Chương 13
Cô Lương trình toà một chứng cứ không thế chối cãi
Ba tên côn đồ thú tội

    
ịch công đi qua chiếc sân rộng trong Nha phủ để trở về phòng riêng. Ông cảm thấy nóng bức và mệt mỏi. Sau khi tắm, ông mặc chiếc áo mùa hè bằng vải bông màu trắng, đầu đội chiếc mũ nhỏ bằng sa, và đi đến gặp lão Hồng.
Trước khi ngồi, ông lấy chiếc quạt bằng lông sếu treo ở trên tường. Đi qua chiếc sân rộng làm ông đẫm mồ hôi. Vừa quạt mạnh tay, ông hỏi:
 Lão Hồng, có tin gì mới không?
 Tôi đã gặp may, thưa đại nhân. Tôi gặp một cô hầu trẻ của nhà ông Khấu ở cửa hàng hoa quả. Cô ta ba hoa đủ chuyện và tôi được biết là sớm nay ông Khấu cưỡi ngựa đi ra ngoài.
 Ông ta có hay đi như vậy không?
 Không bao giờ. Theo như cô hầu và tất cả người hầu trong nhà đều cho ông ta dạo chơi buổi sớm để khuây khoả sau cái chết của bà Diên Hương. Mặc dù tuổi tác hai người chênh lệch, hai người rất thương yêu nhau, và bà Diên Hương thường giúp ông ta chăm sóc bà vợ cả. Đó là một gia đình nhỏ hạnh phúc, mọi người đều hiểu nhau.
Lão Hồng chờ đợi nhận xét của Địch công, nhưng ông vẫn giữ im lặng. Bất chợt, ông chỉ hai chiếc thẻ bài bằng tre đặt ở trên bàn, và hỏi:
 Các thẻ bài này đến lúc nào?
 Viên thập trưởng ở Cửa Nam mới đưa tới cách đây năm phút, thưa đại nhân.
Địch công chăm chú ngắm nhìn hai chiếc thẻ bài. Hai cái đều cùng khuôn khố, có viết số 207 bằng mực đen. Nhưng hai chữ viết có khác nhau: một cái thì viết rất xấu, còn chiếc kia thì được viết rất đẹp, do một người có học viết. Hơn nữa, ở cái thẻ bài ấy có một vết rãnh ở giữa thẻ bài, chia thành hai phần bằng nhau. Địch công dùng ngón tay trỏ xoá bỏ chữ số, rồi cho chiếc thẻ bài vào tay áo, và cười thích thú, nói:
 Ta giữ chiếc thẻ bài này, còn chiếc kia thì trao lại cho trạm Cửa Nam. Và, ta sẽ kể cho lão cuộc nói chuyện của ta với cô Lương.
 Thưa đại nhân, cô ta thế nào ạ? Duyên dáng và nhỏ nhắn?
 Cô ta mà nhỏ nhắn à? Đó là một nữ đô vật Mông cổ cao lớn và lực lưỡng. - Địch công kể tóm tắt cuộc nói chuyện, sau đó kết luận:
 Giờ thì chúng ta đã rõ ở địa hạt này có một tên sát thủ nguy hiểm: giết Đồng, rồi đến Hạ. Tên sát thủ buộc hai tên kể trên kiếm gái đẹp cho hắn để thoả mãn thú tính. Rất có thể hắn là thủ phạm của cả ba vụ giết người.
 Nếu thế, thì thưa đại nhân, chúng ta có thể loại ông Khấu ra khỏi danh sách những tên tình nghi. Cứ cho là ông ta vì ghen tuông đã giết bà vợ hai và tên tình nhân, nhưng ông ta không phải là loại người thích thú hành hạ phụ nữ!
