Chương 26

    
ới xế chiều hôm sau, tôi về tới căn cứ tiểu đoàn ở Hắc-dịch. Từ ngoài luồn vào ngõ rừng dẫn tới cứ, tôi hồi hộp thấp thỏm sợ tiểu đoàn đã xuất quân. Cách đấy ba hôm tôi được biết tiểu đoàn hãy còn ở đây. Càng đi sâu vào rừng chiều tứ bề im phăng phắc không một tiếng động, tôi càng thất vọng. Khi tôi đã vào đến giữa khu vực doanh trại thì mọi lán mọi nhà đều vắng ngắt. Buồn tình quá, tôi để nguyên bồng trên vai ngồi vật xuống, vấn thuốc hút. Vừa hút thuốc tôi vừa vẩn vơ nghĩ tiếc công một ngày đêm ra sức đi riết về đây, dọc đường cơm cũng không dám ngồi ăn lâu. Nhưng giữa lúc đang rít thuốc, chợt tôi nghe thấy có tiếng soong khua từ hướng nhà bếp. Tôi vụt đứng dậy, đi về phía bếp. Mới bước vào tôi thấy có hai anh ở C.2 trang lúi húi nhóm lửa.
Một anh nhận ra tôi, la lên:
- A, học trò đi học về rồi đó hả?
Tôi cởi bồng liệng lên sạp, rồi đứng chống nạnh giữa nhà hỏi:
- Đơn vị đi lâu chưa?
- Mới đi hồi khuya.
- Vậy hả, vậy sao hai anh còn ở đây?
- Tụi tao sốt, đòi đi mấy ảnh không cho, bắt ở lại để vô nằm quân y. Sốt bảy bữa rồi, nhưng bữa nay coi mòi không lên cơn. Đơn vị vừa đi là nó lại cắt cơn, ức quá!
Tôi nói chọc:
- Ức gì, sốt rét vừa đi đặng vừa run à, thôi hai anh cứ yên tâm vô quân y đi!
- Mày thì cũng vậy thôi, cũng yên tâm nằm lại đây giữ cứ đi!
Tôi lắc đầu:
- Không, tôi đi!
- Đi đâu?
- Đi theo đơn vị chớ đi đâu?
- Đơn vị đi xa lắm rồi, mày có cánh cũng không bay theo kịp!
- Nhất định tôi theo kịp. Hai anh cứ tin tôi đi, tôi sẽ có mặt trước giờ đơn vị nổ súng cho mà coi?
Tôi dõng dạc tuyên bố một cách dứt khoát. Rồi tôi chạy đến bên bếp, ngó vào nồi cơm chưa sôi.
- Mới bắc cơm hả? Tốt, gạo đâu chỉ tôi vo đổ vô thêm hai lon nữa coi. Ăn cơm xong là tôi quất ngựa dông liền.
- Ê, bộ mày tính đi thiệt sao Quyết, anh em sốt rét mà đi sao Quyết?
Tôi vừa xúc gạo vừa cười khì khì:
- Sốt rét thì nằm ở đây làm chi, vô trong quân y có mấy chị mấy cô người ta săn sóc cho!
Vo gạo đổ thêm vô nồi rồi, tôi ngồi coi cơm. Ngó hai anh C.2 mặt mày xanh xao vàng, vọt, tôi liền đi lại mở bồng lấy cho hai anh một gói chuối khô, hai gói trà "Con cọp":
- Đây là quà tôi đem về cho mấy thằng trong khẩu đội, thấy hai anh ở đây cũng hẻo, tôi chiết cho một ít.
Riêng chỗ me tươi, tôi cũng vốc ra cho hai anh một túm:
- Thứ này mấy anh sốt ưa dữ hả?
Nói vậy chớ tôi không quên chừa lại trong bồng một mớ me kha khá dành cho Biếc. Hai anh C.2 cầm lấy mấy thứ tôi cho. Lát sau ăn cơm xong, một anh khều tôi lại, rỉ tai:
- Nếu mày quyết lòng rượt theo đơn vị thì tao chỉ cho. Chuyến này tiểu đoàn lên đánh Quán Chim. Bây giờ mầy ra suối Châu-pha mà đi tới Xà-bang, rồi từ Xà-bang tốc theo. Đơn vị mới đi hồi khuya, còn cơm nước dọc đường, mầy đi nước rút thế nào cũng theo kịp
- Được rồi!
- Mày có đèn pin không?
- Không, nhưng không sao, đêm nay có trăng.
