---~~~mucluc~~~---

Phần thứ nhì : THEO LỆNH NHÀ VUA
P2.IA. QUÁ KHỨ LUÔN LUÔN CÓ MẶT, CON NGƯỜI PHẢN ẢNH CON NGƯỜI.

1. HUÂN TƯỚC CLĂNGSACLI
I. Thời ấy có một sự tích cũ.
Sự tích về huân tướng Linơx Clăngsali.
Hầu tước Linơx Clăngsali, người đương thời với Cromoen[102], là một trong số những nguyên lão Anh quốc không lấy gì làm đông, phải nói ngay như vậy, đã chấp thuận nền dân chủ. Việc chấp thuận này có thể có lý do tồn tại của nó, và cùng lắm tụ giải thích được, vì nền dân chủ tạm thời đã chiến thắng. Huân tước Clăngsali theo phái dân chủ khi nền dân chủ thắng thế là việc hết sức đơn giản. Nhưng sau khi cách mạng chấm dứt, và chính thể đại nghị sụp đổ, huân tước Clăngsali vẫn giữ vững lập trường. Nhà quí tộc trở về với thượng nghị viện được khôi phục thì dễ thôi, vì cái thời trùng hưng luôn luôn vui vẻ đón nhận những con người hối cải, nhưng huân tuất. đã không theo thời thế. Trong lúc nước nhà liệt nhiệt chào mừng nhà vua trở lại nắm quyền bá nước Anh, trong lúc toàn thể tuyên bố bản cáo trạng, trong lúc nhân dân chào đón nền quân chủ, trong lúc vương triều trỗi dậy giữa một khúc phản ca chiến thắng và huy hoàng, giữa giờ phút quá khứ trở thành tương lại và tương lại trở thành quá khứ, vị huân tước ấy vẫn ngoan cố. ông da ngoảnh mặt làm ngơ trước mọi cảnh hoan hỉ, ông tự nguyện sống cuộc sống lư vong, trong lúc có thể làm nguyên lão, ông lại thích làm kẻ bị trục xuất, và năm tháng cứ thế trôi qua, tuổi già đã đến, mà ông vẫn một dạ thuỷ chung với nền dân chủ đã trú tàn. Cho nên mọi người đều đánh giá ông là lố bịch, một chuyện tự nhiên gắn liền với trò trẻ con ấy.
Ông lui về ẩn dật tại Thuỵ Sỹ, trong một túp lều cao ráo, bên bờ hồ Giơnevơ, ông tự chọn cho mình chỗ đó, tại góc hồ khắc nghiệt nhất, giữa Sivông có ngục tối của Bôniva và Vêvây có ngôi mộ Lulôvơ. Dãy núi An pơ nghiêm nghị, bốn mùa chìm ngập trong cảnh hoàng hôn, mây trời và gió lộng bao bọc lấy ông, và ông sống ở đó trầm ngâm trong những bóng tối mịt mù từ núi cao đổ xuống. Khách qua đường ít khi gặp ông. Con người ấy sống ngoài đất nước của mình, hầu như ngoài thế kỷ của mình. Dạo ấy, đối với những ai theo dõi và hiểu biết thời cuộc không một sự chống đối với thời cơ nào cỏ thể biện bạch được. Nước Anh hạnh phúc, trùng hưng là cảnh vợ chồng hoà hợp, hoàng tử và quốc gia thôi nằm riêng, còn gì đẹp đẽ và vui tươi hơn, Anh quốc rạng rỡ, có được một nhà vua đã là quí rồi, hơn nữa lại được một nhà vua duyên dáng, Sáclơ đệ Nhị dễ mến, vừa là người thích vui chơi vừa là người có tài cai trị và lại vĩ đại theo gương Luy XIV,[103] vừa hào hoa phong nhã vừa quí tộc thượng lưu. Sáclơ đệ Nhị được toàn thể thần dân ca ngợi, ông tham gia cuộc chiến tranh Hanôvrơ, chắc chắn ông biết rõ vì sao, nhưng chỉ biết một mình, ông đã bán Đoongkec cho nước Pháp, một mưu toan chính trị cao, những vị nguyên lão dân chủ, mà Sembơclên đã đánh giá: "Nền cộng hoà đáng nguyền rủa, với hơi thở thối hoắc của nó, đã làm ô uế nhiều người trong giới quí tộc", đã thức thời theo xu thế tất yếu, đi với thời đại, và đã trở về chỗ ngồi của họ trong thượng nghị viện, muốn thế họ chỉ cần tuyên thệ trung thành với nhà vua. Nghĩ đến tất cả những thực tế ấy, đến triều đại đẹp đẽ ấy, đến nhà vua tuyệt vời ấy, đến các hoàng thân cao cả ấy, được lòng bác ái của Chúa trả về với tình thương yêu của các dân tộc, khi tự nhủ rằng những nhân vật vĩ đại, như Monkơ và sau đó như Jepfrê, đã theo về với ngai vàng, rằng họ đã được xứng đáng ân thưởng vì lòng ngay thẳng và tận tâm của họ bằng những trọng trách vẻ vang nhất và những chức vụ có lợi nhất, rằng huân tước Clăngsali không thể không biết điều đó, rằng chỉ tuỳ thuộc ở ông nếu muốn vinh quang ngồi cạnh họ với mọi quyền cao chức trọng, rằng nước Anh đã nhờ nhà vua lại được nâng lên đỉnh cao của phồn thịnh, rằng Luân Đôn sống giữa hội hè và trường đua ngựa, rằng mọi người đều giàu sang phấn khởi. rằng triều đình lịch sử, vui vẻ, nguy nga, nếu ngẫu nhiên, xa cách những cảnh lộng lẫy ấy trong giây phút hoàng hôn ảm đảm nào đó, như lúc chiều tà, người ta gặp ông già kia ăn vận theo kiểu thường dân, xanh xao, nghễnh ngãng, lưng còng, chắc hẳn gần kề miệng lỗ, đứng bên bờ hồ, chỉ hơi để ý đến bão táp và trời đông, chân bước như dò dẫm, mắt đăm đăm, trong bóng tối, mái tóc bạc vật vờ trước gió, thầm lặng, cô đơn tư lự, thì khó khỏi mỉm cười.
Một thứ bóng dáng của người điên.
Nghĩ tới huân tước Clăngsali, tới địa vị lẽ ra phải có và địa vị thực tế của ông, mỉm cười là thái độ khoan dung. Một số người cười to. Một số khác bất bình.
Việc những người đứng đắn khó chịu về lối sống biệt lập ngạo mạn ấy, cũng dễ hiểu thôi.
Hoàn cảnh giảm khinh, huân tước Clăngsali chẳng bao giờ có tài trí. Tất cả mọi người đều tán thành ý kiến ấy.
II Thật là khó chịu khi thấy có những người chủ trương ngoan cố. Người ta không ưa những thời đó của Rêguyluyx, và vì thế mà trong dư luận quần chúng đôi khi nảy sinh ra thái độ mỉa mai.
Thái độ cố chấp ấy giống như những lời chê trách, và cười nó là phải thôi. Vả lại nói cho cùng, những kiểu ương bướng gai ngạnh đó, có phải là đạo đức cao quý không? Trong những lời quảng cáo quá đáng đó về lòng quên mình và danh dự, liệu có quá nhiều khoe khoang không? Đó là kiểu phô trương chứ không phải gì khác. Tại sao lại sống cô lập, lại thích lưu đày quá đáng như vậy? Không bao giờ thái quá, đây là châm ngôn của bậc hiền nhân quân tử. Chống đối, được, chê bai, nếu cần, nhưng phải đúng tư cách, nó vẫn hô vang, hoàng đế muôn năm! Đạo đức thực sự là phải biết điều. Cái gì đổ đã đổ, cái gì đứng vững đã đứng vững. Thượng đế của lý của Thượng đế, cái gì xứng đáng thì Người ban thưởng. Anh lại có tham vọng muốn biết ơn người sao Khi hoàn cảnh đã lên tiếng, khi một chế độ này thay thế một chế độ khác, khi đã diễn ra sự bù trừ cái thật cái giả bằng thắng lợi, ở đây thảm hoạ ở kia thành công, thì không thể còn nghi hoặc gì nữa, con người lương thiện liên minh với cái thắng thế, và mặc dù có lợi cho tài sản, cho gia đình mình, vẫn để không bị ảnh hưởng bởi lý do đó, và chỉ nghĩ đến sự nghiệp chung, anh ta ủng hộ kẻ chiến thắng.
Nhà nước sẽ ra sao nếu không có ai chịu phục vui. Mọi việc sẽ dừng lại sao? Người công dân tốt giữ vững địa vị mình là phải. Hãy hy sinh những ưa thích thầm kín của anh. Chức vụ cần có người đảm đương. Phải có người tận tuỵ. Trung kiên với công vụ là một sự trung thành. Công chức bỏ việc, nhà nước sẽ tê hệt. Anh tự khai trừ, thật đáng thương. Có phải là tấm gương tết không. Tự kiêu quá! Có phải là lời thách thức không. Táo bạo thật! Anh tưởng anh là nhân vật gì? Nên hiểu rằng chúng tôi không thua kém anh. Chúng tôi, chúng tôi không đào ngũ. Cả chúng tôi nữa, nếu muốn, chúng tôi cũng bất trị, bất khuất, và chúng tôi còn làm những việc tồi tệ hơn anh. Nhưng chúng tôi muốn là những con người thông minh. Vì tốt là Trimanxiông, nên anh tưởng tôi không thể là Catông[104]. Xin anh!
III Chưa bao giờ hoàn cảnh lại rõ ràng và quyết liệt như năm 1660. Chưa bao giờ thái độ lại được vạch rõ hơn cho một. đầu óc khôn ngoan.
Nước Anh đã thoát khỏi tay Cromoen. Dưới chế độ cộng hòa nhiều sự kiện không bình thường đã xảy ra. Người ta đã tạo nên ưu thế của nước Anh, nhờ cuộc chiến tranh Ba mươi năm[105] người ta đã đô hộ nước Đức, nhờ sự giúp sức của La Frôngđơ[106] đã làm nhục nước Pháp, vơi sự giúp đỡ của công tước- Bragăngxơ đã làm suy yếu Tây Ban Nha. Cromoen đã làm cho Mazaranh phải phục tùng, trong các hiệp ước, quan bảo hộ Anh quốc ký tên trên vua nước Pháp, người ta đã phạt các tỉnh Liên hiệp[107] tám triệu, đã ức hiếp An giê và Tuymx, đã chinh phục Giamaic, đã làm nhục Lixbon, đã kích động sự tranh chấp với nước Pháp tại Bacxơlon. và với Mazanielô tại Naplơ, người ta đã cột chặt Bồ Đào Nha vào nước Anh, người ta đã quét sạch dân Bachari từ Gibranta đến Căngđi, người ta đã đặt nền móng cho sự thống trị trên biển dưới hai hình thức, chiến tranh và thương mại, ngày mồng 10 tháng 8 năm 1653, con người ba mươi ba lần chiến thắng, vị thuỷ sư đô đốc già, tự nhận là Thánh tổ thuỷ thủ, vị Mactin Hape Tơromp từng đánh bại hạm w (đội Tây Ban Nha ấy, đã bị hạm đội Anh giết chết, nbơươl ta đã thu hồi Đại Tây Dương của hải quân Tây Ban Nha, Thái Bình Dương của hải quân Hà Lan, Địa Trung Hải của hải quân Vòm, và bằng hoạt động hàng hải đã chiếm toàn bộ duyên hải trên thế giới, bằng đại dương người ta nắm giữa toàn cầu, trên biển cả, cờ Hà Lan phải kính cẩn chào cờ Anh quốc, nước Pháp, qua cá nhân đại sứ Măngxin, gập gối trước Ôliviê Cromoen, Cromoen tung hất Cale và Đoongkec[108] như hai quả cầu lông trên một cây vợt, người ta đã khiến cho lục địa phải run sợ, đã quyết định hoà bình, đã tuyên bố chiến tranh, đã cắm ngọn cờ Anh quốc trên tất cả các đỉnh cao, riêng trung đoàn bờ biển sắt của quan hoả hộ đè nặng Châu âu trong khủng khiếp ngang với một đạo quân, Cromoen thường nới: ta muốn người ta phải kính trọng cộng hoà Anh quốc như người ta đã từng kính trọng cộng hoà La Mã. Còn gì thiêng liêng hơn, ngôn luận tự do, bán chí tự do, giữa đường tuỳ ý muốn nới gì thì nói, muốn in gì thì in không bị kiểm soát, kiểm duyệt, thế thăng bằng của các ngai vàng đã bị xoá bỏ, toàn bộ trật tự quân chủ Châu âu mà các vua Xtiua cũng tham gia đã bị đảo lộn. Cuối cùng người ta đã thoát khỏi cái chính thể khả ố đó, và nước Anh được tha thứ.