 Ta thì chưa tin như vậy. Với mọi người và cả các gia nhân của ông ta đều cho ông ta là một người yêu nghệ thuật có hạng, và là một người chồng đáng mến, nhưng những điều đó cũng không loại trừ ở con người ông ta có khía cạnh nào đó đồi bại. Loại người ấy thường lấy cái mã hào nhoáng để che đậy những lỗi lầm, tật bệnh về tư cách. Vì vậy nếu chúng làm điều gì xấu xa, đồi bại thì rất khó khăn phanh phui ra sự việc. Chỉ có hai người vợ của ông ta mới hiểu được thực chất con người ông ta. Nhìn từ góc độ đó thì việc bà Kim Liên mất trí sau khi đi thăm một bà bạn, vẫn còn là cả một khối mờ mịt. Có phải bà ta muốn trốn tránh cách đối xử tàn tệ của người chồng? Và rồi không thoát được nên bà ta thành người mất trí? Ta cũng nhắc để lão rõ: những vết sẹo thấy trên xác bà Diên Hương khắng định sự nghi ngờ của chúng ta. Trong trường hợp ấy, nếu có sự oan díu giữa bà Diên Hương và tên Đồng, thì ta cũng không nên quá khắt khe và hãy cho họ hưởng sự giảm khinh.
Địch công nhẹ tay quạt, nói tiếp:
 Ớ nhà cô Lương ra, ta rẽ vào thăm ông Dương để hỏi về các khách hàng của ông ta, vì qua câu chuyện với cô Lương ta được biết là bọn tội phạm thích thú việc tìm kiếm các đồ cổ. Ông Dương cho ta biết về tính cách của ông Khấu - Ông kể về chiếc cốc thuỷ tinh Ba Tư, sau đó nói:
 Ông Khấu đã đập nát một vật giá trị vì ông ta thấy có một tỳ vết nhỏ. Rất dễ hiểu phản ứng của ông ta, một trong những vật quý của ông ta: bà Diên Hương, phạm vào tội nặng nhất trong quan hệ vợ chồng: sự phản bội. - Địch công mặt sạm lại, im lặng.
 Không! - Địch công vụt kêu lên - Có điều gì chưa ổn. Nếu là ông ta, thì ông ta sẽ không thuê côn đồ sát hại Diên Hương, mà phải chính bàn tay ông ta bóp chết con dâm phụ thì mới thoả thích. - Địch công lắc đầu liên tiếp.
Lão Hồng nói:
 Thưa đại nhân! Có một điều chống lại ông ta: Chúng ta đã biết ông ta dùng hai tên: Đồng và Hạ đi lùng kiếm đồ cổ cho ông ta.
 Ông Dương cho ta biết là ông Biện và ông Khuông Mần đều là người sưu tầm đồ cổ.
Tiếng cồng ở cổng nha phủ vang lên, báo hiệu buổi thăng đường sắp bắt đầu.
Án sát Địch công nén chặn tiếng thở dài đứng dậy, và để lão Hồng giúp mặc bộ phẩm phục bằng gấm xanh, và đội mũ cánh chuồn lên đầu. Vừa soi gương sửa sang lại áo mũ, Địch công nói:
 Ta sẽ thu xếp để buổi thăng đường trưa nay kết thúc nhanh chóng. Sau khi bãi đường, lão hãy đến chỗ Thịnh Ba hỏi xem hắn ta đã dò la được gì về các vụ cá cược đua thuyền. Bảo với hắn là ta đã nói tốt về hắn với cô Lương rồi. Sau đó, lão đến quán “Bát Tiên” hỏi chủ quán về ông Khuông, xem ông ta có thường trọ ở đấy không, thời gian ở là bao lâu, và đã tiếp những ai? Cũng cần biết là ông ta có nhân tình hay đĩ điếm gì không. Nếu có thì dò xem bọn đó có bị ông ta đối xử tồi tệ không. Ta cần hiểu rõ tính cách của con người thương gia quá lịch thiệp ấy.
Lão Hồng ngạc nhiên nhìn Địch công nhưng không còn thời gian để hỏi thêm. Và lão kéo chiếc màn che ngăn cách thư phòng với phòng xử án để Địch công bước ra. Khi quan án sát ngồi sau chiếc bàn cao có khăn bàn màu đỏ, gian phòng đầy ắp người trở nên yên lặng như tờ. Như thường lệ, lão Hồng đứng ở bên phải, lão cúi đầu nói nhỏ với Địch công:
 Thưa đại nhân, dân chúng nóng lòng biết các chi tiết của ba vụ án mạng.
