Phần Hai

    
hánh lễ rửa tội của tôi để gia nhập thế giới văn chương thế là đã xong. Biết bao hình ảnh mâu thuẫn lẫn lộn thường diễn ra trong nhiều đêm sau đó, trong biết bao suy tư trắng đêm không ngủ! tôi thường thấy hình bóng đen đậm của Farewell trước một khuôn cửa rất rộng, hai tay đút túi, hình như đang dõi theo hết sức chăm chú từng bước đi của thời gian. Tôi cũng thường thấy Farewell ngồi bắt tréo chân trên chiếc ghế tựa ở câu lạc bộ đàm luận về sự bất hủ của văn học, đúng về sự bất hủ của văn học. lúc này hay lúc khác tôi lại thấy ông ta ngắm nghía những pho tượng, tay ôm ngang lưng chúng như trong vũ điệu conga lướt ngang lướt dọc trong gian phòng rộng trên tường treo đầy tranh ảnh. Nhảy đi cha, có ai đó nói với tôi mà tôi không thấy mặt. ta không thể, tôi trả lời, lời nguyền trước Chúa không cho phép ta làm việc đó. Khi ấy một tay tôi cầm một tệp giấy và tay kia đang phác thảo quyển tường thuật văn học. tựa đề quyển sách đầu tay ấy là Dòng chảy của thời gian. Dòng chảy của thời gian, bước đi của thời gian, tiếng kẽo kẹt của năm tháng, con dốc của những ảo vọng, vực sâu chết người của mọi thứ nhiệt huyết trừ nhiệt huyết mưu cầu được sinh tồn. con rắn luyến láy của điệu conga lúc nào cũng mò mẫm vào cái góc tôi ngồi, nó ngoe nguẩy đuôi rất đúng nhịp, nó giơ chân trái rồi giơ chân phải, rồi sau đó chân trái rồi chân phải, và tôi nhận ra Farewell trong số những người đang khiêu vũ, tôi nhận ra ông ta đang ôm eo một quý bà trong giới thượng lưu Chile thời đó, một quý bà mang họ xứ Vasco nhưng đáng tiếc là tôi không nhớ ra, trong khi ấy một người khác lại ôm eo Farewell, đó là một cụ già thân thể tả tơi, tử khí nhìều hơn sinh khí, nhưng lại cười nói rất hoan hỉ hình như được thưởng thức vũ điệu conga là khoái cảm cao nhất của cụ. lúc này hay lúc khác những hình ảnh thời thơ ấu và niên thiếu của tôi lại quay về và tôi nhìn thấy bóng cha tôi trùm lên những hành lang nhà chúng tôi giống như con thằn lằn hay con chồn hay đúng hơn là như con lươn bị nhốt trong chiếc vại chật chội. có ai đó lên tiếng, mọi cuộc đàm đạo, mọi cuộc đối thoại đều bị cấm kỵ. đôi lúc tôi tự vấn mình không biết tiếng nói đó là của ai. Phải chăng là của một thiên thần nào đó? Phải chăng đó là của vị thiên thần hộ mệnh cho tôi? Hay là tiếng nói của quỷ dữ? chẳng bao lâu sau, tôi phát hiện hoá ra tiếng nói đó lại là của chính mình, là tiếng nói của cái siêu ngã đã đưa tôi vào giấc ngủ giống như một hoa tiêu với hệ thần kinh sắt, một siêu ngã lái chiếc xe ướp lạnh chạy trên xa lộ đang bốc lửa trong khi đó cái xung động bản năng thì hầm hừ và nói bằng thứ tiếng lóng giống như tiếng Hy Lạp cổ đại. và cái bản ngã, tức là cái tôi, thì đương nhiên chìm trong giấc ngủ. vừa ngủ vừa soạn thảo. hồi đó tôi làm việc tại trường Đại học Thiên Chúa giáo. Cũng vào thời ấy tôi bắt đầu cho in những bài thơ đầu tiên của tôi rồi những bài phê bình sách đầu tiên và những bút ký về đời sống văn học ở Santiago. Tôi chống cùi chỏ, rướn cổ và nhớ lại Enrique Lihn, cây bút hiển hách nhất của thế hệ ông ta, Giacone, Uribe Arce, Jorge Terillier, Efraín Barquero, Delia Dominguez, Carlos de Rokha, một thế hệ trẻ mạ vàng. Tất cả hoặc hầu hết những người đó đều chịu ảnh hưởng của Neruda chỉ trừ một số ít người rơi vào vòng ảnh hưởng hoặc nghe theo lời giáo huấn của Nicanor Parra. Và tôi cũng còn nhớ Rosamel del Valle. Tôi quen biết ông ta, đúng vậy, tôi biết ông ta. Tôi đã từng có bài phê bình tác phẩm của tất cả những người ấy, của Rosamel, của Díaz Casanueva, của Braulio Arenas và bạn bè ông ta trong nhóm La Mandrágora, của Teillier và các nhà thơ trẻ đến từ phương Nam mưa dầm quanh năm, của thế hệ các nhà viết truyện những năm năm mươi, của Donoso, của Edwards, của Lafourcarde. Họ đều là những người tốt, tất cả đều là những nhà văn xuất sắc. tôi đã viết bài phê bình tác phẩm của Gonzalo Rojas, của Anguita, của Manuel Rojas và nói vê Juan Emar, của María Luis Bombal và của Marra Brunet. Tôi cũng ký tên dưới nhiều công trình nghiên cứu và chú giải các tác phẩm của Blest gana và Augusto D’Halmar và Salvador Reyes. Tôi định bụngh, hay có lẽ tôi đã từng quyết định trước đó rất lâu, có thể là trước đó khá lâu, bởi vì vào lúc này mọi cái đều mờ ảo và lộn xộn, là lấy một bút danh để ký tên các bài phê bình và dàn htên thật của tôi cho các sáng tác thơ ca. và thế là tôi lấy bút danh H. Ibacache. Dần dần cái bút danh H. Ibacache trở nên quen thuộc với mọi người hơn là Sebastián Urrutia Lacroix. Điều đó làm tôi thấy ngạc nhiên nhưng cũng làm tôi hài lòng, vì Urritia Lacroix lúc đó đang thai nghén một tác phẩm thơ ca cho tương lai, một tác phẩm mang tính cổ điển với chiều dài của năm tháng sẽ được kết tinh trong kiểu âm luật mà chẳng một ai ở Chile có thể bình nổi, tôi nói thật đấy, là chẳng bao giờ và chẳng một ai ở Chile từng bình giảng được thứ âm luật ấy trừ Ibacache, Ibacache dòng dạc đọc và diễn giải giống như Farewell đã từng làm trước đây với nỗ lực làm rạng rỡ nền văn học nước nhà, với một nỗ lực có lý trí, với một nỗ lực khai hoá, với một nỗ lực ở tầm vừa phải nhưng có sức thuyết phục giống như cây đèn lờ mờ trên bờ cõi chết. và tác phẩm thuần khiết ấy, sự thuần khiết ấy sẽ được Ibacache tráng thêm lớp men sáng với một thanh điệu yếu hơn nhưng không phải vì thế mà mọi người ít thán phục hơn, bởi vì dù đánh giá một cách chi tiết hay tổng thể thì rõ ràng Ibacache là hiện hữu của sự chắt lọc và tính hợp lý, tức là sự hiện hữu của giá trị công dân, là người có khả năng sử dụng một lực lớn hơn bất cứ thủ pháp nào để soi sáng tác phẩm thơ ca của Urrutia Lacroix được thai nghén từng câu từng từ như những viên kim cương thuần khiết hoàn hảo. lại nói về sự thuần khiết hoặc nhân việc nói về sự thuần khiết, một hôm ở nhà sal vador Reyes cùng với năm, hay sáu khách mời trong đó có Farewell, don Salvador nói rằng một trong những người thuần khiết nhất mà ông ta quen biết ở Âu châu là nhà văn người Đức Erns Junger. Về phần Farewell, dù đã biết rất rõ chuyện này nhưng ông vẫn muốn tôi nghe từ miệng don Salvador, vì thế ông yêu cầu don Salvador kể lại đã làm quen với Junger như thế nào và trong hoàn cảnh nào. Don Salvador ngồi vào chiếc ghế bành tay vịn nạm vàng và nói rằng việc đó xảy ra đã lâu lắm rồi, từ thời Thế chiến thứ hai, khi ông ta được phái đi công tác ở Đại sứ quán Chile tại Paris. Và Salvador kể rằng trong một buổi chiêu đãi mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết là ở sứ quán Chile hay sứ quán Đức hay sứ quán Italia, một thiếu phụ Italia rất xinh đẹp đã ghé tai hỏi ông ta có muốn làm quen với một nhà văn nổi tiếng người Đức hay không, và Salvador, theo tôi tính thì những ngày ấy ông ta chỉ dưới năm mươi tuổi, tức là còn khá trẻ trung và khoẻ mạnh hơn cái thân tôi bây giờ rất nhiều, trả lời rằng có và rất vui mừng nếu được làm quen với nhà văn nổi tiếng đó. Người thiếu phụ Italia, là nữ bá tước hay nữ hầu tước gì đó, tên là Giovanna, với tấm lòng mến mộ nhà văn đồng thời là nha ngoại giao của chúng ta, dắt ông ta qua mấy phòng khách, hết phòng này lại đến phòng khác rồi đến phòng khác như trong đoá hoa hồng huyền bí và đến gian cuối cùng thì có một nhóm sĩ quan Phòng Tuỳ viên Quân sự Đức Quốc xã và một số quan chức dân sự đang chuyện trò, trung tâm chú ý của đám người ấy là Đại uý Junger, vị anh hùng trong Thế chiến thứ nhất và là tác giả của nhiều tác phẩm như Bão thép, Trò chơi