Biên dịch: Kiều Mai
Hồi thứ bảy mươi hai
Hắc Man Long tế điện Nhạc Phi
Gian thần Tần Cối về âm phủ.

Các quan lại địa phương tới tấp gửi chỉ làm bổn chương báo cáo về dinh thừa tướng tâu chuyện Hắc Man Long kéo binh qua khỏi Tam Quan đã truyền hịch cho dân chúng biết mục đích của đoàn quân này là đi bắt cho được Tần Cối để bảo thù cho Nhạc Nguyên soái. Bọn gian thần như Trương Tuấn, Vạn Sĩ Hoa, La Võ Tập đều thất kinh dắt nhau ra mắt Tần Cối.
Bây giờ Tần Cối đang bị ung thư phát bối, nằm liệt giường. Ba người vào thư phòng, phải quỳ dưới chân giường bẩm:
- Này Hắc Man Long đã đánh vào khỏi Tam Quan rồi, hắn tuyên bố là quyết báo thù cho Nhạc Phi nên buộc triều đình phải đem Thái sư dâng cho nó thì nó mới chịu lui binh. Nay bổn chương các nơi gửi về tới tấp, chúng tôi không dám tự tiện phải đến đây chờ lệnh.
Tần Cối nghe nói hét lên một tiếng rồi hôn mê bất tỉnh, không nói gì được. Ba người thấy tình trạng Tần Cối như vậy không biết tính sao đành từ biệt trở về bàn với nhau. Trương Tuấn nói:
Hắc Man Long võ nghệ cao cường, lại thêm hắn đến đâu dân chúng đồng tâm ủng hộ, khó mà đánh lại nó, nay ta cần phải làm một chiếu giả sai người ra Vân Nam trút hết tội lỗi cho vợ Nhạc Phi, khiến hắn phải viết thư rút Miêu binh về mới được.
Thương nghị xong, Trương Tuấn một mặt làm chiếu giả sai người đem ra Vân Nam, một mặt truyền cho các tướng gìn giữ ải quan đồng thời đem thêm binh ngăn ngừa những nơi hiểm yếu.
Qua bữa sau Trương Tuấn vào quỳ trước Kim giai tâu:
- Nay Tần Thừa tướng bệnh tình trầm trọng mà trong nước xảy ra nạn binh đao, vậy xin Thánh thượng hãy lập người khác để lo việc triều chính.
Cao Tông nghe tâu, truyền chỉ xe giá ngự đến trướng phủ thăm Tần Cối. Con nuôi Tần Cối là Tần Hy cùng Vương thị đều dắt nhau ra ngoài thành tiếp giá.
Cao Tông đi thẳng vào thư phòng đến ngồi bên giường Tần Cối nhưng Tần Cối vẫn mê man, không hay biết gì hết.
Tần Hy bước tới vừa lay, vừa gọi:
- Cha ơi! Có thánh giá ngự đến đây này!
Tần Cối nghe kêu hé mở mắt ra nhìn, nhưng tay chân cứng đơ không cựa quậy nổi, rồi cố gắng lắm Tần Cối mới thì thào được mấy tiếng:
- Thánh giá đến đây làm gì cho nhọc mình rồng? Hãy xá tội cho hạ thần nay mang trọng tội, nên phải bị Âm ty hành phạt, bệ hạ cũng nên an dưỡng mình rồng. Hạ thần bị Nhạc Phi theo đòi mạng, lại đánh một chùy phía sau lưng đau đớn vô cùng, chắc không thể thấy thánh thượng được nữa!
Nói vừa dứt lời, Tần Cối rú lên một tiếng rồi chết giấc. Cao Tông vô cùng xúc động, sai thái y hết lòng chữa chạy rồi lui giá về cung. Hôm sau lâm triều, vua hạ chỉ cho Vạn Sĩ Hoa và Lã Võ Tập hợp lo việc triều chính.
Bấy giờ đoàn quân của Hắc Man Long tiến mạnh như vũ bão, thế mạnh như chẻ tre, gặp châu chiếm được châu, gặp huyện chiếm được huyện, đánh thốc đến Lâm An đồn binh tại Phạm thôn.
Quân chạy vào thị báo, Trương Tuấn thất kinh sai Tổng binh Vương Võ lãnh năm ngàn binh ra thành cự địch với Miêu tướng.
