Chương 1

 
Sĩ Nguyên giận dữ khi nghe em trai là Sĩ Tân thông báo rằng ngày mai mẹ và cha anh sẽ đến nhà của Huệ Trinh, để dạm hỏi:
– Cái con nhỏ cà khịa ấy thấy đã phát ngán rồi!
Cười tủm tỉm nhìn anh, Sĩ Tân chế giễu:
– Cưới vợ thôi mà anh Ba, chứ đâu có phải bắt anh lên giàn hoả đâu.
Nạt ngang. Sĩ Nguyên hầm hầm:
– Em mà biết gì chứ?
Nheo nheo mắt Sĩ Tân đùa dai:
– Biết chứ, có chị dâu là sướng lắm đó, có người phục vụ mọi lúc mọi nơi.
Trợn mắt nhìn em, như quên đi phiền muộn Sĩ Nguyên lắc đầu:
– Anh cưới vợ chứ đâu phải mướn người ở mà phục vụ cho em tận tình như vậy?
– Hừ? Vậy chứ anh chẳng nghe người ta nói đó sao?
– Nói gì hả?
– Cưới dâu về phụ giúp gia đình.
Phẩy tay Sĩ Nguyên trề môi:
– Thời đại gì rồi chú em?
Sĩ Tân cười to:
– Ạ, em chỉ mới thử thôi, mà xem ra anh lại khẩn trương bênh vực vợ rồi.
Rùng mình, Sĩ Nguyên lại nói:
– Ai vô phước mới về làm dâu nhà mình.
– Sao hả anh Ba?
Sĩ Nguyên trình bày:
– Em chẳng thấy đó sao? Nhà mình lúc nào công việc cũng bề bộn hơn cả.
Sĩ Tân cãi lại:
– Có người ăn kẻ ở mà anh.
– Đành vậy! Nhưng các cô mới về nhà chồng, thường ngại ở không lắm.
Nhưng Sĩ Tân lại nói về Huệ Trinh:
– Chị Trinh con nhà giàu liệu chị ấy có đồng cam cộng khổ với mình không?
Sĩ Nguyên gật gù:
– Xuất giá tòng phu, xuất gia tòng phụ mà em, không làm cũng phải làm.
Sĩ Tân lại lắc đầu, cậu có vẻ lo, lắng:
– Nhưng em thấy chị ấy cũng đâu có tha thiết gì với anh.
– Bởi vậy mới nói.
– Liệu anh có hạnh phúc hay không?
Trầm ngâm suy nghĩ Sĩ Nguyên chép miệng:
– Có lẽ phải do trời ban mà thôi.
Bật cười chế nhạo anh, Sĩ Tân lắc đầu:
– Sao hả? Anh phó thác cho trời à?
Sĩ Nguyên ỡm ờ:
– Đành duyên đành phận thôi em ơi!
Chợt sĩ Tân nhìn anh hỏi:
– Mà này, em thấy chị Ngân Thuỷ cũng rất mến anh đấy!
Sĩ Nguyên đấu lý:
– Mến và yêu là hai chuyện khác nhau.
– Nhưng em thấy chị Thuỷ dễ mến hơn đó anh.
Sĩ Tân nhận xét thêm:
– Hiền và nết na đấy chứ?
– Cô ấy không hiền như em tưởng đâu, nghĩ vậy thôi Sĩ Nguyên không nói ra. Tưởng ý mình là đúng nên anh mới im lặng, Sĩ Tân bèn nói tiếp:
– Sao hả anh?
Gạt tay, Sĩ Nguyên đứng lên:
– Chuyện ấy cha mẹ đã tính rồi, ai mà cãi lại được.
Nhìn Sĩ Tân anh nói tiếp.
– Chuyện ấy em cũng biết rồi mà.
Cùng đứng lên theo anh Sĩ Tân có phần cứng rắn hơn, cậu nói:
– Còn em hả, em nhất định chỉ lấy người mình yêu thôi.