châu Phi, Công trường khai thác cẩm thạch, Helíopolis. Chờ cho nhà văn vĩ đại người Đức kết thúc mấy câu châm ngôn đang nói dở, người đẹp Italia xen vào giới thiệu ông ta với nhà ngoại giao Chile. Hai người được giới thiệu trao đổi với nhau, đương nhiên là bằng tiếng Pháp và sau đó Junger với một thái độ thân thiện hỏi rằng có tác phẩm nào của nhà văn chúng ta đã được dịch sang tiếng Pháp hay cuối cùng, tức thì ông nhà văn Chile nhanh nhảu trả lời rằng có, rằng là có một quyển sách của ông ta được dịch sang tiếng Pháp, và nếu Junger muốn đọc thì ông ta sẵn sàng gửi biếu, và Junger đáp lại với một nụ cười rất mãn nguyện rồi hai người trao đổi danh thiếp cho nhau và hẹn ngày cùng đi ăn trưa hay ăn tối hay ăn sáng, nhưng lịch làm việc hàng ngày của Junger dày đặc những cuộc hẹn không thể từ chối được, và lạy Chúa, ngày nào cũng thêm những cuộc gặp chưa xác định được thời gian, vất vả lắm hai người mới dự định nổi sẽ cùng nhau dùng một bữa điểm tâm theo kiểu Chile, để cho Junger biết nó ngon như thế nào, Salvador nói, và để cho Junger không nghĩ rằng chúng ta không biết cách cư xử, sau đó Salvador từ biệt Junger rồi dắt tay vị nữ bá tước hay nữ hầu tước hay công chúa Italia đi uxyên qua các gian phòng khách thông nhau giống như một đoá hoa hồng huyền bí xoè những cái cánh của nó sang một đóa hoa hồng huyền bí khác và đoá hoa hồng này lại xoè những cái cánh của nó sang bông hồng khác và cứ thế cho đến tận cùng của thời gian, họ vừa đi vừa nói tiếng Italia của Dante và nói về những người đàn bà của Dante, chắc là để có hồn cho câu chuyện, tôi muốn nói là đề tài đó chỉ là cái cớ của cuộc chuyện trò, vì nếu họ có nói về D’Annunzio và những cô gái điếm của hắn thì cũng vậy thôi. Mấy ngày sau Salvador gặp Junger tại gác xép của một hoạ sĩ người Guatemela bị mắc kẹt ở Paris từ khi thành phố này bị chiếm đóng, là người mà thỉnh thoảng Salvador đến thăm và lần nào cũng mang đến vài thứ củ, bánh mì, patê, một chai Burdeos, một cân mì sợi gói trong giấy nến, chè, đường, gạo, dầu ăn và thuốc lá, nghĩa là bất kỳ thức gì có thể tìm thấy trong bếp ăn của Đại sứ quán hay ở chợ đen và vị hoạ sĩ Guatemela được cưu mang này chẳng bao giờ mở miệng cảm ơn nhà văn của chúng ta, kể cả khi Salvador xuất hiện với một hộp trứng cá, một lọ mứt dâu và một chai sâm banh, vị họa sĩ nọ cũng không hề cảm ơn, không hề gọi tên Salvador hay ngài Salvador, hay chỉ nói cảm ơn, thậm chí trong một lần đến thăm, nhà văn lỗi lạc của chúng ta có mang theo một quyển tiểu thuyết để sau đó đi tặng một người mà tôi không tiện nêu tên ra đây vì người ấy đã có chồng, khi thấy vị hoạ si Guatemala quá thiểu não thì nhà văn của chúng ta liền quyết định tặng hay cho vị hoạ sĩ ấy mượn cuốn tiểu thuyết, và một tháng sau, khi Salvador quay lại để thăm vị hoạ sĩ thì thấy quyển tiểu thuyết của mình, của chính tác giả Salvador vẫn nằm nguyên trên cái bàn ngay trên chiếc ghế mà nó được đặt lên đó từ hôm nào, và khi Salvador hỏi vị hoạ sĩ là ông ta thấy có trang nào hay hoặc đoạn nào nhàm chán thì Salvador nhận được câu trả lời cụt ngủn với vẻ gắt gỏng như mọi khi là chưa, chưa đọc, nghe vậy ngài Salvador thấy quá ngán ngẩm, cái ngán ngẩm của chính những tác giả (chí ít là các tác giả Chile và Argentina) khi bị rơi vào cảnh ngộ ấy, và ngài Salvador nói rằng đúng là cậu không thích rồi, vị hoạ sĩ Guatemala đáp lại là chẳng thích mà cũng chẳng chán, chỉ đơn giản là chưa đọc, vậy thôi, lúc đó thì ngài Salvador cầm lấy quyển tiểu thuyết của m`inh và có thể đánh giá được độ dày lớp bụi bám trên bìa sách (bám trên mọi thứ!) khi nó không được đụng đến. biết được lý do mà ông bạn người Guatemala nói ra nhưng Sal vador không thấy phật lòng, dù vậy chí ít cũng mãi hai tháng sau ông mới quay lại căn xép nọ. lần này Salvador nhận thấy ông hoạ sĩ gầy gò hơn bao giờ hết, hình như hai tháng qua ông ta không có miếng gì để đưa vào miệng, hình như ông ta muốn tự vẫn bằng cách ngồi bên cửa sổ ngày đêm ngắm nhìn khuôn viên thành phố Paris, như người mắc chứng bệnh mà thời đó một số nhà y học gọi là chứng sầu uất, thời này người ta gọi là chứng chán ăn, là chứng bệnh của đa phần các cô chiêu hay các ả mắt xanh mỏ đỏ ngày nay hay lượn lờ qua lại cùng với cơn gió chiều trên những đường phố hư ảo của Santiago, nhưng trong những năm tháng xa xôi ấy và trong thành phố Paris bị quân Đức chiếm đóng thì người mắc chứng bệnh đó là những hoạ sĩ Guatemala sống trong những gian gác xép ẩm thấp, tối tăm và cái tên của chứng bệnh đó không phải là chứng chán ăn mà là chứng sầu uất, morbus melancholicus, một căn bệnh hay tấn công những kẻ nhát gan sợ trách nhiệm, và thế là ngài Salvador Reyes hay có lẽ là Farewell, nhưng nếu là Farewell thì phải mãi sau đó, nhớ là trong cuốn sách của Robert Burton, cuốn Giải phẫu chứng sầu uất, có giới thiệu cặn kẽ về căn bệnh này, và có lẽ lúc ấy tất cả chúng tôi, những người có mặt tại nhà Salvador Reyes đều im lặng và dành một phút mặc niệm cho những người đã phải lìa đời do tác động của nước mật đen, cái thứ mật đen mà giờ đây chính nó đang bào mòn thân xác tôi, nó đang làm cho tôi trở nên ẽo ợt và nó đang làm tôi trào nước mắt khi nghe lời lẽ của anh chàng già trước tuổi, và khi chúng tôi lặng im là lúc chúng tôi liên minh chặt chẽ một cách ngẫu nhiên để cùng tạo nên bức tranh giống như đoạn trích từ một bộ phim câm, nào là phông trắng, nào là ống nghiệm và nào là bình cổ cong, rồi bộ phim bị cháy, bị cháy, bị cháy, và khi đó ngài Salvador nói về Schelling (mà theo Farewell thì Salvador chưa hề đọc tác giả này), là Schelling cho rằng chứng sầu uất cũng giống như chứng lo âu vô tận – Sehnsucht, rồi ông thuật lại nhiều ca phẫu thuật mà người ta phải chọn các dây thần kinh để nối đồ thị với vỏ não thuỳ trán của người bệnh, và sau đó lại nói về ông hoạ sĩ Guatemala, người ông ta hom hem, còm cõi, mỏng dính như tấm bìa, trơ xương, quắt queo, khô đét, mặt hốc hác, cằm nhọn hoắt, sức lực hoàn toàn suy kiệt, nói tóm lại là ông ta gầy gò quá mức đến nỗi ngài Salvador phát hoảng lên và nghì sao lại đến nỗi này hở xoài hay mít hay câu gì đó là cái tên của cái ông người Trung Mỹ ấy, và phản ứng đầu tiên của Salvador, giống như mọi người Chile tốt bụng, là rủ ông Guatemala kia đi ăn tối hay chí ít là đi ăn điểm tâm, nhưng ông ta từ chối, viện cớ là không muốn ra ngoài đường vào giờ ấy, nhà ngoại giao của chúng ta chỉ biết ngẩng mặt kêu trời và hỏi ông ta không được ăn từ khi nào, ông hoạ sĩ trả lời là đã ăn trước đó không lâu, không lâu là từ bao giờ? Không nhớ. Và ngài Salvador còn nhớ một chi tiết, nó là thế này: sau khi nghe ông bạn trả lời, ngài Sa lvador đặt mấy củ khoai tây mà ngài mang theo vào cái tủ lạnh cạnh bếp lò, nghĩa là khi sự tĩnh lặng lại trở về với căn gác xép của ông hoạ sĩ Guatemala và sự hiện diện của Salvador không còn rõ nét vì ngài bận sắp xếp lại mấy thứ đồ ăn hay mải nhìn dù là lần thứ một trăm mấy cái khung vải vẽ của ông hoạ sĩ treo trên tường hay ngồi suy nghĩ và hút thuốc lá cho thời gian trôi nhanh một cách chú ý (hay một cách hững hờ), một lối hành xử mà chỉ có những người làm việc lâu năm trong ngành ngoại giao hay trong Bộ Ngoại giao mới có được, còn cái ông người Guatemala thì ngồi trên một chiếc ghế khác đặt ngay sát khung cửa sổ duy nhất của căn gác xép, và trong khi ngài Salvador thả cho thời gian trôi bằng cách ngồi trên chiếc ghế ở cuối phòng dõi theo cái hình ảnh di