Dịch giả: Ngô Tín
Chương 4
Một Mũi Tên Và Một Khẩu Súng

Năm 1995, lão Tào cùng đại đội binh mã nhà xuất bản di chuyển về số nhà 77 phố Cát Thắng. Lão lại treo chiếc mũ nỉ lên tường. Lão phát hiện ra một loại dầu, hễ bôi trên tóc rồi đội mũ sẽ chẳng khác gì mái bằng được lớp mái tranh. Mùa Đông lão mặc áo jacket, mùa Hè lão mặc áo sơ mi, quần soóc. Nhà rộng hơn, trước đây chỉ có một phòng, nay được hai phòng. Trong nhà có quạt tràn, chiếc quạt trần do Thương Nữ cho khi dọn nhà đi nơi khác. Nhà mới của chị lắp điều hòa nên cho lại lão chiếc quạt trần cũ. Đêm đến, lão ngắm nhìn chiếc quạt trần quay tít cho đến khi ngừng chạy mới thôi. Lão tìm hiểu các hộ mới đến, tổng cộng có năm mươi sáu hộ, tất cả đều dưới quyền quản lý của lão: Sáu giờ sáng mở cửa, mười một giờ tối đóng cửa. Một mình lão bảo vệ suốt hai mươi tư tiếng đồng hồ, vợ lão sợ lão không kham nổi, phải bò từ nhà quê ra để giúp đỡ thêm cho lão, nhưng lão không nghe. Lão lấy lý do vợ lão đã lớn tuổi, mặt đầy vết nhăn, nếu ra ở cùng lão sẽ làm mất giá trị của lão. Lão luôn giục vợ về quê, còn bà vợ được lão đưa cho ít tiền thì mừng ra mặt, ngủ lại một đêm, hôm sau về quê, khoe với bà con thôn xóm. Hàng ngày, lão mặc sơ mi, quần soóc đứng ở ngoài cổng, các chủ quán ở phía đối diện chạy sang nói đùa lão: đêm qua chắc bác Tào xung phong rồi chứ? Lão bảo già cả rồi còn xung phong cái gì? Chủ quán lại đùa: súng của bác còn tốt lắm, còn ra chiến trường được, một đêm thừa sức đánh hai trận. Lão chẳng nói gì, chỉ cười khì khì. Chủ quán lại tiếp tục đùa: Bác Tào ơi, tôi đoán bác phải là người thiện xạ lắm, chắc chắn mỗi viên đạn là một quân thù. Lão Tào cười ha hả, để lộ hàm răng chắc khỏe.
Một khẩu súng cũ. Lão Tào suy nghĩ, lão chỉ có thể ngồi xung phong, còn niềm đam mê thực sự phải là lên giường. Lão đăm đăm nhìn chiếc quạt trần rồi suy tưởng, mấy năm làm bảo vệ cũng hay lắm chứ, chỉ thiếu chút nữa là Thương Nữ đã trở thành con gái lão, lão sẽ được sờ tay, vuốt lưng Thương Nữ. Về mùa Đông lão thường đốt lò sưởi để Thương Nữ sưởi hai bàn tay ngọc, lão sẽ ngồi kể chuyện cho Thương Nữ nghe... Nhưng bây giờ Thương Nữ đã dọn nhà đi chỗ khác, chị chuyển lên tầng năm khu đơn nguyên ba, chính lão đã đến đó lau sạch toàn bộ cầu thang của đơn nguyên ba. Vào các buổi sáng và buổi chiều, khi tan tầm lão thường ra đứng ở cổng lớn để được ngắm nhìn dung nhan Thương Nữ. Thương Nữ chính là phong cảnh để lão ngắm nhìn hàng ngày, có thể nói lão ngắm nhìn quanh năm không biết chán. Tuy cảnh tượng ở cái sân có cây ngô đồng sẽ mãi mãi không còn nữa, nhưng qua nhiều năm làm việc ở thành phố, lão đã học được cách nhìn về phía trước. Mối quan hệ giữa lão và Thương Nữ đã ngày càng trở nên mật thiết: Lão là hàng xóm cũ của chị. Mỗi khi bà vợ ở nhà quê đem ra vài quả dưa, lão đều đem tặng Thương Nữ. Có người hỏi lão tại sao phải làm thế, lão trả lời vì tôi là hàng xóm cũ của cô ấy. Thương Nữ cũng nhận thấy thiện cảm đó của lão, đôi lúc chị cũng ra cổng ngồi chơi một lát, ngồi lên chính cái ghế mây mà trước đây chị đã từng ngồi. Chiếc ghế mây đã từng đi vào ký ức của lão Tào, nhưng chị không ý thức được điều đó, cứ thản nhiên ngồi. Thế nào gọi là hàng xóm cũ? Chiếc ghế mây đó đã đủ để chứng minh: hai vợ chồng trẻ đã cùng ngủ trên một giường, còn Thương Nữ đã cùng ngồi trên một chiếc ghế của lão...
Lão Tào đã chôn chặt hình ảnh Thương Nữ trong lòng mình, trong cơn ngủ mê, lại luôn nghĩ Thương Nữ đã lên giường cùng mình. Ban ngày lão tìm đủ mọi cớ để được lân la đến gần tầng năm đơn nguyên ba, còn ban đêm thì lại mở to đôi mắt cú vọ nhìn ánh đèn của tầng năm. Thương Nữ sẽ mãi mãi nằm trong giấc mơ của lão, sẽ mãi mãi là niềm hưng phấn trong mỗi đêm của lão. Lão đi sâu tìm hiểu về những mối nghi ngờ trong đời sống của Thương Nữ, lão phát hiện có hai người đàn ông họ Tôn, lão đã nhiều lần ướm hỏi Thương Nữ mong tìm ra những chuyện riêng tư trong lòng Thương Nữ, nhưng mỗi khi hỏi, Thương Nữ chỉ cười. Lão mặc gì, ăn gì Thương Nữ đâu có để ý. Dưới con mắt của Thương Nữ, lão chỉ là một bảo vệ không hơn không kém, chỉ là một ông già nhà quê ra tỉnh kiếm ăn. Dù lão có thế này thế kia thì rốt cuộc lão cũng vẫn chỉ là lão Tào, không để lại ấn tượng gì sâu sắc trong lòng Thương Nữ.
Lão suy sụp tinh thần, bâng khuâng lo lắng: không biết nên triển khai mối quan hệ này như thế nào cho tốt. Qua nhiều năm làm bảo vệ, lão cũng dành dụm được vài vạn đồng, có một quyển sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng công thương. Lão thấy đã đến lúc phải cần đến khoản tiền này rồi. Nửa đêm lão vùng dậy, lấy quyển sổ tiết kiệm ra. Lão mân mê quyển sổ, miệng lẩm bẩm: Cả đời mới có được số tiền này, coi như mình đã có một cơ số đạn nhất định. Có hai loại đạn: sổ tiết kiệm là một loại đạn, con người lão là một loại đạn khác. Sự tích lũy nhiều năm cũng chỉ nhằm mục đích, nuôi quân mấy nghìn ngày, dùng binh trong một lúc. Vậy khẩu súng của lão định chĩa vào ai? Chĩa vào Thương Nữ thì không được rồi, nếu lão định bắn vào Thương Nữ thì viên đạn sẽ ngoặt sang một hướng khác, sẽ ngừng bay ở giữa đường. Nói một cách đơn giản, viên đạn sẽ rơi vào chỗ không người, hay nói một cách thiết thực hơn, Thương Nữ chỉ là thế giới ảo tưởng của lão. Lão phải đi tìm một cái đích nào đó thực tế hơn, để viên đạn của lão bắn ra sẽ khai hoa kết trái.
Vào một ngày nào đó, tháng nào đó, năm nào đó, lão mon men đến đơn nguyên bảy. Lão để mắt đến Hà Tiểu Na. Lý do: Một là Tiểu Na đã từng một thời là bông hoa đẹp, hai là Tiểu Na đã có những rạn nứt trong cuộc sống. Lão vừa là con cú vọ, vừa là con nhặng: con cú vọ có thể bay lên lướt xuống, còn con nhặng thì có thể bám chặt lấy chỗ rạn nứt. Hà Tiểu Na nguyên là một nhân vật xuất sắc của nhà xuất bản, ngoài nhược điểm cận thị, chị là một bông hoa hoàn hảo. Chị gốc người Thành Đô, ăn mặc lúc nào cũng chỉnh tề, đeo đôi kính lộ rõ vẻ một nữ trí thức. Cũng như Thương Nữ, chị rất chăm chỉ tập luyện, nên vẫn giữ được thân hình cân đối của một phụ nữ trung niên. Chị là người sống thoải mái, tâm hồn rộng mở, mọi người đều yêu quý chị. Chị có một người chồng cũng rất được mọi người tôn kính, anh cũng đeo kính trắng, là sinh viên đã tốt nghiệp ở trường đại học Thanh Hoa, hiện là cán bộ cấp huyện, tuy tiền và quyền đều có hạn, nhưng anh vẫn yêu quý vợ như ngọc như vàng. Hai vợ chồng đã trải qua đám cưới bạc, chuẩn bị đón mừng đám cưới vàng, tưởng chừng hai người sẽ sống hạnh phúc bên nhau cho đến ngày đầu bạc răng long. Nhưng đột nhiên chồng chị đổ bệnh. Anh bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến, phải đi bệnh viện phẫu thuật và điều trị, nhưng xem ra kết quả không mấy khả quan. Thế rồi anh được đưa về nhà, chữa trị theo phương pháp dân gian, kể cả việc ăn đầu vịt sống máu còn chảy ròng ròng. Lý Tiến thấy vậy, liền dẫn Triệu Ngư và một số người đến thăm anh. Anh khóc thảm thiết và với giọng bi quan, anh gửi vợ cho tổ chức. Lý Tiến thông cảm nói có thể để chị Hà Tiểu Na nghỉ hưu sớm để chăm sóc cho chồng.