Thấy Sĩ Tân có ý định bước đi, Sĩ Nguyên gọi lại:
– Em đi à?
– Vâng! Em đi có chút việc.
Sĩ Nguyên căn dặn.
– Em nhớ về sớm ngày mai trông coi công ty với cha.
Dừng lại Sĩ Tân ngạc nhiên:
– Vậy còn anh?
– Hừ! Mới đây mà quên rồi sao?
– Sao hả? - Sĩ Tân dừng lại nhìn anh - Ngày mai về miền tây rồi sao?
– Ừ, anh đi khảo sát tình hình trên ấy.
Quay ngược trở lại Sĩ Tân bảo đùa:
– Này lên trên đó đừng để mấy cô miền tây hốt hồn đấy.
Lắc đầu nhìn em Sĩ Nguyên cũng cười theo:
– Em làm như anh đẹp trai lắm không bằng.
Vừa bước đi Sĩ Tân vừa nói:
– Anh vừa đủ để mấy cô phải chết mê chết mệt thôi.
– Cái thằng.
0 O 0
Ngân Thuỷ vẻ mặt hầm hầm nhìn mọi người ai cũng chẳng hiểu tại sao hôm nay cô lại như vậy, có người thì thầm:
– Sao vậy hả?- Trưởng phòng sao lại kém vui như vậy?
– Ai mà biết được?
– Có lẽ bị bồ cho de rồi cũng nên.
– Suỵt! Bà ấy nghe có mà chết.
– Sợ gì hả? Cùng lắm là đuổi việc thôi. Nhưng liệu bà ấy có khả năng ấy không?
– Quyền là ở ông giám đốc Sĩ Nguyên cơ mà.
– Đúng lắm!
– Trật tự!
Ngân Thuỷ hét lên, cô nhìn mọi người rồi nói tiếp:
– Họp chứ đâu phải nhóm chợ?
Mọi người lè lưỡi, chẳng ai bảo ai, hội trường im phăng phắc:
– Bắt đầu từ hôm nay chúng ta sẽ làm tăng ca!
Cả mọi người kêu lên – Hả?
– Lại tăng ca sao?
– Tăng ca thi thêm tiền có sao đâu?
– Nhưng chưa có lệnh của giám đốc mà!
– Lâu nay vẫn vậy đó!
– Nghe đâu giám đốc đã về miền Tây để khảo sát mặt hàng đang đưa ra thị trường.
Tuấn Khải, tài xế lái xe cho công ty bước vào một cách vội vã, thông báo:
– Chiều nay, anh chị em khỏi phải tăng ca.
Có tiếng vỗ tay:
– Sướng quá?
Ngân Thuỷ ngạc nhiên tròn mắt nhìn Tuấn Khải:
– Sao thế hả?
– Giám đốc vừa mới điện về, nói như vậy.
Ngân Thuỷ lẩm bẩm:
– Lại bày trò gì nữa đây?
Tuấn Khải nhìn Ngân Thuỷ khó hiểu, anh hỏi:
– Em sao vậy?
Ngân Thuỷ lắc đầu:
– Có sao đâu!
Tuấn Khải cười, và anh nhận xét:
– Em có hơi cau có với mọi người.
Đứng lên Ngân Thuỷ thản nhiên đáp:
– Họ nhiều chuyện trong lúc họp.
Tuần Khải khuyên:
– Dù sao em cũng nên nhã nhặn một chút họ sẽ hợp tác với em thôi.
Nguýt anh một cái Ngân Thuỷ dài giọng:
– Anh làm như mình giỏi lắm không bằng.
Vẫn giữ nụ cười trên môi, Tuấn Khải lắc đầu:
– Anh chỉ nói lên thật sự mà thôi.
Ngân Thuỷ dở chứng:
– Ai mượn anh tài lanh xen vào chuyện người khác.