Địch công gật đầu và đưa mắt lướt qua đám cử toạ. Viên đô đầu và mười hai người lính đứng ở vị trí quy định. Họ cầm roi, gậy, xích sắt và các dụng cụ tra tấn. Ớ hai bên phía dưới là hai chiếc bàn thấp, nơi có hai thư lại ngồi: giấy bút mực để trước mặt. Trên hàng đầu cử toạ, Địch công nhận ra ông Khấu, ông Biện đứng cạnh nhau. Ông Khuông Mần đứng ở hàng sau cùng với ông Dương. Địch công gõ búa gỗ xuống bàn, bắt đầu làm việc ông nói về việc phát hiện ra xác chết của bà Diên Hương và Hạ Quảng, không đi nhiều vào chi tiết: hai vụ án đều xảy ra ở một địa điếm; ông nói rằng ông tin là hai vụ đó có liên quan với nhau và cuộc điều tra đang được tiến hành khấn trương.
Khi Địch công nói xong, Khuông Mần tiến lên một bước, cúi lạy và nói:
 Thưa đại quan. Kẻ thương gia hèn mọn...
 Quỳ xuống! - Viên đô đầu thét lên và giơ cao roi. Ông Khuông nhìn anh ta vẻ bực bội, nhưng rồi cũng phải phục tùng, và nói tiếp:
 Kẻ thương gia hèn mọn này tên là Khuông Mần rất hân hạnh báo để Toà biết, hiện tôi đang ở dưới thuyền, đậu tại Cửa Tây.

Hình 7. Ông Khuông trả lời trước toà án
 Việc này sẽ được ghi lại - Địch công tuyên bố. Khi Khuông Mần đứng lên, Địch công nói tiếp:
 Sáng nay ông có vẻ ít lời, ông Khuông.
Thương gia buôn bán dược phẩm nhìn thẳng vào Địch công và phản ứng:
 Đại nhân đã ra lệnh nói ngắn gọn.
 Nói ngắn gọn nhưng nói ra điều cốt yếu. Ta cũng đã biết nơi ông đậu thuyền. Cho ông lui.
Khi ông Khuông trở về chỗ, Địch công tuyên bố các thông báo về việc phát thẻ căn cước của triều đình mới ban hành. Trời càng nóng bức, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bào. Lúc ông giơ búa gõ xuống bàn, dấu hiệu buổi thăng đường kết thúc, thì có hai người ăn mặc gọn gàng đến quỳ trước bàn Địch công. Họ xưng tên và nói là tiểu thương đang có sự tranh chấp về đất đai. Vài người ra về, trong số đó Địch công thấy có ông Dương.
Sau khi nhẫn nại nghe hai bên trình bày, Địch công cho họ ra về để chờ điều tra của bên địa chính. Một người cho vay lãi trên thưa kiện đã bị bọn côn đồ đe doạ để lấy tiền của ông ta. Mấy người dân Phố Dương khác chờ ngày hội kết thúc để đến thưa kiện vội bước tới. Thời gian lại trôi qua, nhiều người khác tiếp tục ra về. Trong số đó có ông Biện, ông Khấu, ông Khuông Mần. Giờ ăn trưa đã tới. Địch công quay sang nói nhỏ với lão Hồng:
 Chỉ có trời mới biết khi nào ta mới kết thúc được! Ông hãy đi làm các việc ta đã giao. Ta sẽ gặp ông ở thư phòng sau đó.
Khi người kêu kiện cuối cùng ra về, Địch công mới đứng lên được, thì cùng lúc đó có tiếng ồn ào ở cửa ra vào. Buồn bã, ông lại ngồi xuống nhìn ra cửa: một đám đông người lạ kỳ bước vào.