Tuy đã được về nghỉ nhưng Hà Tiểu Na mệt đến đứt hơi, suốt ngày đi tìm thuốc thang cho chồng, kể cả trên báo chí, trên ti vi, bất cứ ai mách bảo điều gì, chị cũng làm ngay. Lão Tào nói lão có quen một ông thầy thuốc nam, nghe nói đã ba đời làm nghề thuốc, có thể chữa được tứ chướng nan y. Hà Tiểu Na thúc lão đưa mình đi tìm, vượt qua hết núi lại sông, mất cả nửa ngày mới mời được ông thầy thuốc nam về Dung Thành, ông ta kê đơn bốc cho mấy thang thuốc rất đắt tiền. Ông chồng ngày càng rơi vào tình thế tuyệt vọng, thấy ai bảo gì cũng nghe nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, chỉ qua một năm mà trông anh đã khác hẳn, Hà Tiểu Na cũng biến thành một người già nua, mặt mày tiều tụy. Suốt ngày chị sắc thuốc cho chồng, đến nỗi khắp nhà đều đầy mùi thuốc, bản thân chị cũng biến thành người bệnh, chị rất sợ mùi thuốc nam. Lão Tào thấy thế, tình nguyện đem thuốc về nhà sắc hộ chị, sắc xong lại đem đến đơn nguyên bảy. Hà Tiểu Na rất xúc động, bạn bè ngợi khen khiến lão Tào càng hăng hái hơn, suốt ngày chạy đi chạy lại. Chồng chị coi lão Tào như anh em ruột thịt, lão dìu anh xuống giường, cõng anh xuống tầng dưới. Đôi khi vào lúc nửa đêm gà gáy, hễ có việc gì khẩn cấp, Hà Tiểu Na không gọi con cái, mà gọi điện cho lão Tào. Gọi vào bất cứ lúc nào, lão cũng đều có mặt ngay, không một lời ca thán. Thậm chí lão còn điều cả bà vợ ở nhà quê ra giúp lão mọi công việc để lão có thì giờ chạy đi chạy lại đến đơn nguyên bảy. Vợ lão không tránh khỏi bực bội. Nhiệm vụ sắc thuốc và đưa thuốc đến đơn nguyên bảy lại do bà đảm nhiệm. Có một lần bà bắt gặp lão đang ngồi vắt chân lên ghế nói chuyện phiếm với Hà Tiểu Na, còn người bệnh nằm trên giường thì ngủ say như một người chết.
Người bệnh ngày càng gầy yếu, xem ra rất gần với tử thần. Còn lão thì khi lên cầu thang, hai bậc chỉ bước làm một, chẳng khác gì một con hổ non đang độ sung sức. Hình ảnh tương phản giữa hai người đàn ông, một người thì sức sống tràn trề, còn người kia thì sắp đi về cõi chết. Hà Tiểu Na vừa chợp mắt bên cạnh giường bệnh, lúc mở mắt ra thấy chồng như một cái xác chết. Chồng chị như một người chìm trong dòng nước, trước khi chìm xuống nước vẫn cố kéo theo cả chị. Lý trí tuy đã mất tăm hơi, nhưng bản năng thì lại hiện lên trên mặt nước. Hà Tiểu Na ngày càng xa lạ với chồng mình, chị phát sợ. Người đàn ông đang hướng về cái chết, dường như đã thay đổi hoàn toàn, ẩn hiện đâu đó một khuôn mặt khác lạ. Chị đã chuẩn bị sẵn mọi điều kiện cần thiết, nhưng mọi cử động trước lúc lâm chung của anh đã khiến chị bối rối không biết nên làm như thế nào. Người đàn ông nằm bất động trên giường, luôn cáu gắt, bằng sức cùng kiệt của mình, anh trách oán chị rồi lại sai chị làm đủ mọi việc. Trước khi cho anh uống thuốc, chị phải uống một hớp, như thế mới gọi là đồng cam cộng khổ. Tâm nguyện của anh nhiều vô kể, nhưng chỉ một nguyện vọng đơn giản thôi cũng đủ làm chị phải thất điên bát đảo. Đúng vậy, người đàn ông trước lúc chết vẫn muốn đem theo cả vợ. Trên khuôn mặt của chị chỉ còn đọng lại một chút màu hồng, nhưng anh cũng biến nó thành màu trắng nhợt, anh khẽ mỉm cười với chị.
Mùa Đông sắp đến, trong nhà càng nặng nề không khí chết chóc. Lão Tào thường xuyên đến gõ cửa, lão đem đến không khí bừng bừng sức sống, để xua đi cái không khí nặng nề. Hà Tiểu Na vội vàng mở cửa mời lão vào nhà, đón tiếp lão bằng những nụ cười đôn hậu. Do bản năng, đôi mắt chị dần dần rời xa giường bệnh và dồn sự chú ý vào lão Tào. Còn lão thì chớp thời cơ, nở nụ cười đầy ý tứ. Mỗi lần lão đến đều áo quần bảnh bao, mỗi ngày một bộ khác nhau. Bộ mặt nhợt nhạt nằm trên giường bệnh, bất lực nhìn lão nhưng không có cách nào đuổi lão đi được. Muốn thể hiện sự bực bội cũng cần phải có sức lực, hơn nữa lão lại đang bưng bát thuốc cho anh. Nhưng anh đã sức cùng lực kiệt, chân tay không thể cử động được nữa, chỉ đưa đôi mắt mệt mỏi lặng lẽ nhìn lão. Anh là người Thành Đô, tốt nghiệp đại học Thanh Hoa, là cán bộ cấp huyện, là chồng của Hà Tiểu Na suốt ba mươi năm nay. Còn lão Tào thì là cái thứ gì? Lão chỉ là một anh nhà quê thô kệch, là con chó đứng canh cổng không hơn không kém. Nói một cách khác, khi còn khỏe mạnh, anh chỉ cần giơ ngón tay một cái cũng đủ để lão sợ phát khiếp sợ đến vãi đái ra, chạy mất tăm. Nhưng ý nghĩ đó trong đầu anh chỉ lóe lên như một tia chớp rồi vụt tắt ngay, anh lại hôn mê, mắt nhắm nghiền. Lão Tào và Hà Tiểu Na vội vàng ra phòng khách.
Những ngày tháng đó tình nghĩa ân ái vợ chồng luôn níu kéo Hà Tiểu Na, luôn muốn ném vứt chị vào một nơi mà chị không muốn đến. Còn lão Tào thì lại muốn kéo chị trở lại, động viên chị nên ăn uống nhiều cho có sức khỏe, nên rũ bỏ mọi ưu phiền về tư tưởng. Con người ai cũng phải chết một lần, dù cho người chồng ra đi trước, chị vẫn phải sống. Những câu nói mộc mạc của lão xem ra rất có lý, Hà Tiểu Na đã nghe theo lời lão, chị duy trì thường xuyên ăn hoa quả, uống sữa bò, ăn trứng gà, hàng ngày chị làm các món ăn ngon, mong sao hương vị thơm ngon của bữa ăn sẽ át cái mùi thuốc đáng sợ trong nhà. Chị lén lút ăn giấu chồng, chẳng khác gì việc bồi dưỡng là một tội lỗi. Khuôn mặt chị dần dần ửng hồng trở lại, cách ăn mặc của chị cũng dần dần trở lại nếp xưa, thấy lão Tào gật đầu khen, chị cảm thấy hơi khó xử: lẽ ra mặt chị phải trắng nhợt, tóc rối bù mới phải. Hàng ngày nhìn người chồng sức lực suy kiệt nằm trên giường đang đợi thần chết đến đón mà chị lại vô tư là không phù hợp. Ban ngày, gian nhà vẫn thắp đèn sáng trưng nhưng vẫn bao phủ bầu không khí chết chóc. Lọ hoa tươi trên bàn sẽ nhanh chóng khô  héo, nhanh chóng đổi màu trông chẳng khác gì một đóa hoa dưới địa ngục. Hà Tiểu Na phải có bộ mặt đau khổ, phải chuẩn bị sẵn một dòng nước mắt vô tận mới đúng. Thế nhưng, mỗi khi lão Tào đến bầu không khí chết chóc trong nhà đã giảm đi một nửa. Người đàn ông nằm trên giường và người đàn ông ngồi dưới đất đang ngầm thách đấu với nhau, sự sống và cái chết đang hòa quyện vào nhau. Vào một buổi chiều, người bệnh đã dùng hết sức bình sinh của mình hất đổ bát thuốc. Hà Tiểu Na khóc rống lên, vội vàng chạy lại, còn lão Tào thì nhặt những mảnh bát vỡ vứt đi, rồi lủi thủi ra ngoài.
Sau khi hất đổ bát thuốc được vài ba ngày thì người chồng của Hà Tiểu Na ra đi. Thi thể được đặt trên giường, Hà Tiểu Na buồn rầu khôn xiết. Ký ức cuộc sống vợ chồng êm đềm trong bao nhiêu năm luôn hiện về trong tâm trí Tiểu Na. Trước khi chết, anh đã trách móc, giày vò chị. Ẩn ý sâu xa trong anh là muốn đem theo chị về chốn hoàng tuyền. Chết chóc là cái gì đó rất ghê sợ, song nó cũng tạo thành một cảm giác lôi kéo nào đó. Cái chết đã khiến anh còn có ham muốn kéo cả vợ đi theo mình. Đây quả thật là sự giảo quyệt, biến ảo khôn lường. Sự phục vụ tận tình, nói lên tình nghĩa vợ chồng trong suốt mười mấy tháng của Hà Tiểu Na cũng đồng thời là một cuộc đấu tranh, nếu không có lão Tào đến giúp một tay, thì chưa biết Hà Tiểu Na có đứng vững được không, đây là một ẩn số.
