Phần Bốn

    
au đó là tổng tuyển cử và Allende đắc cử.ttôi đến gần chiếc gương soi trong nhà và tôi muốn đặt một câu hỏi mấu chốt mà tôi dành cho đến giờ phút này, nhưng câu hỏi không muốn bật ra khỏi đôi môi khô nẻ của tôi. không ai ngăn nổi điều đó. đêm chiến thắng của Allende tôi ra khỏi nhà và đi bộ đến nhà Farewell. Ông ta trực tiếp mở cửa cho tôi. Farewell già nhanh quá. Vào thời điểm đó, Farewell cũng phải ngót nghét tám mươi hay có lẽ còn hơn và ông ta thôi không mò thắt lưng cũng không sờ mông tôi như những lần gặp xưa kia. Và ođi Sebastian, ông bảo tôi. Tôi theo ông vào phòng khách. Farewell đến bên máy điện thoại. người đầu tiên mà ông gọi là Neruda. Nhưng ông không liên lạc được với Neruda. Sau đó, ông gọi Nicanor Parra. Cũng thế. Tôi gieo mình xuống ghế, và úp hai tay lên mặt. tôi vẫn còn nghe Farewell quay số gọi bốn hay năm nhà thơ nữa nhưng không có kết quả. Chúng tôi ngồi vào bàn uống rượu. tôi nnói nhưng ông là nếu ông không thấy áy náy thì điện thoại cho một số nhà thơ Công giáo mà chúng tôi cùng quen biết. toàn là những kẻ tồi, Farewell nói, chắc là chúng đang ở ngoài đường ăn mừng thắng lợi của Allende. Sau vài tiếng đồng hồ Farewell ngồi trên ghế ngủ ngon lành. Tôi muốn đưa ông ta lên giường nhưng ông ta quá nặng nên tôi để ông ta ngủ trên ghế. Khi về đến nhà tôi ngồi vào đọc các tác giả Hy Lạp. hãy tuân theo ý nguyện của Chúa, tôi tự nhủ. Rồi tôi đọc lại các tác giả Hy Lạp. bắt đầu với Homero như người ta vẫn làm theo thói quen, tiếp theo tôi đọc Tales de Mileto, Jenofanes de Colofon, Alcmeon de Crotona và Zenon de Elea (tác giả này rất hay). Sau đó, người ta giết một vị tướng trong quân đội ủng hộ Allende, Chile lập lại quan hệ ngoại giao với Cuba, rồi điều tra dân số cả nước có 8.884.768 người, tivi chiếu bộ phim truyền hình nhiều tập Quyền được sinh ra trên đời, còn tôi thì đọc Tirteo de Esparta, rồi Arquiloco de Paros, Solon de Atenas, Hiponacte de Efeso, Estesicoro de Himera, Safo de Mitilene, Teognis de Megara, Anacreonte de Teos và Pindaro de Tebas (là một trong những nhà văn mà tôi ưa thích nhất), và chính phủ quốc hữu hóa các mỏ đồng, sau đó là các mỏ muối, mỏ sắt và Pablo Neruda nhận giải thưởng Nobel, Diaz Casanueva nhận giải thưởng văn học quốc gia, và Fidel Castro thăm Chile, nhiều người nghĩ rằng ông ta sẽ ở lại và sống vĩnh viễn ở Chile, rồi ông Bộ trưởng Pérez Zujovic beg Đảng Dân Chủ thiên chúa giáo bị sát hại, Lafourcade cho in cuốn Con bồ câu trắng mới ra ràng mà tôi đã đọc và viết một bài phê bình dài gần như khúc hát khải hoàn mặc dù trong thâm tâm tôi biết cuốn tiểu thuyết ngắn ấy chẳng có giá trị gì, rồi người ta tổ chức cuộc tuần hành đầu tiên của các bà nội trợ chống Allende còn tôi thì đọc bi kịch của Sofocles và Euripides rồi đến Acleo de Mitilen, Esopo, Hesiodo và Herodoto (là sử gia xuất chúng thời Hy Lạp cổ đại), rồi Chile lâm vào tình trạng thiếu thốn, lạm phát, chợ đen và cảnh xếp hàng dài dằng dặc để mua thực phẩm, cải cách điền địa trưng thu điền trang của Farewell và nhiều điền trang khác, Bộ Phụ nữ quốc gia được tổ chức, Allende thăm Mexico và dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, và nhiều vụ ám sát xảy ra, còn tôi thì đọc Tucidides, những quyển sách của Tucidides về những cuộc chiến tranh kéo dài, về những con sông, những bình nguyên, những cao nguyên, những trận gió lướt qua trang giấy bị ố vì thời gian và những con người của Tucidides, những người cầm sung, những người tay không, những người hái nho, những người đứng trên núi cao nhìn về đường chân trời xa xăm, cái chân trời mà tôi thấy mù mờ lẫn với hàng triệu sinh linh đang chờ đợi để được sinh ra trên đời, cái chân trời mà Tucidides đã nhìn thấy và tôi phát run lên ở đó, rồi tôi lại đọc sách của Demostenes, của Menandro, của Aristoteles và của Platon (nhà triết học này dạy cho ta nhiều điều ), rồi đình công nổ ra, một Đại tá chỉ huy trung đoàn thiết giáp định đảo chính, một phóng viên bị giết khi đang chụp ảnh rồi sau đó người ta hạ thủ vị sĩ quan hải quân hầu cận của Allende, rồi xáo trộn, thóa mạ lẫn nhau, người ta chửi rủa, viết vẽ lên tường, hàng nửa triệu người xuống đường biểu tình ủng hộ Allende, sau đó xảy ra đảo chính, nổi dậy, phát ngôn của giới quân sự và người ta ném bom vào dinh Tổng thống, khi trận ném bom ngừng thì ngài Tổng thống tự vẫn, mọi sự kế thúc. Khi ấy, tôi ngồi không động đậy, ngón tay còn để nguyên trên trang sách đang đọc dở, và tôi nghĩ thật an bình. Tôi đứng dậy, thò đầu ra cửa sổ, thật yên lặng. bầu trời xanh, mộtmàu xanh trong thăm thẳm, đây đó điểm vài cụm mây. Phía đàng xa có một chiếc trực thăng. Không kịp khép