Vương Võ vâng lệnh dẫn binh ra Phạm thôn an dinh hạ trại. Hắc Man Long vung chùy giục ngựa lướt tới kêu lớn:
- Bớ Tống tướng, nếu ngươi thức thời, hãy vào thành bắt Tần Cối đem đây dâng nạp cho mau thì muôn việc đều xong, bằng chậm trễ, ta đánh thốc vào thành, chắc chắn lão hôn quân kia ta cũng không tha.
Quân sĩ vào phi báo, Vương Võ lên ngựa vung đao xông ra khỏi trại, nạt lớn:
- Chúng bay là loài Miêu man, lẽ ra phải khuất phục chịu phong vương tước mới phải, sao dám cả gan xâm phạm thiên triều, tội ấy khó dung. Nay bổn soái đã ra đây tất nhiên thây ngươi phải đứt làm mấy đoạn.
Hắc Man Long lửa giận phừng gan, lớn tiếng mắng:
- Mi cũng là loài gian đảng nghịch thần, nhưng nếu đem tên đại gian ác Tần Cối dâng nạp, ta cũng tha thứ cho ngươi, nếu ngươi cố tình phò trợ hắn để tiếp tục làm điều tàn ác, thì ít ngày nữa đây ta vào được trong thành, vàng đá khó phân, ta sạn thành Lâm An bình địa, lúc ấy dù ăn năn cũng đã muộn.
Vương Võ giận quá không thèm nói thêm nửa lời, lập tức vung đao xốc tới chém. Hắc Man Long vung chùy đánh hất đao ra, hai bên đánh nhau chưa đầy sáu hiệp, hai quả chùy của Hắc Man Long quá nặng, khiến hai cánh tay của Vương Võ bủn rủn không đỡ nổi được nữa.
Chỉ một khắc sau, Hắc Man Long giáng Vương Võ một chùy trúng giữa sọ, óc huyết văng tứ tung, chết không kịp ngáp.
Hắc Man Long thừa thế xua binh chém giết quân Tống chết quá phân nửa, còn bao nhiêu chạy thoát vào thành. Hắc Man Long kéo thẳng đến Thê Hà lãnh hạ trại, rồi sai quân sĩ sắm lễ vật đem đến trước mộ Nhạc Phi tế điện.Vị dũng tướng vô cùng xúc động, đứng trước phần mộ khóc lóc thảm thiết.
Hôm sau Trương Tuấn thân dẫn binh ra thành, kéo đến trước chùa Tịnh Từ đóng quân rồi đem cây, đá lấp hết các nẻo đường xung quanh, đoạn triệu tập bốn viên Ngự tiền Tổng binh là Ngô Luân, Trần Kỳ, Vương Đắc Thắng và Lý Tất Hiển vào thương nghị.
Trương Tuấn nói:
- Nay Hắc Man Long là viên Miêu tướng dũng mãnh vô.song, cần phải dùng trí đánh hắn may ra mới thắng nổi.
Vương Đắc Thắng nói:
- Tôi đã tính sẵn một kế, đêm nay phải đem vài trăm cái bàn thả dưới hồ, rồi đem hình nộm cột vào chân bàn, mỗi hình nộm phải cho cầm một cây đèn lồng để cho chúng lầm. Sai tướng dẫn binh mai phục gần bên mé hồ. Trong lúc ban đêm tăm tối, nó lại thấy quân ta ở dưới hồ, nó sẽ tưvới nhau cả, lúc trước tôi có dịp được gặp gỡ Nhạc Nguyên soái một lần tại Châu Tiên trấn. Cháu tôi là Hắc Man Long đã kết làm anh em với Nhạc Vân công tử, nay liệt vị đến đây thật là một việc may mắn cho tôi vì tôi vốn có một đứa con gái, muốn gả cho tứ công tử và xin để ở với tôi. Mong chư vi tính giùm cho thành sự.
Nhạc Lôi nói:
- Đại Vương đã có lòng chiếu cố đến em tôi thì ơn ấy vô cùng trọng đại, ngặt vì anh em tôi thù cha chưa trả được, xin để cho chúng tôi trả xong mối thù lớn ấy, rồi sẽ đưa em tôi đến đây thành thân với công chúa.