Chồng chị đã trở thành cái xác không hồn, cái gì cần kết thúc đã kết thúc. Người chết không thể sống lại được nữa, anh đã trở thành một khúc gỗ, một vật vô tri vô giác, anh sẽ hóa thành đống bùn hoặc đống tro. Xác chết nằm đó tuy không có gì đáng sợ, nhưng nó lại hội tụ những tháng ngày chị sống êm đềm bên anh, làm chị nhớ lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc sống lứa đôi. Nước mắt chị giàn giụa, chị đau khổ và vô vọng...
Cả hai người đàn ông đều đã ra đi, căn nhà trở nên lạnh lẽo. Sau khi chồng chết, Hà Tiểu Na lại bắt đầu son phấn. Chị bỏ đôi kính cận ra, thử dùng hóa mĩ phẩm trang điểm lại khuôn mặt của mình. Chị chưa đầy năm mươi tuổi, nên quyết không cam chịu trở thành bà Hà Tiểu Na, mà vẫn phải là chị Hà tiểu Na. Hơn nữa, chị ngồi trong nhà đã lâu, chịu đựng gian khổ đã nhiều nên hàng ngày chị phải đi ra ngoài cho khuây khỏa, chị đến phòng bảo vệ của lão Tào ngồi lên chiếc ghế mà trước đây Thương Nữ vẫn ngồi. Lão Tào ân cần lau sạch ghế mời chị ngồi nhưng yên lặng không nói gì. Vào những ngày thường, ở phòng bảo vệ giống như một câu lạc bộ nhỏ, nhiều người đến đây chơi cờ chơi mạt chược, Hà Tiểu Na hòa mình vào không khí vui chơi đó. Chồng chị chết vào cuối mùa Thu, thấm thoắt bây giờ đã là mùa Đông, lão Tào về quê đem ra một con chó rồi mổ chiêu đãi mọi người trong cơ quan. Hôm đó Hà Tiểu Na ăn rất nhiều thịt chó, người nóng ran. Hôm sau, chị mặc chiếc áo nhung cổ bẻ, chiếc quần ống thẳng đi ra chợ mua thức ăn, chị hỏi lão Tào muốn ăn gì. Lão bảo mua giúp tôi ít củ cải. Lão khen chị ăn mặc thế này đẹp lắm, đẹp hơn chiếc áo bông chị vẫn mặc thường ngày. Hà Tiểu Na cười, đồng ý với cách nhận xét của lão. Thấy chị cười, lão lại bảo nếu chị mặc chiếc áo nhung với chiếc quần nhung kẻ thì còn đẹp hơn nhiều. Hà Tiểu Na hơi ngạc nhiên vì khi thử quần áo chị cũng đã có ý định như vậy, không ngờ lão lại là một chuyên gia chuyên nghiên cứu về quần nhung.
Kinh nghiệm của lão Tào đến từ Thương Nữ. Trong suốt mười năm qua lão luôn để mắt tới cách ăn mặc của Thương Nữ, nhất là quần nhung. Lão đã thuộc làu trong bụng, Thương Nữ đã mặc tổng cộng hai mươi chiếc quần nhung gồm bốn màu: xanh lam, vàng bò, màu đỏ và màu cà phê. Lão ngắm nhìn khuôn mặt Thương Nữ và chiếc quần chị mặc. Năm ngoái Thương Nữ mặc chiếc áo gió màu trắng đục, tuy có đẹp thật nhưng nó lại che lấp mất một phần chiếc quần nhung. Chiếc áo bay theo gió, làm chiếc quần nhung lúc ẩn lúc hiện. Nhìn chính diện tuy thấy cũng đẹp, nhưng nhìn phía sau thì cũng bình thường. Lão nói với Thương Nữ vài câu, sau đó Thương Nữ không mặc chiếc áo gió nữa, mà mặc áo ngắn bình thường. Lão thích lắm, chẳng khác gì chưa uống đã say: mặc quần nhung đẹp lắm, Thương Nữ mặc quần nhung khác gì ông mặt trời vừa mọc...
Thương Nữ đẹp như bông hoa, nhưng dù có gan to đến mấy lão cũng không dám đưa tay sờ vào đùi chị. Lão khuyến khích Hà Tiểu Na mặc quần nhung là có ý muốn biến niềm đam mê của lão thành hành động thực tế. Hà Tiểu Na mua thức ăn cho lão mua cả mấy chục cái củ cải, lại còn mua cả thịt cho lão, nhưng không lấy tiền. Lão bảo: - Làm thế này không tiện, chị đã mất công lại mất cả tiền...
Buổi chiều, lão nấu củ cải với thịt rồi xúc ra một bát đem đến đơn nguyên bảy. Hà Tiểu Na cũng không từ chối, chị nói bác cứ để giúp trên bàn. Chị nếm thử một miếng thịt rồi gật đầu khen ngon. Chị đang bận nấu nướng trong bếp, chị nói:
- Bác ngồi chơi, lát nữa cùng ăn cơm với tôi.
- Như thế sợ bất tiện. - Lão nói.
Hà Tiểu Na cười bảo có gì là bất tiện đâu, bác ngồi xuống đi.
Lão Tào vẫn không dám ngồi, Hà Tiểu Na phải kéo lão ngồi xuống lão mới dám ngồi, nhưng lại nói tôi chỉ ngồi chơi một lát thôi phòng bảo vệ không có người trông.
- Bác cứ ngồi mười phút cũng chẳng sao, sắp đến giờ tan tầm rồi, kẻ trộm nào dám bén mảng đến mà sợ? - Hà Tiểu Na nói.
Lão nghe theo lời chị ngồi xuống, cùng ăn cơm với chị. Hà Tiểu Na rót cho lão một cốc rượu từ bình rượu trước đây chồng chị vẫn uống, nắp bình rượu để lâu, bụi bặm đã bám đầy. Phòng ăn xinh đẹp bàn ăn lịch sự, khuôn mặt điềm đạm, đôi tay thon thả của Tiểu Na đã khiến lão Tào mất đi sự linh hoạt thường ngày, lão chỉ biết cúi đầu ăn không dám liếc nhìn trộm. Hà Tiểu Na nhìn lão bỗng bật cười. Lão không dám ngẩng mặt lên, vẫn cúi đầu hỏi chị cười gì thế?
Đúng mười phút, lão đứng dậy cáo từ ra về, lão uống nết cốc rượu. Hà Tiểu Na bảo lão đem cả bình rượu về mà uống, lão từ chối bảo như thế không tiện, quả thật không tiện chút nào. Hà Tiểu Na lại cười, lúc nào bác cũng luôn mồm bảo không tiện, thật buồn cười quá. Thôi thế cũng được, lần sau bác lại đến đây uống rượu, tôi sẽ làm thêm cho bác vài món nhắm. Lão Tào bước ra cửa, nói với Hà Tiểu Na:
- Không cần nhiều món ăn đâu, chỉ rang cho tôi ít lạc là đủ.
- Được, tôi sẽ rang cho bác một (ra lạc thật to. - Hà Tiểu Na nói.
Trở về phòng bảo vệ, lão lại tiếp tục uống rượu, hai chân gác lên chiếc bàn mạt chược.
Mấy ngày sau, Hà Tiểu Na mặc chiếc quần nhung kẻ, áo nhung cổ bẻ, đúng kiểu cách của một phụ nữ thành thị. Lão Tào nhìn thấy, miệng lắp bắp. Ý của Hà Tiểu Na là định đến để nghe lão khen vài câu, nhưng thấy lão chỉ ấp úng, nên chị chỉ ngồi một lát rồi đứng dậy đi ra phố. Lão đứng ở cổng lớn nhìn theo bóng hình chị. Lão lẩm bẩm: Trông Hà Tiểu Na hao hao giống Thương Nữ: Cũng chiếc quần nhung kẻ, chiếc áo nhung cổ bẻ. Lão bất giác nghĩ: Hà Tiểu Na ăn diện thế này mình sánh sao cho kịp. Thường ngày, ngoài chiếc áo jacket, lão chỉ có chiếc áo len và chiếc áo đại cán. Mỗi khi đi ngủ lão lại cởi vắt trên đầu giường. Khi về quê, lão đi đôi giày da, đầu chải mượt trông cũng ra vẻ lắm, nhưng khi trở lại phố Cát Thắng, lão vẫn chỉ là một ông già nhà quê không hơn không kém. Lạ thật, tại sao vẫn có cái cảm giác... lão tìm cách đối phó. Buổi chiều, có người đến chơi cờ ở phòng bảo vệ, lão nhằm đúng cơ hội này, đi ra phố, lão nghiến răng bỏ ra một nửa tháng lương mua bộ complê và chiếc cravát do Thượng Hải sản xuất.
Buổi tối, lão đóng chặt cửa, mặc thử bộ complê. Lão đi đi lại lại trong phòng, xem ra rất khí thế, chỉ tiếc là không có gương soi, lão đành phải nhìn vào cửa kính. Ngày hôm sau lão diện bộ complê, nhưng không thắt cravát mà thay bằng chiếc áo len cổ lọ. Cổ lão dài, mặc complê cũng tiện, khi gặp lãnh đạo không cần phải cúi rạp mình như trước nữa. Chỉ đứng thẳng người, khẽ gật đầu, mỉm cười là được. Chủ quán ở phía đối diện đùa lão có phải đạn đã lên nòng rồi không? Lão chỉ cười không trả lời, lão quay người đi, nghĩ bụng: một khẩu súng cũ...
