UNG CHÍNH
- 4 -
Bạn bè như vậy

    
ng Chính còn biết kết giao bè bạn? Biết chứ. Ung Chính thích thú nhất với quan hệ quần thần: “Nghĩa vững như quân thần, tình giống như bằng hữu”. Chỉ có điều, là “bằng hữu” với Ung Chính không dễ. Nếu ai đó đã phụ “ý tốt” của Ung Chính thì lập tức sẽ bị trở mặt và trở mặt lợi hại hơn nhiều so với bè bạn thông thường.
Con người Ung Chính bất kể là đương thời hay hậu thế đều rất dễ bị hiểu lầm. Ung Chính khô khan độc đoán, cương nghị khắc nghiệt, sấm rền gió giật, không hề nể mặt, nổi tiếng là “vương gia mặt lạnh” và “hoàng đế máu rắn”. Thêm nữa hàng ngày hàng đêm Ung Chính xử lý chính sự, không được nhiều người vui lòng thích thú, vì vậy, không ít người tương tượng Ung Chính thành lão già cứng nhắc đơn độc, thành bạo chúa tâm lý khác thường hoặc một cỗ máy giết người lạnh tanh. Thực ra, không phải thế. Ung Chính khe khắt nhưng ban không ít ân, Ung Chính lạnh lùng nhưng không vô tình. Không chỉ có tình, thậm chí Ung Chính còn làm việc theo tình cảm. Và cũng chính vì làm việc theo tình cảm lại chua chát, khe khắt nên Ung Chính đã làm tổn thương người khác, nhiều người không thể tiếp thu nổi.
Thực ra ở Ung Chính cũng có mặt ôn hoà. Trên các sớ tấu thỉnh an của các thần tử, Ung Chính thường phê: “Trẫm vẫn khỏe, khanh có khỏe không” hoặc “trẫm khỏe, ngươi khỏe không?”. Lời phê ngắn ngủi nhưng ngữ khí lại đượm màu thân thiết, không phải là lời văn đầy vẻ quan trường. Ung Chính cũng biết nói chuyện phiếm, chuyện nhà chuyện cửa với các thần hạ. Những lúc hứng khởi, thích nói gì thì nói nấy. Ví như: “Hay lắm, hay lắm! Sau khi đọc xong bản tấu này mà không thích, không vui, trừ phi không phải hoàng đế” hoặc “Lý Chi Anh không còn là người nữa! Đáng cười! Thực buồn cười!”, “Truyền khẩu dụ cho hắn, trẫm cười đến chết mất, thực là vũ phu!”. Ung Chính còn viết cả bốn chữ vào bản tấu: “Nên! Nên! Nên! Nên!”. Đúng là yêu ghét hiền ác đều hiện thành lời, vui cười giận mắng đều thành văn, không làm ra vẻ hoàng đế, lại từa tựa như thánh nhân. Chẳng trách sử gia đã công nhận, đọc ngự phê của Ung Chính quả thấy thú vị, đọc ra một Ung Chính đích thực.
Đôi lúc Ung Chính còn tỏ vẻ ấm ức với các thần hạ, “trẫm có những nỗi khổ không nói hết được” hoặc “trẫm bi phẫn đến uất ức, không thể hình dung thành lời, đành chịu vậy”. Nghiêm trọng nhất là sau khi nghe được lời “phỉ báng” của Tằng Tĩnh, Ung Chính nói với Ngạc Nhĩ Thái: “Làm gì có chuyện buồn cười như vậy, có người đáng hận như vậy. Tuy là lời nghịch của loại phỉ, nhưng cũng phải có nguyên nhân gì chứ. Như vậy là trẫm không làm nổi hoàng đế nước Đại Thanh! Còn muốn trẫm phải làm gì nữa?”. Rõ ràng là uất ức đầy bụng cũng không biết thổ lộ cùng ai. Hoàng đế không nên nói ra những lời uất ức, đằng này lại nói tới mức không làm nỗi hoàng đẽ, có thể coi đây là nôi uẫt ức lớn nhất trong lịch sử. Uất ức được thổ lộ với thần liêu, thần liêu được coi là bè bạn.
Ung Chính cũng biết thể tình, khoan dung với thần liêu, Tổng binh Đài Loan, Lam Đình Trân(1) có tên trùng với tên của Ung Chính, dâng biểu cầu xin được đổi tên, tránh tội phạm huý, Ung Chính đã bảo không cần, còn nói thêm, “Trẫm rất thích cái tên này”. Thạch Văn Trác nhận lệnh thẩm án tham ô của Trình Như Ty, vì lần trước đã hoàn thành tốt công việc, lần này người liên quan tới án rất phức tạp, nên phải đắn đo suy nghĩ, hốt hoảng không yên, Ung Chính cũng nói không cần “Trẫm sẽ lượng thứ, vì lần này có nhiều điểm khó”. Tổng đốc Lưỡng Quảng, Khổng Dục Tuần nhận mua và vận chuyển gỗ tử đàn cho Niên Canh Nghiêu, sau khi Niên bị đổ, đã dâng sớ xin chịu tội, Ung Chính nói: “Đó là tội nhỏ, lý nào trẫm lại không lượng thứ? Trẫm không trách ngươi đâu”. Hơn thế, Ung Chính còn nói thêm: Niên Canh Nghiêu được thể làm bừa, “Do trẫm nhìn nhầm người, sủng ái một tên phỉ. Tự trẫm sẽ xem lại, cớ gì để liên luỵ tới người vô tội?”. Ung Chính đã nhận mọi trách nhiệm.
Cũng vậy, mọi người hết sức cảm động khi Ung Chính đã giải thoát cho tổng binh Hưng Hán, Thiểm Tây, Lưu Thế Minh. Vì có người em là Lưu Tích Viện móc nối với phỉ và bị bắt, nên Lưu Thế Minh đã dâng sớ xin chịu tội, nói: “Bản thân không chính, người khác chính sao được, đối mặt với thuộc viên, thần hổ thẹn cấp báo vậy”. Ung Chính an ủi luôn: Trẫm cũng có hai người em A Kỳ Na, Tắc Tư Hắc như vậy, ai dám đảm bảo Lưu Thế Minh không có em như Lưu Tích Viện? Không chỉ anh em mà ngay cả con cái, ai mà biết chúng đang nghĩ gì, làm gì?”. Mấy lời nói thật chân thành. Vì vậy Ung Chính khoan dung với Khổng Dục Tuần, Lưu Thế Minh, được coi là “làm trò” với mục đích chính trị và “làm trò” một cách chân thành.
