Hồi V
DỞ MÙ CHỮ BIẾN RA CẬU TÚ TÀI
CHUYÊN MÓC TÚI TRỞ THÀNH ÔNG GIÁM ĐỐC

  Lại nói việc bà giám đốc VINAMAPROTEXCO miền Trung tổ chức cưới vợ lần thứ hai cho chồng. Đó là một sự kiện không tiền khoáng hậu trong xứ quê nghèo  còn lưu giữ nhiều truyền thống gia phong cổ điển. Ai cũng khen bà như một “Nàng ba Châu Long” trung, hậu, tiết,nghĩa. Nhưng chuyện này bà giấu biệt cơ quan và những người quen biết trên Thành Phố. Mấy ngày nghỉ phép bà bảo với mọi người là về quê dự cưới đứa cháu họ. Bà dặn đi dặn lại anh lái xe là cấm có được bép xép hở chuyện này cho ai biết. Bà làm việc này phần vì các con, nhưng chủ yếu là tống khứ êm ái được lão ấy ra khỏi nhà, nhẹ cả người. Bà lại tiếp tục cuộc sống “độc thân vui vẻ”. Thật đúng là “Có ai thêm bận vì ai, không ai giường rộng, chiếu dài dễ xoay”. Nhưng mà “xoay” mãi một mình thì chán càng tăng chán. Tính đến nay đã hai mươi mấy năm trời, kể từ ngày bà bước chân về cái thành phố quê hương xứ Nghệ này nhận công tác, đúng vào cái năm chồng bà đi Tiệp Khắc nghiên cứu sinh là bà  đã phải chăn đơn gối chiếc, nằm không một mình rồi. Không hiểu sao đời lại bất công với bà đến thế? Và “ví thể thân này làm trai được” thì đâu phải chịu nỗi bất hạnh này.  Tại sao đàn ông  ngày xưa năm thê bảy thiếp, còn đàn bà phải “chính chuyên một chồng”. Bây giờ thì tuy luật pháp qui định một vợ một chồng, nhưng thử hỏi có thằng đàn ông nào có danh vọng có chức vụ ngang bà mà nó lại chỉ chung thuỷ một vợ một chồng thôi không? Có mà lang chạ với cả tá đàn bà! Vậy sao bà là giám đốc, không thiếu tiền mà lại chịu cảnh thèm nhạt thế này? Hay là trời phạt bởi tuổi trẻ bà chơi bời ngông cuồng quá trớn, nên giờ phải chịu cảnh đầy ải thiếu hơi ấm đàn ông? Nhưng bà lại tự khẳng định ngay là không có trời đất nào phạt cả, chẳng qua là vì hoàn cảnh cả thôi! Thời bao cấp, vừa ra trường đã con bế, con bồng, đầu tắt mặt tối. Khi ấy đôi lúc thèm nhớ chồng, nhưng cũng chỉ thoảng qua rồi công việc, con cái bận bịu nó làm quên đi hết. Khi con cái lớn, có chức có quyền, có danh vọng rồi, cái sĩ diện của một người nữ giám đốc đức hạnh nó lại ngăn cản, chẳng cho hành động tự do đi tìm kiếm đàn ông. Một ông giám đốc ngoại tình với một cô nhân viên trẻ cấp dưới là chuyện thường tình, sao một bà giám đốc không được làm như thế, mặc dù bà ta là một người tự do về pháp luật? Thời mở cửa này ngoài phố nhan nhản những nhà nghỉ, tiệm massage, quán karaoke thực chất là những nhà thổ trá hình, nhưng ở những nơi đó toàn là những tiểu thư mắt xanh mỏ đỏ phục vụ cho các thượng để nam giới, chứ chẳng thấy tiệm nào có những chàng công tử đẹp trai phục vụ cho các quí bà cả. Thời buổi này có cả hàng đàn các ông giám đốc rủ nhau đi chơi gái thoải mái, nhưng có ai nhắc thì bị người ta phảy tay gạt đi “để ý làm gì ba cái chuyện sinh hoạt lặt vặt” ấy. Nhưng một bà giám đốc cả gan “xé rào” dư luận mà đi “tình cảm” với một anh trai tơ, thì có lẽ cả xã hội phải rùm beng lên như có một mầm dịch mới!  Đúng là xã hội bây giờ tuy là xã hội mới mà quan niệm về đạo đức còn quá bảo thủ, quá cổ hủ. Cần phải thay đổi mới được. Nhưng ai sẽ là người đi tiên phong trong công cuộc thay đổi quan niện này đây? Chắc chắn không phải là mình rồi. Một mình mình thì làm sao thay đổi được quan niệm cả một xã hội rộng lớn bao la này. Nhưng nhất định phải thay đổi, nếu không làm được xoay chuyển quan điểm của toàn xã hội thì cũng phải tự giải phóng tư tưởng cho chính bản thân mình đã. Bà đang có ý định ấy đúng vào dịp xảy ra vụ “người tàng hình” đột nhập vào nhà và rồi lại phải rước nó về đây nuôi dưỡng. Gần đây đã có lúc bà nảy ra ý nghĩ táo tợn là tại sao mình phải phục vụ nó như ông hoàng ấy, mà không bắt nó phục vụ lại mình nhỉ? Nhưng khi nghĩ lại nó “là con” ông Phần, anh họ mình, thì cũng như con mình ai lại “lộn tu” như thế? Nên cái ý nghĩ “bắt nó phải phục vụ” vừa loé lên trong đầu đã phải lụi tắt ngay lập tức. Nhưng rồi bà lại nghĩ: suy cho cùng thì thực chất nó có phải con ông Phần quái đâu. Mà dù nó có là con ruột ông Phần đi nữa thì bà với ông Phần chỉ là anh em họ hờ, chứ nào có máu mủ ruột rà gì cho cam! Theo như lai lịch mà cụ Vũ Trọng Phụng đã nói rành rọt rằng Tú Anh, bố ông Phần là con hờ Nghị Hách, chứ thực chất là dòng dõi của bác khoá Hiền, tức nhà cách mạng Triệu Hải Vân. Bằng chứng là ông Phần lấy họ Triệu chứ có chịu mang họ Tạ của ông nghị Tạ Đình Hách đâu. Bà là cháu ngoại của ông Nghị Hách và bà Thị Mịch thì chẳng có gì là  chung huyết thống với ông Phần cả.