Miêu Vương nói:
- Nhị công tử nói vậy sao phải, anh em của công tử đông, nay cho tôi nuôi bớt một người cũng là điều tốt chứ sao? Vả lại, cả nhà công tử ra chốn Hóa Ngoại này không có bà con thân thích, nay kết thông gia với tôi cũng chẳng lỗi gì. Lúc nào công tử được trở về cố hương, tôi sẽ cho cọn gái theo lệnh đệ về chứ có ngăn cản chi đâu mà ngại.
Thấy Miêu Vương đã quyết tâm, Sài Vương cùng mấy anh em phải bằng lòng. Miêu Vương mừng rỡ, truyền bày yến tiệc mời mấy vị tiểu anh hùng vào dự tiệc.
Vừa ngồi vào bàn tiệc, bỗng thấy Miêu binh chạy vào bẩm:
- Hắc Vương Gia đã về tới!
Lý Thuật Phủ nói:
- Hãy mời hắn vào đây.
Hắc Man Long vào, ra mắt Lý Thuật Phủ rồi quay lại chào mấy vị Tiểu anh hùng; Lý Thuật Phủ đem hết việc cho con Nhạc Nguyên soái bị hại, thuật lại đầu đuôi cho Hắc Man Long nghe. Hắc Man Long nghe qua nổi giận, tóc lông dựng ngược, lớn tiếng nói:
- Tôi ở xa xôi cách trở không hay biết gì về việc Nhạc Nguyên soái và anh tôi bị gian thần hãm hại nên không đến cứu kịp, thật tức tối biết chừng nào?
Ngưu Thông thấy vậy, nháy Hắc Man Long kéo lại gần mình nói nhỏ:
- Nếu Hắc ca ca muốn đi báo thù thì có khó chi? Vì Vương gia đây là người Hóa ngoại chưa từng thụ hưởng quan chức của hôn quân, cứ việc dẫn quân đánh thốc vào ải Dân chúng thảy đều cảm mến ơn đức của Nhạc lão bá, tất nhiên họ giúp lương thảo cho Hắc ca ca. Lúc nào đến Thái Hành sơn hãy tin cho cha tôi hay, người sẽ đem đại binh hợp lực đánh thẳng xuống Lâm An thì xong việc.
Hắc Man Long nghe nói mừng rỡ, song chẳng hở môi, cứ việc lén sai một tên quân tâm phúc chạy vào phi báo dối:
- Này có Diêu Động dẫn binh đến xâm lăng bờ cõi ta, xin Đại Vương liệu định.
Miêu Vương nghe báo nổi giận,sai Hắc Man Long dẫn ba ngàn quân đi chỉnh phạt. Hắc Man Long từ biệt mấy vị anh hùng, dẫn binh kéo tuốt qua Tam quan, báo thù cho Nhạc Nguyên soái.
Khi Hắc Man Long đi rồi, Miêu Vương Lý Thuật Phủ mời mấy vị tiểu anh hùng ngồi vào bàn tiệc.
Trong lúc ăn uống, Lý Thuật Phủ nghĩ thầm:
"Cháu ta mới về đây, lẽ nào quân Diêu Động lại đến lấn bờ cõi? Việc này ta hồ nghi quá".
Nói rồi vội sai Miêu binh, chạy theo thám thính.
Tên ấy đi hồi lâu trở về phi báo:
- Tiểu Vương gia không phải đi chỉnh phạt Diêu Động mà kéo binh thẳng qua Trung Nguyên rồi.
Lý Thuật Phủ nghe báo gằn giọng:
- Thật quả như điều ta ước đoán chẳng sai.
Nói rồi quay lại nói với mấy vị tiểu anh hùng:
- Tôi không có con trai, chỉ có một mình nó là cháu đó thôi, nay nó lại qua Trung Nguyên báo thù cho Nhạc Nguyên soái, đường sá xa xôi không người giúp sức, phỏng có điều chi bất trắc, rồi biết nương tựa vào đâu. Bây giờ xin liệt vị công tử hãy về trước, để rể lão ở lại đây cho có bạn, chừng nào Man Long trở về, sẽ liệu.
Nhạc Lôi thấy Miêu Vương nghĩa khí như vậy nên phải nghe lời để Nhạc Lâm ở lại rồi cùng mấy anh em từ biệt ra về, ra mắt Nhạc thái thái phu nhân rồi đem hết việc Nhạc Lâm bẩm lại.
