ dừng lại trước cửa. Viên cai tù ngó vào lỗ mắt cửa, sau đó hài lòng lánh đi xa. Người tù đã ngủ, chắn đã đắp lên tận cằm. Đội tuần tra đi xa, những tiếng chân đã lặng đi.
Giờ hành động đã đến.
Xecgay Latco nhảy thoắt xuống giường và đặt cái đêm bên dưới tấm chăn giả làm người đang ngủ say trong buồng giam tối mù mù. Xong xuôi, anh lấy dây, trường người qua chấn song, ngồi trên nóc cao của cái nắp chụp bên ngoài cũng như lần trước.
Các mái đua tô điểm cho tòa nhà được xây phía đỉnh của mỗi tầng; Xecgay Latco sẽ trèo xuống khoảng bốn mét – đây là khó khăn mà anh đã nhìn thấy trước. Sau khi tung dây qua một trong những thanh sắt và hai tay giữ chặt lấy đầu dây, anh nhẹ nhàng thả mình xuống phần gờ tường.
Tỳ lưng vào tường và tay trái giữ chặt dây, kẻ đào tẩu nghỉ mệt. Làm sao giữ được cân bằng trên thành gờ hẹp té này? Chỉ vừa buông lơi sợi dây là anh đã cảm thấy mình như đang bay xuống phía dưới.
Anh đã khôn khéo chuyển động thật chậm, tay phải đã chụp được sợi dây, còn tay trái thì mò mẫm bên phần tường của cái nắp chụp. nắp chụp cần phải có cái bệ đỡ bởi vì nó không được gài trực tiếp vào cửa sổ. Xecgay Latco đã nghĩ đúng: tay của anh đã sờ đến vật chắn mà cái móc sắt được gài hẳn vào tường.
Mặc dù cái bệ đỡ được hình dung là cái móc sắt yếu ớt, người ta cũng đành phải thỏa mãn với nó mà thôi. Sau khi bấu mấy đầu ngón tay vào cái móc ấy, Xecgay Latco từ từ kéo đầu dây đã hơi bị trượt qua vai về sát mình. Bây giờ cho dù kẻ đào tẩu có muốn quay trở lại buồng giam, anh cũng không thể làm được điều đó. Cần phải đi đến đích, vì không còn cách nào khác.
Xecgay Latco đánh bạo quay đầu nhìn trụ sắt của cột thu lôi được xem là đối tượng giúp anh trèo xuống dưới. Thật là kinh khủng khi anh nhìn thấy khỏang cách giữa trụ sắt ấy với cái nắp chụp, một vật mà anh không dám buông ra vì sợ phải té ngửa giữa độ cao này là hơn hai mét!
Mặc dù vậy, Latco cũng phải quyết định. Anh không thể cứ đứng mãi trên thanh gờ tường hẹp, lưng tựa vào bức tường và bám vào đoạn sắt nhỏ trợ trụi sẵn sáng tuột khỏi các ngón tay của anh. Phải chết thì hay hơn đấy, nhưng cần phải thử thách lần cuối để cứu mình cái đã.
Xecgay Latco dịch người xa khỏi cửa sổ, tay trái vươn thẳng ra như cái lò xo bị giãn, sau đó anh bung khỏi bệ đỡ và phóng mình qua bên phải.
Anh ngã dúi, vai đập mạnh xuống mái đua. Nhưng hai tay vươn thẳng ra đã chộp được cột thu lôi.
Khó khă đầu tiên đã vượt qua. Chỉ còn thắng được cái thứ hai.
Xecgay Latco trượt theo trụ sắt xuống phía dưới và dừng lại tại định sắt chữ U ghét chặt cột thu lôi vào tường. Anh đứng ở vị trí này, bắt đầu lấy hơi và suy nghĩ.
Mặt đất lạc mất hẳn trong bóng tối dày đặc, nhưng kẻ đào tẩu vẫn nghe được những nhịp chân từ phía dưới vẳng lên một cách đều đặn. Có lẽ lính canh đang đi lại ở dưới đó. Căn cứ theo tiếng động vẳng lên, khi mạnh và to dần lên, khi yếu và khẽ dần đi thì có thể đoán được rằng người lính canh đã băng qua phần lộ nhỏ tiếp giáp với tòa nhà giam tại chỗ này, sau đó hắn quay vòng sang hướng của mặt tiền khác, rồi quay trở lại đây, vừa nhịp bước đều đặn tới lui. Xecgay Latco dự trù là người lính sẽ vắng mặt tại chỗ trong khoảng ba, bốn phút. Anh phải tranh thủ khoảng thời gian này để vượt qua khỏang cách giữa anh và phần tường bên ngoài.
Anh nhận ra được đỉnh tường phía dưới vì màu trắng của nó nổi rất rõ giữa bóng tối, song anh lại không thể trông rõ được những đoạn gờ tường tô điểm cho phần trên cao của của nó.