Sáclơ đệ Nhị khoan dung, đã ban bố bản Tuyên ngôn Brêđa[109], ông đã hạ dụ quên cho nước Anh thời kỳ mà con trai của một anh làm rượu bia ở Huntinđon đặt chân lên đầu Luy XIV. Nước Anh nhận tội, hối hận và thở ra. Sự cởi mở của mọi trái tim - chúng tôi vừa nói xong - thật hoàn toàn, giá treo cổ những kẻ giết vua thêm vào niềm vui của toàn dân. Trùng hưng là một nụ cười, nhưng một ít giá treo cổ lại không thích hợp, và phải thoả mãn lương tâm công chúng. Tư tưởng vô kỷ luật đã tiêu tan, lòng trung thành được khôi phục. Từ nay tham vọng duy nhất là được làm người dân lành. Người ta đã hết những cơn điên rồ chính trị, ngưu ta nhạo báng nền cộng hoà, người ta chế giễu nền cộng hoà với những thời kỳ đặc biệt mà lúc nào ở cửa miệng cũng có những từ rất kêu. Luật pháp, Tự do, Tiến bộ, người ta cười những giọng điệu khoa trương đó. Việc quay về với lương tri thật đáng khen ngợi, nước Anh đã mơ mộng. Còn gì hạnh phúc bằng thoát khỏi những lầm lạc ấy, Còn gì vô ý thức hơn? Người ta sẽ đi đến đâu nếu ai ai cũng có quyền? Có thể nào hình dung được việc toàn dân thống trị? Có thể nào tượng tượng nổi việc đất nước do toàn thể công dân dẫn dắt? Công dân là cỗ ngựa đóng vào xe và cỗ ngựa đâu phải là anh xà ích. Biểu quyết tức là đem tung tán.[110] Anh có muốn để nhà nước lơ lửng như mây trời không? Đã hỗn loạn thì không thể xây dựng được trật tự. Nếu hỗn mang là kiến trúc sư, công trình sẽ là tháp Baben. Còn gì tàn bạo hơn cái được gọi là tự do đó. Tôi, tôi chỉ muốn vui đùa chứ không muốn cai trị. Bầu với bán làm tôi chán ngấy, tới chỉ thích múa nhảy thôi. Còn gì quý hoa hơn được một nhà vua đảm đương hết mọi việc, ông vua ấy quả là người hào hiệp nên mới chịu vất vả thay cho chúng ta! Hơn nữa, ông ta được nuôi dưỡng để làm cái công việc ấy, ông ta biết nó là cái gì Đó là việc của ông ta. Hoà bình, chiến tranh, pháp chế, tài chính, những việc ấy có quan hệ gì đến các dân tộc? Tất nhiên, nhân dân phải bỏ tiền ra, tất nhiên nhân dân phải phục vụ, nhưng như vậy là đủ rồi. Một phần đã dành cho nhân dân trong chính trị! Chính nhờ nhân dân mà có hai sức mạnh của Nhà nước, là quân đội và ngân sách. Làm người anh và người đóng thuế, thế không đủ hay sao? Còn cần gì nữa? Nhân dân là cánh tay quân sự, là cánh tay tài chính. Nhiệm vụ tuyệt vời Người ta trị vì thay cho nhân dân. Vậy nhân dân phải trả công cho cộng việc đó. Thuế má và thuế phí hoàng gia là những khoản tiền lương do nhân dân trả cho vua chúa hưởng. Nhân dân đóng góp xương máu và tiền bạc, lấy cái đó người ta dẫn dắt nhân dân. Muốn tự dắt mình à? ý nghĩa gì mà kỳ quặc! Nhất thiết phải có người dẫn dắt chứ. Vì ngu muội lên nhân dân là kẻ mù. Người mù chẳng có chó là gì? Có điều, đối với nhân dân, đây là một con sư tử, là nhà vua, vui lòng làm con chó. Phúc đức biết chừng nào! Nhưng tại sao nhân dân lại ngu muội? Vì buộc nó phải thế. Ngu muội là người lính canh của đức hạnh. Chỗ nào không có viễn cảnh, chỗ đó không có tham vọng, kẻ ngu muội đứng trong một cảnh tăm tối bổ ích, nó không cho nhìn và gạt luôn cả thèm khát. Nhờ vậy mà vô tội. Kẻ nào đọc, kẻ đó suy nghĩ, kẻ nào suy nghĩ, kẻ đó phân tích. Không phân tích, đó là bổn phận, đó cũng là hạnh phúc. Những chân lý ấy không thể bàn cãi. Xã hội ngồi lên trên chân lý.
Những lý thuyết xã hội trong sạch bên nước Anh được tái lập như vậy đấy. Quốc gia được hồi phục như vậy đấy Đồng thời người ta quay về với văn chương mỹ lệ Người ta khinh miệt Sêcxpia, và khâm phục Đraiđơn. Draiđơn là nhà thơ vĩ đại nhất của nước Anh và của thế kỷ. Antơ-biuri, người dịch cuốn Acsitophen, nói thế. Chính là thời mà ông Huyê, giám mục Avrắngơ, viết cho Xômedơ, người đã cho tác giả cuốn Thiên đừng bị mất hân hạnh được bác bỏ ông và nhục mạ ông: - Sao ông lại có thể bận tâm vì một của nhỏ mọn như cái ông Mintơn thế? Tất cả đều sống lại, tất cả lại trở về vị trí cũ Đraiđơn ở trên, Sêcxpia Ở dưới, Sáclơ đệ Nhị trên ngai, Cromoen trên giá treo cổ. Nước Anh trỗi dậy từ những nhục nhã và cuồng vọng của quá khứ. Thật là hạnh phúc lớn cho những quốc gia được chế độ quân chủ kẻo về với trật tự trong nước và với thẩm mỹ văn chương.
Những lợi ích như vậy mà không nhận ra thì thật là khó tin. Ngoảnh lưng lại Sáclơ đệ Nhị, lấy vô ơn để thượng cho lòng cao thượng của ông ta lúc bước lên ngôi, chẳng phải là khả Ố hay sao? Huân tước Linơx Clăngsacli đã gây cho những người đứng đắn mối buồn phiền đó. Hờn dỗi với hạnh phúc của Tổ quốc, còn có sai lầm nào hơn nữa!
Người ta được biết rằng năm 1650 nghị viện có ban bố một văn bản: - Tôi hứa trung thành với nền cộng hoà, không vua, không chúa, không quí tộc. Lấy lý do mình đã tuyên thệ quái gở như vậy, huân tước Clăngsacli cứ sống ngoài đất nằm nhà vua, và trước sự hân hoan chung của toàn dân, tưởng mình có quyền buồn bã. ông giữ một lòng quí mến âm thầm đối với cái không còn nữa, một sự quyến luyến kỳ quặc đối với những gì đã tàn tạ. Tha thứ cho ông là việc không thể được, những người có thiện chí nhất xa lánh ông. Bạn bè ông một thời gian lâu dành cho ông cái vinh dự là tưởng ông gia nhập hàng ngũ cộng hoà chỉ để nhìn được gần hơn những chỗ sơ hở của bộ áo giáp công hoà, và để đánh nó chắc ăn hơn khi thời cơ đến, làm lợi cho sự nghiệp thiêng liêng của nhà vua. Những chờ đợi giờ phút thích đáng để giết kẻ thù từ sau lưng thuộc lòng trung thực. Người ta hy vọng như thế ở huân tước Clăngsacli, trong chừng mực người ta còn có khuynh hướng muốn nhận xét ông một cách tốt đẹp. Nhưng trước thái độ lạ lùng khăng khăng với nền cộng hoà của ông, đành phải từ bỏ thiên kiến đó thôi. Tất nhiên huân tước Clăngsacli tin tưởng một cách vững chắc, nghĩa là một cách ngu ngốc.
Những kẻ khoan dung do dự không biết nên giải thích đó là do tính chất ương ngạnh trẻ con hay do tính ngoan cố của người già.
Những người nghiêm khắc, những kẻ chính trực đi xa hơn. Họ làm nhục con người tái phạm kia. Vẫn có quyền ngu dại, nhưng phải biết giới hạn. Người ta có thể là một người cục súc nhưng không được làm một tên phản nghịch. Với lại suy cho cùng, Clăngsacli là ông gì kia chứ. Một kẻ ly khai. ông đã từ bỏ hàng ngũ của ông, từ bỏ giai cấp quí tộc, để sang hàng ngũ địch, hàng ngũ dân chúng. Con người trung thành ấy là một tên phản bội. Đúng, ông "phản bội" kẻ mạnh và trung thành với kẻ yếu, đúng, phe ông bài xích là phe thắng, còn phe ông theo là phe bại, với sự "phản bội này, đúng, ông mất hết. cả đặc quyền chính trị, cả gia đình vợ con, cả tước vị nguyên lão và tổ quốc, ông chỉ được hai chữ lố bịch, ông chỉ lợi có cảnh lưu đày. Nhưng như thế chứng tỏ cái gì? Rằng ông là một tên ngớ ngẩn. Đồng ý thôi.
Vừa phản bội vừa bị lừa, rõ ràng như thế.
Muốn ngớ ngẩn bao nhiều, tuỳ ý, nhưng đừng nêu gương xấu. Người ta chỉ đòi hỏi kẻ ngớ ngẩn phải lương thiện, như vậy chúng có thể tự xem là nền móng của các nền quân chủ. Đầu óc của ông Clăngsacli này không thể tưởng tượng nổi. ông vẫn mù quáng trong ảo ảnh cộng hoà. ông đã để nền cộng hoà lôi cuốn vào và gạt ông ra, ông làm nhục xứ sở của ông. Thái độ ông hoàn toàn phản nghịch. Vắng mặt tức là lăng mạ. Hình như ông xa lánh hạnh phúc của mọi người như xa lánh một thứ bệnh dịch. Trong chuyện lưu đày tự nguyện của ông, có một điều gì như muốn trốn tránh cảnh mãn nguyện của quốc dân. ông xem vương quyền như một thứ bệnh truyền nhiễm. Trên niềm hoan hỉ quân chủ rộng khắp, bị ông xem như một trại hủi, ông là lá cờ đen. Sao! Trên trật tự được lập lại, trên đất nước được chấn hưng, trên tốn giáo được khôi phục, mà mang bộ mặt rầu rĩ như vậy à! Trên cái nền trong sáng ấy mà lại phủ bóng tối như vậy sao! Bất mãn vì đất nước Anh vui sướng. Làm cái chấm đen trên nền trời xanh rộng! Giống như một sự đe đoạt Phản đối ý muốn của đất nước! Từ chối sự đồng tình của mình trước sự tán thành của toàn thể! Thật là khả ố nếu không phải là khôi hài, ông Clăngsacli không nhận thấy là mình có thể đi lầm đường với Cromoen, nhưng phải quay lại với Monkơ chứ. Ta thử xem Monkơ, ông này đang chỉ huy quân đội cộng hoà, Sáclơ đệ Nhị lưu vong, biết ông ngay thẳng, đã viết thư cho ông, kết hợp đức độ với những hành vi khôn ngoan, thoạt tiên Monkơ còn giữ kín, rồi thình tính cầm đầu quân lính lật độ nghị viện phản loạn, và suy tôn nhà vua, thế là Monkơ được phong công tước Alomaclơ có vinh dự cứu thoát xã hội, trở nên giàu có, làm rạng rỡ mãi thời đại mình, và được phong hiệp sĩ dòng Giarơchie với triển vọng được mai táng tại điện Oetminxtơ. Đấy là vinh quang của một người Anh trung thành. Huân tước Clăngsacli đã không đủ trí tuệ để hiểu nổi được lối thi hành nhiệm vụ như vậy. ông say mê và không chuyển biến với cảnh lần đày, ông tự thoả mãn với những câu rỗng tuếch. Con người đó bị tê liệt vì lòng kiêu ngạo. Những từ ngữ lương tâm, phẩm cách, vân vân, nói cho cùng chỉ là những từ ngữ. Cần phải thấy các lõi.
Cái lõi ấy Clăngsacli đã không thấy. Đấy là một lương tâm cận thị, trước khi làm một việc gì cứ muốn nhìn thấy thật gần để ngửi được mùi. Vì vậy mà có những chuyện ghê tởm rất vô lý. Không thể làm thính khách với những trò thanh lịch kiểu ấy. Nhiều lương tâm quá hoá ra tàn tật. Ngần ngại là anh cụt tay trước thanh vương trượng phải nắm lấy, và anh quan thị trước số tài sản phải cưới về. Nên cảnh giác với những chuyện ngần ngại. Chúng dẫn đi xa đấy. trong trung thành vô lý dẫn ta đi xuống sâu như một chiếc thang của hầm ngầm. Một bực, một bực, rồi một bực nữa, thế là ta đứng trong bóng tối. Người khôn ngoan quay lên, kẻ dại dột đứng lại. Không nên nhẹ dạ để lương tâm đi vào chỗ ghét đời. Từng nấc, từng nấc, người ta đi đến những sắc độ đen thẫm của tiết thánh chính trị. Thế là hỏng. Câu chuyện ly kỳ của huân tước Clăngsacli như vậy đấy.
Các nguyên tắc cuối cùng trở thành vực sâu.
ông ta thường dạo chơi tay chắp sau lưng, dọc bờ hồ Giơnevơ, bước tiến hay thật!
