Biên dịch: Kiều Mai
Hồi thứ mười chín
Nhược Thủy khảng khái mắng Phiên Vương
Thôi Hiếu dâng huyết thư truyền hịch.

 Ngột Truật bảo Tần Cối đem thây Triệu Vương đi chôn cất rồi sau đó cho đi làm gia nhân cho một tướng Phiên.
Ngột Truật hỏi Trương Bang Xương:
- Triệu Vương chết, con cái Tống Vương còn đứa nào không?
Trương Bang Xương đáp:
- Triều Tống còn một vị điện hạ thứ chín là Khương Vương Triệu Cấu, để thần lừa hắn đến cho chúa công!
Nói xong từ tạ Ngột Truật trở về triều ra mắt Thái thượng hoàng Huy Tông, giả vờ khóc lóc nói:
- Triệu Vương điện hạ đã rủi ro bị ngã ngựa hết bên dinh Phiên rồi. Nay Ngột Truật lại muốn một vị thân vương khác ở làm con tin thì hắn mới lui binh. Nếu không y theo lời hắn thì hắn sẽ đánh thẳng vào cung.
Thái thượng hoàng nghe nói lòng đau xót vô cùng, cực chẳng đã phải gọi Khương Vương vào rồi thuật hết mọi việc cho nghe. Khương Vương tâu:
- Xã tắc là trọng, con đâu dám tiếc thân. Vậy con cần phải qua đó mới xong.
Huy Tông lại hỏi:
- Có ai dám theo điện hạ không?
Bỗng có quan Lại bộ Thị Lang tên là Lý Nhược Thủy bước ra tâu:
- Hạ thần xin lĩnh mệnh theo bảo hộ điện hạ cho.
Rồi cùng Khương Vương ra khỏi thành theo Trương Bang Xương thẳng qua dinh Phiên.
Trương Bang Xương vào trước ra mắt Ngột Truật tâu:
- Điện hạ Khương Vương Triệu Cấu đã bị hần lừa đến đây rồi. Bây giờ trong triều nhà Tống không còn một điện hạ nào nữa cả.
Ngột Truật nghe nói sợ Khương Vương lại bị chết nữa thì nguy, vội sai quân sư ra nghênh tiếp.
Lý Ngược Thủy lén căn dặn Khương Vương:
- Điện hạ nên nhớ câu: “Năng nhược năng cường thiên niên kế, hữu dũng vô mưu nhứt dán vong”. Nghĩa là có lúc yếu có lúc phải mạnh là kế hay ngàn đời, bằng ỷ mạnh không mưu thì nguy. Khi điện hạ vào ra mắt Ngột Truật tùy cơ ứng biến, chớ nên làm mất nhuệ khí của mình mà cũng chớ nên cứng cỏi quá mà mang hại.
Khương Vương nói:
- Việc ấy ta biết rồi.
Rồi theo Hấp Mê Xi vào dinh ra mắt Ngột Truật. Ngột Truật trông thấy Khương Vương tuổi còn nhỏ mà tướng mạo khôi ngô, mặt ngọc mắt sáng như sao. Thật là một vị điện hạ hiếm có trên đời.
Ngột Truật nói:
- Nếu ngươi bằng lòng xem ta như cha thì ta lấy được giang san nhà Tống sẽ giao lại cho ngươi làm hoàng đế, ngươi có bằng lòng không?
Khương Vương nghe nói sẽ giao giang sơn lại cho mình thì ráng bước ba bước tới nói:
- Con xin bằng lòng!
Ngột Truật mừng rỡ bảo Khương Vương ra sau dinh lập riêng phòng trướng để ở. Bỗng thấy Lý Nhược Thủy theo vào, Ngột Truật bèn gọi lại hỏi:
- Ngươi là ai?
Lý Nhược Thủy trợn mắt đáp:
- Ta là ai mặc kệ, can chi ngươi hỏi?