Hôm đó trời quang mây tạnh, ăn cơm trưa xong Hà Tiểu Na xuống sân sưởi nắng mặt trời, khi nhìn thấy lão Tào complê chỉnh tề, chị trố mắt nhìn. Lão cũng đem chiếc ghế mây Thương Nữ vẫn thường ngồi ra ngồi ở cạnh cổng. Hà Tiểu Na nói:
- Bác Tào ơi, bác mặc bộ complê này trông đẹp lắm, rất hợp với bác đấy, nhưng tại sao bác không mua cravát?
- Người nhà quê cần gì phải thắt cravát! Mời chị ngồi, hôm nay trời đẹp quá... Lần đầu tiên tôi mặc complê, chị đừng cười tôi nhé - Lão Tào trả lời.
- Lẽ ra bác phải mặc complê từ lâu rồi, bác ra thành phố dễ có đến mười năm rồi còn gì? - Hà Tiểu Na nói.
- Mười hai năm rồi.
- Ồ, mười hai năm rồi kia à? - Hà Tiểu Na gật đầu.
- Mười hai năm rồi, nhưng tôi vẫn là một anh nhà quê.
- Ai dám bảo bác là nhà quê? Bác thử soi gương xem có giống người nhà quê không?
- Tôi không có gương. Không biết tôi mặc thế này có khó coi lắm không - Lão Tào cười bảo.
- Lát nữa bác đến nhà tôi soi gương mà xem. - Hà Tiểu Na cười bảo.
- Chỉ sợ soi vào gương lại thấy một ông nhà quê thật sự. Sau này chị đừng gọi tôi là bác Tào nữa, mà nên gọi là anh nhà quê cho tiện. - Lão Tào thử đùa.
Câu nói đùa của lão đã thành công, Hà Tiểu Na mím môi cười. Chị thầm nghĩ: Lão Tào này thế mà hóm hỉnh ra phết.
Hà Tiểu Na ngồi trên chiếc ghế mây, còn lão đứng bên cạnh chị. Một ông lão ở nhà đối diện đang tủm tỉm cười, lão làm ra vẻ như không biết gì. Hà Tiểu Na ngước nhìn bầu trời trong xanh, rồi tự nói với mình: Thực ra thì người thành phố có gì đáng kiêu ngạo lắm đâu.
- Người nhà quê chịu được khổ cực. - Lão Tào nói.
- Người nhà quê có rất nhiều ưu điểm, hiền lành, chất phác, tiết kiệm...
- Người nhà quê khỏe mạnh. Tôi không dám nói chuyện khác nhưng riêng chuyện gánh một trăm cân, tôi dám thi với bọn trẻ thành phố. Tôi chỉ cần một chiếc áo len là có thể chịu được cả mùa Đông. Chị cứ thử sờ tay tôi mà xem, đang nóng ran lên. đây này. - Lão Tào vội bổ sung.
Lão Tào đưa bàn tay ra trước mặt Hà Tiểu Na, Hà Tiểu Na khẽ sờ vào quả nhiên thấy hơi ấm. Ngoài ra, bàn tay của lão không thô ráp như bàn tay của những lão nông. Lão đã ra thành phố lâu ngày, trước khi ra thành phố, lão lại là cán bộ thôn, ít phải làm công việc đồng áng. Cho nên bàn tay lão đã trở thành bàn tay của người thành thị từ lâu rồi, nếu Hà Tiểu Na không sờ vào thì làm sao biết được tay lão nóng?
Hà Tiểu Na sờ vào bàn tay lão, thấy có hơi ấm, chị buột miệng khen lão. Ngược lại, lão khen bàn tay của Tiểu Na đẹp, cũng có hơi ấm. Cả bốn bàn tay đều có hơi ấm. Đúng lúc đó có người đi tới, lão Tào cuống quýt chào hỏi và lấy ghế ra. Một lúc sau, một tốp người kéo nhau đến, người thì chơi mạt chược, người thì đan áo len, lão Tào quay vào phòng xem ti vi. Trong phòng bảo vệ có một giá sách báo, Hà Tiểu Na bước vào xem báo, lão Tào vội vàng vặn nhỏ âm thanh ti vi. Khi Hà Tiểu Na đặt tờ báo xuống nhìn vào màn hình ti vi, lão lại cho âm thanh to lên. Hà Tiểu Na nói:
- Bác Tào ơi, sao bác khách sáo thế.
Tuy Tiểu Na nói vậy, nhưng qua ánh mắt và nụ cười, chứng tỏ chị rất hài lòng về việc làm của lão. Lão nói:
- Nên thế, nên thế.
Câu nói của lão thật bụng. Hai người ở trong phòng, một người thì hài lòng, một người thì nên thế, song những người xung quanh, ra ra vào vào mà không hề để ý đến.
Hà Tiểu Na ngồi một lúc rồi đứng dậy ra về.
Lão dán mắt nhìn theo chiếc quần nhung kẻ, nghĩ bụng không biết chị ta về nhà làm gì. Lão cứ tưởng chị sẽ ngồi đây cả buổi chiều.
Một nửa giờ sau, Hà Tiểu Na gọi điện cho lão, bảo lão đến chơi có chút việc cần nhờ. Như một mũi tên rời khỏi cung, lão ba chân bốn cẳng chạy đến ngay đơn nguyên bảy. Trên đường đi mũi tên đó nghĩ: Không biết có việc gì đây?
Chiếc bóng đèn trong phòng ngủ của Hà Tiểu Na bị hỏng, ngoài ra, chị còn muốn kê lại cái tủ, đưa cái tủ ở phòng chồng chị sang phòng khác. Chị đã suy nghĩ nên để nguyên trạng phòng ngủ của chồng như cũ nhưng sau thấy không ổn: nếu để nguyên thì không thể nào xua tan được âm khí trong nhà. Việc chồng mất đi, chỉ nên ghi tạc trong lòng, không để phát tán trong không khí, làm chị bị ám ảnh suốt đêm ngày. Lão Tào nói với chị:
- Theo tôi cũng nên kê lại, thay đổi lại cách sống.
Đồ đạc trong tủ rất nhiều, phải xếp từng thứ ra giường rồi mới khiêng được. Lão cởi bộ complê ra, cuốn chiếc áo len vào ngang lưng, rồi ghé vai vào cõng cái tủ to đùng, Hà Tiểu Na đỡ nhẹ bên cạnh điều chỉnh phương hướng. Chị đã sống trong khổ đau suốt mấy ngày rồi, bây giờ có lão đến, chị thấy nguôi ngoai đôi chút. Trong nhà có người đàn ông cũng vẫn tốt hơn, tuy Hà Tiểu Na có con trai, nhưng chị chủ trương đem bức ảnh của bố nó treo trên tường phòng khách... Chỉ một loáng lão Tào đã làm xong mọi việc, nét mặt vẫn tươi cười, không có dáng vẻ gì mệt mỏi. Hà Tiểu Na pha cho lão một cốc sữa nóng, lão uống một hơi hết sạch, rồi lau mồm nói:
- Sữa ngọt thật.
- Tôi pha thêm cho bác một cốc nữa nhé. - Hà Tiểu Na nói.
Cốc thứ hai, lão uống một hơi hết nửa cốc rồi đưa cho Hà Tiểu Na, chị cũng không câu nệ, uống luôn. Lão lại nói đùa:
- Chị không sợ mất vệ sinh à?
- Mất vệ sinh cái gì, bác khỏe mạnh sạch sẽ thế kia sao lại tự cho mình là mất vệ sinh... - Hà Tiểu Na nói.
Lão chẳng những không mất vệ sinh, mà còn sạch sẽ, lão có giày da, đầu chải bóng mượt, diện complê nghiêm chỉnh. Lão lại mới đi làm vệ sinh răng, răng trắng muốt, lại chắc khỏe, nha sĩ cứ khen mãi bộ răng của lão. Chỉ cần có bộ răng tốt là cái gì cũng có, kể cả ăn, cắn, hôn đàn bà, mà nhà quê thường gọi là hôn môi... Hà Tiểu Na khen lão là sạch sẽ vệ sinh, nhưng lão cảm thấy không được sạch lắm, vì lão vừa vác chiếc tủ, vừa nhìn trộm chiếc quần nhung chị mặc trên người. Nhìn trộm là gian tà rồi. Có lẽ Hà Tiểu Na không biết ý của lão hoặc không để ý. Là một người phụ nữ trong đơn vị, chắc chắn chị không bao giờ nhìn trộm lão.
Lão Tào sạch sẽ vệ sinh, trong khi lao động, đã làm cho mình bị bẩn. Kê xong chiếc tủ, lão lại dọn dẹp, vệ sinh, bụi bặm bám đầy mặt lão. Dọn dẹp hết trong nhà, từ phòng này đến phòng khác, lão lại ra mái hiên quét dọn tiếp, bụi bặm bám đầy người lão, mồ hôi đã ướt thấm áo may ô. Những việc cần làm lão đều làm, nhưng những việc không cần làm lão cũng vẫn làm như lau tường, quét trần nhà, lau sàn... Lão vừa là người lao động, vừa là nhân viên kiểm nghiệm. Ý nghĩa kiểm nghiệm ở đây là: Nếu lần này làm chưa thật tốt, thì lần sau sẽ đến làm tiếp. Lão Tào mồi hôi nhuễ nhại, bụi bặm khắp người, định cáo từ ra về và không quên nở nụ cười tươi trên môi. Hà Tiểu Na rất cảm động, chị tiễn lão ra đến cửa rồi ngần ngừ nói một câu:
- Bác Tào ơi, bác tắm đi rồi hãy về, đợi về nhà mới tắm trông bất tiện lắm.