Ỏ Luân đôn đôi khi người ta cũng nhắc đến con người vắng mặt ấy. Trước dư luận công chúng, ông hầu như là một kẻ bị kết tội. Ti ta cân nhắc phải trái. Nghe xong câu chuyện người ta dành cho ông cái tiếng ngu ngốc.
Nhiều người, trước đây tích cực với nền cộng hoà quá cố đã quy thuận giống họ Xtiua. Đó là điều phải khen họ. Tất nhiên họ cũng nới xấu nền cộng hoà đôi tí. Những người ương ngạnh thường quấy rầy kẻ dễ tính. Những kẻ tài trí, được vì nể và trọng đãi ở triều đình, bực mình vì thái độ khó chịu của ông, nói một cách không ngại ngùng: - Sở dĩ ông ta không tán thành là vì chưa được trả cao giá thôi... vân vân. ông ta muốn cái cương vị tể tướng mà nhà vua đã ban cho huân tước Haiđơ kia, vân vân. Một trong những "bạn cử của ông còn đi đến chỗ rỉ tai: chính ông ta nói thế với tôi. Đôi khi, mặc dầu cô độc, qua các người bị trục xuất mà ông gặp, qua những người giết vua trước như Andriu Broton, Ở tại Lôzan, Linơx Clăngsacli cũng được nghe phong phanh về những chuyện ấy, Clăngsacli chỉ khẽ nhún vai, dấu hiệu đần độn nặng.
Có lần ông thêm vào cái nhún vai ấy mấy tiếng sau đây nói rất khẽ: Ta thương hại cho những kẻ nào tin vào điều đó
IV Sáclơ đệ Nhị, con người hiền lành, khinh miệt ông ta. Hạnh phúc của nước Anh dưới thời Sáclơ đệ Nhị còn hơn cả hạnh phúc, đó là cảnh sung sướng tuyệt vời. Trùng hưng là một bức tranh đen sạm được quang dầu lại, toàn bộ quá khứ đều hiện trở về. Những thuần phong mỹ tục ngàn xưa lại trở về, các phu nhân xinh đẹp ngự trị và cầm quyền. Evơlin đều có ghi lại cả, trong nhật ký của ông ta viết: "Dâm dật, phạm thánh, khinh thường Chúa. Một chiều chúa nhật nọ tôi thấy nhà vua cùng đám đĩ điếm, Pormơt, Clevơlan, Mazaranh và hai ba ả khác, tất cả hầu như trần truồng trong cung du hí. Trong bức tranh đó người ta cảm thấy có đôi chút bực mình nhưng Evơlin là một tín đồ thanh giáo khó tính, có đôi chút mơ mộng cộng hoà, ông ta không chịu được cái gương sáng có lợi cho vua cháu qua những trò vui chơi kiểu Babilon ấy, những trò rốt cuộc làm cho cảnh xa hoa thêm đậm đà màu sắc, ông ta không hiểu nổi lợi ích của những thói hư tật xấu. Nguyên tắc, muốn có đàn bà đẹp thì không nên triệt bỏ thói hư tật xấu. Nếu không, anh sẽ như những thằng ngu giết hết sâu nhộng nhưng lại thích chơi bướm vàng.
Như chúng tôi vừa nói, Sáclơ đệ Nhị phong thanh biết có một người không chịu phục tùng tên là Clăngsacli, nhưng Giắc đệ Nhị lại để tâm đến nhiều hơn Sáclơ đệ Nhị cai trị một cách mềm dẻo, đó là đường lối của ông, phải nói ông ta không vì thế mà cai trị kém hơn. Để chế ngự gió, người thuỷ thủ đôi khi dùng một kiểu nút lỏng lẻo. mặc cho gió siết chặt. Đó là cái ngu ngốc của bão táp và của nhân dân.
Cái nút lỏng lẻo kia chẳng mấy lúc siết chặt, đấy là lối cai trị của Sáclơ đệ Nhị.
Dưới thời Giắc đệ Nhị bắt đầu việc thắt chặt. Cần phải thắt chặt những gì còn lại của cách mạng. Giắc đệ Nhị có cái tham vọng đáng khen muốn làm một ông vua có hiệu lực. Triều đại Sáclơ đệ Nhất trước mắt ông chỉ mới là bước đầu của trùng hưng, Giắc đệ Nhị muốn phục hồi trật tự hoàn toàn hơn nữa. Năm 1660 ông lấy làm tiếc là người ta đã hạn chế chỉ treo cổ có mười tên giết vua, ông ta là một người tái thiết quyền lực thật sự hơn, ông đem lại hiệu lực cho những nguyên tắc cứng rắn, ông đề cao nền công lý chân chính đứng trên những khoa trương tình cảm, và lo lắng đến quyền lợi xã hội trước tiên. Qua những mặt nghiêm khắc có tính chất che chở ấy, người ta công nhận người cha của nhà nước, ông giao bàn tay công lý cho Jepfri, và thanh kiếm cho Kiêckơ. Kiêckơ bội tăng các gương sáng. Một hôm viên đại tá được việc này sai treo cổ rồi lại tháo xuống liên tiếp ba lần vẫn một người ấy, một chiến sĩ cộng hoà, mỗi lần như vậy y lại hỏi:
- Mày có chịu ly khai nền cộng hoà không? Con người tai ác luôn luôn trả lời không, liền bị kết liễu.
- Tôi đã treo cổ nó bốn lần - Kiêckơ khoái trá nói. Những cực hình tái diễn là một dấu hiệu lớn về sức mạnh trong quyền lực. Phu nhân Lainơ, người đã cho con trai ra trận chống Manmao, nhưng lại giấu trong nhà hai anh phiến loạn, bị xử tử. Một anh phiến loạn khác đã thẳng thắn tuyên bố là một phụ nữ theo phái tái rửa tội[111] đã cho anh ta ẩn náu, nên được tha, còn người phụ nữ kia thì bị thiêu sống. Một hôm khác Kiêckơ có cho một thành phố hiểu là y biết nó theo phái cộng hoà, bằng cách treo cổ mười chín người tư sản. Những việc đàn áp chính đáng, tất nhiên, khi nghĩ đến chuyện dưới thời Cromoen người ta đã cắt tai xẻo mũi cả tượng thánh bằng đá trong các nhà thờ. Giắc đệ Nhị người đã biết chọn Jepfri và Kiêckơ, là một ông vua sùng bái tôn giáo thật sự, ông ta rất buồn phiền về mấy bà nhân tình quá xấu, ông ta nghe cha La Colôngbie, nhà thuyết giáo cũng gần uyển chuyển như cha Somine, nhưng sôi nổi hơn, và có cái vinh quang làm cố vấn cho Giắc đệ Nhị trong nửa đời trước của mình, và nửa sau lại là người cổ suý cho Mari Alacôcơ[112]. Chính nhờ được nuôi dưỡng bằng sức mạnh tôn giáo như vậy, mà sau này Giắc đệ Nhị có thể chịu đựng một cách rất đường hoàng cuộc lưu đày, và khi ẩn dật tại Xanh Giecmanh, cho ta hình ảnh một nhà vua trác việt trong nghịch cảnh, bình thản sờ người mắc bệnh tràng nhạc, chuyện trò với người theo phái Giê-duyt[113].
Người ta hiểu là một ông vua như vậy, trong chừng mực nào đó, phải để tâm đến một người bất kham như huân tước Clăngsacli. Vì tước vị nguyên lão cha truyền con nối vẫn có đôi chút tương lai, nên tất nhiên Giắc đệ Nhị không ngần ngại gì, nếu phải dè dặt với vị huân tước này.

2. HUÂN TƯỚC ĐÊVÍT ĐIRY-MOA
I Huân tước Linơx Clăngsacli không phải lúc nào cũng già và cũng bị ghét bỏ, ông ta đã có một thời thanh niên sôi nổi. Qua Harixơn và Praidơ, người ta được biết Cromoen lúc trẻ rất hiếu sắc, điều này đôi khi (trạng thái khác về vấn đề phụ nữ) là dấu hiệu của một con người phản nghịch. Hãy cảnh giác với cái thắt lưng thắt lỏng Maleproecinctum Juvơnem cavete[114].
Như Cromoen, huân tước Clăngsacli cũng có những chuyện không đứng đắn và những điều không bình thường. Người ta được biết ông có một đứa con trai ngoại tình. Thằng bé này, ra đời vào lúc nền cộng hoà suy tàn, sinh tại nước Anh trong khi bố nó đang sống cảnh lưu đày, cho nên nó chẳng bao giờ được nhìn thấy bố. Đứa con hoang này của huân tước Clăngsacli đã lớn lên với tư cách kiếm đồng trong triều đình Saclơ đệ Nhị. Người ta gọi nó là huân tước Đêvít Điry-Moa, nó là huân tước xã giao, vì mẹ nó dòng dõi quý tộc. Trong khi huân tước Clăngsacli trở thành cú vọ bên Thuỵ Sỹ, người mẹ nhan sắc này quyết định tỏ ra ít bất mãn hơn, và xin người tình thứ hai tha thứ cho người tình man rợ thứ nhất, anh thứ hai tất nhiên là thuần phục, và bảo hoàng nữa, vì đấy là nhà vua. Bà ta phần nào là nhân tình của Saclơ đệ Nhị, đủ để hoàng thượng say sưa vì đã chinh phục được người đàn bà đẹp này của chế độ cộng hòa, ban cho vị huân tước trẻ Đêvít, con trai chiến công của mình, một nhiệm vụ bảo vệ chi họ. Nhờ vậy đứa con hoang được danh hiệu sỹ quan, ăn tại triều, và vì thêm người rất trung thành với dòng họ Xtitua. Trong một thời gian, với tư cách sĩ quan cận vệ, huân tước Đêvít là một trong số một trăm bảy mươi người được mang trường kiếm, sau đó y lại ra nhập lớp người được ân cấp và là một trong bốn mươi người cầm thương vàng. Ngoài ra, vì thuộc đoàn quý tộc do Hăngri đệ Nhất thành lập để bảo vệ mình, y được đặc quyền bày đĩa trên bàn ăn nhà vua. Trong lúc mái tóc bố bạc trắng ở chốn lưu đày, huân tước Đêvít lớn lên dưới trướng Saclơ đệ Nhị như thế.
Hoàng đế băng hà, hoàng đế vạn tuế. Đó là câu: non deficit alter aureus[115]. Chính nhân sự kiện này của công tước York, y được phép gọi là huân tước Đêvít - Moa, nhờ bà mẹ vừa chết để lại lãnh quyền về khu rừng rộng lớn xứ Ecôx, nơi người ta muông thấy giống chim Krag mổ thủng thân những cây sồi để làm tổ.
II Giắc đệ Nhị là vua nhưng lại có tham vọng làm tướng, ông thích được những sĩ quan trẻ bao quanh, ông ưa xuất hiện trước công chúng, ngồi trên lưng ngựa, đầu đội mũ sắt, mình mang giáp bào, với một bộ tóc giả đồ sộ loà xoà dưới mũ sắt, trên áo giáp, một loại tượng đài cưỡi ngựa ngu ngốc thời chiến tranh, ông rất mến phong cách của vị huân tước trẻ Đêvít, ông thông cảm việc anh chàng bảo hoàng kia là con trai của một chiến sĩ cộng hòa, một ông bố ghét bỏ không hại gì cho một vận may cung đình được bắt đầu cả. Nhà vua phong cho Đêvít làm quan ngự thiện, với một nghìn livrơ tiền lương. Đó là một bước tiến thân tốt đẹp. Quan ngự thiện đêm nào cũng ngủ cạnh vua, trên một chiếc giường riêng. Mười hai vị quý tộc thay phiên nhau.
Ở chức vụ ấy, huân tước Đêvít chỉ huy việc coi kho lương nhà vua, người phần phát kiều mạch cho ngựa, và được hai trăm sáu mươi livrơ tiền lương. Dưới quyền y có năm người đánh xe ngựa cho vua, năm người phu trạm của nhà vua, năm mã phu của vua, mười hai lính hầu cận và bốn lính khiêng kiệu vua. Y được quản lý sáu con ngựa đua của vua nuôi tại Hêmacket và tốn kém cho nhà vua mỗi năm sáu trăm livrơ. Y làm mưa làm gió trong kho ngự y, kho này cung cấp lễ phục cho các hiệp sĩ dòng Giarơchie. Y được viên hoàng môn quan đũa đen[116] của nhà vua chào sát đất. Việc này, dưới triều Giắc đệ Nhị, là hiệp sĩ Đupa. Huân tước Đêvít được ông Bêkơ, thư ký nhà vua và ông Brao, thư ký nghị viện kính trọng. Triều đình Anh quốc tráng lệ là một kiểu mẫu về lòng hiếu khách.