Với cách lập luận và suy diễn như vậy, nên cái ý nghĩ bắt thằng Mã Tóc Xoăn phải “phục vụ lại mình” lại nhanh chóng được phục hồi trong đầu bà. Để dò la xem ý tứ cu cậu ra sao, lúc ở nhà vắng người, chỉ có hai cô cháu, bà cố ăn mặc thật thoáng mát. Có hôm ăn cơm hai cô cháu ngồi đối diện nhau, bà chỉ mặc một cái áo mỏng tang nhưng không mặc áo con bên trong, lại “quên” cài cúc ngực. Thấy cu cậu cứ nhìn hau háu, bà liền quát;
- Ăn cơm đi! Nhìn cái gì?
Nó sợ sệt cúi mặt xuống mâm gắp vội thức ăn,  rồi và lấy và để.
Lại có hôm bà cố ý để cái bóng điện không sáng, bà mặc cái váy rõ ngắn mà không mặc quần lót bên trong, rồi bắt nó giữ thang để bà trèo lên thay bóng điện. Thấy nó cứ hau háu nghếch mặt lên nhòm, bà lại quát:
- Nhìn cái gì đấy? Giữ cái thang cho chắc không cô mà ngã là chết đòn đấy!
Hôm khác, bà thấy nó đang ngồi trên cái ghế kê giữa cầu thang và cửa nhà tắm học bài, bà liền cầm quần áo, khăn tắm vào nhà tắm. Bà mở nước chảy rào rào, bật đèn sáng trưng, nhưng lại “quên” cài chốt cánh cửa nhà tắm mà cứ để khép hờ. Đang tắm thì bà bất ngờ mở cửa bước ra thấy nó đang đứng trước cửa nhà tắm xóc c…Bà liền vừa túm ngay tóc nó lôi vào vào nhà tắm vừa quát:
- Mày đang làm cái trò khỉ gì thế hả? Vào ngay đây!
Nó sợ đến mức nhìn mặt cắt không còn hột máu, sụp xuống, hai tay chắp lại lạy bà như tế sao:
- Cháu van cô, cháu chót dại, cô tha cho cháu! cháu van cô! Cháu trót dại…
Nhìn cái bộ dạng của nó bà phát phì cười. Rồi bà “phạt” nó bằng cách ấn vào tay nó cái khăn tắm ướt, và ra lệnh:
- Kỳ lưng cho cô đi!
Thế là nó phải run run cần cái khăn khẽ đẩy đi đẩy lại trên lưng bà. Bà lại quát:
- Kỳ cho nó mạnh cái tay xem nào, làm gì mà như gãi ghẻ thế?
Nó gắng sức kỳ thật mạnh thì bà lại bảo “ nhẹ nhẹ cái tay thôi”. Nó chẳng biết đường nào mà làm. Bà buộc lòng phải “khai sáng” cái óc “chưa được giải phóng” của nó ngay lập tức là cầm tay nó ấn vào “chỗ này này!”. Rồi bà bắt nó sát xà phòng cho bà khắp người, vào cả những chỗ “cấm”. Bà bắt nó bú, nó liếm hết chỗ này đến chỗ khác trên cái thân thể ngọc ngà được để dành đã hơn hai chục năm nay chưa có dấu tay đàn ông nào thám hiểm của bà. Nó phải phục vụ bà vừa sợ vừa sướng mê tơi.
Tắm rửa xong, bà còn bắt nó lên giường má-sa cho bà, rồi bà thưởng cho nó “ly rượu thần tiên”, cho nó biết thế nào là mùi đời.
Qua được cái buổi ban đầu  ngô nghê và sung sướng đến không ngờ ấy trở đi, thì ngày nào học hành xong, khi các thầy các cô đã ra về, chị ô sin đã xuống nhà ngang, cổng, cửa trong ngoài được chốt, khoá chắc chắn cẩn thận rồi, nó lại được tha hồ “cơm no, bò cưỡi”.
Lại nói về ông Tổng giám đốc  Triệu “huỷ phân” ở Hà Nội, từ ngày tìm được “cậu con trai thất lạc” ông vô cùng sung sướng, thế là dòng họ Triệu nhà ông lại có người nối dõi tông đường, không bị tuyệt tự nữa rồi. Nhưng làm thế nào để “hợp thức hoá” với “con sư tử cái” nhà ông đây? Quả là một bài toán quá hắc búa. Nếu không khéo, nó sẽ điên lên rồi tung hê tất cả. Chẳng những làm cho ông mất mặt trước bàn dân thiên hạ mà không chừng mất cả Đảng, cả chức chứ chẳng chơi!