Tuấn Khải thấy cô giận nên chống chế:
– Anh muốn tốt cho em thôi.
Ngân Thuỷ kênh mặt:
– Anh chỉ là người giúp em học vi tính thôi đó nha.
– Anh hiểu mà!
Mấy công nhân đã lần lượt ra về. Tuấn Khải cùng Ngân Thuỷ là hai người bước ra cuối cùng, Tuấn Khải lại nói:
– Có phải em bực vì sự vắng mặt của Sĩ Nguyên không?
Hiểu ý Tuấn Khải hỏi một câu châm chích mình nên Ngân Thuỷ gật đầu cho bỏ ghét:
– Có lẽ là vậy!
Dừng lại Tuấn Khải lại nói:
– Nhưng anh ấy đâu có để ý đến em.
Nhún vai Ngân Thuỷ nói rất tự tin:
– Thời gian, nhất định thời gian sẽ trả lời điều đó.
Nhăn mặt Tuấn Khải vô cùng khó hiểu:
– Em chịu chờ đợi một cách vô vọng à!
– Biết thất bại nhưng tôi vẫn cứ phải hy vọng.
Lắc đầu chào thua, Tuấn Khải cảm thấy thất vọng trong lòng:
– Thật là khó hiểu, tại sao em chẳng thực tế chút nào vậy?
Ngân Thuỷ biết Tuấn Khải rất yêu mình. Nhưng tim cô lại khắc ghi hình bóng khác, biết làm sao hơn?
Tuấn Khải lại nói, giọng anh tha thiết:
– Ngân Thuỷ à, anh vẫn chờ em! Chờ đến khi nào em nghĩ đến anh thì thôi.
Ngân Thuỷ nhìn anh, cô lắc đầu từ chối:
– Anh làm như vậy thì không có lợi ích gì đâu. Hãy tìm cho mình nguồn vui mới đi anh.
– Anh vẫn chờ em Ngân Thuỷ ạ!
Tuấn Khải bước đi, Ngân Thuỷ cảm thấy cũng xót xa. Nhưng mà biết làm sao hơn. Ngược lại Sĩ Nguyên luôn hờ hững với cô.
Ngân Thuỷ tỏ ra rất lễ phép trước mặt ông chủ:
– Thưa tổng giám đốc, cháu muốn đề nghị ạ!
ông Sĩ Định buông tờ báo xuống bàn nhìn cô:
– Gì thì cô cứ nói đi!
– Vâng ạ! Chiều qua có lệnh tăng ca của tổng giám đốc. Nhưng mà...
Biết cô sắp muốn nói gì nên tổng giám đốc ngăn:
– Chuyện ấy à? Do ta phát lệnh xuống tạm ngưng đấy.
Hơi ngạc nhiên Ngân Thuỷ nhìn ông:
– Sao ạ?
Đổi tư thế ngồi ông nói:
– Chờ Sĩ Nguyên đi khảo sát về ta sẽ làm sau.
– Nếu như vậy cháu e chúng ta sẽ trễ hẹn ạ?
Ông nhìn cô rồi nói:
– Không đâu, với số lượng công nhân như thế sẽ chẳng thiếu bao giờ.
Ngân Thuỷ lại thông báo:
– Trong kho không có hàng tồn đâu ạ!
Xua tay ông lại nói:
– Điều này ta cũng đã xem sổ sách. Cô khỏi phải bận tâm.
Biết cô ta đang đeo đuổi con trai mình nên bà Ngọc Trâm xen vào:
– Cô nên làm đúng theo yêu Cầu của công ty.
Ngân Thuỷ cảm thấy lúng túng:
– Vâng ạ!
Bà lại nói tiếp:
– Tôi lại nghe anh chị công nhân phản ảnh về cô nhiều lắm đó, về thái độ và lối cư xử với anh em.
Ngân Thuỷ cố bào chữa:
– Dạ, đó là vì cháu muốn họ làm tốt công việc thôi ạ!
