Chương III

     ại nói chuyện Cơ với tôi.
Hôm ấy, chúng tôi từ chợ Ngọc ra đi ý định dò đường từ Yên bảy xuống Phú thọ
Hành lý và đồ vẽ gói làm hai gói, tôi đeo một và Cơ đeo một. Chúng tôi mỗi người cưới một con ngựa buông cương cho chúng đi thong thả để vừa ngắm phong cảnh hai bên đường vừa nói chuyện.
Bấy giờ đương mùa thu, tiết trời còn ấm và rang mây ban sáng rất đẹp tuy trước lúc mặt trời mọc, rừng núi còn bị sương mù bao phủ…
Cơ trỏ những cánh rừng đằng xa mà tiết thu đã làm vàng úa nhiều khoảng:
- Có đi đến đây mới biết hai câu thơ của Tản Đà là hay.
- Câu nào?
Anh cất tiếng ngâm:
“Sắc thu nhuộm ố quan hà,
Cỏ vàng, cây đỏ, ánh tà tà dương”
Chữ nhuộm ố thật tuyệt!
Nghe câu thơ, tôi cũng thấy lòng dào dạt thi hứng. Tôi để ý nhìn những cây to bắt đầu vàng lá trên nền xanh những cây kroong nở hoa đỏ rực làm cho từng mảnh rừng trở nên như một tấm áo gấm của một thi sĩ lãng mạn cổ thời bị những vết hoen ố sau một tiệc lớn ở nơi lầu hồng có nhiều giai nhân, nhiều thơ và rượu. Gần hơn nữa là những cánh đồng úa màu rạ héo trên đó lẻ loi một vài ngọn đồi con trồng cọ là nơi người ở.
Đứng xa xa mà trông những nếp nhà thấp thoáng sau lớp cỏ mọc cao, thực chẳng khác chi những các kiệu hoa của các bà chúa trong cổ tích hiện thấp thoáng dưới bóng tàn quạt.
Chúng tôi cứ mặc cho ngựa thủng thẳng đi bước một. Dọc đường, thỉnh thoảng hiện ra một cô sơn nữ cưỡi trên lung trâu hoặc một vài người đàn bà ở rừng về, trên vai một gánh măng tre kixu kịt…
Tất cả người, vật, cỏ, cây đều chìm đắm trong một không khí lặng lẽ.Cái lặng lẽ miều rừng nó đè nặng xuống tâm hồn người ta như một sức ép nghìn đời.
(Kiểm duyệt bỏ (1))
- Tâm hồn họ tê liệt đến nỗi khi phát tiết ra ngoài là y như nhuốm buồn. Anh cứ để ý nhận các câu hát của họ thì thấy rõ rằng dù là câu hát vui, cái giọng cũng rền sĩ như oán than vậy.
- “Phải, anh nói đúng!”
Dứt lời, Cơ cất tiếng hát:
(Kiểm duyệt bỏ (1))
“Ai đem tôi đến chốn này
Bên kia thời núi, bên này thời khe
Bầu trời bị áng mây che
Cuộc đời lãng tử éo le muôn sầu!”
Dứt câu hát bỗng Cơ gọi tôi:
“- Này anh Khôi này!...
Tôi ngẩng đầu:
- Gì?
“- Cái sức chi phối của hoàn cảnh mạnh thật!”
- Anh định nói gì?
“- Tôi muốn nói rằng tâm tình của mỗi cá nhân cũng giống như của dân tộc, thường là cái phản ảnh của các điều kiện địa lý và thời tiết.
- Đồng ý.
“- Có phải không anh?”
Tôi ngắt:
- Cái điều anh nói có giá trị tâm lý lắm!
Cơ giảng giải:
“- Này nhé, bọn chúng mình sinh trưởng ở hạ du mỗi lần phóng tầm con mắt qua song cửa là y như thấy một cảnh phẳng lặng, bát ngát, một đường chân trời thường xám mốc như một nét chỉ xanh phai và một vòm mây lúc nào cũng vẩn màu nước gạo. Trong hoàn cảnh ấy, tâm tình và ý tưởng của người ta đều bị pha loãng đi, vì như mấy hạt muosi rơi trong một bát nước lớn. Sự kết tinh không thể có được.Người miền rừng, trái lại, hồ trong ra ngoài là y như nhỡn quang vấp phải sườn núi dốc. Họ bắt buộc nhìn lên cao và do thế tư tưởng họ dễ lạc vào cõi siêu hình. Các vị giáo chủ thường sinh ở miền rừng núi. Thêm nữa, cuộc sống tàn bạo và nhuốm màu của điều thú dễ gây cho người ta những tình cảm bạo dạn, lớn lao. Các bậc anh hung thường hay sinh ở miền rừng. Cái vẻ hoa ngàn, mây sớm trăng đêm, gió chiều, những tiếng chim, tiếng gió, tiếng suối, tất cả đều có ảnh hưởng đến giác quan và cảm xúc của người ta và tạo ra thi nhân nghệ sĩ.Bọn người thành thị chúng đã sống ở trong một hoàn cảnh tẻ ngắt, đều đều ngày nào cũng giống ngày nào nên thường hay quay sức hoạt động tinh thần vào nội tâm.Các nhà học giả, các nhà văn tâm lý đều là sinh ra ở chỗ đô hội.
Ấy là nói những trường hợp cá nhân.
Các dân tộc cũng vậy thôi.
Dân miền lạnh, sống một đời khó khăn nên có tính hoạt động hơn dân miền nóng có những ruộng đất phì nhiêu.
Tôi cười:
- Lý luận giỏi lắm rồi, nhưng tôi thì thấy kiến nó bò bụng dữ lắm đấy!
“- Tôi cũng đói!”
- Ta xuống ngựa, ngồi nghỉ trên than cây đổ kia mà đánh chén thì thú lắm!
Cơ lắc:
-“Theo ý tôi thì cứ mặc cho ngựa nó đi, được đoạn đường nào hay đoạn trường ấy. Mình có thể cứ vừa ngồi trên yên vừa đánh chén được kia mà! Nếu mình dềnh dang ngồi nghỉ, tôi e sẽ gặp tối trước khi đến chỗ trọ cũng không biết chừng!
-  Anh nói có lẽ.
Tôi vừa đáp vừa mở cái mo cau bọc một nắm cơm gạo nương dẻo như cơm nếp và thơm như cốm và một gói thịt gà rán hành mỡ.
Chúng tôi cho hai ngựa đi sát nhau để chia nhau ăn.
Cơ tấm tắc khen:
“- Cứ chê Mán! Họ ăn ranh đáo để!”
Tôi cười:
Cái ấy đã cố nhiên: cơm nướng với thịt gà rán thì thực là thần tiên!
(1) Những câu này bị kiểm duyệt bỏ hồi còn bị pháp thuộc vì tôn trọng quyền tác phẩm chúng tôi để y vân.