Huân tước Đêvít là một trong mười hai người điều khiển những buổi yến tiệc và đón rước. Y được vinh quang đứng sau lưng nhà vua những ngày phụng hiến, khi nhà vua ban cho nhà thờ đồng tiền vàng, byzan- tium, những ngày đeo hạt, khi nhà vua đeo chuỗi hạt phẩm chức của mình, và những ngày rước lễ, khi không ai được chịu lễ, ngoài vua và các hoàng thân. Chính y, ngày thứ năm thánh, dẫn đến trước mặt hoàng thượng mười hai người nghèo khó để nhà vua ban lộc, bao nhiêu tuổi thì được bấy nhiều xu bạc, và triều đại bao nhiêu năm thì được bấy nhiều siling vàng. Lúc nào long thể bất an, y có nhiệm vụ gọi để giúp đỡ trông nom hoàng thượng, hai linh mục ngự tế, và ngăn chặn không để bọn thầy thuốc đến gần khi không được phép của hội đồng tham chính. Ngoài ra, y còn là trung tá của trung đoàn cận vệ Ecôx, trung đoàn nổi trống hành quân. Trong cương vị này, y tham dự nhiều trận rất vẻ vang, vì y là một võ quan anh dũng.
Y là một lãnh chúa can đảm, đẹp người, đẹp mã, độ lượng, tướng mạo đường đường, oai phong lẫm lẫm. Thật là tài đức vẹn toàn. Vừa to cao, vừa dòng dõi quý phái.
Một dạo xuýt nữa y được cử làm Groon of the steol[117], chức vụ cho y đặc quyền mặc áo lót cho vua, nhưng muốn thế thì phải là hoàng thân hoặc nguyên lão.
Đặt thêm một nguyên lão thì nhiều quá. Tức là đặt thêm một lãnh quyền, việc này đẻ ra những kẻ ghen ghét. Đó là một đặc ân, một đặc ân đem lại cho nhà vua một người bạn, và một trăm kẻ thù, không kể người bạn trở thành kẻ vong ơn. Vì lý do chính trị, Giắc đệ Nhị tỏ ra khắt khe trong việc đặt thêm lãnh quyền, nhưng sẵn lòng thuyên chuyển lãnh quyền. Thuyên chuyển một lãnh quyền không gây náo động. Chỉ đơn giản tiếp tục một cái tên. Hàng ngũ lãnh chúa không vì thế mà bị xáo trộn.
Thiện ý của nhà vua không ngại ngùng gì việc đưa huân tước Điry-moa vào thượng nghị viện, miễn là qua cái cửa của một lãnh quyền được thay thế. Hoàng thượng không đòi hỏi gì hơn có dịp để chuyển Đêvít Điry-Moa từ huân tước xã giao thành huân tước đương nhiên.
III Thời cơ ấy đến.
Một hôm người ta được hay có nhiều chuyện xảy đến với ông già vắng mặt, huân tước Lunơx Clăngsacli, việc chính là ông ta qua đời. Cái chết có mặt tốt cho con người, khiến cho họ được nhắc tới. Người ta kể những điều biết được, hoặc tưởng như biết được, về những năm cuối cùng của huân tước Linơx. Có lẽ toàn chuyện đoán phỏng và chuyện hoang đường. Cứ như những chuyện kể lại đó, tất nhiên không chắc chắn lắm, thì quãng cuối đời mình, huân tước Clăngsacli có lúc lại sôi sục ý tưởng cộng hoà đến mức làm một việc ương ngạnh kỳ quái trong đời lưu đày, lấy Ann Bratso, người ta cho biết rõ cả tên, con gái một kẻ giết vua. Bà này cũng chết rồi, nhưng nghe đâu sau lúc sinh được một đứa con, con trai, và nếu mọi chi tiết ấy đều đúng thì đứa con này sẽ là con trai thừa kế hợp pháp của huân tước Clăngsacli. Những lời ong tiếng ve rất mơ hồ đó giống chuyện đồn đại nhiều hơn sự thật. Những gì xảy ra ở Thuỵ Sỹ đối với nước Anh thời ấy cũng xa xôi chẳng khác gì những chuyện xảy ra ở Trung Quốc đối với nước Anh ngày nay. Huân tước Clăngsacli dễ phải đến năm mươi chín tuổi lúc lấy vợ, sáu mươi, lúc đứa con trai ra đời, và chết sau đó một ít thôi, để lại thằng bé kia, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Những khả năng, cố nhiên, nhưng lại là chuyện khó có thật. Người ta còn thêm rằng thằng bé "đẹp như thiên thần, điều vẫn thấy trong mọi chuyện cổ tích. Vua Giắc chấm dứt những lời đồn đại kia, tất nhiên không có chút cơ sở nào cả, bằng cách một sáng nọ tuyên bố huân tước Đêvít Điry-Moa là người thừa kế duy nhất và cuối cùng, vì không có con hợp pháp và do ý muốn nhà vua, của huân tước Linơx Clăngsacli, người bố tự nhiên của y: việc không còn quan hệ cha con và dòng dõi nào khác đã được xác nhận, do đó các khoản chứng thư được đăng ký tại nghị viện nguyên lão. Bằng những chứng thư đó, nhà vua thay huân tước Đêvít Điry-Moa  vào những tước vị quyền lợi và đặc quyền của vị huân tước đã khuất Linơx Clăngsacli, với một điều kiện duy nhất là huân tước Đêvít sẽ lấy một người con gái, khi nào cô này đến tuổi cập kê. Lúc ấy cô gai còn bé tí và chỉ mới được có mấy tháng, nhưng nhà vua đã phong cho làm nữ công tước ngay từ trong nôi, không rõ tại sao. Nếu độc giả muốn, thì xin hiểu là người ta thừa rõ tại sao. Người ta gọi cô bé ấy là nữ công tước Giôzian.
Bấy giờ thời thượng nước Anh rất sính lấy tên Tây Ban Nha. Một trong những con hoang của Saclơ đệ Nhị tên là Caclôx, bá tước Plymơt. Chắc Giôzian do Giôzêpha y Ann rút ngắn lại. Tuy vậy có lẽ Giôzian cũng như Giôziax, một trong những nhà quý tộc của Hăngri đệ Tam tên là Giôziax Đuy Partxagiơ.
Thái ấp Clăngsacli, nhà vua ban cho nữ công tước ấu thơ này. Cô là nữ nguyên lão trong khi chờ đợi có vị nam nguyên lão. Vị nguyên lão này sẽ là chồng của cô. Thái ấp ấy gồm toàn bộ đất đai của hai lãnh địa, lãnh địa của nam tước Clăngsacli và lãnh địa của nam tước Hâncơvin, ngoài ra dòng họ Clăngsacli, nhờ được ân thưởng sau một chiến công cũ và được phép nhà vua, còn là hầu tước Coriêon đảo Xi xin. Theo nguyên tắc, nguyên lão Anh quốc không được mang tước vị nước ngoài, tuy nhiên vẫn có biệt lệ, vì vậy Henry Arơnđen, nam tước Arơnđen Vacđua, cũng như huân tước Clipfor, còn là bá tước Xên Empai, mà huân tước Cao pơ là hoàng thân, bá tước Hamintơn ở Pháp là bá tước Satenlơrô, Bêzin Fênđinh, bá tước Đenbai, ở Đức là bá tước Hapxbua, Lêpfenhua và Raifenđen. Công tước Manhôrô là hoàng thân Minđenhai ở Xuap, cũng như công tước Oenlintơn là hoàng thân Oateclô ở Bỉ. Vẫn huân tước Oenlintơn ấy là công tước Tây Ban Nha Xyuđa-Rôđrigô và bá tước Bồ Đào Nha Vimêra.
Ở nước Anh còn chia ra đất quí tộc và đất thường dân. Tất cả đất đai của dòng họ Clăngsacli đều là đất quí tộc. Số đất đai đó gồm có lâu đài, thị trấn, pháp đình phong thổ, niên lợi, thái ấp và các cơ ngơi dính hèn vào toàn bộ thái ấp Clăngsacli - Hâncơvin, tạm thời thuộc về tôn nữ Giôzian, và nhà vua tuyên bố một khi Giôzian lấy chồng, huân tước Điry-Moa  sẽ là nam tước Clăngsacli.
Ngoài gia tài Clăngsacli, tôn nữ Giôzian còn có tài sản riêng. Tôn nữ có nhiều tài sản lớn, nhiều thứ là quà của phu nhân không đuôi tặng cho công tước York. Phu nhân không đuôi tức phu nhân trơn. Hăngriet nước Anh, nữ công tước xứ Orlêang, đệ nhất phu nhân nước Pháp sau hoàng hậu, vẫn được người ta gọi như thế.
IV sau khi được rạng rỡ dưới trướng của Saclơ và Giác, huân tước Đêvít lại thành công dưới triều Ghiôm. Tuy có tinh thần Giacôbanh nhưng y không bước qua, theo Giắc đệ Nhị đi lưu đày. Vừa tiếp tục yêu quý nhà vua chính thức của mình, y vừa khôn ngoan phục vụ kẻ tiếm đoạt ngai vàng. Vả lại, tuy có phần nào vô kỷ luật, y vẫn là một sĩ quan ưu tú, y chuyển từ lục quân sang hải quân, và tỏ ra xuất sắc trong hạm đội trắng. Y trở nên, như người thời ấy gọi "trung tá hải quân". cuối cùng y thành một con người rất phong nhã, rất mực trai lơ trong thói hư tật xấu, cũng hơi thi sĩ như ai, bầy tôi trung thành của quốc gia, đầy tớ trung thành của hoàng thượng, luôn luôn có mặt các dịp hội hè, mỗi khi yến tiệc, những lúc vua dậy, những buổi triều nghi, những lần chiến trận, nô lệ đứng đắn, ngạo mạn vô cùng, đôi mắt có lúc nhìn xuống có lúc sắc sảo, tuỳ theo vật nhìn, sẵn sàng chính trực, khúm lúm và kiêu căng hợp lúc, mới đầu thẳng thắn thành thật, để sau đó lại che giấu mặt đi, rất tinh ý biết khi nào nhà vua dễ tính, khó tính, không tư lự trước mũi kiếm, luôn luôn sẵn sàng liều thân trước một dấu hiệu của nhà vua một cách anh hùng và tầm thường, có thể làm một điều bậy bạ, nhưng không bao giờ phạm một điều thất lễ, là người chuộng tao nhã và nghi thức hãnh diện được quì gối trong những dịp lớn của chính thể quân chủ, anh dũng một cách vui vẻ, trên là nịnh thần, dưới là giang hồ hiệp sĩ, bốn mươi năm tuổi đời mà vẫn trẻ măng.
Huân tước Đêvít ưa hát những bài hát Pháp, một nét hào hoa lịch sự mà Saclơ đệ Nhị rất thích.
Y khoái trò hùng biện và lối ăn nói văn hoa. Y hết lời ca ngợi những bài văn nịnh hót nổi tiếng mà người ta vẫn gọi là Điếu văn của Bôtxuyê[118].
Nhờ bên mẹ, y cũng tạm đủ sống, có quãng mười nghìn livrơ xteclinh lợi tức, nghĩa là hai mươi năm vạn Phơrăng niên thu. Vậy mà y vẫn mang công mắc nợ. Về mặt xa hoa, ngông cuồng, chuộng mới, không ai bì kịp y. Hễ có người bắt chước là y thay đổi ngay kiểu cách. Đi ngựa, y mang loại ủng thoải mái bằng da bò lộn trái có đinh thúc ngựa. Mũ y đội, không ai có, đăngten y dùng thuộc loại chưa ai thấy, và những kiểu hộ tâm thì chỉ một mình y có.

3. NỮ CÔNG TƯỚC GIÔZIAN.
I Quãng năm 1705, mặc dầu tôn nữ Giôzian đã hai mươi ba tuổi và huân tước Đêvít bốn mươi tư, hôn lễ vẫn chưa được tiến hành, vì những lý do đẹp đẽ nhất đời. Họ ghét nhau? Hoàn toàn không phải thế. Nhưng đã không thể tuột khỏi tay thì việc gì phải vội vã. Giôzian muốn được tự do, Đêvít muốn trẻ mãi. Chỉ trói mình vào lúc muộn nhất, y xem đấy là cách kéo dài tuổi xuân. Những chàng trai muộn vợ nhan nhản ở những thời buổi lẳng lơ ấy, đầu hai thứ tóc mà vẫn thích đỏm dáng như đàn bà, tóc giả là đồng loã, sau đó phấn sáp lại tiếp tay. Năm mươi nhăm tuổi, huân tước Saclơ Giera, nam tước Giera thuộc dòng họ Cliera ở Bromlê, đem tài sản lớn của mình vung vãi khắp Luân đôn. Nữ công tước trẻ đẹp Buyckingam, nữ bá tước Côven-tơri, điên cuồng say đắm sáu mươi bảy tuổi xuân của anh chàng đẹp trai Tôma Benlaxiz, tử tước Fancơmbec. Người ta vẫn nhắc đến những câu thơ nổi tiếng của Cornây thất tuần gửi cho một thiếu phụ đôi mươi, nữ hầu tước, nếu gương mặt tôi. Phụ nữ cũng có những chiến thắng mùa thu, chứng cớ như Ninông và Mairiông. Đấy là những kiểu mẫu.