cửa sổ, tôi quỳ xuống đọc kinh cầu cho Chile, cầu cho tất cả những người Chile, cầu cho tất cả những người đã chết và cho những người đang sống. sau đó,tôi gọi điện thoại cho Farewell. Ông có khỏe không? Tôi hỏi. tớ đang nhảy một chân đây, ông ta trả lời. những ngày sau đó là những ngày lạ lùng, dường như tất cả chúng tôi vừa bừng tỉnh sau cơn mê và trở về cuộc sống thực, mặc dù đôi lúc cảm giác lại hoàn toàn ngược lại, đột nhiên tất cả chúng tôi lại rơi vào cơn mơ. Và phản ứng thường ngày của chúng tôi diễn biến theo những thông số bất bình thường, trong mơ mọi cái đều có thể xảy ra và người ta chấp nhận để mọi cái xảy ra. mọi cử động đều trở nên khác thường. chúng tôi cử động như những con nai hay như con hổ học lối cử động của những con nai. Chúng tôi cử động như trong tranh của Vassarely. Chúng tôi cử độ ngdường như cái bóng và coi cử chỉ khác thường ấy chẳng hệ trọng gì. Cũngnói. cũng ăn. nhưng thực tế chúng tôi cố gắng không nghĩ là mình đang nói, không nghĩ là mình đang ăn. Một tối nọ, tôi nhận được tin Neruda qua đời. tôi gọi cho Farewell. Pablo mất rồi, tôi nói. Chúng ta dự tang lễ chứ? Tớ có, Farewell nói. Tôi đi với ông, tôi nói. Buông điện thoại rồi mà tôi tưởng mình vẫn đang nói chuyện, như trong mơ. Sáng ngày hôm sau, chúng tôi ra nghĩa trang. Farewell mặc rất trang trọng. ông ta giống như một bóng ma nhưng trang phục rất bảnh bao. Họ sẽ trả lại điền trang chotớ, ông ta nói nhỏ vào tai tôi. Rất nhiều người tham gia đám tang, càng lúc càng đông. Farewell bảo, sao lắm bọn nhóc thế này. Hãy cố kìm nén lòng mình, tôi nói với Farewell. Tôi nhìn vào mặt ông ta, Farewell vừa đi vừa nháy mắt với một số người không quen biết. những người ấy đều trẻ và hình như tất cả đều tỏ ra đau buồn, tôi lại có cảm giác như họ hiện lên từ trong giấc mơ, nơi mà nỗi buồn, niềm vui chẳng qua chỉ là một sự cố siêu hình. Có ai đó đàng sau chúng tôi nhận raFarewell, họ nói với nhau đúng là Farewell, nhà phê bình Farewell đấy. những lời ấy thốt ra từ trong một giấc mơ và lẫn vào giấc mơ khác. sau đó có người gào lên. Đúng là cuồng loạn. rồi những kẻ cuồng loạn khác cùng đồng thanh gào cùng một điệp khúc. Có chuyện gì chăng? Farewell hỏi. người ta bày tỏssựtiế c thương lần cuối ấy mà, tôi trả lời, đừng lo, sắp tới nghĩa trang rồi. Pablo đâu rồi, Farewell hỏi. phía trước, trong quan tài, tôi trả lời. đừng ngốc thế, Farewell nói, tớ đã già nua lẩn thẩn đâu.xin lỗi, tôi nói. Được thôi, Farewell đáp. Buồn là đám tang bây giờ không giống như trước đây, Farewell lại nói. Đúng như vậy, tôi nói. Trước đây có đủ lại văn tế và đủ kiểu tiễn đưa, Farewell nói. Theo kiểu Pháp mà, tôi nói. Tớ định viết một bài điếu thật hay để tiễn chân Pablo, Farewell nói rồi bật khóc. Tôi nghĩ có lẽ chúng tôi đang đi trong giấc mơ. Lúc hai chúng tôi dắt tay nhau rời nghĩa trang, tôi thấy có người dựa trên nấm mồ mà ngủ. một cơn ớn lạnh chạy suốt dọc sống lưng tôi. Những gay sau đó tương đối yên tĩnh, và tôi thấy mệt mỏi vì đọc quá nhiều tác giả Hy Lạp. thế là tôi chuyển sang đọc văn học Chile và có ý định viết một vài bài thơ. Thoạt đầu tôi chỉ vận được mấy câu đoản trường, sau đó không biết việc gì đã xảy ra với tôi. Từ chỗ thánh thiện thơ tôi chuyển sang lối thơ quỷ ám. Nhiều lần tôi muốn khai với cha giải tộli những vần thơ đã làm, nhưng lại không dám. Nhân vật trong thơ là những mụ đàn bà bị tôi rỉa rói không thương tiếc, là những gã đàn ông đồng tính luyến ái, là những đứa bé bị bỏ rơi nơi nhà ga vắng vẻ. tóm lại, trước đây thơ tôi luôn có chừng mực nhưng giờ đây nếu nói một cách toan tính ở góc độ nào đó thì nó là thơ của Thần Rượu. nhưng thực tế nó không có mùi rượu, cũng không phải bị quỷ ám, đó là những vần thơ điên dại. phải chăng những người đàn bà đáng thương kia đã làm gì tôi? Có ai trong số họ đã lừa dối tôi chăng? Phải chăng những gã đồng tính luyến ái đã làm gì tôi? Họ chẳng làm gì tôi hết. những người đàn bà và những gã đồng tính luyến ái đó chẳng làm gì tôi hết. và lạy Chúatôi, những đứa bé lại càng không. Thế thì tại sao những đứa bé bất hạnh đó lại bị quay vào cảnh tồi tệ như vậy? phải chăng một trong số những đứa bé đó lại chính là tôi? phải chăng chúng là những đứa trẻ chẳng được ai sinh ra? phải chăng chúng là những đứa con bị bỏ rơi của những người cha người mẹ bị bỏ rơi mà chúng chẳng bao giờ biết mặt? cớ gì thơ tôi lại điên dại như thế? Dẫu sao, cuộc sống thường nhật của tôi trong những ngày ấy vẫn trôi qua hết sức bình lặng. tôi nnói nhưng giọng vừa phải, không bao giờ cáu giận, lúc nào cũng đúng giờ và luôn luôn ngăn nắp. tối tối, tôi đọc kinh và đi vào giấc ngủ rất dễ dàng, cũng có đôi lần gặp ác