Có nhiều điểm chứng tỏ Ung Chính luôn quan tâm ưu ái thần hạ, như dắt dẫn từ từ từng bước từng bước, thể tình với người khác. Tháng tám năm thứ nhất, Ung Chính ban cho Bố chánh sứ Phúc Kiến Hoàng Thúc Uyển được quyền mật tấu (phần sau sẽ nói rõ hơn về đặc quyền này). Hoàng dâng sớ tạ ân, Ung Chính có lời dặn dò: Khanh có đặc quyền nhưng không được lạm dụng, bừa bãi: 1. Không được lấy đó để ép cấp trên. 2. Không thể phô trương với người khác. 3. Không thể dâng tấu liên miên. Tấu nhiều lần, cấp trên sẽ nghi ngờ khanh, thật bất lợi. Điền Văn kính được phá lệ thăng nhiệm làm tuần phủ Hà Nam. Điền vô cùng cảm tạ ân đức đó. Ung Chính liền dặn dò thêm: “Quá lo về chuyện thiên hạ là không đủ sức, phải biết nên làm gì”. Không nên vì báo ân mà làm việc quá sức, là không tốt. Sau này, Điền Văn kính thúc đẩy việc cải cách của Ung Chính, khắp nơi vang lên bài ca của nước Sở(2), Ung Chính lại an ủi: “Tránh sao khỏi lời ca thán của lũ tiểu nhân, không cần phải bực bội, hẹp hòi”. Hoàng đế cất nhắc đại thần, ai cũng mong được thần hạ cảm ơn báo đáp, Ung Chính cũng vậy. Nhưng trong lúc Điền Văn kính vội vã muốn báo đáp, Ung Chính lại giúp để ngăn ngừa sự nôn nóng, như vậy là hiểu người; trong lúc Điền bị công kích, Ung Chính lại khoan dung giúp đỡ, như vậy là giỏi dùng người.
Ung Chính không chỉ biết bồi dưỡng năng thần, trọng thưởng gián thần, còn không so đo chuyện họ có phạm thượng hay không, có nói những lời đúng sai hay không. Lúc Ung Chính vừa lên ngôi, ở ban kiểm thảo Hàn lâm viện có người là Tôn Gia Cam dâng thư bàn việc, yêu cầu Ung Chính thân cốt nhục, bỏ quyên nạp, bãi Tây binh. Nếu nói là bỏ quyên nạp (bỏ việc bán quan) thì còn có thể bàn, còn hai việc kia đều là việc Ung Chính không muốn nghe. Quan viên Hàn lâm viện vốn là các quan thị tòng văn học, không nên nhiều chuyện; quan vị của Tôn Gia Cam lại rất thấp, là quan thất phẩm. Quan thất phẩm muốn nhảy ra gây chuyện với hoàng thượng, muốn bàn về phương châm chính trị to lớn của đất nước, khác gì muốn tìm đến chỗ chết. Vì vậy, Ung Chính long nhan thịnh nộ, trách vấn viện học sĩ (viện trưởng) Hàn lâm viện, là làm gì, sao lại điên cuồng như vậy? Thái phó Chu Thức ở bên cạnh nói, người này tuy điên cuồng bừa bãi, nhưng thần rất phục vì hán thực gan dạ. Ung Chính liền giương mát nhìn Chu Thức, nghĩ một lát rồi cười nói: Ngay như trẫm cũng không thể không phục sự gan dạ của người này. Lập tức cất nhắc Tôn Gia Cam là Quốc tử giám tư nghiệp. Sau này, Tôn Gia Cam vẫn luôn nêu ý kiến. Ý kiến tuy không được dùng, nhưng Tôn vẫn luôn thăng tiến.
Có điều, những ai luôn xem thường chế độ của đất nước, nghi lễ quân thần, Ung Chính sẽ không bao giờ thể tình với người đó. Tháng tư năm thứ hai, Ung Chính bình định xong Thanh Hải, được các quan triều bái chúc mừng. Viên ngoại lang bộ Hình là Lý Kiến Huân và La Thực đã thất lễ trước mặt vua, bị ngôn quan(3) hạch tội đại bất kính, theo luật đáng phải chém đầu. Ung Chính nói, nay ngày đại hỷ, hãy gửi lại hai cái đầu của họ. Nghi thức tiếp tục, lại có người phạm sai lầm, sẽ giết luôn chúng. Lúc đó, đừng nói là trẫm muốn giết người, mà là người không giữ quỵ chế muốn giết chúng. Cũng tức là, hai người đó chết hay không chết, quyết định bởi người khác có phạm sai lầm hay không, người phạm sai lầm không chỉ bị xử trị, mà còn phải gánh trách nhiệm hại chết người khác. Chỉ có Ung Chính mới có được sự “tính toán xuất thần” như vậy.
Một mặt thì ôn tồn chỉ dẫn từng ly từng tí một, mặt khác lại đâm thủng đầu tóc máu kẻ có lòng lang dạ sói bằng con dao nhọn; một mặt từ một chút không như ý đã biến thành tội lớn, mặt khác, một xúc phạm ghê gớm lại được coi nhẹ, đáng để thưởng thức, nhiều người lại coi đó là sự “buồn vui thất thường” của Ung Chính. Ngạc Nhĩ Thái lại thấu hiểu sự huyền bí ở trong đó. Ngạc Nhĩ Thái cũng là người từng vuốt râu con hổ Ung Chính. Ngạc Nhĩ Thái, tự Nghị Am, họ Tây Lâm Giác La, người Tương Lam Kỳ Mãn Châu, thế tập quý tộc. Ngạc Nhĩ Thái rất có tài, năm hai mươi tuổi đậu cử nhân, năm hai mươi mốt tuổi là ngự tiền thị vệ, nhưng vì là người cương trực, không chịu dựa dẫm ỷ thế, nên mãi năm bốn mươi tuổi mới là viên ngoại lang phủ Nội vụ. Ngạc Nhĩ
Thái viết vài câu thơ: “Xem ra bốn mươi là như vậy, dù đến rrăm năm vẫn uổng công”. Lúc đó Ung Chính còn là Thân vương, đã nhờ người chuỵển lời đến Ngạc Nhĩ Thái nhờ làm việc, có ý muốn kéo Nhĩ Thái nhập bọn, nào ngờ Ngạc Nhĩ Thái đã từ chối thẳng thừng, nói “Hoàng tử nên nuôi đức xuân hoa, không nên kết giao ngoại thần”. Ý muốn nói, Ung Thân vương nên tự trọng, gìn giữ luật pháp. Ung Chính đã va vào chiếc đinh mềm, không chỉ không hận Ngạc Nhĩ Thái, ngược lại còn rất tán thưởng, khâm phục một nam tử hán một trực thần địa vị thấp hèn nhưng dám chống lại Thân vương chí tôn. Sau khi lên ngôi đã nhanh chóng trọng dụng Ngạc Nhĩ Thái. Một năm thăng phiên tử, ba năm thăng tổng đốc, sau mười năm thăng thủ phụ, trở thành người - được Ung Chính tín nhiệm nhất chỉ sau Doãn Tường.