Có ba người đàn ông đi trước, họ đều khoẻ mạnh, cao lớn, nhưng quần áo họ tơi tả chứng tỏ họ vừa nhận được những đòn nặng tay. Người đi đầu hai tay bịt chặt tai, vai đẫm máu. Người thứ hai dùng tay trái để đỡ cổ tay phải, nhăn nhó đau đớn. Còn người thứ ba, hai tay ôm bụng, chỉ chực ngã và chỉ bước đi vì những cái quất bằng chiếc ô của cô Lương. Cô Lương mặc chiếc quần rộng thùng thình và chiếc áo ngắn tay. Nữ cựu đô vật tiến lên đàng hoàng, nét mặt màu đồng thản nhiên, theo sau là một cô gái nhỏ nhắn mũm mĩm. Cô bé mặc áo lụa màu xanh có in những bông hoa màu đỏ chói, má trái bị sưng phù, một mắt nhắm tịt.
Đến trước bàn quan Án sát, cô Lương ra lệnh cho ba tay đàn ông quỳ xuống. Viên đô đầu càu nhàu đến bên cô và bảo cô cũng phải quỳ nhưng cánh tay cô đã gạt phăng anh ta lui ra sau.
 Hãy tránh ra xa, ta hiểu rõ phép tắc của triều đình!
Cô nói với cô gái:
 Em hãy quỳ xuống, đó là phép tắc. Em không phải là người của Hoàng thành.
Rồi quay nói với Địch công, giọng đều đều:
 Dân nữ đứng trước mặt đại quan tên cũ là Kha-tun, được mang tên người Hán là Lương Tử do một sắc chỉ của Hoàng đế. Tôi là đô vật chuyên nghiệp ở Mông cổ. Ba tên kia là bọn thuỷ binh đào ngũ để trở thành những tên cướp đường. Tên chúng từ trái qua phải là: Phương, Vương và Liêu. Cô gái quỳ bên tôi là Lý, còn có tên Thu Cúc, nghề nghiệp: gái làng chơi. Xin đại nhân thứ lỗi cho...
Cô Lương quay sang nói với viên thư lại thứ nhất:
 Bác đã ghi đầy đủ rồi chứ? Bác già?
Viên thư lại ngạc nhiên nhưng cũng gật đầu, không trả lời.
Cô Lương quay lại nói với Địch công:
 Dân nữ xin đại quan cho phép được thưa kiện ba tên: Phương, Vương và Liêu.
Địch công nhìn một lúc vào gương mặt thản nhiên của nữ đô vật Mông Cố, rồi nói:
 Ta cho phép ngươi làm chuyện đó.
 Trong bữa ăn trưa, dân nữ đang ngồi ở sân sau, thì nghe thấy tiếng kêu cứu. Tiếng kêu từ phía con đường sau nhà. Thế là dân nữ vội leo qua tường và thấy ba tên này đang ép buộc cô Lý đi theo chúng. Nhìn thấy tôi, cô Lý lại kêu to lên và bị ngay tên Phương tống mạnh vào má trái, làm má và mắt trái cô bé bị đau nặng. Tên Phương rút dao ra, làm cho khách bộ hành qua đó bỏ chạy hết. Chỉ mình tôi là người duy nhất còn lại có thể cứu được cô bé, tôi đến gần ba tên và lễ phép hỏi chúng đang làm chuyện gì vậy. Lúc đầu, bọn chúng từ chối trả lời, nhưng tôi vẫn hỏi lại thì chúng cho biết là hôm kia có một nho sinh tên là Hạ cho chúng một lượng bạc để bắt cóc Lý, đưa cô ta đến một bà tên là Mông, ở ngôi nhà thứ ba, phố thứ hai, sau miếu Khống Tử. Bọn côn đồ đã lợi dụng buổi trưa, vắng người qua lại để thực hiện vụ bắt cóc. Chúng cấn thận lấy khăn buộc che kín mặt Lý, nhưng khi qua phía sau nhà tôi, cô Lý đã gỡ được khăn và kêu cứu, và tôi đã nghe thấy. Một phần tôi đã rõ ba tên này là có tội: bắt cóc người. Hơn nữa khi nghe nói đến tên nho sinh Hạ, tôi nhớ là nha phủ có chú ý đến tên này, nên tôi đã buộc chúng theo tôi đến đây, cùng với cô Lý. Giải quyết vụ việc ra sao, xin trao lại để đại quan định liệu.