mộng nhưng đó là những chuyện thường tình vì thời gian ấy không ít thì nhiều ai ai cũng thỉnh thoảng bị vài cơn ác mộng. sáng sáng, dù thế nào tôi cũng thức dậy một cách sảng khoái với tinh thần sẵn sàng làm các việc trong ngày. Vào một sáng nọ, tôi được bảo là có người đến thăm đang chờ ở phòng khách. Rửa mặt xong tôi xuống ngay tầng trệt. tôi thấy ngài Odeim đang ngồi trên chiếc ghế băng bằng gỗ kê sát tường. còn ngài Oido thì chắp tay sau lưng đứng ngắm bức tranh của một họa sĩ tự xưng là thuộc trường phái biểu hiện (thực ra là một họa sĩ theo chủ nghĩa ấn tượng). thấytôi, cả hai đều tươi cười như thể gặp được bạn lâu năm. Tôi mời họ cùng ăn sáng. Đáng ngạc nhiên là cả hai đều bảo họ đã ăn sáng từ lâu mặc dù đồng hồ trên tường mới chạy quá con số tám mấy phút. Họ nhận uống với tôi tách trà, chỉ là để cùng ngồi với tôi. Bữa sáng của tôi chỉ có vậy thôi, tôi nói, một tách trà không đường, mấy lát bánh mì quệt bơ với mứt hộp và một ly nước cam tươi. Đó là một bữa sáng cân đối, ngài Odeim lên tiếng. ngài Oido không nói gì. Theo sở thích của tôi, chị giúp việc dọn bữa sáng ngoài hiên, từ đó có thể nhìn ra vườn và nhìn những cây to che khuất một phần tường bao của nhà trường. chúng con đến dđây nhưng một đề nghị rất tế nhị, ngài Odeim nói. Tôi gậ tđầu, không nói gì. Ngài Oido đã nhón một trong mấy lát bánh mì của tôi và đang phết bơ. Có điều là phải hết sức bí mật, ngài Odeim nói tiếp, nhất là lúc này, trong tình hình hiện nay. Tôi nói rằng tôi hiểu rõ điều đó. ngài Oido cắn một miếng bánh mì rồi nhìn ba cây sa mu khổng lồ vươn cao trong vườn hoa trường Đại học Thiên Chúa giáo. Ba cây ấy là niềm tự hào của trường chúng tôi. Thưa cha, cha đã biết rồi đó, dân Chile chúng ta là những người hay khoe mẽ, không phải là với ý đồ xấu, điều đó thì rõ rồi, nhưng chúng ta thích khoe mẽ hơn những người khác. tôi im lặng. ngài Oido cắn đến miếng thứ ba là vừa hết lát bánh mì và bắt đầu phết bơ lát thứ hai. Ý con muốn nói với cha điều gì ư? Ngài Odeim tự đặt câu hỏi r điều văn vẻ. chuyện là thế này, vấn đề mà chúng con muốn nêu ra đây đòi hỏi phải tuyệt đối giữ bí mật. được, tôinói, ta hiểu mà. Ngài Oido thêm trà rồi đánh ngón tay cái vào ngón tay giữa thành tiếng tách tách gọi chị giúp việc mang cho ngài ít sữa. cha hiểu gì nào? Ngài Odeim cười chân thành và thân thiện hỏi tôi. Tức là các vị yêu cầu ta phải cẩn trọng một cách tuyệt đối, tôi trả lời. vâng, cơ mà còn hơn thế nữa, ngài Odeim nói, phải cẩn trọng siêu tuyệt đối, vừa cẩn trọng vừa giữ bí mật tuyệt đối một cách khác thường. tôi định sửa câu văn cho ông ta nhưng lại thôi vì tôi nóng lòng muốn biết họ cần gì ở tôi. Chabt ít nhiều về chủ nghĩa Marx chứ ạ? Ngài Oido hỏi tôi sau khi cầm tờ giấy lau miệng. ta biết đôi chút, tôi trả lời, nhưng chỉ là để mở mang tri thức thôi, nghĩa là chẳng ai phải tránh xa cái học thuyết đó bằng ta, điều này ai cũng có thể phát biểu được. nhưng mà cha biết hay không biết? biết một chút thôi, tôi trả lời, càng lúc càng thấy hồi hộp. trong thư viện của cha có sách về chủ nghĩa Marx không? Ngài Oido hỏi. lạy Chúa tôi, ta nghĩ là chúng tôi có vài quyển nhưng thư viện không phải là của ta mà là thư viện của cộng đồng trường chúng ta, chỉ để tham khảo một số bài viết về triết học làm cơ sở phủ nhận chủ nghĩa Marx mà thôi. Nhưng thư acha Urrutia, cha có thư viện riêng như người ta vẫn gọi là thư viện cá nhân, thư viện dành riêng, và cha có một số sách ở đây, ở trong trường này, và một số ở nhà cha, ở nhà thân mẫu của cha, đúng thếkkhông hay là con nhầm? các vị nhầm rồi, tôi nói khẽ. Thế thì trong thư viện riêng của cha có sách về chủ nghĩa Marx hay không? Ngài Oido lại hỏi. xin cha trả lời có hay không thôi, ngài Odeim khẩn khoản. có, tôi trả lời. đến đây ta có thể khẳng định là cha biết đôi chút hoặc nhiều hơn thế về chủ nghĩa Marx? Ngài Oido vừa nói vừa nhìn chằm chặp vào mắt tôi dò hỏi. tôi nhìn ngài Odeim để tìm cứu cánh. Ông ta nháy mắt ra hiệu cho tôi nhưng tôi không hiểu đó là cử chỉ động viên hay là cử chỉ tòng phạm. ta không biết trảalời thến ào, tôi bảo. cha nói iìcuũng được, ngài Odiem bảo. các vị biết rồi đó, tôi nói, ta không phải là người mác xít. Nhưng, nói thế nào nhỉ, ngài Oidoi nói, cha có hiểu biết về những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Marx, đúng không. Cái đó ai mà chẳng biết, tôi trả lời. có nghĩa là, ngài Oido nói, học chủ nghĩa Marx không khó lắm. đúng, không khó lắm, tôi phụ họa mà run từ đầu đến chân và có cảm giác như đang mơ mơ màng màng hơn lúc nào hết. ngài Odeim vỗ vào đùi tôi một cách thân mật, nhưng cử chỉ đó làm tôi giật thót người. nếu học nó không khó thi dạy