Bà lại khuyên:
– Nhưng cũng đâu cần cứng nhắc đến như vậy.
– Dạ, cháu biết rồi ạ!
Bà lại nghiêm giọng:
– Anh chị em ở công ty này nhà rất xa. Việc tăng ca cũng nên sắp xếp lại, để họ an tâm mà công tác.
Ông Sĩ Định xen vào:
– Điều này anh và Sĩ Nguyên cũng đã bàn rồi. Chuyến này về là xúc tiến làm ngay.
Bà Ngọc Trâm gật gù:
– Chúng ta hỗ trợ đời sống cho họ tốt thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
Ông nhìn vợ:
– Em an tâm, anh và Sĩ Nguyên đã có kế hoạch rồi.
Mặc dù rất nghiêm khắc với con cái, nhưng việc đối đãi với công nhân với mọi người thì vợ chồng ông không chê vào đâu được, ông Định lại lên tiếng:
– Nếu không còn gì thì cô có thể về.
Thấy không còn nấn ná lại làm gì nên Ngân Thuỷ lễ phép nói:
– Vậy cháu xin phép về ạ!
Ngân Thuỷ đi rồi, bà nói với chồng:
– Cô ấy coi cũng được ấy chứ!
Ông thì thở dài:
– Phiền một nỗi con mình không thấy đó bà ơi.
Chiều xuống, cái nắng đã êm dịu, miền quê Trở nên êm ả. Mỹ Thuận một mình đi tản bộ dọc theo bờ sông nhìn đám lục bình trôi dạt trên sóng lòng Mỹ Thuận có gì đó vương vấn.
Ngày mai này cô đã lên thành phố tìm việc làm. Dù lòng không muốn nhưng cô phải ra đi, vì thương người mẹ già đau yếu.
Một dề lục bình vướng vào cây cầu gần đó Mỹ Thuận thích nhìn màu tím của hoa lục bình. Xa quá hả, Mỹ Thuận rơi tõm xuống nước, hụt chân, hai tay cố ngoi lên, nhưng càng cố người cô càng ra xa hơn. Vô vọng. Mỹ Thuận nhắm mắt xuôi tay chờ cài chết...
– Cô tĩnh rồi à, mỡ tròn mắt nhìn ngơ ngác, Mỹ Thuận bật ngồi dậy:
– ông... đã,.. đã...
Người thanh niên bật cười lắc đầu:
– Tôi tên là Sĩ Nguyên.
Mỹ Thuận vừa ngạc nhiên vừa xấu hổ:
– Tôi đâu muốn biết tên ông làm gì.
– Ơ...
Mỹ Thuận gay gắt:
– Ơ... ơ cái gì? ông đã làm gì tôi?
Nhìn cô chằm chằm Sĩ Nguyên lấy làm lạ:
– Cô sao vậy?
– Sao là sao?
Sĩ Nguyên lắc đầu:
– Cô không được bình thường chắc.
Trố mắt nhìn anh Mỹ Thuận bèn nói:
– Tôi mà không bình thường ư? Ông thì có!
– Cái gì? Tôi à?
– Vậy thì sao hả? Sĩ Nguyên lắc đầu ngao ngán:
– Đúng là xúi quẩy. Giúp nhân, nhân trả oán thật mà.
Ngồi co ro lại Mỹ Thuận vẩn giọng gay gắt:
– Lúc nãy anh làm sao để cứu tôi hả?
Sĩ Nguyên cũng nhìn Mỹ Thuận:
– Bế cô vào lòng mang lên, chứ còn sao?
Trợn mắt nhìn Sĩ Nguyên, Mỹ Thuận hỏi lại:
– Anh ôm tôi ư?
– Vậy chứ sao?
Mỹ Thuận tức giận quát:
– Đồ tham lam, đồ cơ hội...
Sĩ Nguyên nhíu mày nhìn cô:
– Trời đất!Tôi cứu cô để cô mắng vậy sao?