- Tắm ở nhà chị ư? Việc này. .. việc này. .. - Lão Tào nói .
- Bác đừng việc này việc kia nữa, tắm một cái có làm sao đâu.
- Nhưng tôi không mang quần áo lót.
- Ở nhà tôi có, hãy còn mới nguyên, bác mặc vừa đấy.
- Việc này. .. việc này...
- Bác làm sao thế? Ngượng nghịu cái gì kia chứ. - Hà Tiểu Na cười bảo.
- Ai ngượng nào? Ừ thì tắm... - Lão Tào nói.
Lão đi vào phòng tắm để bộ complê và chiếc áo len ở ngoài, khi bước vào cửa phòng tắm, lão không quên nhe răng cười với Tiểu Na, có ý nói tôi mạo muội, thô lỗ, mong chị thông cảm. Nói một cách khác, ý lão muốn nói như thế này thì bất tiện quá. Một người đàn ông lại đến tắm ở nhà một người phụ nữ độc thân thật không phải nhẽ. Nếu chuyện này hở ra các đồng chí trong đơn vị sẽ đánh giá lão như thế nào? Rồi chỉ qua một đêm, cả năm mươi sáu hộ trong khu tập thể này sẽ dị nghị ra sao...
Lão bước vào phòng tắm, còn quay cổ lại cười. để lộ hàm răng vừa trắng vừa chắc khỏe. Hàm răng chẳng qua cũng chỉ là một góc của núi tuyết, lão còn có thân hình rắn chắc... hãy cứ đợi đấy mà xem. Hà Tiểu Na ở bên ngoài dặn lão phải mở nước nóng ra mà tắm, lão ở trong đáp ra:
- Tắm nước nóng làm gì, tôi chỉ cần tắm nước lạnh là xong. Trưởng phòng Tiểu Triệu quanh năm tứ thời đều tắm nước lạnh...
- Bác bì thế nào được với người ta? - Hà Tiểu Na bảo. Tiểu Triệu mới hơn 30 tuổi, - nhưng lão lại bảo:
- Được, hôm nay tôi sẽ thi với Tiểu Triệu. Hà Tiểu Na vội bảo đừng có nói đùa, hôm nay trời lạnh đấy, hãy cẩn thận kẻo bị cảm lạnh đấy. Lão Tào nói:
- Có cảm tôi cũng không cần uống thuốc.
Tuy miệng nói thế nhưng trong bụng cũng sợ cảm, liền mở vòi nước nóng. Hà Tiểu Na thấy lão dùng nước nóng, chị đã yên tâm, chị quay vào phòng ngủ tìm bộ quần áo lót cho lão, đây là bộ quần áo lót của chồng chị để lại. Người đã mất, nhưng vật thì còn, vật còn đây, nhưng người thì... Hà Tiểu Na cầm bộ quần áo lót trên tay, nhưng lòng lại nghĩ: như thế này là có tội. Phải chăng quần áo lót là báo hiệu của cuộc sống mới? Chị gõ cửa, lão Tào mở cửa ra, chị đút bộ quần áo lót vào khe cửa, không khí ấm áp trong hơi nước lan tỏa, mang theo cả mùi vị cơ thể của con người khỏe mạnh. Bất giác Hà Tiểu Na đi ra mái hiên đứng ngẩn người. Dưới nhà, tiếng đánh mạt chược ồn ào, những người đánh mạt chược đã làm bảo vệ thay cho lão Tào.
Lão Tào từ trong nhà tắm bước ra, chỉ mặc bộ quần áo lót, để lộ cái thân hình chắc nịch, mặt đỏ hây hây. Hà Tiểu Na nói:
- Bác mặc áo len vào đi.
- Tôi đang nóng như lửa đây này, nếu không tin chị cứ thử sờ vào tay tôi mà xem. - Lão Tào nói.
Lão đưa tay ra, Hà Tiểu Na không thể đừng được, chị sờ vào tay lão, quả nhiên thấy ấm thật.
- Tay chị hơi lạnh, - lão nắm lấy hai bàn tay Hà Tiểu Na nói tiếp: - Chị ít vận động quá, máu không lưu thông được.
Hà Tiểu Na gật đầu, mắt nhìn đi nơi khác. Chị ngầm thừa nhận lão Tào quả có thân hình khỏe mạnh, và cảm thấy rằng có một cái gì đó đang tiến gần đến chị...
Lão Tào mặc quần áo, trông người lão thật vạm vỡ. Lão tiếp tục xem lại đèn ở phòng khách, sau đó lão đi đi lại lại trong phòng, làm những động tác thị phạm cho người phụ nữ thiếu vận động, hết đứng lên lại ngồi xuống khiến Hà Tiểu Na cảm thấy lão như một người điên, đồng thời cũng hơi xúc động: quả thật lão cũng tốt với mình đấy chứ. Trên đời này có biết bao nhiêu đàn ông, nhưng thử hỏi đã có ai tốt hơn lão?
Hà Tiểu Na lại đứng ngẩn người, lão vội vàng mặc quần áo rồi cáo từ ra về. Ra đến cửa lão xiết chặt tay Hà Tiểu Na, mỉm cười phong cách đĩnh đạc chẳng khác gì một cán bộ nhà nước.
Cả hai người đều quên một việc: chiếc bóng đèn trong phòng ngủ. Có lẽ quên chỉ là nguyên nhân bên ngoài, còn nội tâm thì vẫn nhớ như in. Lúc ăn cơm tối, lão đã nhớ tới chuyện cái bóng đèn nhưng án binh bất động, chờ Hà Tiểu Na gọi điện. Trời đã tối, nhà nhà đã lên đèn, ánh trăng đã chênh chếch trên đầu. Có mấy người đến chơi phòng bảo vệ rủ lão chơi mạt chược. Tuy đã ngồi vào chơi, nhưng lão luôn nghĩ sẽ đứng dậy bất cứ lúc nào. Lão đang chờ điện thoại, luôn sốt ruột nhìn sang đơn nguyên bảy, phòng ngủ của Hà Tiểu Na vẫn tối om om. Lão đoán chắc Hà Tiểu Na đang ngồi xem ti vi ở phòng khách, xem xong sẽ mò vào phòng tối đi ngủ. Làm gì mà phải khổ sở thế? Lão nghĩ. Cứ gọi một cú điện thoại có phải là sẽ xong ngay không?... Lão chắp tay đi đi lại lại trên sân, nóng lòng chờ đợi, lão không tránh khỏi hồi hộp, cách đi đứng lại giống hệt như một anh cán bộ nhà quê. Cái sân khá rộng, chiếm cả một khu trống quanh tập thể nhà cao tầng, khác hẳn với cái sân nhỏ có cây ngô đồng năm nào. Lão bỗng nhớ đến Thương Nữ, rồi lại nhớ đến một cô gái xinh đẹp ở nhà quê. Quê lão có một cái sân rất rộng, vừa dùng phơi thóc lúa, vừa dùng làm nơi hội họp, là địa điểm tốt cho các đôi nam nữ gặp nhau. Lão có một ước mơ: sẽ cùng cô gái đẹp nhà quê ra sân nằm trên đống rạ ngắm nhìn cảnh trăng sao. Nhưng lão Tào hôm nay đã khác hẳn lão Tào ngày xưa, Thương Nữ là mộng tưởng, còn cô gái đẹp nhà quê là lý tưởng, song gần gũi và thực tế hơn phải là Hà Tiểu Na, lão đang đợi Hà Tiểu Na gọi điện.
Mãi đến lúc trăng đã lên đến đỉnh đầu, Hà Tiểu Na mới gọi điện cho lão, chị hỏi vài câu về chuyện đánh mạt chược rồi mới nói đến chiếc bóng đèn. Ý của chị là tối nay không làm phiền lão nữa, ngày mai nhờ lão đến sửa cho một chút. Vì bóng đèn lắp trên trần nhà, muốn thay phải bắc ghế lên giường, một người không thể làm được, vì ghế lung lay không vững. Lão Tào nói:
- Tôi sang ngay bây giờ, chỉ hai phút là thay xong thôi.
- Cứ để đến mai cũng được, tôi chịu tối một đêm cũng không sao. - Hà Tiểu Na nói.
- Nếu ở phòng khác thì còn được, nhưng ở phòng ngủ thì không được, ban đêm bất tiện lắm. Tôi sẽ đến ngay.
- Thế thì... bác đến đi. - Hà Tiểu Na nói.
Máy điện thoại của bảo vệ đặt ở phòng trong, ngay trên đầu giường của lão. Lão từ phòng trong bước ra, giả bộ như không có chuyện gì, lão liếc nhìn bàn mạt chược rồi đi ngay. Từ phòng bảo vệ đến đơn nguyên bảy chỉ có vài trăm mét, lão thủng thỉnh bước đi, vừa ngắm nhìn trăng sao, tiện tay ngắt một búp cây non cho vào miệng nhai. Đây là thói quen của người nông dân, nhai một cái búp non cảm thấy có vị ngọt trong miệng. Như một viên đạn và một mũi tên lão nhanh chóng có mặt ở đơn nguyên bảy. Hà Tiểu Na nói: Bác vào nhà đi.
Nghe giọng nói ngọt ngào, lão ba chân bốn cẳng bước vào nhà, lão thầm nhủ: Ta đã đến đây rồi.