nó cũng không khó, ngài Oido nói. Tôi lặng im cho đến khi hiểu rằng họ đang chờ một lời nói của tôi. Đúng thế, tôi nói, chắc dạy nó cũng không khó lắm, nhưng ta chưa từng giảng dạy chủ nghĩa Marx bao giờ. Bây giờ cha có dịp rồi đó, ngài Oido nói. Cha có dịp phụng sự Tổ quốc rồi đó, ngài Oido nói. Cha có dịp phụng sự Tổ quốc rồi đó, ngài Odeim tiếp lời. nhưng là phụng sự lặng lẽ trong bóng tối, và không trông chờ ánh hào quang của huân huy chương nào cả, ngài Odiem nói thêm. Nói một cách thẳng thừng là phải ngậm miệng khi phụng sự, ngài Oido nói. Miệng phải khâu lại, ngài Odeim nói. Môi phải bịt băng dính, ngài Oido lại nói. Phải câm như hến, ngài Odeim nói. Không được lộ ra chỗ này chỗ khác về cái nọ cái kia, cha hiểu chưa, ngài Oido nói, coi như đó là một mô hình về sự cẩn trọng. tôi sốt ruột hỏi, cái việc hết sức tế nhị đó là gì vậy? là giảng một số bài về chủ nghĩa Marx, không nhiều lắm, chỉ vừa đủ để họ có khái niệm, học viên là một số quý ngài mà tất cả dân Chile chúng ta đều mang ơn, ngài Odeim ghé đầu sát đầu tôi nói và phả vào mũi tôi một luồng hơi mùi nước cống làm tôi không thể không nhíu mũi. Vẻ khó chịu của tôi khiến ngài Odeim phải mỉm cười. cha khỏi phải nát óc, ngài Odeim nói tiếp, cha không thể nào đoán ra họ là ai đâu. Nếu ta nhận thì lớp học khi nào có thể bắt đầu, vì thực ra hiện nay ta còn rất nhiều việc bị tồn đọng, tôi bảo họ. xin cha đừng làm khó chúng con, ngài Oido nói bằng, việc này chưởng ai từ chối được đâu. Không ai muốn khước từ, ngài Odeim xoa dịu. nhận thấy mối nguy hiểm đã qua, đã đến lúc phải tỏ ra cứng rắn, tôi hỏi, thế học trò của ta là những ai? Tướng Pinochet, ngài Oido trả lời. tôi lấy hơi. Còn ai nữa? còn tướng Leigh, Đô đốc Merino và tướng Mendoza, không biết còn ai khác nữa, ngài Odeim hạ thấp giọng. ta phải chuẩn bị đã chứ, tôi nói, chuyện này không thể xem nhẹ được. trong vòng một tuần nữa lớp học phải bắt đầu, cha có đủ thời gian không? Tôi trả lời là đủ, là nếu được hai tuần thì lý tưởng nhưng chỉ có một tuần thì tôi sẽ cố gắng thu xếp. Sau đó ngài Odeim nói về khoản thù lao mà tôi sẽ được trả. Phụng sự Tổ quốc, ngài Odeim nói, nhưng người ta cũng phải ăn chứ? có thể tôi đã bảo rằng ông ta có lý. Và tôi không nhớ là chúng tôi còn chuyện trò gì thêm. Tuần lễ đó trôi qua và cũng chìm trong không khí mơ mơ màng màng như những tuần lễ trước. một chiều, lúc tôi rời ban biên tập tòa báo thì gặp một chiếc xe con đang chờ tôi. Chúng tôi quay lại trường đại học để tôi lấy giáo án và sau đó chiếc xe biến vào màn đêm của Santiago. Ngồi cùng với tôi ở ghế sau là Đại tá Pérez Larouche. Viên Đại tá trao cho tôi một phong bì mà tôi không buồn mở và lại nhắc tôi cái điều mà các ngài Oido và Odeim đã dặn dò tôi: phải tuyệt đối cẩn trọng trong tất cả mọi chuyện liên quan đến công việc của cha. Tôi quả quyết với ông ta là tôi sẽ hết sức cẩn trọng. thế thì ta không nói đến chuyện này nữa để thưởng ngoạn chuyến đi, Đại tá Pérez Larouch nói và rót mời tôi một ly whisky nhưng tôi từ chối. vì thói quen phải không cha? Viên Đại tá hỏi. chỉ đến lúc đó tôi mới nhận ra là theo thói quen của linh mục khi đến trường tôi đã thay bộ vét vẫn mặc mỗi khi đến tòa báo bằng chiếc áo thầy tu. Tôi lắc đầu. pérez Larouche nói là anh ta có quen một số cha cố uống rượu khỏe. tôi bảo là hình như ở Chile không có người nào, kể cả các cha cố, gọi là uống rượu khỏe cả. nói chung là chúng ta uống rượu hơi kém. Pérez Larouche tỏ ra không tán đồng ý kiện của tôi. trong khi nghe anh ta nói nhưng không để ý anh ta nói gì, tôi lại nghĩ về lý do khiến tôi phải thay trang phục. phải chăng tôi cố tình để được mặc một bộ lễ phục khi xuất hiện trước những học viên danh giá của mình? Phải haăng tôi sợ điều gì và chiếc áo thầy tu sẽ làm hàng rào che chắn hiểm họa nào đó mà tôi chưa lường trước được? tôi muốn kéo bức rèm che cửa sổ xe nhưng không kéo được. có một thanh kim loại giữ chặt không cho bức rèm chạy. đó là một biện pháp an ninh, Pérez Larouche nói và tiếp tục kể tên các loại rượu Chile và tên những tay bợm rượu như là đang ngâm thơ mất thăng bằng của Pablode Rokha mà bản thân anh ta không hề biết. sau đó, chiếc xe chạy vào một vườn hoa và đỗ trước một tòa nhà chỉ có mỗi một ngọn đèn ở cửa chính được bật sáng. Tôi theo sau Pérez Larouche. Biết tôi đảo mắt tìm lính canh gác ngôi nhà, anh ta nói đùa là người lính canh giỏi phải biết cách để người khác không phát hiện được mình. Nhưng có người gác không? Tôi hỏi. tất nhiên là có,, và mọi lính gác ở đây luôn luôn để tay trên cò súng. Điều đó làm tôi thấy vui, tôi nói. Chúng tôi vào một phòng khách tường sơn trắng toát, bàn ghế cũng một