Quân thần gặp gỡ như vậy, ai mà không ngưỡng mộ, vì vậy mọi người muốn biết bí quyết làm gì để được sủng ái. Ngạc Nhĩ Thái cũng không hề giấu giếm. Ngạc Nhĩ Thái từng nói, cách dùng người của đương kim hoàng thượng là “vô cùng thần kỳ” nhưng không ngoài hai chữ: Chí thành. Cũng tức là, hoàng thượng đối với thần hạ chí thành, thần hạ đối với hoàng thượng cũng phải chí thành. Thành là linh, linh là thông. Nếu quần thần luôn đối xử với nhau chí thành, thì trên dưới hết trở ngại, cùng nhau tương thông. Tâm linh giữa quân thần tương thông, tự nhiên sẽ luôn thông suốt. Vì vậy, làm việc với Ung Chính, nói dễ không dễ, nói khó không khó. Chỉ một câu thôi, cần phải “thực tâm thực lực”, “mọi hy vọng, suy đoán khác đều vô dụng, đều không thể”. Vì hoàng thượng không hề thành kiến với ai, chỉ là anh có thành tâm hay không. Nếu là trung thành, thật thà, dù phạm sai lầm lớn cũng chẳng sao, nếu là thủ đoạn, lấy lòng, dù khuyết điểm nhỏ, cũng không tránh khỏi bị khiển trách (nếu không lừa dối, sai lầm lớn cũng tha; nếu bày đặt hoặc lấy lòng, việc tuy nhỏ cũng bị trừng phạt). Thực tế đó cho chúng ta hay: Trước mặt Ung Chính, phải thành thực, giữ bổn phận, nhìn thực tại, có một nói một, có hai nói hai; đừng mơ tưởng, suy đoán; đừng thủ đoạn, lấy lòng; đừng văn hoa, chải chuốt, đừng tự cho là thanh cao. Chỉ cần không dẻo mỏ, không giở trò, thì Ung Chính luôn là ông chủ dễ hầu hạ.
Ung Chính luôn tán thưởng cách nói của Ngạc Nhĩ Thái. Xem sớ tấu của Ngạc Nhĩ Thái, Ung Chính đã có lời phê: “Trẫm nén lệ mà đọc”. Nói vậy là thực bụng. Vì từng câu từng chữ của Ngạc Nhĩ Thái đã nói được nỗi lòng của Ung Chính.
Ung Chính là người có lòng tự tin và tự thị (tự thừa nhận mình) rất cao. Có người phê bình Ung Chính là “tính cao ngạo, lại nghi kỵ, tự cho rằng trong thiên hạ không có việc gì là không biết rõ, không có việc gì không làm được”, nghe cũng có lý. Cả đời Ung Chính chỉ có ba điều thấy tự đắc và tự khen. 1. Tự cho hết lòng vì công việc, nghĩ gì làm gì đều vi quốc gia xã tắc; 2. Tự cho là, nắm rõ từng việc, không ai có thể giấu được điều gì; 3. Tự cho mình là thanh cao, mắt không có hạt cát nào, lòng dạ không vướng một chút bụi trần. Là hoàng đế, có thêm ba điều đó, nên Ung Chính sẽ chẳng nể tình khách khí với bất kỳ thần liêu nào. Ai đó dám giở trò mẹo vặt trước Ung Chính hoặc bị Ung Chính coi là kẻ hay giở trò, thì đừng trách vì sao Ung Chính không nể mặt.
Như Dương Danh Thời đã nói ở phần trước, mọi đen đủi đã đổ lên đầu người này. Dương Danh Thời kiến nghị tu sửa kênh đào Tuấn Nhĩ Hà là một việc tốt, nhưng Ung Chính lại cho Dương lòng dạ bất kính. Lý do là: 1. Là việc tốt sao sớm không làm tối không làm, sớm không nói tối không nói, lại đề xuất vào lúc bản thân sắp bị điều khỏi nhiệm sở. 2. Vì sao không dùng loại tấu bảo mật để xin ý kiến hoàng thượng, lại dùng tấu không bảo mật, cố ý để cả triều đều biết? 3. Vì sao không chờ quan mới đến nhiệm sở và quan mới sẽ dâng tấu hoặc liên doanh cùng dâng tấu? Rõ ràng, Dương Danh Thời muốn có hư danh. Sự việc đã quá rõ ràng! Việc tu sửa kênh đào này là công trình như thế nào, chẳng lẽ Dương Danh Thời có thể hoàn thành trước khi rời nhiệm sơ? Đương nhiên là người sau phải làm việc đó. Biết việc do người sau làm, vậy vì sao phải giành nêu ý kiến trước? Chẳng phải việc dành cho người khác, tiếng tăm thì dành cho mình hay sao? Muốn thiên hạ biết mình là người thương dân, nên phải giơ trò với hoàng đế, tấu báo không bảo mật, là ý gì vậy? Sợ hoàng đế không báo với thiên hạ rằng đó là chủ ý của ngài Dương chăng?
Vì vậy Ung Chính mới phẫn nộ và có lời chê trách, bụng dạ ngươi chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến người khác, thậm chí ngươi là kẻ không coi trên coi dưới ra gì, còn dám giơ mặt ra tự nhận mình là người có học sao? Vì vậy, Ung Chính mới phạt Dương Danh Thời tự bỏ tiền ra tu sửa, nếu chưa xong thì con cháu tu sửa tiếp. Ung Chính nói, phải phạt như vậy để “người thiên hạ đều hiểu kẻ chuộng hư danh không chỉ bản thân phải chịu tội, mà còn liên luỵ tới con cháu sau này”.
Ung Chính có những yêu cầu khắt khe với người khác, còn bản thân thì thế nào? Ung Chính cho rằng mình làm tốt. Ung Chính nói: “Lương tâm trẫm có thể xứng với trời xanh, xứng với hoàng khảo, có thể tặng cho ức vạn thần dân trong thiên hạ”. Ung Chính đúng là “một lòng vì công”, một lòng một dạ, chân thành trị lý tốt thiên hạ, đất nước. Ung Chính thức khuỵa dậy sớm, áo mỏng cơm thường, mười ba năm như một ngày. Lúc nào cũng mạnh mẽ không nghỉ, lúc nào cũng đề phòng cẩn thận. Mờ sáng đã dậy, tối mịt mới nghỉ, ăn một chút gì đó. Chưa nói tới việc khác, chỉ riêng số công văn đã phê duyệt đã in thành “Thượng dụ nội các” gồm một trăm năm mươi chín quyển; “Chu phê dụ chỉ” gồm ba trăm sáu mươi quyển, còn những giấy tờ chưa in thì không biết là bao nhiêu. Ngoài ra còn một khối lượng lớn công việc khác. Tinh thần Kính Nghiệp, tinh thần cần chính của Ung Chính, hầu như được mọi nhà sử học công nhận.