Cô Lương vái dài chào Địch công, rồi dạng chân, hai tay chống lên cán ô. Biết được địa chỉ bọn côn đồ sẽ đưa cô Thu Cúc đến, Địch công ra hiệu cho viên đô đầu đến gần và lệnh cho dẫn theo sáu lính đến bắt giữ tất cả người nhà. Sau đó, Địch công nói với cựu đô vật Mông cổ:
 Toà khen ngợi cô về hành động vừa qua, cô Lương! Cô đã thực hiện nghĩa vụ một người dân, đã ra tay đúng lúc. Toà rất mừng nếu cô kể lại chi tiết vụ việc, để thư lại ghi được đầy đủ vào biên bản.
 Xin vâng lời đại quan! - Cô Lương sung sướng hắng giọng một cái rồi nói tiếp. - Khi thấy ba tên cưỡng ép cô gái giải đi, tôi biết ngay có chuyện ám muội. Đáng lý phải trả lời câu hỏi lễ phép của tôi, thì tên thứ hai: tên Vương, lại định đấm tôi. Tôi bắt gọn tay hắn, vặn vai hắn, và dùng chân quét ngã hắn. Tôi ra đòn vừa phải để nó khỏi bị gãy cột sống, nó cần sống để còn khai báo. Thấy vậy tên Phương rút dao ra đâm tôi. Tôi nhẹ nhàng tránh khỏi và tước được dao của nó, tôi dùng dao ghim chặt vành tai của nó vào cánh cửa. Thế là nó cựa quậy dữ dội nên rách vành tai, tôi lại phải nhô dao ra, găm nốt tai kia. Còn tên Liêu này, chỉ chửi rủa tôi nên tôi cũng chỉ đấm nhẹ mấy cái vào sườn hắn và hắn xin ngừng tay để hắn sẽ thú tội đầy đủ. Tất cả chỉ có vậy, thưa đại nhân.
Địch công đứng dậy, nhìn ba tên tội phạm đang rên rỉ. Ông vuốt ria, suy nghĩ giây lát rồi nhìn tên Phương, ra lệnh:
 Hãy khai đi! Mi đã gặp tên Hạ lúc nào và ở đâu?
Tên này bỏ tay che chiếc tai rách nát, máu lại trào ra ngay.
 Ớ quán ăn ngoài chợ. - Tên Phương thút thít khóc - Ngày hôm kia. Trước đó chúng con chưa hề biết hắn ta. Hắn cho chúng con một lượng bạc và hứa sẽ cho thêm khi công việc xong xuôi. Chúng con...
 Tên Hạ có nói nó làm việc cho ai không? - Địch công ngắt lời nó. Tên Phương ngơ ngác nhìn Địch công:
 Làm việc cho ai, chúng con chả rõ, chỉ biết là Hạ chi tiền cho chúng con thôi ạ. Tối hôm đó chúng con định ra tay nhưng ở lầu hoa khách quá đông, cô Lý bận tíu tít. Tối qua cũng vậy. Sớm nay chúng con đến tiệm ăn để đòi Hạ chi thêm vì công việc có quá nhiều khó khăn, nhưng không gặp, Thế là chúng con quyết định thi hành lúc trưa nay. Đáng lý cũng suôn sẻ, nhưng ác thay lại gặp phải bà này.
Cô Lương cúi sát nó, bổ sung:
 Một quý bà!
Tên Phương vội la to:
 Xin ngăn bà ta, đừng để đến gần tôi. Đại quan có biết bà ta đã làm gì sau khi chọc vành tai con không, bà ta... - Hắn khóc oà, không nói nổi gì nữa.
Địch công đập búa xuống bàn.
 Hãy trả lời các câu hỏi của ta! Mi có công nhận là đã phạm tội không?
Hai tay ôm chặt đôi tai đẫm máu, hắn nói:
 Con có tội.