màu trắng toát. Mời cha ngồi, Pérez Larouche bảo, cha muốn uống gì? Tôi nói, một tách trà thôi. Một tách trà à? Vâng, Pérez Larouche nói và ra khỏi phòng. Tôi đừng một mìh ntrong phòng. Tôi chắc chắn mình đang bị quay phim. Cóai h cái gương khung gỗ nhũ vàng, chắc chắn là rất thích hợp để làm việc đó. tôi nghe từ xa có tiếng người đang tranh luận hay đang nói chuyện phiếm. rồi lại im lặng. tôi nghe tiếng bước chân, một cánh cửa mở ra: một anh hầu bàn sắc phục màu trắng với chiếc khay bạc bước vào và rót cho tôi một tách trà. Tôi cám ơn. Anh ta lí nhí gì đó mà tôi không hiểu rồi biến mất. khi bỏ đường vào tách trà, tôi thấy gương mặt mình được phản chiếu trên mặt nước. ai đã hnìn thấy im hả Sebastian? Và ai đang nhìn thấy mi? tôi tự hỏi. tôi rất muốn ném tách trà vào một trong những bức tường sạch bong kia, tôi rất muốn ngồi xuống kẹp cái tách vào giữa hai đầu gối mà khó,c tôi rất muốn thu nhỏ mình lại và lặn xuống tận đáy của tách nước âm ấm nơi những hạt đường tụ lại giống như những viên kim cương. Tôi ngồi ngay ngắn, vô cảm, với vẻ mặt buồn chán. Rồi tôi khuấy đường và hớp một ngụm trà. Ngon. Trà ngon. Có lợi cho thần kinh đây. Sau đógtôi nghe tiếng bước chân ở hành lang, không phải hàh nlang tôi đã đi qua lúc nãy mà làhaành lang thông với cửa chính diện nơi tôi đang đứng. cửa mở. hai sĩ quan tùy tùng hay sĩ quan cận vệ bước vào, cả hai đều mặc quân phục, sau đó là một nhóm trợ lý hay sĩ quan trẻ, và tiếp sau đó là sự xuất hiện của toàn bộ thường trực hội đồng chính phủ. Tôi đứng dậy và liếc nhìn mình qua gương. Những bộ quân phục óng ánh lúc thì như những tấm giấy bóng màu lúc thì như cánh rừng đang lay động. hình như chỉ trong một giây chiếacáo thầy tu màu đen quá rộng của tôi hút trọn cả gam màu. Tối hôm đó, tức là tối đầu tiên, chúng tôi nói về Marx và Engels, về thời thơ ấu của họ.sau đó chúng tôi bàn luận về Tuyê ngôn đảng cộng sản và về bức thư của Ban chấp hàhn Trung ương gửi Liên đoàn những người cộng sản. về sách tự đọc, tôi giao cho họ quyển Tuyên ngôn Đảng cộng sản và quyển Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, và tác phẩm của nữ tác giả Chile Marta Harnecker. Buổi học thứ hai, tức là một tuần sau đó, chúng tôi nói về Các cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp từ năm 1848 đến năm 1850 và Ngày mười tám tháng Sương mù của Luis Bonapartre, Đô đốc Merino hỏi tôi đã trực tiếp gặp bà Marta Harnecker chưa, và nếu đã gặp rồi thì tôi nghĩ gì về bà ta. Tôi trả lời là tôi chưa trực tiếp gặp bà ấy, bà là học trò của Althusser (ta chẳng biết ông này là ai, tôi nhủ thầm) và bà đã tu nghiệp ở Pháp như rất nhiều người Chile. Bà ta có xinh gái không? Tôi trả lời, tôi nghĩ là xinh. Buổi học thứ ba, chúng tôi lại bàn về Tuyên ngôn. Theo như tướng Leigh thì đó là một văn bản nguyên thủy còn trong trắng. rồi ông ta không nói gì thêm. Tôi nghĩ là ông ta nói kháy tôi nhưng sau đó tôi phát hiện ra ông ta nói nghiêm túc. Và tôi tự bảo mình cần suy nghĩ thêm về điều này. Tướng Pinochet thì tỏ ra rất mệt mỏi. khác với những buổi trước, lần này ông ta mặc quân phục. suốt buổi họp, ông ta không bỏ đôi kính đen, ngả người trong ghế bành, thỉnh thoảng ghi vài chữ. Tôi tin là có lúc ông ta ngủ ngon lành, tay vẫn ghì chiếc bút bi. Buổi học thứ tư, chỉ có Tướng Pinochet và Tướng Mendoza có mặt. thấy tôi do dự, tướng Pinochet ra lệnh, chúng ta cứ tiếp tục như hai người kia vẫn có mặt. tôi nhận thấy có một đại tá hải quân và một tướng không quân thay một cách tượng trưng vào vị trí của hai vị tướng vắng mặt. tôi nói với họ về Tư bản luận (mà tôi đã tóm tắt trong ba trang) và về Nội chiến ở Pháp. Suốt buổi học, tướng Mendoza không hỏi câu nào, chỉ chăm chú ghi chép. Trên bàn có mấy quyển Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật biện chứng. cuối buổi học, tướng Pinochet bảo moi người có mặt hãy cầm mỗi người một quyển. ông nháy mắt với tôi và bắt chặt tay tôi để từ biệt. tôi chưa bao giờ thấy ông ta thân thiết như hôm đó. tối thứ năm, tôi nói về lương, giá và lợi nhuận và tôi lại đề cập đến Tuyên ngôn. Sau một tiếng đồng hồ thì tướng Mendoza ngủ ngon lành. Cha đừng ngại, tướng Pinochet bảo, đi theo tôi. tôi theo ông at đến một nơi có cửa thông ra ngoài,từ đó có thể nhìn bao quát khu vườn sau nhà. Vầng trăng tròn soi bóng xuống mặt hồ nho nhỏ. Tướng Pinochet mở toang cánh cửa. sau lưng tôi các vị tướng đang khẽ khàng trao đổi về Marta Harnecker. Một mùi hương thật dễ chịu tỏa ra từ những cụm hoa bay khắp khu vườn. một con chim cất tiếng hót, một con khác ngay trong vườn hay ở vườn bên cạnh đáp lại, có tiếng vẫy cánh như tiếng cào vào màn đêm, và sau đó mọi vật