Ông đã mang tiếng với cơ quan và bè bạn là sợ vợ, nhưng chẳng qua ông muốn cho êm cửa êm nhà, không thì ông đã đánh cho tuốt xác chứ bỡn à? Công bằng mà nói mụ vợ ông vốn cũng là một phụ nữ chịu thương chịu khó và thông minh nhanh nhạy với đời, chứ không đến nỗi hiền lành đến mức ngu đụt. Nhưng chính vì cái thông minh nhanh nhạy ấy mà cái gì mụ cũng muốn biết, cái gì cũng muốn nắm, muốn quản. Nhiều khi lại còn muốn biết, muốn nắm, muốn quản việc của cơ quan người ta mới vô duyên làm sao chứ! Mụ cũng còn nhiều ưu điểm là thương chồng yêu con, không ngại ngần giúp đỡ anh em họ hàng nhà chồng. Mụ đã làm cái gì là rất đến nơi đến chốn và chu đáo tới mức không cần thiết. Tóm lại là mụ làm cái gì cũng quá tốt, mà cái gì đã thái quá hay bất cập thì đều như  nhau cả. Mụ giúp người ta kể cả họ hàng, bạn bè hay thậm chí là bạn làm ăn đều rất nhiệt tình, chỉn chu có hiệu quả, nhưng cứ như là sợ người ta không biết mà luôn thích kể công, nhắc nhở làm người hàm ơn đôi khi khó xử hoặc thậm chí khó chịu. Còn một “ưu điểm” nữa là mụ rất ghét nghe người khác nói dù là nói nhiều hay nói ít, thường thì  khi người khác nói mụ lại nghe điện thoại hoặc bỏ đứng lên, nhưng khi mụ nói thì nói rất dài, rất nhiều, nhiều đến mức không chịu nổi. Gặp được ai trò chuyện dù thân hay sơ là mụ “mở máy” say sưa, nhiệt tình đến nỗi người nghe muốn dứt ra cũng khó. Còn mụ mà nói điện thoại lần nào thì cái ống nghe bị tra tấn đến nóng ran lên mụ cũng chưa buông tha….Ông mệnh hoả, tính nóng như lửa, thấy cái gì không bằng lòng là đốp luôn chứ không đợi ý tứ cái gì cả, nên không mấy khi vợ chồng nói chuyện với nhau được tử tế đến vài câu cả. Chẳng có chuyện gì to tát, quan trọng cũng nổ ra cãi nhau om sòm, nhiều khi nhịn không được còn thượng cẳng tay hạ cẳng chân nữa. Nhưng đâu vẫn vào đấy, chẳng cải thiện được tình hình, ông đành phải “tránh voi chẳng xấu mặt nào” cho gia đình bớt to tiếng, đỡ xấu hổ với cơ quan, bạn bè. Thành thử mang tiếng “sợ vợ” là vậy. Từ ngày tìm được “thằng con rơi vãi”, ông đã lao tâm khổ tứ nghĩ vẫn chưa ra cách nào khả dĩ thuyết phục được mụ chấp nhận một cách êm thấm cả. Ông đành nghĩ kế “hoãn binh” là tạm nhờ cô Mai chăm sóc cho nó học hành vậy thôi. Nhưng gì thì gì phải cho nó học hành sao cho có một kiến thức tàm tạm, rồi kéo về Hà Nội ở cạnh mình, xếp cho nó một công việc xứng đáng với địa vị con trai của một Tổng giám đốc, chứ để nó làm những việc chạy cờ lặt vặt như hành chính, lái xe… thì lúc nào ông làm chẳng xong. Việc khó đến đâu còn làm được, mà chỉ việc cỏn con này sao bí quá đi mất.
 Ông về cái Tổng công ty này từ khi mới thành lập. Từ một nhân viên chạy hàng, ông đã phấn đấu từng bước lên phó phòng, trưởng phòng, phó Tổng giám đốc, rồi cuối cùng Tổng giám đốc như ngày nay kể cũng công phu lắm chứ. Nhất là xây dựng được một ê-kíp toàn anh, em, con, cháu trong họ hàng nội, ngoại thế này đâu phải dễ. Thực ra nói họ hàng cho mọi người trong cơ quan đoàn kết, đỡ bè cánh, lục đục chứ nhiều người cũng chỉ gọi là dây mơ dễ má tí chút thôi chứ có huyết thống gì với nhau đâu. Nhưng ông mà đã nói có họ với nhau là ai cũng phải tin rằng có họ, vì họ tin thì sẽ được ông tin cậy, nên bảo gì họ chẳng phải tin. Tin đến mức mù quáng, ngay như hồi cái thằng cầu thủ bóng đá chồng con Đan Hạnh, đến gặp ông khiếu nại về việc nghi vợ mình đã tí tắu tí mẻ gì với thằng Um “tùm lum”, phó Tổng giám đốc, ông đã gạt phắt “Anh nghĩ sai rồi, hai người họ là anh em họ hàng với nhau, nên thân thiện gần gũi nhau là chuyện thường, anh đừng nghi oan cho vợ mà phải tội”. Thế là thằng cầu thủ bóng đá đã phải gặp thằng Um xin lỗi ngay thay cho khỏi  bị “bồi thường danh dự”. Sau đó ông gọi cả thằng Tùm Lum lẫn con mẹ Đành Hanh đến xạc cho một mẻ là “chúng mày là giống nhà tôm, cứt lộn lên đầu”. Lúc đầu hai đứa còn ngoan cố cãi lại là không có họ với nhau, ông mới phải dẫn giải rằng “Anh Um là con ông Long bà Tuyết tức là cháu cụ nghị Hách, còn chị Hạnh là cháu ngoại ông bà Týp-phờ-lờ (TYPN) bên cánh nhà cụ Cố Hồng (biết rồi khổ lắm nói mãi) đều là con đẻ của cụ Vũ Trọng Phụng, thế thì không có họ với nhau là gì?”