Tôi hăm hở nói và lập tức khoác bồng lên vai. Hai anh C.2 tần ngần ngó tôi, bỗng một anh nói:
- Hay là tụi tao ráng bươn theo mày, Quyết!
Thôi, bịnh mà đi gì. Hai anh lội ẩu bị kỷ luật chết chớ bộ giỡn!
Tôi nghiêm giọng cản họ, rồi quẩy bồng đi luôn. Nghe tin đơn vị đi đánh Quán Chim, tự nãy giờ trống ngực tôi đập thình thịch. Bây giờ, trái tim tôi là thế. Là khi nghe nói đến một trận đánh mới, nó cứ nhảy lia lịa lên như thế. Mừng quá cũng dễ hóa nên hồi hộp. Tôi chưa từng biết Quán Chim, mà chỉ nghe nói tới cái nơi đó. Anh Bé dạy đại liên cho tôi vốn sanh đẻ ở Quán Chim. Nghe anh bảo đó là một cái xóm ở cặp đường đi Ô-cấp, gồm có rất nhiều quán bán chim. Theo lời anh Bé thì ở miệt đó có nhiều chim cu xanh đến nỗi vào tháng mười, tháng mười một ta đi đâu cũng nghe tiếng cu gù gáy. Còn các tay đánh bẫy chim thì suốt ngày ở ngoàiagrave; thế bắn khiến tôi phát hoảng. Vì tôi luôn luôn cảm thấy nếu tôi làm đúng y như vậy, tôi sẽ trở nên ngượng nghịu và chậm chạp.
Đến lượt tôi là người cuối cùng. Khi anh Chín đưa mắt ra hiệu cho tôi bước ra, tôi rất lúng túng. Chân tôi nửa muốn bước ra, nửa lại ngập ngừng. Anh Chín nhắc:
- Đồng chí Quyết cứ mạnh dạn làm như lúc đồng chí chiến đấu tại mặt trận
Tôi bước ra, còn nói:
- Tôi làm rủi trật, mấy anh đừng cười tội nghiệp tôi nghe!
- Cứ việc làm đi, không có ai cười đâu!
Tôi liền đứng nghiêm, ngẩng lên hỏi anh Chín:
- Thưa đồng chí, tụi giặc nó đương khom lưng chạy tới phải không?
- Phải!
Tức thời tôi bước nhích tới một bước, cúi xuống một tay nhẹ nhàng xách bổng khẩu đại liên lên. Thế rồi tay trái nắm lấy nòng súng như nắm lấy cổ một con vật ấn xuống một chút, đồng thời tôi hạ súng nhoài người rất nhanh. Khi tôi đã ngã xuống, hai ngón tay tôi đã đặt chụm vào cò súng, mặt trái nhắm nghiền lại. Và tôi lia họng súng qua lại, rồi đứng dậy:
- Báo cáo tôi đã bắn xong!
- Đồng chí bắn vào chỗ nào trên người thằng địch?
Anh Chín hỏi.
Tôi đáp quả quyết:
- Tôi cắt ngang bụng nó!
Nói ra câu ấy, tôi tin tưởng rằng tôi hoàn toàn có thể cắt ngang bụng địch thật. Tuy nhiên, tôi cũng biết rất rõ là tôi đã làm không giống chút nào với bài học.
Vì đã hứa với tôi, nên anh em không có ai cười cả, nhưng tôi cũng ngó thấy rất nhiều anh cố nén cười. Anh Chín thì nhìn tôi, không cười cũng không nói chi cả nhưng hơi có vẻ bối rối. Đợi anh em học viên giải tán ra về hết, anh giữ tôi lại, bảo tôi làm cái động tác đó một lần nữa cho anh coi. Lần này tôi cũng làm y như thế. Xong rồi tôi ngượng nghịu hỏi:
- Em làm trật hết rồi phải không anh?
- Anh Bé dậy em như vậy à?
- Không, em cũng không làm giống hẳn như anh Bé, nghĩ sao cho lẹ để kịp bắn tụi nó thôi!
- Tại sao em nắm họng súng làm gì?
- Vì anh cho biết tụi địch đương khom lưng chạy tới nên em lấy cỡ bắn ngang bụng.
- Sao không kéo thước ngắm?
Tôi lại lúng túng:
- Tại em không quen. Anh Bé có chỉ, ngặt em không quen, với lại lấy thước ngắm lâu lắc quá. Em cứ nắm họng súng rà đọ mục tiêu với chân là em bắn chắc ăn nhút!
- Làm kiểu đó lần nào em cũng bắn trúng địch chớ?
Tôi gật đầu:
- Dạ bắn trúng!