động ngay trong lòng mình, thì ông hoạ sĩ Guatemala sầu uất và gầy xọp dành thời gian vào việc ngắm nhìn cái phong cảnh quen thuộc nhưng lại dị thường của thành Paris. Và khi phát hiện từ cái nhìn lảng tránh của ông hoạ sĩ Guatemala phát ra một luồng sáng trong suốt, không biết đó là chùm tia hội tụ hay là chùm tia phân kỳ, thì trời ơi, nhà văn của chúng tôi rùng mình, muốn nhắm mắt ngay lại thôi không nhìn vào cái bản thể đang ngồi kia ngắm nhìn cảnh chiều tà mờ ảo của thành Paris và trong lòng trào lên nỗi thôi thúc hoặc trốn chạy hoặc đến ôm cái bản thể kia vào lòng cũng như nỗi thèm muốn (che khuất một tham vọng có lý trí) chạy đến hỏi cái mà anh ta đang nhìn là cái gì để chiếm dụng ngay lấy nó đồng thời lại lo sợ phải nghe cái điều mà người ta không thể nghe thấy được, đó là những ngôn từ cơ bản mà chúng ta không thể nghe được và hầu như chắc chắn là chúng không thể phát ra được. và cũng chính nơi này sau đó ít lâu, ngay tại cái gác xép ấy, Salvador tình cờ gặp Ernst Junger đến thăm cái ông người Guatemala, có thể là do cơ quan khứu giác quá tinh tế và cũng có thể chủ yếu là do sự tò mò bất tận của nhà văn người Đức nó đưa đẩy. khi bước qua ngưỡng cửa nơi ở của ông bạn Guatemala, ngài Salvador nhìn thấy Ernst Junger trong bộ đồng phục sĩ quan Đức Quốc xã đang mê mải ngắm nghía một bức tranh với hai thước nhân hai, bức sơn dầu mà Salvador đã nhìn thấy không biết bao nhiêu lần và có cái tên ngồ ngộ là Phong cảnh phải Mexico một giờ trước khi trời hừng sáng. Bức tranh rõ ràng là được vẽ theo bút pháp siêu thực, trường phái của Redon mà vị hoạ sĩ Guatemala muốn được làm môn đệ nhưng chưa có thành tích gì đáng kể và cũng chưa bao giờ được những người trong trường phái này công nhận, nhìn bức tranh người ta có thể nhận ra những bài học ngoài rìa được tiếp nhận từ những danh hoạ phong cảnh người Italia cũng như đôi chút mong muốn quay về cội nguồn của những hoạ sĩ thuộc trường phái tượng trưng của nước Pháp như Redon hay Moreau, điều này cũng là nét riêng biệt của các hoạ sĩ lập dị và siêu mẫn cảm vùng Trung Mỹ. bức tranh thể hiện thành phố Mexico nhìn từ trên một quả đồi hay có lẽ từ ban công của một toà nhà cao tầng. màu chủ đạo là màu xanh lá cây và màu xám. Một vài khu phố giống như những đợt sóng xô. Có những khu phố khác lại giống như âm bản của các bức ảnh. Không thấy có hình người nhưng đây đó có những bộ xương được phác hoạ mờ mờ, có thể là hình người hay hình động vật. khi nhìn thấy ngài Salvador, mặt Erns Junger thoáng vẻ ngạc nhiên và tiếp sau đó cũng thoáng chút mừng rỡ. đương nhiên là hai người vui vẻ chào hỏi nhau như thường lệ. sau đó Junger bắt đầu nói về hội hoạ. Ngài Salvador hỏi Junger về nền nghệ thuật Đức và ông ta có ấn tượng là Junger thực sự ưa thích Durero vì nhà văn người Đức này dành khá nhiều thời gian để nói về Duraro, càng nói ông càng hưng phấn. bất chợt ngài Salvador nhớ ra là hai vị khách vẫn chưa hề nói lời nào với chủ nhà từ lúc bước chân vào. Salvador đảo mắt tìm anh bạn người Guatemala đồng thời thấy hơi chột dạ, tín hiệu chột dạ ấy càng lúc càng tăng. Chúng tôi hỏi ông ta chột dạ làcái gì thì Salvador không trả lời thẳng mà bảo rằng ngài lo cho cái anh chàng Guatemala tội nghiệp, có khi anh ta bị cảnh sát Pháp hay là cảnh sát Đức bắt giữ, nếu là cảnh sát Đức thì tồi tệ lắm. nhưng mà anh chàng Guatemala vẫn ở đó, vẫn ngồi bên cửa sổ, vẫn bị hút (mặc dù ngôn từ cần dùng không phải là bị hút, chẳng bao giờ được dùng từ bị hút) vào việc nhàn lãm thành phố Paris. Với cảm giác nhẹ nhõm nhà ngoại giao của chúng ta khéo léo chuyển đề tài và hỏi Junger có nhận xét gì về các tác phẩm của vị hoạ sĩ Guatemala ít nói. Junger lại bảo rằng hình như họa sĩ bị chứng thiếu máu cấp và rõ ràng việc thích hợp nhất đối với ông ta là phải được ăn. Lúc đó ngài Salvdor nhận ra rằng ngài vẫn còn trên tay mấy thứ đồ ăn mà ngài mang đến cho anh bạn người Guatemala, là những món mà ngài đã nhặt trong bếp ăn của Đại sứ quán: một ít khoai tây, một ít trà, một ít đường, một ổ bánh mì gối, nửa cân phó mát dê mà dân Chile chẳng ai ưa. Junger nhin vào mấy thứ đồ ăn. Ngài Salvador ngượng nghịu đặt chúng vào trạn và nói với ông bạn người Guatemala là “Chỉ kiếm được chút ít thôi”. Như mọi khi, ông bạn người Guatemala không thèm mở miệng cảm ơn và cũng không thèm quay lại xem chút ít đó là thứ gì. Trong giây lá tngài Salvador lại kể tiếp, tình cảnh có vẻ khá nực cười. Junger thì đứng như trời trồng không biết nói gì còn chủ nhà thì vẫn dán vào cửa sổ, quay lưng về phía hai người. trước sự lạnh lùng của vị họa sĩ người Trung Mỹ, với bản lĩnh tự giải tỏa trong những tình huống bất lợi, Junger chủ động kéo hai chiếc ghế đến gần mời ngài Salvador ngồi và rút túi mời nhà ngoại giao của chúng ta mấy điếu thuốc lá Thổ Nhĩ Kỳ mà hình như chủ nhân vẫn để dành cho những người bạn thân hoặc dành cho những tình huống cần thiết vì suốt buổi ông ta chẳng hút điếu nào. Chiều hôm đó, cách xa bầu không khí huyên náo và những câu chuyện thường bị cắt ngang một cách thiếu tế nhị ở các salon Paris, hai nhà văn, một người Chile và một người Đức, được thỏa thích đàm luận về tất cả những gì mà họ muốn, về những chuyện của con người, về những chuyện của thần linh, về chiến tranh, về hòa bình, về hội họa Italia và hội họa xứ Nórdica, về những hiểm họa và nguồn gốc của những hiểm họa, mà hình như hiểm họa thường là họa đơn vô chí, hai người còn nói cả về thực vật, về động vật Chile mà Junger đã được đọc qua những bài viết của Philippi, một nhà nghiên cứu người Đức gốc Chile. Vừa chuyện trò hai người vừa uống trà do ngài Salvador tự pha, ông họa sĩ Guatemala thì từ chối gần như thẳng thừng khi hai ông khách có lời mời, tiếp sau đó họ nhâm nhị rượu cô nhắc, khẩu phần hàng ngay mà Junger để dành và mang theo trong một bi đông bằng bạc, mỗi người được một ly, lần này thì ông họa sĩ người Guatemala không từ chối lời mời khiến cho hai nhà văn lúc đầu thì mỉm cười sau đó phá lên cười hết cỡ và cả ba cùng nhau trêu đùa vui vẻ. và sau đó, khi ông bạn Guatemala đã trở về bên cửa sổ với phần cô nhắc của mình, Junger quay lại ngắm bức tranh sơn dầu và hỏi vị họa sĩ đã từng lưu lại thủ đô Mexico bao lâu và có nhận xét gì về thời gian sống ở đó, đáp lại ông họa sĩ Guatemala nói rằng ông dừng chân ngắn ngủi và những kỷ niệm về thành phố ấy không rõ nét, hầu như không có bối cảnh, hơn nữa bức sơn dầu mà nhà văn Đức quan tâm hay tò mò muốn tìm hiểu lại được vẽ ở Paris sau đó rất nhiều năm và khi vẽ họa sĩ không hề nghĩ về Mexico mặc dù lúc ấy ông ta bị thôi thúc bởi một thứ cảm xúc gì đó mà ông gọi là cảm xúc Mexico do không tìm được từ nào chuẩn xác hơn. Điều này gợi ý cho Junger suy tưởng về những rãnh mù của ký ức, ông ta bảo rằng có lẽ hình ảnh mà thị giác ông họa sĩ Guatemala thu nhận trong thời gian ngắn ở thành phố Mexico mãi về sau mới được hồi phục, còn ngài Salvador, mặc dù bề ngoài thì đồng tình với suy nghĩ của vị anh hùng người Đức nhưng trong bụng ngài lại cho rằng chắc chẳng phải là do những rãnh mù gì đó thình lình được khơi ra, mà có lẽ chẳng có rãnh mù nào như vậy cũng nên, và suy nghĩ thêm một tí nữa thì ngài Salvador thấy đầu óc ù cả lên, hình như có hàng trăm con dĩn hay con ruồi trâu từ trong đầu ngài xông ra, triệu chứng này chỉ xuất hiện khi người ta có cảm giác ngột ngạt và chóng mặt mặc dù căn gác xép của ông họa sĩ người Guatemala không phải là nơi oi