Nói rồi đi theo Khương Vương. Ngột Truật lấy làm lạ hỏi quân sư:
- Người ấy là ai mà cứng cỏi quá vậy?
Hấp Mê Xi đáp:
- Người ấy là đại trung thần của nhà Tống, đang làm chức Lại bộ Thị Lang tên là Lý Nhược Thủy.
Ngột Truật nói:
- Nếu vậy ông ta là một lão tiên sinh mà ta không biết nên thất lễ.
Nói rồi cho mời Lý Nhược Thủy ở lại dinh quân sư khoản đãi, mặc dầu lúc ấy trời đã tối.
Hôm sau Ngột Truật ra trướng cho gọi Trương Bang Xương đến hỏi:
- Nay còn phải làm gì nữa?
Trương Bang Xương nói:
- Thần đã hứa với chúa công, lẽ đâu dám chẳng hết lòng. Thần còn muốn đem cả nhị đế dâng cho chúa công nữa cơ.
Ngột Truật nói:
- Được như vậy thì gay lắm nhưng phải làm thế nào?
Trương Bang Xương kề tai Ngột Truật nói nhỏ:
- Bây giờ phải làm như vậy…như vậy!
Ngột Truật gật đầu lia lịa rồi y kế Trương Bang Xương mà làm.
Bang Xương trở về thành ra mắt Khâm Tông và nói:
- Hôm qua thần qua bên dinh Xương Bình Vương Ngột Truật vì trời tối nên nghị việc không kịp phải nghỉ lại đó. Nay Ngột Truật lại bảo rằng Khương Vương tuy là một vị thân vương song cũng chưa đủ, chúng còn muốn giữ cái bài vị của Tiên Vương năm đời chúng mới chịu. Thần thiết nghĩ, giữ lại cái bài vị đó cũng chẳng làm cho quân giặc lùi bước được, chi bằng ta cứ tạm giao cho chúng rồi chờ viện binh Cần Vương các tỉnh đến, lúc ấy sẽ tiêu diệt chúng rồi rước bài vị về cũng chẳng hại chi.
Khâm Tông chẳng dám phản đối nhưng rất đau lòng, vừa khóc vừa nói:
- Con cháu quá bất hiếu nên mới để lụy đến Tiên Vương.
Rồi đếnThái Miếu khóc rống lên một hồi, mới trao cho Bang Xương bưng bài vị đi, Bang Xương nói:
- Để tỏ lòng hiếu đạo, Nhị Đế phải thân hành đưa đi vài dặm mới phải lẽ.
Thái thượng hoàng Huy Tông và Khâm Tông đành nghe theo, đưa bài vị ra ngoài thành. Vừa ra khỏi đếu cầu bị quân Phiên áp lại bắt đem về dinh của Ngột Truật, còn Trương Bang Xương thì trở lại giữ thành.
Bắt được Nhị Đế, Ngột Truật vội sai Hấp Mê Xi điểm một trăm binh mã hộ tống Nhị Đế về Đại Kim quốc ở phía bắc.
Lý Nhược Thủy ở trong hay được tin ấ!!!9578_22.htm!!! Đã xem 515144 lần.

Đánh máy: Thành viên VNTQ
Nguồn: Hoàng Dung
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 7 năm 2007

- Quý huyện giải lương đến đây tuy là việc cả song phải nói với Trung Quân bẩm lại với bản chức chứ không thể tự tiện đánh trống như vậy được. May bản chức biết rõ ngài là một vị thanh quan chứ như người khác thì phải tội rồi.
Từ Nhân thưa:
- Vì Trung Quân thấy hạ quan đi lễ có sáu chỉ bạc nên mới chê ít ném bạc xuống đất, không chịu bẩm giùm. Hạ quan đợi lâu quá sợ trễ việc nên mới cả gan đánh trống như vậy, xin nguyên soái thứ tội.
Vương nguyên soái nghe nói cả giận bèn sai gọi tên quan Trung Quân bảo dẫn đem đi chém.