Tên Vương bên cạnh cũng nhận tội. Tên thứ ba chỉ dập dập đầu mấy cái liền rồi ngã sấp mặt xuống đất.
Địch công ra lệnh cho lính:
 Giải ba tên này vào nhà giam. Báo cho thanh tra pháp y coi sóc vết thương của chúng. Khi nào chúng đỡ sẽ hỏi cung tiếp.
Trong khi lính giải bọn tội phạm đi, Địch công nói với cô Lý:
 Giờ ta nghe ngươi nói.
Cô Lý lấy tay áo lau bộ mặt sưng vù, nhẹ nhàng nói:
 Chúng con vừa ngồi vào bàn ăn cơm trưa cùng ba cô nữa thì ba tên vô lại xông vào nhà sau khi đã đánh người gác cổng ngất xỉu. Bà chủ hỏi chúng muốn gì.
Một tên liền đánh bà ta và nói là muốn mang con đi và tối sẽ trả về. Thế là chúng tóm lấy con chụp khăn lên đầu và đưa con đi, con đi chậm là bị chúng đá luôn. Ra tới phố, lúc đầu con ngoan ngoãn đi theo chúng, nhưng khi con nới lỏng được chiếc khăn trùm đầu, thế là con kêu cứu. Bà Lương xuất hiện... và...
 Đã có ai có ý định bắt cóc cô?
 Thưa đại nhân: không có ai cả.
 Theo cô thì có thế một khách làng chơi nào có ý định bắt cóc cô?
Cô gái băn khoăn nhìn Địch công, sau một lúc suy nghĩ, cô ta lắc đầu và trả lời:
 Đúng là con không biết, thưa Đại nhân. Con mới làm ở đó một năm thôi. Con là con một người lái thuyền họ Lý, ở thượng nguồn sông. Cha con mang nợ nhiều... phải bán thuyền đi hoặc là bán con. Các khách làng chơi đều ở quanh đây, con biết cả. Sao họ lại phải bắt con khi mà họ cứ đến đây dễ dàng với con.
 Đúng vậy. Cô tiếp khách ở lầu hoa, thế có bao giờ được dự các bữa tiệc hay các cuộc vui không?
 ô, thưa không ạ. Con không biết hát, biết múa nên không bao giờ được tham dự. Nhưng có đôi khi con được giúp đỡ cô đào nhất ăn mặc, hoặc chạy bàn cho các tiệc tùng đó.
 Cô đã có mặt như vậy trong buổi ăn uống nào trong vòng hai tháng qua không, và đã gặp những ai ở đấy?
Cô ta kể ra một danh sách dài, Địch công biết là điều này cũng chả giúp ích gì cho việc điều tra. Rất nhiều người có tiếng ở địa phương đều tham gia các cuộc ăn chơi đó, cả các ông Khấu, ông Biện, ông Dương.
Địch công hỏi:
 Trong số khách đó, có ai tỏ ra thân mật đặc biệt với cô?
 Dạ, thưa không. Con chỉ là một con đầy tớ. Họ chỉ chuyện trò với các kỹ nữ đẹp thôi. Nhưng họ thường cho con tiền thưởng, nhiều khi kha khá. Đôi khi họ cũng rất rộng rãi!
 Các tên Đồng Mai, Hạ Quảng có gợi cho cô đến điều gì không?
Cô gái lăc đâu. Địch công ra lệnh cho thư lại đọc to các lời khai của cô Lương, cô Lý. Cả hai đều xác nhận là đúng và điếm chỉ vào cuối tờ khai.
Địch công nói vài lời thân ái với họ, rồi gõ búa lên bàn. buổi thăng đường kết nhúc.
Cô Lương đưa chiếc ô cho Lý nói:
 Hãy che ô cho ta! Ánh sáng mặt trời không có lợi cho làn da ta. Hơn nữa, thật không đúng khi mà người của Hoàng cung ra đường lại không có người hầu đi theo.
Cô Lương bước đi kiếu cách, cô Lý ngoan ngoãn theo sau.