. Nói thế mà chúng cũng tin, hay không tin nhưng làm ra vẻ tin, rồi thôi không dám tòm tem với nhau nữa mới chết chứ! Nói tóm lại là ở cái Tổng công ty này ông đã bảo phải thì là phải, bảo trái thì là trái, cấm có đứa nào dám cãi lại ông bao giờ. Những lời ông nói ra đều là sấm trạng, là thánh phán, là chân lý… Ấy vậy mà ở nhà mụ vợ ông nó cấm nghe ông cái gì bao giờ, ông nói phải thì nó bảo trái, ông nói trái thì nó kêu phải, thế có điên không? Cho nên giải quyết cái việc “con riêng” này cũng phải giải quyết  ở cơ quan thôi, không thể bàn với mụ vợ được. Nghĩ vậy nên ông cho triệu tập Ban giám đốc mở rộng để hội ý nhanh. Gồm có hai phó Tổng là Tùm Lum và Chúi rỗ, Trưởng phòng tổ chức Đành Hanh, Chủ tịch công đoàn Tình “dự án xanh”. Khi mọi người đã đến đông đủ, cô thư ký dâng trà suốt lượt rồi, ông bắt đầu vào đề:
- Hôm nay tôi mời mọi người đến đây để hội ý một việc gấp của Tổng công ty, nhưng thực chất là việc trong gia tộc nhà mình.
Mọi người ngơ ngác, chưa hiểu chuyện quan trọng gì của gia tộc mà phải hội ý gấp? Ông Tổng chiêu một ngụm trà rồi chậm rãi tiếp tục nêu vấn đề bằng một câu hỏi:
- Mọi người có nhớ chú Ngựa, con cụ “Đốc tờ Xuân” không nhỉ?
Mụ trưởng phòng tổ chức nhanh nhảu hỏi lại:
- Chú Ngựa nào ạ?
Lão Phó rỗ gắt:
- Ngựa con út cụ Đốc  Xuân chứ còn Ngựa nào? - Rồi hắn giảng giải - Cụ Đốc được bốn người con trai là Hùm, Beo, Voi, Ngựa và ba người con gái là Ong, Ve, Bướm. Bác Ngựa xung phong đi bộ đội từ năm 1967, năm 1968 thì đi B đã hy sinh và được công nhận liệt sĩ.
Ông Tổng giám đốc khen tán thưởng:
- Đúng vậy, anh Chúi có cái trí nhớ rất tuyệt vời…
Thấy ông Tổng khen Chúi rỗ thì lão Tùm Lum chạnh lòng:
- Chuyện ấy thì ai mà chẳng biết. Có điều giấy báo tử chỉ viết “đã anh dũng hy sinh tại mặt trận phía Nam”, chứ chưa biết hài cốt ở đâu. Hay là bây giờ Tổng mình nhờ các nhà ngoại cảm đi tìm mộ?
- Chuyện ấy hãy để sau – Ông Tổng gạt đi - Chuyện cấp bách bây giờ là lo cho đứa con chú ấy.
Vừa nghe vậy, mọi người chúng khẩu đồng từ:
- Sao, có con ạ?
- Phải, có một đứa con trai – Ông Tổng giám đốc vô cùng xúc động nói tiếp - Hồi chú ấy trên đường hành quân vào Nam với tôi, có quen một người nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh. Việc này tôi được chứng kiến và cũng biết cô này. Hai người có tình cảm với nhau và đã có kết quả, nhưng chú Ngựa không hề biết. Cô thanh niên xung phong này sinh con rồi thì bị bom cũng đã hy sinh - Ông ngừng lại để lấy miếng giấy vệ sinh để ở hộp trên bàn viết lau nước mắt, rồi lại tiếp - Rất tình cờ và cũng là phúc đức run rủi thế nào, cô này lại là bạn cùng quê với cô Mai, giám đốc  Chi nhánh miền Trung của Tổng ta. Cô Mai còn giữ thư và nhật ký của bạn, nên mới biết người yêu của cô ta tên là Lê Văn Ngựa, tức là bố thằng bé. Gần đây vào dự tổng kết trong ấy, nghe cô Mai kể, thì tôi mới bảo rằng chú Ngựa là họ hàng nhà mình, đồng thời là bạn chiến đấu của tôi, chuyện tình của họ tôi cũng biết.
Nghe vậy, ai cũng rất xúc động và bảo nhau:
- Sao ông bà ấy linh thiêng thế nhỉ? Đúng là ông bà ấy run rủi thế nào, chứ không, sao bà Mai lại hỏi thăm đúng vào bác?
- Vì vậy tôi định là…- Ông Tổng giám đốc tiếp tục - Tổng công ty ta sẽ đứng ra đỡ đầu thằng bé. Còn tôi là Tổng giám đốc đồng thời là bạn chiến đấu của cha nó nên xin xung phong làm cha đỡ đầu của nó, các đồng chí thấy thế nào? Xin cho biết ý kiến!