Từ Nhân thấy thế quỳ bẩm:
- Nếu giết hắn ta thì ắt hạ quan phải mang lấy oan cừu, vậy mong nguyên soái ra ơn tha hắn một phen.
Nguêyn soái nói:
- Ngài hãy đứng dậy. Nay ngài đã xin tôi cũng nể lòng dung tội chết cho hắn.
Tuy tha chết cho viên Trung Quân nhưng nguyên soái cũng truyền quân bắt đánh mấy chục roi rồi đuổi ra ngay. Nguyên soái lại lấy ra năm chục lượng bạc cho quan huyện để làmlộ phí đi đường.
Từ Nhân tạ ơn và cao biệt nguyên soái, đi ra khỏi Viên môn tung mình lên ngựa thẳng về Thang Âm.
Khi Từ Nhân đi rồi, Vương nguyên soái liền nhớ lại một việc vội gọi kỳ bài quan căn dặn:
- Ngươi hãy đuổi theo mời Từ tri huyện lại đây cho ta nói chuyện.
Ngờ đâu tên kỳ bài quan này có hơi lãng tai nên nghe lầm, tưởng lại chạy theo bắt lại cho mau. Hắn mừng rỡ vô cùng vì có dịp để hắn trả thù cho Trung Quân.
Tên kỳ bài hầm hầm mặt giận lên ngựa chạy tuốt ra khỏi viên môn gọi lớn:
- Từ tri huyện khoan đi đã, nguyên soái dạy theo bắt ngài.
Vừa nói, kỳ bài quan vừa nắm áo kéo lại. Ngờ đâu chiếc áo Từ Nhân đã cũ thành thử rách toác làm đôi.
Từ Nhân giận quá quay ngựa lại, chạy riết đến cửa Viên môn chẳng thèm đợi lệnh, đi thẳng vào đại đường, lột mũ xuống ném trước mặt Vương nguyên soái:
Vương nguyên soái thấy thế thất kinh hỏi:
- Tại sao ngài có thái độ dị kỳ vậy?
Từ Nhân đáp:
- Tôi dầm sưong giãi nắng giải lương đến đây cực khổ biết dường nào? Mong ơn ngài đã cho bấy nhiêu tiền lộ phí, tại sao ngài lại sai kỳ bài quan đuổi theo bắt tôi? Làm cho cái áo tôi rách toang xấu hổ thế này. Thế thì cái mũ còn để làm gì không ném luôn?
Nguyên soái nghe nói cả giận bèn gọi tên kỳ bài quan vào quở mắng:
- Ta sai ngươi đi mời Từ tri huyện trở lại đây để có việc cần, sao ngươi lại kéo cho rách áo người như vậy?
Kỳ bài quan cúi đầu vâng dạ đáp:
- Thưa nguyên soái tội tôi đáng chết ngàn lần, vì tôi có tật lãng tai nghe không rõ nên tưởng lão gia bảo đi bắt, phần thì quan huyện đang cưỡi ngựa chạy nhanh, nên tôi mới nắm áo chưa giật đã rách, xin nguyên soái thứ tội.
Nguyên soái nổi giận quát:
- Việc nhỏ mọn chẳng nói chi, nếu như gặp lúc sai đi việc đại sự mà nghe lầm như vậy thì tai hại biết bao nhiêu?
Liền sai tả hữu đem chém quách cho rồi.
Lúc ấy Từ Nhân cảm thương nghĩ thầm:
- Thế thì tên này vì điếc lác nên nghe lầm, chẳng lẽ ta để cho hắn chết sao?
Nghĩ đoạn, bước tới lấy mũ đội lên đầu rồi quỳ xuống nói:
- Bây giờ hạ quan mới biết tại hắn nghe không rõ chứ không hắn cố ý làm điều vô lễ như vậy, hơn nữa mạng người tối trọng, mong nguyên soái nghĩ lại dung tha cho hắn một phen.