Lão bước vào nhà, Hà Tiểu Na mời lão ăn quýt, ừ thì ăn quýt. phòng khách sáng trưng, sàn nhà bóng lộn, đương nhiên đây là công lao của lão, nhưng lão không kể công. Lão là con người thật thà chất phác, là người đàn ông chăm chỉ lao động, lão không bao giờ kiêu căng hoặc kể công ra miệng. Chỉ cần Hà Tiểu Na sống vui vẻ là lão hài lòng lắm rồi. Câu nói "nên làm" của lão, đã được lão thực hiện, lão đã đến là phòng khách, phòng ngủ phải sáng, chiếc tủ phải được đặt ở chỗ khác... lão đứng ăn quýt, Hà Tiểu Na nói:
- Bác cứ ngồi xuống mà ăn, ở phòng bảo vệ đã có người chơi mạt chược trông nom giúp rồi, đừng sợ.
- Hãy thay cái bóng đèn trước đã. - Lão nói.
Lão bước vào phòng ngủ đứng lên trên chiếc ghế gỗ, Hà Tiểu Na giữ chân ghế cho lão. Khi chiếc ghế bị rung, lão nói:
- Chị giữ chặt hơn một tí.
Hà Tiểu Na cố giữ chặt hai chân ghế ba phút, rồi năm phút trôi đi, tay người đàn bà đã tê dại, còn người đàn ông thì như đang biểu diễn xiếc. Xoáy chiếc bóng đèn trên trần nhà không phải là chuyện dễ, loay hoay mãi vẫn không tháo được, lão nói ren của nó bị lờn rồi.
Lão nói ren bị lờn tất nhiên là ren sẽ lờn. Hà Tiểu Na nói:
- Hãy nghỉ một lát, có gì ngày mai làm cũng được.
Lão bảo để tôi cố thêm một phút nữa xem sao. Nhưng một phút đã biến thành ba phút, chiếc bóng đèn vẫn là bóng đèn, tháo mãi vẫn không được. Đại để là lão nên mạnh tay một chút, nhưng lão cố ý nhẹ tay. Hà Tiểu Na không thể giữ được ghế nữa, lão đành phải xuống. Hà Tiểu Na rót cho lão một cốc nước, lão tỏ vẻ bực mình nói:
- Nếu bóng đèn không sáng thì đêm nay tôi sẽ không về.
Câu nói của lão thật vô lý, không về thì ở đây làm gì... trừ phi lên giường. Trong đêm tối, Hà Tiểu Na bưng miệng cười. Bên cạnh giường có một chiếc đi văng, lão ngồi phịch xuống vẻ bực bội, còn Hà Tiểu Na thì ngồi ở thành giường. Phòng ngủ chỉ nhờ ánh sáng của phòng khách chiếu vào, nhưng nó lờ mờ, hai người cũng không thể nhìn rõ mặt nhau. Lão ngồi yên lặng, đang tìm cách giải quyết. Người lao động thường hay động não. Lão đã nghĩ ra cách rồi: Không cần dùng đến sức mạnh của lão, chỉ cần Hà Tiểu Na làm cũng được, cũng không cần đến ghế, chỉ cần lão công kênh Hà Tiểu Na lên là được. Đây là cách giải quyết tốt, nhưng chẳng lẽ lão lại công kênh Tiểu Na lên hay sao. Hà Tiểu Na nói:
- Việc này. .. - lại đến lượt Tiểu Na nói việc này. - Thực ra chuyện cũng chẳng có gì đáng nói, trong lao động việc anh công kênh tôi hoặc tôi công kênh anh cũng là chuyện thường tình. Lao động là lao động, việc người đàn ông và người đàn bà công kênh nhau cũng chỉ là việc của những người lao động.
Thế là hai người lao động lên giường. Tuy nhiên sự lên giường ở đây là để giải quyết công việc, khi tháo giày ra cả hai đều hồi hộp. Lão Tào đứng vững như người trong mộng, không cần dùng đến sức lực lắm, lão cũng công kênh được Tiểu Na lên. Cái trò dùng người làm thang như thế này vốn không xa lạ với lão chỉ có điều, lão cảm thấy lần này như mình đang làm xiếc. Cảm giác rời khỏi mặt đất của Tiểu Na... Ồ, lao động tập thể cũng hay thật. Đã có thân hình rắn chắc của lão làm thang, chị hoàn toàn yên tâm, chị từ từ nhẹ tay tháo chiếc bóng đèn ra. Như không hẹn mà gặp, cả hai đều thốt lên: Tốt quá rồi, thắng lợi rồi. Lão nhẹ nhàng đặt chị xuống giường, lấy bóng đèn mới xong, lão lại công kênh chị lên. Lão có cảm giác như nghe được tiếng nói trong bụng chị, những tiếng thì thầm như người đang đọc sách. Lão ghé sát tai vào bụng Tiểu Na, đúng là chỉ cách có một lớp áo bông. Lúc đầu Tiểu Na mặc áo nhung nhưng vì lao động nên chị mặc áo bông, bên trong là chiếc áo sơ mi trắng toát. Vì thấy lão cứ áp sát tai vào bụng nên chị đã phân tán tư tưởng, một công việc đơn giản mà loay hoay mãi mới làm xong, chị bảo lão cho chị xuống, nhưng lão vẫn cứ ôm chặt lấy chị, xem ra lão đã lú lẫn mất rồi, tai cứ áp sát vào bụng chị. Tiểu Na nói:
- Bác cho tôi xuống.
Lúc đó chị đã tỏ vẻ hơi bực. Nhưng lão Tào vẫn cứ lặng thinh. Một người thì đứng lơ lửng trên đầu, còn người ở dưới thì mê mẩn, cảnh tượng đó thật nên thơ khiến lòng người say đắm. Trong khi đó ti vi ở phòng khách vẫn mở, tiếng chơi mạt chuột ở phòng bảo vệ vẫn nghe rõ mồn một. Ánh sáng yếu ớt từ phòng khách le lói chiếu vào một góc tường của phòng ngủ, các chỗ khác vẫn tối om. Lẽ ra cần phải làm việc gì đó trong bóng tối, đạn của lão đã lên nòng, không nhân cơ hội này mà ra tay còn đợi đến bao giờ nữa? Hơn nữa lão đã nghe rõ tiếng nói trong bụng chị, điều đó chứng tỏ chị cũng đang có khát vọng. Lão đặt chị xuống, tay lão rời khỏi bụng chị, bỗng nhiên lão mất thăng bằng làm cả hai người đều ngã lăn ra giường. Lao động đã kết thúc cuộc vận động lại bắt đầu sang một trang mới. Lão sờ tay vào bộ phận nhạy cảm nhất của Hà Tiểu Na. Tiểu Na đẩy tay lão ra, đẩy đi đẩy lại mãi hai, ba lần, cuối cùng sà vào lòng lão. Vừa rồi hai người đàn ông và đàn bà kẻ đứng trên, người đứng được, bây giờ đã biến thành hai người quấn quýt, ghì chặt lấy nhau. Sự kìm nén bấy lâu nay của Tiểu Na như tức nước vỡ bờ, hai người vội vàng cởi quần áo, cởi thật nhanh, cởi hết, cởi đến mức trần như nhộng, chân tay cuống quýt. Cuộc sống vốn như một nếp nhăn lớn, lúc này được giãn nở, hai nếp nhăn lớn hòa thành làm một. Lão Tào như người đang cơn đói, chiếc van hưng phấn suốt mười năm đã được mở ra, nước chảy lênh láng...
Mười một giờ đêm, lão Tào lặng lẽ rời khỏi phòng của Tiểu Na, mấy người chơi mạt chược đã lần lượt ra về. Lão run rẩy rút một điếu thuốc lá hút, quay đầu nhìn lại đơn nguyên bảy thấy phòng của Tiểu Na vẫn bật đèn sáng. Ôi hưng phấn lại gặp hưng phấn, làm gì có đoạn kết thúc. Nhớ lại cảnh những cô gái đẹp trong ti vi, lão cảm thấy nhàm chán. Dù có đẹp đến mấy, cũng không sánh bằng ánh đèn trên tầng lầu kia. Vừa về đến sân, lão quay mặt vào bức tường tè ngay một bãi. Suốt mười hai năm ra thành phố, lão vẫn có thói quen đi tiểu tiện ở bức tường ngoài cổng, hoặc ở gốc cây. Đàn ông đứng tiểu tiện ở gốc cây là chuyện bình thường, chẳng phải trưởng phòng Tiểu Triệu vẫn hay tiểu tiện ở gốc cây ngô đồng đó sao? Đêm nay trăng sao thật đẹp nó rọi chiếu lên lão, rọi chiếu lên khuôn mặt tự hào của lão Mười hai năm trời thật không phải là chuyện dễ dàng, số nhà 77 Cát Thắng, năm mươi sáu hộ trong thành phố, thế mà lão cũng chen chân vào được. Một căn phòng bảo vệ, một khẩu súng cũ, một viên đạn gào thét. Đồng chí Hà Tiểu Na, đồng chí đã thỏa thích chưa, đồng chí còn chưa biết hết được sự lợi hại của lão Tào này đâu, lão sẽ làm cho đồng chí đã chết đi sẽ phải sống lại...
Lão chắp tay đi quanh sân một vòng, rồi trở về phòng bảo vệ gọi điện đến đơn nguyên bảy mời Tiểu Na xuống ăn trứng ốp lết.