Mím mối, nhớ lại cảnh mình nằm gọn trong vòng tay của anh ta mà điên tiết:
– Anh lợi dụng cơ hội ấy để ăn hiếp tôi hả?
Lắc đầu Sĩ Nguyên cười nhạt:
– Cô thật chẳng biết điều chút nào, thật là làm ơn mắc oán.
Mỹ Thuận liếc Sĩ Nguyên một cái rõ dài:
– Nhìn thấy là biết người không đàng hoàng rồi – Cô. Sĩ Nguyên vung tay, anh lắc đầu nhìn Mỹ Thuận cau có:
– Cô thật là chằng biết điều gì cả.
Vừa nói Sĩ Nguyên vừa đưa tay vuốt lại mái tóc bị ướt sũng:
– Thật là xúi quẩy.
Mỹ Thuật cũng bắt đầu thấy lạnh, cô ôm tay vào ngực rúm người lại. Bóng chiều ráng đỏ mót góc trời, nhớ lại cảnh tượng lúc mình sắp chết đuối, cô lại rùng mình. Nhưng chẳng hiểu sao cô chằng mở lời để cám ơn anh ta được. Dù biết rằng nếu không có anh mình đã làm chõng chết trôi rồi.
Mặc dù bị cô nói như tát nước vào mặt nhưng Sĩ Nguyên cũng không để cho cô phải bị cảm lạnh, nên nhường chiếc áo khoác lại cho cô:
– Tôi nhường cho đấy!
Vừa nói anh vừa khoác chiếc áo qua vai cô:
– Về thay quần áo kẻo cảm lạnh bây giờ.
Thái độ và lời nói của anh ta làm Mỹ Thuận bớt căng thẳng:
- Tôi... không cần đầu. Anh cứ để mà mặc.
Sĩ Nguyên nói như pha trò:
- Một chút ướt như thế này không thể quật ngã được tôi đâu.
Nói rồi Sĩ Nguyên bỏ đi. Mỹ Thuận giật mình nói với theo:
– Nhưng còn chiếc áo sao hả?
Sĩ Nguyên quay lại mỉm cười bảo:
– Qua cầu gió bay. Thôi về đi kẻo lại chết hụt nữa đấy, may mắn không đến lần thứ hai đâu.
Mỹ Thuận lẩm bẩm:
– Trời đất! Tự nhiên mình phải nợ anh ta chiếc áo vậy sao?
Biết làm sao hơn khi mà bóng anh ta đã khuất, sau hàng cây.
Thế là cuộc lên thành phố tìm việc làm thất bại. Và hôm ấy Mỹ Thuận bị cảm lạnh sốt li bì. Thảo Sương cô bạn thân nhất của Mỹ Thuận phải kêu cô dậy:
– Mỹ Thuận dậy đi!
Nhường mắt lên, nhận ra cô bạn thân cùng xóm Mỹ Thuận gượng dậy:
– Mấy giờ rồi?
Thảo Sương vừa ngồi cạnh vừa đáp:
– Gớm! Gần mười một giờ rồi đấy!
Mỹ Thuận giật mình kêu lên:
– Hả? Đã trưa rồi sao?
– Vậy chứ mi bảo rằng mấy giờ?
Mỹ Thuận lo lắng:
– Vậy còn chuyến đi thành phố của mình.
Thảo Sương nhẹ nhàng an uy:
– Nay đi không được thì ngày mai. Mi làm gì mà hốt hoảng lên vậy hả?
Mím môi, nghe miệng mình đắng ngắt, Mỹ Thuận nhăn nhó:
– Mi rót giùm ta ly nước.
Đưa ly nước cho bạn, Thảo Sương lại hỏi:
– Mi định đi thành phố thật sao Gái nhỏ.
Gật đầu Mỹ Thuận thở dài:
– Phải, mi cũng thấy hoàn cảnh của ta rồi mà.