Cuộc sống của cá nhân Ung Chính cũng rất đơn giản, không thích chơi bời vui vẻ, không thích săn bắn, cũng không thật háo sắc. Ung Chính cũng thích một vài trò chơi thông thường, nhưng không quá say mê. Có một vài thứ Ung Chính rất thích và còn có tác dụng nữa như kính mắt. Thị lực Ung Chính không tốt, nên rất thích kính mắt. Ung Chính từng lệnh cho thợ kính chế tạo ra nhiều loại kính, mỗi loại để ở một nơi nhất định, tiện cho việc sử dụng lúc Ung Chính làm việc, Ung Chính còn phân phát kính cho vương công đại thần, mục đích là để họ chăm chỉ với việc công. Thậm chí Ung Chính còn hạ lệnh phát kính cho công nhân làm việc nơi có nhiều khói bụi, làm đồ bảo hộ lao động, về mặt “coi thiên hạ là việc của mình”, Ung Chính luôn luôn lấy mình làm mẫu mực.
Ung Chính cũng không phải hoàng đế hồ đồ. Ung Chính từng nói với quần thần: Trẫm đã có hơn bốn mươi năm ở Phiên ẩệ(°\ đã quen thuộc thấu hiểu nhân tình cùng mọi thứ, đâu còn là hoàng đế trẻ con chưa từng trải, cũng không phải là loại a ca ngồi không hưởng lạc. Vì vậy, Ung Chính cho rằng mình đủ tư cách, năng lực có những yêu cầu nghiêm khắc với thần hạ. Hơn nữa, Ung Chính còn cho rằng, chỉ cần quân thần hai bên đối xử chân thành với nhau, thần hạ không tìm cách lấy lòng hoàng thượng, che giấu hoàng thượng, hoàng thượng cũng không nghi ngờ thần hạ, đề phòng thần hạ, thì hai bên hoàn toàn có thể xây dựng quan hệ thân tình, bè bạn như kiểu hoàng đế và Ngạc Nhĩ Thái.
Hiển nhiên, Ung Chính yêu cầu thần hạ không thấp. Không chỉ yêu cầu họ hiến thân, còn yêu cầu họ hiến cả tâm hồn, không chỉ yêu cầu họ phải nghe lời, còn yêu cầu họ phải hết lòng. Chỉ một câu thôi, không ai được suy nghĩ khác, “chỉ một điều chí thành”.
Ung Chính suy nghĩ rất hay, tiếc là không thực hiện được. Khoảng cách giữa quân thần là một trời một vực. Một người ở tít trên cao, sấm sét mưa móc đều là ân, một kẻ ở tít phía dưới, sơ sẩy một chút là sai lầm. Trời đất cách biệt nhường ấy, làm gì còn có thể “rất thân thiết”? Làm gì để thân thiết cho được? Còn nói những là giao cả tâm hồn, con tim, kéo đứt đi vậy! Tâm tư của thần hạ, muốn giấu cũng không giấu nổi, còn dám giao ra? Dù đó là yêu cầu, cũng không dám giương mắt ra gánh vác. Vì sao vậy? Sợ vượt quá bổn phận. Như chuyện Điền Văn kính muốn “đổi tịch”, không dám nói với Ung Chính, đành phải nhờ Dương Văn Càn nói hộ(4). Sau đó, Ung Chính đã trách Điền Văn kính “Vì sao lại không nói thật”, còn nói, “Trẫm rất giận ngươi” nhưng giận thì cứ giận, lần sau Điền Văn kính vẫn không dám nói! Dù có hồ đồ, thì Điền Văn kính cũng không thể không biết, ranh giới giữa quân thân không phải là ân nghĩa mà là trên trời dưới đat, làm gì có chuyện, có gì thì cứ nói?
Kỳ thực, ngay như Ngạc Nhĩ Thái cũng rất hiểu: Đối với Ung Chính, Ngạc Nhĩ Thái không thể nói thật tất cả. Ví như Ung Chính nói: “Xưa nay trẫm không nói đến điềm lành”, kỳ thực Ung Chính lại rất thích những điềm lành, chỉ có điều không làm rõ ra. Không chỉ không thể làm rõ, mà vẫn muốn ra sức làm ra vẻ. Cho nên, Ngạc Nhĩ Thái vẫn là quan địa phương số một báo cáo tường tận. Với sự tinh anh của mình, Ngạc Nhĩ Thái không thể không biết “một cây mạ ra chín bông, bò đẻ ra lân” là câu nói lung tung? Nhưng Ngạc Nhĩ Thái biết đây không phải là vấn đề nguyên tắc, còn có thể trợ giúp tăng cường lòng tin của Ung Chính, giống như cách nói một bà già chừng mới mười bảy, mười tám tuổi, đây là lời nói doi có thiện chí, không cân phái làm ro và cũng không thể làm rõ. Chính vì nguyên nhân đó, khi một đại lý lệnh họ Lưu nhạo báng, Ngạc Nhĩ Thái không chỉ không hận, mà còn tiến cử với Ung Chính viên quan này. Trong lòng Ngạc Nhĩ Thái đã có tính toán!