Nguyên soái đáp:
- Nếu quý huyện có lòng từ tâm thương hại xin cho nó thì phúc đức cho nó lắm đấy.
Nói rồi truyền quân tha chém nhưng sai đánh bốn chục roi và đuổi đi tức khắc.
Nguyên soái mời quan huyện lại ôn tồn bảo:
- Tôi mời huyện gia trở lại đây chỉ vì có một việc muốn hỏi thăm. Tôi có nghe tại quý huyện có một người hiền sĩ tên là Nhạc Phi, chẳng hay hiện nay người ấy thế nào?
Từ Nhân bẩm:
- Nhạc Phi đã đâm chết Tiểu Lương Vương tại võ trường, công danh không toại chí. Sau đó lại giúp Tông Lưu Thú dẹp lũ cường đạo tại Thái Hành sơn, chúa thượng lại phong cho chàng chức Thừa Tin Lang, chàng không bằng lòng nên mới trở về quê cũ làm ruộng nuôi mẹ.
Nguyên soái bảo:
- Nếu vậy xin ngài tạm ở lại nơi quán dịch nán lại một đêm chờ đến sáng mai vào triều với tôi kiến giá hoàng thượng để bảo cử Nhạc Phi, rồi đón chàng đến đây mà phò mã xã tắc.
Từ Nhân nói:
- Nếu được nguyên soái bảo cử thì mới là không uổng cái tài văn võ song toàn của Nhạc Phi
Nguyên soái sai người đưa Từ tri huyện ra nơi quán dịch và sai người cho dọn cơm rượu tiếp đãi, lại cho một cái mũ, một cặp áo mới và một đôi giày để mai vào triều.
Từ Nhân mừng rỡ lãnh áo mũ và cảm tạ nguyên soái.
Hôm sau, nguyên soái dắt quan huyện Từ Nhân vào triều.
Đi đến cửa Ngọ môn nguyên soái để Từ Nhân đứng lại, một mình vào trước thềm quỳ tâu:
- Nay có Từ Nhân, tri huyện Thang Âm giải lương đến đây, thần có hỏi thăm Nhạc Phi thì y bảo vẫn còn đang ở tại Thang Âm, Nhạc Phi chính là người văn võ song toàn thật xứng đáng là bề tôi trụ cột của triều đình. Cúi xin bệ hạ triệu thỉnh ông ta về đây khuôn phò xã tắc. Vì vậy thần có dắt Từ Nhân vào triều kiến, hiện còn ở tại Ngọ môn hầu chỉ.
Vua Cao Tông nghe tâu vội hỏi:
- Nhạc Phi năm xưa đâm chết Tiểu Lương Vương, sau lại hiệp với ông Tông Lưu Thú trừ được bọn cường đạo Vương Thiện quả có đại công, ngặt vì phụ vương ta nghe lời Trương Bang Xương để cho anh hùng bị mai một. Việc ấy trẫm biết đã lâu, vậy hãy cho triệu tri huyện Từ Nhân vào đây cho ta hỏi.
Từ Nhân nghe có triệu chỉ, vội vã vào triều bái yết.
Vua Cao Tông phán:
- Trẫm biết Nhạc hiền sĩ là người văn võ song tài, cũng bởi bọn gian thần đố kỵ nên chẳng được trọng dụng. Nay trẫm muốn gọi về phò tá quốc gia, ngặt vì trẫm mới lên ngôi báu chẳng lẽ đi xa nên khanh hãy thay mặt cho trẫm đến đó triệu mời Nhạc Phi vào triều.
Nói rồi truyền chỉ giao bức chiếu thư và lễ vật cho Từ Nhân để đón Nhạc Phi, lại ban cho Từ Nhân ba chén ngự tửu. Từ Nhân uống xong từ giã lui ra, lên ngựa thẳng về Thang Âm huyện.