– Nhưng cũng chưa đến nỗi nào mà.
Lườm bạn Mỹ Thuận mỉm cười đùa:
– Khi đi ăn mày mới tính hả?
Thảo Sương chợt buồn:
– Nhưng xóm mình mà vắng mi rồi chắc là buồn lắm Gái nhỏ ạ!
Mỹ Thuận nghe bạn ca cẩm cũng phải phì cưới:
– Trời, mi than thở sao giống Lan đưa Điệp đi thi quá vậy?
Lườm bạn, Thảo Sương chu môi:
– Ta nói thật, còn mi cứ đùa mãi.
– Đùa đâu mà đùa. Chính ta cũng đang buồn thấy mồ đây nè.
Thảo Sương nói liền:
– Vậy thì mi đừng có đi nữa Gái nhỏ ạ!
Vẻ đăm chiêu, Mỹ Thuận thở dài:
– Mình phải đi thôi, tìm việc làm để giúp mẹ chứ?
Rất hiểu ý bạn! Nhưng cô biết vắng mình bạn sẽ buồn. Mỹ Thuận không đành lòng, nhưng nghĩ tới mẹ cô cảm thấy xót xa hơn. Cô an ủi:
– Thỉnh thoảng rồi mình về thăm bạn.
Thảo Sương nói lẫy:
– Một tháng rồi đến một năm chứ gì?
Bật cười, Mỹ Thuận bĩu môi:
– Mi làm như là ta bỏ mẹ mình đi luôn không bằng.
Xua tay Thảo Sương lại nói:
– Dù gì thì ta cũng đâu buồn bằng người ta.
Mỹ Thuận liếc ngang.
– Chuẩn bị nói bậy rồi đó!
– Không bậy đâu, mà có bậy thì cũng trúng trăm phần trăm.
Hai người cười khúc khích. Chợt thấy chiếc áo khoác kiểu nam, Thảo Sương vớ lấy và tra vấn:
– Nè, mi hãy khai thật đi.
– Khai gì hả?
– Chiếc áo này của ai? Sao mi có?
Mỹ Thuận nhăn nhó:
– Mi làm gì mà như công an điều tra tội phạm vậy?
– Vậy thì mi nói đi!
– Của người bạn cho mượn.
– Bạn nam!
– Ứ, anh ta là nam đó.
Bật cười, Thảo Sương lạị ngồi kề bên bạn:
– Mi khai thật đi.
– Khai gì bây giờ?
– Vì sao chiều qua mi bị ướt sũng như vậy.
– Té!
Lắc đầu Thảo Sương tỏ ý không tin:
– Gái nhỏ, mi không biết nói dối đâu nha.
– Thì mình nói thật!
Thảo Sương tỏ ý giận:
– Mi chuẩn bị lên thành phố chưa chi đã thay đổi rồi.
Tròn mắt nhìn bạn, Mỹ Thuận ngạc nhiên:
– Thay đổi ư? Sao mi lại nói thế?
Quay mặt đi làm bộ giận hờn, Thảo Sương trách:
– Bộ không phải sao? Mỹ Thuận dỗ dành:
– Mi đừng có như vậy được không?
Thảo Sương vẫn mè nheo với bạn:
– Nếu muốn ta không buồn không giận thì mi hãy nói đi!
Nhăn mặt, nằm trở xuống giường Mỹ Thuận khe khẽ nói:
– Có gì đáng nói đâu chứ!
– Hừm! Vậy thì thôi.
Toan đứng lên, nhưng Mỹ Thuận đã kịp đưa tay kéo bạn lại:
– Vậy cũng giận được sao Được rồi ngồi xuống đây.
Thảo Sương Tươi ngay nét mặt:
– Vậy mới là Gái nhỏ chứ!
Nguýt bạn một cái Mỹ Thuận dài giọng:
– Mi thật là quá quắc, chẳng có gì mà giấu được mi.