Bản thân Ung Chính hẳn cũng có tính toán. Ung Chính nói với quần thần: “Giữa quân thần điều quỷ nhất là thành thực, trẫm sẽ miễn cho các khanh” nhưng liệu bản thân Ung Chính có thể không nghi ngờ, không đề phòng, không chính trị các thần hạ chăng? Như lúc Ung Chính ngầm bảo mọi người phê phán Niên Canh Nghiêu, mọi người đều không suy nghĩ, đều không làm gì hoặc nói Niên Canh Nghiêu ít nhiều cũng có công, liệu Ung Chính có hài lòng không? Rõ ràng, không thể không suy nghĩ. Hơn nữa, chỉ cần nói một câu khó nghe hoặc suy nghĩ không thấu đáo mới là sai lầm. Vào cuối năm thứ tư (năm 1726) và đầu năm thứ năm (năm 1727), có hai tổng đốc và ba tuần phủ báo về, nước sông Hoàng Hà trong veo. Người xưa nói “Hoàng Hà nước trong, thánh nhân xuất hiện”. Đương nhiên là điềm lành. Ung Chính vui mừng, gia phong quan tước, mỗi người lên một bậc. Lúc đó, có một đại lý tự khanh tên là Trâu Nhữ Lỗ, viết bài “Hà thanh tụng” hòng nịnh bợ, nội dung có câu “Cựu nhiễm duy tân, phong di tục dị” ý là, hoàng thượng thi hành cải cách, thực hiện tân chính, nước sông Hoàng Hà mới trong. Ai ngờ, Ung Chính đã nổi giận, liền chất vấn Trâu Nhữ Lỗ: “Phong gì đã thay? Tục gì đã đổi? Việc gì nhiễm củ? Chính gì đổi mới?” và cách chức Trâu Nhữ Lỗ, phạt ra công trình Kinh Giang tu sửa thuỷ lợi. Nghĩ xem, nịnh bợ không tốt đâm đen đủi, chi bằng cứ nói thật, vờ ngốc nghếch làm gì.
Thực tế, Ung Chính không hoàn toàn phản đối việc thần liêu đoán đồng ý và nịnh bợ. Ngạc Nhĩ Thái báo điềm lành, cũng chính là xu nịnh bợ đỡ, vì sao không phải là tội mà là công? Rõ ràng, Ung Chính cũng thích được người đến nịnh bợ, chẳng khác gì các vị hoàng đế khác. Ung Chính ghét nhất là đón ý lung tung và nịnh bợ bừa bãi, giống như anh chàng làm bài “Hà thanh tụng” vừa nói ở phần trên. Ung Chính đang thúc đẩy tân chính là đúng, Ung Chính muốn có người ca tụng cũng đúng. Nhưng Ung Chính muốn làm đúng, muốn theo truyền thống xưa của nền văn hoá Trung Quốc, coi như nước sông Hoàng Hà trong là công lao là sự ban phúc của linh hồn Thánh Tổ Nhân hoàng đế ở trên trời, đằng này Trâu Nhữ Lỗ lại nói là kết quả của thúc đẩy tân chính, chẳng phải đã phản nghịch sao? Hơn nữa, điều Ung Chính kỵ nhất là, có người nói mình không giống Khang Hy, không kính trời, không theo phép tổ, chưa đến ba năm đã thay đổi con đường của cha, đúng là “không giống con” của Khang Hy, cũng tức là “đứa con bất hiếu” của Khang Hy. Trâu Nhữ Lỗ đang làm điều ngược lại, không sờ vào mông ngựa lại sờ vào vó ngựa, chẳng trách đã phải ăn một đạp.
Vậy, phải làm như thế nào mới đúng? Ung Chính cho rằng, mấu chốt là phải thành thực. Tức là nói, dù là nịnh bợ, cũng phải nịnh bợ một cách thành khẩn. Nếu không thành tâm thành ý nịnh bợ, thà rằng đừng nịnh, hãy chăm chỉ vào công việc của mình. Chỉ cần làm tốt công việc, chức phận của mình, đã là công, là trung rồi. Dù không nói những lời tâng bốc, Ung Chính cũng sẽ không giận mà còn ban thưởng. Xét từ điểm này, Ung Chính cao minh hơn nhiều hoàng đế không được nghe lời tâng bốc thì không sống nổi. Ung Chính không muốn ai cũng phải nịnh bợ.
Muốn nịnh bợ cũng phải nịnh một cách thành tâm thành ý, nghe ra có vẻ buồn cười, nhưng với Ung Chính lại rất phù hợp, rất logic. Logic ở chỗ quân thần phải đồng tâm đồng sức, tâm phải hướng về một chỗ, sức phải làm cùng một việc. Nếu quân thần cũng là một thể, tâm tâm tương ứng thì nhất định hoàng thượng sẽ tán thưởng lòng trung đó, không nghĩ tới chuyện tâng bốc bợ đỡ. Sự tán thưởng ở đây xuất phát từ nội tâm, nên có thể gọi là “nịnh bợ một cách thành khẩn”. Giống như Ngạc Nhĩ Thái từng tán thưởng sự “tính toán xuất thần” của Ung Chính. Ngạc Nhĩ Thái cho rằng, Ung Chính xử lý án Tằng Tĩnh, nghĩ lại không phải là vấn đề cá nhân Tăng Tĩnh mà là vấn đề của ngàn vạn người” nên mới dám ban bố án tình, khẩu cung của Tằng Tĩnh cùng thượng dụ để bàn dân thiên hạ, trong ngoài đều biết.
Như vậy thì trù phi chỉ có “đại quang minh, đại trí tuệ” có thể “vô ngã vô nhân, duy trung duy chính”. Xưa nay chưa có ai làm được như vậy. Người khác nghe xong mấy lời của Ngạc Nhĩ Thái có thể cảm thấy ớn lạnh, còn Ung Chính lại không coi đó là nịnh bợ, vì đã có đủ lý lẽ, nêu rõ điểm chính - Ung Chính xử án không phải chỉ nhìn vào việc mà đã thể hiện được tầm nhìn chính trị rộng lớn.
Các thần tử học thức bình thường, tầm nhìn hạn hẹp sẽ không hiểu những mưu sâu chí xa về mặt chính trị, nhưng với Ngạc Nhĩ Thái thì khác, Thái đã thấu hiểu, do trung mà tán thương, vì vậy là thành.
Thực tế, chính trị cũng là nghệ thuật. Hành động và cách xử trí của nhà chính trị tài ba, cũng giống một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, cần có người tán thưởng. Vấn đề ở chỗ, sự tán thưởng đó phải xuất phát từ nội tâm, nếu không sẽ chỉ là bợ đỡ, dối trá, giả thiện, gây gổ, là gian. Ung Chính là chính trị gia cao minh, đã vận dụng thành thục các kỹ xảo chính trị, lòng nghĩ tay làm, xuất thần biến hoá, có nhiều điều mới mẻ. Thêm vào đó suy nghĩ chu đáo, mắt nhìn như ánh đuốc, rọi sáng khắp nơi, phàm những kẻ nói năng không thực, nịnh bợ bừa bãi, Ung Chính sẽ nhìn thấu cả. Có điều các hoàng đế khác nghe lời nịnh bợ không thành khẩn, có thể chỉ cười. Ung Chính thì khác. Vì Ung Chính khắt khe với người khác, lại căm hận nhất là “không thành thực” một khi phát hiện đỗi phương nịnh bợ giá doi liên cho răng đỗi phương đã lừa dối mình, đùa cợt, xem thường mình. Không nói cũng biết kết quả sẽ ra sao, mặt mũi kẻ đó nhọ nhem như va vào bùn, không khéo còn bị Ung Chính bĩu môi cười nhạt, đùa cợt một lúc.
