Chương V

     ai chúng tôi giật cương cho ngựa tiến lại phía chân núi và loay hoay tìm mãi…
Tuyệt nhiên không có đường lối nào cả!
Còn cái tiếng “giã gạo” thì nghe đã rõ rệt lắm…
Bên kia dải núi tất là có người.
Sự ấy không thể chối cãi được nữa.
Nhưng làm thế nào vào được?
Trèo qua núi ư?
Núi cao lắm và rậm lắm!
Lúc nãy, chúng tôi chỉ có lo không mà thôi.Bây giờ thì, ngoài mối lo, chúng tôi lại them một nỗi nóng ruột nữa.
Không nóng ruột làm sao được khi biết đích rằng bên kia núi có người ở mà lại chẳng có cách nào vào tới nơi được!
Tôi nhìn vẩn vơ, hết sức tìm cách giải quyết sự khó khăn…
Nhưng càng nghĩ, óc càng bị đặc mãi lại.
Trong khi ấy, bóng tối mỗi lúc một dầy…
Tôi bỗng nhìn xuống dòng suối.
- Cái gì như chuối họ băm cho lợn ăn nói trôi ở suối kiakia…
- Đâu?... Đâu?...
- Anh trông kỹ xem.
- À, phải rồi. Con suối này ăn thong vào trong xóm!
- Cái ấy đã hẳn!
- Ta thử lội xuống xem nào…
- Để làm gì?
- Để xem hễ suối nông thì ta lội theo dòng mà vào. Người đường rừng tính thích cô độc và hay nghi ngờ. Họ thường ở khuất nẻo và thường lợi dụng suối nước để làm đường đi là có ý không muốn kẻ khác nhận được dấu chân họ.
- Anh học ai được cái bí mật ấy?
Cơ cười, hai hàm rang trắng nhởn.
- Tôi nghe các người ở lâu mạn ngược nói như thế.
- Có thể tin được.
- Tin được hay không, nhân dịp này thí nghiệm thì rõ hư thực…
- Không thí nghiệm cũng không được, vì chẳng nhẽ cứ đứng yên ở đây!
- Nào thì đi!
Chúng tôi quất ngựa xuống suối.
Mực nước không sâu, dòng không chảy xiết lắm.
Hai con ngựa cứ đi ngược mãi vào phía trong, làm cho nước suối bị khua động ào ào…
Tôi bảo Cơ:
- May ra thì anh đoán đúng!
- Hi vọng lắm vì suối quang tỏ ra có người đi lại luôn, anh hẳn đã thấy nhiều khúc suối ở chỗ hoang vắng chứ?
- Đã. Hai bên bờ, những dây leo và sạy mọc lan phủ ra giữa dòng lắm chỗ đan xoắn cả vào nhau chứ khi nào lại quang đãng như ở đây.
Chúng tôi cho ngựa lội một quãng xa nữa…
Cơ bỗng rú lên:
- Kia rồi!
Tôi cũng mừng quá:
- Thoát nạn!
Trước mặt chúng tôi, độ vài trăm thước, ánh đèn thấp thoáng hiện ra…
Chúng tôi đã qua khỏi bức thành đá.
Hai bên bờ suối, ruộng và ruộng mở ra bát ngát…
Chúng tôi bỏ suối lên cạn.
Tiếng vó ngựa vừa khua mặt đất, đàn chó trên các nhà đã thi nhau sủa óc ách vang cả núi non chung quanh.
Tiếng chó sủa đối với người khách lỡ độ đường sao mà vui tai thế!
Trên các nha, vô số người lố nhố hiện ra.
Họ chắc lấy làm lạ lắm.
Và chắc không hiểu bọn tôi là thứ người gì, tối tăm sao bỗng lạc tới đây lại đã làm cách nào mà thông tỏ ngỡ ngàng được nhay vậy.
Tôi bảo Cơ:
- Ta la lên ngay nhà đầu xóm, anh ạ.
- Nhà nào thì nhà, miễn có chỗ ngả lưng là được.
Chúng tôi đã đến gần.
Ồ, sao mà tiếng “oanh” nhiều thế!
Cơ cất tiếng:
- Chúng tôi nhỡ độ đường, trên nhà cho chúng tôi nhờ một đêm thì cảm ơn quá…
Chủ nhân đáp vọng xuống; tiếng nói hầu bị tiếng chó sủa át đi.
- Được rồi! Mời các ông cứ lên…
Một chàng trẻ tuổi chạy xuống thang.
Chàng ta chào chúng tôi rất lễ phép.
- Các ông đưa cương ngựa cho tôi và mời các ông lên nhà.
Chúng tôi làm theo lời chàng tuổi trẻ.
Cơ ghé tai tôi, khi hai an hem đã tới đầu thang:
- Ồ, phải chăng đây là Đào nguyên?
- Tôi cười;
- Mà chúng ta là hai chàng Lưu, Nguyễn vậy!
Thực thế, cái cảnh lúc bấy giờ quả thực là cái cảnh Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc đến làng tiên ở.
Là vì, trên nhà, trừ ông cụ già với chàng tuổi trẻ vừa xuống đón ngựa của chúng tôi, chỉ toàn đàn bà là đàn bà, nói đúng hơn thì chỉ toàn con gái.
Họ tất cả sáu người và tuy áo chàm chân không mà tươi đẹp một cách lạ.
Tính vốn tinh nghịch, Cơ nói một câu bằng tiếng Pháp:
- Rõ thực là kỳ dị! Lúc nãy thì vừa lo đói, rét và hùm; giờ thì sẽ được đủ các thứ: no, ấm, lại thêm các nụ cười, các đôi mắt, có thể làm cho tấm lòng lữ khách quên cô đơn!