trở lại hoàn toàn tĩnh lặng. chúng ta đi bộ đi, vị tướng bảo tôi. Như trong trò ảo thuật, khi chúng tôi vừa bước qua cửa để vào vườn thì mọi ngọn đèn trong vườn đều bật sáng, đèn được bố trí chỗ này, chỗ khác theo lối chơi rất tinh tế. lúc ấy, tôi nói về Nguồn gốc gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước, một tác phẩm do Engels viết. nghe tôi giảng, tướng Pinochet tỏ vẻ tán thành và lâu lâu ông mới đặt một hai câu hỏi để được sáng tỏ hơn. Thỉnh thoảng, chúng tôi cùng im lặng nhìn vầng trăng đơn độc trô lững lờ trên khoảng không vô tận. có lẽ cảnh đêm trữ tình ấy khiến tôi bạo dạn hỏi ông ta có biết Leopardi không. ông trả lời là không. chúng tôi dừng lại. các vịctướng khác cũng thò đầu ra cửa để ngắm trời đêm. Đó là một nhà thơ Italia vào thế kỷ XIX, tôi nói. Nhân tiện dưới trăng, tôi nói tiếp, nếu tướng quân cho phép tôi sẽ đọc hai bài thơ của ông ta nói về trăng. Vô tận và Khúc dạ ca của vị mục sư phiêu lãng ở xứ Á châu. Tướng Pinochet không tỏ ra hào hứng mà cũng không phản đối. sóng đôi cùng ông ta, tôi ngâm bài Vô tận mà tôi đã thuộc lòng. Thơ hay đấy, ông ta nói. Buổi học thứ sáu thì mọi người có mặt đông đủ. Tôi có ấn tượng tướng Leigh là người học trò tiếp thu nhanh nhất, đô đốc Merino thì tỏ ra nồng hậu và có lối nói chuyện rất dễ nghe, còn tướng Mendoza thì cũng như mọi ngày, thường im lặng và chăm chú ghi chép. Chúng tôi bàn về Marta Harnecker. Tướng Leigh nói rằng bà này có quan hệ mật thiết với một nhóm người Cuba. Vị Đô đốc hải quân cũng khẳng định thông tin đó. có thể như thế không? Tướng Pinochet nói, điều đó có thể như thế không? Chúng ta đang nói chuyện về một người phụ nữ hay về một con đĩ? Thông tin đó có đúng không? đúng, tướng Leigh khẳng định. Tối hôm đó, trong khi nói về Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quay lại một vài điểm trong Tuyên ngôn mà mọi người chưa hiểu đầy đủ, tôi chợt nhớ mấy câu đầu và ý chính của một bài thơ viết về một người đàn bà hư hỏng. trong buổi lên lớp thứ bảy tôi nói về Lenin, Trotski và Stalin và các trào lưu đa dạng và đối kháng của chủ nghĩa Marx trên hành tinh chúng ta. tôi giảng về Mao Trạch Đông, về Tito và Fidel Castro. Tất cả người học (mặc dù tướng Mendoza vắng mặt hôm đó) đã đọc hoặc đang đọc Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, và khi lớp có vẻ thiếu sôi nổi chúng tôi lại bàn về Marta Harnecker. Tôi nhớ là chúng tôi cũng bàn luận về tài năng quân sự của Mao. Tướng Pinochet nói là ở Trung Quốc người có tài quân sự không phải là Mao mà là một người khác, ông ta có nêu cả họ lẫn tên người đó nhưng phát âm rất khó khăn nên tôi không kịp đưa vào bộ nhớ. Tướng Leigh noi” rằng có thể Marta Harnecker làm việc cho cơ quan An ninh quốc gia Cuba. Thông tin đó có đúng không? đúng. Buổi học thứ tám, tôi lại nói về Lenin và cho nghiên cứu tác phẩm Làm gì? Sau đó chúng tôi ôn lại Sách đỏc của Mao (theo Pinochet thì quá tầm thường và đơn giản) sau đó lại quay về Những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marta Harnecker. Tôi dành cảbbuổi lên lớp thứ chín để nêu ra những câu hỏi liên quan đến quyển sách nói trên. Các câu trả lời nói chung là thỏa đáng. Buổi học thứ mười là buổi cuối cùng. chỉ mỗi tướng Pinochet tham dự. chúng tôi nói chuyện về tôn giáo, không nói chuyện chính trị. Tổng thống nhân danh cá nhân và các thành viên hội đồng chính phủ tặng tôi một món quà. Tôi không hiểu tại sao tôi lại nghĩ rằng cuộc chia tay sẽ xúc động hơn. nhưng không phải thế. Nói ở mức độ nhất định thì đó là cuộc chia tay lạnh nhạt, đúng quy cách và được sắp xếp theo lệnh của vị đứng đầu Nhà nước. tôi hỏi các buổi học có giúp ích gì không. tất nhiên là có, tướng Pinochet trả lời. tôi hỏi tôi đã đáp ứng được yêu cầu đề ra chưa. Cha có thể yên tâm, ông ta quả quyết, cha đã làm một việc hoàn hảo. đại tá Pérez Larouche tiễn tôi về tận nhà. Sau khi đi quan những phố vắng vẻ của Santiago trong thời kỳ thiết quân luật, đến nhà đã hai giờ sáng, tôi không thể nào ngủ được và cũng không biết phải làm gì. Tôi buộc phải đi loanh quanh trong phòng, bao nhiêu hình ảnh và lời nói dồn dập trong đầu tôi mỗi lúc một nhiều như cơn thủy triều đang lên. Mười buổi lên lớp, tôi tự nói với mình. Thực tế chỉ có chín. Chín buổi lên lớp. chín bài học. thư mục ngắn ngủi. ta đã làm tốt chưa? họ có học được gì không? ta đã dạy họ được gì? Ta đã làm cái việc mà ta phải làm? Chủ nghĩa Marx có phải là một chủ nghĩa nhân văn? Hay đó là một thứ lý thuyết ma quỷ? Các bạn trong giới văn học có tán đồng không nếu ta kể cho họ nghe về việc ta đã làm? Có ai thẳng thừng phản đối việc ta đã làm không? có ai hiểu và thông cảm cho