Anh Chín lại nhìn tôi từ đầu tới chân. Rồi bỗng nhiên anh nhoẻn cười, vỗ nhẹ vào vai tôi:
- Thôi đi ăn cơm! Khóa học càng ngày càng đi sâu vào kỹ thuật. Anh Chín gặp một số vấn đề khó xử. Có một hôm anh tâm sự với chúng tôi rằng nếu chiếu thẳng theo bài bản mà dạy thì dễ thôi. Nhưng anh không muốn thế. Anh bảo rằng sự giáo luyện hiện giờ phải kết họp được cả hai, tức là anh cố gắng làm thế nào cho chúng tôi nắm được những nguyên lý, những kỹ thuật đã được đúc kết một cách khoa học, đồng thời lại không phá vỡ những tập quán đặc biệt có hiệu quả trên chiến trường. Anh nói thời gian và cuộc chiến đấu này không cho phép anh thực hiện chương trình dạy học một cách máy móc. Tôi hiểu những lời anh Chín nói. Sự thiệt trong lớp học, tôi thấy có nhiều người đã sử dụng đại liên khác nhau, với những năng khiếu đặc biệt khác nhau. Chúng tôi có rút được những điều hay của nhau, nhưng cũng có những điều không thể truyền cho nhau được. Đối với tôi, anh Chín vẫn im lặng theo dõi sự học tập của tôi. Anh thận trọng cân nhắc và uốn nắn tôi ở những điểm không thể không uốn nắn. Nhưng có một số điểm anh lờ đi, ví dụ cách lấy mục tiêu theo thói quen, một số tình huống dùng đại liên khiển chế hỏa lực địch... Về vấn đề đại liên bắn từng phát lẻ anh cũng còn để đó chưa đả động. Nhưng một hôm, tôi vô tình nhắc lại. Đó là vào một buổi chiều anh Chín cho cả lớp thực tập đại liên vận động nhanh. Anh dắt chúng tôi ra một cái trảng rộng ở gần địa điểm lớp học. Chúng tôi được lệnh lần lượt ôm đại liên vượt qua trảng, coi như ở trong tình huống xung phong rượt địch.
Cái trảng rộng tới hai cây số làm cho một số anh thở không ra hơi. Ngồi ở mé trảng bên này; anh Chín chăm chú theo dõi kim đồng hồ. Mỗi lần một chiến sĩ ở bên kia trảng vác đại liên về tới lằn mức là anh Chín xướng lên số phút. Mọi người đã lần lượt chạy qua trảng, chỉ còn tôi là người cuối cùng. Đến lượt, tôi ôm đại liên chạy vùn vụt. Về càng gần tới lằn mức, tôi càng tăng tốc độ, chạy nhanh hơn. Anh Chín tuyên bố tôi về nhứt, chỉ tốn có sáu phút bốn giây. Trong lúc tôi còn ôm đại liên đi rảo rảo, anh Chín cười nói:
- Thôi nhé, kỷ lục môn này thuộc về đồng chí Quyết rồi nhé, có đồng chí nào còn thắc mắc gì không?
Anh em không ai thắc mắc gì cả. Họ nói xin hàng tôi về môn này, nói tôi chạy như vậy nên hèn chi kêu tôi là Quyết giò thiệt phải quá. Giữa lúc anh Chín đã định cho anh em về bỗng tôi ngó thấy một bầy cao cát từ xa bay tới. Tôi liền nói với anh Chín:
- Có bầy cao cát, cho em bắn một phát!
Nhớ lại dự định hôm nào xem tôi bắn đại liên phát một, anh Chín gật ngay: - Ừ, bắn đi, nhưng bắn một phát thôi nhé!
Tôi lên đạn đánh rốp. Nhưng tôi vẫn ôm khẩu đại liên chớ chưa vội đưa lên ngắm bắn. Bầy cao cát chưa hay biết gì, vẫn vỗ cánh bay tới. Đợi chúng vừa trờ tới, tôi vụt xốc khẩu đại liên đưa lên bắn ngay một phát. Một con cao cát từ trên thinh không lìa bầy, xoạc cảnh rơi thẳng xuống. Anh em vỗ tay hoan hô tôi dữ dội. Con chim nặng gần ba ki-lô đó bị viên đạn tôi bắn xuyên giữa ức máu chảy ròng ròng trên đám cỏ khấu. Anh Chín đến bên tôi bảo:
- Anh tin em rồi, giờ thì anh tin em rồi!