Hà Tiểu Na đang ngồi tựa vào thành giường đọc sách, chị vừa đọc vừa nhớ lại. Đã hai năm rồi, có lẽ không chỉ là hai năm, hôm nay chị mới có một lần. Niềm vui sướng đã chờ đợi bấy lâu nay đã làm chị cảm động đến rơi nước mắt. Con người chị đã như bỏ đi, không còn là chị trước đây nữa. Lão Tào, ôi lão Tào... chị không tắt đèn, cố ý chờ điện thoại của lão. Chị có linh cảm tình yêu vụng trộm sẽ dành cho một người tình nhỏ. Nhưng trận cuồng phong vừa rồi đâu phải là mối tình vụng trộm... Chị nhấc máy điện thoại nói với lão Tào: Bác sang đây, tôi sẽ pha sữa nóng cho bác uống.
Lão phóng như bay lên tầng ba, ôm chầm lấy Tiểu Na hôn lấy hôn để, còn tâm sức đâu mà nghĩ đến uống sữa nữa. Hai cốc sữa nóng đã dần dần nguội lạnh, nhưng hai cái mồm, vẫn chụm vào nhau, say sưa không biết chán. Lão bắt chước Tiểu Triệu, đã hôn thì phải hôn ra trò, răng phải khít vào nhau. Quần áo lại được cởi ra, cơn cuồng dục lại nổi sóng... Nhưng dù mải mê đến đâu lão cũng vẫn nhớ đến cánh cổng: ngộ nhỡ đêm hôm có ai lần mò vào thì... một sẽ đồn mười, chẳng hay chút nào, Hà Tiểu Na gật đầu, thể hiện đồng ý. Lão mặc quần áo bước ra cửa và nói với Hà Tiểu Na: - Lát nữa, cô xuống chỗ tôi ăn trứng ốp lết... - người đàn ông hám sắc không quên dặn lại một câu, Hà Tiểu Na không lắc đầu, chứng tỏ đã đồng ý.
Hà Tiểu Na mặc quần áo chỉnh tề, tô điểm lại nhan sắc rồi xuống phòng bảo vệ ngồi ăn trứng. Lão Tào lại đưa đến cho Tiểu Na một niềm vui sướng bất ngờ, chỉ một lần là chị như người lên cơn nghiện ngay.
Chị mong muốn được lão tiếp tục âu yếm, nhưng vì chị ngồi trên ghế, lão không tiện sà vào. Ngồi một lát, chị đứng dậy ra về trong lòng hơi thất vọng, thầm trách lão Tào chưa thỏa mãn đủ cơn khát của chị. Lão Tào nói: Để tôi đưa cô về.
Ánh trăng đẹp, như một vần thơ, rất khêu gợi tình cảm, lão Tào đưa Tiểu Na về đến cổng. Tiểu Na hôn lão một cái, lão hôn lại Tiểu Na đến mười cái. Người đàn bà thấy mặt mày sa sẩm, liền bước lên cầu thang trở về phòng. Cả năm mươi sáu hộ trong khu tập thể đều đã tắt đèn, hai người lúc đi, lúc dừng lại, Hà Tiểu Na nói: Ngày mai...
Lão Tào cướp lời: Hôm nay... - hai ý nghĩ không hẹn mà gặp, hai tín hiệu lại trùng khớp với nhau. Dưới ánh trăng, lão Tào lại thể hiện tình yêu, lão bắt chước Triệu Ngư chân cũng rê đi rê lại lúc tiến lúc lùi và có cảm giác Hà Tiểu Na chính là Thương Nữ. Người đàn bà năm mươi tuổi lúc thì hai chân chạm xuống mặt đất, lúc lại co một chân chẳng khác gì một cô gái trẻ đang độ vào xuân. Lão Tào cứ nhùng nhằng mãi với Tiểu Na ở cầu thang. Cuối cùng chịu không nổi, lão bế thốc Tiểu Na về phòng bảo vệ, thực hiện một trận "đánh đêm" chưa từng có. Nhưng lão nghĩ không việc gì phải vội cả, nhất định sẽ "chiến đấu” rồi, phải thật bình tĩnh, "chiến đấu” một trận thật ra trò cho thỏa mãn cơn khát vọng tình dục. Lão đã chờ đợi giây phút này bao nhiêu năm rồi, Tiểu Na cũng đã sẵn sàng... Lão lảo đảo như người say rượu. Lão ghì chặt lấy Tiểu Na, sung sướng run lên, cuồng si trong tình ái đến mức chỉ còn thấy tiếng Tiểu Na khe khẽ rên rỉ, lão như mèo gặp mỡ, như hùm beo gặp thỏ non, ăn sống nuốt tươi con mồi, tắm mình trong bão táp đam mê, một cơn cuồng phong tình dục... Lão vốn là một con sâu rượu, vừa say rượu, vừa say tình, đêm nay ánh trăng đẹp quá. Nằm trên bụng Tiểu Na, lão hết hôn lại cắn, lại dí mũi vào người Tiểu Na ngửi. Lão ngẩng mặt lên nhìn tầng năm, muốn gọi Thương Nữ một tiếng. Lão đã say rồi nhưng lão tham lam quá. Một người bảo vệ như lão cũng có được niềm vui sướng hôm nay... Đúng lúc lão đang còn đê mê, suy nghĩ miên man thì đèn các hộ kế bên bật sáng nhưng lão không việc gì phải chạy trốn, không việc gì phải đứng nấp vào nhà vệ sinh như năm nào, tình yêu đã đem lại cho lão niềm tự hào, đại trượng phu phải biết lên mặt với đời chứ. ..
Hôm đó, đúng như lão dự định trước, lão đã đánh một trận đẹp chưa từng có. Trời đã sắp sáng, Tiểu Na mới chịu ra về.
Nếu nói rằng lão Tào đã được thưởng thức vị ngọt thì phải chăng Tiểu Na đã từng nếm trải vị đắng? Việc mở đầu đã làm say đắm lòng người có khác gì viết đoạn mở đầu bài văn, làm xong phần mở đầu, tất nhiên sẽ dễ dàng thực hiện phần còn lại, hễ có thời cơ là lão lại chạy sang đơn nguyên bảy. Hà Tiểu Na như trẻ lại, da dẻ hồng hào, nét xuân phơi phới. Dần đần mọi người không còn gọi chị là bà Hà Tiểu Na nữa, chị đã trở lại đời thường trong lòng mọi người. Nếu chồng chị ở dưới suối vàng biết chuyện này thì hoặc là mắng nhiếc hoặc là gửi điện chúc mừng chị. Âm dương cách trở đôi đường, dù chồng chị có biết hay không cũng chẳng làm sao. Điều chị cần lo đối phó là đứa con trai, con gái và sự đánh giá của đơn vị. Nếu việc này vỡ lở tin sẽ lan truyền khắp thiên hạ ngay. Không riêng gì lão Tào đến nhà chị, mà chị cũng đến phòng của lão Tào. Mùa Đông ở phòng bảo vệ khác hẳn mùa Hè, ít người đến, tương đối vắng vẻ, cứ lén lút mò vào rồi lại lén lút ra về. Dần dần Tiểu Na nghiệm thấy không những chỉ là niềm vui thú của một người đàn bà mà thậm chí còn cảm thấy niềm vui như ở tuổi dậy thì. Nhưng cho dù món ăn có ngon đến đâu cũng phải để lại cho đối phương một bát hoặc khi đã ngồi kề bên nhau, chưa kịp động đũa thì phải động tay trước, như vậy hương vị tình yêu mới nồng say, mới rực lửa, các món ăn mới mát ruột, mát gan.
Trước hết, Hà Tiểu Na phải có quyết tâm, không sợ những lời dị nghị. Nếu lão Tào bỏ vợ chị sẽ lấy lão. Chỉ cần sự có mặt của chị là vị trí bảo vệ của lão sẽ vững như kiềng ba chân. Hơn nữa, lão cũng có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... tất cả đều là vấn đề thực tế. Hà Tiểu Na hơi hé mở ý nghĩa của câu chuyện, thần kinh nhạy cảm của lão đã lập tức nắm bắt được càng nhiều tin tức. Lão đã nắm vững thời cơ để hành động, trước hết lão phân tích lời hay lẽ phải với vợ, nếu không xong lão sẽ lạnh nhạt bỏ rơi, cắt nguồn cung cấp kinh tế. Tết đến, lão không về nhà, lão đã có nhà ở thành phố, phòng bảo vệ chính là nhà của lão, kề liền ngay đơn nguyên bảy. Ban ngày lão đứng gác cổng, đêm đến lại lén lút sang nhà Tiểu Na, vừa có rượu uống, vừa có thú vui đương nhiên lão vẫn còn đạn, đủ để lão ung dung sống ở nơi thành thị.
Sau tết, vợ lão ở nhà quê ra, vừa khóc vừa làm ầm ĩ tại phòng làm việc của Lý Tiến - giám đốc nhà xuất bản. Chiêu này thật lợi hại, lão bị vợ quấy rối rất lo sẽ mất chân bảo vệ. Dọa dẫm vợ không xong, hôm nay Lý Tiến cho gọi lão lên nói chuyện. Mặc dù công việc rất bận rộn song Lý Tiến cũng đã thu xếp nói chuyện với lão ba lần, nghe lão trình bày về lý do xin ly hôn, lý do trong quá trình làm việc giữa lão và Hà Tiểu Na đã nảy sinh tình yêu như thế nào. Lý Tiến cười, vui vẻ vỗ vào vai lão. Tuy vậy lão vẫn rất lo lắng. Lão vừa lo lắng vừa thán phục: như thế mới là nghệ thuật lãnh đạo, ông ấy vui vẻ nói chuyện với mình, nghe mình trình bày không sót một câu.