bức, những con dĩn bay đi bay lại trước hàng mi của ngài Salvador, chúng trong như những giọt nước mắt có cánh, chúng phát ra tiếng vù vù của loài ruồi trâu hay là tiếng vo vo đặctrưng của loài dĩn vì thực ra ở Paris không có dĩn, và trong khi tỏ ra tán đồng mặc dù chẳng hiểu hết ý nghĩa của bài diễn thuyết bằng những câu tiếng Pháp lắp ghép của Junger, don Salvador hiểu ra hoặc ngài tin là mình đã hiểu ra phần nào căn nguyên của hiện tượng mà Junger quy cho những rãnh mù của ký ức, phần tối thiểu của căn nguyên ấy là khi vị họa sĩ người Guatemala đến Paris thì chiến tranh đã nổ ra hoặc sắp bùng nổ và ông ta đã phải ngồi bẹp dí bên cái cửa sổ duy nhất của căn gác xép suốt ngày đêm nhàn lãm quang cảnh Paris để giết thời gian chết (hay thời gian hấp hối) và Phong cảnh thành phố Mexico một giờ trước khi hừng sáng nảy sinh từ sự nhàn lãm triền mien ấy, từ sự nhàn lãm Paris thâu đêm suốt sáng của vị họa sĩ Guatemala và theo cách nghĩ của ngài Salvador thì bức họa là cái đàn tế Trời, là sự biểu hiện của nỗi chán chường tột đỉnh và theo ngài thì bức tranh là sự chấp nhận thất bại, thất bại này không phải là sự thất thủ của thành Paris hay là sự băng hoại của nền văn hóa châu Âu xán lạn bị đẩy vào giàn hỏa thiêu, cũng không phải là sự đổ bể của một vài lý tưởng chính trị nào đó mà họa sĩ mơ hồ theo đuổi, mà chính là sự thất bại của bản thân họa sĩ, một người Guatemala vô danh tiểu tốt theo đuổi ham muốn gây dựng tên tuổi trong những nhà tiệc ly của thành phố Ánh Sáng. Việc ông họa sĩ Guatemala tỉnh táo chấp nhận thất bại, bỏ qua mọi cái thuần túy riêng tư có tính giai thoại đã làm cho ngài Salvador sởn tóc hay nói theo cách nói thông thường là nổi da gà. Đến lúc đó thì ngài Salvador nốc ực một cái hết sạch phần cô nhắc còn trong ly và quay lại chăm chú nghe lời thuyết trình của nhà văn người Đức vì ông ta nói một mình đã khá lâu, don Salvador thì mải mê với dòng suy nghĩ vô bổ, còn ông họa sĩ thì vẫn ngồi ép bên cửa sổ như mọi lần, trầm minh trong việc nhìn ngắm thành phố Paris. Vất vả lắm (ngài cho là như vậy) ngài Salvador mới nhập được vào mạch chuyện và nắm bắt được đống lý thuyết mà Junger thao thao giảng giải về quan điểm mỹ thuật mà ngay cả Pablo Neruda cũng phát sợ. sau câu chuyện, vị sĩ quan Đức và nhà ngoại giao Chile cùng rời gian gác xép của ông họa sĩ Guatemala bước xuống chiếc cầu thang ọp ẹp và dài dằng dặc để ra đường. Junger cho rằng ông ta không tin là cái ông người Guatemala đó có thể sống được đến mùa đông năm sau, có âm thanh gì đó là lạ phát ra từ miệng Junger, chuyện là thời đó mọi người đều hiểu rằng hàng nghìn người sẽ không sống nổi đến mùa đông năm sau, đa phần họ đều khỏe mạnh hơn ông họa sĩ người Guatemala, đa số họ đều vui vẻ hơn và phần lớn họ đều sẵn sàng có cuộc sống khá giả hơn so với ông họa sĩ người Guatemala, nhưng Junger cũng đã nói ra điều đó, có lẽ là vô tình, don Salvador cũng đồng tình và bảo rằng đúng hay đúng vậy hay chắc chắn la vậy hay ngài chỉ ậm ừ theo kiểu của các nhà ngoại giao để người nghe có thể hiểu xuôi hay hiểu ngược đều được, mặc dù theo ngài, sau cuộc viếng thăm vừa rồi, ngài không tin rằng ông bạn Guatemala sẽ chết. sau đó ít lâu, Ernst Junger đến nhà Salvador Reyes ăn tối và lần này thì rượu cô nhắc được rót vào ly uống cô nhắc, chủ và khách được ngồi trên những chiếc ghế bành êm ái để luận đàm về văn chương và bữa tối hôm đó, nói thế nào nhỉ, cả về phương diện ẩm thực lẫn ý nghĩa tri thức, đúng là bữa cơm tối ở thành Paris. Khi nhà văn người Đức ra về, ngài Salvador tặng ông ta một quyển sách được dịch sang tiếng Pháp của mình, hình như đó là quyển duy nhất được dịch sang tiếng Pháp thì phải, tôi không được rõ lắm, vì theo anh chàng già trước tuổi thì ở Paris chẳng một ai còn nhớ tí gì về Salvador Reyes, hắn cố nói điều đó để làm phiền lòng tôi, có thể là ở Paris chẳng còn ai nhớ đến Salvador Reyes, ở Chile thì có một số người còn nhớ, thực tế là họ còn nhớ vì chí ít họ vẫn đọc sách của ông, nhưng điều đó chẳng có gì đáng nói, cái đáng nói là khi rời dinh thự của Salvador Reyes nhà văn người Đức kia có mang theo trong túi áo một quyển sách của nhà văn nước ta và chắc chắn là sau đó ông ta đã đọc vì trong hồi ký của mình, ông ta có bàn đến quyển sách đó với lời lẽ không tồi. và đó là tất cả những gì mà Salvador Reyes kể với chúng tôi về những năm tháng ông ta ở Paris trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Và có một điều rõ ràng đã đem lại cho chúng tôi niềm tự hào là trừ Salvador Reyes, không một người Chile nào được Junger nhắc đến trong hồi ký của mình. Ngoài ngài Salvador Reyes, không một người Chile nào được chõ mũi vào các tác phẩm đã ấn hành của nhà văn Đức ấy. không một người Chile nào dù là với tư cách con người hay với tư cách tác giả một quyển sách tồn tại trong những năm tháng đen tối nhưng rất phong phú của Junger, trừ ngài Salvador Reyes. Tối hôm ấy, trong lúc rảo bước trên con đường có nhiều cây ti lô trồng dọc hai bên lề theo cái bóng lúc tròn lúc khuyết của Farewell sau khi rời tư dinh của nhà viết truyện đồng thời là nhà ngoại giao Salvador Reyes, một thiên hứng đâu đó tự nhiên ào ạt dồn về trong ảo giác của tôi như cơn mộng mị về các vị anh hùng và những con người lỗi lạc. với sự sốc nổi của tuổi trẻ lúc bấy giờ, tôi liền thổ lộ điều đó với Farewell. Ông ta thì cố guồng cho nhanh để kịp đến cái quán ăn mà ông ưa thích và thỏa mãn cơn đói. Tôi nói với Farewell rằng khi đã đi qua con đường đầy hoa ti-lô ấy tôi đã làm một bài thơ ngợi ca sự hiện hữu hay ánh hào quang của một nhà văn yên giấc trên con tàu vũ trụ giống như con chim nhỏ trong chiếc lồng làm bằng những cuộn dây sắt bốc khói đang bay về cõi bất hủ. nhà văn đó là Ernst Junger. Rồi con tàu đâm vào dãy núi Andes và thi thể nát vụn của bậc vĩ nhân trong chiếc lồng sắt sẽ được lớp băng tuyết vĩnh hằng bảo tồn mãi mãi, rồi trang viết của những con người bất hủ, nói rộng hơn là tất cả những bản sao chép các trang viết của những con người bất hủ sẽ biến thành khúc thánh ca ca ngợi Chúa, ca ngợi văn minh nhân loại. Farewell bước mỗi lúc càng nhanh hình như mỗi lúc ông ta càng thấy đói. Ông ta liếc mắt nhìn tôi qua vai như nhìn một kẻ bép xép và ban cho tôi một nụ cười chế nhạo. Farewell vừa đi vừa nói có thể tôi bị câu chuyện của Salvador Reyes ám ảnh. Chẳng hay chút nào. Khát vọng là điều tốt nhưng để những chuyện đó ám ảnh là dở. sau đó, ông ta bảo tôi rằng đã có rất nhiều sách viết về các anh hùng nhiều đến nỗi hai có sở thích và ý tưởng hoàn toàn trái ngược cùng nhắm mắt chọn mà kết quả không hề trùng nhau. Nói đoạn Farewell im bặt, hình như đã kiệt sức do phải gắng sức cuốc bộ. sau một lúc lâu ông ta kêu lên Trời ơi! Tớ đói quá. Tôi chưa từng nghe từ miệng Farewell lối diễn đạt này bao giờ và sau này tôi cũng không nghe thấy ông ta lặp lại. và Farewell không nói gì thêm mãi cho đến khi chúng tôi ngồi bên chiếc bàn trong góc quán ăn khá yên tĩnh. Trong khi thưởng thức đĩa cơm phần kiểu Chile với rất nhiều món và hợp khẩu vị, Farewell kể cho tôi nghe câu chuyện Đồi tưởng niệm các anh hùng hay Heldenberg ở một vùng nào đó thuộc trung phần châu Âu, có thể là ở nước Áo hay nước Hungary gì đó. tôi ngây thơ nghĩ rằng chắc là do hứng thú về chuyện Junger, về con tàu vũ trụ đâm vào dãy Andes và các anh hùng được quàng bằng những trang viết của chính mình du hành vào cõi bất hủ, Farewell sẽ kể cho tôi nghe chuyện gì đó liên quan đến Junger hay chuyện gì đó dính dáng đến sáng tác nóng hổi của tôi, nhưng ông ta lại kể cho tôi nghe câu chuyện của một anh thợ đóng giày.