Xem ra với Ung Chính, nịnh bợ không phải là chuyện dễ. Nói hay một chút, được như nhà phê bình đầy sức thuyết phục, và thành thực nữa sẽ được nhà lãnh đạo nghệ thuật Ung Chính khen hay như thế, cần phải thành tâm, phải hiểu biết, không mấy người làm được như vậy. Cho nên những lúc lòng dạ vui vẻ, cũng có thể bỏ qua việc nịnh bợ giả dối (ngược lại đối phương chỉ có đen đủi). Vì nịnh bợ ít ra cũng không mấy ác ý, vì thái bình cũng là nhu cầu chính trị. Đối với phê bình, thái độ Ung Chính là chăm chú láng nghe. Ung Chính không phải là người từ chối lời phê bình. Ung Chính tiếp thu phê bình, cũng từng ban thưởng người phê bình. Thậm chí có lúc không tiếp thu lời phê bình nhưng vẫn ban thưởng. Như chuyện đại học sĩ Chu Thức luôn phê bình Ung Chính. Một số chuyện khác cũng như chuyện Tây Bắc dụng binh, Chu Thức đều không tán thành nhưng Ung Chính đã mời Chu Thức làm thầy giáo cho Hoằng Lịch. Sau này, ngay cả Chu Thức cũng cảm thấy chỉ đưa ra ý kiến thì không phải là việc nên đã cáo bệnh xin lui. Ung Chính nói: “Nếu bệnh không chữa được, trẫm không nỡ giữ, còn như chữa được khanh nỡ bỏ đi sao?”. Chu Thức cảm động không nghĩ đến chuyện về nghỉ nữa. Lại như chuyện Lý Nguyên Trực vừa nhận chức giám sát ngự sử mới được vài hôm đã có hơn chục bản tấu, công kích các đại thần trong triều, nói triều đình hiện nay chỉ có Nghiêu, Thuấn, không có Cao, Quỳ (Cao là Cao Đào, đại thần của Nghiêu, Quỳ là nhạc chính của Thuấn). Lý Ngôn Trực muốn nói có thánh quân chưa có hiền thần. Ung Chính xem tấu và cho gọi Lý đến để chất vấn: Không có Cao Quỳ thì lấy đâu ra Nghiêu, Thuấn? Lý Nguyên Trực hết đường nói. Kết quả Ung Chính “xử trị” Lý Nguyên Trực bằng cách thưởng cho mấy quả vải tươi Quảng Đông vừa tiến cống.
Nhưng Ung Chính cũng xử phạt mấy người phê bình khác rất nặng. Như Trực lệ tổng đốc Lý Phất. Lý Phất vốn là sủng thần của Ung Chính, còn là người mang vạ thay cho Ung Chính trong yụ Doãn Đường. Nhưng Ung Chính lại không dung thứ việc Lý Phất hạch tội Điền Văn kính, Lý Phất bị giáng làm thị lang bộ Công. Giám sát ngự sử Tạ Tế Thế “giữa đường gặp chuyện bất bình - ầm ĩ” cũng dâng tấu hạch tội Điền Văn kính (chưa kêu oan cho Lý Phất), kết quả, Tạ cũng bị cách chức, đầy ra làm việc trong quân A Nhĩ Thái. Lý Phất, Tạ Tế Thế công kích sủng thần của Ung Chính, đã bị trừng phạt như vậy. Lục Sinh Nam công kích toàn diện nền chính trị của hai triều Khang Hy, Ung Chính, đương nhiên Ung Chính không thể dung tha. Lục Sinh Nam quan chức bé nhỏ, lại thích bàn luận chuyện lớn. Lục Sinh Nam viết cuốn “Thông giám luận” gồm mười bảy chương, trong đó có nhiều ý kiến trái chiều về thể chế chính trị của đất nước và nhiều vấn đề chính trị quan trọng khác. Lục Sinh Nam cho rằng, thể chế chính trị trung ương tập quyền hiện nay gây ra nhiều “hoạ nạn khốc liệt”, nên khôi phục lại thể chế phong kiến thời Tây Chu, còn châm biếm Khang Hy, nói Khang Hy không chỉ không thể giáo dục thái tử, dẫn đến việc phế truất, còn không thể lập người kế vị, dẫn đến tranh giành cốt nhục. Còn nói, là hoàng đế chỉ nên nắm bắt các phương châm chính trị lớn, không nên quản mấy việc nhỏ nhặt linh tinh. Trong thời đại không có tự do ngôn luận, những nghị luận kiểu như vậy là phạm trọng tội. Sau đó, Ung Chính hạ lệnh tử hình Lục Sinh Nam.
Cùng bị tội với Lục Sinh Nam còn có Tạ Tế Thế, tội danh là mượn việc phê chú “Đại học” để châm biếm nền chính trị đương thời. Ung Chính hạ lệnh chém đầu hai người này. Chờ khi đầu của Lục Sinh Nam rơi xuống đất, quan hành hình mới tuyên bố ý chỉ của Ung Chính: “Tạ Tế Thế được miễn tội chết”.. Ung Chính vốn biết án của Tạ Tế Thế là án oan nhưng vẫn không tha cho thằng cha hay nêu đồng ý kiến này, cứ để hắn biết mùi của việc “sắp chém”. Thế mới thấy Ung Chính là vô cùng khe khắt.
Cách xử trí của Ung Chính khiến mọi người cảm thấy rất kỳ quái. Cùng là nêu ý kiến, sao có người lại được thưởng cho ăn quả vải tươi, có người lại thưởng cho “dao chặt đầu”, cuối cùng là khích lệ phê bình hay không cho phê bình?
Kỳ thực, Ung Chính có tiêu chuẩn và nguyên tắc của Ung Chính. Ung Chính chia nịnh bợ thành hai loại, thành khẩn và giả dối, phê bình cũng có “phê bình thành khẩn” và “phê bình giả dối”. Cái thứ nhất, phê bình sai có thể không trị tội; cái thứ hai, nói có đúng thì vẫn bị đen đủi. Sự đối xử với người phê bình sở dĩ có sự khác biệt trời vực: là vì thế nào là “phê bình thành khẩn”, thế nào là phê bình giá doi: Tlêu chuãn cung chí có một: Thành khẩn. Nói một cách cụ thể, phàm đứng trên lập trường của hoàng đế, một lòng một dạ nghĩ cho hoàng đế, đó là thành. Phê bình như vậy cũng là “phê bình thành khẩn”. Ngược lại, với lập trường của riêng mình, cùng với những suy tính riêng tư, là không thành khẩn. Phê bình kiểu này cũng là “phê bình giả dối”. Một khi lòng dạ không thành thực, thì dù là phê bình hay kiến nghị và dù là nói đúng hay nói sai, đều là hành vi của tiểu nhân, ngón nghề của tiểu nhân. Vì vậy không chỉ không được khích lệ mà còn bị phạt nặng. Chính vì nguyên nhân này mà Dương Danh Thời bị chỉnh.