Giôzian và Đêvít làm dáng với một sắc thái đặc biệt. Họ không yêu nhau, họ say mê nhau thì đúng hơn. Sóng bước bên nhau là đủ. Việc gì phải vội kết thúc? Những tiểu thuyết thời ấy thúc đẩy những trai gái yêu nhau và đã đính hôn, cứ kéo dài thời gian tập sự vốn rất hợp vẻ hào hoa. Ngoài ra, Giôzian, biết mình là con hoang, cảm thấy mình là nữ công tước, nên vẫn tìm cách này cách nọ lên mặt với Đêvít. Tôn nữ thích huân tước Đêvít. Huân tước Đêvít đẹp trai, nhưng hơn thế nữa. Tôn nữ thấy huân tước lịch sự.
Lịch sự trên hết. Calibran lịch sự và cao quý vượt hẳn Arien nghèo khó. Huân tước Đêvít đẹp trai, càng hay, điều trở ngại của đẹp trai là vô duyên, y không vô duyên. Y ham đánh cá, y mê quyền anh, y mang công mắc nợ. Giôzian để ý nhiều đến những con ngựa, những con chó, những lần thua bạc, những bà nhân ngãi của y. Về phía mình, huân tước như ngây ngất trước nữ công tước Giôzian, người con gái hoàn toàn trong trắng, không biết e lệ, hiên ngang, khó vời mà bạo dạn. Y gửi cho cô nàng những bài thơ tình[119], mà đôi khi cô nàng cũng chịu khó đọc chơi. Trong những bài thơ tình đó y khẳng định rằng chiếm được Giôzian khác nào vươn đến cung Hằng, nhưng việc ấy không ngăn cản y luôn luôn hoãn chuyện bay bổng sang năm sau. Y đứng chờ ở cửa tìm Giôzian, và cả hai anh ả đều tán thành như thế. Ở triều đình, mọi người đều ca ngợi tính chất tao nhã tuyệt vời của việc trì hoãn đó. Tôn nữ Giôzian thường nói: thật là chán ngấy khi tôi buộc lòng phải lấy huân tước Đêvít, tôi không đòi hỏi gì hơn khi được ông ta say đắm.
Giôzian là xương là thịt. Còn gì tuyệt mỹ hơn. Người cô cao to, cao to quá. Tóc cô mang ánh sắc có thể gọi là nâu đỏ. Cô đẫy đà, tươi trẻ, khoẻ mạnh, hồng hào, rất táo bạo và rất tài trí. Mắt cô cực kỳ sắc sảo. Của người tình ư, không, của trinh bạch ư, cũng không. Cô nàng thu mình trong kiêu ngạo. Đàn ông à, thèm vào, cùng lắm chỉ nhìn thần thánh mới xứng đáng với cô, hoặc một quái vật Nếu đức hạn dựa trên tính chất cao đạo khó vời thì Giôzian là tất cả cái gì có thể gọi là đức hạnh, không chút mộc mạc. Cô không có những chuyện yêu đương vớ vẩn, do khinh miệt, nhưng người ta làm cô mếch lòng khi nói là cô cũng có những trò đó, miễn sao những cuộc tình duyên ấy phải ly kỳ và xứng đáng với một người như cô. Cô xem thường tiếng tăm, nhưng rất trọng vinh quang của mình. Làm ra vẻ dễ dàng mà hóa ra không thể nào với tới, đấy mới là cao tay. Giôzian tự cảm thấy mình vừa mang tính chất uy nghiêm vừa là vật chất. Cô là một thứ sắc đẹp phiền toái. Cô lấn át nhiều hơn là làm say đắm lòng người. Cô giầy xéo lên trái tim người khác. Cô mang tính chất tầm thường. Người ta có thể làm cô ngạc nhiên lúc bảo trong ngực cô có một tâm hồn, cũng như bảo cô có cánh trên lưng. Cô bình luận về Lôkơ[120]. Cô lễ độ. Người ta ngờ rằng cô biết cả tiếng Ả rập.
Xương thịt và đàn bà là hai vấn đề khác nhau. Yếu điểm của đàn bà, về mặt thương người chẳng hạn, mặt dễ biến chuyển thành tình yêu, thì Giôzian không có. Không phải là vì cô nàng vô tình. Ngày xưa người ta quen so sánh da thịt với đá hoa là hoàn toàn sai. Da thịt đẹp, vì nó không phải là đá hoa, mà vì nó hồi hộp, vì nó run rẩy, vì nó xấu hổ, vì nó có máu huyết, vì nó rắn chắc và không cứng đờ, vì nó trắng ngần mà không giá lạnh, vì nó vừa biết rung động lại vừa bất động, vì nó là sự sống, còn đá hoa là chết chóc. Da thịt, ở mức độ nào đó của sắc đẹp, hầu như có quyền được trần truồng, ánh sáng chói loà bao phủ nó như một lớp vải: ai được nhìn Giôzian trần truồng mới chỉ thấy được các đường nét đó qua một tấm màn giãn nở của ánh sáng. Cô nàng sẵn sàng phô bầy toàn thân trước một vị Dương thần[121] hoặc mộtlão quan thị. Cô nàng có dáng đứng duyên đáng của nhân vật thần thoại. Dùng tấm thân trần truồng của mình như một hình phạt để tránh khéo một thèm khát của Tăng-tan[122], có lẽ làm cho cô nàng rất thích thú. Nhà vua đã phong cô ả làm nữ công tước, và Giupite cho cô ả làm nữ hải thần. Hai sự phát tán hào quang hợp thành cái ánh kỳ dị của con người này. Cứ ngắm nhìn cô ả một lúc, người ta tự cảm thấy mình trở thành đồ vô đạo, một kẻ tôi đòi. Nguồn gốc cô ả là thân phận một đứa con hoang và đại dương. Cô ả dường như thoát thai từ bọt sóng. Mặc cho dòng nước cuốn trôi, đấy là bước đầu của số phận cô ả, nhưng giữa chốn cung đình lộng lẫy. Trong cô cả có cả sóng nước, ngẫu nhiên, tính chất lãnh chúa và bão táp. Cô ả vừa có học thức vừa thông thái. Chưa một đam mê nào chi phối được cô ả vậy mà cô ả am hiểu đủ hết mọi điều. Cô ả vừa chán ghét vừa ưa thích những gì đã thành hiện thực. Nếu cô ả có bị đâm thì cũng như Luy-crex[123], mãi về sau. Mọi hình thức hư đốn ở trạng thái mộng tưởng đều có trong cô nàng trinh bạch ấy. Đó là một Axtactê[124] có thể có được trong một Đian[125] thật, vốn ngạo mạn vì nguồn gốc quyền quý, cô ả mang tính chất khiêu khích và không thể đến gần được. Tuy vậy cô ả có thể thú vị nếu tự tìm được cho mình một kiểu sa đoạ. Cô ả đứng trong cảnh rực rỡ giữa một vầng hào quang, với manh tâm từ đó đi xuống, và có lẽ lấy làm thích thú được từ đó ngã xuống. Cô nàng có hơi nặng với đám mây của mình. Sa ngã thích thật. Tính bất cần của vua chúa cho quyền được thử thách, và nơi một thường dân mất hết thì một bậc công hầu chỉ đùa bỡn. Trên mọi phương diện, nhờ nguồn gốc, nhờ sắc đẹp, nhờ mỉa mai, nhờ ánh sáng, Giôzian gần như một hoàng hậu. Đã có lúc cô ả sùng bái Luy Đơ Bupflê vì ông này dùng ngón tay bẻ gãy được một cái móng ngựa bằng sắt. Cô ả tiếc rằng Ecquyn[126] đã chết. Cô ả sống trong cảnh đợi chờ nào đó không biết về một lý tưởng dâm dật tuyệt đỉnh.
Về mặt đạo đức, Giôzian khiến ta nghĩ đến câu thơ trong sứ đồ thư Pizông: Desimít in piseem[127].
Trên là lồng ngực đẹp đàn bà
Dưới là đuôi của giao long.
Quả là một lồng ngực cao quý, đôi nhũ hoa lộng lẫy được tôn nên một cách hài hoà bởi một trái tim vương giả, một vẻ nhìn sinh động trong sáng, một gương mặt trinh bạch và biết đâu? dưới nước, qua cái vẻ chập chờn vừa đục vừa trong, một cái đuôi uốn khúc, phi thường, có lẽ khắc nghiệt và dị dạng. Đức hạnh tuyệt với kết thúc bằng tật xấu trong tận cùng của mộng mị.
II Thêm vào đó, còn kiểu cách rởm. Thời thượng lúc bấy giờ như vậy. Ta hãy nhớ lại Elizabet[128]. Elizabet là một điển hình, ở nước Anh, đã nổi bật suốt ba thế kỷ, mười sáu, mười bảy và mười tám, Elizabet còn hơn một người Anh, bà theo giáo phái nước Anh. Do đó mà Tân chủ giáo hội rất kính trọng vị nữ hoàng này, giáo hội Gia tô cũng biết thế nên phần nào muốn rút phép thông công đối với bà. Qua mồm Xicxơ-Canh[129], lúc khai trừ Elizabet, lời nguồn rủa biến thành tình ca. Un grancervello di principessa - ngài bảo thế, Mari Xtuya, ít bận tâm về vấn đề giáo hội và chú ý đến vấn đề phụ nữ nhiều hơn, không tôn trọng bà chị Elizabet lắm và viết thư cho chị, với tư cách nữ hoàng viết cho nữ hoàng, người duyên dáng viết cho người đoan trang: "Hiền tỷ khó lấy chồng vì hiền tỷ không muốn nhờ ai làm mối cả". Mari Xtuya tát khẽ bằng quạt, còn Elizabet lại dùng rìu. Trận đấu không cân sức. Vả lại cả hai người ganh đua nhau về văn học, Man Xtuya làm thơ Pháp, Elizabet dịch Horax, Elizabet xấu, nhưng cứ tự cho mình là đẹp, bà thích thơ tứ tuyệt và thơ hồi văn[130], bà bắt người dâng chìa khóa thành phố cho mình phải đẹp trai, bà cắn môi theo kiểu nước Ý, đưa mắt theo kiểu Tây Ban Nha, trong tủ áo bà có đến ba nghìn chiếc áo dài và bộ y phục, trong số đó nhiều bộ để đóng vai Minecvơ[131] và Ămphítơrít[132] bà thích người Iêclăng ở đôi vai nở, bà gắn lên lồng váy mình toàn những lá đồng lấp lánh và những pasequille, bà thích chơi hoa hồng, bà thề bồi, văng tục, dậm chân, đánh thị nữ, bà tống cổ Đulây, đánh cả tể tướng Boclây làm lão già cục mịch này khóc sướt mướt, bà nhổ vào mặt Mathiu, vật cổ Hatton, tát tai Êtxêc, tốc váy vào mặt Batxompie, bà vẫn là gái trinh.
Điều Elizabet làm đối với Batxompie, nữ hoàng Xaba cũng đã làm đối với Xalômông[133]. Như vậy là phải phép vì thánh kinh đã tạo nên tiền lệ, cái gì của thánh kinh đều có thể là của giáo phái Anh quốc. Tiền lệ của thánh kinh còn làm ra một đứa con tên là Ebnehaquen hay Milelechet nghĩa là Con trai của Hiền nhân.
Tại sao lại không thừa nhận những phong tục đó? Vô liêm sỉ và giả dối có khác gì nhau.
Ngày nay nước Anh có một Lôyôla[134] tên là Ôexlây, làm ngơ trước quá khư kia. Nó khó chịu về việc đó, nhưng tự hào.
Trong những phong tục đó, có tính ưa thích cái kỳ quặc, đặc biệt là phụ nữ, nhất là các bà nhan sắc. Đẹp làm gì nếu không có một con khỉ. Nữ hoàng thì ích gì nếu không được một cọn lật đật xưng hô thân mật! Mari Xtuya có nhiều "thiện cử" đối với anh cron là Rítgiô. Mari Têre nước Tây Ban Nha "hơi thân mật" với một người da đen. Do đó có cái tên Tu viện trưởng đen. Trong các phòng khuê của Đại thế kỷ[135], vẫn thấy có kẻ gù lưng: bằng chứng là thống chế Luxămbua.
Và trước Luxămbua, có Công-đê, "con người nhỏ bé xinh xẻo.
Chính các bà nhan sắc cũng có thể làm giả, không hại gì cả. Điều này vẫn được chấp nhận. Ana Đơ Bêlêin có một vú to vú nhỏ, một bàn tay sáu ngón và một chiếc răng khểnh. La Valie thọt chân. Vậy mà Hăngri đệ Thất vẫn điên dại và Luy XIV mê mẩn.
Về phương diện đạo đức cũng có những chuyện lệch lạc như thế. Hầu như không có người phụ nữ nào thuộc tầng lớp cao sang mà lại không nằm trong một trường hợp quái dị. Trong Anhex[136] chứa đựng Môluzin[137]. Có người ban ngày là đàn bà, ban đêm là quỷ cái. Có người đi ra bãi cát hôn những cái đầu mới bị chặt còn bêu trên cọc sắt Maccgơrít Đơ Valoa, một tổ mẫu của mấy bà kiểu cách vẫn đeo ở thắt lưng, trong những hộp sắt tây có khóa đính liền vào váy, tất cả những trái tim tình nhân đã chết của mình. Hăngri đệ Tứ đã nấp dưới cái váy lồng đó.