Có một thợ giày, thần dân của Hoàng đế Áo-Hung, một thương gia từng giàu lên bằng cách mua giày nơi này đem bán ở nơi khác rồi sau đó tự đóng giày tại Vienna để bán trong các cửa hàng giày ở Vienna, ở Budapest và Praga, rồi sau đó đem bán tại các cửa hàng giày ở tận Belgrado, Zagreb và Bucarest. Một doanh nhân khởi nghiệp bằng chút vốn ít ỏi, có lẽ bằng một quầy đóng giày gia đình cỏn con, sau đó mở rộng, củng cố rồi mở rộng, mở rộng rồi củng cố, rồi nổi tiếng, vì giày của anh ta được mọi người ưa chuộng, giày của anh ta có tiếng trong thiên hạ vì mẫu mã đẹp, đi vừa chân lại êm và bền, cơ bản chỉ có vậy, giày phải đẹp lại vừa chân, giày, ủng, dép sục, dép lê, kể cả dép đi trong nhà của anh ta đều rất bền, nói tóm lại là nếu đi giày do anh ta sản xuất thì yên tâm, không lo phải cởi bỏ dọc đường, không lo bị rộp chân và cũng không lo bị vỡ các vết chai phồng cũ, nghĩa là nếu đi giày của anh ta thì chắc chắn không phải tìm đến các thầy lang chữa chai chân. Nói tóm lại là giày mang nhãn mác của anh ta thì có bảo đảm chất lượng và tiện lợi. và một trong những khách hàng của anh thợ giày thành Vienna ấy chính là đấng Quân vương của đế chế Áo-Hung. Anh thợ giày được mời, hoặc anh ta chạy để được mời tham dự một vài buổi tiệc long trọng với sự hiện diện thi thoảng của đức hoàng đế, của các vị thượng thư, của các ngài tướng, soái của đế chế. Không ít người đến dự tiệc còn mang cả ủng cưỡi ngựa hay giày đi đường do anh thợ giày kia đóng và họ cũng sẵn sàng nói với anh ta vài lời khi phải giáp mặt anh ở một góc khuất nào đó của phòng tiệc hay ở nơi mà người ta không cần phải dùng lời lẽ trang trọng nhưng luôn luôn dè dặt, kín đáo, êm ái như điệu nhạc buồn khó cảm nhận trong Cung điện Mùa Thu, Farewell gọi đó là điệu nhạc buồn của dân Áo-Hung, vì điệu nhạc buồn của người Nga thì trong Cung điện Mùa Đông và của người Tây Ban Nha là trong Cung điện Mùa Hè hay trong các đám cháy, có lẽ nhận xét này của Farewell hơi quá đáng, và anh thợ giày, theo như một số người thì do được khích lệ bởi không khí tôn nghiêm của các buổi tiệc hay theo một số người khác thì do sự xáo trộn tâm lý nào đó, anh ta ấp ủ, nuôi dưỡng và vun trồng hết sức cẩn trọng một ý tưởng, và khi thấy đã chin muồi anh ta nhanh chóng xin được giãi bày với đích thân đức Hoàng đế mặc dù biết rằng việc đó có thể phương hại toàn bộ mối quan hệ của anh ta với mọi người trong cung, với các quan chức trong giới quân sự và chính trị. Và một khi hệ thống ròng rọc hoạt động mở các cánh cửa cung điện hoàng gia, anh thợ giày bước vào tiền sảnh, vào hậu cảnh rồi tiến vào các phòng khách, càng đi sâu càng thấy sự sang trọng, càng đi sâu càng thấy mờ mờ ảo ảo, một kiểu mờ ảo có chủ ý, bước đi không nghe thấy tiếng động, thứ nhất là do độ dày của lớp thảm trải sàn, thứ hai là do độ mềm mại của những đôi giày, đức Vua ngự trên một chiếc ghế rất giản dị ở gian cuối, hai bên là một số vị Ngự sử. đám quần thần nhìn anh thợ giày một cách xét nét và kinh ngạc tự hỏi rằng thằng cha đánh giày này điên rồi sao, hắn bị giống ruồi nhiệt đới gì đó đốt hay sao lại rồ dại đòi gặp đấng Quân vương của tất cả thần dân Áo-Hung. Đức Vua thì ngược lại, Người tiếp anh thợ giày một cách ân cần với những lời lẽ thân thiết như cha đối với con, Người phán rằng giày bán ở cửa hàng giày của anh bạn đây, rằng giày ở cửa hàng Ducan và Segal ở London rất tuyệt nhưng vẫn không bằng giày do thần dân trung thành của Người làm, và rằng giày của cửa hàng Niederle trong một làng nhỏ của nước Đức mà Người không nhớ tên (Furth, anh thợ giày đỡ lời Người) rất êm, rất vừa chân những vẫn không bằng giày do người đồng hương quý mến của Người đây làm nên, sau đó họ đàm luận sâu sắc về các loại ủng đi săn, về giày cưỡi ngựa, về các loại da, về các loại giày dành cho các quý bà, nói đến đây Đức Vua dừng lại và quay về phía quần thần, này các ngài, này các ngài, hãy dừng lại một chút, Người nói dường như quần thần là những người đã đưa đề tài này ra chứ không phải chính bản thân Người, đương nhiên là các vị quần thần lẫn anh thợ giày đều hoan hỉ chấp nhận sự đưa đẩy khéo léo của đức Vua để ngắt câu chuyện. nhân lúc cuộc tiếp kiến tạm trầm lắng, mọi người tự rót cho mình tách trà hay tách cà phê hoặc tự chuyên thêm cho đầy ly cô nhắc, đến lượt anh thợ giày, anh lấy hơi đầy lồng ngực để kìm nén xúc động rồi hươ tay như vuốt ve một vòng hoa không có thật nhưng vẫn có thể tưởng tượng ra được và xin được giải trình với Hoàng đế ý tưởng của mình về Heldenberg hay Đồi tưởng niệm các anh hùng. Đó là quả đồi trong thung lũng mà anh ta được biết, nằm giữa làng nọ làng kia, một quả đồi địa mạo đá vôi, một quả đồi có nhiều lim, táu mọc quanh sườn, các loại cây gai cỏ dại mọc trên đỉnh và ở các khu vực nhiều đá, hoa lá chủ yếu màu xanh và đen mặc dù vào tiết xuân quả đồi cũng được phủ nhiều màu như tấm bảng pha màu vẽ của một họa sĩ, một quả đồi từ dưới thung lũng nhìn lên rất vui mắt, một quả đồi giống như một khoảnh riêng của thế giới khác dành để làm dài tưởng niệm những con người vĩ đại, để quy tụ mọi con tim, để khuây khỏa tâm hồn, để làm sống động mọi ý nghĩa của cuộc đời. nhưng tiếc là quả đồi đã có chủ, thuộc quyền sở hữu của một điền chủ lớn trong vùng là Tử tước H. tuy vậy anh thợ giày đã thương lượng với ngài Tử tước, lúc đầu ngài từ chối không bán phần đất bỏ hoang mà ngài sở hữu, chỉ đơn giản là ngài muốn có đất để làm ông chủ, nhưng rồi cuối cùng ngài Tử tước cũng sẵn sàng bán quả đồi để nhận món tiền hời. ý tưởng của anh thợ giày là mua quả đồi và dâng hiến làm nơi tưởng niệm các anh hùng của đế chế, không chỉ các anh hùng của quá khứ mà cả các anh hùng của hiện tại và các anh hùng trong tương lai. Nghĩa là quả đồi sẽ đảm trách hai chức năng: vừa là nghĩa trang vừa là bảo tang. Làm bảo tang bằng cách nào? Khải bẩm, ta sẽ dựng những pho tượng theo đúng tầm thước thực tế của các anh hùng trong vương quốc, thậm chí có tượng của một vài anh hùng ngoại quốc nhưng chỉ là những trường hợp rất đặc biệt. làm nghĩa trang theo hình thức nào? Khải bẩm, điều đó dễ thôi, ta sẽ địa tang các anh hùng của tổ quốc, những ai được táng tại đó phải do một ủy ban gồm các nhà quân sự, các nhà sử học và các nhà thực thi pháp luật quyết định, đương nhiên lời phán quyết cuối cùng phải là của Bệ hạ. như vậy những người sẽ mãi mãi yên nghỉ trên đồi là những anh hùng của quá khứ dưới hình thức các pho tượng được tạc đúng đặc điểm hình dáng theo như miêu tả của các sử gia hay trong các truyện thần thoại hay trong các truyền thuyết hoặc trong các tiểu thuyết, và các anh hùng đương đại hay anh hùng trong tương lai với các phần mộ lưu giữ hài cốt của họ tại nghĩa trang. Anh thợ giày thỉnh cầu đức Vua điều gì ư? Trước hếtlà sự chuẩn y của Người, mong rằng ý tưởng đó làm Người hài lòng, thứ đến là cần được Nhà nước hỗ trợ kinh phí vì một mình anh thợ giày không đủ sức trang trải cho một công trình đồ sộ như vậy, có nghĩa là để tỏ lòng ái quốc anh thợ giày sẽ bỏ tiền túi mua quyền sở hữu Đồi tưởng niệm các anh hùng, chỉnh trang quả đồi cho phù hợp với dáng vẻ một nghĩa trang, xây rào bao xung quanh, xây dựng các con đường nội khu cho khách hành hương kể cả một số pho tượng anh hùng, ngoài ra anh ta còn thuê ba người gác rừng