Biên dịch: Kiều Mai
LỜI GIỚI THIỆU

 

Bộ truyện Nhạc Phi thuộc loại sử truyền, được chép và lưu  hành vào đời nhà Thanh, nhưng nội dung chuyên lại xảy ra vào đời nhà Tống, cách đấy hơn nửa thế kỷ. Đó là thời kỳ suy vong của dân tộc Hán (Trung quốc).
Nhạc Phi một áng văn đề cao tinh thần anh hùng cứu quốc mà người Trung Hoa rất sùng bái. Tiêu biểu là người anh hùng dân tộc Nhạc Phi, nhân vật chính trong truyện. (sau này được dân chúng tạc tương và thờ ngang hàng với Đức Khổng Tử), vì thế Nhạc Phi truyện có một giá trị tinh thần rất cao trong tâm trí người Trung Hoa.
Đối lập với người anh hùng Nhạc Phi là Tần Cối, một đại gian thần bán nước cầu vinh, nguy hiểm nhất mà người Trung Hoa cùng căm ghét và khinh bỉ..
Triều Tống thời các vua Huy Tông, Khâm Tông, Cao Tông triều đình đốn mạt, nhân dân bị đàn áp điêu đứng, trong khi đó lại cúi đầu chịu sự thống trị của nước Kim, một phiên quốc ở phương Bắc, bị chúng coi như lê. Vua Khâm Tông chẳng khác gì một tên tay sai, triều thần toàn kẻ vô dụng thối nát, cúi đầu nhục nhã trước ngoại bang, đến mức để chúng bắt một lúc cả hai vua Tống sang giam cầm ở sa mạc nước Kim.
Bao lần quần chúng nổi dậy chống xâm lăng đều bị triều đình đàn áp thẳng tay, nên đất nước mới đầy rẫy những Sơn vương, thảo khấu, xưng hùng xưng bá.
Người anh hùng Nhạc Phi đã đứng ra cứu nước, tập hợp được quần chúng. thu phục mọi nhân tài, đã đánh cho quân Kim thất bại nặng nề.
Song Cao Tông lại tôn sùng Tần Cối, nghe lời y xúc xiểm, tạo ra vụ án giả, giết hại một cách hèn hạ người anh hùng dân tộc Nhạc Phi và biết bao vị trung thần ái quốc khác.
Thực ra thủ phạm chính trong vụ oan án này là vua Cao Tông, Tần Cối chỉ là công cụ của ông vua bất nhân, bất nghĩa này.
Tài năng, uy tín và lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với Nhạc PHi đã làm Cao Tông lo ngại cho chiếc ngai vàng đang ngồi vì thế Cao Tông qua tay Tần Cối, đã giết hại vị đại công thần Nhạc Phi để trừ hậu họa.
Bộ truyện Nhạc Phi nhằm đề cao lòng yêu nước của người dân Trung Hoa, đồng thời cũng bóc trần bộ mặt thật của các triều đại phong kiến thối nát, ươn hèn.
Cũng như nhiều bộ sử trung ~ ung Quốc lúc ấy, Nhạc Phi cũng có nhiều yếu tố thần thoại, mê tính được lưu truyền, người đời sau sưu tập, tu chỉnh thành bộ truyện mạch lạc.
Tuy nhiên, điều đó không làm mất đi giá trị nhân văn của tác phẩm, mà càng làm cho ta thấy rõ chế độ khắc nghiệt của triều đại phong kiến Trung Quốc, cố tình bưng bí sư thật, trấn áp tiếng nói chân chính của nhân dân. Để lên án những ông vua tham tàn, bất công thời đó, tất nhiên tác giả phải dùng các yếu tố thần thoại để che mắt vua quan, và cũng để dễ dàng châm biếm, đả kích bọn chúng.
Nhạc Phi truyền được chép và lưu hành vào cuối đời Mãn Thanh đã gián tiếp lên án triều đình đương thời. Tuy cách xa nhau hơn nửa thế kỷ, nhưng hai triều đại 'Tống - Mãn này có những nét tương đồng, cũng (vua tối, tôi gian, cung phụng ngoại bang, đàn áp dân chúng".
Lấy chuyện xưa để nói chuyện nay, truyện Nhạc Phi đã gửi một thông điệp yêu nước tới nhân dân Trung Quốc lúc đó.
Nhạc Phi đã phần nào làm thỏa mãn lòng yêu nước chân chính của nhân dân, nên nó vẫn là một bộ truyện có giá trị.
Xin trân trong giới thiệu với bạn đọc.
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI

Truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa LỜI GIỚI THIỆU Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy Hồi thứ mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bẩy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi thứ bốn mươi chín Hồi thứ năm mươi Hồi thứ năm mươi mốt Hồi thứ năm mươi hai Hồi thứ năm mươi ba Hồi thứ năm mươi bốn Hồi thứ năm mươi lăm Hồi thứ năm mươi sáu Hồi thứ năm mươi bảy Hồi thứ năm mươi tám hồi thứ năm mươi chín Hồi thứ sáu mươi Hồi thứ sáu mươi mốt hồi thứ sáu mươi hai Hồi thứ sáu mươi ba Hồi thứ sáu mươi tư Hồi thứ sáu mươi lăm Hồi thứ sáu mươi sáu Hồi thứ sáu mươi bảy Hồi thứ sáu mươi tám Hồi thứ sáu mươi chín Hồi thứ bảy mươi Hồi thứ bảy mươi mốt Hồi thứ bảy mươi hai Hồi thứ bảy mươi ba Hồi thứ bảy mươi bốn Hồi thứ bảy mươi lăm Hồi thứ bảy mươi sáu Hồi thứ bảy mươi bảy Hồi thứ bảy mươi tám Hồi thứ bảy mươi chín Hồi thứ tám mươi