ta? Cófphải ai lúc nào cũng biết rõ cái gì tốt, cái gì xấu đâu! Trong giây phút phản tỉnh, tôi lăn ra giường khóc rũ rượi và quy tội cho các ngài Odeim và Oido là những kẻ đã đem lại nỗi bất hạnh cho tôi vì họ đã đẩy tôi vào vụ này. Rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. trong tuần đó có một lần tôi đi ăn với Farewell. Tôi không chịu nổi sự u uất nặng nề đó, hay nói cho phù hợp hơn là sự dao động của lương tâm tôi, lúc này thì theo kiểu con lắc lúc khác lại dao động tròn, hay là một màn sương lân tinh như làn khí mê tan đầm lầy vào cái giờ mà sự tỉnh táo của tôi bị xáo động và tôi bị lôi theo sau, đó là giờ cầu kinh Đức Bà. Thế là tôi đã thổ lộ điều đó với Farewell trong khi nhấm nháp món khai vị. tôi kể cho Farewell nghe cuộc phiêu lưu kỳ lạ của tôi với tư cách là thầy dạy của những nhân vật danh giá và học trò bí mật, mặc dù đại tá Pérez Larouche đã cảnh báo và căn dặn tôi phải hết sức giữ mồm giữ miệng. và hình như đã bước vào giai đoạn nghễnh ngãng càng lúc càng nhanh của tuổi già, Farewell vểnh tai để nghe, đòi tôi kể lại toàn bộ câu chuyện, không bỏ sót chi tiết nào. Thế là tôi đã làm việc đó, tôi kể lại họ đã tìm cách tiếp xúc với tôi thế nào, về tòa nhà Las Condes là nơi tôi đã lên lớp, về những người học trò cũng tiếp thu nhanh như những người khác và các câu trả lời thỏa đáng của họ, về mối quan tâm mà họ không để lộ mặc dù có những cuộc nói chuyện kéo dài đến tận đêm khuya, về tiền thù lao mà tôi nhận được và những việc nhỏ nhặt khác mà bây giờ tôi không kể hết hay không còn nhớ nữa. và khi đó Farewell nhíu mắt nhìn tôi như là đột nhiên không quen biết tôi hay phát hiện trên khuôn mặt tôi có một gương mặt khác hay để che giấu đôi chút ganh tị chua chát với tình cảnh chưa từng có của tôi trong thế giới quyền lực, và với cái giọng mà tôi đoán là ông cố kìm nén như để chỉ có thể phát ra một nửa câu hỏi, vào lúc đó ông hỏi tôi tướng Pinochet thế nào? Tôi nhún vai như những nhân vật trong các tiểu thuyết thường làm nhưng những con người ngoài đời chẳng bao giờ làm. Và Farewell nói, tướng quân có cái gì đó làm cho ngài trở nên khác người. tôi lại nhún vai. Và Farewell nói với một âm điệu mà chỉ bản thân ông ta mới nói ra được hay hiểu được điều ông ta nói: hãy suy nghĩ một tí đi ngài Sebastian, hãy suy nghĩ một tí đi, đồ cha cố dở hơi. Tôi nhún vai và làm ra chiều suy nghĩ. đôi mắt xếch của Farewell vẫn tiếp tục xoáy vào mắt tôi với sự hung hãn đã lão hóa. Khi đó,tôi nhớ lại lần đầu tiên nói chuyện với tướng quân trong bầu không khí tương đối riêng biệt mấy phút trước khi vào buổi học thứ hai hay thứ ba gì đó, khi tôi đang ngồi với tách trà trên đầu gối và tướng quân trong bộ quân phục uy nghiêm đầy quyền thế đến bên và hỏi tôi có biết Allende đọc gì không. tôi đặt tách trà vào khay và đứng dậy. tướng quâ bảo mời cha ngồi xuống. hay có lẽ tướng quân không nói gì và chỉ dùng tay ra hiệu bảo tôi ngồi xuống. tướng quân nói gì đó về lớp họscsắp đến, nói gì đó ám chỉ một hành lang hai bên có tường cao và nói gì đó về lứa học viên. Tôi cười nhũn nhặn và tỏ ra tán đồng. và khi đó tướng quân hỏi tôi có biết Allende đọc gì không. bị bất ngờ, tôi không biết trả lời thế nào. Tướng quân nói với tôi bây giờ cả thế giới coi ông ta là liệt sĩ, là nhà trí thức, vì đã là liệt sĩ thì không còn ham hố nhiều lắm, đúng không? tôi gật đầu và cười nhũn nhặn. nhưng ông ta không phải là trí thức, chí ít thì cũng có hạng trí thức không chịu đọc và không chịu học, tướng quân nói, cha nghĩ thế nào? Tôi so vai như con chim bị thương. Không có loại trí thức như vậy, tướng quân nói. Đã là trí thức thì phải đọc và học bằng không, không phải là trí thức, điều đó thì thằng ngốc nào cũng biết. Và cha nghĩ là Allende đọc gì nào? Tôi khẽ lắc đầu và mỉm cười. Tạp chí. Ông ta chỉ đọc tạp chí. Sách thì chỉ đọc bản tóm lược. các bài báo mà bọn tay chân của ông ta cắt sẵn. tôi có nguồn tin chắc chắn về điều đó, cha hãy tin tôi đi. Tôi cũng suy đoán như vậy, tôi nói khe khẽ. Thế thì sự suy đoán của cha là hoàn toàn có cơ sở. và cha cho rằng Frei đọc gì nào? Thưa tướng quân, tôi không biết, lần này tôi trả lời tự tin hơn. Chẳng đọc gì cả. ông ta không đọc gì cả. cả Kinh Thánh ông ta cũng không đọc. theo cha, là một linh mục, cha thấy thế nào? Thưa tướng quân, tôi không dám có ý kiến rõ ràng về việc này, tôi ấp úng trả lời. tôi nghĩ rằng chí ít thì một trong những người sáng lập ra Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo cũng có thể đọc Kinh thánh, phải không, tướng quân nói. Có thể như thế, tôi lí nhí. Tôi nắm bắt được điều đó dù là không phê phán, tôi nhận thấy điều đó, đó là một sự