Xecgay Latco truột xuống dưới, dừng lại tại một đinh sắt chữ U nữa. Vị trí này cách phần đỉnh tường anh phải vượt qua, là khoảng hai ba mét.
Anh lấy điềm tĩnh và sẵn sáng phóng đi. Xecgay Latco chập đầu dây lại làm đôi và thắt nó thành cái thòng lọng. Đoạn, anh giữ chặt hai đầu dây trống và bắt đầu ném cái nút thòng lọng xuống đỉnh tườn bên dưới, cố cho nó siết chặt vào một phần gờ tường.
Không dễ gì làm được theo ý mình muốn. Bóng tối dày đặc đủ che kín mục tiêu, đành chỉ nhờ vào may rủi. Anh đã ném dây đến 20 lần ma chẳng thành công, cuối cùng anh mới cảm thấy sợi dây đã nhắm trúng đích. Xecgay Latco gồng cơ bắp và sợi dây được thít chặt lại. vậy là xong: dây thòng lọng đã quấn chặt quanh gờ tường. Kẻ đào tẩu siết chặt sợi dây. Anh cho một đầu dây chui qua giữa mặt tường và cột thu lôi, sau đó cột thật chặt vào đầu dây khác. Bây giờ thì đoạn cầu nối đã được bắc ngang phía trên con lộ nhỏ dùng để lính tuần tra.
Chao ôi, đoạn cầu nối này khó bảo đảm lắm. Liệu sợ dây có bị đứt hay là nó không thít chặt vào gờ tường mà nó đang bám hay không? Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra thì anh sẽ bị ngã từ độ cao 10m, còn trường hợp thứ hai: anh sẽ dao động như con lắc đập đầu vào bức tường của nhà giam.
Xecgay Latco cứ mãi bị chao động trước mối nguy như thế. Anh bắt đầu giữ chặt sợi dây và lắng nghe tiếng bước chân của người lính canh bên dưới, sẵn sáng lao vào khoảng không.
Người lính canh đang ở đúng phía dưới Xacgay Latco. Sau đó hắn rẽ ra sau góc tòa nhà, và những tiếng chân của hắn đã lặng đi. Phải lợi dụng ngay gây phút mà hắn vắng mặt.
Xecgay Latco buông mình vào trong không gian. Treo mình lơ lửng giữa bầu trời và mặt đất, Xecgay Latco bò dần đi một cách dè dặt và nhịp nhàng, không lo lắng đến chuyện sợi dây đang bị võng xuống dưới sức nặng thân thể của anh, và độ oằn của nó đã đạt đến biên độ lớn nhất khi anh bò đến giữa chặng đường. Anh muốn vượt ngục. Anh sẽ vượt ngục được.
Anh đã qua lọt. Phải mất hơn một phút anh mới vượt qua được cái vực thẳm chióng măt này và anh đã chạm được phần đỉnh tường.
Không thiết nghỉ ngơi, anh càng lúc càng vội, luôn tin tưởng sắt đá vào sự thành công mà mình khao khát. Chứa hẳn 10 phút đã trôi qua tính từ lúc anh thoát khỏi nhà giam, nhưng anh thấy hình như mình đã chịu trong một khoảng thời gian dài hơn một giờ. Anh lo sợ không biết bất chợt cai tù có hứng thú ghé đến kiểm tra phòng giam hay không? Lúc đó cai ngục có phát giác sự biến mất của anh hay không, mặc dù anh đã lèn đệm dưới chăn? Đến lúc đó chắc chắn anh đã ở xa rồi, con thuyền đang ở đây, cách anh khoảng đôi ba bước chân! Chỉ cần vài nhát chèo là họ sẽ không truy đuổi kịp anh.
Tạm ngừng công việc của mình khi người lích canh đến gần, Xecgay Latco vội kéo nút dây lại phía mình, tháo nó ra sau đó anh cột nó, quấn quanh thành gờ tường và bắt đầu tuột xuống dưới, tin chắc là dưới đường không có ai.
Vừa chạm xuống mặt đất một cách an toàn, Xecgay Latco giật sợi dây xuống chân mình, cuộn nó lại thành nút. Tất cả đã xong xuôi. Anh đã được tự do, và hoàn toàn không để lại một dấu vết nào.
Nhưng, chưa kịp đi tìm con thuyền của mình, anh đã nghe giọng nói thoát ra từ torng bóng tối.
- Chết thật! – giọng nói vang lên ở khoảng cách hơn đó mười bước chân – dám chắc đây là anh Ilya Bruso!
Xecgay Latco run lên vì vui mừng. Vận số đã đứng về phía anh và đã gửi đến anh sự giúp đỡ của những người bạn.
- Ngài Yêge! – anh phấn chí kêu to lên trong lúc người khách qua đường ấy bước khỏi bóng tối và đi về phía mình.