Nhạc thái thái phu nhân nói:
- Lòng tốt của Miêu Vương thật hiếm có, ta muốn thân qua đó để tạ ơn.
Sài nương nương nói:
- Nếu hiền muội có đi, chị cũng đi theo với cho có bạn.
Rồi sáng hôm sau, Sài nương nương và Nhạc thái thái phu nhân dắt nhau đến phủ Miêu Vương. Miêu Hầu ra nghênh tiếp vào trong. Nhạc Lâm và công chúa Man Vân dắt nhau làm lễ ra mắt.
Miêu Hầu truyền lệnh dọn yến thết đãi hai phu nhân. Nhạc phu nhân nhân thấy công chúa Man Vân mười phần xinh đẹp, trong lòng mừng thầm.
Cuộc yến tiệc kéo dài đến chiều tối mới tan. Nhạc phu nhân và Sài nương nương từ biệt ra về. Rồi từ đó hai bà phu nhân thường thường qua lại thăm viếng, gây được mối tình đậm đà mật thiết giữa hai thông gia.
Nhắc chuyện tên Hà Lập, từ ngày vâng lệnh Tần Cối sai qua Đông Nam Đệ Nhất sơn để bắt Diệp Thủ Nhất. Hắn đi trọn ba bốn tháng trời gặp ai cũng hỏi thăm, nhưng không ai biết cái tên Diệp Thủ Nhất ở Đông Nam Đệ Nhất sơn là ai cả.
Hà Lập nghĩ thầm:
"Nếu ta không tìm được tên này chắc mẹ và vợ ta khó toàn tính mạng".
Nghĩ đến đây, hai hàng nước mắt tuôn xuống ròng ròng. Một hôm hắn đi đến một ngã ba đường, xung quanh không có nhà cửa nên phân vân, không biết phải đi ngả nào? Cỏn đang do dự, bỗng thấy một lão thầy bói, tay phải cầm ống quẻ, tay trái xách tấm chiêu bài có đề hai câu:
"Bát quái suy lai huyền diệu lý,
Lục hào sưu tận quỷ thần cơ!"
Hà Lập bước tới nắm tay lão thầy bói hỏi:
- Tôi có một việc, mong tiên sinh bói giùm tôi một quẻ.
Lão thầy bói để gói đồ xuống hòn đá bên vệ đường rồi nói:
- Được rồi, tiên sinh muốn bói việc chi hãy vái đi.
Hà Lập ngửa mặt lên trời lâm râm khấn một hồi. Lão thầy bói lấy tiền ra gieo một quẻ rồi hỏi:
- Tiên sinh muốn bói việc chi đây?
- Tôi muốn tìm một người song chẳng biết có tìm được không?
Lão nhìn vào quẻ hồi lâu rồi hỏi:
- Có phải người ở Tây Bắc muốn qua Đông Nam không?
Hà Lập gật đầu:
- Đúng lắm, quả thật tiên sinh coi quẻ như thấy trước mắt.
Lão thầy bói lắc đầu, thở dài:
- Quẻ này không được tốt. Vả lại đường sá thì hiểm nguy, non núi gập ghềnh khó đi đến nơi đến chốn, hãy trở về thì hơn.
Hà Lập nói bằng một giọng cương quyết:
- Chẳng những nguy hiểm gập ghềnh mà thôi đâu, dẫu có chết tôi cũng phải đi.
Lão thầy bói trố mắt nhìn Hà Lập hồi lâu rồi nói:
- Nếu ngươi dám liều chết thì ta sẵn sàng chỉ đường cho ngươi đi. Ngươi cứ theo con đường giữa này đi độ chừng hai ba mươi dặm nữa thì đến Tứ Châu đại lộ, đến đó sẽ gặp người ấy.
Hà Lập tạ ơn, lấy ra mười đồng tiền thưởng cho lão thầy bói. Lão đứng dậy quảy đồ ra đi, còn Hà Lập cứ lần theo con đường giữa đi tiếp.
Đi chừng ba mươi dặm, quả nhiên đến Tứ Châu, hắn vào thuê phòng ngủ một đêm rồi sáng hôm sau ra đường thấy ai cũng hỏi thăm, nhưng đã hỏi hơn một tháng trời, vẫn không ai biết Đông Nam Đệ nhất sơn ở đâu cả.