Mọi người đều nói “việc này nên làm quá đi chứ, còn ý kiến ý cò gì nữa”. Ông Tổng giám đốc nói tiếp:
- Như vậy là hội nghị đã đạt được sự nhất trí cao của mọi người, bây giờ ta bàn vào chi tiết việc giúp đỡ thằng bé. Tôi định là trước mắt, Tổng ta hãy chi ra một khoản trích từ quĩ phúc lợi, cấp cho cháu một xuất học bổng để nó đi học. Rồi sau này nó học thành tài rồi ta sẽ tính tiếp. Ý các đồng chí thế nào?
Tất cả mọi người lại:
- Đồng ý, nhất trí, tán thành!
Tổng giám đốc kết luận:
- Cảm ơn các đồng chí đã vì nghĩa cả mà tán thành 100%. Bởi việc này có liên quan đến tài chính của Tổng công ty, và còn phải tiếp tục giúp đỡ cháu nó sau này nữa. Nên tôi đề nghị cô Đan Hạnh làm biên bản nghị quyết cuộc họp hôm nay, đánh máy rồi đưa cho mọi người cùng ký. Để làm cơ sở thực
hiện. Mời mọi người giải tán về làm việc tiếp.
Ngay ngày hôm sau một bản hợp đồng tài trợ được long trọng ký kết giữa ông Tống Văn Chúi, chức vụ phó Tổng giám đốc, thừa uỷ quyền của Tổng giám đốc VINAMAPROTEXCO, đại diện cho bên tài trợ với bà Lê Thị Hoa Mai, chức vụ giám đốc Chi nhánh VINAMAPROTEXCO miền Trung, thay mặt cho người nhận tài trợ là Lê Hữu Mã với khoản tiền 550.000 Mỹ Kim để làm học phí và tiền ăn, ở, đi lại và sinh hoạt phí của khoá học đào tạo tiếng Anh 18 tháng. Đối tượng nhận tài trợ Lê Hữu Mã sau khi học xong, phải mang kiến thức về phục vụ tại Tổng công ty VINAMAPROTEXCO, nếu bỏ đi làm cho nơi khác phải bồi thường gấp đôi số tiền đã nhận tài trợ.
Thế là Mã Tóc Xoăn được xe Tổng công ty đón ra Hà Nội, để đáp chuyến bay dài của hãng Air France từ Nội Bài transit qua sân bay Charl De Gaul (Paris), qua Heathrow (London) rồi chuyển sang máy bay nội địa của hãng Bristish Airways đến Nottingham. Tất cả chi phí cho chuyến đi và vé máy bay hai chiều đều do VINAMAPROTEXCO chi trả.
Trong thời gian Mã Tóc Xoăn du học tại Anh Quốc, tại Hà Nội một công trình xây dựng nhà tình nghĩa được Tổng công ty VINAMAPROTEXCO khẩn trương tiến hành, trên nền đất 300m2 của nhà chứa xe trong khu tập thể  được phá đi và thay thế bằng một căn hộ hai tầng lầu kiểu biệt thự.
 
Mười tám tháng sau.
Một lễ trao nhà tình nghĩa được VINAMAPROTEXCO chuẩn bị  rất chu đáo, giấy mời được gửi đến Lãnh đạo Bộ; Công đoàn ngành; Đại diện Quận, Phường, Sở và Phòng Thương binh - Xã hội Thành phố, Quận; các báo, đài trung ương và Hà Nội… từ một tuần trước.
Lãnh đạo Tổng công ty và những người trong ban tổ chức đều com-lê, cà vạt, dài đủ mầu sắc. Ba cô gái trẻ đẹp, tuổi khoảng hai mươi hai mốt được chọn bưng bê đồ trao tặng của lãnh đạo và đưa phong bao cho khách mặc áo dài đỏ, quần trắng.
Tám giờ sáng quan khách bắt đầu lần lượt đỗ xe tại đoạn đường từ phố rẽ vào khu tập thể dài khoảng 300m, đội thanh niên cờ đỏ của Tổng công ty đeo băng đỏ túc trực sẵn ở đó để hướng dẫn đỗ xe và trông giữ.
Đúng 8 giờ 30 phút chiếc xe có cài đầy hoa như kiểu xe đám cưới từ từ tiến vào. ÔngTổng giám đốc vui vẻ nói:
- May quá, máy bay xuống đúng giờ, mình cứ lo về trễ các đại biểu phải đợi.
Phó Tổng Tùm Lum nói luôn:
- Máy bay Pháp trễ thế nào được!
Xe vừa dừng, người lái xe xăng xái xuống trước rồi chạy lại mở cửa sau, Cậu Mã, du học sinh từ Anh Quốc từ sân bay vừa về tới đây thong thả xuống xe trước sự vây đón bắt tay của ban lãnh đạo Tổng công ty, rồi được dẫn vào và hướng dẫn ngồi ngay ghế danh dự.