Qua hôm sau tập bắn đạn thiệt. Mỗi học viên chúng tôi được bắn ba mươi viên. Nói chung, tất cả đều đạt yêu cầu. Riêng tôi, với ba chục viên đạn, tôi đã cố gắng bắn đổ được hai mươi bốn bia di động. Lúc kiểm lại bia, đạn đều chọc thủng từ khoảng bụng hoặc quá bụng chút ít. Tối đến, anh Chín tìm gặp tôi nói:
- Bây giờ anh mới tin là em có thể cắt ngang bụng địch!
Tôi nói với anh Chín rằng sở dĩ tôi muốn bắn thằng địch ở tầm bụng là vì hồi năm 1957 ba tôi bị tụi nó mổ phanh bụng. Cái cảnh đó tôi nhớ hoài, cả trong khi bắn tôi cũng nhớ và muốn xé phanh bụng chúng ra y như chúng đã mổ bụng ba tôi. Nghe tôi nói, anh Chín ôm chầm lấy tôi. Hôm sau vào lớp, anh đem chuyện đó kể lại cho cả lớp nghe và bảo rằng một viên đạn bắn trúng kẻ thù, ngoài những yếu tố thuộc về khách quan và bản lĩnh xạ kích, còn một yếu tố quyết định là lòng căm thù.
Lòng căm thù sẽ cho chúng ta có được sự bình tĩnh nhìn thẳng vào mặt kẻ thù để lấy được độ ngắm chính xác nhất như đồng chí Quyết đây... Anh Chín nói rất nhiều về việc đó, nói gần hết một buổi sáng về việc đó.
Nhưng không phải không có lúc tôi đã làm cho anh Chín phải bực mình. Khi khóa học chỉ còn một tuần nữa là mãn, tôi nhận được thư của Biếc và của Khởi, Cần. Biếc thì không nói gì, chỉ động viên tôi cố gắng học. Nhưng thư Khởi và Cần thì nói láng máng bóng gió cho tôi hay là đơn vị lại sắp đi đánh, cả hai đều rất mong tôi về kịp dự trận. Tôi đọc thư, lòng nôn nóng lạ thưòng. Chịu không nổi, tôi gặp anh Chín ngỏ ý muốn xin về đơn vị trước mấy ngày. Anh Chín dứt khoát không cho. Tôi tiu nghỉu buồn bã. Anh Chín bực tôi lắm, bảo là học sắp xong, còn có vài bữa mà sao sốt ruột đến thế. Anh còn đâm nghi tôi đòi về là do lá thư của Biếc, vì anh ngó thấy lá thư của Biếc trên văn phòng:
- Chắc cậu nóng lòng về gặp lại cô gởi thơ cho cậu đó chớ gì?
Tôi lắc đầu, rồi đưa cả thư Biếc cho anh Chín coi. Chừng coi thư xong, anh mới hết nghi, lại còn khen Biếc có lời động viên tôi học tập cho tốt. "Thế thì tại sao, tại sao cậu đòi về!". Anh hỏi gặng. Bấy giờ tôi mới nói thiệt, vì đơn vị tới sắp hành quân đánh lớn, nên tôi muốn về gấp cùng đi cho kịp. Khi nghe tôi khai thiệt ra, anh Chín vui vẻ lại chớ không bực tôi nữa. Nhưng anh vẫn không nhượng bộ cho phép tôi ra về trước ngày khóa học bế mạc. Anh nghiêm trang nói:
- Rất có thể tiểu đoàn em sắp ra quân, và nếu đợi tan lớp về em sẽ không dự kịp trận đánh. Nhưng giữa sự vắng mặt trong một trận đánh với sự gìn giữ tôn trọng tổ chức kỷ luật, em cần chọn cái sau. Chẳng thà em mất một trận đánh, còn hơn là em làm bể bờ một ý thức. Em học rất tốt, nhưng em rất nóng nảy, đôi lúc ngang ngổ nữa. Tại sao vừa rồi con heo nhà bếp lên ủi phá lớp học, em không đuổi nó đi mà phện nó một cây làm cho con heo vừa lết vừa rống, tưởng đâu phải bắc nước làm thịt...
Cái vụ con heo, tôi có nện nó thật, nên tôi nín thinh. Và tôi cũng từ bỏ luôn cái ý định bỏ về nửa chừng.
Bảy hôm sau, khóa học bế giảng. Buổi chiều chúng tôi lên đường trở về đơn vị, anh Chín tiễn chúng tôi ra tận bìa trảng. Anh ôm từng người và ôm chặt lấy tôi nói:
- Thế nào cũng có bữa anh em mình gặp nhau, cho anh gởi lời thăm cô Biếc nhé!