có thể kiêm nhiệm việc canh gác nghĩa trang, ba người này đã từng làm việc trong nhà vườn của anh thợ giày, họ đều còn trẻ, khỏe, chưa vợ, có thể đảm đương cả việc đào huyệt và xua đuổi cánh trộm ban đêm. Phần việc còn lại, tức là việc thuê thợ điêu khắc, mua đá xây dựng và cẩm thạch hay đồng hun, việc quản lý, việc cấp phép và công báo cho bàn dân thiên hạ, việc vận chuyển các pho tượng, việc xây dựng con đường nối thông Đồi tưởng niệm với con đường chính của thành phố Vienna, việc lập kỷ yếu, việc đưa đón các đoàn hành hương, việc xây dựng một nhà thờ nho nhỏ (hoặc không nhỏ lắm), vân vân và vân vân đều do Nhà nước chi viện. sau đó, anh thợ giày còn nói thêm về những lợi ích tinh thần của khu tưởng niệm, về những giá trị vĩnh hằng, về những cái sẽ còn lại khi tất cả những cái khác sẽ biến mất, về lúc xế chiều của lòng sốt sắng trên đời, về động đất, về những suy tưởng này khác. Anh thợ giày vừa dứt lời thì đức Hoàng đế rưng rưng nước mắt, nắm lấy tay anh ta và ghé môi sát tai anh ta nói điều gì đó có vẻ quả quyết nhưng không thành lời nên mọi người xung quanh không ai nghe thấy, rồi Người nhìn thẳng vào mắt anh thợ giày, một cái nhìn khó cưỡng, anh thợ giày cũng ngấn lệ nhìn thẳng vào đấng Quân vương không chớp mắt. đức Hoàng đế gật đầu vài cái tỏ vẻ khẳng định rồi nhìn sang đám quần thần mà nói lớn hay lắm, được lắm, tuyệt lắm, đám người kia cũng họa theo hay lắm, hay lắm. như vậy là mọi việc đã được quyết định, anh thợ giày xoa tay rời cung điện hoàng gia, vẻ mặt tràn đầy hạnh phúc. Sau đó ít hôm, Đồi tưởng niệm các anh hùng thay đổi tên chủ sở hữu và không cần chờ chiếu chỉ từ trên ngai vàng ban xuống, anh thợ giày nổ phát sung lệnh cho đội xây dựng bắt đầu làm những công trình đầu tiên và trực tiếp giám sát việc thi công. Anh ta chuyển hắn về trọ trong một làng gần đó chẳng quản ngại mọi sự thiếu thốn tiện nghi và lao vào công việc như người nghệ sĩ quên mình cho tác phẩm bất chấp mưa to gió lớn, bất chấp những cơn mưa ào ạt gây ngập úng cả vùng, bất chấp những cơn giông tố nổi lên trên bầu trời xám xịt bao quanh nước Áo hay nước Hung rồi kéo về hướng tây giống như những cơn bão biển bị trường nam châm vùng núi Alpes hút về. Áo khoác của anh thợ giày luôn luôn ướt sũng, quần cũng sũng nước, giày lúc nào cũng ngập trong bùn đất nhưng tuyệt đối không bị ngấm nước, quả là loại giày tuyệt vời khôn tả, đúng là loại giày chuyên dụng cho các nghệ nhân thực thục, là giày dùng để nhảy, để chạy và lao động trong bùn đất, thứ giày không bao giờ gây phiền toái cho người mang trên suốt dọc đường đi, đáng buồn là anh thợ giày hầu như không để ý đến đôi giày của mình (nhưng người hầu của anh ta thì tối nào cũng rửa sạch bùn đất rồi đánh bóng đôi giày cho ông chủ, chú bé giúp việc trong nhà trọ thì trợ giúp mỗi khi thấy anh thợ giày lử người nằm vật ra giường, trùm chăn với nguyên cả giày và quần áo trên người), hễ lên giường là anh ta ngủ mê ngủ mệt, về đêm hay mộng mị và cơn ác mộng cuối cùng trong đêm đến với anh ta bao giờ cũng là Đồi tưởng niệm các anh hùng, vừa trang nghiêm vừa tĩnh lặng, tối tăm mà thanh cao, là cái dự án, là cái công trình mà ta chỉ được biết đôi phần, là cái công trình mà ta tưởng rằng đã biết tất cả nhưng thực tế lại biết rất ít về nó, là điều huyền bí mà ta giữ kín trong tâm khảm, và mỗi khi bị kích động ta lại đem trái tim mình đặt lên giữa chiếc mâm kim loại được chạm trổ những đường nét hoa văn tiền Hy Lạp cổ đại, những hoa văn này chỉ mới bập bẹ nói lên lịch sử và khát vọng nhưng thực ra chúng đã bập bẹ nói đến sự thất bại của loài người, bập bẹ nói đến cuộc đấu thương trên lưng ngựa mà ta đã bị đánh ngã nhưng ta lại không nhận ra điều đó, và ta đã đặt trái tim mình lên giữa chiếc mâm giá lạnh, anh thợ giày quằn quại trên giường miệng nói mê sảng, trái tim, trái tim, rồi lại nói mảnh vỡ, mảnh vỡ, hình như anh ta bị ngạt thở, nghe vậy người đầy tớ chay vào căn phòng nhà trọ lạnh lẽo nói mấy lời làm an lòng ông chủ, tỉnh lại đi, thưa ngài, tỉnh lại đi, chỉ là giấc mộng thôi mà, thưa ngài, và khi anh thợ giày mở đôi mắt vừa mới nhìn thấy trái tim mình còn đập trên chiếc mâm kim loại trước đó mấy giây thì người đầy tớ đưa cho anh ta một ly sữa nóng, thay vì nhận ly sữa anh ta lại phát cho người đầy tớ một cái oan uổng, hình như đang tỉnh dần sau cơn ác mộng anh thợ giày nhìn người đầy tớ nhưng vẫn chưa nhận ra ai, anh ta bảo đừng vớ vẩn, hãy đưa cô nhắc hay điều rượu trắng ra đây. Rồi cứ thế, ngày lại ngày, đêm lại đêm, bất kể thời tiết tốt hay xấu, anh thợ giày tiếp tục vét túi, vung tay tiêu tốn cho công trình và sau khi rơi lệ và nói hay lắm, tuyệt lắm đức Hoàng đế không nói gì thêm, các ngài Thượng thư cũng chọn giải pháp yên lặng, và các vị Ngự sử, tướng tá hăng hái nhất cũng vậy, không có các nhà đầu tư dự án không vận hành được nhưng rõ ràng là anh thợ giày đã làm cho nó khởi động, giờ thì không thể dừng được. và hầ unhư người ta không nhìn thấy mặt anh thợ giày trong thành phố Vienna trừ phi anh ta phải về thành phố để tiếp tục chạy vạy cho cái dự án không thành. Để giám sát công việc mỗi lúc một ít người anh ta luôn luôn có mặt ở Đồi tưởng niệm các anh hùng, trên lưng chú ngựa nhỏ nhắn nhưng dẻo dai trước mọi biến thiên của thời tiết, cũng cứng đầu, bảo thủ như ông chủ và sẵn sàng nhảy chồm lên nếu cần. lú cđầu danh tiếng và ý tưởng của anh thợ giày lan trong cung điện hoàng gia, trong các cửa hàng ở thành phố Vienna giống như một dây thuốc sung vừa mảnh vừa ẩm được vị thần bỡn cợt châm mồi để mua vui cho thiên hạ rồi tự nó lụi dần trong sự lãng quên giống như tất cả mọi cái. Sau đókkhông ai nhắc đến tên anh ta nữa. rồi đến khuôn mặt anh ta cũng chẳng còn ai nhớ. Việc sản xuất kinh doanh giày dép của anh ta cũng nhanh chóng mòn mỏi theo năm tháng. Thi thoảng, vài người quen có gặp anh thợ giày trên đường phố Vienna nhưng anh không chào hỏi ai và cũng không đáp lại lời chào của bất cứ người nào, cũng không ai tỏ ra kinh ngạc trước sự thay đổi của anh ta. Đến thời kỳ khó khăn, lộn xộn, và ngày càng khủng khiếp hơn, vừa khó khăn, lộn xộn vừa tàn bạo. các nhà văn tiếp tục viết sách. Đức Hoàng đế qua đời. chiến tranh xảy ra. đế quốc Áo- Hung sụp đổ. Các nhạc sĩ tiếp tục sáng tác, mọi người vẫn đi dự những buổi hòa nhạc. trong trí nhớ của thiên hạ không còn hình ảnh của anh thợ giày, và cũng chỉ còn đôi người sử dụng những đôi giày rất đẹp, rất bền của anh ta. Doanh nghiệp giày của anh ta cũng bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, phải thay chủ đôi lần rồi sau đó biến mất. những năm tháng kế tiếp lại càng khó khăn và lộn xộn hơn. Nạn giết choc, nạn truy bắt. lại chiến tranh, cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong các cuộc chiến tranh nổ ra. và mộtngày nọ, xe tăng hồng quân Liên Xô xuất hiện trên thung lũng. Từ trên tháp pháo, viên Đại tá chỉ huy trung đoàn xe tăng nhìn qua ống nhòm thấy Đồi tưởng niệm các anh hùng. Bánh xích rít lên, những chiếc xe tăng tiến đến gần quả đồi giống như khối kim loại sẫm màu óng ánh dưới những tia nắng cuối cùng trong ngày chiều xuống thung lũng. Viên Đại tá người Nga bước ra khỏi xe và thốt lên, cái quái gì thế này? Những người lính Nga trên các xe tăng khác cũng xuống đất duỗi chân, vươn vai và châm thuốc lá rồi nhìn ngắm dãy hàng rào bằng chấn song sắt đúc bao quanh quả đồi, rồi ngắm cái cổng sắt đồ sộ và dòng chữ đúc bằng đồng đen gắn trên tảng