thật và tôi nhận thấy nhưng tôi không rút ra kết luận, chí ít là chưa kết luận vào lúc này, đúng không? đúng vậy, tôi nói. Còn Alessandri? Đã có lần nào cha nghĩ Alessandri đọc loại sách gì không? thưa không, tôimỉm cười, nói lí nhí. Biết không, ông ta chỉ đọc tiểu thuyết tình cảm. ngài Tổng thống Alessandri đọc tiểu thuyết tình cảm, điều này cần phải xem, cha thấy thế nào? Thật khó tin, thưa tướng quân. Alessandri đọc tiểu thuyết tình cảm là điều hiển nhiên, à, nói đúng hơn thì không phải hiển nhiên mà là logic, điều tương đối logic là Alessandri hướng việc đọc của mình vào mảng tiểu thuyết tình cảm. cha vẫn theo dõi tôi nói đấy chứ? Dạ không, thưa tướng quân, tôi trả lời với vẻ mặt đau khổ. Tôi đang nói về ngài Alessandri tội nghiệp, tướng Pinochet nói và nhìn không chớp vào mắt tôi. À, vâng, tôi nói. Bây giờ cha nghe tôi nói được chứ? Vâng, tôi nghe, tôi trả lời. cha có nhớ bài viết nào của Alessandri không, bài do ông ta tự viết chứ không phải do một trong những tên da đen của ông ta viết. Hình như tôi không nhớ, thưa tướng quân, tôi nói lí nhí. Rõ ràng là cha không nhớ, vì ông ta có viết gì đâu. Cả hai vị Frei và Allende cũng vậy. họ không đọc và cũng không viết lách gì. Họ giả cách là người có văn hóa nhưng chẳng có ai trong số ba người đó đọc cái gì và viết cái gì hết. họ không phải là người của sách vở và nói chung không phải là người của báo chí. Quả như vậy, thưa tướng quân, tôi vừa nói vừa cười nhũn nhặn. và lúc đó tướng quân hỏi tôi, tôi đã viết mấy quyển sách cha có biết không? Tôi lạnh cả người, tôi nói với Farewell, vì tôi không hề biết gì về chuyện đó. Farewell nói một cách chắc chắn: ba hay bốn quyển gì đó. dù thế nào tôi cũng chẳng biết được điều đó. và tôi đã thú nhận điều đó với tướng Pinoche. Ba quyển, tướng Pinochet nói. vấn đề là sách tôi luôn luôn do các nhà xuất bản ít tên tuổi hay các nhà xuấ t bản chuyên ngành ấn hành. Nhưng mà cha uống trà đi chứ nếu không sẽ nguội mất. một thông tin thật đáng kinh ngạc, thông tin thật là hay, tôi nói. đó là những quyển sách viết về đề tài quân sự, lịch sử quân sự, địa chính trị, toàn là những vấn đề mà những kẻ ngoại đạo không hề quan tâm. Thật kỳ diệu, những ba quyển sách, tôi nói giọng ngắt quãng. Và vô số bài báo tôi đăng trên các tạp chí Mỹ, đương nhiên là phải dịch sang tiếng Anh. Được đọc sách của tướng quân sẽ là điều rất thú vị, tôi nói khẽ. Cha cứ đến thư viện quốc gia, sách của tôi ở đó cả. nhất định ngày mai tôi sẽ đi, tôi nói. hìh nnhư không nghe tôi nói, tướng quân vẫn tiếp tục: chẳng ai giúp tôi cả, tôi tự viết cả ba quyển sách, có một quyển khá dày, không cần sự giúp đỡ của ai cả, tôi viết đến mờ cả mắt. và vô khối bài báo, đủ loại, tất nhiên là liên quan đến lĩnh vực quân sự. cả hai chúng tôi lặng im trong một lúc lâu, mặc dù tôi luôn luôn tỏ ra tán thành như là để mời ông ta tiếp tục nói. cha nghĩ tại sao tôi lại kể với cha điều đó à? Tướng quân hỏi tôi một cách đường đột. tôi nhún vai cười nhũn nhặn. là để xua đi mọi sự hiểu lầm, tướng quân khẳng định. để cha biết rằng tôi là người ham đọc, tôi đọc sách về lịch sử, sách lý luận chính trị, tôi còn đọc cả tiểu thuyết nữa. tiểu thuyết mà tôi đọc gần đây nhất là cuốn Con bồ câu trắng mới ra ràng của Lafourcade, chân thành mà nói thì đó là một quyển sách phù hợp với sở thích của phái trẻ nhưng tôi cũng đọc vì tôi không muốn lạc hậu với thời đại và tôi thích quyển sách đó. cha đọc quyển sách đó chưa? Đọc rồi, thưa tướng quân, tôi nói. cha thấy thế nào? Rất hay, thưa tướng quân, tôi có viết một bài phê bình đánh giá cao tiểu thuyết này, tôi trả lời. nhưng mà cũng không ghê gớm lắm đâu. đúng vậy, tôi nói. sau đó chúng tôi lại im lặng. đột nhiên tướng Pinochet đặt tay lên gối tôi. tôi thấy ớn lạnh. Chỉ trong giây lát được nghe thổ lộ bao nhiêu điều tôi cũng không đủ sức để hiểu hết. cha có biết vì sao tôi muốn học những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa Marx không. Tướng quân hỏi tôi. thưa tướng quân, là để phụng sự tổ quốc tốt hơn. chính xác, để hiểu được kẻ thù của Chile, để biết chúng nghĩ gì, để hình dung chúng sẽ sẵn sàng đi đến đâu. tôi biết là tôi sẵn sàng đ dđến đâu, tôi bảo đảm với cha điều đó. nhưng tôi cũng muốn biết chúng sẵn sàng đi đến đâu. và hơn nữa tôi cũng không sợ học. phải luôn luôn chuẩn bị để mỗi ngày học thêm một điều mới. Tôi đọc và viết. lúc nào cũng vậy. đó là điều mà ở Allende hay Frei và cả Alessandri cũng không thể có, đúng không? tôi gật đầu ba lần. với điều đó tôi muốn nói với cha rằng cha sẽ không mất thời gian với tôi và tôi cũng không mất thời gian với cha, đúng không? Rất đúng, thưa tướng quân, tôi trả lời.