Hà Lập nghĩ thầm:
- "Cái lão thầy bói ấy coi quẻ chẳng linh nghiệm gì cả ta nghe nói tại đây có hòn núi Tứ Châu, trên núi có một toà Từ Thánh Tử, trong miếu ấy Thánh thần linh lắm, ta hãy lên đó vái van cầu khẩn may ra thần linh chỉ bảo".
Nghĩ rồi, vội đi mua hương đèn đi thẳng lên núi Tứ Châu bước vào miếu đến trước bàn thờ đốt hương khấn vái một hồi mà không thấy gì linh nghiệm.
Hà Lập thất vọng đi lần ra trước miếu nhìn lên hòn núi trước mặt thấy vách đá chập chùng, đỉnh cao vòi vọi hắn đi lần đến gần trông thấy một tảng đá lớn hơn có khắc ba chữ "Xá Thân Nham", nhìn xuống phía dưới thì thấy hang sâu thăm thẳm.
Hà Lập thở dài ngao ngán, nghĩ thầm:
- "Ta lặn lội khổ cực ngót nửa năm trời mà không tìm thấy tên Thủ Nhất khốn kiếp, vậy trước sau gì ta cũng phải chết, chi bằng ta nhào xuống cái vực này chết cho rồi".
Nghĩ rồi toan nhảy xuống, nhưng rồi giật mình nghĩ lại:
"Đã đến nước này cái thân ta đâu có tiếc gì? Song ngặt một nỗi mẹ ta nay đã tám mươi ba tuổi, nếu ta chết rồi thì vợ con ta cung không thể sống được, lấy ai nuôi dưỡng mẹ ta!".
Rồi Hà Lập ngồi trên tảng đá than khóc thảm thiết, trong người mỏi mệt nằm xỉu xuống rồi ngủ luôn. Bỗng thấy một người bước tới bảo:
- Hãy đi theo ta mau!
Hà Lập xem lại người ấy chính là lão thầy bói hôm trước. Hà Lập cau mày, nói:
- Thầy bảo tôi đi đến Tứ Châu thì gặp, sao tôi đến đây tìm kiếm suốt hai tháng vẫn không thấy gì cả?
Lão thầy bói hỏi:
- Ngươi hãy nói thiệt cho ta biết, ngươi muốn đi đâu và tìm kiếm người nào ta sẽ chỉ cho.
Hà Lập đáp:
- Tôi vâng tìm một người tên là Diệp Thủ Nhất.
Lão thầy bói cười ha hả nói:
- Ngươi không thấy hòn núi cao trước mắt kia sao? Núi ấy không phải Đông Nam Đệ nhất sơn là gì?
Hà Lập nhìn kỹ hòn núi trước mắt mừng rỡ vô cùng vội đứng phắt dậy rồi chạy thẳng tới. Hắn nhảy từ ghềnh đá này sang ghềnh đá khác, leo trèo hồi lâu, bỗng thấy trước mặt hiện lên một ngôi chùa, kiến trúc vô cùng nguy nga tráng lệ. Trước cửa chùa có tấm biển đề mấy chữ thếp vàng: "Đông Nam Đệ Nhất Sơn''.
Hà Lập lẩm bẩm:
"Cảnh chùa này thật là đẹp!".
Còn đang đứng nhìn ngơ ngác, bỗng thấy trong chùa có một tên hành giả đi ra. Hà Lập bước tới vòng tay vái một vái và hỏi:
- Chẳng hay trong chùa này có một người tên là Diệp Thủ Nhất không?
Hành giả trợn mắt, nạt lớn:
- Ngươi là ai lại dám cả gan kêu cái danh hiệu của Phật gia ra như vậy?
Hà Lập lo sợ, van nài:
- Thiệt tình kẻ tiểu nhân này không biết, xin người thứ tội. Và xin cho biết cái danh hiệu ấy là của vị phật nào?
Hành giả đáp:
- Không phải Diệp Thủ Nhất mà là Giả Thập Nhất đồng âm chứ không đồng nghĩa, chữ thập nhất tức là chữ Địa, ấy là hiệu của Địa Tang Vương Bồ Tát ngươi hiểu chưa?