Nhưng mấy người như Dương Danh Thời, Lý Phất, Tạ Tế Thế đều được các quan khắp triều công nhận là quân tử. Với mọi người họ là chính phái, thanh cao, không tham ô, không nhận hối lộ, không đầu cơ, không phe cánh, dám phạm thượng, dám đấu tranh hiến thân vì chân lý với một tinh thần quên thân vì lợi ích quốc gia dân tộc, sao lại là tiểu nhân, vì lẽ gì mà trở thành tiểu nhân?
Ung Chính có cách nói của riêng mình, cho rằng tiểu nhân cũng có mấy loại. Một loại kiểu như Tiền Danh Thế, đặc điểm là đầu cơ kiếm lợi; loại nữa kiểu như Niên Canh Nghiêu, đặc điểm là vong ân bội nghĩa. Đây là hai loại tiểu nhân dễ dàng bị phát hiện, không đáng lo. Còn một loại tiểu nhân khác rất nguy hiểm, rất đáng sợ. Đặc điểm của chúng là chuộng hư danh, muốn nổi tiếng, vì vậy chúng luôn tỏ ra là bậc chính nhân quân tử, thậm chí dám hỵ sinh thân mình để có thể mê hoặc quần chúng, làm đảo lộn những điều nghe thấy. Từ đây mới thấy họ rất nguy hiểm. Theo Ung Chính, Lý Phất, Tạ Tế Thế, Dương Danh Thời là loại tiểu nhân như vậy. Cho nên triều dã trên dưới càng đồng tình với họ, Ung Chính càng hận, càng muốn trừng trị họ. Ung Chính là người độc tài, xưa nay chưa hề ngại gì dư luận.
Theo Ung Chính, loại người như Dương Danh Thời luôn muốn “mua danh chuốc tiếng, còn việc đất nước gạt ra ngoài”. Bề ngoài thấy những người này không tham lam, hình như không nghĩ đến tư lợi, kỳ thực họ muốn lợi hơn bất kỳ ai. Lợi này tức là danh, họ nghĩ mình đã có được và có thể lợi dụng nó để phô trương khắp nơi, để có được cái gọi là “thanh danh”. Để có được “thanh danh” họ không tham ô, không nhận hối lộ, để có được “thanh danh” họ dám nói lời kháng nghị, dám phạm thượng. Để có được “thanh danh”, họ không nghĩ tới đất nước, vua cha, tuyên bố lung tung quan điểm của mình, ngoan cố giữ vững lập trường của mình, trong mắt họ hoàn toàn không còn đại cục ổn định, sự đoàn kết, không còn lễ pháp tôn ti quân thần, một lòng một dạ họ chỉ mong được mọi người hoan hô, được sử xanh lưu tên. Ung Chính cho đó là tư, là dục vọng, là không thành thực, là không còn vua. Được thôi, trong mắt các ngươi không có vua cha, trong mát trẫm cũng không còn các ngươi. Chẳng phải các ngươi muốn được nêu danh sử xanh sao? Trẫm cho các ngươi được toại nguyện, trẫm sẽ giết, giết bằng hết xem còn kẻ nào dám đùa bỡn nữa không?
Trong rất nhiều lời phê, trong thượng dụ có thể nhìn ra tâm lý vừa nói của Ung Chính, đó là sự khác biệt giữa Ung Chính và bọn Dương Danh Thời, đó chính là bi kịch trong nền văn hoá Trung Quốc. Theo tinh thần cơ bản của văn hoá Trung Quốc thì đạo đức là cái quý nhất, quan trọng nhất của thế giới. Sở dĩ người khác với động vật, bởi họ có đạo đức. Vì vậy đạo đức trở thành sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân, người tốt và người xấu, thậm chí trở thành tiêu chuẩn duy nhất để phân biệt người và không phải người. Bọn Dương Danh Thời thấy như vậy, Ung Chính cũng thấy như vậy. Hơn nữa, đạo đức Ung Chính hiểu và đạo đức bọn Dương Danh Thời hiểu, đều phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức trong nền văn hoá Trung Quốc, nhưng giữa họ cũng có chỗ khác nhau nên không thể không xảy ra những xung đột mang tính bi kịch.
Dương Danh Thời, Lý Phất, Tạ Tế Thế và cả Lục Sinh Nam đều là những người đọc nhiêu Thi, Thư, học van cao, đây bụng kinh luân. Một người đọc nhiều sách tất có nhiều suy nghĩ, có cách nhìn riêng nhưng sự hiểu biết của họ luôn nằm trong phạm vi học thuyết Nho gia, nhất là về mặt đạo đức, luôn nghiêm chỉnh giữ đúng quan niệm Nho gia, chỉ có điều họ hiểu học thuyết Nho gia và thi hành nó thông qua những suy nghĩ của riêng mình. Vì vậy họ hoàn toàn tin rằng, tu dưỡng đạo đức là việc của cá nhân, tức là “làm điều nhân là do mình, chứ do người khác được sao?”. Đã vậy “làm điều nhân là do mình” nên “ta muốn nhân, nhân sẽ đến”. Chỉ cần bản thân công tâm, không thấy hổ thẹn, tức là “nhân”. Còn như có thu được công danh lợi lộc hay không, những người khác bình phẩm như thế nào họ không lưu tâm. “Người khác” ở đây bao gồm cả hoàng đế. Đó chính là chỗ dựa về tinh thần để họ dám tấu lời nghịch tai với hoàng đế, “là nhân thì không nhường thầy”. Đã có thể “không nhường thầy”, đương nhiên cũng có thể “không nhường vua”. Dù có bị vua bài xích, chém đầu cũng không sợ. Vì “Kẻ nhân và chí sĩ, không mong sống để hại nhân, có sát thân mới thành nhân”. Hơn nữa, đã “nhân” ở trong lòng, vậy thì, vì lý tưởng, niềm tin, quan điểm và học thuyết trong lòng mình mà chết, cũng chính là “sát nhân thành nhấn”. Rõ ràng, bọn Tạ Tế Thế yêu cầu giữ được tính độc lập tương đối trong tính cách của mình, không hề mâu thuẫn với đạo đức Nho gia mà họ hiểu.