Ở thế kỷ mười tám, nữ công tước Bary, con gái của một vị nhiếp chính, là hình ảnh thu gọn của tất cả những nhân vật ấy trong một điển hình tục tĩu và vương giả.
Ngoài ra các bà nhan sắc còn biết cả tiếng Latinh. Từ thế kỷ thứ mười sáu, đó là một điểm duyên dáng của phụ nữ. Giêngrê đã nâng nét thanh lịch lên đến chỗ biết cả chữ êbrơ.
Nữ công tước Giôzian nói được tiếng Latinh. Hơn thế một kiểu cách đẹp đẽ nữa, cô nàng theo đạo Thiên chúa. Phải nói dấu, theo kiểu người bác là Saclơ đệ Nhị chứ không như ông bố là Giắc đệ Nhị. Giấc đã mất ngai vua của mình vì đạo Thiên chúa, còn Giôzian thì không muốn mất quyền thế tập của mình tý nào. Vì vậy, trong thâm tâm và giữa những ông những bà khôn khéo tế nhị thì theo đạo Thiên chúa, còn bề ngoài lại theo đạo Tin lành. Để vừa lòng lớp hạ lưu.
Cái lối theo đạo như vậy cũng dễ chịu, người ta được hưởng tất cả những lợi lộc gắn liền với Tân giáo hội của chính phủ, và sau này chết đi Grôxiuyt ngoan đạo và hưởng cái vinh quang được Pêtô ban cho một lễ.
Mặc dầu đẫy đà khoẻ mạnh, Giôzian - chúng ta cần nhấn mạnh điều này - là một người kiểu cách hoàn chỉnh. Đôi lúc cô ả kéo dài ẻo lả và dâm đãng đoạn cuối che câu nói, y hệt lối duỗi chân của một con hổ cái nhẹ bước trong rừng sâu.
Kiểu cách có cái hay là nó xáo trộn nhân loại. Người ta không còn xem việc làm người là vinh dự nữa.
Trước hết không cho loài người đến gần, đó là điểm quan trọng.
Không có được đỉnh Ôlanhpơ[138] thì lấy tạm lâu đài Rămbuiê[139] vậy. Giuynông rốt cuộc trở thành aramanh. Tham vọng thần tiên không đạt tạo ra người đàn bà õng ẹo. Không có lưỡi tầm sét thì có thói xấc xược. Đền thờ thu lại thành phòng khuê. Không thể làm nữ thần, đành đóng vai tượng thờ vậy.
Ngoài ra, trong con người đàn ông kiểu cách còn có một thứ thông thái dỏm mà phụ nữ rất ưa thích. Cô đỏm dáng và cậu thông thái dỏm là đôi bạn hàng xóm. Sự tương liên của họ thấy rõ trong anh chàng hợm mình.
Hơn nữa, phụ nữ thích cảm thấy mình được bảo vệ bằng tất cả mớ lý thuyết vụn của khoa hào hoa phong nhã thay cho những chuyện ngại ngùng của các bà kiểu cách. Đó là một loại công sự bao quanh có thêm hào sâu.
Người đàn bà kiểu cách nào cũng hay làm ra vẻ ta đây ghê tởm. Cái đó có công dụng bảo vệ.
Rồi sẽ đồng ý thôi, nhưng trước mắt hãy khinh miệt đã Trong khi chờ đợi.
Giôzian có một lương tâm đáng lo ngại. Cô nàng có khuynh hướng trơ trẽn đến mức hóa ra quá e lệ. Những bước giật lùi vì kiêu hãnh thường ngược chiều với những thói xấu của ta, uuung dẫn ta đến những thói xấu trái lại Cố gắng quá mức để giữ mình trong trắng lại làm cho cô nàng đoan trang giả tạo. Lúc nào cũng giữ thế thủ, tức là bí mật muốn tấn công. Người hung dữ thường không nghiêm khắc.
Cô nàng vừa tự giam mình trong ngoại lệ kiêu căng do địa vị và dòng dõi của mình, vừa nghiền ngẫm có lẽ, như chúng tôi đã nói, đến một lối thoát đột ngột nào đó.
Bấy giờ đang buổi bình minh của thế kỷ thứ mười tám. Nước Anh đang khởi thảo điều ở Pháp đã thành chế độ nhiếp chính. Vanpôn và Duyboa đứng vững. Manhôrơp đang giao chiến với vị nguyên hoàng đế của y là Giắc đệ Nhị, người đã được y đem bà chị Sơcsin bán cho, như lời đồn đại. Người ta thấy Bôlinhbrêc xuất hiện Risơliơ chớm loé lên. Trong một vài trường hợp xáo trộn hàng ngũ, thói hoa nguyệt lại thấy là thuận tiện, sự đồng đều bắt nguồn từ những thói hư tật xấu. Sau đó nó phải được xây dựng trên tư tưởng. Việc vô lại hoá, khúc dạo đầu quí phái, mở đầu cái mà cách mạng phải hoàn thành. Không còn xa xôi lắm việc Giêliôt công nhiên ngồi giữa ban ngày trên giường của nữ hẫu tước Êpinay. Thật ra thì, vì phong tục thường vang vọng, thế kỷ thứ mười sáu đã từng trông thấy cái mũ đêm của Xmêton trên gối của Ann Đơ Bôlêin.
Nếu đàn bà có nghĩa là tội lỗi, như thông biết hội nghị tôn giáo nào đã khẳng định nhu vậy, thì không bao giờ đàn bà lại đàn bà hơn thời bấy giờ. Chưa lúc nào, lấy sắc đẹp che đậy tính cách mong manh của mình, lấy u quyền che đậy sự yếu đuối của mình. người đàn bà lại đòi hỏi phải tha thứ cho mình một cách hách dịch hơn. Biến quả cấm thành quả được ăn, đó là việc xa doạ của Êva, nhưng biến quả được ăn thành quả cấm, đó là sự toàn thắng của Êva. Êva kết thúc tại đây. Ở thế kỷ thứ mười tám đàn bà chốt cửa không cho chồng vào. Rồi ẩn mình trong Địa đàng với Xa tăng. Ađam đứng ngoài.
III Tất cả mọi bản năng của Giôzian thiên về phía trao thân một cách tao nhã chứ không muốn gửi phận một cách hợp pháp. Trao thân vì lịch sự đòi hỏi tính chất văn hoá, gợi ta nhớ đến Mênancơ và Amarilix, và hầu như là một hành động của người học rộng.
Tiểu thư Xquyđêri, ngoài cái máu say mê điều xấu vì điều xấu, không có lý do nào khác để trao thân cho Pêlixông cả.
Nữ hoàng của mẹ, bầy tôi của chồng, đó là những tập quán ngàn xưa của nước Anh. Giôzian cố hết sức trì hoãn giờ phút làm tì thiếp đó. Nếu phải kết hôn với huân tước Đêvít, vì ý vua đòi hỏi như vậy, thì đó là một điều cần thiết tất nhiên nhưng đáng buồn biết bao! Giôzian vừa ưng thuận và cự tuyệt khéo huân tước Đêvít. Giữa hai người có một sự thoả thuận ngầm với nhau, không quyết định mà cũng không cắt đứt. Họ lẩn tránh nhau. Cái lối yêu đương một bước tới hai bước lùi ấy được biểu thị trong những điệu vũ thời bấy giờ, điệu mơnuyê và điệu gavôt. Mang tiếng gái có chồng, trai có vợ, là điều không hợp với vẻ mặt, như thế nhạt mất màu tơ lụa và làm già trước tuổi. Lập gia đình giải pháp minh bạch thật đau lòng. Giao nộp một người đàn bà nhờ bàn tay một người chưởng khế, ôi sao mà tầm thường thế! Tính chất thô bạo của hôn nhân tạo nên những hoàn cảnh cố định, huỷ diệt ý chí, không cho lựa chọn, đặt thành quy tắc ngữ pháp, thay thế cảm hứng bằng chính tả, biến tình yêu thành một bài viết theo người đọc, làm rối loạn bí mật của cuộc đời buộc những công việc có chu kỳ và không tránh được phải trong sáng, lấy mất của đám mây cái bóng dáng người đàn bà mặc áo lót, ban quyền giảm nhẹ cho kẻ thi hành cũng như cho người chịu đựng, lấy sự nghiêng hẳn một bên của cán cân làm đảo lộn thế thăng bằng đáng yêu giữa phái khoẻ và phái có quyền uy của sức mạnh và sắc đẹp, tạo ra bên này một người chủ, bên kia một nữ tì, trong khi ngoài vòng hôn nhân lài có một kẻ nô lệ và một nữ hoàng. Tầm thường hoá chiếc thường đến mức làm cho nó trở thành hợp thức, ôi còn có thể nghĩ ra một điều gì thô tục hơn thế nữa không? Yêu nhau mà không chút đau khổ, có phải là khá ngu ngốc không!
Huân tước Đêvít ngày càng già. Bốn mươi tuổi đó là giờ phút báo động. Nhưng anh chàng không nhận thấy điều đó Và trên thực tế, luôn luôn anh chàng vẫn có vẻ như đang ba mươi tuổi xuân. Anh ta thấy cứ khao khát Giôzian còn thích thú hơn được ôm ấp cô nàng. Anh ta đã từng ôm ấp nhiều cô khác, anh ta có khối đàn bà.
Về phía mình. Giôzian vẫn luôn luôn nằm mộng.
Mộng mị còn tai hại hơn.
Nữ công tước Giôzian có đặc điểm một mắt xanh và một mắt đen, vả lại điểm này cũng không hiếm như người ta tưởng. Đôi con ngươi của cô ả chứa đựng cả tình yêu lẫn căm hờn, cả hạnh phúc và tai hoạ. Ngày và đêm xen lẫn trong cái nhìn của cô ả.
Tham vọng của cô ả là: tỏ ra dám làm những việc không thể làm được.
Một hôm cô nàng nói với Xuypt:
- Các người, các người tưởng vẫn khinh miệt được kẻ khác đấy.
Các người đây là loài người.
Cô ả chi theo giáo hội La mã ngoài mặt thôi. Đạo Thiên chúa của cô ả không hề vượt quá cái mức cần thiết của sự thanh nhã. Đó là thuyết Puzây[140] ngày nay. Cô nàng mặc những chiếc áo dài rộng bằng nhung, hoặc xa-tanh, hoặc hàng vân, có chiếc rộng đến mười lăm, mười sáu ôn[141], lót vải kim tuyến hay ngân tuyến, quanh thắt lưng có vô khối nơ ngọc xen lẫn với những nơ bảo thạch. Cô nàng rất thích những giải trang sức và đôi khi lại mặc áo dạ viền ren như một cậu tú. Cưỡi ngựa thì ngồi yên đàn ông, mặc dầu có loại yên đàn bà mới sáng chế, được anh vợ của Risac đệ Nhị đưa vào nước Anh hồi thế kỷ thứ mười bốn. Cô ả rửa mặt, lau cánh tay, vai, ngực bằng đường phèn hoà tan trong lòng trắng trứng theo kiểu dân Caxti[142]. Mỗi khi có người đứng kề bên nói chuyện một cách hóm hỉnh, cô ả thường có một nụ cười tư lự đặc biệt duyên dáng.
Ngoài ra, không mảy may độc ác. Nói cho đúng cô ả vốn tốt bụng.

4. MAGISTER ELGANTARIUM[143]
Giô-zi-an thường buồn chán, diều đó chẳng cẩn phải nói.
Huân tước Đêvít Điry-Moa  chiếm được một địa vị tuyệt vời trong.cuộc sống tươi vui của Luân Đôn. Giới quí tộc và giới trung lưu đều sùng bái anh chàng.
Chúng ta hãy ghi nhận một vinh dự của huân tước Đêvít, anh chàng dám để tóc. Lúc bấy giờ đang bắt đầu có phong trào chống đội tóc giả. Cũng như năm 1824 Ơgien Đêvêrya lần đầu tiên dám để râu [144], năm 1702 Praixơ Đêvêrơ là người thứ nhất dám đi giữa công chúng với bộ tóc tự nhiên uốn rất khéo của mình. Mạo hiểm bộ tóc cũng gần như mạo hiểm cái đầu. Toàn thể mọi người đều phẫn nộ, thế mà Praixơ Đêvêrơ lại là tử tước Hirơfơr và nguyên - lão Anh quốc, ông ta bị lăng mạ, và thật ra việc đó cũng đáng như vậy. Cuộc la ó đang lúc dữ dội nhất thì thình lình bản thân Đêvít cũng xuất hiện với cái đầu trần không đội tóc giả. Nhưng việc ấy báo hiệu giờ cáo chung của mọi kiểu cách xã giao. Huân tước Đêvít còn bị làm nhục hơn cả tử tước Hirơfor. Anh ta vẫn đứng vững. Praixơ Đêvêrơ là người đầu tiên. Đêvít Điry-Moa  là người thứ hai. Đôi khi làm người thứ hai còn khó hơn làm người thứ nhất do say sưa vì việc cải cách có thể không biết hiểm nguy, người thứ hai nhìn thấy vực thẳm mà vẫn lao vào. Vực thẳm đó, việc không đội tóc giả nữa, Đevl Điry-Moa  cứ nhảy xuống. Về sau mọi người bắt chước họ, sau hai nhà cách mạng ấy, người ta cả gan để tóc trần, và dùng phấn sáp như trường hợp giảm khinh.