Lão Tào rơi vào tình thế khó xử: ly hôn vợ tất phải rời khỏi cơ quan, đã đi rồi làm gì còn có tình yêu, liệu một người đàn bà gốc gác thành thị như Hà Tiểu Na có chịu lấy một người nhà quê như lão không? Phòng bảo vệ là căn cứ địa của lão, nơi đó có thể giúp lão đánh du kích, ngắm nhìn Thương Nữ... Phòng bảo vệ là tiền đề, nếu để mất tiền đề này cuộc sống mới sẽ biến thành cuộc sống cũ, lão sẽ không còn mặt mũi nào nhìn người khác nữa, thà rằng chết quách đi còn hơn. Cái chính bây giờ là phải nhờ vào sự trợ lực của Hà Tiểu Na, không ngờ Tiểu Na cũng lại có vấn đề: Con trai, con gái chị đã phong thanh biết tin. Anh con trai dứt khoát về nhà ở với mẹ, quyết cho lão Tào một trận. Lão trợn tròn mắt. Tình yêu sao mà lắm chuyện rắc rối đến thế. Không thể đưa thịt kho lên đơn nguyên bảy được nữa rồi, đêm đến trăng sao có đẹp đến mấy cũng khó lòng mà đú đởn. Lão nghĩ đến nát óc mới tìm ra được một nơi hẹn hò bí mật, nhưng khi gặp, Hà Tiểu Na chỉ bưng mặt khóc, chẳng nói gì.
Tình yêu gặp trở ngại lại càng phải thể hiện tình yêu rõ nét hơn. Lão cố bám lấy cái chân bảo vệ, tạo dựng dư luận, làm cho hình ảnh của mình sáng sủa hơn, lão sắm chiếc cravát tơ tằm màu kim tuyến trông rõ oách. Con trai Hà Tiểu Na xuất hiện đúng lúc, lão không lảng tránh, bốn con mắt trân trân nhìn nhau. Chàng trai trẻ trông rất hung hãn, lão Tào tay chắp sau lưng, mắt như tia chớp điện, mũi phập phồng, anh hung dữ thì tôi cũng hung dữ, trên đời này có ai sợ ai đâu? Cậu là người thành thị à? Người thành thị có gì ghê gớm lắm đâu? Lão đã chuẩn bị để cãi nhau: nhất định phải sống mái một phen, tiện thể lão cũng muốn nói ra nhiều điều để các đồng chí trong cơ quan cùng nghe. Cũng may, con trai Tiểu Na chỉ gằm ghè một lúc rồi bỏ đi, không thèm cãi nhau với lão. Ý định cãi nhau của lão không thành, để tìm lối thoát cho tình yêu, biến tình yêu thành hiện thực, lão quyết định: Đến nửa đêm sẽ gọi điện cho Tiểu Na, ôn lại mối tình nồng thắm để kéo Tiểu Na lại gần mình hơn. Có một lần suýt nữa lão đã thành công: Tiểu Na đã mặc quần áo định đi thì thấy con trai lạnh lùng đứng ở phòng khách.
Hai người đàn ông thách đố nhau, Tiểu Na lại bị kẹt vào giữa. Chồng chị tuy đã mất nhưng cái gậy quyền lực lại rơi vào tay con trai. Chàng thành niên sức khỏe dồi dào, nói năng trôi chảy, anh phân tích điều phải trái cho mẹ nghe, cố gắng đẩy lão Tào trở về vị trí cũ của lão, không cho phép lão được lai vãng đến nhà, chỉ chôn chân ở phòng bảo vệ thôi; đồng thời tìm cách gần gũi, gắn bó với mẹ, cố kìm hãm trái tim hồi xuân của mẹ. Anh tìm gặp những bạn cũ của bố mời về nhà chơi bài với mẹ cho vui và giới thiệu đối tượng cho mẹ. Ngày càng có nhiều người đứng tuổi lui tới nhà Tiểu Na, lão Tào trợn tròn mắt, há hốc mồm. Mấy người chủ quán ở mặt phố đối diện rì rầm bàn tán: xem ra những người đến đây không ai bằng được lão Tào.
Thực ra, Tiểu Na làm gì không hiểu, chị đã chịu khổ với chồng thế là đủ lắm rồi, chồng mất đi, chị đã đến với lão Tào. Không ngờ con trai đáo để đến thế, nó muốn bóp chết cuộc sống mới vừa nhen nhóm của chị, nhìn lão Tào bằng con mắt khinh bỉ. Khuôn mặt con trai giống hệt bố nó, từ ánh mắt, giọng nói đến động tác tay y hệt như bố nó. Bức ảnh của chồng đã treo trở lại ở phòng khách, bốn con mắt của hai bố con dường như lúc nào cũng theo dõi chị. Chẳng những theo dõi nhất cử nhất động, mà còn theo dõi cả tâm tư, tình cảm của chị. Chị vừa ra khỏi cái lồng chim lại bị nhốt ngay vào cũi chó, cuộc sống mới chỉ như bông hoa chớm nở đã bị lụi tàn. Tính cách của người nữ trí thức lại bị đóng khung trong truyền thống cũ. Chị lại đứng trước một cuộc chiến lâu dài, nếu lão Tào không chịu bỏ cuộc thì sẽ khó cho lão, vì lần này khác hẳn lần trước...
Giữa mùa Xuân năm 2001 , lão Tào vẫn quyết chí theo đuổi tình yêu. Tình yêu càng bị công kích, bị miệt thị và né tránh, lão càng yêu say đắm hơn. Lão quyết tâm đưa tình yêu vượt qua phong ba bão táp, đi tới bến bờ. Lão ý thức được rằng phải kiên trì không được lơi lỏng. Kiên trì sẽ có hy vọng, nếu lơi lỏng sớm muộn Tiểu Na cũng sẽ rơi vào tay một ông già khác ở thành phố. Đúng thế, ở thành phố có rất nhiều những ông già như lão, nhưng đều chỉ là hư danh, chưa ai biết ăn vụng như lão. Lão đã sáu mươi tuổi nhưng chẳng khác gì chàng trai ba mươi tuổi, nửa đêm gà gáy đều có thể ôm ấp Tiểu Na, ghẹo nguyệt chơi hoa dưới ánh trăng. Lão có sức khỏe dồi dào, có tâm đức, mọi việc đều rất chu đáo... ưu điểm của lão đếm không xuể. Quy tụ những ưu điểm đó lại, người ta gọi là ưu thế. Các ông già thành thị thay nhau đến rồi lại đi, nhưng bì sao được với ông già nhà quê như lão.
Khi Tiểu Na đi phố, lão thường nở nụ cười hiền hậu với chị, ý nói chị cần có tấm lòng rộng mở hơn. Một hôm, nhằm đúng lúc không có ai, lão hỏi: Bóng đèn ở phòng ngủ chưa bị hỏng à? Hà Tiểu Na xấu hổ đỏ bừng mặt, lão tiến lại gần nói: Khi nào hỏng nhớ gọi tôi nhé!
Tiểu Na gật đầu rồi vội rảo bước. Lão bước ra cổng nhìn theo chiếc quần nhung của chị. Một chủ hiệu ở phố đối diện nói với lão:
- Bác Tào ơi, đừng nản lòng, hãy dũng cảm như người xung phong giữa trận tiền đi.
- Người ta binh hùng tướng mạnh, còn tôi thì đơn thương độc mã. - Lão nói.
- Bác đừng sợ, chúng tôi ủng hộ bác. - Chủ hiệu nói.
- Chúng tôi đều nhất trí cho rằng bác và bà Hà rất xứng đôi. Chúng tôi chờ ăn kẹo vui của bác đấy. - Một chủ hiệu khác lại nói.
- Xin đa tạ, đa tạ. - Lão Tào chắp tay.
- Tuy bác đơn thương độc mã, nhưng bác lại cưỡi ngựa quý, tay cầm khẩu súng cũ. - Chủ hiệu cười bảo.
Mùa xuân năm 2001, lão Tào rất tự hào về khẩu súng cũ. Cái chuôi của nó có tình yêu, có hôn nhân, làm thức dậy giấc mộng thành thị trong lòng lão. Đáng tiếc viễn cảnh tốt đẹp đó chẳng tồn tại được bao lâu, đến tháng Ba, hoa tươi đã nở rộ, chó sủa, mèo kêu, lão Tào đành phải xếp xó khẩu súng cũ của mình. Khẩu súng cũ phải xếp xó đến bao giờ, chính lão cũng không hiểu. Con trai Tiểu Na đã sắp xếp đâu vào đó cả rồi, ba mẹ con cùng sống chung với nhau, luân phiên nhau túc trực. Cục diện đã trở nên rõ ràng: Đây là cuộc đấu tranh chỉ tốn công vô ích, liệu Hà Tiểu Na có kiên trì được không? Liệu có dao động không, có chấp nhận lão Tào này không? Lão không dám chắc lắm. Thay bóng đèn lại hóa ra có tình yêu, có thể vài ba năm hoặc dăm bữa, nửa tháng, tình yêu sẽ lụi tàn. Lão liên tưởng đến thời đại ngày nay, thời đại có những thay đổi rất nhanh, ai dám chắc điều gì. Hơn nữa, tình yêu là tình yêu, khẩu súng cũ là khẩu súng cũ. Lão liếc nhìn ngôi nhà năm tầng, lão nhìn thấy Thương Nữ như một đóa hoa hồng, ôi mùa Xuân đẹp đẽ biết bao! Mỗi ngày lại có một mặt trời...
Mấy ngày Triệu Ngư đi Cầu Khê, suy đi tính lại mãi, rất có thể do buồn phiền quá, lão chuyển hướng suy nghĩ sang một người đàn bà nhà quê trẻ hơn: Ức Kim Hương.