Lại nói đến chuyện Nhạc Phi, từ lúc chàng gặp bọn Thi Toàn trở về nhà mải lo việc tập tành võ nghệ, chuyên đọc binh thư. Ngờ đâu năm ấy bệnh dịch hoành hành, vợ chồng Vương Viên ngoại bạc phước đều qua đời. Vợ chồng Thang Viên ngoại phải sang lo chôn cất lại rủi bị truyền nhiễm ít lâu sau cũng đã mất.
Lúc ấy lại gặp phải mất mùa thóc cao gạo kém, anh em túng bấn thường đi làm quấy để kiếm ăn, nhất là Ngưu Cao thường hay đến các nhà phú hộ cướp của, bà mẹ quở mắng mãi chẳng được lâm bệnh mà chết.
Riêng có vợ chồng Nhạc Phi dầu đói khát cũng cam tâm chịu cảnh thanh bần. Hôm đó Nhạc Phi đang ngồi trong thư phòng xem sách, khi chàng lật xem đến một trang chỉ về phần xem tướng chàng mới biết mình đến năm hai mươi ba tuổi bắt đầu đại phát.
Nhạc Phi nghĩ thầm:
- “Trong quẻ này sách tướng đoán ta đến hai mươi ba tuổi thì vận phát lắm, nhưng nay ta đúng hai mươi ba tuổi rồi mà chẳng thấy ứng nghiệm chi cả, ấy chẳng qua là một phương pháp làm tiền của bọn xem tướng đó thôi”.
Còn đang than thở, bỗng thấy Lý Thị, vợ của Nhạc Phi bưng trà vào và hỏi:
- Tướng công ôi! thiếp nghe nói người quân tử lúc nào cũng an phận thủ thường, cớ sao hôm nay xem tướng công buồn bã như vậy?
Nhạc Phi nói:
- Chỉ vì ta vừa xem một trang sách dạy về phần tướng số bảo rằng số ta năm nay phát đạt lắm, thế mà túng thiếu vẫn hoàn túng thiếu cho nên ta thắc mắc đó thôi.
Lý thị khuyên:
- Thời vận chưa đến thì đành phải đợi vậy, thiếp nghĩ rằng rồng cũng phải có lúc gặp mây chứ.
Nhạc Phi cười khẩy:
- Phải đợi đến bao giờ mới gặp mây?
Vợ chồng đang chuyện vãn, bỗng thấy bà An Nhân bước vào, vợ chồng vội đứng dậy nghênh tiếp. Bà nhìn Nhạc Phi bảo:
- Thời vận chưa đến phải sao chịu vậy, sao con lại trách vợ con?
Nhạc Phi quỳ thưa:
- Chỉ vì con thấy trong sách đoán số dạy không đúng nên con trách là trách thầy tướng chớ nào con có trách vợ con đâu?
Vừa nói đến đây bỗng thấy Nhạc Vân (con Nhạc Phi) đi học vừa về, bước vào phòng thấy cha mình đang quỳ cũng vội để sách vở bước lại quỳ một bên. Quả là hiếu thuận lại sinh con hiếu thuận, hễ cha có hiếu thì sinh con cũng vậy thôi.
Bà An Nhân thấy cháu mới lên bảy tuổi mà quỳ dưới đất nên vội xua tay bảo:
- Cháu hãy đứng dậy.
Nhạc Vân nói:
- Cha cháu đứng dậy thì cháu mới dám đứng dậy.
Khi bà An Nhân dắt dâu và cháu đi rồi, Nhạc Phi ngồi một mình suy nghĩ:
- “Xưa ân sư ta thường căn dặn không nên bỏ trễ việc luyện tập võ nghệ, vậy hôm nay rảnh rang, ta đem thương ngựa ra phía sau tập luyện cho khuây lãng”.
Nghĩ rồi lấy thương, thắng ngựa ra khoảng đất trống phía sau nhà nhưng chưa kịp thao diễn, chợt thấy mấy người em kết nghĩa nai nịt hẳn hoi dắt ngựa tới, nói nói cười cười ra vẻ hân hoan lắm.