Nhân thể, để xác định điểm lịch sử quan trọng này, chúng ta nên công nhận rằng quyền ưu tiên thật sự trong cuộc chiến tranh chống tóc giả thuộc về một nữ hoàng Crixtin Thuỵ Điển, người đã mặc quần áo đàn ông, và năm 1680 đã xuất hiện đầu trần với bộ tóc tự nhiên màu hung đỏ, rắc phấn và lởm chởm mới mọc. Ngoài ra, Mitxông nói, bà ta còn "lún phún râu" nữa.
Về phía tranh, giáo hoàng với sắc lệnh tháng ba năm 1694 phần nào đã làm giảm thể thống bộ tóc giả khi bỏ nó ra khỏi đầu các vị giám mục, linh mục, và lệnh cho các vị chức sắc trong giáo hội phải để tóc tự nhiên.
Huân tước Đêvít như vậy là không đội tóc giả và lại mang ủng da bò.
Những việc lớn ấy khiến cho anh chàng được công chúng thán phục. Không một câu lạc bộ nào anh không dẫn đầu, không một trận quyền Anh nào người ta không ao ước được anh làm rifiri. Rifiri là trọng tài.
Anh ta đã soạn thảo ra điều lệ của nhiều câu lạc bộ cho giới thượng lưu, anh ta đã sáng lập một số hội phong nhã, trong đó có hội Lady Guinea vẫn tồn tại ở Pall Mall đến năm 1792. Lady Guinea là một câu lạc bộ đầy rẫy quí tộc trẻ. Ở đấy có sòng bạc. Mỗi ván ít nhất cũng phải đặt một cuộn năm mươi ghi-nê, và trên bàn không bao giờ ít hơn hai vạn ghi-nê. Bên cạnh mỗi con bạc là một cái bàn tròn xoay để đặt tách cà phê và cái bát gỗ màu vàng trong đựng những cuộn tiền. Con bạc, cũng như bọn đầy tớ đánh bóng dao, để mang ống tay da để bảo vệ lớp đăng-ten, đều có yếm da để đảm bảo nếp xếp ở cổ áo và trên đầu, để che mắt vì đèn rất sáng, và để giữ nguyên mái tóc uốn, đội những chiếc mũ rơm to dắt đầy hoa. Họ đeo mặt lạ để không ai nhìn thấy cảm xúc của họ, nhất là khi chơi ích xì. Tất cả mọi người trên lưng đều khoác áo trái để thu hút vận may.
Huân tước Đêvít có chân trong "câu lạc bộ Bí-tết". Câu lạc bộ Xơcly, Câu lạc bộ Xplit-facthinh, Câu lạc bộ Cáu gắt và Câu lạc bộ Kều Xu, trong Nơ niêm phong, Xinlơ Kuot, câu lạc bộ bảo hoàng, trong Martinus Scrib- blerus, do Xuypt thành lập, thay cho Rôta do Mintơn thành lập.
Mặc dầu đẹp trai, anh ta cũng có chân trong Câu lạc bộ người Xấu. Câu lạc bộ này được tặng cho tầng lớp dị dạng. Ở đấy người ta đánh nhau, không phải vì một người đàn bà đẹp, mà vì một người đàn ông xấu. Hội quán được trang hoàng những bức chân dung gớm guốc, Tecsit, Tơribulê, Đun, Huđibra, Xcarông, trên lò sưởi là Êdôp giữa hai người chột, Côcơle và Camoen, Côcơle chột mắt trái còn Camoen chột mắt phải, một người được tạo theo phía mắt chột của mình, và hai bức tượng nhìn nghiêng không mắt này đặt đôi diện nhau. Hôm bà Vida xinh đẹp bị bệnh đậu mùa. Câu lạc bộ người Xấu nâng cốc chúc mừng bà. Câu lạc bộ này mãi đến đầu thế kỷ thứ mười chín vẫn phát triển, nó có giữ một tấm bằng hội viên danh dự cho Mirabô[145].
Từ thời trùng hưng của Sáclơ đệ Nhị các câu lạc bộ cách mạng đều bị bãi bỏ. Người ta đã phá huỷ, ở các phố nhỏ cạnh Morfin, quán rượu vẫn dùng làm trụ sở của Can Hid Clơp, Câu lạc bộ Đầu Bê, được gọi thế vì ngày 30 tháng giêng năm 1649, ngày máu của Sáclơ đệ Nhất chảy trên đoạn đầu đài, người ta đã uống rượu chúc mừng sức khoẻ của Cromoen trong một cái xương đầu bê.
Các câu lạc bộ bảo hoàng đã thay thế các câu lạc bộ cộng hoà. Ở đây người ta vui đùa rất lịch sự nhã nhặn. Có Câu lạc bộ Sirâm[146]. Họ ra phố, tóm đại lấy một phụ nữ qua đường thuộc tầng lớp thường dân, càng trẻ càng xinh thì càng tốt, họ dùng sức mạnh đẩy bà ta vào câu lạc bộ, bắt bà ta đi bằng tay, hai chân chổng ngược lên trời, mặt mũi bị váy tụt xuống che kín. Nếu bà này tỏ ý không bằng lòng thì họ dùng roi ngựa khẽ đét vào những chỗ không được che kín. Đó là lỗi của bà ta. Bọn dũng sĩ trong trò chơi này được gọi là "kỵ sỹ".
Có câu lạc bộ Tia chớp nóng, ám chỉ Merry danses. Ở đây họ bắt đàn bà da đen và da trắng nhảy những điệu vũ của các dân tộc Ở Pêru, nhất là điệu Mozamala, "Cô gái hư", một điệu vũ chỉ thành công khi nào người vũ nữ ngồi trên một đống cám, đứng dậy, để lại một dấu vết thật đẹp. Ở đây người ta biểu diễn một câu thơ của Lucơrex.
Tuno Venus in sylvis jungebat corpora amantum[147].
Có câu lạc bộ Hellfire, "Câu lạc bộ Ngọn lửa", ở đây chơi trò chống tôn giáo. Đó là cuộc thi đấu các tội phạm thượng. Lời báng bổ nào xúc phạm nhất thì chiếm được địa ngục.
Có Câu lạc bộ Húc đầu, gọi như thế vì ở đây họ dùng đầu húc vào người. Nhác thấy có tay khuân vác nào có bộ ngực to và vẻ mặt ngu ngốc, họ hèn tặng y và, nếu cần, buộc y uống một hũ bia để y chịu nhận bốn cú húc vào ngực. Thế rồi họ đánh cá. Có lần một người, một anh chàng to lớn cục mịch dân xứ Galơ tên là Gôgângoc, tắt thở ở cú húc thứ ba. Việc xem ra nghiêm trọng. Phải mở cuộc điều tra, và hội đồng tuyên bố. "Chết do giãn tim vì uống rượu quá độ, Gôgângoc quả có uống một hũ bia thật
Có Câu lạc bộ Fun, Fun cũng như Cant, cũng như Huymua, là một từ đặc biệt không thể dịch được. Fun so với trò hề cũng như ớt với muối. Vào một. ngôi nhà, đập vỡ một cái gương quí, rạch mặt những bức chân dung của gia đình, đánh bả giết chó, ấn mèo vào chuồng chim, như thế là ghi thố một trò Fun. Đưa một tin buồn giả khiến người ta phải để tang nhầm, đó là trò Fun. Chính Fun đã khoét một lỗ vuông trên một bức tranh của Holbein[148] ở Hampton-court. Fun hẳn rất kiêu hãnh nếu chính nó làm gẫy hai cánh tay trên bức tượng Vệ nữ Milo. Dưới thời Giắc đệ Nhị một huân tước trẻ triệu phú đang đêm châm lửa đốt một túp lều tranh, khiến cho cả Luân đôn ôm bụng cười, và được tôn là vua Fun. Những người đáng thương trong lều phải chạy tháo thân, mình chỉ mặc áo lót. Cánh hội viên Câu lạc bộ Fun, tất cả đều thuộc tầng lớp đại quí tộc, đi khắp Luân đôn vào giờ dân thường đang yên ngủ, giật tung các bản lề cửa, cắt đứt các ống nước, chọc thủng các thùng chứa, tháo gỡ các biển hàng, phá phác vườn tược, tắt hết đèn đường, cưa đứt xà nhà, đập vỡ kính cửa sổ, nhất là tại các xóm nghèo. Những việc ấy do kẻ giầu sang làm đối với người khốn khổ. Cho nên không thể có chuyện khiếu nại. Vả lại đây chỉ là trò đùa tếu. Những phong tục ấy không hoàn toàn mất hẳn. Nhiều nơi trên nước Anh hoặc trên những thuộc địa Anh, Ở Ghecnoxê chẳng hạn, thỉnh thoảng ban đêm người ta lại phá phách nhà anh một tí, hoặc bẻ rào, hoặc giật mất cái dùi gõ chuông, vân vân... Giá là người nghèo thì đã bị tống vào nhà lao, nhưng đây lại là những con người trẻ trung đáng yêu.
Câu lạc bộ trứ danh nhất được một hoàng đế điều khiển, ông này trán đội một vành trăng lưỡi liềm, và tên là "Môhôc vĩ đại". Môhôc còn hơn Fun. Cương lĩnh của nó là làm điều ác vì điều ác. Câu lạc bộ Môhôc theo đuổi mục đích cao cả là làm hại. Để hoàn thành chức năng ấy mọi phương tiện đều tốt. Khi thành Môhôc, phải tuyên thệ làm hại. Làm hại bất cứ giá nào, đối với bất cứ ai, và bằng bất cứ cách nào, đấy là nhiệm vụ. Bất cứ hội viên nào của Câu lạc bộ Môhôc cũng phải có một tài riêng. Có anh là "giáo sư vũ đạo", nghĩa là dùng kiếm rạch bắp chân dân quê rồi bắt họ nhảy nhót. Có anh biết "làm đổ mồ hôi", nghĩa là ứng biến ra xung quanh một người khốn khổ nào đó một vòng vây từ sáu đến tám vị quí tộc, tay cầm kiếm dài, bị bao vây tứ phía, người kia thế nào cũng phải chìa lưng cho một vị quí tộc nào nhìn thấy lưng người kìa liền chích ngay cho y một mũi kiếm khiến y phải xoay tròn, một mũi kiếm khác vào hông, lại báo cho y biết có một vị quí tộc nào đó sau lưng, và cứ như thế, luôn phiên nhau mỗi vị chích một mũi, khi người kia, bị giam giữ giữa vòng kiếm đó và máu me lênh láng, đã xoáy tròn và nhảy nhót khá nhiều rồi, họ mới cho quân hầu lấy gậy quật túi bụi để làm chuyển hướng ý nghĩ của y. Có anh lại "vỗ sư tử", nghĩa là vừa cười vừa bắt giữ một khách qua đường, đấm cho một quả vào mũi, rồi chọc hai ngón tay cái vào hai mắt anh ta. Nếu hai mắt bị chọc thủng, họ trả tiền mắt cho anh ta.
Đó là những trò tiêu khiển của những kẻ giàu sang vô công rồi việc ở Luân đôn vào đầu thế kỷ thứ mười tám. Cánh vô công rồi nghề Pari lại có những trò tiêu khiển khác, ông Đơ Sarôle vẩy một phát súng vào một người thường dân đang đứng ở ngưỡng cửa nhà mình. Thời đại nào, tuổi trẻ cũng thích nghịch ngợm.
Huân tước Đêvít Điry-Moa  đem đến cho những tổ chức chơi đùa khác nhau đó bọ óc tuyệt vời và phóng khoáng của mình. Cũng như người khác, anh ta vui vẻ đốt một lều gỗ lợp ranh, và thui cháy phần nào những người trong lều, nhưng anh ta xây lại nhà bằng đá cho họ. Có lần anh ta bắt hai người phụ nữ đi bằng tay tại Câu lạc bộ Sirâm. Một người còn con gái, anh ta cấp cho cô một khoản hồi môn, người kia đã có chồng, anh ta cho ông chồng làm mục sư tiểu giáo đường.