Lý giải của Ung Chính cũng không có vấn đề. Quan niệm đạo đức Nho gia cho rằng, trên thế giới không có đạo đức trừu tượng, chỉ có đạo đức cụ thể. Đạo đức cụ thể đó, tồn tại trong quan hệ giữa người với người cụ thể, như “Quân nhân, thần trung, phụ từ, tử hiếu”… Đã vậy, thì làm gì còn có nhân cách độc lập, làm vua, thì không thể “bất nhân”, làm thần, phải lấy “trung” làm đức, vậy mà lại làm ầm ĩ để đòi độc lập, vậy làm gì còn đức để nói? Cho nên Ung Chính rất căm ghét những văn nhân sĩ phu luôn tự phụ về đạo nghĩa, lấy đạo đức làm luật, muốn làm theo ý mình. Nếu họ lại tự cho mình là thanh liêm thì càng bị căm hận. Vì thanh liêm đã cho họ tiếng thơm và tiếng thơm đó càng tăng thêm vốn liếng để họ có thể giữ được sự độc lập đối với quân vương. Kết quả trong mắt Ung Chính, số “thanh quan” này còn đáng hận hơn số “tham quan” kia. Bọn tham quan chỉ trộm tiền, bọn thanh quan lại muốn cướp danh, mà cướp danh cũng là cướp nước.
Ung Chính còn có logic, cho dù bất cứ người nào cũng không thể độc lập thực sự. Nếu cứ đòi độc lập với quân chủ thì nhất định đã có băng đảng riêng. Vì “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” mà! Ung Chính trừng trị Dương Danh Thời, Lý Phất vì cho họ là lãnh tụ của loạn đảng. Ung Chính từng nói với Ngạc Nhĩ Thái: “Trẫm chỉnh lý tật xấu trong khoa giáp (vì quan hệ giữa thầy trò và đồng niên dễ dàng kết thành bè đảng) y (chỉ Dương Danh Thời) xứng đáng là lãnh tụ”. Lúc thẩm tra Tạ Tế Thế cũng nghiêm hình bức cung, muốn hắn thừa nhận được Lý Phất sai khiến (lời khai của Tạ Tế Thế là “được Khổng Mạnh sai khiến”). Có thể thấy Ung Chính đả kích Dương Danh Thời, muốn một tên trúng hai đích: Không muốn thiên hạ nói tới cá nhân độc lập, càng không cho phép họ kết đảng.
Ung Chính thích nhất là loại người: Không quan hệ với bất kỳ ai, chỉ được “kết đảng” với một mình hoàng đế, như Điền Văn kính và Lý Vệ.
Cho nên, Ung Chính rất thích “cô thần”. Điều đó không hoàn toàn là nhu cầu chính trị, mà liên quan đến từng trải, cảnh ngộ cùng tính cách của Ung Chính. Ung Chính là người cô độc, xưa nay chỉ tin mình, không tin bất kỳ ai. Nhiều lần Ung Chính đã cảnh báo thần liêu: “Con người là khó tin nhất, bản thân phải làm việc cẩn thận, phải công chính thanh liêm”. “Không thể dựa vào người khác, chỉ cầu ở mình là tốt”. “Chỉ mong không phô trương, không đón ý đón quyền, mình làm được bao nhiêu là tốt rồi, tự nhiên sẽ rất dễ”. Ung Chính còn nói: “Mọi thứ không thể ỷ lại, dựa dẫm, đại trượng phu nam tử hán phải ra sức để có được, như thế mới đáng mặt”. Vì vậy, “đại trượng phu phải làm việc hết sức mình”. Thậm chí Ung Chính còn yêu cầu thần hạ không phải quản gia nhân cùng con cháu: “Con cháu có phúc của con cháu, quan trọng là phải lo cho thân mình”. “Cần phải thấu đáo, đừng bao giờ để con cháu, thân hữu làm khổ mình”. Tính cách và đối nhân xử thế của Ung Chính là như vậy, còn về cái gọi là “băng đảng”, không chỉ có sự phản đối xuất phát từ nhu cầu chính trị, mà cũng còn vì lòng đố kỵ, hận thù của nguyên nhân tâm lý.
Đương nhiên, cũng có lúc Ung Chính cho phép hoặc khích lệ, như là “phụng chỉ kết giao”. Như Ung Chính đã nhiều lần răn dạy, không cho phép đại thần kết giao với vương công, nhưng lại chỉ thị các sủng thần kết giao với Di Thân vương Doãn Tường, vì Ung Chính cần có Doãn Tường giúp mở dòng kênh thông thương tình cảm riêng tư với các thần hạ. Ung Chính lại nói, là bề tôi, theo lý thì không thể kết giao riêng tư. Nhưng nếu muốn “đồng lòng vì nước, cùng nhau kính yêu”, trẫm lại sợ các khanh không làm được. Thực là mâu thuẫn. Cuối cùng thì, nên hay không nên kết giao bầng hữu? Nói thẳng ra, không cho người khác kết giao bằng hữu, chỉ một mình Ung Chính được kết giao, cũng không cho người khác có cảm tình, chỉ cho phép người khác hiến dâng lòng trung của mình. Nói cách khác, Ung Chính muốn “kết giao bằng hữu” với riêng từng thần tử.
A di đà Phật! Bằng hữu kiểu đó thì kết giao thế nào được!
Ung Chính chỉ có thể thể nghiệm sự cô độc, tết Đoan Ngọ năm thứ tư (năm 1726), Ung Chính làm bài thơ: “Tam điện cửu trùng ai là bạn? Trăng thanh gió mát bạn tâm giao”. Quả có phần nào phong vị của Lý Bạch “Nâng chén mời trăng sáng, với bóng mình là ba”.
Nhưng Ung Chính không hề hối hận. Đối với những việc đã làm trong suốt cuộc đời ông không hề ân hận mà còn có phần tự hào. Giống như Ung Chính tuyên bố với người đời rằng: “Trẫm là một chàng trai như vậy, ương gàn như vậy, hoàng đế như vậy!”. Đã vậy, chúng ta còn gì để nói đây?
Chú thích

(1) Chữ Trân trong tên của Lam Đình Trân và chữ Chân trong Dận Trân có cùng âm đọc là “zhen” (BTV).
(2) Ý chỉ sự oán thán, than vãn (BTV).
(3) Ngôn quan: Là một bộ phận cấu thành kết cấu quan lại phong kiến. Nhiệm vụ chính là quan giám sát và can gián bề trên. Quyền lợi của ngôn quan khá lớn, đặc biệt là ở thời Minh, đến hoàng thượng cũng phải kính nể (BTV).
Phiên đệ: Phụ trách của các Phiên vương - tức Thân vương là Quận vương (BTV).