Buổi lễ trao nhà tình nghĩa bắt đầu. Ông Lò Văn Tình, Chủ tịch công đoàn kiêm Trưởng Ban sinh đẻ có kế hoạch là trưởng ban tổ chức buổi lễ mời mọi người đứng dậy làm lễ chào cờ. Sau tiếng hô “ nghiêm” như hổ gầm của ông, tiếng nhạc bài Quốc ca phát ra từ hai chiếc loa công suất lớn một treo trong sân, một bắc ngoài đầu ngõ oang oang. Tiếng nhạc vừa dứt, ông Trưởng ban tổ chức mời mọi người an toạ. Rồi ông bắt đầu “kính thưa”… với một xâu dài tên và chức vị các đại biểu và báo, đài đến dự kéo dài đến mấy phút mới hết, rồi mới nói mục đích ý nghĩa buổi trao nhà tình nghĩa hôm nay. Đoạn ông giới thiệu ông Phó Tổng giám đốc, kiêm Bí thư Đảng bộ Tổng công ty VINAMAPROTEXCO, thay mặt cơ quan lên trao nhà tình nghĩa. Tiếng vỗ tay ran ran. Ông Tùm Lum vừa bước lên thì hai cô gái áo dài đỏ quần trắng khênh tượng trưng chiếc chìa khoá to đùng làm bằng giấy các-tông đưa lại cho ông. Mã Tóc Xoăn từ hàng ghế đầu được giục đứng dậy, nó liền đứng lên như một robot, khi ông Tùm Lum trao chiếc “chìa khoá” cho nó và ôm hôn nó, tiếng vỗ tay lại rào rào hơn nữa, ánh sáng flash của những chiếc máy ảnh thi nhau chớp chớp lia lịa. Người ta giục nó cảm ơn đi thì “thằng người máy” Mã Tóc Xoăn lí nhí nói câu gì không ai nghe rõ. Người ta lại giục nó “ nói to lên còn ghi âm” thì nó hét toáng vào loa phóng thanh “Cháu cảm ơn ạ!”. Lại vỗ tay.
Tiếp đến là mục giới thiệu “Bố mẹ đỡ đầu” lên “nhận con”, Ông Tổng giám đốc Triệu Huy Phần chỉnh tề trong bộ com-lê đen, cà vạt đỏ dắt bà  vợ trẻ đẹp cũng súng sính trong bộ áo dài mầu mận chín bước lên lễ đài. Tiếng vỗ tay lại nổi lên. Bà vợ ông Tổng giám đốc nắm tay Mã Tốc Xoăn, âu yếm kéo nó lại, rồi ôm chầm lấy nó. Lại vỗ tay. Ông Phần gõ “cọc cọc” vào mi-cờ -rô mấy cái rồi bắt đầu phát biểu:
- Thưa các vị đại diện cho các ban, ngành của Thành phố, thưa các vị  khách quí, thưa tất cả anh chị em cán bộ VINAMAPROTEXCO! Cuộc chiến tranh Chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta đã lùi xa, cả nước đang tiến bước trên con đường đổi mới và đang đến đích ấm no, hạnh phúc. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn và như nhà thơ Tố Hữu đã viết “ Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm”. Tôi và chú Ngựa, bố ruột của cháu Mã đây, là những người lính đã đem tuổi xuân  để “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Khi đất nước ca khúc khải hoàn, tôi may mắn sống sót trở về, còn bố cháu Mã, người đồng đội của tôi phải vĩnh viễn nằm lại chiến trường không bao giờ  còn trở về cùng quê hương, gia đình được nữa. Hôm nay vợ chồng tôi vô cùng xúc động và rất lấy làm vinh dự được Tổng công ty giao phó cho chúng tôi nhiệm vụ rất tình nghĩa và cũng vô cùng tự hào là được được làm cha mẹ đỡ đầu cho cháu Mã. Trước đông đảo các đồng chí đại diện cho Đảng chính quyền, doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng và bà con trong nội tộc, vợ chồng chúng tôi xin hứa sẽ coi cháu Mã như con ruột của mình, để chăm sóc, dạy bảo cháu nên người, có ích cho xã hội.
Trong tiếng vỗ tay ran ran của cử toạ, vừa rứt lời ông Tổng giám đốc liền rút khăn tay lau nước mắt, thất vậy bà vợi ông bật khóc rống lên ôm ghì lấy thằng Mã, làm nó cũng chảy nước mắt theo. Tiếng vỗ tay lại nổi lên kéo dài đến mấy phút…
Nghi lễ trao nhà tình nghĩa - thực chất là chuyển giao ngôi biệt thự từ sở hữu Nhà nước sang sở tư nhân - và “đón nhận con” đã kết thúc phần “kính thưa”, bây giờ đến phần “kính gửi” và “kính mời” được tiến hành song song. Các cô áo đỏ quần trắng lễ phép hai tay nâng từng chiếc phong bì dâng lên từng đại biểu khách mời. Mấy anh phóng viên đeo máy ảnh, ca-mê-ra lỉnh kỉnh chen vào “cho xin thên hai cái nữa cho hai anh hỏng xe dọc đường chưa đến kịp!”. Ông trưởng ban tổ chức đứng lên “kính mời các đại biểu và toàn thể cán bộ công nhân viên Tổng công ty bớt chút thì giờ vàng ngọc tới khách sạn Bảo Sơn dự bữa cơm thân mật”.
Buổi lễ đã thành công tốt đẹp.
 
“Cử nhân” Lê Hữu Mã, tức Mã Tóc Xoăn được phân công về nhận nhiệm vụ là cán bộ đối ngoại tại văn phòng Tổng công ty.
Một hôm Tổng giám đốc đang trao đổi công việc  với hai phó Tổng, thì trưởng phòng Tổ chức cán bộ Lưu Đành Hanh cầm cái kẹp  “Trình ký” sộc vào “báo cáo anh”.
- Có việc gì đấy cô Hạnh?
- Dạ, hôm nay cuối tháng, em muốn xin ý kiến các anh về xếp ngạch bậc lương cho cậu Mã ạ.
Ông Phần chậm rãi:
- Thì cứ xếp lương khởi điểm của Cử nhân hay kỹ sư một chứ có gì mà hỏi.