Những cuộc chọi gà nhờ anh ta mà có thêm nhiều cải tiến đáng ca ngợi. Thật là thú vị khi được nhìn huân tước Đêvít trang phục cho một con gà sắp vào trận đấu. Giống gà giữ chặt lông nhau cũng như người túm áo nhau. Vì vậy huân tước Đêvít vặt trụi gà mình đến mức tối đa. Anh ta dùng kẻo cắt tất cả lông đuôi, và từ đầu đến vai, tất cả lông cổ. Anh ta nó: Thế là bớt được bằng ấy không cho kẻ thù mổ. Rồi anh xoè cánh gà ra, vót nhọn từng chiếc lông một, thế là cánh có thêm chông. Khoản này dành cho mắt kẻ thù, anh nói. Sau đó, anh ta lấy dao con cạo chân gà, dũa móng cho gà, lồng vào cựa gà một cái đinh thép nhọn và sắc, rồi khạc nhổ vào đầu vào cổ gà, bôi nước bọt vào mình gà như người ta xoa dầu vào lực sĩ, và vừa thả gà ra, khủng khiếp, vừa reo: - Đấy, thế mới gọi là biến gà thành diều hâu và chuyên gia cầm ra sơn thú!
Huân tước Đêvít dự các cuộc đấu quyền Anh, và anh là bộ luật sống của môn đó. Trong những giải lớn, chính anh ta trông nom việc trồng cọc chăng dây và qui định võ đài vuông rộng bao nhiêu toa-dơ[149]. Nếu đi phò tá thì anh theo dõi từng bước võ sĩ của anh, một tay cầm chai, một tay cầm miếng bọt biển, mồm gào thét: Strike fair[150], anh ta gợi mẹo cho võ sĩ, mách nước khi đánh, lau chùi khi đổ máu, nâng dậy khi ngã, đỡ nằm trên gối, ấn cổ chai vào kẽ răng, và mồm ngậm đầy nước anh ta phun một lớp mưa bụi vào mắt, vào tai võ sĩ, nhờ thế mà làm cho người sắp chết tỉnh lại. Nếu làm trọng tài thì anh ta điều khiển cho các cú đấm được thẳng thắn, cấm không cho bất cứ ai, trừ các phò tá, được giúp đỡ đấu thủ, tuyên bố thua cuộc võ sĩ nào không đứng đúng trước mặt địch thủ, để ý cho thời gian các hiệp không quá nửa phút, đứng cản không cho húc đầu, tuyên bố sai kẻ nào dùng đầu húc, ngăn không cho đánh người đã ngã. Toàn bộ hiểu biết đó không làm cho anh ta lên mặt dạy đời và mất vẻ tự nhiên trong xã giao.
Khi anh ta làm rifiri một trận quyền Anh, không bao giờ những người đồng đội rám nắng, non trẻ, mình đầy lông của bên này hay bên kia, dám nhảy qua rào, ùa lên võ đài, làm đứt dây, nhổ cọc và hung hăng can thiệp vào trận đấu, để cứu đấu thủ mất sức của mình và để đảo ngược cán cân đánh cá. Huân tước nằm trong số ít trọng tài mà người ta không dám hành hung.
Không ai huấn luyện giỏi như anh ta. Võ sĩ nào được anh nhận làm huấn luyện viên cũng chắc chắn sẽ thắng trận. Huân tước Đêvít chọn một anh chàng Ecquyn to lớn như một quả núi, cao như một cái tháp, và nhận y làm con. Luyện cho tảng đá ngầm đó chuyển từ thế phòng ngự sang thế tấn công, đó là vấn đề. Trong việc này quả là anh ta có biệt tài. Một khi đã nhận đỡ đầu người khổng lồ, anh không rời y nữa. Anh trở thành người vú nuôi. Anh đo lượng rượu uống, anh cân số thịt ăn, anh đếm giờ phút ngủ cho y. Chính anh nghĩ ra cái chế độ tuyệt vời cho lực sĩ, từ đó được Morơlê cải tiến thêm, sáng một quả trứng sống, một cốc se-ri[151], trưa thịt đùi lòng đào, nước trà, bốn giờ chiều nước trà, bánh mì nướng, tối bánh mì nướng rượu bia. Sau đó anh ta cởi áo cho y, xoa bóp rồi bắt ngủ. Ngoài phố, anh ta không rời mắt khỏi người của anh ta gạt xa giùm cho y mọi chuyện nguy hiểm, từ ngựa xuống đến bánh xe, từ lính say đến gái đẹp. Anh ta để ý đến cả đạo đức của y. Thái độ ân cẩn mẫu tử đó luôn luôn mang lại một tiến bộ nào đó trong việc dạy dỗ đứa con nuôi. Anh ta dạy hắn cách đấm gãy răng, cách dùng ngón tay cái chọc lòi mắt. Không gì cảm động hơn. Anh ta cũng tự chuẩn bị đúng như thế để bước vào đời sống chính trị, nơi mà sau đây anh ta phải được gọi vào. Trở thành một người quí tộc hoàn chỉnh đâu phải là việc nhỏ. Huân tước Đêvít Điry-Moa  rất say mê những trò biểu diễn ở các đầu đường, những sân khấu hát rong, những gánh xiếc có thú lạ, những lều bạt của phường leo dây, những anh hề, những anh múa rối, những trò khôi hài giữa trời và những tiết mục lạ của chợ phiên. Người lãnh chúa thực sự là người biết thưởng thức như thường dân, vì vậy mà huân tước Đêvít thường lui tới các quán rượu và các lớp dạy làm phép lạ của Luân đôn và của Năm Cảng. Để khi cần thiết, mà không làm tổn thương đến địa vị của mình ở hạm đội trắng, có thể vật nhau với một thuỷ thủ giữa buồm hay một thợ xảm thuyền, mỗi khi đi đến những nơi hạ lưu ấy, anh ta cũng chỉ mặc một chiếc áo chẽn của thuỷ thủ. Để thay hình đổi dạng như thế, không đội tóc giả là điều rất tiện cho anh ta, vì ngay dưới triều đại Luy XIV nhân dân cũng còn để tóc như sư tử để bờm. Có như thế anh ta mới được tự do. Những người dân thường mà huân tước Đêvít gặp trong các đám đông, nơi anh thích trà trộn, rất mến anh ta và không biết anh ta là huân tước. Họ thường gọi anh ta là Tom Jim Jack. Mang cái tên đó, anh hoá ra bình dân và rất nổi tiếng trong đám lưu manh. Anh ta đóng vai vô lại như một bậc thầy. Khi cần anh ta giở cả quả đấm. Khía cạnh này trong lối sống thanh nhã của anh ta được tôn nữ Giôzian biết rõ và đánh giá rất cao.
-------------
[102] Crem Well O599 - 1658): một chính khách có tài của nước Anh; đã truất phế vua Sáclơ đệ Nhất và dùng chế độ độc tài để cai trị nước Anh.
[103] Luy XIV (Louis XIV 1638 - 1715): Vị vua danh tiếng, đã làm rực rỡ trước Pháp thế kỷ XVII.
[104] Trimalcion là một nhà lý tài mới mọc thời La mã suy tàn. Ca ton (234 - 159) là một nhà đại hùng biện của Cổ Là mã. ông ngăn chặn thói ăn chơi xa hoa làm cho La mã đồi bại Đồng nghĩa với ngưu chủ trương sống khắc khổ. 
[105] Cuộc chiến tranh tôn giáo trà chính trị giữa nhau nước ở Châu âu (1618 - 1648). Chủ yếu do những mâu thuẫn giữa các phái thiên chúa giáo và các phái tân giáo.
[106] Cuộc khởi nghĩa (1648 - 1653) ở phúz Tây nước Pháp chống chế độ nhiếp chính của Anne ở Autnche và Mazann (triều vua Luy XIV).
[107] Các tỉnh Liên hiệp (Provinces Unies): Tên của bảy tỉnh ở Hà Lan. liên minh chống lại Philíp đệ Nhị năm 1579.
[108] Calais và Dunkerque là hai hải cảng quan trọng ở bờ biển phía bắc của nước Pháp
[109] Hiệp ước năm 1667 giữa Anh và Pháp, trao trả cho nhau những đất đai xâm chiếm được ở Châu Mỹ. 
[110] Trong đoạn này, Vichto Huy gô mỉa mai quan điểm của phái trùng hưng ở Anh thời ấy (N.D). 
[111] Giáo phái này không thừa nhận lễ rửa tội trẻ con là đủ, nên ai muốn theo phái họ thì phải rửa tội lại lần thứ hai.
[112] Alacoque: nữ tu sĩ được tuyên phúc và phong thánh.
[113] Giáo phái (gốc ở tên của Giê-su) do Ignace de Loyola thành lập năm 1534. Theo nghĩa xấu là bọn giả dối. 
[114] Hãy coi chừng anh chàng mang thắt lưng lỏng.
[115] Không thiếu gì vua khác, bằng vàng khối.
[116] Chức vụ người này là mở đóng cửa mỗi lần vua đi qua. Y luôn luôn cầm một chiếc đũa sắt màu đen. 
[117] Groon of the steol (tiếng Anh): có nghĩa là quan ngự y.
[118] Bossuet (1627-1704): Giáo sĩ và nhà đại hùng biện Pháp, nổi tiếng về các bài thuyết pháp và các điếu văn.
[119] Nguyên văn: Sonnet: một thể. thơ chữ tình. thịnh hành thời Phục hưng. Gồm mười bốn câu chia làm bốn khổ. hai khổ bốn câu và hai khổ ba câu.
[120]  Lockê (1632-1704): triêt gia Anh.
[121] Dươngthần (Satyre) trongthầnthoại, đầu người mìnhdê.
[122] Tăng-tan (Tantale): Người chịu hình phạt gần miệng ăn mà không ăn được, gần nước mà không uống được. mong ước điều gì cũng thành ảo vọng. 
[123] Luycex (Luctèce): Một phụ nữ La Mã. thất vọng. tự sát bằng dao găm. sau khi bị con trai chồng làm nhục. Tượng trưng cho người phụ nữ chung thủy. tiết hạnh, dũng cảm.
[124] Axtactê (artartê): nữ thần được tôn thờ vì những đức tính hy sinh.
[125] Đian: nữ thần săn bắn, con Giupite, xin cha cho ở đây trọn đời không lấy chồng.
[126] Ecquyn (Hercule): vị thần nổi tiếng nhất trong thần thoại Hy Lạp, có sức khoẻ phi thường.
[127]  Tận cùng là đuôi cá.
[128] Elizabeđ (Elisabeth 1558-1603): Nữ hoàng Anh. rất thông thái đã thiết lập giáo phái nước Anh và đã xử tử Man Xtuya. Bà bảo vệ văn chương thương mại, và đã chỉ định con Mari Xtuya nối ngôi mình với danh hiệu Giắc đệ Nhất. 
[129] Xicxtơcanh (Sixte-Quint): Giáo hoàng từ 1585-1590.
[130]  Thơ hồi văn: loại thơ mà nhưng chữ đầu câu hợp thành đề.
[131] Minecvơ (Minerve): Nữ thần trí tuệ, khôn ngoan, mỹ nghệ và cũng là thần của chiến tranh và nông nghiệp.
[132] Ămphitơrit (Amphitrite): Nữ hải thần, vợ hải thần Neptuyn (Neptune)..
[133] Nữ hoàng Xaba để lộ ống chân trước mặt vua.
[134] Lôyôla (Ignacede Loyola) người sáng lập dòng Gêduyt. (ordre des Jésuites) và được phong thánh.
[135] Tức thế kỷ XVI.
[136] Anhex (Agnès): một nhân vật ngây thơ chất phác trong vở hài kịch Trường học làm vợ (L’école desfemmes) của Môlie.
[137] Mêluzn (Mélusne): một cô tiên cứ thứ bẩy lại hóa thành rắn từ hông trớ xuống. 
[138] Ôlanhpơ (ôlympe): nơi trú ngụ của các thần tục gọi là Thần sơn.
[139] Răngbuiê (Rambouillet): một khách' tính nổi tiếng ở thế kỷ XVII do nữ hầu tước Đơ Răngbuiê mở. làm nơi tụ họp các danh nhân thi sĩ thời bấy giờ, có ảnh hưởng lớn về văn nghệ và phong thượng một thời.
[140] Puzây (Pusey): nhà thần học người Anh sáng lập phong trào nghi thức của chủ nghĩa. xích giáo hội Anh quốc lại gần đạo Gia-tô.
[141] Ôn (oune): thước đo ngày xưa, dài bằng 1.118m.
[142] Caxti (castlle): vùng trung nguyên Tây Ban Nha.
[143] Quan chức tại triều đình Nê rông (La Mã) chuyên chỉ đạo về phong cách thanh nhã. 
[144] Chân dung của Ơgien Đêvêrya tự hoạ năm 1824.
[145] Mirabô (Minlbeau 1749 - 1791): một chính khách có tài hùng biện thời Cách mạng Pháp, nổi tiếng xấu trai 
[146] Sirâm (Sheromps Club); Nguyên văn tiếng Anh. có nghĩa là Câu lạc bộ Bà vui nhộn.
[147]  Tiếng La tinh: Thêm thần Vệ nữ, trong rừng, ôm ấp các tình nhân.
[148]  Holbesn(1497-1543): hoạ sỹ Đức.
[149]  Toa-dơ (Toise): đơn vị đo chiều dài bằng 1.949mm.
[150] Tiếng Anh: đấm mạnh vào.
[151] Rượu nho trắng Tây Ban Nha.