Chương IV

     ặt trời đã lặn một lúc lâu.
Đằng phương tây, bên trên đỉnh núi mờ mờ tím, rang mây chỉ còn hơi phơn phớt mầu son loãng.
Tự các lòng thung, bốc lên một thứ hơ, làm tỏa lan và bao phủ dần cả vật sắc.
Hơi lạnh bắt đầu thầm như dội nước xuống vai chúng tôi, làm cho cả hai cùng cảm thấy một sự buồn man mác và, trong một phút chúng tôi thèm thuồng cái cảnh một gian buồng ấm áp và đầy những tiếng cười giòn của con trẻ sáng rực bởi một đôi mắt nhung âu yếm.
Tự nhiên, tôi nhớ đến mấy vần thơ của nữ thi sĩ Thanh quan:
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi;
Dặm liễu sương sa, khách bước dồn!
Kẻ chốn chương đài; người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn!...”
Cơ gắt:
“ - Đã buồn chết người đi thế này lại còn ngâm thơ buồn!”
- Cũng buồn kia à?
“ - Hẳn đi chứ!Người ta gặp những thời cảnh này dễ mấy ai đã không cảm thấy chi giang hồ chùn lại và cũng trở nên tầm thường như ai.Là vì người ta dù dù sao cũng chỉ là người mà thôi!”
Tôi nhìn quanh mình:
- Chết nhửa! Làm thế nào ấy giờ. Quanh đây, hình như không có nhà cửa gì thì phải!
Cơ cũng ngơ ngác nhìn quanh:
“- Có lẽ không thật! Ta thử tìm xem…”
Tự nhiên, chúng tôi cảm thấy một lo sợ hồi hợp.
Cơ đã nói trúng một ý nghĩa của tôi:
“ – Nếu không tìm được nơi trú thì nguy quá! Chỗ này rừng rú hoang vu, hai an hem biết làm thế nào? Không nói chi đến khoản kia (ý Cơ định nói hùm, nhưng theo tục đường rừng, người ta hay kiêng), nguyên cứ sương lạnh cũng đủ chết!”
Chúng tôi nhìn nhau, sự lo lắng hiện rõ trên mặt…
Là bởi, nơi ấy quả nhiên như lời Cơ nói, là một chỗ hoang vu lạ!
Phía trước là một bãi cỏ gianh bát ngát (rừng gianh thường là nơi trú ẩn của hổ) tay phải là một dãy núi đá ngọn chìm trong sương. Về bên trái, một cánh rừng cây rậm nom lù lù như cả một bức thành bằng bóng tối…
Chúng tôi muốn đâm hoảng!
Lắng nghe xa gần chỉ có tiếng cú kêu từng giọt, từng giọt thấm lạnh vào tâm hồn; và tiếng suối ồ ồ đâu đó…
Các chuyện huyền bí mà óc tưởng tượng bị sảng loạn của người dân thổ trước đã khéo thêu dệt ra quanh con chim đêm nọ cứ kể tiếp nhau vẩn vơ trong óc tôi…
Tiếng cú kêu, theo như óc tin của dân rừng núi, bao giờ cũng là một điềm gở nó báo trước một tai nạn phi thường.
Cũng như con chim báng!
Ấy là một thứ chim hung thần mà tôi chưa từng mắt thấy nhưng đã một lần được nghe nó kêu.
Ghê lắm!
Dù người không mê tín mà giữa đêm khuya canh vắng, nơi rừng thiêng nước độc, bỗng nghe con chim lạ lung ấy thì cũng phải rợn tóc gáy.
Nói là nó kêu thì không đúng. Phải nói là nó gào lên,nó rú lên mới đúng sự thực.
Nguyên một đêm, tôi đương nằm một bên bàn đèn với một ông Mán già, bỗng nghe ngoài đêm mù mịt có một cái gì dội lên một đột ngột và khủng khiếp: “A…i…ôi…i…”
Tôi giật mình nhỏm dậy:
- Quái! Hình như có ai bị nạn!...
Ông già Mán điềm nhiên nghe; mắt lim rim nửa thức nửa ngủ…
Tôi gọi ông ta:
- Này, ông  không nghe tiếng à? Có ai bị hùm nó đuổi thì phải!...
Ông già thủng thẳng đáp:
- Làm gì có!
- Đấy thôi?
- Không phải.
- Ồ!...
- Đấy chỉ là một con chim nó kêu…
- Một con chim à?
- Ông lão gật:
- Ừ, một con chim, tên nó là con chim báng.
Tôi bỡ ngỡ:
- Con chim báng? Lạ nhỉ!...
- Nó kêu độc lắm đấy…
- Độc như thế nào?
- Nó kêu thì có người chết. Ai chửa con so lấy cái chõ úp lên đầu mà nghe thì biết nó gọi tên người nào…
Ấy đại khái, ở đường rừng, mỗi con vật lạ đều có một tích lạ, một bầu không khí bí mật bao phủ quanh nó như thế.
Con cú cũng vậy.
Tôi xưa nay không tin tưởng gì mà trong trường hợp này lòng tự nhiên cũng đam hoang mang lạ.
Tôi bảo Cơ:
- Anh có nghe tiếng không, nghe tiếng con chim cú?
- Có. Sao nữa?
- Con chim ấy kêu độc lắm?
Cơ nhìn tôi và bật lên một chuỗi cưòi giòn.
Nhưng tiếng người nổi dậy trong yên lặng ấy nghe không hợp chỗ.
Cơ chứng cũng có cảm tưởng như tôi nên cười xong thì không nói gì nữa.
Tôi khẽ nói, giọng chế giễu:
- Sao anh lại cười và cười xong lại thôi?
Cơ cũng hạ thấp giọng xuống:
- Chả cứ một mình tôi!
- Ồ, dễ anh tưởng tôi…
- À không, tôi có tưởng tiếc gì đâu!
- Thế thì được!...
Bỗng Cơ ngừng nói, anh đạp vào vai tôi, mặt ngẩn ra như lắng nghe, mắt sáng quắc…
Tôi hỏi:
- Cái gì thế?
- Nghe mà xem!...
Tôi rùng mình:
- Ừ, nhưng nghe cái gì mới được chứ?
- Cái gì như tiếng giã gạo!
- Đâu?
Cơ trỏ vào ngọn n úi đã bên tay phải:
- Ở phía này.
- Trong núi làm quái gì có người ở! Anh chỉ được cái nghe hoảng!...
Tuy nói thế mà tôi cũng lắng nghe…
Ừ, mà có tiếng giã gạo thật!
Một tiếng thậm thịch đều đều nó phải là cái tiếng phát ra do một ý định chứ ngẫu nhiên sao có được như thế!
- Anh nói có lẽ phải!
Cơ mừng quýnh:
- Đích xác rồi chứ còn có lẽ gì nữa!
- Ta thử vào xem làm sao…
- Cái ấy đã nhất định rồi!