Thảo Sương lại giục:
– Nào, nói đi ta đang rửa tai để nghe mi thì thầm đây.
Mỹ Thuận bật cười:
– Thua mi luôn!
– Nói đi.
– Chiều qua lúc đi ngang qua cầu lộ lớn thấy đám lục bình trôi bị kẹt ở chân cầu.
Thảo Sương cướp lời bạn:
– Mi với tay hái nó chứ gì?
– Chưa được bông nào thì rơi tõm xuống sông.
Trợn mắt nhìn bạn Thảo Sương kêu lên:
– Ôi chỗ ấy rất sâu!
– Phải, mình đang chới với tưởng chết ngộp rồi đó.
– Một anh chàng hào hiệp nhảy xuống cứu mỹ nhân. - Thảo Sương đệm vào.
– Đúng đó! Sao mi biết.
Mỹ Thuận ngạc nhiên nhìn bạn:
– Mi thấy à?
Thảo Sương lắc đầu:
– Chiều qua ta đâu có ở nhà. Thường là vậy mà. Người đẹp có chuyện là y như rằng sẽ có người cứu.
Nguýt bạn một cái, Mỹ Thuận xua tay:
– Ta ngượng chín cả người đấy.
Hiểu ý bạn nói gì nhưng Thảo Sương vờ ngạc nhiên:
– Sao lại thế hả?
– Biết rồi còn hỏi nữa.
– Biết ư? Mà biết gì vậy hả?
Mỹ Thuận đỏ mặt:
– Hắn ta kể lại là... là...
– Là gì nào?
– Hắn bế ta từ dước sông lên đấy.
Tủm tỉm cười đầy ẩn ý, Thảo Sương lí lắc nói:
– Oẹ quá! Thế nào anh ta cũng chun mũi hôn mi một cái.
Giẫy nãy kêu lên, Mỹ Thuận đánh liên tục vào người bạn:
– Á, con nhỏ này chọc ta quê hả?
Vẫn chưa chịu buông tha, Thảo Sương né sang một bên nói tiếp:
– Mặt anh ta lúc ấy chắc là sung sướng lắm. Vừa được ôm gọn người đẹp vào lòng được đặt nụ hôn lên đôi má đỏ ửng kia. Ôi chao! Hạnh phúc vô cùng.
Đưa hai tay bịt hai lỗ tai mặt vùi vào chiếc mền êm, Mỹ Thuận cố giấu che sự xấu hổ của mình:
– Ối, ối nhỏ nói nghe ghê thấy mồ.
Cưới khùng khục, Thảo Sương lại dài giọng nói:
– Anh xin tặng em chiếc áo để làm tin.
Rồi cô cao hứng hát luôn:
“Thương nhau. cời áo í à cho nhau,về nhà mẹ hỏi, qua cầu, qua cầu, gió bay...”.
Hết chịu đựng nổi cô bạn quá quắt của mình Mỹ Thuận chu môi:
– Thế mi có muốn như vậy không hả?
Lè lưỡi, Thảo Sương quơ chân:
– Nếu hắn mà lạng quạng, ta cho một chiêu là xi cà que luôn đấy.
– Nhưng lúc ấy ta cũng đâu có thua gì mi.
– Vậy sao?
– Bây giờ cảm thấy mình mới vô duyên làm sao?
– Sao vậy?
– Chẳng có một lời chân thành cảm ơn nào cả. Mà còn ngược lại...
– Người lại làm sao?
– Còn sao nữa, ta chửi cho anh ta một phen đó.
Trợn mắt nhìn bạn Thảo Sương ré lên:
– Í trời, mi nói thật sao Gái nhỏ?
– Thật chứ!
Có tiếng gọi mình bên nhà, Thảo Sương đành bỏ lỡ cơ hội:
– Mình về nhé, ngày mai sẽ tiễn bạn.
Mỹ Thuận chỉ kịp gật đầu bóng cô ta đã khuất sau cửa...