Hà Lập chắp tay, nói:
- Vậy thì xin sư phụ làm ơn bẩm giùm rằng: có tôi là Hà Lập, gia nhân của Tần Thái sư sai đến muốn cầu ra mắt Phật gia.
Hành giả nói:
- Ngươi hãy đứng đây chờ lúc nào Phật gia thăng điện ta sẽ bẩm giùm cho.
Nói chưa dứt lời bỗng trong chùa chiêng trống vang dậy, Hành giả nói:
- Bồ Tát đã thăng điện đó, để ta vào bẩm giùm cho.
Vừa nói Hành giả vừa chạy vào chùa. Chẳng bao lâu Hà Lập thấy Hành giả trở ra kêu:
- Hà Lập, Phật gia dạy đòi ngươi vào.
Hà Lập vội vã vào chùa thẳng đến đại điện quỳ xuống nói:
- Tôi chúc cho Phật gia thánh thọ vô cương.
Bồ Tát nói:
- Hà Lập, ngươi đến đây có việc chi?
- Thưa, tôi vâng mệnh chủ tôi đến mời Bồ Tát phó trai. Bồ Tát nghiêm giọng, nói:
- Rõ ràng hắn sai ngươi đi bắt ta sao ngươi bảo đi mời ta phó trai? Nói dối' Tần Cối đã bị ta bắt cầm dưới phong đô hành tội rồi!
Hà Lập ngạc nhiên, nói:
- Lúc tôi ra đi Thái sư tôi hãy còn mạnh khỏe ở nhà, sao lại bảo người đã đến đây rồi?
Bồ Tát nói:
- Được, nếu ngươi không tin thì ta sẽ cho mi thấy.
Nói rồi truyền cho ng lầm hồ cạn thế nào cũng sa xuống hồ, chừng ấy bắt nó dễ như trở bàn tay.
Trương Tuấn khen là diệu kế, bèn sai quân lính y theo kế ấy mà thi hành.
Chờ đến trời tối, Vương Đắc Thắng dẫn binh đến gần trại của Hắc Man Long la hét om sòm. Lúc ấy Hắc Man Long đang ngủ mơ màng, bỗng nghe tiếng quân reo vang trời dậy đất, liền mang giáp, vung chùy lên ngựa xông ra khỏi dinh.
Vương Đắc Thắng thấy Hắc Man Long, liền lướt tới đâm đại một thương rồi quay ngựa bỏ chạy. Hắc Man Long giục ngựa đuổi theo nhưng khi Vương Đắc Thắng chạy đến mé hồ thì rẽ qua con đường nhỏ trốn mất.
Đến đây, Hắc Man Long nhìn quanh nhìn quất không tìm thấy Vương Đắc thắng đâu cả, lại thấy dưới hồ có quân cẩm đèn, phần vì trời tối không trông rõ ràng, liền giục ngựa chạy đại xuống hồ để chém sạch địch quân, chẳng dè cả người lẫn ngựa chìm nghỉm dưới hồ.
Trương Tuấn điều khiển đoàn quân mai phục, vừa trông thấy Hắc Man Long sa xuống nước lòng mừng khấp khởi, liền dốc quân dùng câu liêm móc kéo lên trói chặt, rồi sai Tổng binh Trương Khôn dẫn ba ngàn quân áp giải Hắc Man Long về thành.
Lúc đang đi, bỗng có một tướng cầm bạch mã ngân thương, xốc tới đâm Trương Khôn một thương chết lập tức rồi hắn liền mở trói cho Hắc Man Long, một mình vung thương giết sạch ba ngàn quân sĩ.
Hắc Man Long được thoát nạn nhưng không biết ân nhân là ai, vội bước tới chấp tay hỏi:
- Chẳng hay tướng quân là ai xin cho biết quí danh đề sau này đền ơn sâu.
Người ấy đáp:
- Tôi họ Hàn tên Ngạn Trực, cha tôi là đại Nguyên soái Hàn Thế Trung, chỉ vì thấy cha con Nhạc Nguyên soái bị hãm hại, nên buồn giận không muốn làm quan, sống ẩn cư nơi đây. Vừa rồi nghe tướng quân báo thù cho Nhạc Nguyên soái lòng người ai cũng thuận và vui mừng. Hôm nay cha tôi nghe tướng quân giao binh với Trương Tuấn, sợ tướng quân lầm gian kế của hắn, nên sai tôi đến đây dò nghe tin tức, chẳng dè đi đến đây gặp tướng quân.