- Nhưng thưa anh, cậu ấy học A Le-ven thì chỉ tương đương với sơ cấp bên ta thôi ạ.
Ông phó Tùm Lum bảo:
- A Le-ven  hay B le-ven nhưng cái séc-ti-phi-ca của người ta có tiêu đề của trường đại học thì là bằng đại học chứ còn là cái gì?
Ông phó rỗ thêm lời:
- Trường đại học bên Anh Quốc là danh giá lắm chứ, những người học ở các trường ấy ra, về mình chỉ xếp cử nhân là hơi thiệt thòi đấy!
Ông Tổng “huỷ phân” chỉ đạo:
- Mình là doanh nghiệp, muốn thu hút nhân tài Phòng Tổ chức nhân sự nên xây dựng phương án trả lương theo năng lực cán bộ và hiệu quả công tác. Bằng cấp chỉ là cơ sở để tham khảo.
 Mụ trưởng phòng Tổ chức nhân sự vẫn “đành hanh” chưa chịu:
- Nhưng thưa anh, anh Dũng Trưởng phòng đối ngoại phản ánh cậu Mã nói khẩu ngữ tiếng Anh thì tạm được, nhưng không biết viết lách gì đâu ạ.
- Nói lạ - Ông Tùm Lum cáu kỉnh - Nói được thì phải viết được chứ.
Ông Tổng giám đốc đấu dịu:
- Thôi được rồi. Cứ xếp lương Cử nhân. Cán bộ mới làm sao đã quen ngay với thuật ngữ chuyên môn,  phải từ từ bồi dưỡng rồi sẽ quen dần. Thế nhé! Chúng tôi đang thảo luận dở.
Mụ Đành Hanh cụt hứng, quay ra.
 
Một năm sau.
Cụ Triệu đã trở thành cán bộ cao cấp. Hai phó Tổng thì một trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn một được bỏ chữ “phó”. Chữ “phó” đó được chuyển giao cho bà giám đốc miền Trung Lê Thị Hoa Mai như một sự trả công của ông cựu Tổng giám đốc.
Mã Tóc Xoăn không biết nhờ sự dậy bảo của “cô” Mai hay “Bố mẹ nuôi” hoặc là tiếp thu được truyền thống của người ông nội hờ là cụ “Đốc tờ Xuân”  mà chẳng những “lên mồm lên mép” mà còn lên cả tính ma giáo nữa, như đã kể  về việc nó mời giỗ “ông nội” để vận động tranh cử  ở phần đầu.
CÔNG TY XUẤT KHẨU NGƯỜI, mới nghe đồn sắp được thành lập ấy không chỉ có Mã Tóc Xoăn nhòm ngó, mà cả mụ Đành Hanh và mấy người giám đốc Khu vực và Chi nhánh ở tỉnh lẻ muốn về Hà Nội khác cũng ngấp nghé đường đua. Bằng chứng là họ liên tiếp tranh thủ đến “thăm sức khỏe” ông Chủ tịch Tùm Lum và ông Tổng rỗ, nhưng cả hai ông đều thành thực nói Tổng công ty chưa hề có chủ chương này. Nghe vậy họ đều bảo hai ông này “giấu” họ. Nhưng bà phó Mai, tức Ma đam Le thì lại úp úp mở mở:
- Nếu tình hình mới đòi hỏi, Bộ có chủ trương, Tổng công ty sẽ thành lập.
Bỗng 10 giờ sáng một ngày đầu tuần, Tổng công ty được văn phòng Bộ thông báo “Đúng 1 giờ chiều nay, Lãnh đạo Tổng công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên VINAMAPROTEXCO tập trung tại hội trường, để chờ Lãnh đạo Bộ đến công bố danh sách bổ nhiệm mới”.
Tin này làm hoang mang tư tưởng cả Tổng công ty, nhất là mấy ông Lãnh đạo cấp chóp bu, chỉ Ma đam Le vẫn thấy “bình chân như vại”. Chủ tịch Hội đồng quản trị triệu tập gấp cuộc họp Lãnh đạo mở rộng để “đối phó với tình hình mới”.  Mọi người vừa ngồi vào chỗ, ông Tùm Lum đã đứng lên đếm đầu từng người như kiểu kiểm đếm gia súc, rồi ông hỏi:
- Các Trưởng Phòng, Ban còn thiếu ai không nhỉ? Bà Mai đâu?
Giữa lúc ấy thì Ma đam Le mới từ ngoài ló đầu vào:
- Tôi đây!
Ông Chủ tịch Hội đồng quản trị gắt:
- Chuyện nước sôi lửa bỏng thế này, mà cô lúc nào cũng bình tĩnh như không có việc gì xảy ra ấy!
Ma đam Le thủng thẳng đáp:
- Thì chuyện đâu sẽ vào đó chứ có việc gì mà phải cuống lên.
Ông Chủ tịch vào đề:
- Như mọi người đã biết là đầu giờ chiều nay Lãnh đạo Bộ sẽ xuống công bố danh sách bổ nhiệm mới. Đây là một chuyện bất bình thường, vì tôi và trong Ban giám đốc không ai hay biết tí gì về chuyện này cả. Có đồng chí nào ngồi đây, biết gì về chuyện này không?