Nhạc Phi thấy vậy than thầm:
- Đã bao phen ta khuyên chư đệ không nên làm càn, của phi nghĩa chẳng nên dùng, chẳng biết họ có nghe lời ta không mà hôm nay chúng lại kéo nhau đi đâu vậy?
Nhạc Phi lên tiếng hỏi:
- Mấy chư đệ đi đâu đó?
Cả bọn nín thinh, giây lâu Ngưu Cao mới đáp:
- Thưa đại huynh, túng khổ đói khát quá anh em tôi chịu đã hết nổi nên phải đi kiếm ăn.
Nhạc Phi nghe vậy lấy làm đau đớn trong lòng, bèn khuyên nhủ:
- Ngày xưa ông Khương Tiết Thiện tiên sinh có dạy: hễ người chánh trực không bao giờ có lòng tà, thì coi như luôn luôn được dư giả!
Vương Quới nghe vậy vội ngắt lời nói:
- Đại huynh dạy vậy thật là phải nhưng anh em chúng tôi mấy ngày rầy cơm không có đủ ăn, áo không có đủ mặc. Nếu cứ nghe lời vàng ngọc ấy mãi thì chắc chắn không thể sống nổi.
Nhạc Phi lại nói:
- Nếu các hiền đệ chẳng chịu nghe lời ta đi làm điều bất chính thì chuyến này dù được giàu có xin đừng ngó đến Nhạc Phi này làm gì, bằng có bị bắt cũng đừng ngó đến tên Nhạc Phi này mà khổ lây nhé.
Nói đến đây chàng cắm cây thương trên tay xuống đất rạch một đường đất sâu và nói:
- Mấy hiền đệ không nghe ta thì từ nay xin cắt đất để dứt tình huynh đệ vậy, rồi ai lo phần nấy chớ nên nhìn nhau nữa.
Cả bọn vẫn không hề nao lòng, càng nói:
- Ồ, hơi đâu mà nghe lời bậc thánh hiền ấy, bây giờ chúng ta lo chuyện cần kíp để no cái bụng đã rồi nói chuyện sau.
Nói rồi, nhảy phóc lên ngựa chạy đi mất hút.
Nhạc Phi thấy mấy người em kết nghĩa không nghe lời mình, buồn bã vô cùng, hai hàng nước mắt tự nhiên tuôn trào không ngớt, không còn lòng nào ở đó luyện tập được nữa.
Nhạc Phi dắt ngựa trở về vào thư phòng nằm khóc tức tưởi, bà An Nhân thấy vậy mắng:
- Mi quả là đứa con bất hiếu. Lúc nãy ta có mấy lời khuyên nhủ mi chẳng lẽ mi đem lòng oán trách ta sao? Nếu không, tại sao mi khóc tức tưởi như vậy?
Nhạc Phi quỳ lạy thưa:
- Thưa mẹ, con đâu dám oán trách mẹ? chẳng qua mấy đứa em kết nghĩa của con chẳng chịu nghe lời con cứ việc đi làm điều không phải mà con khuyên nhủ không được nên buộc lòng rạch đất dứt nghĩa kim bằng, nhưng lòng con không nỡ nên buồn lòng khóc đó thôi.
Bà An Nhân lại khuyên:
- Mỗi người đều có một chí hướng riêng, con lấy tình bạn khuyên nhủ nếu anh em không nghe thì thôi, việc gì phải khóc lóc làm gì cho mệt.
Bà An Nhân đang dạy con, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, Nhạc Phi thưa với mẹ tạm lui vào nhà trong còn mình bước ra mở cửa ngõ. Ngoài cổng có một người từ từ bước vào để gói xuống thở hổn hển.
Nhạc Phi nhìn kỹ thì người ấy trạc độ đôi mươi, mặc áo, đội mũ thường, đi giày da. Có lẽ chàng chưa gặp người này bao giờ.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Thành viên VNTQ
Nguồn: Hoàng Dung
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 15 tháng 7 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--