đá thông báo cho khách đến thăm biết rằng đó là Hedldenberg. Khi được hỏi thì một lão nông đã từng làm công trong vùng từ lúc còn nhỏ cho biết đó là nghĩa trang dành để chôn cất tất cả các vị anh hùng trên thế giới. phải phá ba ổ khóa gỉ sắt ở cổng viên Đại tá và quân sĩ của ông ta mới vào được bên trong. Họ đi khắp các nơi trong đồi theo các con đường đã xây nhưng chẳng thấy pho tượng nào và cũng chẳng thấy phần mộ nào cả, chỉ thấy cảnh trơ trụi, mông quạnh. Lên đến nơi cao nhất của quả đồi họ phát hiện một hầm mộ có cửa gắn xi giống như chiếc két sắt. họ tìm cách mở cửa hầm mộ. bên trong chỉ có thi thể anh thợ giày được đặt trên chiếc bệ đá, hai hốc mắt trống rỗng dường như như anh ta chẳng thèm nhìn ngắm cái gì khác ngoài cái thung lũng trong đó có quả đồi của anh ta, và hai hàm anh ta còn há to hình như vẫn đang cười sau khi khám phá ra cõi bất hủ. kể đến đó Farewell hỏi tôi, cha có hiểu gì không, cha có hiểu gì không? Còn tôi, tôi lại nhìn thấy cha tôi hóa thân trong cái bóng của con thằn lằn hay con chồn gì đó len lỏi khắp các xó xỉnh trong nhà cũng chính là các ngóc ngách cuộc đời tu hành của tôi. Khi chúng tôi chờ nhà hàng dọn cà phê Farewell lại hỏi, cha có hiểu không? Cha hiểu gì không? Ngoài đường, ai ai cũng vội vã hình như có nỗi háo hức khó hiểu nào đó thôi thúc họ phải chạy nhanh về nhà, bóng người này đè lên bóng người kia mỗi lúc thêm gấp gáp trên bức tường của quán cơm. Mặc giólớn, mặc mưa to đang rơi, có lẽ nên nói là mặc cho tiếng loa phóng thanh oang oang trên các đường phố Santiago và mặc kệ cái tinh thần cộng đồng gia đình của người dân Santiago, Farewell và tôi vẫn lưu giữ luồng suy tưởng hầu như không bị đứt đoạn về sự bất hủ, khi bưng tách cà phê đưa lên miệng mắt chúng tôi vẫn mở to ra vẻ như không quan tâm gì đến chuyện đó, chỉ chăm chăm quan sát những bóng đen đuổi nhau, lung linh như những vệt đen lúc ẩn lúc hiện trên bức tường ngăn trong quán cơm, hình như lối tiêu khiển này thôi mien nhà phê bình bậc thầy của tôi nhưng lại làm tôi chóng mặt và đau cả hai mắt, cơn đau ấy lan dần lên hai thái dương, lên thành hộp sọ rồi lan ra toàn bộ não buộc tôi phải đọc kinh cầu nguyện và uống thuốc giảm đau, mặc dù lúc ấy, bây giờ cố chống cùi chỏ nâng đầu mình lên như thể để bay thẳng vào cõi phúc thật tôi nhớ rành rành là, cơn đau chỉ stop ở hai mắt nên rất dễ chữa vì chỉ cần nhắm lại là mọi chuyện xong ngay, và đáng lý đã có thể và nên làm như vậy, nhưng tôi lại không làm, vì câu chuyện về sự bất hủ của Farewell có thể tan biến ngay chỉ sau một cử động nhẹ nhàng của đôi mắt lại hàm ý về một nỗi lo sợ bất tận hay nỗi lo sợ được định hướng về nơi vô cùng vô tận, nói cách khác là nỗi lo sợ ấy cứ lớn dần, lớn dần và chẳng bao giờ chấm dứt, nó làm chúng ta bị giày vò, bị phiền muộn và có nhiều cách diễn giải khác nhau về tác phẩm của Dante, nỗi lo sợ đó dù là mảnh mai gầy guộc, trơn tru như con giun nhưng lại có thể tăng dần, tăng dần rồi phát triển rộng ra như một phương trình của Einstein, và câu chuyện của Farewell mang hàm ý đó, như tôi đã nó, mặc dù khi đó nếu ai đi ngang qua bàn chúng tôi dường như đang ngồi thì người ấy chỉ thấy một bậc quân tử đáng kính với đôi chút thái độ phản tỉnh. Và khi đó Farewell mở miệng, tôi tưởng rằng ông ta lại hỏi tôi có hiểu gì không, thì ông ta nói: Pablo sẽ được giải thưởng Nobel. Farewell nói ra điều đó và sụt sịt khóc như đang đứng ở một góc sân đầy tro bụi. ông ta lại nói: châu Mỹ sẽ có thay đổi. và Chile sẽ thay đổi. rồi sau ông ta bạnh cả hai hàm ra mà khẳng định: ta sẽ không được thấy những thay đổi đó. tôi nói: ngài sẽ thấy mà, ngài sẽ được thấy tất cả. vào thời điểm đó, tôi biết rằng không phải tôi nói về thiên giới cũng không nói về cuộc sống ở trần gian mà là tôi đưa ra lời tiên tri đầu tiên và nếu cái điều mà Farewell dự đoán thành hiện thực, bản thân ông ta sẽ được chứng kiến. Farewell lại nói: lịch sử ngày thứ Sáu làm tôi thấy buồn, cha Urrutia ạ. Đến lượt tôi: ngài sẽ còn sống lâu, ngài Farewell ạ. Và Farewell: để làm gì, sách để làm gì, chúng chỉ là những bóng đen. Và tôi: giống như những bóng đen mà ngài đang ngắm đó phải không? Rồi Farewell: đúng vậy. và tôi: Platon đã viết một quyển sách rất lý thú về đề tài này. Và Farewell: cha đừng có khờ như vậy. và tôi: những bóng đen đó nói gì vậy, thưa ngài, kể tôi nghe với. và Farewell: chúng nói với tôi về sự đa dạng của việc đọc sách. Tôi: đa dạng nhưng khá vất vả và nửa vời. Farewell: không biết cha đang nói về khía cạnh nào. Tôi: về những người mù, về sự va đụng của người mù, về sự mò mẫm vô bổ của họ, về những cú vấp của họ, về những cú ngã của họ, về sự thất bại chung của họ. và Farewell: tôi không hiểu cha đang nói về điều gì, cha làm sao vậy, tôi chưa bao giờ thấy cha như vậy. tôi: đáng mừng là ngài đã nói với tôi điều đó. Farewell: tôi chẳng hiểu mình đang nói gi, tôi muốn nói lên điều gì đó nhưng miệng tôi chỉ sùi bọt. rồi tôi: ngài có phân biệt được gì trong những hình bóng nhì nhằng đó không? Ngài có phân biệt được những cảnh rất rõ về trận cuồng phong của lịch sử, về cái vòng luẩn quẩn ấy không? Farewell: tôi nhận ra một bức tranh thôn dã. Và tôi: có gì đó như một toán nông dân đang cầu nguyện rồi bỏ đi, rồi quay lại và cầu nguyện, rồi lại bỏ đi phải không? Farewell: tôi nhận ra mấy cô gái điếm dang dừng chân trong vài giây để nhìn cái gì đó có vẻ quan trọng và sau đó lại bay đi như những viên thiên thạch. Vàtôi: ngài có nhận ra cái gì đó liên quan đến Chile không, ngài có nhận ra sự tàn tạ của Tổ quốc không? Farewell: bữa cơm hôm nay làm bụng tôi khó chịu quá. Và tôi: trong những hình bóng loằng ngoằng đó ngài có nhận ra tuyển tập thơ văn của chúng ta không, ngài có đọc được cái tên nào không, ngài có thể nhận ra hình dáng ai đó không? Và Farewell: có, thấy bóng Neruda và tôi, nhưng không phải, thực ra tôi nhầm, chỉ có một cái cây, tôi thấy một cái cây cao cành lá xum xuê kinh khủng giống như mặt biển đang cạn, một bức họa có hai hình người, mà thực ra là một nấm mồ bị lưỡi kiếm của một thiên thần hay quả chùy của một người khổng lồ bổ đôi. Và tôi: còn gì nữa? Farewell: những ả gái điếm, đến rồi lại đi, và một suối nước mắt. và tôi: hãy nói chính xác hơn đi. Farewell: bữa cơm hôm nay làm bụng tôi khó chịu quá. Và tôi: thật kỳ lạ, chúng chẳng gợi cho tôi điều gì, tôi chỉ nhìn thấy những bóng đen, bóng đen do ánh đèn hắt xuống, dường như là thời gian đang trôi nhanh. Farewell: trong sách không có lời khuyên giải nào đâu. Tôi: nhưng tôi thấy rất rõ tương lai, trong tương lai đó có ngài, ngài được hưởng trường thọ, được mọi người quý mến và tôn kính. Và Farewell: giống như bác sĩ Johnson phải không? Tôi: đúng vậy, ngài đã nhằm đúng hồng tâm, không hơn không kém. Farewell: giống như bác sĩ Johnson trên vùng đất xa xôi do bàn tay Thượng đế tạo nên. Và tôi: Thượng đế có mặt ở mọi nơi kể cả những nơi có đông người đến. và Farewell: nếu không vì bữa tối làm tôi khó chịu và say mềm như thế này tôi có thể xưng tội với cha. Tôi: đó sẽ là niềm vinh hạnh đối với tôi. Farewell: hoặc lôi cha vào buồng vệ sinh mà ngoáy mông cha một cái. Và tôi: không phải ngài đang nói mà là rượu nói, và những bóng đen trên tường làm cho ngài không yên lòng. Farewell: cha đừng đỏ mặt lên như thế, tất cả bọn đàn ông Chile chúng ta đều làm tình qua đường hậu môn mà. Vàtôi: tất cả đàn ông đều làm tình qua đường hậu môn, không chỉ những đồng bào