Ông Tổng Chúi rỗ bổ sung thêm:
- Bình thường bổ nhiệm ai, Bộ đều trao đổi trước với lãnh đạo Tổng công ty, nhưng lần này tuyệt nhiên không. Mà nói là Lãnh đạo Bộ xuống công bố thì phải là bổ nhiệm từ cấp phó Tổng trở lên chứ không thể là cấp trưởng phó Phòng, Ban. Mà lại nói là “công bố” cả một “danh sách” thì không thể là bổ nhiệm chỉ một người.
Ông Chủ tịch công đoàn kiêm trưởng ban sinh đẻ có kế hoạch họ Lò lên tiếng:
- Nhà nước vừa sáp nhập mấy Bộ làm một, thừa cả đống lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Viện chẳng đẩy xuống Tổng còn đẩy đi đâu?
Ông chủ tịch lại gắt:
- Nhưng cả đống thế mà họ về thì đẩy mình đi đâu?
Lúc này Ma đam Le mới thủng thẳng lên tiếng:
- Tôi nghe anh Ấm chánh văn phòng bảo là nghe điện Văn phòng Bộ thông báo chỉ có bổ nhiệm chứ có nghe miễn nhiệm đâu mà các anh phải lo?
Ông chủ tịch liền hỏi “Uyliam” (cái tên “Tây gọi” của Ấm):
- Cậu Ấm, có đúng cậu nghe vậy không?
Uý Lý Ấm đứng lên khẳng định:
- Thưa anh đúng là em nghe  ông Chánh văn phòng Bộ nói như vậy ạ.
Ông chủ tịch lại lẩm bẩm như nói cho một mình mình nghe vậy:
- Mà quái lạ sao Cụ cũng không nói gì với mình? Cụ không muốn trao đổi thì cũng phải thông báo cho con cháu biết trước chứ!
Cứ những câu hỏi, rồi những câu trả lời thế này diễn đi diễn lại đến hơn nửa tiếng đồng hồ làm cô thư ký giám đốc không biết ghi biên bản cuộc họp thế nào. Cuối cùng hội nghị giải tán vẫn bỏ ngỏ phần kết luận.
Chưa hết giờ nghỉ trưa, mọi người trong Tổng công ty đã xếp hàng tại cửa thang máy mỗi tầng để lên hội trường ở tầng 28. Đúng 1 giờ chiều “Uyliam” Ấm đon đả dẫn ba người phái đoàn của Lãnh đạo Bộ vừa từ thang máy chui ra, tiến vào hội trường trong tiếng vỗ tay lẹt đẹt của cử toạ. Ba người đó được giới thiệu là một ông thứ trưởng mới lạ hoắc (chắc là đã cũ mèm từ Bộ khác mới sáp nhập về), một ông Vụ trưởng tổ chức cán bộ cũng mới toanh, chỉ có ông Thắng Chánh văn phòng cũ thì ai cũng quen mặt.
Sau màn dạo  đầu “kính thưa” của ông Chánh văn phòng Bộ, đến lượt ông  Thứ trưởng lên đọc quyết định. Ông hắng giọng rồi nói:
- Hôm nay tôi thay mặt Lãnh đạo Bộ đến công bố với các đồng chí “một quyết định thành lập doanh nghiệp” và “hai quyết định bổ nhiệm”.
Đoạn ông giương mục kỉnh lên đọc nguyên văn quyết định thành lập Trung tâm xuất khẩu lao động trực thuộc Tổng công ty VINAMAPROTEXCO do bộ trưởng ký và hai quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cho Trung tâm ấy gồm giám đốc Lê Hữu Mã và phó giám đốc Lưu Thị Đan Hạnh do thứ trưởng thường trực ký.
Nghe xong mọi người vỗ tay rào rào, tuy đã thở phào nhẹ nhõm nhưng ai cũng thấy hơi ngạc nhiên vì cái thằng Tóc Xoăn lấc cấc ấy liệu có làm nổi giám đốc không?
Khi đứng lên nhận quyết định thành lập doanh nghiệp mới, ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Tùm Lum có đôi lời với lãnh đạo Bộ:
- Thưa đồng chí thứ trưởng, thưa đồng chí Chánh văn phòng và đồng chí Vụ trưởng, bình thường mỗi khi nhận quyết định của Bộ thì ai cũng phấn khởi, nhưng hôm nay tôi phải nói thẳng, nói thật là mọi người từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên của VINAMAPROTEXCO hầu hết đều không vui. Bởi vì hôm nay chúng tôi đều quá bất ngờ. Bất ngờ vì những việc thuộc phạm vi quyền hạn của Tổng công ty mà lại phải nhờ Bộ làm giúp. Tôi không dám nói là chống lại quyết định của Bộ, nhưng chúng tôi xin phép Bộ là được bảo lưu thắc mắc này của chúng tôi lên đồng chí Bộ trưởng.
Sau khi tiễn khách rồi, ông Um xồn xồn gọi ông Chúi và bà Mai cùng ông lên ngay Bộ gặp lãnh đạo. Ma đam Le từ chối liền:
- Thôi, thôi hai anh đi đi, 3 giờ em có cuộc hẹn làm việc với Đoàn Ấn Độ rồi.
Thế là hai ông tạm dẹp “sự bất đồng nội bộ” sang một bên, cùng nhau đùng đùng đi gặp Bộ trưởng để hỏi cho ra nhẽ.
Nào có ai ngờ sự thể lại:
Ổn định chưa được bao ngày,
Bỗng đâu sóng gió đã lay động rồi. 
Chưa biết hai ông gặp Bộ trưởng, sẽ được Bộ trưởng giải thích ra làm sao. Xin xem tiếp hồi sao sẽ biết.