Hắc Man Long nói:
- Tôi mang trọng ân của tướng quân, nếu tướng quân không chê tôi là người Hóa ngoại, thì tôi xin tình nguyện kết nghĩa anh em.
Hàn Ngạn Trực nghe nói mừng rỡ vô cùng, liền dắt Hắc Man Long đến cầu Lục Điều bốc đất làm hương, vái trời đất kết nghĩa anh em, thề cùng sống chết.
Rồi Hàn Ngạn Trực nắm tay Hắc Man Long thân mật nói:
- Bây giờ đệ xin kiếu ca ca để về, vì đệ ở đây sợ e gian thần biết được đồn danh, bán tiếng thì bất tiện lắm.
Hắc Man Long quyến luyến nói:
- Lúc nào hiền đệ có rảnh hãy ra nơi Hóa ngoại thăm anh chơi.
Hai người bịn rịn một hồi lâu mới chia tay. Hàn Ngạn Trực trở về nhà, còn Hắc Man Long thì trở về trại, điểm binh mã kéo xốc tới hồ đóng quân.
Sáng hôm sau, Hắc Man Long lại kéo quân thẳng đến cửa thành khiêu chiến. Quân sĩ chạy vào phi báo, Trương Tuấn buồn bực chẳng yên, liền nhóm hết chư tướng thương nghị.
Trương Tuấn nói:
- Chúng ta không phải hạng đối thủ của Hắc Man Long, nếu cưỡng ra quân ắt mang hại. Chi bằng lập kế hoãn binh, nghĩa là chúng ta sẽ cho hắn biết rằng, hiện nay thánh thể bất an, chờ cho Thiên tử khỏe mạnh, lâm triều được, sẽ bắt gian thần nạp cho hắn và muốn cho hắn vui lòng chờ đợi, bây giờ cần phải đem lương thảo ra dâng nạp cho hắn nuôi quân. Ta tin chắc rồi đây sẽ có thư vợ Nhạc Phi gửi đến khuyên hắn lui binh ngay. Chừng ấy ta phát văn thư cho binh mã các nơi đến cứu giá là yên việc.
Nói về Nhạc phu nhân, ở tại Vân Nam, ngày kia tiếp được thánh chỉ, mới hay Hắc Man Long xâm phạm Lâm An liền viết một phong thư, sai Trương Anh đi suốt ngày đêm đem về Lâm An trao cho Hắc Man Long.
Hắc Man Long tiếp thư đọc:
"Tôi, Nhạc phu nhân Lý thị, kính gửi đôi lời cho Hắc tướng quân được rõ:
Chồng tôi rủi vương phép nước về thần, tôi chịu tội ra chốn Vân Nam. Thiết nghĩ mưu kế gian thần sẽ có ngày bại lộ, con cháu tôi chắc được minh oan.
Nay tướng quân tuy là nghĩa khí gan dạ, vì chút thù riêng mà hưng binh xâm phạm, làm cho triều đình khiếp đảm, kinh hồn. Tướng quân quyết báo thù cho họ Nhạc, nhưng vô tình đã làm cho hoại danh trung nghĩa của chồng con tôi.
Vì vậy, tôi phải sai Trương Anh tức tốc đem bức thư này đến trao cho tướng quân, mong tướng quân vị tình lập tức thu quân về nước, chớ để lụy cho tôi và làm phiền lòng chồng tôi nơi chín suối.Tôi cảm đội ơn chẳng cùng".
Đọc xong bức thư Hắc Man Long vô cùng xức động, hai hàng nước mắt chảy ròng rong, liền nói với Trương Anh:
- Tôi kéo quân từ Tam quân đến đây, đi đến đâu cũng thấy dân chúng thương tiếc lão bá chẳng cùng, nay Nhạc bá mẫu lại bền lòng trung nghĩa, khiến tiểu đệ phải lui binh. Nếu vậy thì dung dưỡng cho gian thần nó muốn làm chi thì làm hay sao? Thật tình tôi lấy làm uất hận.