đáng thương của chúng ta mà bất kể người đàn ông nào cũng giấu kín thói quen làm tình qua đường hậu môn ở mặt trái của tâm hồn, một trong những nghĩa vụ của chúng ta là phải chế ngự nó, chiến thắng nó và bắt nó phải qùy gối. farewell: cha nói như một thằng bú…Và tôi: tôi chưa bao giờ làm việc đó. Farewell: ở đây chỉ chúng ta với nhau, chỉ riêng ta với nhau thôi, kể cả khi học trong trường cha cũng không làm à? Tôi: tôi chỉ học và đọc kinh, đọc kinh và học. Farewell: ở đây chỉ có chúng ta với nhau thôi mà, chỗ tin tưởng mà, chỗ tin tưởng mà. Và tôi: tôi đọc Thánh Agustin, đọc Thánh Thomas, và nghiên cứu đời tư của tất cả các cha cố. farewell: và cha vẫn còn nhớ tất cả các cha cố đó chứ? Tôi: nhớ như in. Farewell: vậy ai là Pío II? Tôi: Pío II tên thật là Eneas Silvio Piccolormini, sinh ra ở ngoại vi thành phố Siena, từ năm 1458 đến 1464 đứng đầu Giáo hội, từng liên kết với Basilea, làm thư ký cho Hồng y Giáo chủ Capranica, sau đó phục vụ cho Ngụy giáo hoàng Felix V, rồi phục vụ cho Hoàng đế Federico III, sau đó được công nhận là thi hào, tức là ông ta làm thơ, làm giảng viên tại trường Đị học Vienna về các thi hào thời cổ đại, năm 1444 ông cho in hai quyển tiểu thuyết Euryalus và Lucrecia, năm 1445, tức là một năm sau khi cho xuất bản hai quyển tiểu thuyết nói trên, ông được thụ phong linh mục và cuộc đời ông ta đã thay đổi, ông sám hối và nhìn nhận lại những lỗi lầm trước đây, năm 1449 được phong Giám mục địa phận Siena và năm 1456 được phong Hồng y giáo chủ, sau đó là Giáo hoàng, ông luôn luôn ôm mộng tiến hành một cuộc thập tự chinh, năm 1458 ông ban sắc chỉ Vocavit nos Pius triệu tập cô’cô quốc vương hội kiến tại thành phố Mantua để cùng thỏa thuận tiến hành cuộc thập tự chinh sẽ kéo dài trong ba năm, nhưng mọi người đều làm ngơ không nghe lời đức Giáo hoàng đến nỗi Giáo hoàng buộc phải tự nắm quyền chỉ huy, rồi Venecia liên minh với Hungari và Skanderberg tiến đánh Thổ Nhĩ Kỳ, Estenban Đại đế được mệnh danh là Atleta chirsti, hàng nghìn người từ khắp châu Âu đổ về La Mã nhưng các bậc quân vương vẫn tiếp tục giữ thái độ kẻ đứng ngoài cuộc, Giáo hoàng phải kinh lý vùng Asis và sau đó là Ancona vì hạm đội Venecia đến Ancona quá chậm so với yêu cầu, đến khi hạm đội Venecia xuất hiện thì Giáo hoàng đã hấp hối, và Giáo hoàng nói rằng “cái mà cho đến hôm nay ta cần là hạm đội và đến bây giờ thì hạm đội lại cần ta”, và Giáo hoàng qua đời, cuộc thập tự chinh cũng chết theo luôn. Farewell nói: các nhà văn ai cũng tè lên cuộc thập tự chinh đó. và tôi: ông ta bảo vệ Pinturicchio. Farewell: tôi không hề có một ý tưởng gì về Pinturicchio. Và tôi: là một họa sĩ. Farewell: cha đã nói với tôi, nhưng tôi không biết đó là ai? Tôi: là tác giả của bức bích họa trên tường Nhà thờ Đức Bà ở Siena. Farewell: cha đã từng có mặt ở Italia chưa? Tôi: rồi. và Farewell: tất cả đều chết chìm. Thời gian đã và đang nuốt chửng hết thảy mọ thứ, người Chile chúng ta là thứ bị nuốt đầu tiên. Tôi: đúng thế. Farewell: cha còn biết chuyện của cha cố nào nữa không? tôi: của tất cả các cha cố. Farewell: Giáo hoàng Adriano II chẳng hạn? tôi: ông ta làm Giáo hoàng từ năm 867 đến năm 872, người ta hay kể một câu chuyện lý thú về ông ta như thế này, khi Hoàng đế Lotario II đến Italia, Giáo hoàng hỏi Hoàng đế đã nối lại quan hệ với xứ Waldrada chưa, số là Waldrada đã bị đức Giáo hoàng tiền nhiệm là Nicolas I rút phép thông công, nghe vậy đức Hoàng đế bước run rẩy trong khi tiến đến đàn tế Monte Cassino còn cha Adriano thì bước một cách thản nhiên đến đàn tế trước Hoàng đế. Farewell: chắc là Hoàng đế sợ điều gì đó. tôi: đúng thế. Farewell: thế còn chuyện về cha Landon? Rất ít chuyện về vị cha cố này trừ việc ông ta làm Giáo hoàng trong hai năm, từ năm 913 đến năm 914, và sắc phong một kẻ thân tín ở Teodora làm giám mục vùng Ravena rồi sau đó người này lên ngôi Giáo hoàng khi Landon qua đời. Farewell: đức Giáo hoàng này có cái tên hơi lạ tai. Tôi: đúng vậy. và Farewell: kìa cha xem, những cái bóng nhì nhằng kia biến mất rồi. tôi: ừ nhỉ, chúng biến mất rồi. Farewell: kỳ lạ chưa, sao vậy nhỉ? Và tôi: có thể chúng ta chẳng bao giờ biết được. Farewell: hết hình bóng rồi, hết đua tốc độ rồi và ta không còn cái ấn tượng ở trong âm bản của bức ảnh, vừa rồi chúng ta mơ ngủ chăng? Tôi: có thể chúng ta chứ bao giờ biết được. sau đó Farewell trả tiền cơm, tôi tiễn ông ta về đến tận cửa, tôi không vào nhà vì mọi cái có thể sẽ sẽ là tai họa, đi bộ một mình trên các đường phố Santiago mà đầu óc tôi luôn nghĩ về Alejandro III, về Urbano IV và Bonifacio VIII,một luồng gió mát vờn qua mặt cố làm cho tôi tỉnh lại hoàn toàn, nhưng làm sao có thể tỉnh lại hoàn toàn được vì đâu đó trong đầu tôi vẫn còn văng vẳng âm hưởng của các cha cố giống như tiếng ríu rít xa xôi của đàn chim, đó là dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ rằng một bộ phận ý thức của tôi vẫn đang trong giấc mơ hay vẫn chưa chịu ra khỏi mê cung của những giấc mơ, chưa chịu ra khỏi cái trận đồ của Thần chiến tranh, nơi mà thằng cha già trước tuổi lẩn trốn, nơi lẩn trốn của các nhà thơ quá cố nhưng vẫn đang sống và các nhà thơ đã chết sắp bị rơi vào quên lãng đang dựng lên trong hộp sọ tôi một hầm mộ khốn khổ có khắc tên họ, có dán hình cắt của họ bằng bìa các tông đen, và đựng những tác phẩm đã bị nghiền nát của họ, thằng cha già trước tuổi thì không được như thế vì lúc ấy hắn mới chỉ là cậu bé sống ở miền Nam, ở nơi biên cương quanh năm mưa dầm và có dòng sông rộng nhất dài nhất đất nước ta, dòng sông Bio-Bio hùng vĩ, nhưng giờ đây, đôi khi tôi lại nhầm nó với cái ná bắn đá của các nhà thơ Chile, nhầm với tác phẩm của họ bị thời gian lạnh lùng nghiền nát từ khi ấy, khi tôi rời khỏi nhà Farewell vào một buổi đêm của Chile, rồi tiếp tục nghiền nát trong ngày hôm nay khi tôi đang cố dùng cùi chỏ để nâng người lên, và sẽ tiếp tục nghiền nát khi tôi không còn trên đời này nữa, tức là khi tôi không còn tồn tại hoặc chỉ sót lại cái danh tiếng, một danh tiếng tương tự như lúc chiều tà, cũng giống danh tiếng của bao người khác, nó trơn như con cá voi hay một quả đồi bị phạt trụi cây hay một con tàu hay một đụn khói hay một thành phố đường xá ngoằn ngoèo, và với đôi mắt chỉ mở ti hí cái danh tiếng như lúc chiều tà của tôi sẽ quan sát động tác co bóp nhẹ nhàng của thời gian và những đống vụn nát, cái thời gian di chuyển trong các trận đồ của Thần Chiến tranh như cơn gió vật vờ bất chợt biến thành trận gió xoáy làm chết ngạt những nhà văn, nhà thơ mà tôi từng giới thiệu sách của họ, những nhà văn mà tôi đã từng viết bài phê bình tác phẩm của họ, những nhà văn nhà thơ đang hấp hối của Chile và châu Mỹ đã cất thời gian gọi tên tôi, cha Ibacache, cha Ibacache, cha hãy nghĩ đến tham vọng của chúng tôi, đến những khát vọng của chúng tôi, đến điều kiện mong manh làm người, làm công dân và làm văn nhân của chúng tôi trong khi cha luồn vào những nếp nhăn siêu thực của thời gian, cái thời gian mà chúng ta chỉ cảm nhận có ba chiều nhưng thực ra nó có bốn hay có lẽ đến năm chiều giống như chùm bóng đen của Sordello, Sordello nào? Mà ngay cả ánh sáng mặt trời cũng không làm mất được. vớ vẩn. Tôi biết điều đó. ngớ ngẩn. ngốc nghếch. Đần độn. sự rồ dại cứ theo nhau kéo đến trong khi người ta phải lẩn trong đêm tối của số phận. đó là số phận của tôi. Là Sorello của tôi. Tôi đã khởi nghiệp với một nghề sáng sủa. Nhưng không phải mọi cái đều dễ dàng.