Trương Anh nói:
- Xưa kia Ngưu lão gia cùng chư vị anh hùng đã hưng binh về triều để báo thù cho Nhạc Đại lão gia, nhưng khi đến sông Trường Giang Nhạc Đại lão gia hiện hồn cản trở không cho tiến quân, vì thế ta đủ thấy con người trung nghĩa dù chết cũng không muốn hủy hoại danh tiết; vả lại, bọn gian thần ấy tội lỗi đã đầy rẫy thế nào cũng có ngày báo ứng, ta hãy chờ xem kết cục ra sao cho biết.
Hắc Man Long không biết tính sao, đành phải sắm đồ tế lễ mộ Nhạc Nguyên soái cúng tế khóc than một hồi, rồi truyền quân nhổ trại kéo về Hóa ngoại.
Trong thành, Trương Tuấn đang lo lắng mong đợi, bỗng có quân vào báo:
- Miêu binh đã rút hết rồi.
Trương Tuấn lòng mừng khắp khởi vội vào triều tâu dối với vua:
Thần đã ra quân đánh dẹp Miêu binh. Chúng sợ hãi bỏ chạy thất sá hồn kinh, thần xua quân rượt theo mấy mươi dặm nhưng không kịp nên phải trở về đây tâu Thánh thượng rõ.
Hà Lập vào quỳ xuống dưới chân giường, Tần Cối mở mắt ra trông thấy Hà Lập, thì thào hỏi:
- Hà Lập, ngươi đã về đó sao? Việc Thủ Nhất ta đã biết rõ cả rồi, ngươi chớ nói làm chi, gia quyến của ngươi ta đã tha rồi, ngươi hãy về phụng dưỡng mẹ ngươi!
Hà Lập cúi đầu từ tạ Tần Cối, ra khỏi trướng phủ trở về nhà gặp mẹ và vợ.
Cả nhà vừa trông thấy mặt Hà Lập cảm động khóc rống lên một hồi, rồi đi sắm sửa hương đèn bái tạ tổ tông.
Từ đó Hà Lập kiên tâm làm điều thiện, tránh điều ác.
Sau khi phụng dưỡng mẹ già thọ đến chín mươi tuổi, vì không có con, vợ chồng Hà Lập đi tu tại chùa Huyền Diệu ở Bình Giang phủ!

o0o


Truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa LỜI GIỚI THIỆU Hồi thứ nhất Hồi thứ hai Hồi thứ ba Hồi thứ tư Hồi thứ năm Hồi thứ sáu Hồi thứ bảy Hồi thứ tám Hồi thứ chín Hồi thứ mười Hồi thứ mười một Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy Hồi thứ mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bẩy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi thứ bốn mươi chín Hồi thứ năm mươi Hồi thứ năm mươi mốt Hồi thứ năm mươi hai Hồi thứ năm mươi ba Hồi thứ mười hai Hồi thứ mười ba Hồi thứ mười bốn Hồi thứ mười lăm Hồi thứ mười sáu Hồi thứ mười bảy Hồi thứ mười tám Hồi thứ mười chín Hồi thứ hai mươi Hồi thứ hai mươi mốt Hồi thứ hai mươi hai Hồi thứ hai mươi ba Hồi thứ hai mươi bốn Hồi thứ hai mươi lăm Hồi thứ hai mươi sáu Hồi thứ hai mươi bẩy Hồi thứ hai mươi tám Hồi thứ hai mươi chín Hồi thứ ba mươi Hồi thứ ba mươi mốt Hồi thứ ba mươi hai Hồi thứ ba mươi ba Hồi thứ ba mươi bốn Hồi thứ ba mươi lăm Hồi thứ ba mươi sáu Hồi thứ ba mươi bảy Hồi thứ ba mươi tám Hồi thứ ba mươi chín Hồi thứ bốn mươi Hồi thứ bốn mươi mốt Hồi thứ bốn mươi hai Hồi thứ bốn mươi ba hồi thứ bốn mươi bốn Hồi thứ bốn mươi lăm Hồi thứ bốn mươi sáu hồi thứ bốn mươi bảy Hồi thứ bốn mươi tám Hồi thứ bốn mươi chín Hồi thứ năm mươi
  • Hồi thứ bảy mươi bốn Hồi thứ bảy mươi lăm Hồi thứ bảy mươi sáu Hồi thứ bảy mươi bảy Hồi thứ bảy mươi tám Hồi thứ bảy mươi chín Hồi thứ tám mươi